Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lý GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU học THÔNG QUA WEBSITE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 66 trang )

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề của mình, em xin chân thành cảm ơn giáo viên
hướng dẫn là TS. Đặng Minh Quân – giảng viên Viện Công nghệ Thông tin Kinh tế
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã hướng dẫn tận tình, giúp em tìm ra hướng đi
đúng của đề tài, tạo điều kiện thuận lợi cho em về thời gian và tìm kiếm tài liệu có
liên quan, giúp em hoàn thành đề tài một cách hiệu quả nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đã giảng dạy em trong
những năm học vừa qua để em có vốn kiến thức vừa đủ cũng như tự tin vào bản
thân để làm việc trong thời gian sắp tới.
Mặc dù đã có sự đầu tư về thời gian tìm hiểu và cố gắng, nhưng thời gian có
hạn cũng như sự hạn chế về kiến thức nên bài làm cũng như sản phẩm của em
không thể tránh khỏi những hạn chế và thiết sót. Vì thế, em rất mong nhận được sự
đánh giá, nhận xét cũng như đóng góp từ phía các thầy cô và bạn bè để giúp sản
phẩm có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN...................................................................................................2
I. Khảo sát về trường Tiểu học Trung Nghĩa......................................................................................2
3.1. Thông tin đầu vào ..............................................................................................................6


3.2. Thông tin đầu ra .................................................................................................................7

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN...................................................................................................2
I. Khảo sát về trường Tiểu học Trung Nghĩa......................................................................................2
3.1. Thông tin đầu vào ..............................................................................................................6
3.2. Thông tin đầu ra .................................................................................................................7

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ứng dụng Công Nghệ Thông Tin và Tin học hóa được xem là một
trong những yếu tố mang tính quyết định trong nhiều hoạt động đang diễn ra của
cuộc sống. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng, thậm chí có thể tạo ra những bước
đột phá mạnh mẽ. Hay nói một cách khác: Công nghệ thông tin là tiền đề cho sự
phát triển của các ngành khoa học.
Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử,
CNTT ngày càng chinh phục được những đỉnh cao và đạt được nhiều thành tựu.

Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị hết sức lớn lao và ngày càng
trở nên một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải, trao đổi
thông tin trên toàn cầu. Công nghệ thông tin nhờ đó ngày càng được ứng dụng rộng
rãi trong mọi các lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có Quản lý thông tin.
Với đề tài chuyên đề thực tập: “Xây dựng hệ thống quản lý thông tin cán bộ
và giáo viên trường Tiểu học thông qua website” và qua việc khảo sát thực tế tại
trường Tiểu học Trung Nghĩa – xã Trung Nghĩa – TP. Hưng Yên, cũng như những
tài liệu thu thập được. Em hy vọng hệ thống sẽ đáp ứng được việc quản lý dữ liệu
về thông tin cán bộ - giáo viên trong trường, có tính ứng dụng thực tế cao đồng thời
định hướng nâng cấp về sau.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

1


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN
I. Khảo sát về trường Tiểu học Trung Nghĩa
1. Giới thiệu chung về trường Tiểu học Trung Nghĩa
1.1. Thông tin chung
- Trường Tiểu học Trung Nghĩa
- Hiệu trưởng: Nguyễn Thành Lâm
Ngôi trường nằm trên khuôn viên khá rộng rãi ở làng Đào Đặng, trung tâm
xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên nên rất thuật tiện đi lại. Bên cạnh là trường
THCS Trung Nghĩa. Trường có hệ thống cơ sở vật chất khá tốt với gần 40 phòng
học và phòng chức năng. Thêm vào đó là một phòng máy tính với khoảng 30 máy

nhằm giúp học sinh có thể tiếp cận sớm với công nghệ thông tin.
Trường có khoảng hơn 600 học sinh trong toàn xã được chia thành 25
lớp cho 5 khối, mỗi khối có 5 lớp. Tên lớp được đặt theo thứ tự A, B, C, D, E.
Đội ngũ giáo viên trong trường giàu kinh nghiệm, đạo đức đồng thời không
ngừng nâng cao phẩm chất nghề giáo cũng như trình độ chuyên môn trong công
tác giảng dạy
1.2. Cơ cấu tổ chức của trường
Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông. Trường Trung Nghĩa là ngôi
trường Tiểu học duy nhất của xã Trung Nghĩa, với lượng học sinh tương đối đông,
nhà trường có khoảng 40 giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn và 5 cán bộ công nhân
viên phục vụ công tác giảng dạy cũng như công tác Đoàn Đội và những hoạt động
khác tại trường như tổ Văn Thư, Công Đoàn
Giáo viên được chia thành các tổ khác nhau, mỗi tổ phụ trách một khối lớp:
tổ khối 1, tổ khối 2, …. Đến tổ khối 5. Ngoài 5 tổ chính còn có tổ Ngoại Ngữ, tổ
Tin học, tổ Văn Thể Mỹ. Các môn học được giảng dạy trong trường Tiểu học bao
gồm: Toán, Tiếng Việt, Địa lí, Khoa học, Kĩ thuật (Thủ công), Âm nhạc, Mĩ thuật,
Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Thể dục. Riêng 2 môn Tin học và Tiếng Anh được
dạy cho khối 3, 4, 5.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

