Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định mức độ ô nhiễm môi trường của các nguồn phóng xạ tự nhiên để xây dựng quy trình công nghệ đánh giá chi tiết các vùng ô nhiễm phóng xạ tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.29 KB, 27 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ HIÊM
[]



Tác giả
:
ThS. Nguyễn Văn Nam






QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CÁC VÙNG Ô NHIỄM PHÓNG
XẠ TỰ NHIÊN



LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ HIẾM





CHỦ NHIỆM






ThS. Nguyễn Văn Nam








7650-1
02/02/2010


HÀ NỘI - 2009

1
MỤC LỤC
Trang
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 2
Chương 2. LẬP ĐỀ ÁN ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
7
Chương 3. THI CÔNG THỰC ĐỊA
I. Phương pháp đo suất liều tương đương bức xạ và suất liều bức
xạ gamma.
II. Phương pháp đo nồng độ radon trong không khí.
III. Phương pháp thu thập và phân tích mẫu.

9
9

11
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÀI LIỆU TRONG PHÒNG 17
Chươ
ng 5. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT 24
Chương 6. CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 26























2
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CÁC VÙNG Ô NHIỄM
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Căn cứ vào các tài liệu về an toàn phóng xạ của Việt Nam và nước ngoài,
một số khái niệm cơ bản được đưa ra dưới đây để thống nhất trong nghiên cứu môi
trường phóng xạ tự nhiên.
Điều 1: Phông bức xạ tự nhiên
Là những bức xạ ion hóa gồm bức xạ vũ trụ và b
ức xạ của các chất phóng xạ
tự nhiên (có ở lớp đất đá bề mặt của trái đất, các lớp khí quyển gần mặt đất, trong
lương thực, thực phẩm, nước uống, trong cơ thể con người, sinh vật ).
Điều 2: Liều tương đương bức xạ (H)
Là đại lượng để đánh giá mức độ nguy hiểm của bất kỳ loại bức xạ nào và
bằng tích của liều hấp thụ D với hệ số chất lượng Q và N, N là hệ số tính tới ảnh
hưởng sự phân bố không đều các chất phóng xạ trong mô và các ảnh hưởng khác.
H = D x Q x N (1.1)
Đối với liều chiếu ngoài, N bằng 1, còn đối với liều chiếu trong thì N có thể
khác 1.
Đối với bức xạ là thành phần phổ chưa biết, khi tính liều tương đương người
ta dùng giá trị hệ số trọ
ng số bức xạ Q được đưa ra ở bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Bảng hệ số trọng số bức xạ Q
Dạng bức xạ Q
Bức xạ Rơngen và Gamma 1
Bức xạ beta, electron và pozitron 1
Proton có năng lượng nhỏ hơn 10MeV 10
Nơtron có năng lượng nhỏ hơn 20KeV 3
Nơtron có năng lượng 0,1-10MeV 10
Bức xạ alpha có năng lượng nhỏ hơn 10MeV 20

Các hạt nhân nặng giật lùi 20


3
Liều tương đương bức xạ tổng cộng H là tổng của liều chiếu ngoài Hn và
liều chiếu trong Ht
H = Hn + Ht (1.2)
Trong đó: Ht = Hp + Hd
Hp là liều chiếu trong gây ra do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô
hấp.
Hd là liều chiếu trong gây ra do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu
hóa.
Điều 3: Phân loại đối tượng làm việc, tiếp xúc với các chất phóng xạ và các
nguồn bức xạ
Căn cứ vào điều kiện làm vi
ệc và tiếp xúc với chất phóng xạ người ta chia
làm 3 nhóm đối tượng tiếp xúc với các chất phóng xạ như sau:
Đối tượng A: là những người làm việc trực tiếp với bức xạ (thường xuyên
hay tạm thời).
Đối tượng B: là những người không làm việc trực tiếp với bức xạ nhưng do
điều kiện sinh sống, làm việc ở gần cơ sở bức xạ nên có thể
chịu tác động của bức
xạ (từ các nguồn bức xạ hoặc chất thải phóng xạ).
Đối tượng C: là mọi người dân nói chung.
Điều 4: Liều giới hạn
Liều giới hạn (LGH) là giá trị lớn nhất của liều tương đương cá nhân trong
một năm nhân viên bức xạ có thể bị chiếu. Nếu bị chiếu đều đặn bởi liều này trong
suốt 50 nă
m làm việc liên tục mà vẫn không có biến động gì về sức khỏe của bản
thân và con cháu họ.

Điều 5: Nồng độ giới hạn
Nồng độ giới hạn (NĐGH) là nồng độ cao nhất của chất phóng xạ trong một
đơn vị thể tích nước ăn hoặc khí thở đối với các đối tượng để cho mức xâm nhập
hàng năm của chất phóng xạ vào cơ thể
không vượt quá giới hạn quy định.
Điều 6: Các đơn vị đo chủ yếu trong an toàn phóng xạ hiện hành
Hiện nay trong an toàn phóng xạ người ta thường dùng đơn vị trong hệ thống
Quốc tế (SI) như sau:

4
Đơn vị đo hoạt độ phóng xạ: gọi là Becquerel, ký hiệu là Bq được định nghĩa
là một phân rã phóng xạ trong thời gian một giây.
Liều hấp thụ: đơn vị là J/kg gọi là Gray, kí hiệu là Gy.
Liều tương đương: đơn vị là Sinvơ, kí hiệu là Sv.
Hàm lượng nguyên tố phóng xạ U, Th, K trong các mẫu rắn được tính bằng
Bq/kg. Nồng độ các nguyên tố phóng xạ trong nước và trong không khí có đơn vị
tính là Bq/l.
Hiện nay, có một số c
ơ quan và cá nhân còn dùng các đơn vị ngoài SI hoặc
vừa dùng đơn vị hiện hành kể trên lại vừa dùng đơn vị cũ. Tuy nhiên giữa các đơn
vị ngoài SI và đơn vị hiện hành có sự quy đổi qua lại để đảm bảo cho mọi người
làm công tác phóng xạ trong các lĩnh vực khác nhau vẫn có thể đưa về cùng một
đơn vị thống nhất để so sánh và đánh giá tài liệu, nhất là việc khai thác, sử dụng
hiệu quả
tài liệu về an toàn phóng xạ đã có từ trước tới nay.
Điều 7: Một số định mức an toàn phóng xạ
Ở Việt Nam, gần đây nhất ngày 16/7/1998 Chính phủ đã ra Nghị định "Quy
định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ" số 50/1998/NĐ-
CP. Trong đó điều 16 đã nêu: "Liều giới hạn hàng năm đối với nhân viên bức xạ
(đối tượng A) là 20mSv/năm, đối vớ

