Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh trung học cơ sở làng trẻ em SOS thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.84 KB, 70 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Đó là thông điệp trong việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em của các quốc gia trên thế giới. Công ước về quyền
trẻ em đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1989 trong đó đã
khẳng định:“ trẻ em có quyền được sống, được chăm sóc học tập, lao động và
phát triển, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình các em được phát triển toàn
diện về mọi mặt”. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới ký và là nước Châu
Á đầu tiên đã ký “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”.
Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng, quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng thế
hệ trẻ đã ban hành nhiều chính sách dành cho trẻ em – thế hệ tương lai của đất
nước và đặc biệt quan tâm tới nhóm đối tượng trẻ bị bỏ rơi, cơ nhỡ. Các chính
sách này nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội được phát triển một cách
toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ và sức khỏe. Trong đó vấn đề về sức khỏe –
thể chất đã được Đại hội Đảng VIII khẳng định “sự cường tráng về thể chất
là nhu cầu cơ bản của bản thân con người, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ
và vật chất cho xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội của các giai cấp, các
ngành, các đoàn thể”.
Ở Việt Nam tính đến năm 2013 có khoảng 1,5 triệu trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt trong đó có hơn 150 nghìn trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Đây không
chỉ là những bất hạnh của bản thân các em mà còn là nỗi đau xót của người
thân và là gánh nặng cho xã hội cộng đồng.
Tại địa bàn Hà Nội, năm 1990 Làng trẻ em SOS Thành phố Hà Nội
chính thức được thành lập, đây là cơ sở tập hợp và nuôi dạy trẻ em mồ côi
trọng điểm của khu vực phía Bắc. Trường phổ thông Hermann Gmeiner Hà
Nội thuộc Làng trẻ SOS thành lập năm 1994. Là một ngôi trường liên cấp,
nội trú tập trung (Tiểu học-THCS-THPT), tạo điều kiện để chăm sóc, giáo
dục các em.


Tuy nhiên, cũng như nhiều trường học khác vấn đề đức dục và trí dục


được ưu tiên hơn cả trong khi đó vấn đề thể chất lại chưa được quan tâm đúng
mức. Việc đáp ứng cơ sở vật chất chưa đầy đủ, đội ngũ giáo viên chuyên
trách GDTC còn hạn chế, số lượng các em trong Làng ngày càng đông, kinh
phí sinh hoạt hạn chế nên hầu hết các em không đủ điều kiện dinh dưỡng để
phát triển thể chất dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn những khiếm khuyết về sức khỏe.
Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá đặc điểm phát triển thể chất học sinh của
trường được đặt ra bức thiết để làm cơ sở cho hoạt động chăm sóc và giáo dục
thể chất đảm bảo các em được phát triển toàn diện.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh trung học cơ sở Làng trẻ
em SOS thành phố Hà Nội”.
Qua đề tài này với mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào thực tế góp
phần nhỏ bé công sức của mình để giúp đỡ các em Làng trẻ SOS vơi bớt khó
khăn, có một sức khỏe tốt sẵn sàng học tập và tự lập cho cuộc sống sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học
sinh nhằm phát hiện nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về sự phát
triển thể lực của học sinh, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao thể chất
góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THCS ở Làng trẻ em
SOS thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học
sinh THCS Làng trẻ em SOS TP Hà Nội và các biện pháp nâng cao thể lực
cho học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh THCS Làng trẻ em SOS TP Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Thực tiễn công tác GDTC trong nhà trường THCS nói chung, ở Làng
trẻ em S0S TP Hà Nội nói riêng còn những hạn chế về nội dung, phương



pháp, hình thức tổ chức và ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của học sinh.
Nếu có những đánh giá chính xác về thực trạng công tác GDTC và đặc điểm
sự phát triển thể lực của học sinh để từ đó tìm ra những biện pháp có tính khả
thi thì sẽ nâng cao thể lực và hiệu quả GDTC cho học sinh THCS Làng trẻ em
S0S TP Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng sự phát triển thể lực của học sinh
THCS Làng trẻ em SOS TP Hà Nội.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu các biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh
THCS Làng trẻ em SOS TP Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đặc điểm phát triển thể lực của học sinh THCS Làng trẻ em SOS TP
Hà Nội.
- Thực trạng công tác GDTC ở Làng trẻ em S0S TP Hà Nội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của học sinh THCS
Làng trẻ em SOS TP Hà Nội.
- Các biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh THCS Làng trẻ em SOS
TP Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu
Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu cho phép hệ thống hóa kiến thức
có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, hình thành cơ sở lý luận về đặc
điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh THCS làng trẻ em SOS TP Hà
Nội, đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
7.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm
các tài liệu khoa học để xác định luận cứ của đề tài.


Thông qua phương pháp này, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu chỉ thị, nghị

quyết các văn bản của Nhà nước, các tài liệu liên quan đến GDTC cho học
sinh THCS.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành gặp gỡ các giáo viên TDTT có thâm
niên công tác để trao đổi trực tiếp về những yếu tố ảnh hưởng và những biện
pháp phát triển thể lực của học sinh.
- Phỏng vấn gián tiếp: Dùng phiếu hỏi giáo viên, cán bộ quản lý, các
mẹ nuôi của các em để điều tra công tác giáo dục thể chất ở trường. Từ đó
xây dựng được những nguyên nhân ảnh hưởng và những biện pháp nhằm góp
phần phát triển thể lực cho các em học sinh THCS.
7.4. Phương pháp quan sát sư phạm
Sử dụng phương pháp này để quan sát các giờ học thể dục của học sinh
THCS Làng trẻ em SOS TP Hà Nội, cơ sở vật chất của trường, từ đó tìm ra
những tồn tại trong công tác GDTC ở trường và những tác động ảnh hưởng
đến sự phát triển thể lực của học sinh.
7.5. Phương pháp sử dụng các test nghiên cứu
Để đánh giá đúng và chính xác thể chất của học sinh thông qua tham
khảo tài liệu đã chọn ra các test đặc trưng đánh giá thể chất như sau:
- Bật xa tại chỗ (cm)
Nhằm đánh giá tố chất sức mạnh
+ Chuẩn bị
Thước đo dài 3m, để tính độ dài bật xa.
Hố cát kẻ vạch xuất phát ô mốc của thước chạm vạch xuất phát.
Một trọng tài ghi thành tích.
+ Tổ chức thực hiện
Thực hiện kiểm tra ở 4 khối 6,7,8,9
Lần lượt mỗi học sinh trong nhóm thực hiện bật xa tại chỗ. Mỗi học
sinh thực hiện hai lần và lấy thành tích cao nhất.