2


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều
môn học. Thường là Toán, Tiếng Việt và Đạo đức. Các môn học còn lại do giáo

viên chuyên môn dạy.
2. Đánh giá hệ thống quản lý giáo viên tại Trường Tiểu học Trung Nghĩa
Trường Tiểu học Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên là một ngôi trường đạt
chuẩn quốc gia của tỉnh nên việc đầu tư trang bị thiết bị máy tính đã được Nhà
trường thực hiện, tuy nhiên, việc khai thác những ứng dụng của máy tính còn
hạn chế. Việc quản lý giáo viên và các công việc hành chính nói chung vẫn dựa
trên những phương pháp thủ công và bán thủ công nên đã xuất hiện một số khó
khăn như:
- Mất nhiều thời gian cho công tác quản lý thông tin hồ sơ của cán bộ, giáo
viên do luồng thông tin nằm ở nhiều bộ phận, khó kiểm soát, phân loại và tổng hợp.
- Việc tìm kiếm giáo viên cũng khá mất thời gian do giáo viên dạy không cố
định ở một lớp trong năm học.
Xuất phát từ những khó khăn trên, việc xây dựng hệ thống quản lý giáo viên là
điều hết sức cần thiết. Hệ thống sẽ giảm bớt được gánh nặng trong công việc quản
lý thông tin cán bộ, giáo viên, sổ sách hay giấy tờ, góp phần thúc đẩy môi trường
Tiểu học ngày một phát triển tốt hơn cũng như ứng dụng Tin học hóa rộng rãi hơn.
II. Giới thiệu đề tài
1. Lý do thực hiện đề tài
Tin học hóa trong công tác quản lý giáo dục và xây dựng hệ thống quản lý là
điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại, khi mà những công cụ thủ công
không còn bắt kịp với xu hướng phát triển của xã hội. Đó có thể là quản lý nhân sự,
quản lý sinh viên Đại học, thậm chí là quản lý học sinh tại các trường Trung Học
Phổ Thông (THPT), Trung Học Cơ Sở (THCS) và Tiểu học.
Tại các trường Tiểu học, cụ thể tại trường Tiểu học Trung Nghĩa, thành phố
Hưng Yên, việc quản lý thông tin cán bộ nhân viên trong trường, cụ thể là giáo viên
là một hoạt động tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng đã tồn tại khó khăn, rắc rối
và gặp một số vấn đề khó giải quyết. Dự án: “Xây dưng hệ thống quản lý giáo viên

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


3


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

trường Tiểu học thông qua website” cũng được lên kế hoạch dựa trên tiêu chí xây
dựng một hệ thống giúp đỡ ban giám hiệu Nhà trường quản lý thông tin giáo viên
một cách khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Với hy vọng đem lại một hệ
thống quản lý và tra cứu tiện ích, đáp ứng được nhu cầu quản lý dữ liệu về hồ sơ
giáo viên, em hy vọng dự án này sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía thầy và
Nhà trường.
2. Mục đích của đề tài
Công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng rộng rãi, dần dần tiến tới Tin
học hóa tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, việc quản lý ở
trường Tiểu học cũng cần được ứng dụng máy tính, tin học hóa, không còn phải làm
theo lối thủ công để quản lý sổ sách, giấy tờ khiến công việc bị chậm về thời gian
đồng thời việc khai thác thông tin và lưu trữ thông tin cũng gặp nhiều vấn đề bất
cập. Mục đích của việc xây dựng hệ thống quản lý giáo viên là:
- Giảm bớt thời gian ghi chép, giảm thiểu nhầm lẫn, sai sót và tăng độ
chính xác
- Thuận tiện trong việc thêm dữ liệu, sửa chữa và thay đổi cũng như lưu
trữ dữ liệu
- Mọi công việc cập nhật, tra cứu đều được thực hiện nhanh chóng, chính xác
và tiết kiệm thời gian
- Công việc của cán bộ Văn thư, Công Đoàn trong trường sẽ không còn vất vả
mà hiệu suất công việc đạt được lại vô cùng cao.
Trên hết là tận dụng được nguồn cơ sở vật chất là máy tính hiện có trong
trường, tăng tính ứng dụng thực tiễn.


SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

4


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
1. Đặc tả hệ thống hiện tại
Hiện nay, tại trường Tiểu học Trung Nghĩa, phòng hành chính lưu giữ hồ sơ
của giáo viên cũng như cán bộ khác trong trường. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm sẽ
dựa trên các tiêu chí như: tìm theo họ tên, theo tổ,...
Vào mỗi năm học, nhà trường sẽ tiếp nhận thêm một số giáo viên mới ra trường
về tham gia công tác giảng dạy. Sau đó dựa trên chuyên môn của mình, các giáo viên
này sẽ được phân bố về các tổ chuyên môn. Hiệu trưởng sẽ duyệt thông tin lý lịch của
từng giáo viên để đưa thêm vào danh sách giáo viên hiện có của nhà trường.
Quá trình công tác của giáo viên trong trường sẽ nằm dưới sự lãnh đạo của
Ban Giám Hiệu nhà trường. Tất cả những hoạt động như đang giảng dạy, tạm dừng
công tác, chuyển đơn vị công tác hay nghỉ hưu đều được lưu trữ trong hệ thống và
có thể thay đổi.
Khen thưởng kỉ luật: Trong thời gian giáo viên công tác tại trường, Hội đồng
kỉ luật của trường có trách nhiệm khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích
tốt cũng như kỉ luật những nhân viên vi phạm những quy định về cán bộ, giáo viên
của Nhà trường.
Vào cuối năm học, Nhà trường sẽ thống kê theo một số tiêu chí nhất định
để có thể đưa ra được những đánh giá cơ bản và chính xác về tình hình nhân sự
của trường.

2. Yêu cầu của hệ thống
2.1. Yêu cầu chức năng
Đây là một hệ thống đóng (Private Software) sử dụng trong phạm vi của
trường Tiểu học Trung Nghĩa nhưng có tính ứng dụng thực tế cao và có thể áp
dụng cho những cơ sở giáo dục khác và quản lý thông tin nhân sự trong các
doanh nghiệp.
Chức năng quản trị hệ thống, cho phép người quản trị có thể quản lý người sử
dụng, phân quyền, quản lý các danh mục và vận hành hệ thống.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

5


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Chức năng quản lý thông tin giáo viên là tính năng chính của hệ thống, cho
phép việc quản lý hồ sơ hành chính được dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, chức năng tra cứu và tìm kiếm thông tin theo yêu cầu tùy chọn, đồng
thời xuất và in dữ liệu nhanh chóng.
2.2. Yêu cầu phi chức năng:
- Website đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về nghiệp vụ
- Website có dung lượng không quá lớn, tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh và có
tốc độ xử lý thông tin nhanh.
- Tra cứu thông tin nhanh, thuận tiện cho người quản trị và người dùng hệ thống
- Giao diện website thân thiện, dễ dử dụng đồng thời phải có trực quan, đẹp mắt.
- Hệ thống có tính an toàn bảo mật thông tin cao đồng thời cũng dễ dàng cho
người quản lý update thông tin liên tục.

3. Xác định và phân tích các luồng thông tin
3.1. Thông tin đầu vào
Việc tổ chức các thông tin đầu vào cho hệ thống cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo cho phép đáp ứng các thông tin đầu ra một cách chính xác, nhanh
chóng hợp lý trên cơ sở thuật toán tối ưu nhất .
- Dễ truy cập, kết xuất thông tin, tiết kiệm thời gian nhằm nâng cao hiệu suất
công việc.
- Số liệu đầy đủ, tiết kiệm bộ nhớ
- Cho phép khai thác dữ liệu ở nhiều khía cạnh khác nhau
3.1.1. Tổ chức thông tin đầu vào
Thông tin đầu vào chính là yêu cầu quan trọng nhất, là mục đích xây dựng cho
toàn bộ hệ thống. Thông tin đầu vào chính là thông tin nguồn để quá trình xử lý
thông tin sẽ được kết quả mong muốn. Ảnh hưởng của quá trình biến đổi thông tin
mà hệ thống cần đáp ứng không chỉ thể hiện qua chính các yêu cầu đó mà còn thể
hiện qua :
+ yếu tố thời gian: nhanh, chính xác, rõ ràng
+ tổ chức dữ liệu: gọn gàng, đầy đủ, dễ dàng cập nhật

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

6


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Các thông tin đầu vào đều do người sử dụng cập nhật vào, do vậy việc nghiên
cứu, phân tích tổ chức hệ thống sao cho sát với thực tế, gần gũi với người sử dụng
nhưng không làm mất đi tính cấu trúc, logic của chương trình.