i nhân dân (đối tượng C) là 1mSv/năm. Các
giới hạn này bao gồm cả liều chiếu trong và liều chiếu ngoài, không kể phông tự
nhiên".
Trong quy định không có định mức liều giới hạn cho người thuộc đối tượng
B. Theo tài liệu an toàn phóng xạ của Liên bang Nga (1988), liều giới hạn của đối
tượng B được lấy là 5mSv/năm. Vì vậy, đối tượng B của Việt Nam có thể lấy là
5mSv/năm.
Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản nêu trên, trong an toàn bức x
ạ còn cần phải xác
định các tiêu chuẩn thứ cấp về nhiễm xạ trong. Đó là các nồng độ giới hạn của các
nguyên tố phóng xạ (chúng là những tiêu chuẩn thứ cấp vì chúng được tính toán
dựa trên các liều giới hạn là những tiêu chuẩn cơ bản).
Khi tính liều chiếu trong, người ta đưa ra một số định mức trung bình hàng
năm về thời gian chiếu, không khí hít thở và nước uống cho một người như
sau:

5
Thời gian chiếu (t): Đối với nhân viên bức xạ (đối tượng A) trong năm là
1700 giờ, những người lân cận (đối tượng B) là khoảng 2000 giờ, dân chúng (đối
tượng C) là 8760 giờ.
Thể tích không khí hít thở: đối tượng A và B là 2,5.10
6
lít/năm, đối tượng C
là 7,3.10
6
lít/năm.
Khối lượng nước uống là 800lít/năm.
Điều 8: Cơ sở lựa chọn hệ phương pháp nghiên cứu
Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa được đánh giá bằng tổng liều tương
đương bức xạ. Trong đó tổng liều tương đương bức xạ bằng tổng liều chiếu ngoài,

liều chiếu trong của các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô hấp và liề
u chiếu
trong của các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, hệ phương
pháp được lựa chọn bao gồm các phương pháp đảm bảo quan trắc đủ các số liệu xác
định liều chiếu ngoài và liều chiếu trong. Không những thế muốn tìm được nguyên
nhân và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ tác hại của ô nhiễm phóng xạ phải làm sáng
tỏ được bản chất và mối tương quan giữa các dị th
ường phóng xạ với các đối tượng
địa chất: các loại đá, quặng, các loại vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, chất thải có
chứa các chất phóng xạ được dùng trong sản xuất, xây dựng và các nhu cầu mọi mặt
phục vụ đời sống của nhân dân. Do đó hệ phương pháp khảo sát môi trường phóng
xạ không những phải đảm bảo đủ để tính được giá trị tổng liều tương
đương bức xạ
mà còn phải xác định được hàm lượng các nguyên tố phóng xạ tại hiện trường và
trong các mẫu vật đã thu thập tại các địa điểm khảo sát.
Điều 9: Các phương pháp và thiết bị đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ
1. Phương pháp và thiết bị xác định liều chiếu ngoài:
Liều chiếu ngoài được xác định trên cơ sở đo suất liều tương đương bức xạ

hay suất liều gamma dùng các máy đo liều DKS-96, MKS-04 hay các máy CPП-
88H của Cộng hòa Liên bang Nga và các máy tương đương.
2. Các phương pháp và thiết bị xác định liều chiếu trong qua đường hô hấp:
Xác định nồng độ radon trong không khí bằng phương pháp tấm lọc, dùng
máy radon RDA-200 của Canada; máy phổ alpha RAD-7 của Mỹ hay phương pháp
detector vết alpha.

6
3. Phương pháp và thiết bị xác định liều chiếu trong qua đường tiêu hóa:
Thu thập và phân tích hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong các mẫu
nước, mẫu rắn, mẫu thực phẩm, mẫu tóc người Các mẫu được phân tích trên các

thiết bị có độ nhạy, độ tin cậy cao như máy phổ gamma phông thấp dùng detector
bán dẫn siêu tinh khiết.
4. Các phương pháp xác định hàm lượng các nguyên tố phóng xạ tại hiện trường:
Tại các dị thường phóng xạ và trong các mẫu
đất đá, quặng, nhiên liệu, vật
liệu xây dựng , dùng phương pháp phổ gamma với các máy có độ tin cậy cao như
máy phổ gamma đa kênh GAD6, GR320 của Canada hay các máy tương đương
khác để xác định hàm lượng các nguyên tố U, Th, K.
Điều 10: Lĩnh vực áp dụng
Quy trình được áp dụng trong công tác đánh giá chi tiết các vùng ô nhiễm
phóng xạ tự nhiên đã được xác định trước đó là vùng ô nhiễm phóng xạ hoặc có
nguy cơ ô nhiễm phóng xạ cao nhằm phục vụ
lập bản đồ quy hoạch, phát triển bền
vững nền kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng.
Điều 11: Điều kiện áp dụng
Vùng đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên phải có các tài liệu địa
chất, phóng xạ, địa hoá…thể hiện là khu vực có các phân vị địa chất chứa phóng xạ
cao, các thân quặng chứa phóng xạ, các đới thoát khí phóng x
ạ hoặc các diện tích ô
nhiễm phóng xạ đã xác định trong giai đoạn điều tra sơ bộ. Phương pháp đo suất
liều tương đương bức xạ gamma và nồng độ khí phóng xạ được thực hiện ở độ cao
1m so với bề mặt. Các mẫu đất, mẫu nước, mẫu thực vật tuân thủ theo TCVN về
cách thức lấy và bảo quản mẫu để phân tích các nhân phóng xạ môi trườ
ng hiện
hành.









7
Chương 2: LẬP ĐỀ ÁN ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT
MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Điều 12: Yêu cầu của đề án điều tra chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên
Đề án đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng tới môi trường phóng xạ
vùng công tác.
- Chương 2. Các phương pháp kỹ thuật và khối lượng thi công.
- Ch
ương 3. Tổ chức thi công đề án.
- Chương 4. Nguyên tắc và kỹ thuật an toàn lao động
- Chương 5. Dự toán kinh phí
- Kết luận.
Phần mở đầu cần đưa ra các căn cứ pháp lý về nhiệm vụ do Nhà nước, Bộ,
Cục đã giao. Căn cứ vào mục tiêu của đề án, các điều kiện tự nhiên, xã hội để đặt ra
những nhiệm vụ cụ thể của đề án.
Chương 1. Nêu khái quát v
ề vị trí địa lý, nhân văn, đặc điểm địa hình, khí
hậu, địa chất khoáng sản vùng công tác. Cần chú ý nêu đầy đủ các yếu tố về tự
nhiên, xã hội ảnh hưởng đến môi trường phóng xạ. Tổng quan tình hình điều tra
môi trường phóng xạ vùng công tác, những vấn đề tồn tại và tính cấp thiết của
nhiệm vụ.
Chương 2. Nêu những nhiệm vụ cụ thể, cơ sở l
ựa chọn tỷ lệ, mạng lưới, hệ
phương pháp và thiết bị. Kỹ thuật đo đạc, phương pháp kiểm tra máy móc, xác định
sai số, phương pháp xử lý tài liệu, thành lập sơ đồ, bản đồ Các nội dung dự kiến

