Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BÁO cáo THỰC địa địa lí tự NHIÊN KHU vực THÀNH PHỐ LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.82 MB, 43 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
Ngày sinh: 07-03-1997
Lớp: K65B
Khoa: Sư phạm Địa lí

BÁO CÁO THỰC ĐỊA - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN KHU VỰC THÀNH
PHỐ LẠNG SƠN
A)

Mở đầu
Giới thiệu chung về nghành địa lí tự nhiên

Địa lí tự nhiên là một phân nghành của địa lí nghiên cứu về các vấn đề về
thủy quyển, sinh quyển và khí quyển. Nó giúp người ta hiểu được về những qui
luật tự nhiên của Trái Đất. Địa lí tự nhiên đóng vai trò là một ngành khoa học thuộc
Địa lí, nhân văn.Nhiệm vụ của ngành này là nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự
nhiên của các vùng lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất, các mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người với các điều kiện tự nhiên đó,các đặc điểm dân cư phân bố dân
cư,đặc điểm văn hóa dân tộc…của các vùng miền trên thế giới. Những người tham
gia nghiên cứu là những nhà khoa học chuyên sâu địa lí làm trong các lĩnh vực
khác nhau thuộc nghành địa lí( khí hậu, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, địa lí
ssinh vật, đia lí dân cư…)
1)
a)

Mục đích - yêu cầu
Mục đích

Bác Hồ đã từng nói việc “học phải đi đôi với hành”, việc học lí thuyết thôi
không đủ phải kết hợp các buổi học thực hành. Đối với sinh viên khoa Địa lí thì các
buổi thực hành-các chuyến đi thực địa là những buổi học có vị trí và vai trò rất


quan trọng thể hiện đặc thù của ngành sư phạm địa lí. Chính vì thế hằng năm,ngành
sư phạm khoa Địa lí- trường Đại học Sư phạm Hà Nội kết hợp đoàn trường tổ chức
các chuyến đi thực địa cho các bạn sinh viên. Chuyến thực địa đến với thành phố
Lạng Sơn- chuyến thực địa năm nhất của sinh viên cũng là chuyến thực địa dài nhất
đầy sự thú vị, mới mẻ, bổ ích và nhiều kỉ niệm( từ ngày 4-5-2016 đến ngày 12-52016)
Chuyến thực địa về với thành phố Lạng Sơn đã giúp cho chúng em- sinh viên
năm nhất được rèn luyện và đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm bài học quí giá.
Được trải mình khám phá nhiều điều mới lạ, được rèn luyện kỹ năng,nâng cao kiến


thức, áp dụng lí thuyết đã học được trên lớp vào thực tiễn cuộc sống tạo tiên đề cho
việc ôn tập đạt kết quả cao trong các kì thi,nắm bắt được các đặc điểm qui luật địa
lí tự nhiên trên địa bàn thành phố Lạng Sơn phục vụ trang bị kiến thức địa lí thực tế
cho các năm học tiếp theo. Không chỉ vậy, chúng em rút ra được nhiều kinh nghiệm
quí báu, kinh nghiệm tự trang bị tổ chức cho chuyến đi dài ngày,làm quen với cách
thức làm việc và các hoạt động theo nhóm theo tập thể phục vụ cho công tác của
một giáo viên tương lai. Đặc biệt sau chuyến đi này tất cả mỗi sinh viên tham gia
chuyến thực địa viết báo cáo,điều này có ý nghĩa như một bước tập dượt đầu tiên
cho các lần viết báo cáo, nghiên cứu kho học hay luận văn tốt nghiệp sau này.
b)

Yêu cầu:

Cũng như chuyến thực địa lần thứ nhất tại Ninh Bình,yêu cầu cơ bản cần có
đối với sinh viên là tự lập trang bị đầy đủ đồ dung học tập(tài liệu ghi chép,bút
thước…) thức ăn đồ uống bảo đảm cho việc giữ gìn sức khỏe, cũng như công tác
học tập thực tế
Đây là chuyến thực địa dài ngày, kéo dài 9 ngày vì vậy yêu cầu tất cả sinh
viên phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội qui của ban tổ chức ,hướng dẫn của
giảng viên.Bắt buộc phải tham gia đầy đủ các tuyến thực tế,ghi chép đầy đủ các

thông tin kiến thức,chuẩn bị lựa chọn các phương pháp hu thập tài liệu tốt rèn luyện
khả năng ghi chép lắng nghe thấu hiểu để giải thích các hiện tượng địa lí,biết áp
dụng lí thuyết ào việc thực hành như thực hành nhận biết đá cây cối,cách sử dụng
dụng cụ đó đạc: địa bàn, la bàn.
Lạng Sơn là vùng đất khá phức tạp nhiều biến động giáp với trung quốc có
các cửa khẩu lại là nơi xảy ra các tệ nạn xã hội như ma túy, buôn lậu,… vì vậy phải
luôn đề cao cảnh giác không đi ra ngoài một mình. Nghiêm chỉnh chấp hành giư
gìn trật tự an toàn giao thông ,giữ gìn vệ sinh trật tự nơi nghỉ ngơi.
1)

Các tuyến, điểm thực địa:

Chuyến thực địa cơ sở địa lí tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn được chia
thành 5 tuyến đi với sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo như sau:




Tuyến đầu tiên là tuyến thực địa về địa lí tự nhiên,đi đến trạm khí tượng ở
Mai Pha do thầy Đào Ngọc Hùng hướng dẫn và đi đến trạm thủy văn trên
sông Kì Cùng tại thành phố Lạng Sơn do cô Trần Thị Hồng Mai hướng dẫn
Tuyến thứ hai là tuyến đi thực địa về địa chất tại động Nhất - Nhị - Tam
Thanh, thành nhà Mạc, Nàng Tô Thị. Tuyến thực địa này do cô Vũ Thị Thu
Thủy và ….hướng dẫn.