3.1.2. Phân tích các thông tin đầu vào
Thông tin không thay đổi chính là cơ sở cho việc tính toán thông kê, tổng hợp
tác động trực tiếp đến thông tin đầu ra và các thông tin tra cứu. Dữ liệu phải có tính
ổn định về nội dung, được đảm bảo an toàn cao, không sai lệch hoặc mất mát trong
quá trình sử dụng.
3.2. Thông tin đầu ra
Đó là những thông tin mà trang web phải đáp ứng, các thông tin đó chủ yếu do
người thiết kế đưa ra cho hệ thống đáp ứng việc phân tích cụ thể hoá, đánh giá bổ
xung đóng vai trò quyết định của hệ thống ứng dụng.
3.2.1. Nhiệm vụ của quá trình phân tích các thông tin đầu ra
- tập hợp, thống kê các yêu cầu của người dùng
- chuyển các yêu cầu mang tính chất nghiệp vụ và quản lý thuần tuý nhanh
sang các yêu cầu thông tin cụ thể,có thể triển khai trên máy tính và các ứng dụng
của trang
- phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau
- trên cơ sở phân tích hệ thống đầy đủ có thể đưa thêm các yêu cầu mới trên
cơ sở. Đó là không mở rộng các thông tin đầu vào mà chỉ khai thác các thông tin đó
một cách triệt để đồng thời nâng cao hiệu quả ứng dụng của trang
3.2.2. Phân loại thông tin đầu ra
Căn cứ yêu cầu của trang, ta có thể phân loại thông tin đầu ra thành:
- thông tin tra cứu tìm kiếm
- thông tin đáp ứng bằng thống kê
Căn cứ vào cách tổ chức quản lý, các thông tin đầu vào được cụ thể hoá
như sau:
- Thông tin về hồ sơ Cán bộ - Giáo viên
- các thông tin tra cứu theo yêu cầu nhất định của người sử dụng.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

7



GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

4. Phân tích và lựa chọn công nghệ
4.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình PHP
4.1.1. PHP là gì?

Hình 2.1. Ngôn ngữ lập trình PHP
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI do Rasmus Lerdorf tạo
ra năm 1994, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã kịch bản
Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã
đặt tên cho bộ mã kịch bản này là “Personal Home Page Tools”. Khi cần đến các
chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể
truy vấn tới Database và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng dụng web đơn
giản. Rasmus đã quyết định công bố mã nguồn của PHP/FI cho mọi người xem, sử
dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó, đồng thời cải tiến mã nguồn.
Thực chất PHP là ngôn ngữ kịch bản nhúng trong HTML, cú pháp PHP là
giống C. Nói một cách đơn giản đó là một trang HTML có nhũng mã PHP, PHP có
thể được đặt rải rác trong HTML. Nó được sử dụng để quản lý nội dung động,
Database, Session tracking,…
PHP là một ngôn ngữ lập trình được kết nối chặt chẽ với máy chủ, không hề
phụ thuộc vào môi trường. Đây là hai yếu tố rất quan trọng. Mọi hoạt động của PHP
đều xảy ra trên máy chủ và nó có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành như
Windows, Unix và nhiều biến thể của nó.
Nó được tích hợp với một số Database thông dụng như MySQL, PostgreSQL,
Oracle, Sybase, Informix, và Microsoft SQL Server.
SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


8


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

PHP thực thi rất tuyệt vời, đặc biệt khi được biên dịch như là một Apache
Module trên Unix side. MySQL Server, khi được khởi động, thực thi các truy vấn
phức tạp với các tập hợp kết quả khổng lồ trong thời gian Record-setting.
Ta có thể thấy rằng, mặc dù PHP khởi đầu như là một dự án mã nguồn mở
nhỏ, nhưng xã hội luôn phát triển, ngày càng nhiều người thấy rằng nó càng ngày
càng hữu dụng và khả năng nâng cao ứng dụng, PHP bắt đầu được sử dụng rộng rãi
trong môi trường chuyên nghiệp.
4.1.2. Tại sao lại sử dụng PHP?