báo cáo tổng kết.
Chương 3. Nêu cơ cấu tổ chức, nhân lực và kế hoạch thực hiện, lịch trình thi
công đề án
Chương 4. Nêu những nguyên tắc và biện pháp chủ
yếu để đảm bảo an toàn
lao động và an toàn phóng xạ.
Chương 5. Nêu những căn cứ pháp lý để lập dự toán đề án, dự toán kinh phí
cụ thể của đề án.

8
Kết luận: Cần nhấn mạnh các yêu cầu về kỹ thuật, tổ chức thực hiện, những
thuận lợi khó khăn và những biện pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Kèm theo đề án cần có:
- Sơ đồ vị trí vùng công tác
- Sơ đồ hoặc bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ bằng hoặc nhỏ hơn tỷ lệ điều
tra của đề án.
- Sơ đồ hoặc bản đồ kết quả điều tra môi trường phóng xạ đã thực hiện trước
đây (nếu có).
- Danh mục máy móc thiết bị, biên bản xét duyệt của Hội đồng khoa học cơ
sở và Cục, bảng kê tài liệu tham khảo
Điều 13: Điều kiện thi công đề án
Đề án phải được thông qua tại Hội đồng Khoa học của Cụ
c Địa chất và
Khoáng sản (hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường) và phải có Quyết định phê chuẩn
của Cục, Bộ mới được thực hiện.
Điều 14: Trách nhiệm của đơn vị thực hiện
Trách nhiệm của đơn vị thực hiện đề án được quy định như sau:
- Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về các hoạt
động của
đề án và có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc trước khi thi công đề

án.
- Chủ nhiệm đề án chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn và an toàn lao
động: chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng kế hoạch và đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật. Xử lý tài liệu đánh giá kết quả công tác, viết báo cáo định kỳ, báo cáo tổng
kết.
- Cán bộ kỹ thuật và công nhân đo máy, thu thập tài liệu, gia công phân tích
mẫu đảm bảo các yêu cầ
u kỹ thuật về kiểm định máy, độ chính xác khảo sát thực
địa, kết quả phân tích mẫu và thành lập các sơ đồ, bản đồ theo yêu cầu của đề án.





9
Chương 3. THI CÔNG THỰC ĐỊA
I. PHƯƠNG PHÁP ĐO SUẤT LIỀU TƯƠNG ĐƯƠNG BỨC XẠ VÀ SUẤT
LIỀU BỨC XẠ GAMMA
Điều 15: Mục đích của phương pháp
Phương pháp đo suất liều tương đương bức xạ và đo suất liều bức xạ gamma
dùng để xác định thành phần liều chiếu ngoài.
Điều 16: Máy móc, thiết bị
Ở nước ta hiện nay thường dùng các máy DKS-96 (do CHLB Nga ch
ế tạo)
và Inspector (do Mỹ chế tạo) để đo suất liều tương đương bức xạ (µSv/h); dùng các
máy phóng xạ nhấp nháy CPП 68-01 và CPП 88H (do Nga chế tạo) để đo suất liều
bức xạ gamma (µR/h) (có thể dùng các máy tương đương khác).
Điều 17: Kiểm định máy
Kiểm định, chuẩn các máy đo suất liều tương đương bức xạ và máy đo suất
liều bức xạ gamma:

Các máy đ
o suất liều tương đương bức xạ và máy đo suất liều bức xạ gamma
phải được kiểm định mỗi năm 1 lần hoặc sau mỗi lần sửa chữa, thay thế linh kiện
trên nguồn
137
Cs tại các phòng kiểm định chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân.
Nội dung kiểm định: kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy và chuẩn máy.
Điều 18: Tỷ lệ và mạng lưới khảo sát chi tiết
Việc đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên được tiến hành trên các
khu vực mỏ phóng xạ, những công trình trọng điểm, khu công nghiệp hay những
khu định cư Mạng lưới khảo sát suất liều tương đươ
ng bức xạ ở trong "vùng chứa
quặng" phóng xạ được tiến hành theo mạng ô vuông kích thước 20x20m. Ở ngoài
"vùng chứa quặng" phải đo trên tất cả các đối tượng có mặt trong diện tích nghiên
cứu nhưng mạng lưới tối đa không vượt quá 50m x 50m trên toàn diện tích. Khi gặp
dị thường chi tiết hóa đan dày khống chế hết quy mô phân bố dị thường bằng cách
chia đôi liên tiếp điểm đo và tuyến đ
o.
Trong diện tích khảo sát có nhà dân cần đo trong và ngoài nhà toàn bộ số nhà
dân. Trên các khu vực chứa vật liệu xây dựng, nhiên liệu, bãi quặng, bãi thải cần

10
phải đo đảm bảo khống chế hết quy mô trường bức xạ và xác lập được mức liều
chiếu ngoài do các đối tượng này gây ra.
Tuyến đo được thiết lập bằng máy trắc địa, các điểm đo được xác định bằng
máy định vị GPS cầm tay.
Điều 19: Phương pháp công tác thực địa
Trên tuyến đo vẽ, máy được mở để theo dõi liên tục số
đọc theo lộ trình, đầu
thu luôn để cách mặt đất ≈ 1m. Phải quan sát và ghi chép các đặc điểm địa chất, các

đối tượng có mặt trên lộ trình. Khi có các đối tượng nhân tạo như đống vật liệu, bãi
sạt, bãi thải cần được ghi chép tỷ mỉ vào sổ nhật ký. Nếu gặp dị thường phóng xạ
cần xác định hoạt độ hướng phát triển và quy mô phân bố của chúng.
Tại mỗi vùng công tác phải chọ
n một điểm kiểm tra gần nơi đóng quân, tại
khu vực trường bức xạ gamma có giá trị bình thường làm điểm kiểm tra. Hàng
ngày, buổi sáng và chiều phải đo suất liều tại điểm kiểm tra khi có mẫu kiểm tra và
không có mẫu kiểm tra. Các số liệu đo đạc tại điểm kiểm tra dùng để xác định sự ổn
định độ nhạy của máy.
Điề
u 20: Đo kiểm tra xác định sai số thực địa
Tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của phép đo được đánh giá theo kết quả đo
kiểm tra lặp.
Số điểm đo kiểm tra phải đạt 5-10% tổng số điểm đo của vùng đối với từng
máy. Phương pháp đo kiểm tra bằng cách đo lặp tại các điểm khảo sát. Sai số đo
được tính riêng cho t
ừng máy theo công thức sai số bình phương trung bình:
Sai số tuyệt đối:
n
XX
n
i
ii
2
)(
1
2

