Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU các sản PHẨM từ gỗ của CÔNG TY cổ PHẦN lâm sản NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.43 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH

Giảng viên hướng dẫn

:

ThS. Nguyễn Bích Ngọc

Sinh viên

:

Nguyễn Thị Kim Phượng

Mã sinh viên

:

11123211

Lớp

:


Kinh tế quốc tế 54D

Chuyên ngành

:

Kinh tế quốc tế

Hệ

:

Chính quy

Thời gian thực tập

:

Đợt II năm học 2015-2016

Hà Nội, 05/2016


LỜI CAM ĐOAN
Em
: Nguyễn Thị Kim Phượng
Lớp
: Kinh tế quốc tế 54D
Mã sinh viên : 11123211
Viện

: Thương mại & Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và số liệu
trong chuyên đề này của em được thực hiện tại Công ty Cổ phần Lâm sản Nam
Định, không sao chép từ bất cứ nguồn nào khác. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước nhà trường về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Phượng

MỤC LỤC

2


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Số trang

1

Bảng 1.1. Tổng hợp các sản phẩm của Công ty Cổ phần Lâm
sản Nam Định

12-13

2


Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2011-2015

15

3

Bảng 1.3. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ sản xuất của
công ty từ năm 2011-2015

20

4

Bảng 1.4. Tỷ giá hối đoái giai đoạn từ 2011-2015

27

5

Bảng 2.1. Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam theo cơ cấu thị
trường năm 2014, 2015

34

6

Bảng 2.2. Những mặt hàng chính trong nhóm hàng gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản


7

Bảng 2.3. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty
NAFOCO giai đoạn từ 2011-2015

38

8

Bảng 2.4. Tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt
hàng giai đoạn 2013-2015

40

9

Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu gỗ theo thị trường của công ty
giai đoạn 2011-2015

43

10

Bảng 2.6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011-2015

43

3


35-36


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Số trang

1

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy và cơ cấu tổ chức của công ty

10

2

Hình 1.2. Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn
2011-2015

15

3

Hình 1.3: Cơ cấu nhân viên công ty năm 2015

17

4


Hình 2.1. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ
2008-2014

32

5

Hình 2.2. Thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
trong 8 tháng năm 2013

33

6

Hình 2.3. Tỷ trọng cơ cấu các loại mặt hàng xuất khẩu của công
ty giai đoạn 2014-2015

41

7

Hình 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn
2011-2015(%)

43

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia và là một trong

những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của ngoại thương. Xuất khẩu diễn ra ở
mọi nơi, trong mọi điều kiện kinh tế và trên mọi lĩnh vực. Với mục đích khai thác
lợi thế so sánh của một quốc gia, xuất khẩu giống như “chiếc chìa khoá” mở ra
những giao dịch kinh tế quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ chủ yếu giúp quốc gia đó
tham nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, từ đó khẳng định vị trí và sức ảnh hưởng
của mình đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gia nhập mạnh mẽ hơn vào quá
trình hội nhập, toàn cầu hóa và dần chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng trong
việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Việt Nam cần biết phát huy lợi thế của các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc biệt trong đó là gỗ. Gỗ là mặt hàng đứng thứ 7
trong bảng xếp hạng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015, đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD (7/24 mặt hàng), đã thu về 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với
năm 2014, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các sản
phẩm gỗ hiện tại đang rất được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới. Ở bất kỳ
4


nơi nào ta cũng đều có thể bắt gặp các sản phẩm gỗ, từ nơi làm việc đến trường học,
bệnh viện hay các hộ gia đình,... Mặt hàng gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc
gia trên thế giới và Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Ở Việt Nam hiện tại có khá
nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm làm từ gỗ, và phần lớn các
doanh nghiệp này tập trung ở miền Bắc nước ta. Một trong những doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng gỗ hàng đầu miền Bắc là Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định. Đây
là doanh nghiệp có bề dày 25 năm trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên
chế biến và xuất khẩu gỗ là một ngành đang rất phát triển không chỉ ở Việt Nam mà
trên toàn thế giới, Công ty Lâm sản Nam Định đang đứng trước sự cạnh tranh khá
gay gắt của doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Việc phân tích tình hình
xuất khẩu của doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó sẽ đem lại những thông tin bổ ích
giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát về tình hình chung, nhận ra mặt tích cực,

mặt hạn chế trong quá trình kinh doanh, từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đó cũng là lý do mà em chọn để tài “Tình
hình xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Phân tích tình hình xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Công ty cổ phần Lâm
sản Nam Định trong giai đoạn 2011-2015. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao
hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Công ty trong thời gian tới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Công ty Cổ phần Lâm sản
Nam Định.
Đối tượng khảo sát: Khảo sát và phân tích môi trường bên trong và bên
ngoài công ty có liên quan đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
• Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Lâm sản
Nam Định. Các số liệu sử dụng trong đề tài được nội bộ công ty cung cấp từ năm
2011 đến năm 2015


4.

Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng các phương pháp:
Phương pháp thống kê: thống kê giá trị xuất khẩu của công ty.

Phương pháp phân tích: dựa vào các số liệu đã thu thập được phân
tích,đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.
5


5.

Phương pháp logic: tổng kết, đánh giá hiệu quả xuất khẩu của công ty.

Kết cấu

Kết cấu của chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của công ty cổ
phần Lâm sản Nam Định.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của
công ty cổ phần Lâm sản Nam Định

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Lâm sản Nam Định
Tên công ty: Công ty cổ phần lâm sản Nam Định
Tên giao dịch quốc tế: Nam Định Forest Products Joint Stock Company
Tên viết tắt: NAFOCO
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Trụ sở chính: Lô C1 Đường D2 Khu Công Nghiệp Hòa Xá, Xã Lộc Hoà, tp.
Nam Định, Nam Định, Việt Nam
Năm thành lập: năm 1991
Email:
Điện thoại : 0350.384.3091 Fax: 0350.367.6790