+ Đo thành tích
Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt gần nhất
của gót chân, chiều dài được tính bằng đơn vị cm
- Chạy 30m xuất phát cao
Nhằm đánh giá tố chất sức nhanh.
+ Chuẩn bị
Đường chạy dài 50m, rộng 4m, kẻ vạch xuất phát và vạch đích.
Một trọng tài hô khẩu lệnh, một trọng tài bấm giờ và ghi thành tích.
+ Tổ chức thực hiện
Kiểm tra ở cả 3 khối 6,7,8,9
+ Đo thành tích
Trọng tài bấm giờ đứng ngay vạch đích, khi ngực hoặc vai của người
chạy chạm vào mặt phẳng đích thì bấm dừng và ghi thành tích.
Thành tích chạy được tính bằng giây và số lẻ từng 1/100 giây
- Chạy tùy sức 5 phút
Nhằm đánh giá tố chất sức bền.
+ Chuẩn bị
Đường chạy dài 50m rộng 4m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn có đặt
vạch chuẩn, phía ngoài hai giới hạn có khoảng trống 1m để chạy quay vòng.
Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường
sau khi hết thời gian chạy.
Một trọng tài chính bấm giờ và ghi thành tích, 4 trọng tài phụ.
+ Tổ chức thực hiện
Kiểm tra ở 4 khối 6,7,8,9.
Lần lượt cho mỗi nhóm 4 người chạy: Khi có lệnh “chạy” người chạy
trong ô chạy, hết đoạn 50m, vòng bên trái qua vật chuẩn chạy lặp lại trong
vòng thời gian 5 phút.
+ Đo thành tích



Đơn vị đo quãng đường là “m”. Khi có lệnh dừng chạy, người chạy lập
tức thả tích – kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ
quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức.
- Chạy con thoi 4x10m
Nhằm đánh giá tố chất sức nhanh và năng lực khéo léo.
+ Chuẩn bị
Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m, bằng phẳng, không trơn.
Đồng hồ bấm giây, thước đo dài, 4 vật chuẩn đánh dấu bốn góc.
Một trọng tài hô khẩu lệnh, một trọng tài bấm giờ và ghi thành tích.
+ Tổ chức thực hiện
Kiểm tra 4 khối 6,7,8,9.
Lần lượt cho từng học sinh của từng nhóm chạy.
+ Đo thành tích
Trọng tài bấm giờ và ghi thành tích. Thành tích được tính bằng giây và
số lẻ từng 1/100s.
Số liệu thu thập được xử lý bằng toán học thống kê.
7.6. Phương pháp toán học thống kê
Để xử lý số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu, đề tài sử dụng công
thức toán học thống kê.
- Số trung bình cộng ( X ) được tính theo công thức:


X=

n
i =1

xi

n


Trong đó: x : Là số trung bình cộng.
Σ : Là dấu hiệu tổng.
xi : Là giá trị của từng cá thể.
n : Là số cá thể.
+ Phương sai: δ =
8. Những đóng góp mới của đề tài


Đánh giá được thực trạng và những hạn chế dẫn đến sự phát triển thể
lực của học sinh THCS Làng trẻ em SOS TP Hà Nội. Trên cơ sở đó lựa chọn
những biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh đảm bảo tính khả thi, gắn liền
với thực tiễn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em Làng SOS TP Hà Nội.
9. Tổ chức nghiên cứu
9.1. Kế hoạch nghiên cứu.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2013 – 1/2014, đọc và tham khảo tài liệu
xây dựng đề cương nghiên cứu và bảo vệ đề cương trước hội đồng khoa học.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 2 – 4/2014, nghiên cứu tài liệu, thu thập, xử lý
số liệu và hoàn thành luận văn.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 4 – tháng 5/2014, hoàn thiện khóa luận và bảo
vệ khóa luận trước hội đồng khoa học.
9.2. Địa điểm nghiên cứu:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Làng trẻ em SOS TP Hà Nội
10. Cấu trúc của luận văn
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Những đóng góp mới của đề tài
9. Tổ chức nghiên cứu

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể
chất trường học.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với bao khó khăn
thử thách và gian khổ nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn quan tâm đến công tác
thể dục thể thao đặc biệt là công tác GDTC trong trường học. Ngay sau khi
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII trong kỳ họp đầu tiên bàn về nội dung
đầu tiên nhằm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội VIII, ban chấp hành
Trung ương đảng đã chọn chủ đề định hướng phát triển giáo dục – đào tạo và
khoa học – công nghệ. Vì vậy ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã họp và
ra nghị quyết 02 (24 tháng 12 năm 1996) về “định hướng phát triển đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa” Điều đó chứng tỏ Đảng đã coi
trọng GD – ĐT và khoa học – công nghệ là khâu đột phá, có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) về công tác GDTC
khẳng định: “Về công tác GDTC cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC
trường học… và tổ chức hướng dẫn, động viên đông đảo nhân dân tham gia
rèn luyện thân thể hàng ngày”. [14]
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế
độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các

hình thức tổ chức tập luyện TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần
thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng
TDTT chuyên nghiệp…” [21]
Ngày 24 tháng 3 năm 1994 Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã
ban hành chỉ thị số 36-CT/TW về “công tác TDTT hình mới”. Chỉ thị đã chỉ
rõ vai trò của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe, thể lực cho nhân dân,
đặc biệt là thế hệ trẻ. Về GDTC trường học, Chỉ thị nhấn mạnh: “…cải tiến


chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên
TDTT cho trường học các cấp tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực
hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học…” [15]
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII (1996) đã tiếp tục khẳng
định tầm quan trọng của nhân tố con người “vừa là mục tiêu, vừa là động lực
phát triển xã hội” và nhấn mạnh đến vấn đề chăm lo phát triển GDTC con
người: “…muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, không những chỉ
có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn có
con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người về thể chất là trách
nhiệm của toàn xã hội…” [14]
Luật Giáo dục được Quốc hội khóa IX nước ta đã thông qua ngày 02
tháng 12 năm 1998 đã quy định và pháp lệnh TDTT được Uỷ ban thường vụ
Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT
trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu
niên, nhi đồng. GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được
thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học…” [22]
+ Pháp lệnh TDTT số 28/2000/PL-UBTVQH 10 ngày 09/10/2000.
điều 14 ghi rõ: “ TDTT trường học gồm GDTC và hoạt động thể thao
ngoại khóa cho giờ học. GDTC cho người học là chế độ giáo dục bắt buộc
nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học…Nhà

nước khuyến khích thể thao ngoại khóa trong nhà trường”
+ Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 đã dược Quốc hội khóa XI đã
thông qua ngày 20/5/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Trong đó,
điều 27, mục tiêu giáo dục phổ thông đã xác định tầm quan trọng của mục
tiêu về sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.[17]


+ Luật TDTT đã được Quốc hội khóa XI ký họp lần thứ 10 thông qua
ngày 29/11/2006 và Chủ tịch nước ban hành pháp lệnh số 22/2006 CTN ngày
12/12/2006, công bố trong luật.[18]
Chương trình mục tiêu “cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất,
sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng tài năng trẻ thể thao học sinh, sinh viên
trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995-2000 và đến năm 2005”, đã được
hoàn thiện và trình chính phủ phê duyệt [16]
Qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta thấy
được các quan điểm chỉ đạo và đường lối thực hiện của Đảng và Nhà
nước ta về TDTT là hoàn toàn đúng đắn và có tác dụng thúc đẩy nền thể thao
nước nhà phát triển. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự quan tâm của các
cấp, các ngành đối với công tác GDTC. Chính nhờ sự quan tâm này, phong trào
TDTT trong các trường phổ thông ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thực tế các
vận động viên đi thi đấu các giải quốc gia và quốc tế đều là những người được
tuyển chọn thông qua các giải TDTT từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, toàn
quốc. Thông qua những giải đấu đã phát hiện được những tài năng trẻ và được
bồi dưỡng thêm để nâng cao thành tích đại diện cho đất nước để đi thi đấu thể
thao thành tích cao trên các vũ đài khu vực và quốc tế. Cùng với thể thao thành
tích cao GDTC trường học đã góp phần đảm bảo cho nền TDTT nước nhà phát
triển cân đối và đồng bộ, để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, cùng với mục
tiêu chiến lược củng cố và phát triển đưa nền thể thao nước ta hòa nhập và đua
tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.2. Khái quát về giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở
1.2.1. Vị trí, vai trò của GDTC trong nhà trường THCS
Giáo dục thể chất trong nhà trường THCS cũng như các loại hình giáo
dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó. Giáo dục thể chất
ở trường THCS với nhiệm vụ là: Phát triển toàn diện các tố chất thể lực cho
học sinh, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện
thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện


đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng của các em để chuẩn bị
cho cuộc sống. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong trường trung
học cơ sở nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức,
kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh”. Ngoài ra, môn học thể dục còn
góp phần tích cực trong giáo dục, rèn luyện học sinh nếp sống lành mạnh, tác
phong nhanh nhẹn, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức.
Chương trình Giáo dục thể chất trong nhà trường THCS đóng vai trò
quan trọng trong cả quá trình học tập của học sinh trong việc phát triển cơ thể
một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành và rèn luyện các kỹ
năng phản xạ tốt, hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực từ đó giữ
gìn, nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học
tập tại nhà trường cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực cho tương lai các em.
Chương trình Giáo dục thể chất tại các trường THCS là sự kết hợp bài bản
giữa chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và chương trình bổ
sung do nhà trường xây dựng. Qua đó, học sinh sẽ được phát triển lành mạnh
về thể chất và tinh thần. Đồng thời, nhà trường cũng khám phá năng khiếu thể
thao tiềm ẩn trong mỗi học sinh, từ đó phát động phong trào thể thao học
đường ngày càng sôi nổi, khiến cho môi trường học tập của học sinh tràn đầy
hứng thú. Như vậy GDTC trong nhà trường THCS góp phần giúp học sinh có
sức khỏe để học tập tốt, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thế hệ tương lai của đất
nước trở thành những người có ích cho xã hội

1.2.2. Mục tiêu và nội dung chương trình môn học thể dục cấp
THCS
- Mục tiêu của chương trình môn học thể dục cấp THCS.
+ Góp phần phát triển hài hòa thể chất, sức khỏe nâng cao thể lực, bồi
dưỡng năng lực và kỹ năng vận động nhằm tăng cường hiệu quả học tập lao
động và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam.
+ Góp phần tạo dựng cuộc sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, hạn chế
các tệ nạn xã hội, đào tạo và bồi dưỡng tài năng TDTT cho đất nước.