=


±=
σ
(3.1)
Trong đó: X
i
, Y
i
là các giá trị đo và đo lặp tại điểm khảo sát thứ i
n là tổng số điểm đo lặp.
Sai số tương đối được tính như sau:
Sai số tương đối:
%100x
R
σ
δ
= , trong đó

+=
n
ii
YX
n
R
1
)(
2
1
(3.2)



11
II. PHƯƠNG PHÁP ĐO NỒNG ĐỘ RADON TRONG KHÔNG KHÍ
Điều 21: Mục đích phương pháp
Đo nồng độ radon trong không khí nhằm mục đích xác định liều chiếu trong
qua đường hô hấp của môi trường phóng xạ.
Điều 22: Phương pháp, thiết bị đo nồng độ radon trong không khí
Nồng độ radon trong không khí dao động trong khoảng rộng, từ vài Bq/m
3

đến hàng trăm Bq/m
3
. Vì vậy, phải chọn các phương pháp và thiết bị đo có độ nhạy,
độ tin cậy cao, giới hạn phát hiện ở mức Bq/m
3
. Các phương pháp và thiết bị phổ
dụng hiện nay để đo nồng độ radon trong không khí phục vụ điều tra môi trường
phóng xạ ở Việt Nam gồm: phương pháp tấm lọc dùng máy Radon RDA-200, máy
AB-5 của Canada, phương pháp phổ alpha dùng máy RAD-7 của Mỹ và phương
pháp detector vết alpha tích lũy trong thời gian dài.
Điều 23: Chuẩn máy và thiết bị đo nồng độ radon trong không khí
Các thiết bị đo khí phóng xạ đều phải được chuẩn trong các tr
ường hợp sau:
- Máy mới được đưa ra sử dụng; máy ngừng làm việc lâu ngày và sau khi
sửa chữa.
- Thay thế linh kiện của máy.
- Chuẩn định kỳ hàng năm.
Phương pháp chuẩn máy theo đúng phương pháp và quy trình trong quy phạm
kỹ thuật thăm dò phóng xạ do Bộ Công nghiệp ban hành năm 1998 và quy định của
nhà sản xuất với từng loại máy.
Điều 24: Tỷ lệ và mạng lưới khả

o sát
Khí radon có khả năng lan truyền trong không khí, nồng độ của nó suy giảm
tương đối chậm theo khoảng cách nên mạng lưới điểm đo nồng độ radon trong
không khí cần thưa hơn so với khoảng cách đo suất liều. Mạng lưới điểm đo radon
trong khu mỏ quặng chứa phóng xạ là 50 x 50m, ngoài khu vực dân cư lân cận vùng
chứa phóng xạ là 100 x 100m. Cần lưu ý đo nồng độ radon "trong nhà" trên tất cả
các nhà dân và
đo trên các đối tượng có mặt trong diện tích nghiên cứu.



12
Điều 25: Phương pháp công tác thực địa
1. Phương pháp tấm lọc dùng máy RDA-200 (Canada):
Phương pháp kỹ thuật đo như sau: dùng bơm có lưu tốc ổn định bơm khí lưu
thông qua tấm lọc, giấy lọc có hệ số lọc cao, đường kính lỗ hổng khoảng 0,8µm.
Tốc độ bơm qua tấm lọc 5lít/phút. Thời gian bơm 10 phút. Lượng khí lưu thông qua
tấm lọc có thể tích 50lít. Ống hút khí được đặt cách mặ
t đất 1m. Sau đó giấy lọc
được tháo ra và dùng máy RDA-200 với khay đo nhấp nháy hoạt độ alpha của các
chất lắng phóng xạ trên giấy lọc. Phép đo được thực hiện trong các khoảng thời gian
từ 2-5phút, từ 6-20phút, từ 21-30phút (kể từ sau khi ngừng bơm).
Hàm lượng RaA, RaB, RaC được tính toán bởi hệ phương trình sau:

)07753,008200,016894,0(
10.7,3
30,2120,65,2
3
1
III

VE
C +−=


)04909,002057,000122,0(
10.7,3
30,2120,65,2
3
2
III
VE
C +−=




)03771,003318,002252,0(
10.7,3
30,2120,65,2
3
3
III
VE
C ++=

(3.3)
Trong đó:
C
1
- Nồng độ RaA (

218
P
0
) Bq/l
C
2
- Nồng độ RaB (
214
Pb) Bq/l
C
1
- Nồng độ RaC (
214
Bi) Bq/l
V - là tốc độ hút khí qua tấm lọc (lít/phút).
E - Hiệu suất đếm của thiết bị: xung/phút
I
ta, tb
- Hoạt độ alpha từ thời điểm "ta" đến thời điểm "tb" kể từ sau khi
ngừng bơm (phút).
Nồng độ radon được xác định theo công thức sau:
N
Rn
= 0,105C
1
+ 0,516C
2
+0,379C
3




(3.4)

2. Phương pháp detector vết alpha:
Buồng đo detector vết alpha trong nghiên cứu môi trường phóng xạ được bịt
kín bằng giấy lọc để ngăn không cho các sol khí và các sản phẩm phân rã của radon

13
rơi vào detector. Kết quả là chỉ có bức xạ alpha do radon phát ra đâm xuyên qua
giấy lọc tạo ra các vết trên detector đặt ở đáy buồng.
Buồng đo được treo cách mặt đất 1,5-2,0m. Khi treo trong nhà phải cách
tường tối thiểu 0,5m. Để xác định tin cậy nồng độ thấp của radon trong không khí,
thời gian treo buồng detector vết từ 70-90 ngày.
Kỹ thuật tẩm thực, đếm vết, xác định nồng độ radon trong không khí tại điể
m
đo thực hiện theo quy phạm kỹ thuật thăm dò phóng xạ do Bộ Công nghiệp ban
hành năm 1998.
3. Phương pháp phổ alpha xác định riêng biệt nồng độ Rn, Tn bằng máy RAD-7:
Máy phổ alpha RAD-7 với 4 cửa sổ năng lượng chính là A, B, C, D.
Cửa sổ A ghi radon ở chế độ đo nhanh, ghi tổng số hạt alpha do
218
Po (sản
phẩm phân rã của radon) phát ra có năng lượng 6,0 MeV.
Cửa sổ B:Cửa sổ toron ghi tổng số đếm của hạt alpha của
216
Po (sản phẩm
phân rã của toron), có năng lượng 6,78 MeV.
Cửa sổ C: của sổ radon ghi số đếm của hạt alpha
214