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định được thành lập theo quyết định số
48/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh ký ngày 13 tháng 7 năm 1991 ,
với tên gọi ban đầu là "Xí nghiệp chế biến và kinh doanh Lâm sản Hà Nam Ninh"
trực thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Nam Ninh.
Khi mới thành lập, xí nghiệp là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trụ
sở chính của xí nghiệp đặt tại 207 phố Minh Khai- thành phố Nam Định. Ngoài ra,
xí nghiệp còn có chi nhánh đặt tại thị trấn Lắc-xao tỉnh Poly-khăm-xây Lào.Từ năm
1991-1994, toàn bộ nguyên liệu gỗ của công ty được tiến hành thu gom về chi
nhánh tại Lào, sau đó chuyên trở về Nam Định. Hoạt động của công ty trong giai
đoạn này chủ yếu là kinh doanh gỗ nguyên liệu và sản xuất chế biến bàn ghế trong
nước. Năm 1994 xí nghiệp được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định đã
bán chi nhánh tại Lào do hoạt động kinh doanh không hiệu qủa. Từ đó công ty tiến
hành thu mua nguyên vật liệu ở các thị trường trong nước là chủ yếu.
6


Ngày 25-5-1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ra Quyết định số 553/QĐUB cho phép Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Lâm sản Nam Định, chuyển trụ sở về
Km số 4 - Đường 21 Lộc Hoà - Nam Định và kể từ đó đến nay là trụ sở chính của
công ty. Cũng từ thời gian đó công ty được hoạch toán và kinh doanh độc lập, có tài
khoản ngân hàng riêng. Tuy nhiên vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Năm 1997 do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, công ty đã tiến hành
chuyển đổi từ sản xuất các mặt hàng bàn ghế bán trong nước sang kinh doanh xuất
khẩu. Công ty cũng tiến hành sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm khác như: ván lát
sàn, tủ đựng quần áo, bàn ghế gỗ.
Năm 1998 do hoạt động kinh doanh phát triển, khả năng sản xuất không thể
đáp ứng hết nhu cầu nên công ty đã xin Ủy ban nhân dân tỉnh NamĐịnh khu đất ở
ga Trình Xuyên để xây dựng xưởng chế biến gỗ Trình Xuyên.
Ngày 26-04-1999, căn cứ quyết định 458/1999/ QĐ-UB của Ủy ban nhân dân
tỉnh Nam Định, công ty tiến hành chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

sang doanh nghiệp cổ phần và lấy tên là Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định.
Năm 2004, công ty tiến hành mở rộng thêm một xưởng sản xuất chế biến gỗ
Xuất khẩu Hoà Xá với diện tích 3200m 2. Từ năm 2004 đến nay, công ty luôn tiến
hành mở rộng thị trường và chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh sang hoạt động
kinh doanh xuất khẩu. Trong nước chỉ tiến hành buôn bán gỗ nguyên liệu
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Cao nhất là Hội đồng quản trị, sau là
Ban Giám đốc, các phòng ban giúp việc và các đơn vị trực thuộc.
Hội đồng quản trị: Gồm 5 người (1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 Phó Chủ
tịch hội đồng quản trị, 3 thành viên hội đồng quản trị. Hiện tại chủ tịch hội đồng
quản trị công ty là ông Bùi Đức Thuyên)
Ban Giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc.
Công ty hiện tại có 6 phòng ban:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính
+ Phòng Kế toán - Tài vụ
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
+ Phòng Kinh doanh
+ Phòng Xuất - Nhập khẩu
+ Phòng Nguyên vật liệu
Hình 1.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY NAFOCO
7


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Tổ
chứchành
chính

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế
toántài vụ

Phòng
Kế
hoạchkỹ
thuật

Phòng
Kinh
doanh

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Xuất nhập
khẩu

Xí nghiệp chế biến lâm
sản Nam

Định(16.000m2)
Xí nghiệp chế biến gỗ
xuất khẩu Hoà
Xá(32.000m2)
Xưởng chế biến gỗ
Trình Xuyên(7000m2)

Nguồn: Phòng Tổ Chức- Hành Chánh công ty NAFOCO

8

Phòng
nguyên
vật liệu


1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị( Broad of management): được chọn trong đại hội đồng cổ
đông, có chức năng hoạch định có chiến lược cho toàn bộ công ty, tiến hành bổ
nhiệm ban giám đốc và các vị trí chủ chốt của công ty. Hội đồng quản trị đưa ra các
quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức, quyết định cho các vấn đề có liên quan đến hơn
50% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện
của công ty trước pháp luật về quá trình kinh doanh của công ty và cũng là đại diện
pháp nhân của công ty.
Ban giám đốc do hội đồng cổ đông bổ nhiệm, trong đó Giám đốc là người
trực tiếp điều hành hoạt động quản lý của công ty và chịu trách nhiệm trước chủ tịch
hội đồng quản trị về nhiệm vụ được phân công. Giám đốc có quyền sắp xếp nhân sự
hay phương thức quản lý hoạt động của công ty trong phạm vi được uỷ quyền. Các
phó giám đốc có trách nhiệm cùng với giám đốc thực hiện công việc quản lý các
hoạt động hàng ngày, cũng như việc lập mục tiêu, thực hiện và kiểm tra. Các phó

giám đốc cũng do hội đồng quản trị bổ nhiệm, vừa chịu sự chi phối của hội đồng
quản trị, vừa tuân theo sự chỉ đạo của giám đốc.
Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty ( ban giám
đốc và trưởng cán bộ các phòng ban) trong việc bố trí tuyển dụng và đào tạo lao
động, đảm bảo tính an toàn cho người lao động, giải quyết các vấn đề khó khăn của
người lao động.
Phòng Kế toán- Tài vụ tiến hành ghi chép sổ sách về các hoạt động kinh
doanh; các phát sinh của công ty về nguyên vật liệu, thu chi; phân tích và đánh giá
tình hình tài chính để từ đó Ban giám đốc có các chính sách điều chỉnh hoạt động
của công ty.
Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật : Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, thực
hiện kiểm tra, giám sát quy trình, công nghệ sản xuất. Phòng còn tổ chức sản xuất
sao cho kịp với tiến độ kế hoạch kinh doanh, đảm bảo đủ hàng hoá về cả mặt chất
lượng và số lượng trong khoảng thời gian hợp lý để kịp giao sản phẩm cho khách
hàng.
Phòng Kinh doanh có chức năng tìm kiếm khách hàng, tiến hành cùng với
giám đốc đàm phán ký kết hợp đồng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, theo dõi
tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu của công ty, điều tra khảo sát
thị trường, lập kế hoạch Marketing và kinh doanh hiệu quả. Kết hợp với các phòng
ban khác nhằm đảm bảo kịp tiến độ, cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty.
9