+ Phấn đấu đưa việc dạy và học thể dục cả trong nội khóa lẫn ngoại
khóa vào nề nếp có hiệu quả trong nhà trường THCS.
+ Tăng cường rèn luyện thể chất và đẩy mạnh công tác y tế học đường,
giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường nhằm tích cực tạo điều kiện nâng
cao sức khỏe cho học sinh.
+ Giáo dục và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phát hiện tài năng và phấn
đấu nâng cao một bước thành tích thể thao học sinh trong nhà trường THCS.
Giáo dục thể chất là một trong năm mặt giáo dục toàn diện cho học
sinh. Mặt khác, bản thân GDTC đã bao hàm các nội dung của giáo dục toàn
diện, bởi vậy công tác GDTC trong nhà trường THCS các cấp phải hướng vào
các nhiệm vụ chính: Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức
khỏe cho học sinh.
- Nội dung của chương trình môn học thể dục cấp THCS
+ Thực hiện giở học TDTT nội khóa tối thiểu 2 tiết/1 tuần theo chương
trình quy định. [23]
+ Giáo dục ý thức, giữ gìn bảo vệ sức khỏe, tổ chức tập luyện và kiểm
tra rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm 1 lần tạo cho các em có thói quen
sống lành mạnh, văn minh, biết giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Tạo
lập thói quen tập thể dục, tham gia thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí
tăng cường sức khỏe.

+ Bồi dưỡng các kỹ năng thể dục thể thao từ thấp đến cao, từ các trò
chơi thông thường đến các trò chơi cần thể lực, trí tuệ và sức khỏe để học sinh
tham gia vào các loại hình thể dục thể thao có kết quả tốt.
+ Tổ chức thường xuyên các bài thể dục cơ bản để có thể được phát
triển cân đối, hài hòa.
+ Giáo dục ý thức phòng bệnh thông thường cho cá nhân và gia đình,
phòng tránh các chấn thương như xử lý các chấn thương xảy ra trong quá
trình tập luyện thể dục thể thao.


+ Giáo dục thói quen ăn uống khoa học phù hợp với những tiêu chuẩn vệ
sinh dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THCS (lứa tuổi 12 – 15 tuổi)
1.3.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS
Ở lứa tuổi này giai đoạn thích nghi và ổn định bao giờ cũng kém tuổi
trưởng thành, giai đoạn mệt mỏi sớm xuất hiện cụ thể: Trong giai đoạn mệt
mỏi khả năng vận động và các chỉ số nói riêng như tần số động tác, sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, độ chính xác của động tác giảm rõ rệt so với người
lớn. Mệt mỏi của các em xảy ra ngay cả khi các môi trường bên trong có sự
biến đổi nhỏ. Chính vì vậy, lứa tuổi các em trong giai đoạn này ảnh hưởng
đến quá trình hồi phục sau vận động như: Sau các bài tập yếm khí, thời gian
ngắn thì sự hồi phục của các em sau vận động nhanh hơn tuổi trưởng thành.
Vì những đặc điểm trên mà phải lựa chọn các bài tập, các biện pháp như thể
nào đó cho phù hợp với sự phát triển sinh lý của các em để tăng cường thể lực
cho các em.
+ Hệ vận động:
- Hệ xương: Lứa tuổi này hệ xương của các em có bước phát triển nhảy
vọt cả về chiều dài và độ dày của xương, màng xương phát triển lên cao bao
bọc quanh sụn, tính đàn hồi của xương có xu hướng giảm do lượng canxi,
phốt pho, magie trong xương tăng lên, do đó xương của các em đã cứng hơn.

Đôi khi xuất hiện cốt hóa ở một số bộ phận của xương, các tổ chức liên kết
của xương dần được thay thế bằng các mô xương, các cấu trúcchất liệu tạo
xương còn chưa hoàn thiện nhưng vẫn phát triển thích ứng với lượng vận
động, xương phát triển hơn và đàn hồi hơn nhưng cũng vì điều này nếu sử
dụng lượng vận động bài tập không hợp lý sẽ gây cong vẹo, hay bị gãy.
- Hệ khớp: Tuy hệ xương cơ phát triển đáng kể nhưng bao khớp vẫn
còn yếu mỏng, các diện khớp còn nông, các khớp còn lỏng lẻo.


- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cũng phát triển rất nhanh tuy nhiên các nhóm
cơ phát triển không đồng đều biểu hiện ở các nhóm cơ phát triển rất sớm, còn
các nhóm cơ nhỏ phát triển muộn hơn, phát triển vừa ở các nhóm cơ tay.
Tính đàn hồi của các em lứa tuổi này lớn hơn, do đó biên độ co duỗi
lớn hơn. Song do các mặt cắt ngang sợi cơ còn nhỏ nên sức mạnh kém, bởi
vậy trong huấn luyện sức bền tốc độ cần chú ý lượng vận động hợp lý.
+ Hệ thần kinh: Não bộ đang trong thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động của
hệ thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Do vậy, nội dung tập
luyện phải phong phú, phương pháp giảng dạy phải linh hoạt, không cứng
nhắc đơn điệu, giảng dạy phải có trọng tâm chính xác, đúng lúc đúng chỗ.
Chức năng điều khiển trên vỏ não trở nên rõ nét, ức chế phát triển nhanh là cơ
sở cho việc thực hiện các bài tập có chi tiết, kỹ thuật và có độ chính xác cao
đó là cơ sở để phát triển thể lực.
+ Hệ máu: Hoạt động mạnh mẽ của các cơ bắp dẫn đến máu có sự thay
đổi nhất định sau thời gian tập luyện mệt mỏi, độ nhớt của máu tăng lên.
+ Hệ tuần hoàn: Tương đối hoàn thiện, tim phát triển chậm hơn so với
sự phát triển mạch máu, sức co bóp còn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của
tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá nhiều, căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi.
Vì vậy tập luyện TDTT thường xuyên có ảnh hưởng tốt đến hệ tuần
hoàn, hoạt động của tim dần được thích ứng và khả năng chịu đựng khối
lượng lớn sau này. Trong quá trình tập luyện cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức

và tăng dần yêu cầu trong GDTC, tránh hoạt động quá sức và quá đột ngột.
+ Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn
nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé vì vậy khi vận
động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể
chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển các cơ hô hấp, hướng
dẫn các em biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như
vậy, mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và có hiệu quả. [7]