Po phát ra có mức năng
lượng 7,69 MeV.
Cửa sổ D: cửa sổ toron ghi tổng số đếm của hạt alpha do
212
Po phát ra có
mức năng lượng 7,78 MeV.
Khi đưa khí radon vào buồng đếm sau vài phút bắt đầu có sự tích lũy của
đồng vị
218
Po từ sự phân rã của radon và sau 10 phút có sự cân bằng giữa
218
Po với
radon. Lúc này có tín hiệu ở cửa sổ A (đỉnh phổ ở cửa sổ A xuất hiện), sau đó đồng
vị
214
Po dần xuất hiện do được tạo thành trong buồng đếm và tín hiệu xuất hiện ở
cửa sổ C. Trong khoảng 3 giờ, tất cả các sản phẩm phân rã trong dãy của radon đạt
được sự cân bằng hoàng toàn. Phổ alpha của radon trên máy RAD-7 sẽ được đặc
trưng bởi 2 đỉnh có độ lớn như nhau của 2 đồng vị
218
Po ở cửa sổ A và của đồng vị
214
Po ở cửa sổ C.
Sản phẩm phân rã của toron là đồng vị
216
Po có chu kỳ bán rã là 0,15giây nên
thiết bị ghi nhận được tín hiệu của toron một cách tức thời. Khi đưa toron vào
buồng đếm, lập tức ghi được đỉnh ở cửa sổ B. Ngược lại do đồng vị
212
Po có chu kỳ

bán rã 10,6 giờ nên phải mất hàng ngày mới đạt được sự cân bằng ở cửa sổ D.

14
Từ nguyên lý nêu trên, có 2 chế độ đo nồng độ khí phóng xạ đối với máy
RAD-7 như sau:
a) Chế độ đo nhanh (Sniff mode)
Máy RAD-7 chỉ ghi tín hiệu ứng đối với
218
Po (của radon) tại cửa sổ A và
216
Po (của toron) tại cửa sổ B để xác định nồng độ của 2 chất khí phóng xạ radon và
toron. Ở chế độ này có thể phát hiện nhanh chóng sự thay đổi của nồng độ radon,
giảm thời gian đo tại 1 điểm và không bị ảnh hưởng khi đo qua vùng có nồng độ khí
phóng xạ cao. Chế độ này thích hợp với khảo sát địa chất, nghiên cứu tai biến địa
chất, đặc biệt hiệu qu
ả khi cần theo dõi sự biến thiên nồng độ khí radon trong đất,
trong nước ngầm để dự báo động đất.
b) Chế độ đo bình thường (Normal mode)
Đo trong thời gian dài, RAD-7 sử dụng cả 2 đỉnh phổ của radon ở cửa sổ A
và C để tính nồng độ radon. Với số liệu ở 2 cửa sổ, việc tính nồng độ radon sẽ chính
xác hơn. Chế độ này thường dùng để đo nồng
độ radon trong không khí (trong nhà
ở) khi khảo sát môi trường phóng xạ.
Máy phổ alpha RAD-7 đã được cài đặt phần mềm tự động tính giá trị nồng
độ khí phóng xạ N
Rn
, N
Tn
tại điểm khảo sát và in ra trên băng giấy.
Điều 26: Đo kiểm tra và tính sai số

Để xác định sai số thực địa phải tiến hành đo kiểm tra lặp, số điểm đo lặp
chiếm 5-10% số điểm đo chính.
Sai số phép đo khí phóng xạ được xác định theo các công thức 3.1 và 3.2.
Trong điều tra môi trường, giá trị nồng độ khí phóng xạ rất thấp, sai số tương
đối cho phép ≤ 30% .
Điều 27: Quan trắc biến thiên nồng độ radon
Quan trắc biến thiên nồng độ radon trong môi trường không khí nhằm xác
định sự thay đổi nồng độ radon theo thời gian ngày đêm, theo mùa. Từ đó tính được
nồng độ radon trong không khí trung bình hàng năm tại điểm khảo sát phục vụ việc
tính chính xác thành phần liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ
thể qua đường hô hấp. Quá trình qua trắc thường xuyên còn cho phép theo dõi diễn
biế
n của nồng độ khí phóng xạ phục vụ đánh giá tác động môi trường.

15
Điều 28: Thiết bị quan trắc nồng độ radon
Thiết bị được dùng trong quan trắc nồng độ radon trong không khí là máy
phổ alpha RAD-7. Quy trình thu thập số liệu, kiểm tra máy, kiểm chuẩn tuân thủ
quy phạm kỹ thuật thăm dò phóng xạ. Khi quan trắc cài đặt chế độ đo liên tục và
xác định chu kỳ ghi và lưu số liệu vào bộ nhớ.
Điều 29: Mạng lưới quan trắc
Sau khi có kết quả sơ b
ộ khảo sát theo diện tích vùng nghiên cứu, căn cứ vào
đặc điểm điều kiện tự nhiên về địa chất, khí tượng thủy văn, phân bố dân cư, đặc
điểm trường bức xạ tự nhiên, chọn các trạm quan trắc đại diện điển hình cho các
khu vực và các đối tượng của vùng nghiên cứu. Đặt các trạm quan trắc tại các địa
điểm đại diện cho các mỏ qu
ặng chứa chất phóng xạ, các khu vực đông dân cư lân
cận các mỏ chứa chất phóng xạ
Vị trí đặt trạm quan trắc được định vị bằng máy GPS và được đánh dấu bằng

cọc bê tông, đánh số trạm quan trắc, tọa độ trạm quan trắc.
Điều 30: Thời gian quan trắc
Thời gian quan trắc mỗi lần kéo dài từ 3-10 ngày liên tục. Tại mỗi trạm phải
tiến hành quan tr
ắc trong các mùa: mùa đông, mùa hè và trong các điều kiện thời
tiết có ngày nắng, ngày mưa.
III. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH MẪU
Điều 31: Mục đích phương pháp
Xác định hàm lượng các chất phóng xạ trong các mẫu nước, các mẫu lương
thực, thực phẩm để so sánh với các mức nồng độ giới hạn của từng nhân phóng xạ
và tính thành phần liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu
hóa.
Điều 32: Phươ
ng pháp lấy mẫu nước
Trong mỗi vùng cần lấy các loại mẫu nước đại diện cho các nguồn nước, các
cấp độ sông suối trong vùng. Số lượng mẫu tùy thuộc vào số nguồn nước, số lượng
suối có mặt trong vùng. Mỗi nguồn nước, mỗi suối lấy đồng thời 2 mẫu nước ở
cùng vị trí.

