Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

NGHỆ THUẬT kết hợp đấu TRANH GIỮA mặt TRẬN QUÂN sự và mặt TRẬN NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHÔNG đế QUỐC mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.18 KB, 70 trang )

NGHỆ THUẬT KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN
QUÂN SỰ VÀ MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG
CHIẾN CHÔNG ĐẾ QUỐC MỸ

Người hướng dẫn

Đoàn Xuân Quyết

1

Sinh viên thực hiện

Cù Thị Anh Thư


LỜI CẢM ƠN
Thời gian trơi qua thật nhanh, mới đó mà đã gần 4 năm trơi qua; em
cịn nhớ ngay từ ngày đầu tiên bước vào trường, em đã được học tập và rèn
luyện dưới sự quan tâm dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo trong
khoa GDQP. Nhờ đó đã giúp em trưởng thành hơn cả về đạo đức lẫn trình độ
chun mơn. Đến nay em đã là sinh viên năm thứ 4 nhưng các thầy cơ vẫn
ln quan tâm giúp đỡ em.
Cầm cuốn khóa luận tốt nghiệp trong tay, em biết rằng đó khơng chỉ là
sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mình mà còn là sự giúp đỡ của Ban chủ
nhiệm khoa GDQP, của thầy cơ và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ
nhiệm khoa GDQP cùng các thầy, cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuận
lợi nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới thầy giáo – Thiếu tá.
Đoàn Xuân Quyết đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
q trình em thực hiện khóa luận này.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và những
người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ để em có thêm nghị lực hồn
thành khóa luận của mình.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận khơng tránh khỏi những
thiếu xót, em rất mong sự giúp đỡ, chỉ dẫn và chân trọng tiếp thu các ý kiến
đóng góp của các thầy cơ bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng
Sinh viên

2

năm 2015


Cù Thị Anh Thư
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẲT

CPLTCHMNVN : Chính phủ lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam
CNXH

: Chủ Nghĩa Xã Hội

MTDTGPMN

: mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam

VNDCCH

: Việt Nam Dân chủ Cộng hịa


XHCN

: Xã Hội Chủ Nghĩa

3


MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một dân tộc anh hùng với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước
và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với biết bao kẻ thù mạnh hơn
ta về mọi mặt trong đó có cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Để làm được
điều này là do trong quá trình đánh giặc giữ nước dân tộc ta đã xây dựng nên
nghệ thuật đánh giặc rất độc đáo và sáng tạo đó là: Tinh thần đồn kết, u
nước, ý chí tự lực tự cường và tinh thần quyết đánh quyết thắng cao với tư
tưởng tích cực chủ động tiến cơng, tồn dân là binh cả nước đánh giặc, mưu
trí sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều... Trong đó nghệ thuật kết
hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao là một trong
những nghệ thuật quan trọng làm nên những chiến công hiển hách đó .
Thực tiễn lịch sử đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
đã chứng minh việc kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại
giao là đúng đắn và đã đem lại cho chúng ta những thắng lợi vô cùng ý nghĩa.
Đây chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong thời kỳ kháng chiến chống đế
quốc Mỹ mà toàn Đảng toàn dân ta chú trọng. Sự kết hợp này đã tạo thành

sức mạnh khổng lồ để nhân dân ta đánh bại bọn chúng giữ vững nền độc lập
dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay tình hình trong nước và trên thế giới
đang diễn biến hết sức phức tạp bất cứ lúc nào chiến tranh cũng có thể xảy
ra.Hơn lúc nào hết nghệ thuật kết hợp đấu tranh gữa mặt trận quân sự và mặt
trận ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc là rất cần thiết.
Vì vậy em lựa chọn đề tài : Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận
quân sự và mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. Kết quả nghiên cứu khơng chỉ có
5


giá trị về mặt bổ xung tài liệu cho bộ mơn nghệ thuật qn sự mà cịn cung
cấp những bài học kinh nghiệm về mặt nghệ thuật quân sự trong chiến tranh
để giữ gìn hịa bình, ổn định bảo vệ Tổ Quốc trong thời kì mới.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của nghệ thuật kết hợp đấu tranh
quân sự với ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ. Từ đó nâng cao nhận
thức đồng thời vun đúc lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay góp phần
vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa
mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao.
Rút ra những bài học kinh nghiệm và việc vận dụng nghệ thuật kết hợp
đấu tranh giữa mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu nghệ thuật lãnh đạo kết hợp đấu tranh
quân sự và ngoại giao trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Đảng Cộng
sản Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1973.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; khóa luận vận dụng các phương pháp lịch sử, logic, phân tích- tổng
hợp, phương pháp so sánh, hệ thống cấu trúc và phương pháp chuyên gia.
6. Cấu trúc khóa luận:
Gồm: Phần mở đầu, hai chương, kết luận và khuyến nghi.

6


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT
KẾT HỢP ĐẤU TRANH GIỮA MẶT TRẬN QUÂN SỰ
VÀ MẶT TRẬN NGOẠI GIAO
1.1.Khái niệm
1.1.1. Nghệ thuật quân sự
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành và phát triển theo suốt
chiều dài lịch sử. Từ khi vua Hùng dựng nước tới nay, dân tộc ta đã phải tiến
hành mấy chục cuộc chiến tranh lớn chống xâm lược. Nhân dân Việt Nam
ln ln có tinh thần chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, tinh thần cố kết
dân tộc, tinh thần yêu quý đất nước, bền bỉ, dẻo dai từ năm này qua năm khác,
thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống đấu tranh vũ trang bảo vệ Tổ quốc
và giải phóng đất nước của ta đã sớm hình thành, phát triển.
“Nghệ thuật quân sự là lí luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến
tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang, gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật
chiến dịch và chiến thuật”. [12; 698].
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự cứu nước, chống
xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của một dân tộc đất không rộng, người không
đông, kiên cường chiến đấu chống xâm lược lớn mạnh hơn mình.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: Chiến lược

quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận đó thống nhất, liên
hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Chiến lược qn sự đóng vai trị quyết định và
chủ đạo, chi phối nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Nghệ thuật chiến dịch
và chiến thuật trở thành phương tiện thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược
vạch ra, nhưng có tác động trở lại với chiến lược quân sự.