1.3.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
Tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí cá tính sự yêu thích của con người. Các
trạng thái tâm lý và tinh thần vui vẻ, sảng khoái, ý chí kiên cường dũng cảm,
tính tình chân thành cởi mở… là các tiêu chí biểu hiện trạng thái tốt của con
người. Nếu trạng thái tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới sự phát
triển toàn bộ cơ thể của trẻ. Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm lý là mối quan hệ
hữu cơ. Trạng thái tam lý tốt là tiền đề, là sự đảm bảo quan trọng cho cơ thể
khỏe mạnh.
So với cấp tiểu học, việc học tập của học sinh THCS chiếm vị trí nhiều
hơn và các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: Nhiều môn học mới, phải thực
hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà của nhiều giáo viên, phải hoạt
động độc lập với khối lượng công việc tăng một cách đáng kể và các em đã có
một địa vị mới ở gia đình và trường học. Các em bắt đầu cố gắng muốn tự
lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ có ý thức đối với
hoạt động của mình. Nguyện vọng đó sẽ giúp các em tích cực hơn trong hoạt
động, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sáng tạo trong hoạt động…
Tuy nhiên nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em
phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn đến kết quả không tốt (học
đòi, cáu kỉnh, thô lỗ, hỗn láo…)
Hứng thú của các em xuất hiẹn thêm nhiều nét mới so với học sinh tiểu
học. Hứng thú đã được xác định rõ rệt hơn, mang tính chất bền vững, sâu sắc

và phong phú hơn. Các em rất năng động do vậy việc giảng dạy TDTT cũng
như các môn học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Giờ học TDTT
sẽ tạo cho các em hiểu được ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã
hội, giúp các em tự giác tích cực tập luyện trong giờ chính khóa và hoạt động
ngoại khóa.
Lứa tuổi này xúc cảm diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kích
động, kém tự chủ. Các em có những quan hệ bạn bè thân thiết, gần gũi nhau


trên cơ sở có cùng chung hứng thú, cùng thống nhất trong một loại hoạt động
nào đó và các em thường kết thành nhóm bạn thân thiết hàng ngày.
Các phẩm chất ý chí ở học sinh trung học cơ sở đã được phát triển hơn
so với ở cấp tiểu học. Song với việc tự ý thức và tự nhận thức, không phải bao
giờ các em cũng hiểu đúng mình và hiểu đúng người khác. Tuy nhiên những
nét ý chí của tính cách như can đảm, dũng cảm, quả cảm là những phẩm chất
mà các em rất quý trọng, các em rất sợ mang tiếng là yếu đuối cho mình vẫn
còn trẻ con vì vậy khi giáo viên xem thường kết quả học tập của học sinh
hoặc không đánh giá, động viên kịp thời thì học sinh sẽ nhanh chóng chán nản
tập luyên TDTT và có thể lôi kéo những bạn cùng nhóm không tích cực học
tập nữa.
Như vậy tuổi học sinh trung học cơ sở là tuổi quá độ và cũng là giai
đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc
tính nhân cách song do đang trên con đường “rẽ” nên ở các em hoàn toàn
chưa có những nét cá tính bền vững. Các em luôn mong muốn thử sức mình
theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp hơn và
nhiều mâu thuẫn hơn tuổi học sinh cấp tiểu học. Do vậy, cần phải thường
xuyên quan sát và giáo dục cho phù hợp dựa trên cơ sở tính tích cực, phát huy
tính sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động cho các em, tạo điều kiện
phát triển tốt khả năng của chúng. [7]
1.3.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THCS Làng trẻ em S0S.

- Đặc điểm tâm lý học sinh THCS Làng trẻ em SOS trong quá trình học tập
Nghiên cứu quá trình nhận thức của học sinh THCS Làng trẻ em SOS
là nghiên cứu sự vận động và phát triển của các biểu hiện tâm lý người dưới
tác động của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, trong sự tiếp nhận và thích ứng
của cá nhân. Trong quá trình học tập, sự biến đổi nhận thức của người học
chịu sự tác động từ lực lượng giáo dục, giữa nội dung, phương pháp và các
hình thức dạy học, trong điều kiện dạy và học cụ thể, dưới ảnh hưởng của
điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, lối sống sinh hoạt đã được hình thành ở


các em. Như vậy, đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh THCS Làng trẻ
em SOS bao gồm những yếu tố đã ổn định, những yếu tố mới hình thành, phát
triển trong quá trình dạy học và giáo dục.
Việc học chưa được coi trọng vì thiếu động cơ thúc đẩy, hay nói cách
khác quá trình chuyển hóa nhiệm vụ, yêu cầu học tập, cũng như cơ chế
chuyển vào học sinh diễn ra chậm chạp. Do sống từ nhỏ trong môi trường nhỏ
bé, các em không được quan tâm chu đáo như các bạn khác các em còn thiếu
hụt sự quan tâm chọn vẹn của mẹ, các em thường hay mặc cảm về hoàn cảnh,
tự ti với bản thân. Chính vì thế cảm giác, tri giác của các em có những nét đặc
biệt, còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy bản chất của sự vật
hiện tượng.
Quá trình tri giác thường gắn liền với hành động trực tiếp, sờ mó, gắn
với màu sắc hấp dẫn của sự vật đã tạo ra hưng phấn xúc cảm ở học sinh. Đối
tượng tri giác của học sinh Làng trẻ SOS là sự vật gần gũi. Nhờ vào việc tổ
chức các hình thức học tập đa dạng như: Tham quan, ngoại khóa, nghiên cứu
tài liệu, tăng cường cách dạy học trực quan…sẽ làm tăng sự hiểu biết cho học
sinh, giúp các em mở rộng không gian hơn, tạo ra phương pháp nhận thức
cảm tính tích cực làm tiền đề cho nhận thức ở mức độ chính xác hơn, cao hơn.
Khả năng tư duy kinh nghiệm của học sinh THCS Làng trẻ em SOS ở
mức thấp so với trình độ chung của lứa tuổi; khả năng tư duy lý luận còn thấp

so với yêu cầu; trình độ các thao tác tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp,
khái quát nhiều khi thiếu toàn diện, hệ thống. Tri thức, thói quen được hình
thành bằng con đường kinh nghiệm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các
thao tác trí tuệ của học sinh. Đồng thời, những đặc điểm quá trình nhận thức
của học sinh THCS Làng tẻ em SOS chi phối mạnh mẽ các thuộc tính tâm lý
khác như: Khả năng ghi nhớ có chủ định chậm được hình thành, khả năng tự
điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của học sinh còn yếu.
- Đặc điểm nhu cầu học tập của học sinh THCS Làng trẻ em SOS