Hình 2.2. Ứng dụng của ngôn ngữ PHP
Để thiết kế được Website có thể sử dụng rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác
nhau, mặc dù cấu hình và tính năng khác nhau nhưng chúng vẫn đưa ra những kết
quả giống nhau. Chúng ta có thể lựa chọn: ASP, PHP, Java,…và rất nhiều loại khác
nữa. Vậy tại sao chúng ta nên chọn PHP? Rất đơn giản, có những lý do sau mà khi
lập trình Web chúng ta không nên bỏ qua sự lựa chọn tuyệt vời này.
Tốc độ nhanh, dễ sử dụng
Nói về tốc độ thì có lẽ ứng dụng viết bằng C chạy nhanh nhất, tuy nhiên công
việc lập trình C khá phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian. PHP cũng nhanh như các
ngôn ngữ khác vậy tại sao chúng ta lại không dùng PHP với những ứng dụng tuyệt
vời của nó? PHP vừa dễ với người mởi sử dụng, vừa có thể đáp ứng được mọi yêu

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


9


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

cầu của các Lập trình viên chuyên nghiệp. PHP có đầy đủ các đặc tính như khả
năng, cấu trúc và dễ sử dụng. PHP cung cấp những tính năng mạnh mẽ để thực hiện
ứng dụng Web dễ dàng và nhanh chóng.
Chạy trên nhiều hệ điều hành
Truy cập bất kì loại CSDL nào
PHP hỗ trợ một số lượng rộng rãi các giao thức lớn như POP3, IMAP, và
LDAP, … hay những loại dữ liệu dịch vụ khác như Mail Server, DB2, hay XML.
Phiên bản PHP4 bổ sung sự hỗ trợ cho Java và các cấu trúc đối tượng phân phối
(COM và CORBA) và có khoảng năm triệu website đang sử dụng ngôn ngữ này.
Được hướng dẫn kĩ thuật bất cứ lúc nào
Hầu hết các ngôn ngữ đều hỗ trợ Active Mailing List (danh sách các thành
viên trực tuyến hỗ trợ kĩ thuật) và các Development Site (trang web hỗ trợ giải
quyết vấn đề kĩ thuật). PHP cũng không ngoại lệ. Khi có bất kì sự cố nào xảy ra, lỗi
trong chương trình và không tìm ra cách khắc phục thì sẽ có hàng trăm người có tên
trong danh sách mail sẵn lòng kiểm tra và khăc phuc sự cố.
Hoàn toàn miễn phí và luôn được cải tiến và cập nhật
Đặc biệt, PHP là mã nguồn mở do đó tất cả các đặc tính trên đều miễn phí và
cũng chính bởi nó có sẵn nên cộng đồng luôn luôn có xu hướng cải tiến và phát
triển nó, nâng cao để khắc phục lỗi trong chương trình.
4.2. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
4.2.1. Giới thiệu khái quát cơ sở dữ liệu và đặc điểm
MySQL là ứng dụng cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, mạnh mẽ và tốc độ cũng

như được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. MySQL cho phép bạn lưu trữ, sắp xếp và
lấy dữ liệu hiệu quả, nhanh chóng. Cơ sở dữ liệu của MySQL điều khiển việc truy
cập dữ liệu, cho phép nhiều người dùng cùng truy cập đồng thời với nhau nhưng
vẫn đảm bảo được an toàn dữ liệu. MySQL trở nên phổ biến từ những năm 1996
nhưng lịch sử bắt đầu phát triển từ những năm 1979.
4.2.1.1. Đặc điểm của MySQL:
- MySQL là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu dạng server-based.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

10


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

- MySQL quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu, mỗi CSDL có thể gồm
nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu
- MySQL có chức năng phân quyền người sử dụng, mỗi người có một tên truy
cập (username) và mật khẩu tương ứng được mã hóa để truy xuất cũng như quản lý
một hay nhiều CSDL.
4.2.1.2. Ưu điểm nổi bật của MySQL

Hình 2.3. Hệ quản trị CSDL MySQL
Đối thủ chính của MySQL là Microsort SQL Server và Oracle, tuy nhiên, bản
thân SQL lại có khá nhiều điểm mạnh nổi bật:
Tính thực thi cao: MySQL thực thi nhanh và rất đáng tin cậy để chúng ta sử
dung. Sự kết nối tốc độ và bảo mật làm SQL phù hợp cho việc truy cập CSDL trên
Internet.

Chi phí thấp: MySQL miễn phí với bản quyền mã nguồn mở hoặc chi phí rất
thấp với bản quyền thương mại
Sử dụng: MySQL dễ sử dụng cũng như rất dễ cài đặt mà không gặp bất cứ khó
khăn nào.
Tính linh động: MySQL tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau.
Mã nguồn: Mã nguồn của SQL có thể lấy ra một cách dễ dàng và thay đổi theo nhu
cầu sử dụng.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