2)


Tuyến thứ ba là là tuyến đi Văn Quan dọc theo sông Kì Cùng là tuyến đi thực
địa về địa chất do cô giáo Vũ Thị Thu Thủy và… hướng dẫn.
Tuyến thứ ba là tuyến đi thực địa về địa lí tự nhiên. Đi núi Văn Vỉ do cô Vũ
Thị Hằng hướng dẫn.
Tuyến cuối cùng là tuyến tham quan cùng các thầy cô giáo đến cửa khẩu
Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh.
Thời gian thực hiện:

Quá trình thực địa cơ sở địa lí tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn diễn ra trong 3
ngày từ ngày 9/5/2016 đến ngày 11/5/2016. Cụ thể như sau:





3)

Sáng ngày mùng 9/5/2016 đi đến trạm khí tượng ở Mai Pha trạm và thủy văn
trên Sông Kì Cùng.
Chiều ngày 9/5/2016 đi đến các động Nhất - Nhị- Tam Thanh, thành nhà
Mạc, Nàng Tô Thị.
Sáng ngày 10/5/2016 đi dọc Văn Quan dọc sông Kì Cùng.
Sáng ngày 11/5/2016 đi lên đỉnh núi Văn Vỉ.
Sáng 12/5/2016 đi tham quan hai cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh
Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chuẩn bị: chuẩn bị dụng cụ, nội dung, tài liệu liên quan đến tuyến,
điểm và lãnh thổ nghiên cứu (thành phố Lạng Sơn). Chuẩn bị đề cương báo cáo thu
hoạch.

Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp.
Phương pháp điều tra khảo sát tại tuyến, điểm nghiên cứu.
B)
I.
1.

Nội dung:
Khái quát các điều kiện kinh tế- xã hội khu vực thành phố Lạng Sơn.
Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ:
Đúng như nhà thơ Mỹ Hoa Lê đã viết về Thành phố Lạng Sơn:
Mời anh về với quê em,
Núi rừng bát ngát dịu êm bốn mùa
Quê em có nhịp cầu dừa
Có nàng Tô Thị có Chùa Tam Thanh.
Chim ca ríu rít trên cành
Quê hương tươi đẹp đất lành nước trong
Ngắm cánh đồng lúa mênh mông
Ai đặt chân đến lòng không muốn về.


Đến với tỉnh Lạng Sơn nơi thân thương,mến khách với cái tên gọi quen
thuộc “Xứ Lạng”.Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta có diện
tích tự nhiên là 8327,6 km2 và số dân là 759 nghìn người- năm 2008.

Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn.
Thuộc hệ tọa độ: 20o27’ Bắc đến 22o19’ Bắc và từ 106o6’ Đông đến 107o21’
Đông.Vị trí tiếp giáp của tỉnh Lạng Sơn:
-

Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc : có đường biên giới dài 253 km.

Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km.
Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km
Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km.
Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73km.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.

Lạng Sơn có vị trí vô cùng quan trọng : nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của
Tổ quốc, đầu mút của con đường huyết mạch (quốc lộ 1A) nối Việt Nam với nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa , đồng thời cũng là con đường quan trọng nối Trung
Quốc với các nước ASEAN. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế vàcó ý nghĩa vô
cùng quan trọng về an ninh - quốc phòng, trở thành đầu mối quan trọng trong giao
lưu kinh tế, văn hoá – xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu Quốc tế: Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu
đường bộ Hữu Nghị. Có hai cửa khẩu Quốc gia là : Chi Ma (Huyện Lộc Bình),
Bình Nghi (Huyện Tràng Định) ... và nhiều chợ biên giới với Trung Quốc. Đây là


một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam.Với vị trí
địa lí thuận lợi như vậy giúp cho tỉnh Lạng Sơn dễ dàng giao lưu kinh tế, văn hóa
với các tỉnh trong nước và với các nước trên thế giới.
Tỉnh Lạng sơn có 10 huyện và 01 Thành phố: 226 xã phường, thị trấn bao
gồm: Thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu Lũng; Chi Lăng; Cao Lộc; Lộc
Bình; Đình Lập; Văn Lãng; Tràng Định; Văn Quan; Bình Gia; Bắc Sơn.
Nói đến thành phố Lạng Sơn là nói đến thành phố của những danh lam thắng
cảnh di tích lịch sử.Được thành lập năm 1925 vì vậy mà nơi đây có nhiều di tích
lịch sử nổi tiếng như quần thể hang động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Núi Tô Thị,
Thành Nhà Mạc, Giếng Tiên,... các danh lam thắng cảnh: các đỉnh núi cao trong đó
phải kể đến đỉnh Mẫu Sơn có thể nhìn xuống được toàn cảnh thành phố cùng các lễ
hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã thu hút các du khách tham quan
trong cũng như ngoài nước. Sự hội tụ của các điều kiện địa lý, thiên nhiên, hoàn

cảnh lịch sử và con người đã tạo điều kiên cho Thành phố Lạng Sơn phát huy thế
mạnh phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội.Thành phố Lạng Sơn đã trở thành trung
tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hoá của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc .
Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí từ 21o45’ Bắc đến 22o Bắc, 106o39 Đông
đến 107o03 Đông. Có diện tích tự nhiên 79,18km 2. Cách Thủ đô Hà Nội 154km,
cách cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị 14km và cách 5 cặp chợ đường biên Việt - Trung
thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng từ 25 đến 30km.