16
- Mẫu nước dùng để xác định tổng hoạt độ alpha, beta cần phải lấy với thể
tích 3lít, đựng trong can, bình đã được súc rửa sạch. Các mẫu nước phải được axit
hóa 5% HCl để chống kết tủa. Mẫu phải được đánh mã hiệu, ghi rõ loại nước, vị trí,
tọa độ, số hiệu mẫu.
- Mẫu nước dùng để xác định hàm lượng các nhân phóng xạ cần phải lấy

thể tích 20lít được kết tủa bằng BaCl
2
và dùng giấy lọc giữ lại phần kết tủa, sấy khô
tạo thành dạng viên nén. Mẫu phải được đánh mã hiệu, ghi rõ loại nước, vị trí, tọa

độ, số hiệu mẫu.
Điều 33: Phương pháp lấy mẫu lương thực, thực phẩm
Trong mỗi diện tích nghiên cứu, cần lấy các mẫu thực vật là những loại cây
trồng đặc trưng như: ngô, sắn, lúa, chè trên các phân vị đị
a chất khác biệt về hàm
lượng các chất phóng xạ. Trọng lượng mẫu là 10kg, các mẫu được sấy khô, cho vào
lò nung để tro hóa ở nhiệt độ < 450
0
C để gửi phân tích hàm lượng các chất phóng
xạ. Các mẫu phải ghi rõ mã hiệu, loại mẫu, trọng lượng, vị trí lấy mẫu, số hiệu
Điều 34: Phân tích các nhân phóng xạ (Ra, U, Th, K)
Hàm lượng các chất phóng xạ trong mẫu nước và mẫu thực vật thường rất
thấp. Bởi vậy phải lựa chọn các phương pháp, thiết bị có độ nhạy, độ tin cậy cao để
xác định hàm lượng các chất phóng xạ trong chúng. Ph
ương pháp phân tích trên
máy phổ gamma phông thấp, tinh thể bán dẫn siêu tinh khiết.
Điều 35: Phân tích tổng hoạt độ alpha, beta
Các mẫu nước phân tích tổng hoạt độ alpha, beta tiến hành bằng phương
pháp nhấp nháy lỏng theo tiêu chuẩn ISO - 9696 và ISO-9697 trên hệ thiết bị UMF-
2000 gồm các kênh đếm alpha, beta riêng biệt.









17

Chương 4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÀI LIỆU TRONG PHÒNG
Điều 36: Các thông số cần tính toán
Công tác xử lý tài liệu trong phòng gồm: tính liều chiếu ngoài; liều chiếu
trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô hấp; liều chiếu trong do các
chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hóa; tính giá trị tổng liều tương đương bức
xạ; xây dựng bản đồ (sơ đồ) tổng liều tương đương bức xạ; xác định giá trị phông
bứ
c xạ tự nhiên cho vùng công tác.
I. TÍNH TỔNG LIỀU TƯƠNG ĐƯƠNG BỨC XẠ
Điều 37: Tính liều chiếu ngoài (Hn) hàng năm
a) Trường hợp dùng các máy đo suất liều bức xạ gamma (µR/h)
Hn = D.N.Q
D=I.K.t
Trong đó: D là liều hấp thụ trong năm
I : suất liều bức xạ gamma đã loại bỏ phông riêng của máy đo
t: thời gian chiếu xạ trong một năm là 8760 giờ (đối tượng nhóm C)
K: hệ số chuyển đổi li
ều chiếu sang liều hấp thụ. Với bức xạ gamma trong
không khí K=0,87.
Đối với bức xạ gamma Q=1, N=1
Từ đó tính được:
Hn (mSv/năm) = 0,076.10
-2
I (µR/h)
b) Trường hợp dùng các máy đo suất liều tương đương bức xạ
Hn = D.W
R

D = A.t
Trong đó: D là liều hấp thụ trong năm,

W
R
: là trọng số bức xạ.
A là suất liều hấp thụ (µSv/h).
t: thời gian chiếu xạ trong một năm là 8760 giờ (đối tượng nhóm C).
Với các bức xạ gamma, tia X và tia beta W
R
= 1
Từ đó tính được:
Hn (mSv/năm) = 8,76 A (µSv/h)

18
Điều 38: Tính liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô
hấp (Hp).
Các chất khí phóng xạ chủ yếu là radon được hít thở vào cơ thể người gây ra
liều chiếu trong qua đường hô hấp Hp. Liều chiếu trong qua đường hô hấp được
tính theo công thức của Ismal-Sulaiman như sau:

8
10.81,1
tBA
H
p
= (Rem/năm)
Trong đó: A: Nồng độ radon trong không khí (pCi/l).
B: tốc độ hít thở trung bình (lít/h).
t(giờ): thời gian hít thở không khí có nồng độ radon tương ứng trong một năm.
Hiện nay, các tổ chức an toàn bức xạ Quốc tế đã đưa ra hệ số liều (Sv/Bq) để
chuyển đổi hoạt độ các nhân phóng xạ sang liều tương đương bức xạ. Theo
UNCEAR hệ số chuyển đổi liều từ nồng độ radon sinh ra t

ừ quặng urani là: 1Bq/m
3

tương đương với 9nSv/h, trung bình một người bình thường hít thở là 7,3.10
6
lít
không khí /năm (đối tượng loại C) tức là:
Hp (mSv/năm) = 0,00784 x Rn (Bq/m
3
) (công thức tham khảo) []
Điều 39: Tính liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu
hóa Hd.
Liều chiếu trong Hd do các bức xạ alpha, beta, gamma của các nguyên tố
phóng xạ tự nhiên chủ yếu là uran, thori, kali và radi có trong nước và thức ăn xâm
nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Liều chiếu trong được thể hiện tổng quát theo
biểu thức sau:
H
d
= H
d
U + H
d
Th + H
d
K + H
d
Ra
Trong đó:
H
d

U: là liều tương đương của nuclit U qua đường tiêu hoá.
H
d
Th: là liều tương đương của nuclit Th qua đường tiêu hoá.
H
d
K: là liều tương đương của nuclit K qua đường tiêu hoá.
H
d
Ra: là liều tương đương của nuclit Ra qua đường tiêu hoá.
Liều chiếu trong Hd
i
của từng nuclit được tính theo biểu thức sau:

19
(
)









−=

hd
t

hdhdhd
i
e
t
m
TEFx
Hd
λ
λ
-xp1***102
8

Trong đó:
F=Cvf
C: Hàm lượng của nuclit phóng xạ tương ứng trong nước.
f: Hệ số lắng đọng nuclit trong cơ quan bị nuclit xâm nhập.
V: Hệ số lắng đọng.
m: Trọng lượng cơ quan xung yếu của cơ thể bị nuclit xâm nhập.
E
hd
: Năng lượng hiệu dụng của nuclit.
t: Thời gian bị chiếu xạ tự nhiên trong 1 năm.
T
hd
: Thời gian bán rã hiệu dụng của từng nuclit tương ứng.
λ
hd
: Hằng số phân rã hiệu dụng của từng nuclit tương ứng,
Các tài liệu từ Cơ quan Nguyên tử năng Quốc Tế (IAEA) cũng như tài liệu
về tiêu chuẩn an toàn phóng xạ của Nga đã đưa ra hệ số chuyển đổi liều (Sv/Bq).

