Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.43 KB, 20 trang )

Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ
gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết
tranh chấp môi trường
Cấn Anh Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận án TS Chuyên ngành: Môi trường không khí; Mã số 62 85 02 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Tổng quan về tranh chấp và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí
trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường trên thế giới và Việt Nam. Nghiên
cứu lựa chọn phương pháp đánh giá ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí trong
điều kiện Việt Nam. Xây dựng quy trình tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do do ô
nhiễm không khí trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, lựa chọn 2 cơ sở
sản xuất để tính toán, thử nghiệm quy trình. Tính toán, thử nghiệm mức độ ô nhiễm và
thiệt hại tương ứng với các trường hợp hiệu suất xử lý bụi, khí độc của Công ty cổ
phần nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long. Đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô
nhiễm không khí phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
Keywords. Môi trường không khí; Ô nhiễm không khí.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp môi trường (Environmental dispute) là vấn đề được nhiều
quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu giải quyết vì nó gắn liền
với việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của con người về môi trường. Những vụ
việc tranh chấp môi trường xuất hiện từ cuối thập kỷ 70 thông qua các vụ kiện
có liên quan đến việc khai thác các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng đến lợi
ích của nhiều người, cũng như những vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi


trường, về sức khoẻ, tài sản của cộng đồng do hành vi làm ô nhiễm môi
trường gây nên [33]. Các nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tranh
chấp và giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và trong lĩnh vực môi
trường không khí nói riêng. Những nghiên cứu này được thể hiện thông qua
việc xác định các phương thức giải quyết tranh chấp, xác định mức độ bồi
thường thiệt hại. Điển hình cần kể đến là Mỹ, Úc, Ấn độ, Bỉ, Đức, Trung
Quốc, Nhật bản, Singapore. Những vấn đề về trình tự, thủ tục, cách thức giải
quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại được đưa vào hệ thống các quy phạm
pháp luật và những hướng dẫn kỹ thuật cụ thể. Do vậy việc giải quyết tranh
chấp môi trường được thực hiện khá hiệu quả [106], 120], 121], 122].
Ở Việt Nam, tranh chấp môi trường xuất hiện chưa lâu trong đời sống
xã hội, song nó có biểu hiện phức tạp, đa dạng và có chiều hướng gia tăng
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước [49]. Theo số liệu trong Quyết
định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy số lượng khá lớn
(284 cơ sở sản xuất) các cơ sở SXCN thuộc 8 nhóm ngành điển hình gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê giai đoạn từ năm
2008-2010 của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường cho thấy số

11


lượng các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường tăng rất nhanh. Năm 2008
có 998 vụ việc, năm 2009 có 3.986 (tăng gần 4 lần so với năm 2008) và năm
2010 có 5.773 vụ (tăng gần 1,5 lần so với năm 2009). Điều này cảnh báo nguy
cơ xẩy ra các vụ việc tranh chấp môi trường cần được giải quyết trong những
năm tới. Mặc dù Việt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về tranh chấp
môi trường, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung giải quyết
một số vấn đề như: Làm rõ trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi
trường; Xác định phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm
của một số cơ quan trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại; Xác định một

số cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. Một số nghiên cứu chỉ mới tập
trung vào thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước. Nhìn chung, ở Việt Nam còn
thiếu những nghiên cứu tổng thể về thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối
với sức khỏe con người, cây trồng, hệ sinh thái, công trình xây dựng.
Mặt khác, về phương diện quản lý nhà nước, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/10/2010 quy định xác định thiệt hại
đối với môi trường. Song, Nghị định này mới chỉ quy định về xác định thiệt
hại đối với môi trường nước, đất, các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện tại, chưa có
văn bản nào quy định xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người, cây
trồng, công trình xây dựng do ô nhiễm không khí. Vì vậy, trong thực tiễn giải
quyết tranh chấp đã gặp phải nhiều khó khăn do không thống nhất được cách
thức tính thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả ô nhiễm không khí.
Từ thực tiễn những gì đã xảy ra trong thời gian qua cho thấy, việc bồi
thường thiệt hại về môi trường nói chung và thiệt hại do ô nhiễm môi trường
không khí nói riêng chưa được tính toán một cách khoa học có tính thuyết
phục, chủ yếu do một trong các bên đề xuất buộc bên kia phải chấp nhận, do
đó dẫn đến tình trạng bên nào mạnh thì bên đó có lợi.