Ảnh 1: Một góc nhỏ thành phố Lạng Sơn chụp từ đỉnh núi cao xuống- ảnh
Nguyễn Thị Trang k65B.
Thành phố Lạng Sơn có vị trí tiếp giáp với các huyện sau: Phía Bắc giáp
xã Thạch Đạn, Thụy Hùng – huyện Cao Lộc.Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên
Trạch – huyện Cao Lộc và xã Vân Thủy - huyện Chi Lăng. Phía Đông giáp thị
trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên – huyện Cao Lộc. Phía
Tây giáp xã Xuân Long – huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp – huyện Văn Quan.
Ngày nay Thành phố Lạng Sơn là một Thành phố trẻ, Thành phố thương
mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn
hoá với Trung Quốc và các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ
mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh.
2. Các điều kiện kinh tế- xã hội
Về dân số,lao động
Là một tỉnh miền núi với dân số là 759000 người năm 2008.Mật độ dân số
thấp 91 người/km2.Riêng thanht phố Lạng Sơn dân số năm 2014, là 92200 người


chiếm 22% số dân của cả tỉnh.Dân số phân bố không đồng đều,tập trung chủ yếu ở
thành phố đô thị.
Lạng Sơn gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Nùng( 43,8%),
Tày(35,2%), Kinh( 15,2%), Dao(3,5%), các dân tộc an hem khác: Hoa, H’Mông,

Ngài…Với nhiều thành phần dân tộc đã tạo nên đa dạng nét đậm đà bản sắc dân tộc
với những phong tục tập quán khác nhau: tiếng khèn của người Mông, những câu
hát lượn hát đám cưới,hát ru con của người Tày,những tín ngưỡng độc đáo của
người Nùng…điều này đã làm cho xứ Lạng trở thành kho tang văn hóa dân tộc đa
dạng và phong phú.
Cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm 63,7%- 2008. Lạng
Sơn là vùng có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động sáng tạo có khả năng tiếp
thu tốt khoa học công nghệ ,đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất trồng rừng chăn nuôi và cải tạo tài nguyên.Đây là vung cung cấp nguồn
nhân lực cho đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bảo đảm an ninh
quốc phòng vùng biên giới.
Tuy nhiên,chủ yếu là dân tộc thiểu số nên tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.
Dân cư thưa thớt nên còn hạn chế trong việc nâng cao đời sống và hạn chế về thị
trường tiêu thụ.Trình độ dân trí còn thấp, đời sống người dân còn khó khăn, tồn tại
nhiều phong tục tập quán lạc hậu…
Về giao thông
Lạng Sơn là một miền núi phía bắc,vì vậy hệ thống giao thông vận tải ngày
càng được mở rộng đầu tư phát tiển.Mạng lưới giao thông tương đối đều có thể sử
dụng được cả đường sắt( đường sắt liên vận quốc tế: Hà Nội- Đồng Đăng- Lạng
Sơn-cửa khẩu sang Trung Quốc dài 115 km), đường bộ(các tuyến đường quốc lộ
1A, 1B, 4A,4B,…), đường sông( một đoạn sông Kì Cùng khu vực Lộc Bình qua
thành phố tới Văn Lãng, Tràng Định, lượng vận chuyển nhỏ). Đây là điểm đầu giao
lưu kinh tế văn hóa với các tinht lân cận và Trung Quốc thông qua hệ thống các
tuyến đường và các của khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Đồng Đăng…vì vậy Lạng
Sơn trở thành đầu mối giao thông vận tải hết sức quan trọng.
Về hệ thống điện và cấp điện
Đến nay Lạng Sơn có mạng lưới điện phân bố rộng khắp và tương đối đồng
bộ từ 110kv đến 35kv và 10kv.Toàn tỉnh có một trạm biến áp 110kv, đây là nguồn
cung cấp điện phục vụ đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế toàn tỉnh và vùng
lân cận.Vùng có nhà ,áy nhiệt điện Na Dương công suất đạt 100MW. Vì vậy mà

vùng không bị thiếu điện mùa hè.Hiện nay đang tiến hành xây dựng nhiều dự án
thủy điện nhỏ khác.