Công thức chung để tính liều chiếu trong qua đường tiêu hóa do các nhân phóng xạ
trong nước và trong thực phẩm được tính như sau:
H
d
(mSv/năm) = (6,2.10
-6
A
K
+2,8.10
-4
A
Ra
+2,3.10
-4
A
Th
+4,4.10
-5
A
U
).m
d
,
Trong đó: A
K
, A
Ra
, A
Th
, A

U
- hoạt độ trong 1 lít nước (Bq/l) hoặc 1 kg lương
thực (Bq/kg).
m
d
là khối lượng nước uống hoặc thực phẩm sử dụng trung bình của một
người trong 1 năm (lấy trung bình là 800 lít nước và 650 kg lương thực, thực
phẩm).
Điều 40: Tổng liều tương đương bức xạ
Tổng liều tương đương bức xạ H bằng tổng các liều thành phần, công thức
tổng quát như sau:
H (mSv/năm) = H
n
+ H
p
+ H
d
(4.10a)

20
Mục đích đánh giá môi trường phóng xạ tự nhiên là khoanh định các diện
tích, các khu vực có các mức liều tương đương bức xạ khác nhau và xác định bản
chất của đối tượng gây ô nhiễm. Thành phần liều chiếu trong qua đường tiêu hóa do
các nhân phóng xạ trong mẫu nước, trong mẫu thực vật chiếm tỷ lệ nhỏ và mật độ
điểm đo, lấy mẫu rất thưa và khác nhau. Vì vậy, không tham gia vào tổng liề
u trong
phân vùng ô nhiễm mà chỉ dụng tiêu chuẩn nồng độ giới hạn để xác định và đánh
dấu trực tiếp trên bản đồ theo mức độ vượt giới hạn để cảnh báo trực tiếp. Như vậy,
tổng liều tương đương để phân vùng ô nhiễm thực chất chỉ gồm liều chiếu ngoài và
liều chiếu trong qua đường hô hấp, tức là:

H (mSv/năm) = H
n
+ H
p
(4.10b)
II. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ (SƠ ĐỒ) PHÂN VÙNG Ô NHIỄM PHÓNG XẠ
Điều 41: Xây dựng bản đồ (sơ đồ) tổng liều tương đương bức xạ
Mật độ các điểm xác định liều chiếu ngoài (các điểm đo suất liều tương
đương bức xạ) và liều chiếu trong qua đường hô hấp (các điểm đo nồng độ radon
trong không khí) không giống nhau, dẫn đến vị
trí của chúng không hoàn toàn trùng
nhau. Để đảm bảo nguyên tắc ở mỗi vị trí khảo sát, giá trị tổng liều tương đương H
bằng tổng giá trị liều chiếu ngoài, liều chiếu trong phải xây dựng bản đồ tổng liều
tuân thủ các bước sau đây:
Bước 1. Xây dựng bản đồ (sơ đồ) đẳng trị liều chiếu ngoài.
Bước 2. Xây dựng bản đồ (sơ đồ) đẳng trị
liều chiếu trong qua đường hô hấp
cùng tỷ lệ với bản đồ liều chiếu ngoài.
Bước 3. Chồng chập 2 bản đồ liều chiếu ngoài và liều chiếu trong qua đường
hô hấp. Trên cơ sở giao nhau của 2 tờ bản đồ vẽ đường đẳng trị tổng liều ta được
bản đồ tổng liều với các giá trị tại mỗi điểm:
H
i
= Hn
i
+ Hp
i
.
Điều 42: Nguyên tắc xác định phông bức xạ tự nhiên
Phông bức xạ tự nhiên được hiểu là giá trị tổng liều tương đương bức xạ đặc

trưng của môi trường sống tự nhiên của một cộng đồng người. Như vậy, phông bức
xạ tự nhiên phải đặc trưng cho một vùng lãnh thổ đủ lớn đảm bảo môi trường sinh

21
sống, hoạt động nghề nghiệp với mức độ bị chiếu xạ tương đối đồng nhất của một
quần thể dân cư.
Để xác định được giá trị phông bức xạ tự nhiên phải giải quyết được hai vấn
đề đặt ra sau đây:
- Phân vùng đặc trưng cho môi trường sống tự nhiên của từng quần thể dân
cư.
- Xác định giá trị
phông bức xạ tự nhiên cho từng vùng đã được phân chia.
Điều 43: Phân vùng đặc trưng cho môi trường sống tự nhiên của từng quần thể
dân cư
Việc phân vùng phải dựa theo đặc điểm trường bức xạ tự nhiên, mỗi vùng
phải tương đối đồng nhất về các thành phần của trường bức xạ tự nhiên. Diện tích
mỗi vùng phải đủ lớn để đảm b
ảo sự tương đồng về điều kiện sống và hoạt động
nghề nghiệp của cộng đồng dân cư.
Điều 44: Xác định phông bức xạ tự nhiên
Sau khi đã phân vùng đặc trưng, phông bức xạ tự nhiên được xác định cho
từng vùng như sau:
- Trường hợp mạng lưới điểm khảo sát phân bố tương đối đều (theo mạng
lưới ô vuông) trong vùng, giá trị phông bứ
c xạ tự nhiên có thể xác định theo hai
phương pháp:
Phương pháp xây dựng đường cong biến thiên: tiến hành xây dựng đường
cong biến thiên cho đại lượng tổng liều tương đương bức xạ hoặc cho từng thành
phần liều chiếu ngoài, liều chiếu trong qua đường hô hấp (phương pháp xây dựng
theo quy phạm thăm dò phóng xạ (1998) - Bộ Công nghiệp ban hành).