12


Những sự bất cập trên đây dẫn đến những hệ quả: Việc giải quyết bồi
thường thiệt hại về môi trường bị kéo dài không được giải quyết kịp thời; Các
quyền và lợi ích hợp pháp của con người về môi trường không được bảo đảm;
Chất lượng môi trường bị xuống cấp không có điều kiện để phục hồi; An
ninh, trật tự xã hội bị ảnh hưởng.
Với những phân tích trên đây cho thấy việc thực hiện đề tài của luận
án: "Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí
trong việc giải quyết tranh chấp môi trường" là cần thiết và cấp bách.

2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Xác định được cơ sở khoa học tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại
do ô nhiễm không khí phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
b) Thử nghiệm tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không
khí của CTCP Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy gạch tuynel Việt Long.
3. Nội dung nghiên cứu
a) Nghiên cứu tổng quan về tranh chấp và bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm không khí trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường trên thế
giới và Việt Nam.
b) Nghiên cứu lựa chọn phương pháp đánh giá ô nhiễm và thiệt hại do
ô nhiễm không khí trong điều kiện Việt Nam.
c) Xây dựng quy trình tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô
nhiễm không khí trong hoạt động SXCN ở Việt Nam, lựa chọn 2 cơ sở sản
xuất để tính toán, thử nghiệm quy trình.
d) Tính toán thử nghiệm mức độ ô nhiễm và thiệt hại tương ứng với các
trường hợp hiệu suất xử lý bụi, khí độc của CTCP nhiệt điện Phả Lại và Nhà
máy gạch tuynel Việt Long.
d) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác
định mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí phục vụ giải quyết
tranh chấp môi trường ở Việt Nam.

13


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các tranh chấp trong lĩnh vực môi trường nói chung và trong lĩnh vực
môi trường không khí nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc xác định
và giải quyết sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tranh chấp, giá trị tranh chấp,
thời điểm phát sinh tranh chấp và đối tượng thiệt hại.
Trong khuôn khổ luận án, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học

tính toán phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không
khí từ cơ sở SXCN phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường
ở Việt Nam. Trong đó, tập trung nghiên cứu thiệt hại phát sinh do hậu quả
của ô nhiễm không khí (bui, khí SO2, NO2) từ cơ sở SXCN (nguồn thải là
ống khói công nghiệp) gây thiệt hại đối với sức khỏe và cây trồng (lúa).
5. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường, mức
độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm không khí có thể tính toán được bằng mô
hình toán học với số liệu đầu vào có khả năng bảo đảm được trong điều kiện
thực tiễn ở Việt Nam.
Luận điểm 2: Việc tính toán mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm
không khí trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường có thể được thực
hiện theo một quy trình có cơ sở khoa học, bảo đảm tính khả thi (thuận tiện,
chi phí thấp) và được thử nghiệm áp dụng đối với Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại, Nhà máy gạch tuynel Việt Long.
Luận điểm 3: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xác định mức
độ ô nhiễm, thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi
trường ở Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập dẫn đến khó khăn khi áp dụng
thực tế. Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản này có thể được thực hiện bằng
việc xây dựng các quy định dựa trên cơ sở phương pháp tính toán bằng mô hình
lan truyền, mô hình tính toán thiệt hại đối với sức khỏe con người, cây trồng.

14


6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán chất ô
nhiễm để tính toán mức độ ô nhiễm không khí.
- Phương pháp mô hình đánh giá thiệt hại dựa trên cách tiếp cận chuyển
tiếp tác động (IPA) được sử dụng để định lượng những tác động môi trường