7


1.1.2. Quân sự
Quân sự là những vấn đề về xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh
vũ trang.[ 13; 1034]
Theo nghĩa rộng quân sự là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên
quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội ( lực lượng vũ trang).
[12; 844]
Theo nghĩa hẹp quân sự là một trong những hoạt động cơ bản trong
quân đội , cùng các hoạt động khác ( chính trị, hậu cần, kỹ thuật...) tạo nên
sức mạnh chiến đấu của quân đội.[12; 844]
Như vậy, Quân sự là những hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến
lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, tạo nên sức mạnh chiến đấu của
quân đội
1.1.3. Ngoại giao
Ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của
quốc gia mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung.
[13,880]
Ngoại giao là nghệ thuật tiến hành trong đàm phán, dàn xếp, thương
lượng giữa những người đại diện cho một nhóm người hay một quốc gia.
Ngoại giao, thực chất là việc đàm phán, giao thiệp, dàn xếp, thương
lượng giữa những người đại diện cho một quốc gia nhằm giải quyết các vấn
đề quốc tế chung.

1.1.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại
giao
Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại
giao là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng cộng sản Việt Nam trong
chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm động viên sức mạnh tổng hợp của toàn
dân tộc. Mỗi hình thức đấu tranh giữ vị trí, vai trò khác nhau trong mối quan
hệ phối hợp, hỗ trợ nhau với những biện pháp phong phú cả về chiến lược,
chiến dịch, chiến thuật. Phải xuất phát từ thế và lực, nhiệm vụ cách mạng
8


trong từng thời kỳ để xác định hình thức đấu tranh cho phù hợp: khi chưa đủ
điều kiện để tiến hành đấu tranh qn sự thì đấu tranh chính trị và đấu tranh
ngoại giao là hình thức chủ yếu, đấu tranh quân sự giữ vai trò hỗ trợ; khi so
sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì đấu tranh quân sự là hình thức chủ
yếu và làm chố dựa cho quần chúng đẩy mạnh đấutranh chính trị, tạo thế và
lực cho đấu tranh ngoại giao; đấu tranh ngoại giao tạo điều kiện thuận lợi cho
đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị giành thắng lợi lớn hơn. Thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ là kết quả điển
hình của nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong
đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định.[12, 522]
1.2. Cơ sở lý luận về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự
và mặt trận ngoại giao
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nghệ thuật kết hợp đấu tranh
giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao:
Các nhà kinh điển Mác- Lênin khẳng định: chiến tranh là cuộc đọ sức
toàn diện giữa các bên tham chiến.[11; 99] Điều này cũng có nghĩa là khi tiến
hành chiến tranh là phải tiến hành trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị,
văn hóa, ngoại giao...

Khi nói về bản chất của chiến tranh Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng,
bản chất của chiến tranh là sự kế tục chính trị của một giai cấp, của một nhà
nước nhất định, bằng thủ đoạn bạo lực. Chiến tranh là phương tiện, là thủ
đoạn để phục vụ cho mục đích chính trị của các giai cấp, các nhà nước bóc
lột. Chính trị là biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định, Lênin chỉ rõ:
Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là mối quan hệ giữa các
giai cấp, chính trị là biểu hiện lợi ích giai cấp. Khơng thể có chính trị siêu giai
cấp. Do đó khơng có và khơng thể có các cuộc chiến tranh khơng mang mục
đích chính trị và giai cấp. Chính trị bao gồm cả chính trị đối nội và chính trị
đối ngoại.[2; 81]
9


Những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nghệ thuật kết hợp
đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao là cơ sở lý luận có giá
trị to lớn để Đảng ta vận dụng trong chỉ đạo tiến hành chiến tranh cứu nước
cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân
sự và mặt trận ngoại giao:
Ngay trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ quan điểm
của Hồ Chí Minh về kết hợp đấu tranh giữa hai mặt trận quân sự và mặt trận
ngoại giao được thể hiện :
Trong chiến tranh tại Đơng Dương Hồ Chí Minh đã phát biểu như sau:
“ Nó sẽ là cuộc chiến tranh giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi
giẫm chết.Nhưng hổ khơng đứng n. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra
ngồi vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn và rồi nó
sẽ chạy vào rừng tối. Và dần dần con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến
tranh ở Đông Dương sẽ như vậy”. Và quả đúng như vậy, để chống Pháp Hồ
Chí Minh đã hịa hỗn với Tưởng. Tạo ra sức mạnh chung của cả dân tộc
đánh Pháp, nhờ đó đã giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự và tiêu biểu