Xác định giá trị đặc trưng của tổng liều tương đương bức x
ạ hoặc từng thành
phần liều chiếu tương ứng (trường hợp xây dựng đường cong biến thiên riêng cho
từng thành phần liều chiếu ngoài, liều chiếu trong).
Phông bức xạ tự nhiên chính là giá trị đặc trưng khi xây dựng đường cong
biến thiên là tổng liều tương đương bức xạ hoặc là tổng các giá trị đặc trưng khi xây
dựng đường cong biến thiên là từng thành phần liều chiếu.

22
- Trường hợp mạng lưới quan sát không đều, chia phần diện tích tính phông
thành các ô vuông đều nhau sao cho số diện tích ô vuông ≥ 30; trong mỗi diện tích ô
vuông phải có số điểm khảo sát ≥ 30 giá trị. Xây dựng đường cong biến thiên xác
định giá trị tổng liều tương đương bức xạ đặc trưng trong từng diện tích ô vuông và
giá trị đặc trưng cho toàn vùng nghiên cứu (phương pháp xây dựng đường cong
biến thiên giống với trường hợp m
ạng lưới điểm khảo sát là vuông).
Giá trị tổng liều tương đương bức xạ đặc trưng cho toàn vùng chính là phông
bức xạ tự nhiên của vùng nghiên cứu.
Lưu ý: tập số liệu để tính phông bức xạ tự nhiên là tập số liệu đã được loại
bỏ các giá trị đặc cao.
Điều 45: Căn cứ phân vùng ô nhiễm phóng xạ
Việc đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ
do các đối tượng tự nhiên gây ra
căn cứ vào quy tắc và tiêu chuẩn an toàn phóng xạ trong "Pháp lệnh an toàn và kiểm
soát bức xạ" do Quốc hội ban hành năm 1996; Nghị định Chính phủ "Quy định chi
tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ số NĐ 50/1998/NĐ-CP
ban hành năm 1998; các tiêu chuẩn môi trường hữu quan khác của Việt Nam và căn
cứ vào tiêu chuẩn an toàn Quốc Tế cơ bản "Bảo vệ bức xạ ion hóa và an toàn đối
với ngu
ồn bức xạ" do cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế ban hành 1996.

Căn cứ cụ thể như sau: khu vực có ô nhiễm phóng xạ là khu vực có giá trị
liều tương đương bức xạ trung bình hàng năm (H) vượt quá giới hạn an toàn đối với
dân chúng (H>1mSv/năm - đã trừ phông). Mức độ ô nhiễm phóng xạ được đánh giá
theo mức độ vượt giới hạn cho phép của liều tương đương và theo mứ
c độ vượt quá
định mức giới hạn cho phép của các tham số môi trường khác trong môi trường
không khí, nước, thực vật, vật liệu xây dựng tại điểm khảo sát.
Điều 46: Phân vùng ô nhiễm phóng xạ
Để làm sáng tỏ mức độ ô nhiễm phóng xạ và có cơ sở để đề xuất giải pháp
giảm thiểu, phòng ngừa. Các vùng khảo sát được phân chia thành các vùng "an toàn
phóng xạ" và vùng "ô nhiễm phóng xạ" theo các giá trị liều tương đương b
ức xạ
tổng như sau:

23
1. Vùng an toàn phóng xạ: là vùng có liều tương đương bức xạ không vượt quá giới
hạn an toàn cho phép. H ≤ H
Φ
+ 1mSv/năm.
Trong vùng an toàn phóng xạ còn phân ra các khu vực có nguy cơ ô nhiễm
phóng xạ. Đó là các khu vực có giá trị tổng liều tương đương thỏa mãn điều kiện:
H
Φ
<H< H
Φ
+ 1mSv/năm.
2. Vùng ô nhiễm phóng xạ: là vùng có liều tương đương bức xạ H > H
Φ
+
1mSv/năm. Trong vùng ô nhiễm chia ra:

+ Vùng ô nhiễm cấp 1: vùng có H
Φ
+1mSv/năm ≤ H < H
Φ
+5mSv/năm.
+ Vùng ô nhiễm cấp 2: vùng có H
Φ
+5mSv/năm ≤ H < H
Φ
+20mSv/năm.
+ Vùng ô nhiễm cấp 3: H ≥ H
Φ
+20mSv/năm.
3. Trên diện tích đánh giá còn được xác định các khu vực bị ô nhiễm nồng độ khí
phóng xạ (N > 100Bq/m
3
); khu vực mẫu nước vượt giới hạn an toàn về nồng độ, về
tổng hoạt độ alpha, beta; khu vực có hàm lượng các chất phóng xạ trong cây lương
thực, thực phẩm vượt giới hạn an toàn cho phép.

















24
Chương 5. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT
Điều 47: Yêu cầu công tác lập báo cáo tổng kết
Công tác lập báo cáo tổng kết gồm báo cáo thuyết minh, các bản vẽ và phụ
lục kèm theo.
Báo cáo thuyết minh gồm 2 phần: phần báo cáo kỹ thuật và báo cáo kinh tế.
Số chương mục trong báo cáo, số trang tùy thuộc vào quy mô nhiệm vụ của báo cáo
nhưng phải viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng. Hình thức báo cáo tuân thủ các quy
định hiện hành về báo cáo địa chất môi trườ
ng.
Điều 48: Nội dung báo cáo môi trường
Báo cáo đánh giá chi tiết môi trường cần thể hiện được các nội dung cơ bản
sau:
- Phần mở đầu: cần nêu các cơ sở pháp lý thực hiện đề án; mục tiêu; nhiệm
vụ; các kết quả chính đạt được; đơn vị thực hiện; chủ nhiệm và những người tham
gia chính.
- Chương 1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đế
n môi trường phóng xạ
vùng công tác.
Chương này cần nêu được các vấn đề chính sau: vị trí địa lý vùng công tác;
các đặc điểm địa lý tự nhiên, khí hậu, nhân văn, kinh tế. Chú trọng về các yếu tố tác
động đến quá trình phát tán của môi trường phóng xạ; sự phân bố dân cư và tình
hình sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng liên quan trực tiếp đến môi trường
phóng xạ tự nhiên của vùng nghiên cứu; các tác động của con người đã, đang và sẽ
diễn ra có nguy cơ làm thay đổi môi trường phóng xạ trong vùng nghiên cứu.

Các đặc điểm địa chất khoáng sản, đặc biệt là các đối tượng địa chất liên
quan đến các chất phóng xạ.
Lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản, điều tra môi trường phóng xạ trong
vùng.
Những vấn đề tồn tại và nhiệm vụ đã đặt ra cần giải quyết.
- Chương 2. Phương pháp và kỹ thuật công tác:

×