Ảnh 2: Trạm biết áp 110kv ở thành phố Lạng Sơn- ảnh Nguyễn Thị Trang k65B

Về thủy lợi và cấp nước
Thủy lợi là một trong những nghành được quan tâm sớm và đầu tư khá nhiều
vốn nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống thủy lợi hiện có là 34
công trình hồ đập nước lớn từ 100 ha trở lên. Trên địa bàn có 8 hồ đập lớn nhỏ, với
năng lực thiết kế 600 ha và 20 trạm bơi có khả năng tưới cho 300 ha đất, 10 giếng
khoan với công suất 500 – 600 m3/h và 50 đường ống phi 50 – 300 mm cung cấp
nước cho trên 8000 hộ gia đình và trên 300 cơ quan trường học.
Về mạng lưới thông tin liên lạc
Ngày càng được phát triển đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi tiếp cận của
người dân. Trong tỉnh đã lắp đặt hệ thống truyền dẫn vi ba từ trung tâm thành phố
đến 11 huyện, đến các cửa khẩu. Có 15000 máy thuê bao, hàng nghìn di động.
Về giáo dục
Trên địa bàn tỉnh có 25 trường học: 8 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ
sở, 3 trường trung học phổ thông trọng điểm.Cơ sở trang thiết bị ngày càng được
nâng cao,đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình có trình độ chuyên môn sâu.


Về y tế
Ytế ngày càng được đầu tư và phát triển, nâng cao trang thiết bị,đội ngũ cán
bộ,phục vụ đảm bảo sức khỏe người dân.Vùng có 4 bệnh viện cấp tỉnh, 1 trung y tế
cấp thành phố và 8 trạm y tế cấp phường và nhiều đơn vị khám chữa bệnh nhỏ lẻ
cấp giấy phép an toàn.
Về du lịch


Ảnh 3: Chùa Tân Thanh gần cửa khẩu Tân Thanh
Lạng sơn là vùng có tiềm năng lớn về du lịch.Vùng có nhiều khu di tích văn
hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các hang động tuyệt đẹp đang được đầu tư tôn
tạo thu hút du lịch trong và ngoài nước: Khu di tích Thành nhà Mạc,quần thể khu di
tích Nhất - Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Kì Cùng, chùa Tân
Thanh… Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch như: kè bờ
sông Kỳ Cùng, kè suối Lao Ly, cải tạo công viên Hồ Phai Loạn, xây dựng Khu du
lịch sinh thái hồ Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, Khu du lịch sinh thái Đèo Giang - Văn Vỉ,
đỉnh Mẫu Sơn... nhằm tạo ra các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến tham
quan, du lịch trên địa bàn. Thành phố Lạng Sơn còn nổi tiếng các chợ: chợ Đêm,


Chợ Kì Cùng, Chợ Đông Kinh, chợ Giếng Vua….hệ thống các nhà nghỉ khách sạn
ngày một tân tiến.
- Các điều kiện cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra
nền tảng để thu hút nguồn lực đầu tư và phát triển thành phố. Khai thác các
thế mạnh tiền năng của vùng để phát triển kinh tế xã hội.
Về an ninh chính trị
Trật tự xã hội được giữ vững ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế xã hội. Hệ thống chính trị từ Trung ương đến các cấp được tăng cường củng
cố vững mạnh, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu đổi
mới đất nước. Tăng cường đoàn kết dân tộc vững chắc niềm tin lòng dân vào nhà
nước.
Về phát triển sản xuất kinh tế
Vùng chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo như khai thác mỏ
(than đá, boxit sắt...), công nghiệp chế biến (vật liệu xây dựng, cơ khí, hàng tiêu
dùng...), sản xuất điện.
Về nông nghiệp
Tổng sản lượng lương thực năm 2008 đạt 286,69 nghìn tấn, bình quân đầu
người đạt 378 kg/1 người. Vùng chủ yếu dùng 1 số cây ăn quả: vải, na, hồng, quýt,

mận... Một số cây: chè, thuốc lá, cây thông, bạch đàn.
TP Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế chính trị văn hóa lớn nhất của tỉnh
với vai trò là một tỉnh biên giới nên dễ bị các thế lực trong và ngoài nước chống
phá và lôi kéo. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội luôn phải đi đôi bền vững hội
nhập mà không hòa tan.
II. Đặc điểm các thành phần tự nhiên khu vực thành phố Lạng Sơn
1. Đặc điểm địa chất địa hình
a. Đặc điểm địa chất
Trong quá trình thực địa địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn, tuyến đi
khảo sát địa chất được chia làm 12 điểm khảo sát địa chất.
Đặc điểm các loại đá
Ta có thể thấy khu vực thành phố Lạng Sơn có 6 loại đá khác nhau với tuổi từ cổ
đến trẻ. Cụ thể :
- Đá vôi tuổi cacbon permi sớm thuộc hệ tầng Bắc Sơn - C-P1BS:


Ảnh 4: núi đá vôi xám sáng tuổi C-P1BS - ảnh Nguyễn Thị Trang K65B
Đá vôi tuổi cacbon permi sớm thuộc hệ tầng Bắc Sơn C-P1BS, theo nghiên
cứu thì đây thuộc loại đá cổ nhất được tìm thấy ở khu vực Lạng Sơn. Phân bố nhiều
nơi như núi Tô Thị, khu vực động Nhất – Nhị - Tam Thanh, thuộc hệ tầng Bắc Sơn
với độ dày khoảng 500-600m có màu xám trắng hoặc xám sẫm, đá cứng không
phân lớp có độ chia cắt rõ rệt.
Loại đá này thuộc đá trầm tích có nguồn gốc từ biển vật liệu là san hô. Diễn
ra ba quá trình phong hóa vật lý, hóa học, sinh học.
Trong đá vôi nơi này, tìm thấy hóa thạch của 1 số loài sinh vật như san hô,
rêu và các nhóm động vật tạo đá như trùng thoi.
Tại điểm khảo sát số 1: khu vực trạm biến thế áp cao 110KV nhìn lên các núi
đá vôi ta có thể nhận thấy khu vực này là một thung lũng catxtơ bao quanh là các
núi đá vôi xám sáng tuổi C-P1BS có chu vi khoảng 1km, vỏ phong hóa màu đỏ
vàng và đen xen kẽ nhiều đá vôi có bề dầy không cố định. Rêu mốc làm cho đá gốc