nhất là cách mạng tháng 8 năm 1945.
Tới sáng ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội đi Pháp để
mở cuộc đàm phán với chính phủ Pháp. Sắp lên máy bay, Bác nói với cụ
Huỳnh Thúc Kháng câu nói nổi tiếng đó là mong cụ ở nhà “ dĩ bất biến, ứng
vạn biến”, có nghĩa vì tổ quốc vì dân tộc là cái bất biến, cịn lấy cái khơng
thay đổi để đối phó với mn sự thay đổi chính là cái vạn biến. Đó cũng
chính là sự kết hợp giữa qn sự và ngoại giao nhằm giữ thành quả cuả cách
mạng mà ta vừa mới giành được.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách
lược của ta thì phải linh hoạt. Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn phát huy ngoại giao
“tâm cơng” (đánh vào lịng người). Một truyền thống ngoại giao quý báu của
ông cha ta nhằm không ngừng mở rộng tập hợp lực lượng, tăng cường đoàn
10


kết và hợp tác quốc tế. Trong kháng chiến cứu nước, Người luôn phân biệt
nhân dân với giới cầm quyền các nước tiến hành chiến tranh xâm lược Việt
Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và giá trị văn hóa phương Đơng và phương Tây, đồng thời cịn
có sự kết hợp thiên tài truyền thống vẻ vang của cha ông với thực tiễn rất sinh
động của đất nước ta, của khu vực và trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
người đầu tiên gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, gắn cách
mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vơ sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội và thực hiện sự gắn kết ấy bằng các hoạt động quân sự, ngoại giao tài
tình với sắc thái riêng của dân tộc Việt Nam. Người chủ trương ln ln tăng
cường đồn kết dân tộc và đồn kết quốc tế. Khi Người nói “Đồn kết, đồn
kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” là nói tới khối đại
đồn kết, nhất trí trong phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế,

phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, và đề cập tới sự cần thiết phải có
được khối đồn kết ấy. Cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao, qn
sự Việt Nam nói riêng ln qn triệt tư tưởng đồn kết đó và góp phần tăng
cường sự đồn kết nhất trí ấy.
Hồ Chí Minh xác định, kháng chiến toàn dân, phải gắn với kháng chiến
toàn diện, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị ngoại giao,
kinh tế, văn hóa,... các mặt trận đó đều quân trọng. Phải kết hợp chặt chẽ các
mặt trận nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của tồn dân đánh giặc.
Trong đó Người nhấn mạnh, đấu tranh quân sự là hình thức chủ yếu của chiến
tranh: “Quân sự là việc chủ chốt trong kháng chiến” [2, 84]. Thắng lại quân
sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm thắng lợi quân sự to
lớn hơn. Đấu tranh ngoại giao là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược trong
chiến tranh. Người chủ trương vừa “đánh” vừa “đàm” để giành thắng lợi,
đồng thời coi trọng cơng tác tun truyền đối ngoại vạch rõ tính chất phản
11


động của kẻ thù, khẳng định tính chất chính nghĩa và ý chí quyết tâm giành
độc lập, tự do của nhân dân ta để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân
trên thế giới.
Trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh ln thể hiện tư tưởng thêm
bạn, bớt thù: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và khơng
thù ốn với ai”. [3; 593] và “ nếu khơng được lịng họ 100% thì cũng khơng
được làm mất lịng ai 100% ( bài nói chuyện của Chủ tịch tại hội nghị Ngoại
giao lần thứ năm, ngày 16/3/1966).
1.2.2 . Quan điểm của Đảng ta về quân sự và ngoại giao
Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Đảng ta đã rất coi
trọng nghệ thuật kết hợp giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao. Đầu
năm 1967,tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ
trương kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao nhất là sự kết hợp

giữa “ đánh” và “đàm” được khẳng định dứt khoát, rõ ràng trong đề cương
báo cáo tại hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày
21/01/1967 có viết: “ trong thời gian tới đây, phối hợp với đấu tranh quân sự
và đấu tranh chính trị, ta phải đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh ngoại giao, chủ
động tiến cơng địch về chính trị, vận dụng sách lược vừa đánh vừa đàm, vừa
đàm vừa đánh”.
Hiện nay, khi những điều kiện kinh tế đã khác nhiều so với trước, việc
nghiên cứu đường lối ngoại giao và quân sự khơng chỉ của cha ơng, của Chủ
tịch Hồ Chí Minh mà ngay cả đường lối ngoại giao của Đảng ta hiện nay sẽ
mở ra khả năng rộng lớn để vận dụng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đối
ngoại mà Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đề ra nhằm thực hiện cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, giữ vững định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa,
nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, Việt
Nam sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy của các nước, phấn đấu vì hịa
bình, độc lập và tiến bộ xã hội và phát triển chủ động hội nhập quốc tế
1.2.3. Mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao.
12


Chiến tranh là sự thử thách toàn diện cả về sức mạnh vật chất cả về sức
mạnh tinh thần của đất nước. Một cuộc chiến tranh đòi hỏi phát huy cao sức
mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh bại kẻ thù xâm lược. Để
phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của chiến tranh chúng ta phải tiến hành
chiến tranh tồn diện, tiến cơng trên tất cả các mặt trận, quân sự, ngoại giao,
chính trị, kinh tế, văn hóa... trong đó đấu tranh qn sự là chính, kết quả trên
chiến trường là yếu tố quyết định.
Đấu tranh trên mặt trận quân sự là sự đụng đầu giữa hai bên bằng việc
sử dụng vũ lực, vũ khí với việc tham chiến của quân độ hai bên.
Đấu tranh ngoại giao là sự gặp gỡ, giải quyết những vấn đề vướng mắc,
cần giải quyết thông qua sự trao đổi,hội kiến, tọa đàm, hội nghị... giữa hai