đối với sức khỏe con người và cây trồng do ô nhiễm không khí gây ra.
- Phương pháp lập bản đồ ô nhiễm không khí và công cụ GIS.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về môi trường tự
nhiên và kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về nguồn thải của
các cơ sở SXCN được lựa chon để tính toán thử nghiệm.
- Phương pháp thống kê, luật học so sánh.
7. Những đóng góp mới của luận án
a) Lần đầu tiên xây dựng được quy trình tính toán mức độ ô nhiễm và
thiệt hại do ô nhiễm không khí từ cơ sở SXCN phục vụ giải quyết tranh chấp
môi trường ở Việt Nam. Quy trình này có cơ sở khoa học, tính khả thi cao (dễ
thực hiện, chi phí thấp).
b) Lần đầu tiên tính toán được mức độ thiệt hại (được quy đổi sang giá
trị tiền tệ VND) đối với sức khỏe con người và cây trồng (lúa) do ô nhiễm
không khí của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt
Long theo các phương án tương ứng với các mức độ xử lý bụi, khí độc hại
phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp môi trường.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a) Ý nghĩa khoa học
- Xác định được đặc điểm, thực trạng của tranh chấp và giải quyết tranh
chấp môi trường do ô nhiễm không khí ở Việt Nam, góp phần cung cấp

15


những luận cứ khoa học trong công tác kiểm soát, ngăn ngừa và quản lý các
tranh chấp môi trường.
- Định lượng hóa được những thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối
với sức khỏe con người, cây trồng. Điều này giúp cho các bên trong tranh
chấp dễ dàng có thể đi đến những thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong quá

trình giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
b) Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của luận án có thể được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm
và thiệt hại do ô nhiễm không khí của các cơ sở SXCN trong quá trình giải
quyết các tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
- Kết quả của luận án còn cung cấp những luận cứ trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật BVMT Việt Nam để quy định cụ thể vấn đề về xác định
thiệt hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án được bố cục thành 3 chương, cùng với phần mở đầu, kết luận,
và tài liệu tham khảo:
Chương 1. Tổng quan về tranh chấp và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường.
Chương 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mức độ ô nhiễm và thiệt
hại do ô nhiễm không khí trong giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu về mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô
nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam.
Luận án được trình bày trong 156 trang A4, 17 bảng biểu, 22 hình vẽ,
danh mục 9 công trình khoa học của tác giả đã được công bố, 122 tài liệu
tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

16


144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. Phạm Thị Việt Anh, Hoàng Xuân Cơ, Cấn Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu

sử dụng mô hình ISC3 trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí ở Hà
Nôi do các nguồn thải công nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội- Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26(5S), tr.673-677.
2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/62005 về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, .
4. Bộ Luật Dân sự (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung (2009), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Bộ luật Tố tụng dân sự (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Công văn số 1680/BTNMT-VP ngày
17/7/2003 trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Ninh về tình trạng ô
nhiễm môi trường do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo môi trường quốc gia- Môi
trường không khí đô thị, Hà Nội, tr.3-89.
9. Nguyễn Thế Chinh, Lê Thu Hoa, Lê Trọng Hoa, Nguyễn Duy Hồng (2003),
Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
10. Chính phủ (2007), Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp nhà nước, .
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 19/2010/NĐ-CP
ngày 05/3/2010, .

144



12. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của ban
hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020, .
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/10/2010 quy
định xác định thiệt hại đối với Môi trường, .
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết BVMT, .
15. Chương trình Môi trường Hợp tác Nam Á (1997), “Trích yếu tóm tắt các
quyết định của toà án trong các vụ liên quan đến môi trường”, Hội thảo khu
vực về vai trò của Toà án trong việc thúc đẩy luật pháp trong lĩnh vực phát
triển bền vững được tổ chức tại Colombo, Srilanca 4-6/7/1997, tr.9-10.
16. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (2001), Báo cáo hiện trạng
môi trường, , tr.8-282.
17. Hoàng Xuân Cơ (1997), “Ứng dụng mô hình khuếch tán rối trong việc
đánh giá tác động môi trường không khí của thành phố và các khu công
nghiệp ở Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo lần thứ nhất về đánh
giá tác động môi trường, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia, tr.126-138.
18. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh (1999), “Áp dụng phương pháp tần
suất vượt chuẩn để xác định mức độ ô nhiễm không khí do các nguồn công
nghiệp gây ra” Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập XV(4),
tr.6-9.
19. Hoàng Xuân Cơ (2000), “Khả năng áp dụng mô hình lan truyền chất ô
nhiễm không khí trong đánh giá tác động môi trường, quy hoạch môi
trường ở các khu công nghiệp Hà Nội”, Thông báo Khoa học của các
trường Đại học, tr.21-28.
20. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương
Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.