bị phá hủy. Thông qua đặc điểm các hóa thạch và đặc điểm đá ta thấy thũng lũng
Lạng Sơn ở thời kỳ này chìm dưới mực nước biển.
Đá vôi cacbon permi có màu xám trắng và xám sẫm thành phần chính của đá
là Calxit. Thuộc hệ tầng Đồng Đăng phân bố núi con Voi. Loại đá này được thành
tạo do vật liệu hòa tan trong nước.


Đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Lạng Sơn (T1LS):
Đá trầm tích lục nguyên sớm thuộc hệ tầng Lạng Sơn, phân bố chủ yếu ở
phía nam và tây của bồn trũng như Thác Trà, động Tam Thanh, khu vực núi Văn
Vỉ...Phạm vi lộ ra hệ tầng lạng sơn này khoảng 9 km2. Dải phía Tây kéo dài
khoảng 3.5 đến 4 m.
-

Ảnh 5: Sự phân lớp của đá trầm tích lục nguyên chụp tại Thác Trà- ảnh
Nguyễn Thị Trang K65B
Đây là loại đá có nguồn gốc thành tạo trên lục địa, có khi được thành tọa từ
môi trường biển nên vẫn có tên gọi là đá trầm tích biển có nguồn gốc lục địa. Độ
dày khoảng 200-220m đá có màu vàng nhạt hoặc màu xám xanh. Thành phần của
đá gồm: sét kết, cát kết, bột kết, xen kẽ một số thấu kính đá vôi.
Tính phân lớp của đá trầm tích là những đặc điểm mang tính đặc trưng về vết
nứt, dấu vết gợn sóng, kết thạch . Độ dày của mặt phân lớp đá phụ thuộc vào mức


độ dao động của vỏ trái đất, điều kiện khí hậu lượng mưa nhiều hay ít. Các lớp có
chiều dày từ vài cm đến 60- 70 cm.
Về thế nằm của đá chịu ảnh hưởng của thành phần bột kết. Một số nơi có các
đứt gãy đan xen nhau. Đo thế nằm của một vết lộ đá gốc tại điểm khảo sát đập Thác
Trà ta được kết quả đường phương của đá là 357-177, hướng dốc 85,góc dốc 23.
Nguyên nhân đá giòn nên bị vụn nát, nếu đá có tính chất mềm thì bị uốn nét theo

đường vòng cung... Diễn ra các quá trình phong hóa học, phong hóa cạnh. Quá
trình phong hóa bóc vỏ lắng đọng chôn vùi trầm tích ở trên đồi dẫn đến việc xảy ra
quá trình hóa học, cơ học, sinh học. Quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ
kết hợp với phong hóa cơ học chịu áp lực tầng trên lớn áp lực thay đổi theo thời
gian tác động của nhiệt độ yếu tố môi trường làm đá bị tách, bị nứt, bóc vỏ, xuất
hiện các khe nứt nhỏ khi mưa xuống ăn mòng đào sâu các khe rách tạo nên phong
hóa bóc vỏ. Phong hóa cạnh là bị lăn lóc kết hợp với tác động của vận tốc nước nên
hình dạng của đá là hình tròn hoặc bầu dục.Phong hóa một phần từ trên xuống dễ
dàng nhìn thấy các mặt phân lớp và hướng nằm của các trầm tích lục nguyên.Tuy
nhiên nhìn được các lớp mịn là sét kết và bột kết với phân lớp mỏng khoảng 0,51,5m. Có thế nằm chỉnh hợp mạch canxit .

Ảnh 6: Uốn ếp dẻo của đá trầm tích lục nguyên
- Đá phun trào riolit tuổi (T 2 ) - hệ tầng Khôn Làng:
Sự phân bố của loại đá này tập trung ở phía Tây Bắc thành phố, khu vực
bệnh viện lao phổi… Có chiều dày khoảng 220 – 230m, đá có dạng khối,kiến trúc


nổi ban, là đá macma hình thành trong giai đoạn trung sinh do vận động tạo
núi.Kích thước một thấu kính đá cấu tạo dạng khối với chiều dài là 7m,rộng 2-3 m.
Ở khu vực phía Bắc có các uốn nếp dẻo, giòn và tạo nên đứt gãy do được nâng lên,
từ đó làm macma phun trào và đem theo các khoáng vật. Khi nhiệt độ và áp suất
giảm các khoáng vật cùng loại liên kết với nhau. Các khoáng vật hạt to nổi lên trên
như thạch anh, mica có màu sẫm. Đá T 2 là loại đá cứng dễ bị phong hóa. Riolit là
đá phun trào, gồm có các ban tinh sáng màu nổi lên trên nền đá sẫm màu. Đá riolit
ta có thể thấy được ở khu vực thác Trà và thác Nghệt. Tuy đây là loại đá cứng
nhưng khi gặp nhiệt độ thay đổi đột ngột và độ ẩm lớn sẽ dễ bị phá vỡ liên kết tạo
ra hiện tượng trượt lở.