phái đoàn ngoại giao của hai bên nhằm đạt được thỏa thuận chung.
Giữa hai lĩnh vực đấu tranh này có mối quan hệ mật thiết, khăng khít,
tác động lẫn nhau
Đấu tranh trên mặt trận quân sự là yếu tố căn bản nhất của bất kì một
cuộc chiến tranh nào, nó sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai. Đấu tranh quân
sự quyết định đến đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Kết quả của đấu tranh
ngoại giao được phụ thuộc vào kết quả trên mặt trận qn sự, bởi vì người ta
chỉ có thể giành được những gì trên bàn ngoại giao tương ứng với những gì
giành được trên chiến trường.
Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao có tác dụng cụ thể hóa những chiến
thắng quân sự, qua đấu tranh ngoại giao mà tranh thủ đơng tình ủng hộ của
quốc tế tạo thuận lợi cho đấu tranh quân sự, tuy nhiên kết quả đó có được phát
huy để giành cho ta những điều khoản có lợi trên bàn đàm phán hay không?
Lại phụ thuộc vào nghệ thuật ngoại giao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Chúng ta đánh địch bằng quân sự
với mục đích tiêu diệt ý chí xâm lược, ý đồ chiến tranh của kẻ thù”.

13


Mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau nhằm đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù làm sáng tỏ giá trị nhân văn
quân sự, ngoại giao của ta.
Quân sự chi phối tiến trình và kết cục chiến tranh, có vai trò quyết định
đường lối chiến lược tổ chức lực lượng củng cố hậu phương trong chiến
tranh.
Mặt trận ngoại giao chỉ là sự kế tục của quân sự, phục vụ cho mục đích
quân sự. Thắng lợi trên mặt trận quân sự sẽ đem lại thắng lợi trên mặt trận
quân sự to lớn hơn.
Bởi vì mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao đều đi đến mục tiêu:

Giương cao ngọn cờ hịa bình, độc lập dân tộc, hịa hợp dân tộc nhằm
cô lập dẫn đến tiêu diệt kẻ thù.
Làm sáng tỏ chính nghĩa của ta đấu tranh tạo uy thế sức mạnh trên
trường quốc tế, vận động nhân dân các nước đối địch ủng hộ chúng ta kháng
chiến, qua đó đánh bại ý đồ chiến tranh của kẻ thù ngay từ hậu phương, điều
này là vơ cung quan trọng, bởi vì chúng ta luôn phải chiến đấu với một kẻ thù
lớn hơn ta lại có tư tưởng bành chướng. Mặc dù vậy, chiến thắng trên chiến
trường vẫn là yếu tố quyết định thành bại của chiến tranh. Đây là bài học kinh
nghiệm phải đổi bằng xương máu của lịch sử mới có được.
1.3. Cơ sở thực tiễn về nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và
mặt trận ngoại giao
1.3.1. Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao của cha ông ta.
a, Triều Lý (1009- 1225)
Với hai lần kháng chiến chống quân Tống (1075- 1077) xâm lược, với
âm mưu xuất phát từ chủ nghĩa bành trướng nước lớn đối với một quốc gai
nhỏ bé không chịu thuần phục họ và vẫn bị coi là những tộc người man di.
Trước âm mưu và thủ đoạn bành trướng của chiều Tống đối với Đại Việt. Cá
vua đầu tiên của nhà Lý có kế hoạch bảo vệ nhà nước rất chủ động. Bên ngoài
các vua Lý một mặt hết sức mềm dẻo để có quan hệ ngoại giao bình
14


thường,nhưng mặt khác, nối tiếp các chính sách của các vua Tiền Lê, các vua
Lý tăng cường phong thủ biên giới phía Bắc , kiên quyết chống trả những
cuộc xâm lấn của nhà Tống. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của thời nhà Lý là: “
Giành quyền chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc”. Lý Thường
Kiệt nói : “ Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân ra trước chặn mũi nhọn
của chúng”. Bằng hành động thiết thực của mình, đích thân vua Lý Thái Tơng
cầm qn xuống phương Nam đánh giặc Chămpa, đã phá được thế liên kết
gọng kìm của kẻ thù từ hai đầu đất nước, tạo điều kiện tập trung lực lượng

mạnh đánh giặc phương Bắc, Lý Thường Kiệt đã mở tiến công đánh sang
thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, phá thế chuẩn bị tiến cơng xâm
lược của qn Tống. Sau đó, chủ động lui về xây dựng phịng tuyến Sơng Cầu
thành thế “ hoành trận” để chặn giặc.
Năm 1075, trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Nhân Tông, Lý
Thường Kiệt đã chủ động đối phó bằng những biệp pháp tích cực. Kết quả là
quân Tống tổn thất nặng nề, kháng chiến chống Tống hoàn toàn thắng lợi.
Sau khi đánh bại quân chủ lực của Quách Qùy, Triệu Tiết của nhà Tống
giành thắng lợi đem lại hịa bình, ổn định cho nhân dân. Tuy là người chiến
thắng nhưng nhà Lý đã dùng chính sách ngoại giao khơn khéo với nhà Tống
là:
“ Biện sĩ hịa bàn” để khơng nhọc tướng tá, khỏi tốn sương máu mà bảo
tồn được tơng miếu, mở đường cho quân Tống rút về nước. Khi đất nước đã
thái bình vẫn cống nạp để giữ hịa hiếu để đất nước khỏi bị nguy cơ bị giặc
xâm lược.
Bên cạnh đó nhà Lý còn mở quan hệ với các bộ lạc thiểu số nhằm mục
đích tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa triều đình và các châu huyện có các bộ
lạc thiểu số, vốn có tính trị cao.
b, Nhà Trần ( 1225 – 1400 )
15