11


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

4.2.2. Ứng dụng của cơ sở dữ liệu

Ứng dụng của cơ sở dữ liệu gồm những chức năng cơ bản như: Lưu trữ, Truy
cập, Tổ chức và Xử lý.
Lưu trữ: Dữ liệu được lưu trữ trên đĩa và có thể được chuyển đổi từ CSDL
này sang CSDL khác.
Truy cập: Truy cập dữ liệu phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người
sử dụng.
Tổ chức: Tổ chức CSDL phụ thuộc vào mô hình CSDL, phân tích và thiết kế
CSDL cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn của hệ thống CSDL nhằm tăng tính tối
ưu khi truy cập.
Xử lý: Tùy thuộc vào nhu cầu tính toán và truy vấn CSDL với các mục đích
khác nhau, cần phải sử dụng các phát biểu truy vấn cũng như các phép toán. Để

thao tác hay xử lý dữ liệu bên trong CSDL, chúng ta cần sử dụng các ngôn ngữ lập
trình như PHP, C++, Java, …
4.3. Sự kết hợp của PHP và MySQL

Hình 2.4. Sự kết hợp của PHP và MySQL
Có rất nhiều ưu điểm của MySQL và PHP đáng để chúng ta lưu tâm và sử
dụng. MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, PHP là một ngôn ngữ kịch bản trên
máy chủ để thiết kế trang web. Để tạo dữ liệu cho một trang web, chúng ta cần phải
SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

12


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

kết hợp chúng. Sự kết hợp tuyệt vời giữa MySQL và PHP khiến cho chúng ngày
càng được ứng dụng rộng rãi và hỗ trợ tối đa cho các nhà Lập trình Web.
PHP và MySQL là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hai công nghệ đang được
ưu chuộng nhất thế giới. Giữa chúng có nhiều điểm chung với nhau như độc lập với
HĐH, mã nguồn mở, tiết kiệm chi phí,…
Sự hỗ trợ tối đa các loại hàm trong PHP đối với MySQL làm cho mọi thao
tác trên dữ liệu trở nên nhanh chóng, phù hợp với xu thế thiết kế Web hiện nay là
ưu tiên cho tốc độ lấy dữ liệu.
4.4. Một số khái niệm liên quan
4.4.1. Mô hình Client – Server
4.4.1.1. Client
Client là máy khách trên mạng, chứa các chương trình Client. Các ứng dụng
phát triển trên nền My SQL và PHP sử dụng tính năng Single Client chính là trình

duyệt Web. Tuy nhiên, đó không phải là ngôn ngữ duy nhất để phát triển ứng dụng
Web. Ngôn ngữ khởi thủy cho việc duyệt web là HTML. HTML cung cấp hàng tá
những thẻ lệnh (Tags) cho phép thể hiện trang web theo nhiều kiểu khác nhau.
Ngoài HTML, các trình duyệt web còn hỗ trợ về RealPlayer, Flash hoặc về
JavaScrift hay XML.
4.4.1.2. Server
Server là máy chủ, chứa các chương trình Server, tài nguyên (tập tin) dùng
chung cho nhiều máy khách. Server luôn ở trang thái chờ yêu cầu và đáp ứng nhu
cầu của Client.
Hầu hết các ứng dụng Web đều hoạt động tập trung trên Server. Một ứng
dụng đặc trưng là Webserver sẽ đảm trách việc giao tiếp với các trình duyệt. Một
Cơ sở dữ liệu (CSDL) trên Server sẽ lưu trữ tất cả những thông tin đáp ứng yêu cầu
cho công việc của ứng dụng Web. Tiếp đó là sẽ cần đến một ngôn ngữ giúp Web
Server liên lạc với CSDL. Ngôn ngữ này sẽ thực hiện các công việc xử lý thông tin
đến và đi từ Web Server.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

13


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Hình 2.5. Hoạt động của Server
Tất cả Web Server, ngôn ngữ lập trình hay CSDL không thể hoạt động được
nếu không có hệ điều hành.
4.4.2. Hệ điều hành (HĐH)
Có rất nhiều loại HĐH, trong đó, Windows 98/XP và Linux có lẽ là phổ biến

nhất với mọi người. PHP và MySQL thuộc nhóm phần mềm ứng dụng có tên gọi là
Open Source (mã nguồn mở). Điều này có nghĩa là người dùng sẽ xem được mã
nguồn của những ứng dụng sử dụng PHP/MySQL. Chúng tận dụng được mô hình
phát triển vào nguồn mở, cho phép mọi người yêu thích có thể góp phần vào việc
phát triển dự án. PHP/MySQL hoàn toàn có thể ứng dụng tốt trên hệ điều hành
Windows 95. 98. XP.
4.4.3. Web Server
Chức năng của Web Server không hề phức tạp. Web Server sẽ chạy trên nền
của HĐH, lắng nghe yêu cầu của ai đó gửi đến, sau đó trả lời những yêu cầu này, và
cấp phát những trang Web thích ứng. Nhiệm vụ của Web Server là cung cấp tính ổn
định cho môi trường Web nên đòi hỏi được đáp ứng nghiêm túc.
SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