Ảnh 7: Đá phun trào riolit tuổi (T 2 )- ảnh Nguyễn Thị Trang K65B



Ảnh8: Riolit - đá phun trào, gồm có các ban tinh sáng màu nổi lên trên.
- Trầm tích Neogen (N):
Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc của bồn trũng Lạng Sơn. Thành phần chính của
đá là cát kết, bột kết và sét kết, những hạt nhỏ gọi là sét còn hạt to tạo thành cuội.
Chiều dày của trầm tích khoảng 300 – 400m. Trầm tích này có màu vàng hoặc nâu
đỏ và có nguồn gốc từ hồ, đầm, trong bồn trũng lục địa. Các mặt phân lớp của trầm
tích này có độ dày khác nhau tùy thuộc vào từng vùng và thời gian hình thành.
- Trầm tích Đệ Tứ (Q):
Trầm tích Đệ Tứ có sự phân bố rộng khắp bồn trũng Lạng Sơn. Đây là loại
trầm tích có tuổi trẻ nhất chưa thành đá hoàn chỉnh, thành phần gồm có cát, sỏi,
cuội…, dày từ 5 – 15m có nơi lên đến 20m. Màu sắc của trầm tích này rất đa dạng,
có màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, có vệt màu đen chạy ngang qua lớp trầm tích do có
chứa mangan bị oxi hóa. Cấu tạo của trầm tích là dạng khối tròn hoặc gần tròn,
hình thành do dòng chảy không thường xuyên, do tích tụ sau lũ.


- Các quá trình địa chất.
Trong bồn trũng Lạng Sơn có các lạo đá được thành tạo khác nhau trong các
quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh.
+ Quá trình nội sinh:
Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra bên trong lòng Trái Đất, quá trình nội
sinh ở bồn trũng Lạng Sơn diễn ra trong thời kỳ cổ sinh, trung sinh và tân sinh. Ở
các thời kỳ trong lịch sử đã diễn ra nhiều qua quá trình nội sinh, đây chính là
nguyên nhân tạo ra các thế nằm của đá và các vết đứt gãy cho đến ngày nay và làm
nâng cao toàn bộ địa hình của bồn trũng Lạng Sơn cả về núi và sông Kỳ Cùng lên
cao hơn mực nước biển. Quá trình nội sinh đã tạo ra độ cao của địa hình bồn trũng,
tạo thành một thung lũng xung quang là đồi núi có độ cao tương đối. Còn quá trình
ngoại sinh thì tạo nên hình dạnh của địa hình.
+ Quá trình ngoại sinh:

Quá trình ngoại sinh là quá trình xảy ra bên trên bề mặt hoặc ở độ sâu không
lớn của bề mặt thạch quyển, gồm các quá trình phá hủy, vận chuyển, bồi tụ…
Trong quá trình ngoại sinh gồm có các quá trình phong hóa và quá trình địa chất
của nước.
+ Quá trình phong hóa:
Quá trình phong hóa có 3 dạng là phong hóa hóa học, phong hóa vật lý và
phong hóa sinh học. Ở mỗi loại đá trầm tích thì lại chịu ảnh hưởng của các quá
trình phong hóa khác
Đá vôi tuổi C – P chịu ảnh hưởng của cả 3 quá trình phong hóa, nhưng ảnh
hưởng lớn nhất là quá trình phong hóa hóa học tạo ra hang động do tác động của
các chất hóa học do rễ cây tiết ra, các chất hóa học này sẽ tạo ra các phản ứng hóa
học làm hòa tan đá vôi, tạo ra các khe nứt.
Đá tuổi T 1 , điển hình là phong hóa hình cầu do các điều kiện của tự nhiên
như nhiệt độ, chế độ nước làm cho hình dạng của đá có hình cầu đặc trưng. Đá vôi
tuổi T 2 là loại đá cứng nên dễ bị quá trình phong hóa hòa tan các chất. Mặt khác
quá trình hòa tan còn phụ thuộc vào thành phần các nguyên tố hóa học tạo nên
khoáng vật và đá, nhưng quá trình này cũng đã làm thay đổi được một số nguyên tố
dễ bị hòa tan và làm biến dạng khoáng vật và đá. Đá tuổi N chịu tác động chủ yếu
của phong hóa sinh học, lá cây, cành cây rụng xuống đất chịu tác động của nhiệt
độ, độ ẩm… Sau thời gian dài tạo thành cá trầm tích. Trầm tích Q được thể hiện rõ
ở quá trình phong hóa hóa học. Vào các mùa khác nhau như mùa mưa và mùa khô
thì quá trình phong hóa hóa học có tác động khác nhau và tạo ra các trầm tích khác
nhau.


+ Quá trình hoạt động của nước:
Quá trình hoạt động của nước thể hiện ở nước ngầm và nước mặt (hoạt động
của dòng chảy). Quá trình của nước ngầm bào mòn các lớp đất đá tạo ra các hang
động ngầm,các mỏ nước ngầm.điển hình như Giếng Tiên,động Tam Thanh... Hoạt
động của dòng chảy thì có dòng chảy thường xuyên và không thường xuyên. Dòng

chảy không thường xuyên là khi có lũ hoặc nước lớn xuất hiện làm bào mòn, vận
chuyển các vật liệu từ nơi này đến nơi khác, còn dòng chảy liên tục thì làm phá vỡ
các đá ở ven sông, suối.
b. Đặc điểm địa hình:
Thành phố Lạng Sơn là một thung lũng hay bồn trũng thuộc địa hình miền
núi Đông Bắc nước ta có độ cao trung bình thấp ít bị phân cắt, độ cao tuyệt đối so
với mặt nước biển là 252m. Thành phố Lạng Sơn nằm gọn trong một thung lũng có
dạng hình thoi, kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chiều dài khoảng 6km là
khu vực địa hình lòng chảo, gồm các núi sót – đồng bằng trước núi.