145


146

21. Hoàng Xuân Cơ, Nghiêm Trung Dũng (2008), “Tổng quan về dự án nâng
cao chất lượng không khí ở Việt Nam (VN-AIRPET)”, Tuyển tập báo cáo
tại Hội thảo duy trì và nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam, Trường
Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.38-49.
22. Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (2011), Báo cáo thường niên 2011,
.
23. Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
24. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.5-369.
25. Phạm Ngọc Đăng, Lê Trình, Nguyễn Quỳnh Hương (2004), Đánh giá diễn
biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
Nam- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội,
tr.118-620.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị Quyết Đại hội Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn từ năm 2011-2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Xuân Cơ, Cấn Anh Tuấn (2010), “Đánh giá hiện
trạng mưa axit một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt
Nam (Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Quảng Ninh) Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội- Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 26(5S), tr.710718.
29. Lưu Đức Hải (2000), “Phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế gây ra bởi ô
nhiễm môi trường hoạt động sản xuất công nghiệp”, Thông báo khoa học
các trường đại học ngành môi trường năm 2000, Hà Nội.

30. Lưu Đức Hải (2008), Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Vũ Thu Hạnh (1998), "Khung pháp luật bảo vệ môi trường ở Singapore",
Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2) tr.47-51.

146


32. Vũ Thu Hạnh (2003), “Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp môi trường”
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (1), tr.53-77.
33. Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
34. Lê Hồng Hạnh, Vũ Thu Hạnh, Nguyễn Văn Phương, Dương Thành An, Vũ
Duyên Thủy, Lưu Ngọc Tố Tâm, Đặng Hoàng Sơn, Hoàng Ly Anh (2003),
Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
35. Nguyễn Phúc Thủy Hiền (2001), “Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí
tầm xa” Tạp chí Khoa học pháp lý (4), tr.16-24.
36. Phạm Ngọc Hồ (1997), “Ứng dụng mô hình khuếch tán rối trong việc đánh
giá tác động môi trường không khí của thành phố và các khu công nghiệp ở
Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế về đánh giá tác động môi
trường Trung tâm KHTN & CN Quốc gia, tr.76-81.
37. Phạm Ngọc Hồ (1999), Nghiên cứu phương pháp xác định các tham số
khuếch tán rối trong mô hình tính toán sự phát tán và lan truyền chất ô
nhiễm không khí từ các nguồn thải công nghiệp trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
38. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000), Đánh giá tác động môi trường,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.194-208.
39. Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan (2006), Cơ sở môi
trường không khí, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội, tr.8-230.
40. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
41. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 07/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
.

147


148

42. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Xuân Cự, Lê
Đức, Lưu Đức Hải, Thân Đức Hiền, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe,
Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh (2002), Khoa học môi trường, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội, tr 18-353.
43. Luật Bảo vệ môi trường (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Vũ Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), “Sử dụng phương pháp
đánh giá tối ưu đều đánh giá chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải
Dương”, Tạp chí Khí tượng- Thủy văn (560), tr.39-48.
45. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên 2010-2011,
.
46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011
của phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020
có xét đến năm 2030, .
47. Đặng Như Toàn, Nguyễn Thế Chinh (1997), Một số vấn đề cơ bản về kinh
tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
48. Cấn Anh Tuấn (2006), “Một số yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường và
các hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định

của pháp luật môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ môi trường (3), tr.
20-24.
49. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Đỗ Quốc Chân,
Hoàng Văn Tâm (2008), “Tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
không khí và những biểu hiện của nó trong đời sống kinh tế- xã hội ở Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ tập 24(1S), tr. 216-222.
50. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà
(2011), “Những vấn đề về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
không khí”, Tạp chí Môi trường (9), tr. 48-52.
51. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012a), “Những vấn đề pháp lý khi sử dụng
kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
phục vụ giải quyết tranh chấp môi trường”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ tập 28(2), tr. 135-143.