Hoạt động học tập của học sinh, nguồn gốc cơ bản là xuất phát từ một
nhu cầu, nhu cầu hiểu biết và tự hoàn thiện mình. Đối với học sinh THCS
Làng trẻ em SOS nói riêng, đến trường đi học là sự thay đổi căn bản của hoạt
động chủ đạo. Lúc này, nhận thức của các em có sự chuyển biến tích cực, ý
thức về mình là học sinh tương lai của đất nước. Vì vậy nhà trường cần phải
duy trì được nhu cầu thích học, khẳng định vị trí mới cho người học là một
trong những yêu cầu sư phạm cần thiết để giáo dục học sinh. Ý thức tập thể,
kỷ luật học tập phải trở thành nếp sống mới, thói quen mới và dần được khắc
sâu trong học sinh. Đồng thời với yêu cầu trên là phải hình thành nhu cầu học
tập và giáo viên hướng cho các em làm quen hiểu hơn với thế giới bên ngoài,
coi đây là phương tiện giao tiếp và học tập quan trọng cho học sinh Làng trẻ
em SOS.
Những tác động bên ngoài có vai trò quan trọng vì nó đáp ứng nhu cầu
của học sinh. Nhu cầu được khen, có được uy tín trước bạn bè các em cảm
thấy không mặc cảm về bản thân hòa đồng với xã hội, hoặc nhu cầu được
chơi, hoạt động ngoại khoá... đều có tác dụng tích cực đối với hoạt động học
tập của học sinh Làng trẻ em SOS. Do vậy, việc mở rộng phạm vi nhu cầu
qua các hoạt động như: Tổ chức hoạt động tập thể, lao động, vui chơi, giao
lưu hoạt động xã hội, văn hoá thể thao... là tiền đề nảy sinh các nhu cầu mới nhu cầu nhận thức. Tổ chức học tập theo các hình thức khác nhau như tự học,
học ngoài giờ chính khoá, học qua tình huống, học qua hoạt động ngoại

khoá... đều có tác dụng bổ sung tri thức, mở ra những nhu cầu mới cho học
sinh THCS Làng trẻ em SOS.
- Đặc điểm giao tiếp của học THCS Làng trẻ em SOS.
Trước khi đến trường các em đã được tiếp xúc với cộng đồng Làng
SOS nơi đã nuôi dạy các em khôn lớn, tiếp thu truyền thống, phong tục tập
quán của Làng. Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong
gia đình các anh chị và các mẹ trong Làng nhưng có sức hấp dẫn lớn đối với
học sinh. Thông qua con đường giao tiếp đó, các em thường hay tự ti, măc


cảm nên ít nói, trầm cảm. Do đó, lối nói, cách nghĩ, hành vi của học sinh Làng
trẻ em SOS có những nét riêng. Trong giao tiếp, các em còn rụt rè,ít bộc lộ
cảm xúc rõ rệt. Khi giao tiếp với người thân các em tự tin hơn, với bạn là
thẳng thắn, bình đẳng, với giáo viên các em còn ngại ngùng ít nói ít bộc lộ
cảm xúc. Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò
quan sát kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn.
Mặc dù các được giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp xúc với nhiều nguồn
ảnh hưởng, song các em vẫn còn cảm thấy tự ti không làm biến đổi lớn về
cách giao tiếp của học sinh Làng SOS.
Quá trình học tập ở trường, học sinh được mở rộng tầm nhìn phong phú
về các hình thức tổ chức học tập: Học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động xã hội,
trong và ngoài nhà trường, môi trường giao lưu ngày càng mở rộng. Đối
tượng giao tiếp của học sinh trường THCS Làng trẻ em SOS có đa dạng hơn
so với các trường phổ thông khác, như: Quan hệ giáo viên - học sinh, quan hệ
bạn - nhóm bạn (cùng nhóm, khác nhóm); với các nhân viên nhà trường, các
mẹ trong trường, các đối tượng ngoài nhà trường... được trực tiếp hơn và quan
trọng là được định hướng sư phạm. Trong học tập và giao tiếp, cường độ tiếp
xúc của học sinh Làng trẻ em SOS cũng nhiều hơn so với học sinh các trường
khác. Do tính chất nội trú cùng những đặc điểm quản lý tương đối giống nhau
của các gia đình bà mẹ cho nên giờ tự học, sinh hoạt của học sinh Làng trẻ em

SOS có sự nhất quán. Toàn bộ hoạt động diễn ra trong 24h/ngày, trong không
gian nội trú là một môi trường giao tiếp sư phạm có ý nghĩa lớn đối với học
sinh Làng trẻ em SOS, đây là nét đặc thù của trường PT Hermann Gmeiner
HN, khác với các hệ trường phổ thông khác không có được nét đặc thù này.
Thông qua các dạng hoạt động như: Hoạt động tự học, vui chơi, thể
thao, văn hoá, lao động... học sinh trong Làng được tiếp xúc với các phương
tiện của xã hội văn minh, các em rất ham thích. Tuy nhiên hiện tượng nhiều
em mải vui quên học, chỉ thích hoạt động, ít chú trọng việc ứng dụng tri thức
đã học vào các tình huống hoạt động.