14


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Có nhiều loại Web Server khác nhau nhưng chủ yếu trên thị trường thường
sử dụng APACHE và IIS (Internet Information Server) của Microsoft.
4.4.4. Internet Information Server (IIS)
IIS được gắn liền với môi trường Windows và nó là thành phần không thể
thiếu của Active Server Pages (ASP). Có một sự tương thích nhất định giữa một
ngôn ngữ lập trình và một Web Server. Trước đây, tính ổn định của PHP/IIS không
được đảm bảo nhưng hiện tại đã được cải thiện.
4.4.5. APACHE
APACHE là một kiểu Web Server rất phổ biến, chiếm khoảng 60% thị
trường máy chủ Web trên thế giới, và cũng là một dự án nguồn mở như Linux,

PHP, hay MySQL. Apache được hỗ trợ rất tốt trên Linux nhưng chỉ khá tốt trong
Windows.
Apache có tính ổn định và tốc độ tốt. Apache tận dụng được tính năng của
nguồn mở, bất kì ai có khả năng đều có thể viết chương trình mở rộng tính năng của
Apache, PHP hoạt động dưới hình thức Module của Apache.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

15


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Hệ thống được phân cấp thành như hình dưới đây. Mục tiêu của biểu đồ phân
cấp chức năng là đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các chức năng của hệ thống.
1.1. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống
Hệ thống quản lý thông tin cán
bộ, giáo viên

Quản trị hệ thống

Quản lý thông tin Cán bộ,
Giáo viên

Tím kiếm và Báo
cáo


Quản lý thành viên

Quản lý Chức vụ

Tìm kiếm

Quản lý nhóm thành
viên

Quản lý Tr.độ Chuyên
môn

Báo cáo

Quản lý Trình độ Ngoại
ngữ
Quản lý Bộ Môn
Quản lý Khen thưởng
Quản lý Kỷ luật
Hình 3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống
1.2. Mô tả các chức năng.
Chức năng Quản trị Hệ thống: Bao gồm Quản trị Thành viên và phân quyền
Nhóm thành viên. Những chức năng con là Đổi mật khẩu, Thêm mới, Sửa thông tin
Thành viên. Sau khi đăng nhập, mỗi thành viên sẽ có quyền dược đổi mật khẩu tài
khoản của mình. Để có thể thực hiện các chức năng khác nhau thì đòi hỏi sự phân
SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

16



GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

quyền từ Quản trị Hệ thống.
Chức năng Quản lý Thông tin Cán Bộ - Giáo Viên: bao gồm việc cập nhật
thông tin hồ sơ Cán bộ - Giáo viên như Họ tên, Ngày sinh, Quê quán, … và thông
tin lien quan khác nhau như Bộ môn, Trình độ Chuyên môn, Ngoại Ngữ hay Khen
thưởng - Kỉ luật.
Chức năng Tìm Kiếm và Báo Cáo: bao gồm chức năng Tìm kiếm theo kí tự
và tìm kiếm theo danh mục đồng thời xuất kết quả Báo cáo theo kết quả tìm kiếm
theo Danh mục.
2. Phân tích thiết kế hệ thống bằng UML
Em lựa chọn việc phân tích thiết kế hệ thống bằng UML, UML giúp ta có cái
nhìn tổng quan về hệ thống.
2.1. Xác định tác nhân
Các tác nhân của hệ thống được xác định dựa vào tác nhân ngoài như sau:
Actor
Người quản trị (Admin)

Nhân viên phòng Văn Thư

Nhân viên Công đoàn

Use Case
- Đăng nhập hệ thống
- Thay đổi mật khẩu
- Cấp quyền thành viên
- Thêm thành viên mới

- Đăng nhập hệ thống
- Thay đổi mật khẩu
- Quản lý Hồ sơ giáo viên
- Quản lý Chức vụ
- Quản lý Ngoại ngữ (Trình độ Ngoại ngữ)
- Quản lý Chuyên môn
- Quản lý Tổ bộ môn
- Đăng nhập hệ thống
- Thay đổi mật khẩu
- Quản lý Khen thưởng
- Quản lý Kỉ luật

2.2 Đặc tả UseCase và vẽ biểu đồ UseCase
Khi đặc tả Usecase ta tập trung vào hành vi bên ngoài và không quan tâm tới

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

17


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

các xử lý bên trong.