Phòng Xuất-Nhập khẩu: Là phòng có vị trí rất quan trọng trong công ty, nó
quyết định số lượng hợp đồng có thể có với khách hàng nước ngoài. Phòng có
nhiệm vụ dịch các thông tin trao đổi với khách hàng cho giám đốc và các phòng ban
khác. Phòng phải thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị các giấy tờ thủ tục cần thiết cho việc
đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu như: thực hiện khai báo hải quan, xin
giấy chứng nhận xuất sứ (C/O), giấy chứng nhận khử trùng,...
Phòng Nguyên vật liệu có chức năng kiểm tra, lưu trữ máy móc, thiết bị,

nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, hàng tồn kho của công ty. Phòng cũng cung
cấp các trang thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Các phòng ban tuy có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng luôn có sự
phối kết hợp với nhau để hoàn thành tốt mục tiêu chung của công ty.
1.2. Giới thiệu sản phẩm và quy trình công nghệ của công ty
1.2.1. Sản phẩm của công ty
Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản
phẩm từ gỗ như hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng
cơ bản, mộc công cụ trong nước và xuất khẩu
Sản phẩm chủ yếu: Bàn ghế ngoài trời được sản xuất từ gỗ rừng trồng Acacia
Bảng 1.1: Tổng hợp các sản phẩm của Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định
STT

MỨC GIÁ
(đồng)

SẢN PHẨM

1

Bàn Applaro bar

797,000

2

Bàn Applaro chân gate 80x56

457,000


3

Ghế cong Applaro

318,000

4

Bình phong Slatto

1,280,000

5

Ghế Bench 114

560,000

6

Sọt gỗ 98x50

584,000

7

Thùng chứa đồ 122x50

8


Bàn vuông 60x62

1,300,000
210,000
10


9

Bàn ghế Askholmen

1,150,000

10

Bàn bán nguyệt 70x44

199,000

11

Ghế gập Askholmen

197,000

12

Hộp trồng hoa

273,000


13

Tấm kê runnen 0.81m2

197,000

14

Giá treo tường 68x27

87,000

15

Hộp chứa đồ 80x41

595,000

16

Sọt gỗ 50x50

310,000

17

Askholmen kệ góc

205,000


18

Bàn Applaro gate 20/77/133x62

850,000

19

Ghế Applaro

520,000

20

Tủ bếp Applaro 77x58

21

Bàn bán nguyệt gập 70x44

22

Bàn Helnas 179x86

1,550,000

23

Bàn helnas mini 139x76


1,310,000

24

Ghế đôn 33x33

210,000

25

Ghế tựa helnas mini 120x49

830,000

26

Ghế không tựa helnas 157x42

699,000

27

Ghế không tựa helnas mini 120x33

470,000

28

Ghế tựa helnas 179x57


1,250,000
220,000

1,129,000
Nguồn: Phòng kế toán của công ty

1.2.2. Quy trình công nghệ của công ty
Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm đồ gỗ hàng
năm đều có xu hướng tăng cao, để đứng vững trên thương trường và thu hút được
11


khách hàng, Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định đã chủ động đầu tư vốn nhằm
hiện đại hoá công nghệ sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Công
ty đã đầu tư nhiều thiết bị chuyên dùng đồng bộ như máy cưa, máy cắt, máy bào,
máy khoan, máy đánh bóng... hiện đại, đủ trang bị cho 3 dây chuyền sản xuất, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty hiện nay đang có 1 hệ thống
sấy gỗ gồm 18 lò sấy hơi nước tự động và nhiều dây truyền chế biến sản xuất khác
như dây chuyền chế biến gỗ tinh chế, dây chuyền sản xuất ván thép thanh, dây
chuyền sơn hiện đại.
Công đoạn sản xuất:
Công đoạn 1: Tổ phục vụ tiếp nhận nguyên vật liệu chính là gỗ tròn(gỗ rừng
trồng 100% bao gồm gỗ keo,gỗ thông) mua từ khách hàng,qua công đoạn xẻ sơ chế
bằng máy cưa vòng đẩy sang công đoạn xẻ phôi bằng các máy cưa đĩa sau đó sau đó
đưa vào lò sấy hơi nước,thời gian sấy,thời gian sấy từ 7 đến 10 ngày mới đảm bảo
đủ độ ẩm cho phép.
Công đoạn 2: Tổ mộc máy tiếp nhận gỗ đã được sấy lần lượt qua các máy từ
pha cắt chi tiết đến bào thẳm,cắt mộng,trà nhám hoàn chỉnh các chi tiết sản phẩm
Công đoạn 3: Tổ mộc tay (tổ lắp ráp) tiếp nhận các chi tiết sản phẩm đã hoàn

chỉnh từ tổ mộc máy để lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm.
Công đoạn 4: Tổ hoàn thiện tiếp nhận các sản phẩm đã được lắp ráp hoàn
chỉnh,lau chuốt lại lần cuối cùng để đóng vào bao bì bảo quản.
Công đoạn 5: Phòng kỹ thuật (K.C.S)kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi
đóng hàng cào hộp để nhập kho thành phẩm
1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 20112015
Sau 25 năm hoạt động trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm gỗ, công ty đã
đạt được không ít những thành công. Đặc biệt đến năm 2011, NAFOCO trở thành
một trong những doanh nghiệp có sản phẩm gỗ xuất khẩu hàng đầu của miền Bắc.
Năm 2011 là năm mà công ty đã có những thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự và
xây dựng chiến lược mới, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Mỹ và
Trung Đông. Nhờ đó mà hoạt động của công ty có nhiều khởi sắc. Một trong những
tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chính là kết quả kinh
12


doanh của công ty giai đoạn 2011 đến 2015. Đây có thể coi là giai đoạn phát triển
rực rỡ nhất của công ty cho đến thời điểm hiện tại.

Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: triệu VND
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014


Tổng doanh thu

362,585

381,669

508,327

533,226

695,609

Tổng chi phí

346,097

364,318

489,315

512,500

672,642

16,488

1
7,351


1
9,012

2
0,726

2
2,967

4,121

4,338

4,753

4,559

5,053

12,367

13,013

14,259

16,167

17,914

Lợi nhuận trước

thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận
thuế

2015

sau

Nguồn: Phòng kế toán của công ty
Hình 1.2. Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: triệu đồng

13


Nguồn: Phòng kế toán của công ty
Như trên bảng 1.2 và hình 1.2, ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty đang theo chiều hướng phát triển tốt. Doanh thu cũng như lợi
nhuận của công ty tăng đều qua các năm.Năm 2011 doanh thu công ty đạt 362,585
triệu đồng và lợi nhuận đạt 12,367 triệu đồng thì đến năm 2015 doanh thu tăng gấp
1,9 lần đạt 695,609 triệu đồng và lợi nhuận tăng gấp 1,5 đạt 17,914.Để đạt được
mức doanh thu như trên công ty cũng bỏ ra một khoản chi phí đáng kể (trung bình
tổng chi phí chiếm 90% tổng doanh thu). Theo số liệu Phòng kế toán công ty cung
cấp thì trung bình hằng năm công ty đã chi cho nguyên liệu đầu vào nhiều nhất( hơn
70% tổng chi phí), chi phí cho đầu tư trang thiết bị nhà xưởng chiếm khoảng 15%
tổng chi phí, phần còn lại là các chi phí khác như lương nhân viên, chi phí cho
marketing,... Năm 2011 tổng chi phí chỉ đạt mức 346,097 triệu đồng thì tới năm
2015 con số ấy đã lên tới 672,642 triệu đồng tăng cùng mức tăng của doanh thu.
Điều đó có thể dễ dàng hiểu được bởi muốn tăng doanh thu thì chi phí cũng phải

tăng tuy nhiên việc tổng chi phí bám sát tổng doanh thu như hiện nay là điều mà
công ty cần xem xét lại và đưa ra những biện pháp tối thiểu hóa chi phí.
1.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ
gỗ của công ty
1.4.1. Phân tích yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty
1.4.1.1. Nguồn nhân lực
Tính đến nay, công ty có hơn 2200 nhân viên bao gồm: trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp và lao động phổ thông. Trong đó: Đại học chiếm 8,83 %, cao đẳng:
6,08 %, trung cấp chiếm 2,94 % và lao động phổ thông là đa phần với 82,15% tổng
số nhân viên công ty.
Nguồn: Phòng Tổ chúc hành chính của công ty
Công ty luôn luôn coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm
phát huy và khai thác tốt nhất các thiết bị, công nghệ mới. Với nhiều hình thức đào
tạo, hiện nay, công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ đại học ở
14


nhiều chuyên ngành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đảm bảo tự thiết kế, sản
xuất nhiều mẫu mã sản phẩm mới để chào hàng và được khách hàng ở nhiều nước
ký hợp đồng tiêu thụ.
Lao động trong khối hành chính của công ty chiếm 14.5% tổng số nhân viên
công ty( theo báo cáo cuối năm 2015 của Phòng Tổ chức - Hành chính). Khối hành
chính là khối yêu cầu lao động có trình độ cao. Bởi đây là khối lao động chịu trách
nhiệm đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty bao gồm. Chính vì vậy
công ty thường tuyển chọn nhân viên cho khối này là các lao động có trình độ đại
học, cao đẳng và trung cấp.
Lao động trong khối sản xuất và vận hành chiếm 85.5% tổng số nhân viên
công ty, trong đó lao động phổ thông chiếm 82.15%, chỉ có 3.35% nhân viên thuộc
khối là có trình độ cao đẳng và trung cấp. Ở khối sản xuất và vận hành, ngoài lực
lượng công nhân viên chính thức, công ty còn tiến hành thuê các lao động hoạt động

theo hợp đồng sản xuất. Việc tuyển thêm lao động bên ngoài không gặp nhiều khó
khăn. Lao động có tay nghề có nguồn cung cấp khá đầy đủ từ các trường dạy nghề
hoặc từ các làng nghề mộc tại Nam Định như làng gỗ La Xuyên,… Việc đào tạo tại
xưởng là 3 đến 6 tháng nhưng thực tế để biết việc và có thể thực hành chỉ mất
khoảng 2 đến 4 tháng. Mặc dù vậy, lực lượng lao động này không cố định, thay đổi
theo các thời kỳ. Điều này gây sự khó khăn trong công tác quản lý, làm giảm năng
suất lao động của công ty.
Ta có thể thấy rằng, số lượng lao động của công ty có trình độ cao và kinh
nghiệm trong việc quản lý cũng như việc sản xuất vận hành còn khá thấp. Trong khi
đó, nguồn nhân lực luôn được coi là yếu tố hàng đầu tác động đến chất lượng cũng
như số lượng của sản phẩm. Chính vì vậy việc chú trọng đào tạo nhân lực là rất cần
thiết để tạo tiền đề cho sản phẩm, từ đó tạo nên lợi thế cho hoạt động xuất khẩu.
1.4.1.2. Công nghệ sản xuất
Theo số liệu của phòng kế toán, công ty thường dùng trung bình khoảng 8%
lợi nhuận để tiến hành tái đầu tư trang thiết bị mỗi năm. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ
trung bình của ngành. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành vay vốn từ ngân hàng để
phục vụ cho công nghệ sản xuất.
Công ty đã đầu tư 100% máy móc thiết bị được mua là thiết bị mới, 80% máy
móc nhập từ nước ngoài trong đó 50% được nhập từ Đài Loan, 30% nhập từ Ý và
Đức. Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm đồ gỗ hàng năm
đều có xu hướng tăng cao nhưng đồng thời cũng phải cạnh tranh quyết liệt với sản
15


phẩm cùng loại của Trung Quốc, Malaysia... là những nước khá phát triển ở lĩnh vực
này, để đứng vững trên thương trường và thu hút được khách hàng, Công ty đã chủ
động đầu tư vốn nhằm hiện đại hoá công nghệ sản xuất, tăng nhanh sức cạnh tranh
cho sản phẩm xuất khẩu. Nói về quá trình sản xuất, ông Bùi Đức Thuyên - Chủ tịch
Hội đồng Quản trị công ty chia sẻ: “Đối với doanh nghiệp chế biến các mặt hàng gỗ
xuất khẩu, điều quan trọng đầu tiên là khâu xử lý gỗ trước khi đưa vào chế biến ra