Thời nhà Trần, mặc dù đã một lần đánh thắng quân Tống xâm lược, ba
lần đánh thắng đế quốc Nguyên - Mơng, bảo vệ vững chắc biên cương phía
bắc, nhiều lần đánh thắng và đẩy lùi hiểm họa xâm lược từ phía tây và phía
nam, đã tạo được thế và lực vững chắc cho đất nước, nhưng Đại Việt vẫn thực
hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nhượng bộ có nguyên tắc với nhà
Nguyên để ngăn ngừa âm mưu tái chiến tranh xâm lược nước ta, tạo mơi
trường hịa bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững nhà Trần
trong 175 năm.

c, Nhà Lê( 1428 – 1527)
Sau khi đất nước dần dần ổn định; nền thống nhất được củng cố .
Để bảo vệ các vùng đất xa, nhà Lê chủ trương đoàn kết các dân tộc. Trong
quá trình chiến đấu trước đây, các dân tộc đã đồn kết dưới ngọn cờ cứu nước
của nghĩa quân Lam Sơn và đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc .
Lên ngôi vua, Thái Tổ phong chức tước cho các tù trưởng có cơng với đất
nước và kiên quyết nghiêm trị những từ trưởng dân tộc ít người có mưu đồ li
khai hoặc theo nhà Minh chống lại triều Lê nhằm giữ vững sự thống nhất đất
nước.
Thời Lê Sơ, sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Minh, để ngăn ngừa
chiến tranh tái diễn, Lê Lợi đã mở vòng vây, tha tù binh, cấp thuyền bè, lương
thực cho binh lính nhà Minh an tồn về nước.
Đồng thời nhà Lê đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao không khéo
buộc nhà Minh công nhận nền độc lập, tự chủ của nước Đại Việt và giải quyết
hậu quả chiến tranh như: Sau khi giải phóng Tổ quốc, Lê Thái Tổ lập tức cử
sứ bộ sang cầu phong và đặt quan hệ hịa hảo. Từ đó, cứ ba năm, nhà Lê theo
lệ sang cống cho nhà Minh và tiếp đón các sứ bộ nhà Minh sang nước ta.
Trước hành động xâm lấn lãnh thổ biên giới của nhà Minh, vua Lê
Thánh Tông chủ trương hòa hiếu để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Điển hình
là: năm 1467, tướng Lý Lân của nhà Minh xâm lấn châu Hạ Lang, Cao Bằng,
16


vua Lê Thánh Tơng đã sử dụng biện pháp hịa đàm bằng cách: “gửi thư cho
Lân hỏi duyên do đem quân xâm lược”[1; 275].
Tuy mềm dẻo, linh hoạt trong biện pháp, song hoạt động đấu tranh
ngoại giao quốc phòng thời này ln kiên trì và kiên quyết thực hiện ngun
tắc bất biến, đó là khẳng định và giữ vững tồn vẹn lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia.Năm 1473, khi giao nhiệm đi sứ, vua Lê Thánh Tông dặn sứ giả:
“Một thước núi một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi kiên quyết tranh

biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ khơng nghe, cịn có thể sai sứ sang phương
Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian”[1; 317].
d, Nhà Tây Sơn( 1788-1802)
Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số
đại thần thân cận bỏ chạy lên phía Bắc cho người chạy sang Trung Quốc cầu
cứu nhà Thanh. Nhận thấy đây là thời cơ tốt thuận lợi để xâm lược, Vua nhà
Thanh sai tướng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân và dân công theo sự chỉ dẫn
của Vua nhà Thanh sai tướng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân và dân công theo
sự chỉ dẫn của Vua tôi nhà Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta với danh nghĩa
giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn
Nhận được tin quân Thanh đã sang đóng ở Thăng Long Bắc Bình
Vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngơi Hồng Đế, lấy niên hiệu là
Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. Trên đường đi đã dưng lại ở Nghệ An,
Thanh Hóa tuyển thêm quân. Khi Quang Trung vấn kế đánh giặc ơng nói: “
Nếu đánh gấp thì khơng q 10 ngày sẽ phá tan. Nếu trì hỗn 1 chút thì khó
lịng mà được”. Đúng vào đêm 30 tết ( tức ngày 25/1/1789) quân ta được lệnh
tiến cơng với khí thế từ lời hiếu dụ của Quang Trung: “ Đánh cho để dài tócĐánh cho sử Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Sau 5 ngày bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu quân
Tây Sơn tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt, và giành chiến thắng vang
dội Ngọc Hồi- Đống Đa.
17


Trưa ngày mồng 5 tết trong bộ chiến bào sạm đen vì khói, Quang Trung
dẫn đại binh tiến vào Thăng Long. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
mãn Thanh hoàn toàn thắng lợi. Quân ta đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược,
đưa đất nước ta lên 1 vị thế cao chưa từng có trong lịch sử lúc bấy giờ.
Trên mặt trận ngoại giao: Mặc dù giành thắng lợi oanh liệt trong chiến
tranh, nhưng Quang Trung hiểu rằng Trung Quốc là nước lớn “ khi bị thất bại
tất làm xấu hổ, sẽ không chịu ngừng tay mà hai nước đánh nhau thì khơng