148


52. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012b), “Các phương thức giải quyết
tranh chấp môi trường ở Trung Quốc và kinh nghiệm áp dụng đối với Việt
Nam”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (5), tr. 68-76.
53. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ (2012c) “Ứng dụng mô hình RUW và ISC
trong tính toán thiệt hại do ô nhiễm không khí từ Công ty cổ phần nhiệt
điện Phả Lại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ tập 28(4S), tr. 217-222.
54. Hoàng Dương Tùng (2008), “Vấn đề môi trường tại các nhà máy nhiệt điện
ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo về môi trường, Hạ Long, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, tr. 1-50.
55. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2008), Báo cáo số 741/BC-ĐKTLN ngày
22/10/2008 về kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, xác minh, đánh giá khả

năng gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy gạch tuynel xây dựng Việt
Long, Sơn La.
Tiếng Anh:
56. Alex Wang (2007), China’s growing rule of law and public environmental
awareness show promising initial signs of success. But will it be too little,
too late? /article/show/single/en/745.
57. Anthony D. Owen (2011), “The economic viability of nuclear power in a
fossil- fuel- rich country: Australia”, Energy Policy (39), pp.1305-1311.
58. Aunan, K. (1996), “Exposure-Response Functions for Health Effects of Air
Pollutants Based on Epidemiological Findings”, Risk Analysis, 16(5),
pp.693-709.
59. Bertram I. Spector (2002), Responding to Environmental Conflicts: Implications
for Theory & Practice, NATO Science Series (78), pp.31-52.
60. Bickel, P., Friedrich, R. (2005), ExternE-Externalities of Energy:
Methodology 2005 Update, European Commission, Luxembourg, Belgium,
pp.1-264.

149


150

61. Brode, R.W. and J. Wang (1992), User’s Guide for the Industrial Source
Complex (ISCLT2) Dispersion Models, Volumes I, II and III, Technical
Reports EPA-450/4-92-008a-c, US Environmental Protection Agency,
Research Triangle Park, NC, USA.
62. Brunekreef B., (1997), “Air Pollution and Life Expectancy: Is There a
Relation? ” Journal of Occupational and Environmental Medicine (54),
pp.781-784.
63. Can Anh Tuan, Hoang Xuan Co, Nguyen Thi Hoang Lien (2012), “Potential

Uses of Environmental Impact Assessment Report for Environmental
Dispute Resolution in Vietnam”, VNU Journal of Science, Natural Sciences
and Technology 28(1), pp.64-73.
64. Chinese Government (2007), White Paper, Environmental Science and
Technology,
Industry,
and
Public
Participation,
/>65. Hoang Xuan Co (2006), “Particulate air pollution in six Asian cities: Spatial
and temporal distributions, and associated sources” Atmospheric
Environment (40), pp.3367-3380.
66. Curtiss, P. and Rabl, A. (1996), “Impacts of Air Pollution: General
Relationships and Site Dependence”, Atmospheric Environment (30),
pp.3331-3347.
67. Daisheng Zhang, KristinAunan, Hans Martin Seip, Steinar Larssen, Jianhui
Liu, Dingsheng Zhang (2010), “The assessment of health damage caused
by air pollution and its implication for policy making in Taiyuan, Shanxi,
China”, Energy Policy (38), pp.491-502.
68. Department of Environment & Natural Resources of Philippines (1999),
Clean Air Act, .
69. Diakoulakia. D, Mirasgedisb.S, Tourkoliasa.C (2007), “Assessment and
exploitation of energy-related externalities in the industrial sector” Energy
Policy (35), pp.2925-2938.

150


70. Edwaren Liun, Arief H. Kuncoro, Edi Sarton (2007), “Environmental
Impacts Assessment of Java’s Electricity Generation Using SimPacts