thành phẩm. Khâu này đòi hỏi phải đạt ngang trình độ quốc tế, nếu không doanh
nghiệp không thể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh ngày càng quyết liệt”. Nhận thức rõ
điều đó, công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng 6 lò sấy hơi nước,
với thiết bị, công nghệ đồng bộ, hiện đại và tiên tiến trên thế giới của ngành chế biến
gỗ nhập khẩu từ Italia, với công suất sấy 260m3 gỗ/lần. Điều này cho thấy công ty
rất chú trọng mặt máy móc và thiết bị. Mức độ trang bị về máy móc và thiết bị như
hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, trang thiết
bị máy móc đều được mua ngoài nên chi phí lớn và gây khó khăn cho việc sản xuất
các mẫu tự thiết kế. Nếu công ty có một đội ngũ nghiên cứu để cải tiến hoặc tự chế
tạo ra máy móc thiết bị cho riêng mình thì đó sẽ là lợi thế lớn cho sản phẩm cũng
như góp phần khẳng định vị trí của công ty trên thị trường.
Nhìn chung số lượng máy móc thiết bị của công ty tương đối đầy đủ để phục
vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, nó có tác dụng không nhỏ đến chất lượng sản
phẩm và sản lượng của công ty. Tuy nhiên, lực lượng nhân viên công ty đủ khả năng
để tiếp thu dây truyền công nghệ còn chưa cao. Công ty cũng chưa có đội ngũ giám
sát chất lượng sản phẩm từng khâu, do đó tỷ lệ hàng phế phẩm còn đáng kể dẫn đến
tăng chi phí.
1.4.1.3. Nguồn nguyên liệu
Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những
năm trở lại đây. Các doanh nghiệp chế biến gỗ thường đang hoạt động trong các lĩnh
vực sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong
nước và xuất khẩu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của hơn
120 quốc gia thông qua hơn 2.500 doanh nghiệp. Những thị trường tiêu thụ sản
phẩm gỗ lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, cùng với sự
tăng trưởng của ngành, lĩnh vực chế biến gỗ hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó
khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu.

16



Gỗ là nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho ngành chế biến gỗ, chiếm 6070% trong giá thành sản phẩm. Hiện tại việc thu mua nguyên liệu của Công ty theo
hai nguồn là thu mua trong nước và nhập khẩu.


Đối với nhà cung cấp trong nước: giai đoạn trước năm 2010, lượng gỗ phục vụ cho
hoạt động sản xuất trong nước vẫn còn thiếu trầm trọng. Theo số liệu của trung tâm
phát triển nông nghiệp Việt Nam, phần lớn đất rừng(5 triệu ha) là do các lâm trường
quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý, trong khi khoảng 3,1 triệu ha đã
được giao cho hộ gia đình và cá nhân. Ta có thể thấy các nhà cung cấp khá tập trung
nhưng phần lớn thực hiện hoạt động theo chính sách quản lý của nhà nước nên việc
thu mua gỗ trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Công ty NAFOCO cũng thường
mua gỗ trong nước để phục vụ kịp cho hợp đồng sản xuất. Nhưng đối tác không cố
định và giá thành gỗ thường sẽ cao do sức ép từ nhà cung cấp. Từ năm 2011 đến
nay, khó khăn về thu mua nguyên liệu gỗ của các doanh nghiệp chế biến gỗ nói
chung và công ty NAFOCO nói riêng đã được hạn chế, do chính sách trồng rừng của
nhà nước, đến năm 2015 đã cung ứng được khoảng 70% sản lượng nguyên liệu gỗ
cho xuất khẩu.



Đối với nhập khẩu nguyên liệu: Công ty chủ yếu nhập gỗ từ Indonesia. Tuy nhiên
giá nhập khẩu thất thường, phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và tình hình thị trường
quốc tế.
Ngoài ra, công ty cũng nhập khẩu một số phụ kiện từ các nước khác để phục
vụ cho sản xuất.
Bảng 1.3: Giá trị nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ sản xuất của công ty từ
năm 2011-2015(đơn vị: 1000USD)
Mặt hàng nhập/nước
nhập
Phụ kiện/ Trung Quốc


2011

2012

2013

2014

2015

1,060.55

1,076.47

1,083.94

1,222.19

1,138.50

Dầu phủ/Đan Mạch

587.65

628.35

1,459.44

1,218.57


1,056.73

Keo ghép/Singapore

72.87

89.59

137.56

105.32

244.87

Ván MDF/Thái Lan

89.78

92.47

54.40

94.95

127.33

Lưới PE/ Đài Loan

475.00


Máy móc thiết bị/ Trung

1,049.89
17


Quốc
Tổng

1,810.85

1,886.88

2,735.34

2,641.03

4,111.62

Nguồn: Phòng kế toán của công ty
Nhìn bảng ta có thể thấy, các nguyên liệu phụ trợ phục vụ cho sản xuất, công
ty nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc với giá trị 1,060,550USD, chiếm 58% tổng giá
trị nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ trong năm 2011. Đến năm 2015, giá trị nhập khẩu
nguyên liệu phụ trợ từ Trung Quốc tăng gấp 2 lần so với năm 2011, đạt 2,188,390
USD. Một số nguyên liệu phụ trợ quan trọng như dầu phủ, keo ghép, ván MDF, lưới
PE được công ty nhập khẩu ổn định từ các nước Đan Mạch, Singapore, Thái Lan,
Đài Loan. Công ty NAFOCO đã tìm cho mình những nhà nhập khẩu tin cậy và duy
trì nhập khẩu từ những nhà cung cấp đó.
1.4.1.4. Giá bán của công ty