phải là phúc cho sinh dân” nên ơng đã chủ trương “ dùng lời lẽ giao bang
khôn khéo để ngừng mối họa binh đao”. Bằng những biện pháp ngoại giao
mềm dẻo, chính Quang Trung đã nối lại được quan hệ bình thường với nhà
Thanh, loại từ nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới. Tuy nhiên, trong giao
thiệp với nhà Thanh. Quang Trung luôn giữ vững tư thế của một người chiến
thắng, buộc nhà Thanh phải nhiều lần nhượng bộ.
Như vậy, qua thực tiễn đấu tranh trống giặc ngoại xâm của cha ông ta
trong lịch sử tuy ở những giai đoạn khác nhau nhưng nghệ thuật đấu tranh thì
tương đồng nhau. Đó là nghệ thuật đồn kết tồn dân chống kẻ thù chung. Đó
cịn là cách đánh vào lòng người, cách đánh biết tiến biết lui đúng lúc để bảo
tồn lực lượng... Trong đó thì sự kết hợp đấu tranh giữa hai mặt trận quân sự
và ngoại giao đã đem lại kết quả vô cùng to lớn trong cuộc đấu tranh vì độc
lập dân tộc. Điều này là vơ cùng quan trọng, bởi vì chúng ta ln phải chiên
đấu với một ket thù lớn mạnh hơn ta, lại có tư tưởng bành chướng. Tư tưởng
xuyên xuốt trong đấu tranh ngoại giao của cha ông ta là giữ vững nguyên tắc
độc lập dân tộc, kết hợp lấy đấu tranh quân sự kết thúc chiến tranh càng sớm
càng tốt. Mỗi khi giành được thắng lợi trên mặt trận đấu tranh qn sự và
chính trị, ơng cha ta đều cử sứ giả đi “ bàn hòa” với địch sửa lại các đoạn
đường , cung cấp lương thảo cho hangd binh địch để trở về nước... tất cả việc
làm đó để dập tắt chiến tranh.

18


1.3.2. Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.
a, Thời kì từ 1945 đến trước 19/12/1946.
Sau khi nhân dân ta Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành cơng
trong cả nước, dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa thì theo những
thỏa thuận quốc tế trong phe Đồng minh chống phát xít, nhiều đạo quân xâm

lược núp dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp bọn phát xít đã tràn
vào nước ta: đó là 20 vạn quân Tưởng và sau lưng Tưởng là thế lực của Mỹ
kéo vào Bắc vĩ tuyến 16, 5 vạn quân Anh - Ấn kéo vào Nam vĩ tuyến 16,
ngồi ra cịn 6 vạn qn Nhật cịn đóng trên đất nước ta chờ được giải giáp về
nước; rồi quân Pháp núp sau bóng quân Anh đã trở lại xâm lược ở Nam Bộ từ
23/9/1945. Từ đây, Nam Bộ thực sự bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp
xâm lược. Ngay từ lúc này Đảng ta nhận định thực dân Pháp là kẻ thù trước
mắt, chủ yếu và nguy hiểm nhất, phải tập trung lực lượng đánh Pháp để chặn
bước chân xâm lược của chúng ở Nam Bộ. Vì vậy, ta chủ trương hòa với
Tưởng ở miền Bắc để chống Pháp ở miền Nam. Ta đã có những nhượng bộ
đối với Tưởng nhằm hạn chế những hoạt động chống phá ta của quân Tưởng
và bè lũ tay sai của chúng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền
Nam. Và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở Nam Bộ trong những ngày đầu
kháng chiến đã thu được nhiều thắng lợi với các trận đánh liên tiếp diễn ra ở
khu Tân Định, Cầu Muối, ngã ba Chú Lía, cầu chữ Y, ở Khánh Hội, Phú Lâm,
An Nhơn… tiêu biểu là trận đánh địch ở cầu Thị Nghè (ngày 17/10/1945)
được xem là trận đánh xuất sắc trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
Các cuộc vây ráp, đánh địch ở Cầu Bơng, Cầu Kiệu, Thị Nghè, An
Bình, Phú Nhuận… khiến qn địch lâm vào tình thế khó khăn. Tính đến
tháng 12/1945, quân và dân Nam Bộ đã làm thất bại kế hoạch: lấy lại Nam kì
trong vịng 18 ngày của Leclerc. Sau 2 tháng chiến đấu, bộ chỉ huy Pháp phải
19


thừa nhận: có nhiều đơn vị, binh lính chết, bị thương… quân đội Pháp đang
đứng trước “một cuộc chiến tranh kì lạ”.
Với thắng lợi này của chúng ta, buộc địch phải nhờ Giê-xi (quân Anh)
làm trung gian xin điều đình với Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Song sau nhiều
lần gặp gỡ khơng mang lại kết quả gì, bởi Pháp ngoan cố và có nhiều địi hỏi
vơ lí mà chúng ta khơng chấp nhận, cuộc đàm phán thất bại vì chúng ta chưa

có thắng lợi quân sự nào quyết định để buộc Pháp phải thương lượng theo ý
ta. Còn Pháp vẫn tiếp tục mở rộng xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lúc
này Đảng ta nhận định rằng: trước sau gì rồi Tưởng và Pháp cũng dàn xếp với
nhau nếu mỗi bên nhường cho nhau quyền lợi nào đó. Và đúng như dự kiến
của chúng ta, ngày 28/2/1946 Hiệp định Pháp – Hoa được kí kết với nội dung
quan trọng nhất là: Pháp nhường cho Tưởng đoạn đường sắt Hải Phịng – Cơn
Minh chạy trên đất Trung Quốc, ngược lại Tưởng đồng ý rút quân về nước để
cho Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, tước vũ khí quân Nhật. Ở miền
Nam trước đó, quân Anh rút đi, để cho qn Pháp ở lại.
Đảng ta nhận định đó khơng chỉ là sự dàn xếp của Pháp với Tưởng mà
là sự dàn xếp giữa bọn đế quốc và phản động với nhau để phá hoại cách mạng
Việt Nam. Sau khi hịa ước được kí, qn Tưởng cịn tính tốn do dự, cịn
qn Pháp lại rất nóng lịng đem qn ra miền Bắc, song chúng lo sợ là ra
miền Bắc thì sẽ vấp phải sức kháng chiến quyết liệt gấp bội phần với Nam
Bộ, do đó, Pháp muốn tìm một cớ sao cho có thể đưa quân ra Bắc một cách
hợp pháp.
Nắm lấy cơ hội ấy, Đảng ta chủ trương tạm hòa với Pháp để đẩy 20 vạn
quân Tưởng về nước nhanh, cơ lập qn Pháp là kẻ thù chính lúc đó. Chính vì
vậy, ngày 6/3/1946 ta đã kí với Pháp Hiệp định sơ bộ
Sau khi kí Hiệp định sơ bộ ngày 6/31946, quân Pháp tiếp tục có những
hành động khiêu khích, vi phạm hiệp định và tiếp tục có lập trường ngoan cố
20