Model”, International Conference on Advances in Nuclear Science and
Engineering in Conjunction with LKSTN 2007, pp.379-384.
71. Erika Zvingilaite (2011), “Human health-related externalities in energy
system modelling the case of the Danish heat and power sector” Applied
Energy (88), pp.535-544.
72. European Communities (2005), ExternE Externalities of EnergyMethodology 2005 Update (EUR 21954), Office for Official Publications
of the European Communities, ISBN 92-79-00423-9, Luxembourg,
Belgium.
73. European Environment Agency (2011), Revealing the costs of air pollution
from industrial facilities in Europe, EEATechnical report No 15/2011,
Denmark, pp.1-6.
74. Erika Zvingilaite (2011), “Human health-related externalities in energy
system modelling the case of the Danish heat and power sector”, Applied
Energy (88), pp.535-544.
75. Friedrich R. and P. Bickel (eds.) (2001), Environmental External Costs of
Transport, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pp.1-82.
76. Fu Hualing (1992) “Understanding People’s Mediation in Post-Mao China”,
Journal of Chinese Law (16), pp.211.
77. Federal Ministry for the Environment of Germany (2007), Nature
Conservation and Nuclear Safety, Environmental Damage Act.
information/doc/4220.php.
78. Gail Bingham (1986), Resolving Environment Disputes: A decade of
Experience (The Conservation Foundation), Washington, DC 20036, p30.
79. Gerry Bates (1995), Environmental Law in Australia, Butterworths,
Adelaide, Australia, pp.461-516.

151


152


80. Guido W. Sonnemann, Marta Schuhmacher, Francesc Castells (2000),
“Framework for the environmental damage assessment of an industrial process
chain”, Journal of Hazardous Materials (B77), pp.91-106.
81. Henrik Lindhjem, Tao Hu, Zhong Ma, John Magne Skjelvik, Guojun Song,
Haakon Vennemo, Jian Wu, Shiqiu Zhang (2007), “Environmental
economic impact assessment in China Problems and prospects”,
Environmental Impact Assessment Review (27), pp.1-25.
82. Jolliet O. and Crettaz, P. (1997), “Fate Coefficients for the Toxicity
Assessment of Air Pollutant”, International Journal of Life Cycle
Assessment 2(2), pp.104-110.
83. Joseph V. Spadaro (2002), A simplified methodology for calculating the health
impacts and damage costs of airborne pollution: the uniform world models,
The manual and reference documentation, London, pp.3-39.
84. Karin Dunné (2004). Pesented in the Miniworksshops on Environmental
Damage and Compensation - Basic for discussion, Hanoi, 25 June 2004.
85. Kira Matus, Kyung-Min Namb, Noelle E. Selin, Lok N. Lamsal, John M.
Reilly b, Sergey Paltsev (2012), “Health damages from air pollution in
China”, Global Environmental Change (22), pp.55-66.
86. Krewitt Wolfram, Thomas Heck, Alfred TrukenmuK ller, Rainer Friedrich
(1999), “Environmental damage costs from fossil electricity generation in
Germany and Europe”, Energy Policy (27), pp.173-183.
87. Lawrence E. Susskind, Joshua Secunda (1998), Environmental Conflict
Resolution: The American Experience in Environment Conflict Resolution,
Christopher Napier, London, pp.16-48.
88. Leksell L. and A. Rabl (2001), “Air Pollution and Mortality: Quantification
and Valuation of Years of Life Lost”, Risk Analysis (21), pp.5-16.
89. Ling Liu, Jinliang Zhang (2009), “Ambient air pollution and children's lung
function in China”, Environment International (35), pp.178-186.


152


90. Ma Xiangcong (1995), Dealing with Environmental Disputes in China, Civil
and Environmental Law, People’s University Press, p. 400-401.
91. Maja Bozicevic Vrhovcak, Zeljko Tomsic, Nenad Debrecin (2005),
“External costs of electricity production: case study Croatia”, Energy
Policy (33), pp.1385-1395.
92. Majid Shafie-Pour, Mojtaba Ardestani (2007), “Environmental damage
costs in Iran by the energy sector”, Energy Policy (35), pp.4413-4423.
93. Markandya, A. and R. Boyd (2000), “Economic Valuation of Environmental
Impacts and External Costs”, prepared for the International Atomic Energy
Agency, Vienna, June 2000.
94. Ministry of Environmental Protection of the People's Republic of China
(2000), Law on the Prevention and Control of Atmospheric Pollution,
.
95. Ministry of Environment and Water, Republic of Bulgaria (1996), Law of
the Purity of Atmospheric Air, .
96. Ministry of the Environment, Government of Canada

(1999), Canada

Environmental Protection Act, .
97. Ministry of the Environment and Forests, Government of India (1982), The
Air (prevention and control of pollution) Act, .
98. Ministry of the Environment Government of Japan (1996), Air Pollution
Control Law, />99. Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan (2005), Low Rise
Industrial Source Dispersion Model (METI-LIS)- Technical Manual,
Tokyo, Japan, pp,1-62.
100. Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan (2005), Low Rise

Industrial Source Dispersion Model (METI-LIS)- Operation Manual,
Tokyo, Japan, pp.1-89.