Hình 3.2. Biểu đồ Use case tổng thể của cả hệ thống
Mô tả:
Những thành viên được sử dụng hệ thống bao gôm Người Quản trị và Người
dùng (Nhân viên Văn thư và Nhân viên Công Đoàn). Trong đó, Người Quản trị có

toàn quyền làm việc trên hệ thống và phân quyền cho Người Dùng.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

18


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Hình 3.3. Biểu đồ Use case tổng quát của Người quản trị

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

19


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

2.2.1. Usecase “Thêm Thành viên mới”
Đặc tả Usecase “Cấp quyền người dùng”
Tên Usecase
Tác nhân
Mục đích

Cấp quyền người dùng
Người quản trị (Admin)

Cấp quyền để người dùng hệ thống có thể thực hiện được công

Mô tả

việc trong phạm vi nghiệp vụ.
- Người dùng muốn tham gia vào hệ thống thì phải được cấp
quyền đúng với nhiệm vụ công việc của mình
- Hệ thống sẽ có những danh sách quyền tương ứng với vị trí làm
việc của thành viên (nhân viên phòng Văn thư hay nhân viên

Công Đoàn).
2.2.2. Usecase “Đăng nhập hệ thống”
Đặc tả Usecase “Đăng nhập hệ thống”
Tên Usecase
Tác nhân

Đăng nhập hệ thống
- Người quản trị (Admin)

Mục đích
Mô tả

- Người dùng (nhân viên Văn thư, nhân viên Công Đoàn)
Nhân viên đăng nhập để thực hiện các công việc của mình
- Người dùng muốn sử dụng hệ thống thì phải đăng nhập vào hệ
thống, giao diện đăng nhập cho phép người dùng nhập tài khoản
của mình bao gồm Tên đăng nhập và Mật khẩu.
- Hệ thống thực hiện kiểm tra tài khoản người dùng nhập vào đã
có hay chưa. Nếu đúng thì hệ thống sẽ thực hiện kiểm tra quyền
truy cập. Nếu người dùng có quyền thì hệ thống sẽ thiết lập trạng

thái cho người dùng. Trong trường hợp nhập sai tài khoản thì hệ
thống sẽ có thông báo đến người dùng.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

20


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

Hình 3.4. Biểu đồ Use Case tổng quát của quản lý thông tin Giáo viên
2.2.3. Usecase “Quản lý Thông tin Hồ sơ”
Đặc tả Usecase “Quản lý Thông tin Hồ sơ”
Tên Usecase
Tác nhân
Mục đích

Mô tả

Quản lý Thông tin Hồ sơ
Nhân viên phòng Văn thư
Lưu thông tin giáo viên trong trường
- Mỗi giáo viên trong trường đều có thông tin riêng của mình. Người
quản lý sẽ kiểm tra thông tin của giáo viên trong trường và lưu vào cơ
sở dữ liệu
- Thông tin của giáo viên có thể được sửa hoặc xóa khi có yêu cầu.

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54


21


GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Chuyên đề thực tập

2.2.4. Usecase “Quản lý Chức vụ”
Đặc tả Usecase “Quản lý Chức vụ”
Tên Usecase
Tác nhân
Mục đích
Mô tả

Quản lý Chức vụ
Nhân viên phòng Văn thư
Lưu thông tin về chức vụ của giáo viên trong trường
Bao gồm các công việc:
- Cập nhật chức vụ nếu có thay đổi

- In danh sách giáo viên theo chức vụ
2.2.5. Usecase “Quản lý Trình độ Ngoại ngữ”
Đặc tả Usecase “Quản lý Trình độ Ngoại Ngữ”
Tên Usecase
Tác nhân
Mục đích
Mô tả

Quản lý Trình độ Ngoại ngữ

Nhân viên phòng Văn thư
Lưu thông tin về trình độ Ngoại ngữ của giáo viên trong trường
Bao gồm các công việc:
- Cập nhật trình độ Ngoại ngữ

- In danh sách giáo viên theo trình độ Ngoại ngữ
2.2.6. Usecase “Quản lý Chuyên môn (Trình độ Học vấn)”
Đặc tả Usecase “Quản lý Chuyên môn (Trình độ Học vấn)”
Tên Usecase
Tác nhân

Mục đích

Quản lý Chuyên môn (Trình độ Học Vấn)
Nhân viên phòng Văn thư
Bao gồm các công việc:
- Lưu thông tin về trình độ Học vấn của giáo viên trong trường
- Cập nhật thông tin trình độ Học vấn của giáo viên khi có thay
đổi
Bao gồm các công việc:

Mô tả

- Cập nhật trình độ Chuyên môn học vấn
- In danh sách giáo viên theo trình độ Chuyên môn học vấn

SV: Trần Thị Phương – CNTTK54

22



×