làm cho cuộc đàm phán tại Phongtennơblô thất bại. Một cuộc chiến tranh sắp
sửa bùng nổ, trước tình hình đó để tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến, cũng như nêu cao chính nghĩa và thiện chí của ta, ngày
14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến kí với Pháp một bản Tạm ước quy
định hai bên đình chỉ chiến sự, định thời gian nối lại đàm phán vào tháng
1/1947 và quy định một số quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước.

Cuối cùng cuộc đàm phán trù bị ở Đà Nẵng cũng như cuộc đàm phán
chính thức tại Phongtennơblơ đều khơng đi đến kết quả, lí do cũng chỉ vì thế
và lực của ta cịn non yếu, chưa có một thắng lợi nào trên chiến trường để
quyết định trên bàn đàm phán. Tuy nhiện, cuộc đấu tranh ngoại giao này có ý
nghĩa, tác dụng rất lớn đối với ta.
Như vậy, chỉ hơn một năm sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa (từ 2/9/1945 đến 19/12/1946), trong bối cảnh chính quyền, quân
đội còn non trẻ, chưa đủ sức, lực lượng để tiến hành những trận đánh lớn trên
chiến trường thì đấu tranh ngoại giao trở thành một mũi nhọn, là mặt trận
chính đóng vai trị quan trọng, thậm chí quyết định đến việc giữ vững chính
quyền, giải quyết những khó khăn trong nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập
dân tộc, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng tiến lên chống Pháp.
b, Thời kì từ 19/12/1946 đến năm 1950
Từ đêm 19/12/1946 cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp,
với đường lối kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kì và tự lực cánh sinh,
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt việc kết hợp giữa các
mặt trận chống thực dân Pháp. Từ lúc bước vào cuộc kháng chiến, Đảng ta đã
đáng giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù: Pháp mạnh về vũ khí, tiềm lực
kinh tế, nhưng yếu vì tiến hành chiến tranh phi nghĩa, càng đánh càng bọc lộ
điểm yếu. Ta cũng biết được ý đồ của địch: trên mặt trận quân sự Pháp muốn
đánh nhanh thắng nhanh, trên mặt trận ngoại giao, Pháp muốn cô lập cuộc
21


kháng chiến của nhân dân ta. Nắm được ý đồ đó của địch, Đảng và Hồ Chủ
tịch đã chú trọng cả hai mặt trận. Về quân sự: sau khi bảo toàn lực lượng rút
về căn cứ địa cách mạng an toàn, ta chuẩn bị lực lượng tiến lên thực hiện chỉ
thị của Trung ương Đảng là “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc
Pháp” lên Việt Bắc năm 1947. Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu dũng cảm,
quân và dân ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp. Đặc biệt với chiến

thắng này ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của
địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta – đánh theo cách đánh
sở trường của ta và cũng là sở đoản của địch, lại thêm những khó khăn mới
trong bước đường xâm lược của thực dân Pháp.
Với ta, thắng lợi Việt Bắc là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong năm
đầu kháng chiến toàn quốc, đánh dấu bước tiến mới về trình độ tác chiến của
bộ đội và dân qn du kích, góp thêm những bài học về chỉ đạo đấu tranh
quân sự và phối hợp chiến đấu trong cả nước. Với thắng lợi này, uy tín của
Đảng, Chính phủ càng được nâng cao, ý chí chiến đấu và niềm tin vào tiền đồ
cuộc kháng chiến của nhân dân ta được củng cố và tăng cường, thế và lực của
ta lớn lên một bước.
Trên mặt trận ngoại giao, từ năm 1947 Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã chủ
trương vượt biên giới phía Nam sơng Mê Kơng, lập đại diện của ta ở một số
nước Nam Á và Đông Âu…
Đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao đã làm phá sản kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh và thủ đoạn cô lập biên giới Việt Nam của thực dân Pháp.
Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm chính
thức Bắc Kinh, rồi thăm Liên Xô. Bằng những hoạt động ngoại giao khơn
khéo, Người đã thiết lập được quan hệ chính thức với Trung Quốc và Liên
Xô. Đến tháng 1/1950, Liên Xô, Trung Quốc, rồi các nước dân chủ nhân dân
22


Đông Âu đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, chính thức cơng nhận nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại
giao, có tác động hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh quân sự, từ đây cuộc
kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta không chỉ được nhiều nước biết đến
mà cịn nhận được sự chi viện có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa.
c, Thời kì 1951 – 1954