Ảnh9: địa hình nhìn từ đỉnh núi xuống- ảnh Nguyễn Thị Trang k65B
Địa hình thấp dần từ Tây Bắc – Đông Nam. Các dạng địa hình chính gồm có:
địa hình catxtơ với các núi đá vôi là địa hình chủ yếu ở thành phố Lạng Sơn, Các
cánh đồng catxtơ tiêu biểu như núi Phai Vệ, khu vực Nhất Nhị Tam Thanh... Địa
hình xâm thực bóc mòn ở miền núi địa hình bồi tụ tích tụ phù sa ở đồng bằng tập
trung ven sông Kỳ Cùng.
2. Đặc điểm khí hậu:


Thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung nằm trong vùng
khí hậu vùng núi phía bắc của Việt Nam – khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Có hai
mùa mưa và khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm không quá cao khoảng 21ºC. Biên
độ nhiệt trong năm khá lớn 14ºC, biên độ nhiệt ngày cũng khá lớn 8ºC, sáng mát
mẻ trưa nóng đêm lạnh. Nền nhiệt không quá cao. Do thành phố nằm giữa 2 cánh
cung Bắc Sơn và Đông Chiều nên Lạng Sơn là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc tràn
sâu vào nước ta. Vì thế mà Lạng Sơn có mùa đông lạnh kéo dài đến sớm kết thúc
muộn, các đỉnh núi cao có tuyết rơi còn mùa hạ thì nóng oi bức nhưng ban đêm thì
nhiệt độ hạ xuống khí hậu khá lạnh. Tính nhiệt đới giảm mạnh do hoạt động của
frong cực và khối khí NPC vào mùa đông. Với vai trò là thung lũng lòng chảo được
bao bọc bởi các đồi núi nên gió biển thổi vào gặp nhiều khó khăn vì thế khu vực TP

Lạng Sơn có khí hậu tương đối khô, lượng mưa trung bình là 1391 mm,với số ngày
mưa từ 130- 135 ngày trong năm, mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 lượng mưa
còn có sự thay đổi. Vào mùa mưa thường xảy ra các trận lũ sạt lở mưa đá, gây khó
khăn cho cuộc sống người dân. Mưa ít từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau chỉ từ 100
mm đến 200 mm. Vào mùa khô nhiều đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn.
Độ ẩm tương đối cao trên 80% phân bố đều trong năm cho phép vùng phát
triển đa dạng cây trồng ôn đới, á nhiệt đới đặc biệt trồng cây ăn quả cây công
nghiệp dài ngày và một số cây lấy gỗ lấy nhựa...
Các hiện tượng sương muối rét đậm rét hại gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp.


Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa khu vực TP Lạng Sơn:
3. Đặc điểm thủy văn:

Biểu đồ thể hiện lưu lượng dòng chảy trung bình tháng, năm trạm thủy văn
Lạng Sơn (m3/s)
Các sông suối phân bố ở phía nam TP Lạng Sơn và một số nơi khác trong
vùng. Vùng có duy nhất con sông Kỳ Cùng chảy qua TP, theo hướng từ đông sang
tây. Đây là con sông đặc biệt con sông này bắt nguồn từ Đình Lập Lạng Sơn theo
hướng Đông Nam – Tây Bắc sau đó hợp với sông Bằng Giang đổ sang Trung Quốc,


nó không giống với các con sông khác sông này chảy ngược và không đổ ra biển
Đông.

Ảnh 10: một đoạn của con song Kì Cùng
Với diện tích lưu vực là 6660 km2, nội tỉnh 6500 km2 trong phạm vi thành
phố sông có chiều dài là 19 km chảy qua các địa hình khác nhau, chịu ảnh hưởng
của các tác động điều kiện môi trường cấu trúc khe nứt đứt gãy nên hướng chảy chế

độ dòng chảy thay đổi chiều rộng của lòng sông khác nhau.
Là sông thuộc khu vực miền núi sông có đặc điểm nhiều thác ghềnh tuy
nhiên lại giống sông đồng bằng ở điểm là có nhiều khúc uốn lượn, một số đoạn
nước chảy chậm, bờ sông là nơi tích tù phù sa sông trầm tích đá vôi, đá lục nguyên.
Lưu lượng nước sông thay đổi vào mùa khô là 4.48 m3/s, vào mùa mưa là
7396 m3/s. Tổng lưu lượng nước sông là 3.6 tỷ m3. Lưu lượng dòng chảy trung
bình giữa các tháng có sự chênh lệch lớn. Diện tích của sông trong thời kỳ quan
trắc là 1560 km2 năm 2010.
Có thể nói sông Kỳ Cùng tuy không có giá trị về thủy điện nhưng lại có giá
trị hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt và phát triển nông nghiệp của thành
phố Lạng Sơn. Nguồn nước ngầm đóng vai trò quan trọng cung cấp nước sinh của
người dân trong khu vực. Tuy vậy nguồn nước tại sông Kỳ Cùng và nguồn nước
ngầm ngày càng bị ô nhiễm do tác động của hoạt động sản xuất kinh tế của con
người (Rác thải, phá rừng, sản xuất công nghiệp...)
4. Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng


TP Lạng Sơn diện tích đất không lớn lắm, với hai loại đất chính đó là đất phù
sa và đất feralit.
Đất phù sa chủ yếu tập trung ở khu vực dọc sông Kỳ Cùng do sông bồi đắp
giàu dinh dưỡng, nhiều chất mùn, lớp vỏ phong hóa từ các núi đổ xuống và nắng
đọng bồi tự lên, thích hợp trồng một số cây hoa màu như rau củ và cây lương thực
như ngô đậu tương.
Đất Feralit: đất feralit đá vôi hình thành trên lớp vỏ phong hóa của đá vôi và
đất feralit đá phun trào magma có màu đỏ trên vùng núi cao.Đây là 2 loại đất chính
thích hợp cho việc trồng rừng ( thông, bạch đàn) cây công nghiệp (chè...), cây đặc
sản, cây ăn quả.

Ảnh 11: Vết lộ bên đường – đất feralit đồi núi cao
5. Đặc điểm sinh vật

Rừng lạng sơn là một một trong những thế mạnh nổi bật của TP Lạng Sơn,
rừng không chỉ có tác động cân bằng hệ sinh thái cả về đất, chống sói mòn sạt lở,
điều tiết nước ngầm, cung cấp sản phẩm nông sản dược liệu, nguyên liệu cho các
ngành kinh tế và đời sống. Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc
phòng , phát triển du lịch.
Rừng ở Lạng Sơn có 65 loại, 279 loài thực vật với nhiều cây đặc thù của địa
hình. Các cây lấy gỗ quý hiếm như Hoàng Đàn, nghiến, nhiều loại dược liệu có giá
trị, nhiều cây đặc sản như quế, hồi, dẻ...


Giới động vật ở Lạng Sơn khá phong phú lớp thú có 8 bộ 24 họ với 56 loài,
lớp chim có 14 bộ, 46 họ, 200 loài. Lớp bò sát có 3 bộ 17 họ với 50 loài và hàng
chục họ lớp cá. Một số động vật như cáo, gấu, ngựa, hươu sa, sóc bụng đỏ, tê tê,
khỉ mốc... được tìm thấy trong khu vực này.
Dưới đây là phiếu khảo sát trong một khu vực khảo sát quần xã thực vật trên
đồi núi Văn Vỉ:
Thời gian: Sáng ngày 11-5-2016.
Điều kiện thời tiết: Trời nắng, khí hậu thuận lợi.
Địa điểm: đồi Văn Vỉ
Độ cao: 410 m, độ dốc nhỏ.
Loại đất chính: đất cát pha, đất feralit đồi núi.
Độ che phủ 87%
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA TUYẾN LẠNG SƠN
Nhóm khảo sát: k65B
Vị trí, đặc điểm nơi khảo sát:

Tên quần xã:quần xã thông
TT TÊN
QUẦ
N


SINH
KHỐI/S


ĐẶC
ĐIỂM

CÔNG
DỤNG

HÌNH ẢNH


THỂ
1

LƯỢNG

Thông 23 cây

• Độ

cao
trung bình
10m
• Thân
gỗ,thẳng
đứng,có
một lớp vỏ

sần bao
quanh;
• Lá
kim,cứng
dài khoảng
10cm:
• Rễ cọc;các
cành mọc
gần đối
xứng nhau;
• Quả hình
nón màu
nâu,dài 34cm có
nhiều
vảy,xếp
hình xoắn
ốc
• Giai đoạn
phát
triển:đang
phát triển

• Làm

thuốc :
ngoài
da,mụn
nhọt,đa
u nhức
răng …

• Vỏ

cây
thông
đượcc
dùng
làm
răm gỗ
để xuất
khẩu
(TQ
90%
NB
10%)
• lấy gỗ;
Thân
gỗ đc
dùng
để lm
nhà,
các
ctrinh
xd, đồ
gỗ mĩ
nghệ


2

3


Cỏ
gianh

0.7KG

Si

2 cây

• Cây

màu
xanh
• Thân cỏ
• Lá dẹp dài
khoảng
70cm
• Rễ cọc
• Phân bố rải
rác khu vực
khảo sát
• Đang trong
giai đoạn
phát triển

• Thức

• Cây


• Lấy gỗ
• Làm

thân
gỗ,cao
2,5m
• Lá hình
thoi dài
khoảng 56cm
• Vỏ cây nàu
xám
• Giai đoạn
phát
triển:cây
chỏ đang
phát triển

ăn chăn
nuôi
• Rễ làm
thuốc

cảnh


4

5

Lá Mơ 1 bụi nhỏ


Mâm
xôi

2 cây

• Thân

dây
leo,màu
tím
• Lá gần tròn
màu tím
• Thân và lá
phủ long,có
mùi đặc
trưng
• Giai đoạn
phát
triển:cây
con

• Làm

• Thân leo
• Lá,thân

• Quả,

màu

xanh,có
gai,phủ
lông
• Giai đoạn
phát
triển:cây
con

thuốc
• Thức
ăn cho
con
người

mầm ăn
được


×