Tóm lại, phạm vi giao tiếp của học sinh THCS Làng trẻ em SOS khi đi
học đã được mở rộng hơn; các em đã được tiếp xúc với các thầy cô giáo, bạn
bè, và những người ngoài Làng. Giao tiếp của học sinh đã được định hướng
bởi nội dung các hoạt động, phương thức giáo dục nhà trường [19],[24]
1.4. Đặc điểm sự phát triển các tố chất thể lực của học sinh THCS
1.4.1. Một số khái niệm liên quan đến GDTC (thể lực, tố chất thể lực,
phát triển thể chất, GDTC, giáo dưỡng thể chất)
- Khái niệm thể lực
+ Thể lực là khả năng làm việc của các hệ thống chức năng của cơ thể,
được đánh giá thông qua hoạt động vận động và thể hiện qua các đặc tính:
Chính xác, tiết kiệm sức (khéo léo), mạnh mẽ (sức mạnh), nhanh chóng (sức
nhanh), bền bỉ (sức bền), mềm dẻo (sức dẻo). [20]
- Khái niệm tố chất thể lực
+ Tố chất thể lực còn gọi là tố chất vận động. Đó là những phẩm chất
hình thành sự vận động mà con người vốn có từ khi mới sinh ra.
Hoạt động thể lực nhất là hoạt động hoạt động thể lực trong TDTT rất
đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể như công suất hoạt
động, cấu trúc của động tác, thời gian gắng sức… Mỗi loại hình hoạt động ,
đòi hỏi cơ thể phải thể hiện khả năng hoạt động thể lực của mình về một mặt

hoạt đông nào đó như: Khi nâng vác một vật nặng –Ném đẩy hay thực hiện
động tác cử tạ thì cơ thể cần tạo ra một lực rất lớn để khắc phục và thắng
được lực cản hay trọng lượng mang vác, cũng như cần phải tạo ra một lực tác
dụng vào dụng cụ tạo nên một vận tốc lớn trong môn xe đạp đường dài thì hệ
thống tim mạch và hô hấp phải bền bỉ để cung cấp đủ năng lượng và ôxy cho
cơ thể hoạt động – khi thực hiện mấy bài tập thể thao với các động tác kỹ
thuật thì cần phải có sự kết hợp với các tư thế vận động một cách nhịp nhàng
và khéo léo. Như vậy khả năng hoạt động thể lực có thể biểu hiện nhiều khía
cạnh khác nhau và có thể phát triển các mặt khác nhau của nặng lực hoạt động
thể lực gọi là các tố chất vận động. Các tố chất vận động hay các tố chất thể


lực gồm các tố chất chủ yếu là: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo (Khả
năng phối hợp vận động).
- Khái niệm về phát triển thể chất:
+ Thể chất là hình thái chức năng của cơ thể.
+ Phát triển là sự vận động, sự thay đổi.
Phát triển thể chất là sự thay đổi về kích thước, chức năng cơ thể diễn
ra trong suốt cuộc đời, sự phát triển thể chất biểu hiện ra bên ngoài như thay
đổi về chiều cao, cân nặng, thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi
khả năng vận động như các tố chất: Nhanh, mạnh, bền…
Sự phát triển thể chất diễn ra dưới sự ảnh hưởng của 3 nhân tố: Bẩm
sinh di truyền, môi trường, giáo dục.
Sự phát triển thể chất trước hết là quá trình tự nhiên, nó tuân thủ những
quy luật tự nhiên, quy luật sinh học (quy luật phát triển theo lứa tuổi, giới
tính). Sự phát triển ấy do gen quy định (bẩm sinh, di chuyền). Những quy luật
thay đổi về hình thái dẫn đến sự thay đổi về chức năng, sự thay đổi về số
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề
vật chất cho sự phát triển.
Nhưng sự phát triển thể chất của con người chịu sự chi phối của xã hội,

trong chừng mực nhất định thì xu hướng và tốc độ phát triển phụ thuộc vào
điều kiện sống, điều kiện lao động, nghỉ ngơi có ảnh hưởng tới sự phát triển
thể chất một cách tự phát. Ví dụ lao động chân tay có ảnh hưởng tới sự phát
triển cơ bắp nhưng thường phát triển lệch lạc không cân đối, trong trường hợp
lao động chân tay quá nặng còn làm cơ thể suy thoái.
Nhân tố giáo dục tác động tới sự phát triển thể chất một cách chủ động
tích cực nó quyết định xu hướng của sự phát triển và tốc độ phát triển. Về bản
chất giáo dục là một quá trình điều khiển là về sự phát triển thể chất. Vai trò
giáo dục còn thể hiện ở chỗ nó có thể khắc phục, sửa chữa được những lệch
lạc do lao động hoặc do những hoạt động sống khác gây nên. Dưới tác động
của giáo dục thể chất ta có thể tạo được những phẩm chất mới mà bản thân di


truyền không để lại những khả năng chịu đựng và làm việc trong trạng thái
mất trọng lượng không gian và chịu đựng áp suất cao. TDTT còn tạo cho sự
phát triển thể chất những đặc điểm và xu hướng đáp ứng nhu cầu xã hội cá
nhân. Trong trường hợp này văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội đặc thù tác
động hợp lý tới quá trình phát triển thể chất con người nghĩa là tạo điều kiện
phát triển năng lực và tố chất vận động quan trọng trong đời sống.
Như vậy phát triển thể chất đồng thời là quá trình tự nhiên và là quá
trình xã hội. [20]
- Khái niệm giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo
dài tuổi thọ của con người.
Giáo dục thể chất có liên quan đến tất cả các mặt giáo dục, bởi sức
khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe tốt con người có thể học tập
tốt, lao động tốt, ham thích sáng tạo cái đẹp v.v…Như vậy giáo dục thể chất
là cơ sở để giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa.
“Phải là con người khỏe mạnh, con người luôn sẵn sàng…Chúng ta

phải hiểu sức khỏe ở đây là sức khỏe của cơ thể, sức khỏe tinh thần và chỉ có
thể dục thể thao mới cho con người ta sức khỏe như vậy”. [Trích lời của cố
thủ tướng Phạm Văn Đồng ]
Giáo dục thể chất dược chia thành hai mặt chuyên biệt: Dạy học động
tác và giáo dục tố chất vận động, như vậy có thể định nghĩa giáo dục thể chất
là loại hình giáo dục có nội dung đặc thù là dạy học động tác và giáo dục tố
chất vận động. [7],[10],[20]
- Khái niệm giáo dưỡng thể chất
- Giáo dưỡng thể chất là quá trình tiếp thu và truyền thụ có hệ thống
những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người qua đó sẽ hình
thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có
liên quan (hay còn gọi là dạy học động tác).[20]