Với sự giúp đỡ của các nước và sự nỗ lực của Việt Nam, bước sang những
năm 1951 – 1952, chúng ta đã đẩy mạnh phát triển đấu tranh trên các mặt: chính trị,
quân sự, ngoại giao, đặc biệt là đẩy mạnh xây dựng bộ đội chủ lực.
Trên cơ sở sự lớn mạnh của lực lượng bộ đội chủ lực và trên các mặt
trận khác, ta liên tiếp mở các chiến dịch tiến công nhằm giữ vững quyền chủ
động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Từ cuối 1950 đến 1953, chúng ta lần
lượt mở các chiến dịch lớn ở cả 3 miền,cuộc kháng chiến của ta lại có thêm
những bước tiến mới trên mặt trận quân sự.
* Kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc
kháng chiến chống Pháp (1954)
Lúc này thế và lực của Việt Nam đã có đủ khả năng để kết thúc chiến
tranh khi có điều kiện thuận lợi.
Thất bại ở Điện Biên Phủ làm sụp đổ ý chí thực dân và làm tiêu tan hy
vọng giành thắng lợi bằng quân sự để kết thúc cuộc chiến tranh của thực dân
Pháp. Thế là ý chí xâm lược của thực dân Pháp đã bị đánh bại. Thái độ của
giới cầm quyền Pháp buộc phải thay đổi, họ phải tới đàm phán để kết thúc
chiến tranh.
Cơ sở của đấu tranh ngoại giao là thắng lợi quân sự. Chúng ta sẽ không
thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán nếu khơng có thắng lợi trên chiến
trường. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từng bước thắng lợi, nhất là
từ Thu Đông 1950, với thế tiến công chiến lược ngày càng phát triển, lực
23


lượng vũ trang ba thứ quân trưởng thành, hậu phương kháng chiến được xây
dựng và củng cố vững mạnh, sự giúp đỡ quốc tế ngày càng cao, sự phối hợp
với Đảng Cộng sản Pháp, kết hợp với phong trào bảo vệ hịa bình thế giới và
phong trào phản chiến ở Pháp. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo lợi thế
cho Việt Nam trên bàn đàm phán.

Ngày 8/5/1954, vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đơng
Dương được đưa ra thảo luận. Đồn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hịa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn bước vào Hội nghị
với tư thế người chiến thắng.
Ngày 20/7/1954, các nước tham dự Hội nghị đã ra tuyên bố cuối cùng
và kí các văn bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia,
tạo nên khung pháp lí của Hiệp định Genève về Đông Dương.
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève đã kết thúc
cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài và gian khổ của dân tộc Việt Nam.
Những thắng lợi đạt được trên đây là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, Chính phủ ta qua việc kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh quân sự và
đấu tranh ngoại giao để có thể giành được thắng lợi trọn vẹn nhất.
1.3.3. Thực tiễn đấu tranh quân sự và ngoại giao trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ giai đoạn từ 1954- 1965.
Thời kỳ này đấu tranh trên mặt trận quân sự hạn chế,mà chủ yếu là đấu
tranh trên mặt trận ngoại giao. Đấu tranh ngoại giao thời kì này thực hiện một
số nội dung như địi Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp
thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; củng cố và tăng cường quan hệ
với các nước XHCN là nhiệm vụ tối quan trọng. Liên Xô, Trung Quốc và các
nước XHCN là đồng minh chiến lược,là chỗ dựa của Việt Nam. Các chính
sách đúng đắn và các hoạt động ngoại giao khôn khéo của Hồ Chủ Tịch đã
24


góp phần tăng cường đồn kết giữa Việt Nam và các nước XHCN. Hồ Chủ
Tịch đã góp phần tăng cường đoàn kết giưã Việt Nam và các nước XHCN
khác để tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác ở Châu Phi, để không ngừng
mở rộng và tập hợp mặt trận dân chủ hịa bình thế giới ủng hộ cuộc kháng
chiến của nhân dân ta. Mặc dù kết quả ngoại giao thời kì này cịn hạn chế
nhưng đã có những đóng góp tích cực góp phần vào thắng lợi trên mặt trận

quân sự trong cuộc Đồng Khởi ( 1959- 1960) ở miền Nam.
Trong thời kì 1960- 1965. Giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao
có những mối liên hệ quan trọng.
Trên mặt trận ngoại giao: Đường lối ngoại giao thời kì này được đề ra
tại Đại hội toang quốc lần thứ 3 cảu Đảng, theo đó: Nhiệm vụ quốc tế quan
trọng nhất của Đảng và nhà nước ta vẫn là ra sức góp phần tăng cường xự
đồn kết nhất trí trong khối cộng đồng XHCN, tăng cường sự thống nhất của
phong trào cộng sản quốc tế, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và hành
động phá hoại sự đồn kết quốc tế của giai cấp cơng nhân, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với xây dựng miền Bắc và đấu tranh của
nhân dân ta ở Miền Nam. Tiếp đó ở miền Nam ta thành lập mặt trận dân tộc
giải phóng miền nam Việt Nam, nhằm tạo ra một cơ sở pháp lí của ta đối chọi
lại với chính quyền Việt Nam cộng hịa, và chúng ta cũng khơng ngừng vận
động sự công nhận,ủng hộ của các nước trên thế giới với mặt trận này, tăng
thêm sức mạnh cho ta trong đấu tranh ngoại giao.
Thực hiện chủ trương đó. Chúng ta khơng ngừng củng cố quan hệ với
Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, các nước dân chủ bằng các cuộc
viếng thăm lẫn nhau để tăng cường sự đoàn kết nhất trí, cũng như kêu gọi sự
ủng hộ của các nước này cả về vật chất và tinh thần với cuộc kháng chiến
chống Mỹ của ta. Cùng với đó ta cũng tăng cường khối đồn kết giữa ba nước
Đơng dương với Lào và Campuchia, không ngừng giúp đỡ cách mạng hai
25


×