153


154

101. Ministry of Environment, Republic of Korea (2008), Environmental
Dispute Adjustment Act, />102. Ministry of Natural Resources and Environmental Protection of the
Russian Federation (2011), Air Code of the Russian Federation.
103. Ministry of Environment and Spatial Planning, Government of the
Republic of Serbia (1991), Law on Environmental Protection,
/>104. Ministry of Natural Resources and Environment, Goverment of Thailand
(1992),
The
National
/>
Environmental

Quality

Act,

105. Montanari.R (2004), “Environmental efficiency analysis for energy thermopower plants”, Journal of Cleaner Production (12), pp.403-414.
106. Moore Susan. A (1996), “Defining success is central to the practice and
study of environmental dispute resolution" Environmental Impact
Assessment Review (1), pp.151-169.
107. Nazira Samir, Wongb. Y.S (2011), “Energy and Pollutant Damage Costs of
Operating Electric, Hybrid, and Conventional Vehicles in Singapore”,

2011 2nd International Conference on Advances in Energy Engineering
(ICAEE 2011), Energy Procedia (14) pp.1099-1104.
108. Nicholas Z. Muller, Robert Mendelsohn (2007), “Measuring the damages
of air pollution in the United States”, Journal of Environmental Economics
and Management (54), pp.1-14.
109. Philippe Sands (1995), Principles of International Environmental Law (l),
Frameworks Standards and Implementation, Manchester University Press,
UK, pp.120-121.
110. Peter T. Allen (1998), “Public Participation in Resolving Environmental
Disputes and the Problem of Representativeness”, Health, Safety &
Environment, pp.297.

154


111. Rafia Afroz,a, Mohd Nasir Hassan,a and Noor Akma Ibrahimb (2003)
“Review of air pollution and health impacts in Malaysia”, Environmental
Research (92), pp.71-77.
112. Samir Nazir, Y.S. Wong (2012), “Energy and Pollutant Damage Costs of
Operating Electric, Hybrid, and Conventional Vehicles in Singapore”,
Energy Procedia (14), pp.1099- 1104.
113. Stefanie Beyer (2006), “Environmental Law and Policy in the People’s
Republic of China”, Chinese Journal of International Law 5(1), pp.185-211.
114. Stern, Rachel E (2010), “On the Frontlines: Making Decisions in Chinese
Civil Environmental Lawsuits”, Law & Policy 32(1), pp.79-103.
115. The European Parliament and of the Council (2004): Directive 2004/35/CE
of 21 April 2004 on environmental liability with regard to the prevention
and

remedying


of

environmental

damage,

/>116. Le Trinh (1995), Report on Environmental impact assessment for the
PhaLai thermal power station No1 in Hai Hung Province (Vietnam), EPDC
International Ltd., (Japan)- PPI Australia Joint Venture, HaiHungHoChiMinh City.
117. US Environmental Protection Agency (1995), The User's Guide for the
ISC3 Models- Volume I - User instructions, Pacific Environmental
Services, Inc., Research Triangle Park (Contract No.68-D30032), North
Carolina.
118. US Environmental Protection Agency (1995), The User's Guide for the
ISC3 Models- Volume II -Description of model algorithms, Pacific
Environmental Services, Inc., Research Triangle Park (Contract No.68D30032), North Carolina.

155


156

119. Wertheim.E (1999), Negotiations and Resolving Conflicts: An Overview,
College

of

Business


Administration,

Northeastern

University,

/>120. Wolfram Krewitt, Thomas Heck, Alfred TrukenmuK ller, Rainer Friedrich
(1999), “Environmental damage costs from fossil electricity generation in
Germany and Europe”, Energy Policy (27), pp.173-183.
121. Yoshiro Kaburagi (2008), Environmental Dispute Coordination and
Environmental Laws in Japan,
Commission, Japan.

Environmental Dispute Coordination

122. Yuhong Zhao (2004), “Environmental Dispute Resolution in China”,
Journal of Environmental Law (16), pp.157-192.

156



×