1.4.2. Đặc điểm phát triển tố chất sức mạnh
Sức mạnh của con người là khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề
kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp, cơ bắp có thể sinh ra trong các trường
hợp sau:
- Không thay đổi độ dài của cơ ( chế độ tĩnh )
- Giảm độ dài của cơ ( chế độ khắc phục)
- Tăng độ dài của cơ.
Người ta chia sức mạnh làm 3 loại:
- Sức mạnh tối đa: Là sức mạnh lớn nhất có thể sinh ra khi co cơ.
- Sức mạnh nhanh: Là sức mạnh khắc phục các lực cản bằng sự co cơ
nhanh của các cơ.
- Sức mạnh bền: Năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong hoạt
động sức mạnh kéo dài.
Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ co theo chế độ co cứng và
chiều dài ban đầu của sợi cơ là tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa, lực đó gọi là sức
mạnh tối đa thường đạt được trong cơ co tĩnh. Sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số

lượng sợi cơ và thiết diện ngang các sợi cơ. Để giáo dục sức mạnh người ta sử
dụng các bài tập sức mạnh nghĩa là sử dụng các bài tập với lực đối kháng.
Sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc giải phẫu cơ thể và
sự phối hợp tính linh hoạt của các nhóm cơ, các khớp của từng bộ phận dưới
chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương. Muốn phát triển sức mạnh tốc độ thì
ngoài việc phát triển sức mạnh tốc độ bằng lực đối kháng, còn phải chú ý tăng
tốc độ co cơ – tức là những động tác nhanh mạnh. Do vậy phải kết hợp hài
hòa giữa hình thức tập động và hình thức tập tĩnh, giữa sức mạnh tối đa và
sức mạnh tĩnh lực vì sức mạnh tối đa có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
sau này của học sinh.
Trong quá trình GDTC cho học sinh, phát triển sức mạnh có ý nghĩa to
lớn. Tập luyên sức mạnh kích thích tính tích cực các tố chất, hệ thống cơ quan
và cơ thể. Nhờ có sức mạnh khả năng phối hợp động tác của con người được


hoàn thiện, sức mạnh được phát triển là cơ sở để hoàn thành các tố chất thể
lực khác.[7]
1.4.3. Đặc điểm phát triển tố chất sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người quy định
chủ yếu và trực tiếp các đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng
vận động.
Những hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động
- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ)
- Tần số động tác
VD: Thành tích chạy ngắn phụ thuộc vào thời gian phản ứng vận động
lúc xuất phát, tốc độ động tác đơn (đạp sau và di chuyển đùi) và tần số bước.
Trong những động tác có phối hợp phức tạp thì tốc độ không chỉ phụ thuộc
vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh và
mức độ hoàn thiên kỹ thuật động tác.

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan
với tốc độ động tác.
Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Yếu
tố quyết định của tốc độ là tính linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co
cơ. Theo quan điểm sinh lý, sức nhanh chính là thời gian phản ứng vận động
gồm 4 phần:
- Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ
- Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương
- Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ.
- Hưng phấn cơ vào hoạt động tích cực
Trong đó, giai đoạn thứ 3 chiếm nhiều thời gian nhất những động tác
được thực hiện với tốc độ tối đa, khác hẳn với động tác chậm về đặc điểm
sinh lý. Sự khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ khi thưc hiện với động tác tối đa


thì khả năng điều chỉnh cảm giác trong tiến trình thực hiện động tác chính
xác. Trong những động tác tốc độ to lớn, hoạt tính của cơ diễn ra trong thời
gian ngắn đến mức cơ không kịp co lại nhiều và thực tế cơ hoạt động theo chế
độ đẳng trương. Tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt của quá trình
thần kinh, phụ thuộc vào tốc độ chuyển trạng thái hưng phấn, ức chế của
trung khu vận động. Theo quan điểm sinh học, sức nhanh phụ thuộc vào hàm
lượng ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như vào tốc độ tái
tổng hợp đó. Về các bài tập diễn ra trong thời gian ngắn hơn nên quá trình
tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí.
Phương pháp cơ bản giáo dục sức nhanh là phương pháp tổng hợp, có
nghĩa là phải tập theo một hệ thống xen kẽ, các bài tập chuyên môn với các
trò chơi vận động và các môn bóng. Một phương pháp khác có hiệu quả là
phương pháp lặp lại bài tập sức mạnh tốc độ với trọng vật nhỏ và tay không,
với tốc độ gần tới hạn và tới hạn khối lượng vận động nhỏ, thời gian vận động

ngắn là đặc điểm của giáo dục sức nhanh. [7]
1.4.4. Đặc điểm phát triển tố chất sức bền
Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Khái niệm
sức bền như một tố chất thể lực vì vậy có tính tương đối cao, nó thể hiện
trong hoạt động nhất định. Hay nói cách khác, sức bền là khái niệm chuyên
biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nhất định.
Trong sinh lý TDTT sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện
các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 2-3 phút trở lên với sự tham gia của
khối lượng cơ bắp lớn nhờ hấp thụ oxi để cung cấp năng lượng cho cơ chủ
yếu hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Như vậy sức bền trong thể thao là khả
năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoặc chủ yếu mang tính ưa
khí. Đó là tất cả hoạt động ưa khí.
Sức bền phụ thuộc vào: Khả năng hấp thụ ôxi tối đa của cơ thể khả
năng duy trì mức oxi cao


×