Theo bảng 1.1, giá cả của các sản phẩm đồ gỗ của công ty dao động ở mức từ
300.000 đồng cho đến 1.500.000 đồng. Trong khi các sản phẩm của công ty đều
được sản xuất từ gỗ nhập, chất lượng tốt. Mức giá này phù hợp với thu nhập của
người dân nước ta cũng như thu nhập của người dân ở các nước mà công ty xuất
khẩu sang như EU, Mỹ, Nhật Bản,...(hầu hết là các nước có mức sống cao). Chính
vì thế mức giá bán các sản phẩm của công ty được người tiêu dùng chấp nhận. Bên
cạnh đó, giá cả cũng tương đối đa dạng, có đủ giá cả từ bình dân cho đến cao cấp.
Việc đưa ra giá cả các sản phẩm gỗ chủ yếu là dựa trên chi phí như chi phí đầu vào,
chi phí sản xuất… và kết hợp với việc tham khảo giá cả của các đối thủ cạnh tranh.
1.4.1.5. Hoạt động mở rộng thị trường của công ty
Các sản phẩm của công ty đã có mặt trên cả nước cũng như trên khá nhiều thị
trường như các nước EU, Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên thì mức độ phổ biến của sản
phẩm chưa cao. Đó là do hoạt động mở rộng thị trường của công ty chưa thực sự có
hiệu quả.
Trước hết, để mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt
động nghiên cứu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất kinh
doanh phải tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và
để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, họ luôn phải xem xét đánh giá
thị trường với những biến động không ngừng của nó. Nghiên cứu thị trường là công
cụ giúp cho doanh nghiệp hiểu khách hàng và có thể chinh phục khách hàng thông
18


qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị
trường bán hàng của doanh nghiệp. Thực chất nghiên cứu thị trường là nghiên cứu
khách hàng cuối cùng cần hàng hoá sử dụng để làm gì? Nghiên cứu khách hàng
trung gian có nhu cầu và khả năng đặt hàng như thế nào? Có thể nói nghiên cứu thị
trường bán hàng như một công cụ khoa học để tìm hiểu điều mà khách hàng mong
muốn cũng như xác định lượng cung ứng đối với sản phẩm, dịch vụ và giá. Nghiên
cứu thị trường là xuất phát điểm để hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp, từ đó tiến hành lập ra các chiến lược kinh doanh và chính sách thị trường.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thị trường và thị hiếu của khách hàng, nhìn chung
chưa được công ty NAFOCO đánh giá cao. Do hoạt động nghiên cứu thị trường
chưa được quan tâm và chú trọng nhiều, chưa có được các nguồn lực chuyên sâu để
phát triển công tác này, vậy nên việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn gặp rất
nhiều khó khăn. Những sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của công ty một phần được thiết
kế theo đơn đặt hàng, nhận sản xuất gia công hàng xuất khẩu theo mẫu mã thiết kế
của khách hàng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, công ty cũng đã chú ý
hơn đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm theo thị hiếu của
khách hàng để nâng cao giá trị gia tăng cho đồ gỗ nhưng vẫn chỉ ở mức độ thấp.
Để mở rộng thị trường , bên cạnh nghiên cứu thị trường thì Marketing có vai
trò khá quan trọng. Marketing có thể coi là cầu nối trung gian giữa hoạt động của
doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị
trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm
vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập
hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải
xuất phát từ thị trường. Nhận biết được tầm quan trọng của Marketing, NAFOCO đã
tiến hành đầu tư cho hoạt động này, nhưng mức đầu tư còn thấp. Công ty chưa có
chuyên viên phục vụ cho hoạt động Marketing, chủ yếu Marketing được thực hiện
dưới sự kết hợp của các phòng kế toán, kế hoạch và xuất nhập khẩu. Hoạt động
Marketing của NAFOCO còn mang tính chất sơ khai: phân phát catalogue để giới
thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty chưa khai thác được
lợi thế marketing từ các kênh truyền thông và mạng internet. Trang Web hay
facebook của công ty còn nghèo nàn và hầu như không có sự cập nhật thông tin mới
về sản phẩm cũng như các hoạt động của công ty.
Ngoài ra, việc tìm kiếm khách hàng của công ty chủ yếu là qua giới thiệu.
Công ty nắm bắt được mình là doanh nghiệp nhỏ nên tiến hành chủ động liên kết với
19



các khách hàng lớn nhằm tạo đầu ra cho sản xuất. Điều này cần được ban lãnh đạo
công ty xem xét thêm và có các biện pháp cải thiện để từ đó giúp công ty mở rộng
thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh xuất khẩu
1.4.2. Phân tích yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công
ty
1.4.2.1. Thị trường tiêu thụ
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm
thu về 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014. Năm 2015, Việt Nam là quốc gia
xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới. Với vị trí này, Việt Nam trở thành nơi cung
cấp các sản phẩm gỗ được người tiêu dùng trên thế giới đặc biệt chú ý. Điều này là
cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói
chung và công ty NAFOCO nói riêng mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó tăng kim
ngạch xuất khẩu của công ty.
Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu của Việt Nam là Hoa
Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 65,3% tổng giá trị xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị
trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 762,46
triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2014. Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt
Nam là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 305,77 triệu USD, giảm 1,6% so với
năm 2014.Thị trường nhập khẩu đứng thứ ba là Trung Quốc đạt 289,32 USD, giảm
11,3% so với năm 2014. Trong tương lai, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang thị
trường này sẽ còn sụt giảm nhiều hơn nữa. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu sang
Trung Quốc giảm là do trước đây Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm thô, nhưng hiện
nay Việt Nam đang hạn chế xuất khẩu mặt hàng này.
Xét về yếu tố tăng trưởng xuất khẩu, một số thị trường có giá trị xuất khẩu
tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Hồng Kông đạt 34.63 triệu USD,
tăng 61,6%; thị trường Ấn Độ, đạt 18,36 triệu USD, tăng 60,8%; thị trường Hà Lan
đạt 26,68 triệu USD, tăng 35%. Đặc biệt một số thị trường tại EU như Đức, Anh với
giá trị tăng trưởng lần lượt là 11,7% và9,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó,
một số thị trường lại có kim ngạch nhập khẩu gỗ giảm như Singapore giảm 26,5%,
Bỉ giảm 10,4% và Italy giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2016, ngành gỗ có chủ trương giữ vững các thị trường truyền thống,
trong khi đó sẽ tìm cách để mở rộng sang các thị trường mới như Nga, Chile, Peru…
20


cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc, Singapore,... Nhìn chung, tuy
còn tồn tại những biến động nhưng Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường đồ gỗ
quốc tế, hơn nữa các thị trường xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang ngày càng được mở rộng
cùng việc Việt Nam kí kết các hiệp ước, điều này tạo thuận lợi lớn cho các doanh
nghiệp chế biến gỗ của nước ta trong đó có công ty cổ phần Lâm sản Nam Định.
1.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Các sản phẩm từ gỗ luôn được ưa chuộng và xuất hiện ở hầu khắp các gia
đình, nơi làm việc,... trên thế giới. Chính vì vậy mà ngành sản xuất và chế biến gỗ
trở nên khá phổ biến, đặc biệt là với các nước có nên nông nghiệp phát triển. Điều
đó kéo theo số lượng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ là
rất lớn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày một tăng. Công ty Cổ phần lâm
sản Nam Định cũng phải chịu áp lực rất lớn từ sự cạnh tranh gay gắt này.
Ở nước ta, ngành sản xuất lâm sản là một ngành sản xuất phân tán, phân tán ở
các tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất là ở TP.HCM, tiếp đến là Hà Nội, Hải Phòng.
Số lượng của các doanh nghiệp chế biến gỗ là rất lớn, nhưng trong các doanh nghiệp
không có doanh nghiệp nào chi phối thị phần, nên đây là một ngành cạnh tranh khá
bình đẳng.
Theo khảo sát của Cục thống kê, khoảng 75% tổng giá trị xuất khẩu đồ
gỗ ở Việt Nam là do khoảng 45 công ty chiếm giữ, trong đó có Công ty Cổ phần chế
biến Gỗ Thuận An. Xét về quy mô công nghệ ngành tinh chế sản phẩm gỗ hoàn
chỉnh và chất lượng cao của đồ gỗ thì Gỗ Thuận An là một trong số những công ty
hàng đầu tại Việt Nam với tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ trong tổng giá trị xuất khẩu
gỗ của cả nước là 10%. Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An được thành lập từ
tháng 01/2002, là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trong đó chủ
yếu là khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

với các thị trường như: Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á. Công ty đã được cấp chứng
nhận hệ thống tiêu chuẩn FSC&COC và ISO 9001:2000. Năm 2005 và năm 2006
Công ty được bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín, được tặng bằng khen
và thưởng xuất khẩu năm 2005 là 300 triệu đồng. Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Gỗ
Thuận An đã nhiều năm liền cạnh tranh được về mặt chất lượng sản phẩm với các
nước Asean như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... trên thị trường châu Âu, Mỹ... Gỗ
Thuận An có khá nhiều điểm mạnh đáng chú ý như: nguồn tài chính mạnh với vốn
điều lệ là 104 tỷ đồng. Công ty có lợi thế về nguồn nguyên liệu, vì đa phần cổ đông
21


là các công ty cao su lớn ở khu vực Miền Đông, nơi nguồn nguyên liệu cao su thanh
lý khá tập trung. Hàng năm công ty có thể sản xuất khoảng 60.000 m 3 phôi cao su,
cóthể sản xuất 30.000 m3 gỗ cao su tinh chế và sản xuất được khoảng 70.000 m 3 ván
MDF. Công ty cũng đã xây dựng được mối quan hệ và mức độ tín nhiệm với Tổng
Công ty cao su Việt Nam và các Công ty cao su thành viên cũng như các đối tác
chiến lược trong và ngoài nước. Ngoài ra Thuận An còn sở hữu quy trình sản xuất
khép kín với những dây chuyền chế biến gỗ hiện đại được nhập từ Ý, Nhật và Đài
Loan, từ đó cho ra những sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời với việc sở hữu
thương hiệu T.A.C có tiếng trên thị trường, công ty đã đứng đầu trong lĩnh vực chế
biến gỗ ở nước ta. Bên cạnh đó, Thuận An cũng gặp phải khó khăn khi đội ngũ nhân
sự điều hành còn thiếu, chưa đáp ứng được mức độ mở rộng và phát triển của Công
ty và chưa được được đào tạo bài bản. Công ty cũng không chú trọng khai thác thị
trường nội địa mà tập trung nhiều vào xuất khẩu, chiếm trên dưới 95% trên tổng
doanh thu hằng năm. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa là các loại phôi
gỗ cao su sấy và các loại ván ép bán cho các nhà máy tinh chế trên các địa bàn thành
phố Hồ chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh...
Một cái tên khác đáng được chú ý trên thị trường gỗ Việt Nam, đó là
công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành (với tỷ trọng giá trị xuất khẩu gỗ trong
tổng giá trị xuất khẩu gỗ của cả nước là 7%). Công ty được khởi nguồn từ một

xưởng sơ chế gỗ ở vùng cao nguyên tỉnh Đắk Lắk vào năm 1993 với khoảng 30
công nhân cùng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị thô sơ nên việc sản xuất chỉ đủ cung
cấp cho các công trình xây dựng ở các tỉnh trong nước và một số xuất khẩu thông
qua các công ty trung gian - thương mại có chức năng xuất nhập khẩu. Sau 7 năm
hoạt động, vào năm 2000, Công ty đã mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên của tỉnh Bình Dương. Và hiện nay, dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Tập đoàn – ông Võ Trường Thành, công ty đã phát triển thành
công ty mẹ của Tập đoàn Trường Thành bao gồm 07 đơn vị thành viên với hơn 6500
cán bộ nhân viên và cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Châu
Âu, đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ở Việt
Nam. Công ty đã nhận được rất nhiều giải thưởng sau 23 năm hoạt động: giải "Sao
Bạch kim Chất lượng Quốc tế 2007” , giải "Sao Vàng Đất Việt TOP 100", cúp TOP
TEN CHẤT LƯỢNG HỘI NHẬP WTO năm 2007, cúp vàng “Chất lượng và Uy tín

22


Thương mại Châu Âu" 2007 , Giải thưởng “Doanh nghiệp Xuất khẩu Uy tín" 3 năm
liên tục 2004, 2005, 2006,...
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty NAFOCO cũng phải đối
mặt với các đối thủ nước ngoài như: Trung Quốc, Đức, Italia. Hiện nay, Malaysia là
“đại gia” lớn trong ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại khu vực Đông
Nam Á và là đối thủ của Việt Nam trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu đồ gỗ.
Ngành công nghiệp này hiện đang sử dụng hơn 300.000 lao động tại hơn 1202 nhà
máy, đóng góp thường xuyên hàng năm khoảng 7 tỷ USD cho nên kinh tế Malaysia.
Năm 2008, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Malaysia đạt kim ngạch
khoảng 8 tỷ USD, năm 2009 là 6,9 tỷ USD, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tuy
hiện nay, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Đông Nam Á
nhưng vẫn không thể xem nhẹ các đối thủ tại khu vực, đặc biệt là Malaysia.
Malaysia có các ưu thế nhất định:

- Có lợi thế về nguồn nguyên liệu gỗ phong phú, đa dạng về chủng loại. Hiện
Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ xẻ nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nước xuất
khẩu lớn thứ hai về gỗ dán và là nước sản xuất đồ gỗ lớn thứ 10 thế giới.
- Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là
công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức, có sự đầu tư vào máy móc thiết
bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm gỗ.
- Ngoài ra, Malaysia còn có chiến lược mở rộng khai thác thị trường xuất
khẩu sang Syria, Turkey, Kazakhstan, Uzbekistan và Ba lan, đặc biệt là Ấn Độ khi
khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến những nhà nhập khẩu truyền thống
đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Malaysia là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung
Quốc.
- Malaysia có sự đầu tư cho lĩnh vực gỗ và công nghiệp gỗ: theo quy hoạch
phát triển công nghiệp lần thứ 3 của Malaysia, thời gian từ năm 2006-2020, hàng
năm Malaysia sẽ đầu tư 1,7 tỷ Ringgít cho lĩnh vực gỗ và công nghiệp gỗ.
Nhìn chung, đối với từng đối thủ cạnh tranh, công ty cần tìm hiểu những lợi
thế và hạn chế của họ để có những biện pháp, chiến lược phù hợp để cạnh tranh.
1.4.2.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được xem là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu. Nó không chỉ tác động trực tiếp đến lợi nhuận thu về của từng
23


doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn tác động đến cán cân thương mại của cả nước.
Do đó, nó là một trong những công cụ giúp nhà nước thực hiện các chính sách điều
hành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam nhà nước ta
chủ trương để tỷ giá biến động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Với chủ trương tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với
mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, tỷ giá ngoại tệ ở nước ta
còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nguồn cung cầu ngoại tệ trong nước

Thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm của NAFOCO là Mỹ, EU và Trung
Quốc. Các giao dịch của công ty chủ yếu dùng USD. Ngoài ra, công ty cũng sử
dụng đồng EUR khi xuất khẩu sang EU và đối với khách hàng Trung Quốc, công ty
cũng thực hiện giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, NAFOCO chọn giao
dịch thường bằng USD là do USD là đồng tiền phổ biến nhất và hơn nữa tỷ giá
USD/VND được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh ở mức khá ổn định. Chính vì vậy,
tỷ giá USD/VND có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả kinh
doanh của công ty.
Bảng 1.4. Tỷ giá hối đoái giai đoạn từ 2011-2015(đơn vị: đồng)
2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ giá
USD/VND

21,033

20,828

21,036

21,375


22,400

Tỷ giá
CNY/VND

3,296

3,342

3,460

3,433

3,461

Tỷ giá
EUR/VND

27,352

27,439

27,185

25,886

24,658

Nguồn: fxexchangerate.com
Qua bảng số liệu, ta thấy hoạt động xuất khẩu của công ty luôn đạt hiệu quả.

Do tỷ giá USD/VND và CNY/VND có xu hướng tăng từ 20,828 đồng/USD lên
22,400 đồng/USD và 3,296/CNY lên 3,461/CNY, qua đó góp phần làm cho doanh
thu từ hoạt động xuất khẩu tăng vì với mức xuất khẩu như trước công ty sẽ thu được
24


lượng nội tệ nhiều hơn, mặc dù giá thị trường quốc tế của sản phẩm xuất khẩu
không thay đổi. Tuy nhiên ta thấy tỷ giá EUR/VND có xu hướng giảm mạnh do
khủng hoảng kinh tế tại châu Âu khiến đồng EUR đang dần mất giá. Công ty nên
cân nhắc về việc sử dụng đồng EUR trong giao dịch.
1.4.2.4. Chính sách của nhà nước đối với ngành gỗ
Chính sách của nhà nước tới ngành gỗ là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Trong tổng thể, rà soát các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp tới ngành chế biến gỗ cho thấy các chính sách hiện nay chủ yếu tập trung vào
khía cạnh phát triển rừng sản xuất và ngành lâm nghiệp (đáp ứng nhu cầu nguyên
liệu đầu vào cho ngành chế biến gỗ) mà rất ít các chính sách riêng cho sản xuất, chế
biến đồ gỗ.
Về mặt quy hoạch
Mặc dù là ngành sản xuất được đánh giá là có rất nhiều triển vọng và là
ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, nhưng dường như ngành chế biến đồ gỗ
chưa nhận được sự quan tâm tương xứng. Cụ thể, trong khi nhiều ngành có quy
hoạch phát triển được quy định trong một văn bản pháp luật (thường là một Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ) thì ngành chế biến gỗ chỉ có một Quy hoạch ban
hành bởi một Quyết định của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (một
văn bản hành chính, không phải văn bản pháp luật). Đó là "Quy hoạch ngành công
nghiệp chế biến gỗ đến 2020, tầm nhìn 2030" phê duyệt tại Quyết định số 2728/QĐBNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên,
trong văn bản này, quy hoạch phát triển ngành chế biến gỗ chỉ là một trong nhiều
ngành nông nghiệp khác, với phần nội dung được đề cập rất nhỏ. Ngoài ra, ở đây
ngành chế biến gỗ chỉ được nhìn nhận từ góc độ ngành nông nghiệp, tức là chỉ nhìn

nhận ở khía cạnh khai thác lâm sản và chế biến thô, trong khi ngành chế biến gỗ
trong tổng thể phải là một ngành công nghiệp (công nghiệp chế biến). Từ góc độ sản
xuất lâm nghiệp, Quy hoạch phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến 2020 ban hành
kèm theo Quyết định 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là văn bản bao
trùm nhất hiện nay về lĩnh vực này. Ngành chế biến gỗ được nhắc tới trong Quy
hoạch này với tính chất là ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nằm ở đoạn cuối
trong chuỗi các vấn đề về lâm nghiệp, bao gồm quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển
rừng, sử dụng rừng và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.
25


×