Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh Tiểu học trong phân môn Thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.98 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

-------------

Học phần: Phương pháp dạy học Thể dục ở Tiểu học

Đề tài:
Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố
chất thể lực cho học sinh Tiểu học trong phân môn Thể dục

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Quyền
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Khóa học:2008-2012
Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Ý


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

Tam Kỳ, tháng 11 năm 2011
Mục lục………………………………………………...………………...Trang
...........................................................................................................................3
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................5
B. NỘI DUNG...................................................................................................6
1. Các khái niệm có liên quan.................................................................6
1.1. Trị chơi vận động là gì?..........................................................6
1.2. Các tố chất thể lực....................................................................6


2. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học [4]..........................................7
3. Đặc điểm sinh lí vận động của học sinh tiểu học [9/3].......................8
4. Tác dụng của trò chơi vận động.[271/3].............................................9
6. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Thể dục ở tiểu học.....................10
Chương II. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các
tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục trường tiểu học
Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam...........................................11
1. Vài nét về trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng
Nam..........................................................................................................11
3. Nguyên nhân tồn tại .........................................................................14
3.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................14
3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................15
4. Biện pháp khắc phục.........................................................................15
4.1. Cách xây dựng một trò chơi vận động......................................16
4.2. Cách tiến hành tổ chức trị chơi vận động................................17
4.3. Hình thức tổ chức trị chơi vận động........................................18
5. Đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực
cho học sinh tiểu học................................................................................18
5.6. Trị chơi “Tung vịng vào đích”..............................................................23
C. KẾT LUẬN.................................................................................................26
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................27

GVHD: Trần Văn ý

-2-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt một
phần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe...luyện tập
thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người u nước...Dân cường thì nước
thịnh” đây chính là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác năm 1946 định hướng cho
sự hình thành và phát triển nề thể dục thể thao mới, cho thấy Bác đã quan tâm sâu sắc
đến công tác thể dục thể thao và sức khỏe của người dân. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm đưa đất nước ta thốt khỏi tình trạng kém
phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì yếu tố con người ln
ln chiếm vi trí quan trọng hàng đầu. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức
khoẻ và thể chất chiếm một vị trí đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó
tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hoà,
đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể
lực phục vụ cho lao động và các hoạt động khác.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, phù hợp với cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết và quan
trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Giáo dục trí tuệ phải
đi đơi với giáo dục thể chất, hai mặt này luôn luôn song song và quan hệ chặt chẽ
với nhau tạo nên sự phát triển toàn diện cho học sinh.Và từ năm 2002 – 2003, bộ
môn Thể dục được áp dụng trên phạm vi toàn quốc (từ lớp 1 đến lớp 5). Môn Thể
dục là môn học rất cần thiết trong chương trình tiểu học vì môn học này trang bị cho
các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản, sơ giản cần thiết nhất nhằm rèn luyện tư
thế cơ bản đúng, làm giàu vốn kĩ năng vận động, góp phần giữ gìn và nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực giúp các em sinh hoạt, học tập có hiệu quả.


GVHD: Trần Văn ý

-3-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

Mơn Thể dục có thể nói là môn đặc thù trong trường tiểu học, người giáo viên là
người giữ vai trò then chốt, chủ đạo trong quá trình day học thể dục; các em tiếp nhận
kiến thức một cách thụ động nhưng tập luyện một cách chủ động, tích cực. Địi hỏi giáo
viên phải tích cực, sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp, đồng dùng
dạy học một cách hợp lí để nâng cao chất lượng dạy học. Hệ quả của giáo dục thể chất
trong môn Thể dục gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí học và đặc điểm phát
triển tố chất thể lực của học sinh. Thể lực của mỗi em sẽ được nâng cao qua việc tập
luyện thường xuyên, hệ thống các bài tập và qua các loại trò chơi vận động. Trong dạy
học Thể dục, trò chơi vận động không thể thiếu sau mỗi tiết học, vì trị chơi sẽ giúp các
em giảm bớt căng, vui vẻ, thoải mái và giúp các em phát triển các tố chất thể lực
( nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo), khơng ngừng đem lại sức khỏe, tình u
thiên nhiên, tinh thần đồn kết... cho học sinh mà cịn góp phần đào tạo con người phát
triển toàn diện. Thế nhưng, một số học sinh hiện nay thường ham chơi các trị chơi
điện tử trên Internet và thích ăn, uống các đồ ăn chứa nhiều chất ngọt hoặc chất béo, ít
tham gia các hoạt động thể dục dẫn đến hiện tượng thừa chất dinh dưỡng ngày càng
nhiều, biểu hiện là thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến. Do chương trình dạy học Thể
dục ở Tiểu học xây dựng theo cấu trúc đồng tâm nên nội dung dạy học phát triển dần
qua từng lớp và trò chơi vận động lặp đi lặp lại qua từng khối lớp như vậy học sinh sữ
nhàm chán, các tố chất thể lực của các em khơng được rèn luyện, phát triển. Bên cạnh
đó, giáo viên bộ môn Thể dục chưa đầu tư đến giờ dạy, chưa phát huy tính tích cực của
học sinh và ít chú đến tố chất thể lực của từng học sinh.

Tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể lực, trang bị cho các
em học sinh có một cơ thể khỏe mạnh, có thể lực tốt, trang bị cho các em những kiến
thức kĩ năng cần thiết trong nhà trường sẽ giúp các em tham gia vào lao động sản xuất
tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao hiệu quả trong cơng việc hoặc có sức khỏe tốt để
tiếp tục học lên cao hơn nữa. Với những lí do trên thì việc phát triển các tố chất thể lực
để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, tơi
quyết định chọn đề tài: “Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố
chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục” để nghiên cứu nhằm giúp học
sinh bớt căng thẳng, phát huy tính tích cực, sơi nổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học.
GVHD: Trần Văn ý

-4-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp thiết kế các trò chơi vận động trong môn
Thể dục ở tiểu học
- Giới thiệu một số trò chơi vận nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học
sinh tiểu học giúp các em học tốt, vui vẻ, thoải mái trong giờ học môn Thể dục, rèn
luyện thể lực và nâng cao sức khỏe. Góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo
đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện tính tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, có tinh
thần tập thể cao cho các em.
3. Giới hạn đề tài
Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh
tiểu học trong môn Thể dục, trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú - Tam Kỳ Quảng Nam
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Các trò chơi vận động phát triển các tố chất thể lực trong môn Thể dục.
- Đối tượng: Thiết kế một số trò chơi vận động phát tiển các tố chất thể lực cho
học sinh tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng thiết kế và tổ chức trò chơi vận động môn Thể dục trường tiểu
học Ngô Quyền - An Phú - Tam Kỳ - Quảng Nam.
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giáo viên trong thiết kế trị chơi vận
động mơn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam.
- Đưa ra một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học
sinh tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6.2. Phương pháp điều tra.
6.3. Phương pháp phỏng vấn.

GVHD: Trần Văn ý

-5-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận về vấn đề thiết kế trị chơi vận động nhằm phát triển
các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục.
1. Các khái niệm có liên quan
1.1. Trị chơi vận động là gì?
Trị chơi vận dộng là phương pháp tập luyện, hoạt động phối hợp một cách

hữu cơ với việc rèn luyện thân thể.Trò chơi vận động là trò chơi nhằm rèn luyện các
vận động cho trẻ. Nó là phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các
nhiệm vụ vận động dưới dạng trị chơi nên trẻ vận động tích cực thoải mái.
Trò chơi vận động cho học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:
Đối với học sinh tiểu học, trị chơi vận động được sử dụng tích cực để giảng
dạy những động tác (kĩ năng vận động cơ bản): đi, chạy, nhảy, ném, vượt chướng ngại
vật….Nội dung trò chơi ở các lứa tuổi (các lớp) có khác nhau.
- Ở các lớp đầu cấp học, trò chơi diễn ra theo xu hướng hình thành thói quen vận
động, khả năng giao tiếp các mối quan hệ cá nhân với tập thể tạo cho học sinh môi tường
hoạt động tự nhiên, kích thích và đảm bảo sự phát triển thể chất một cách bình thường.
- Với học sinh các lớp cao hơn (cuối bậc tiểu học), trị chơi vận động có đặc
điểm mang nhiều ý nghĩa đến sự phát triển các tố chất thể lực, khối lượng vận động
tăng, thời gian chơi kéo dài hơn, cần huy động nhiều các nhóm cơ tồn thân tham
gia, qua đó củng cố, tăng cường sức khỏe cho học sinh.
1.2. Các tố chất thể lực
Sức nhanh là tổ hợp những đặc tính về hình thái - chức năng của cơ thể xác định
đặc tính tốc độ của động tác và phản ứng vận động. Sức nhanh có nhiều loại khác nhau,
chúng bao gồm các thành phần sau: Phản ứng vận động; Tốc độ từng động tác; Tần số
động tác; tức là năng lực thực hiện một hành động vận động trong điều kiện cho trước
với thời gian ngắn nhất.[26/3]

GVHD: Trần Văn ý

-6-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục


Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó
bằng sự nỗ lực của cơ bắp.[27/3]
Sức bền là khả năng làm việc trong một thời gian tương đối dài mà không bị
giảm sút cường độ vận động và ý chí hay nói cách khác sức bền là khả năng chống
lại mệt mỏi trong một hoạt động với thời gian kéo dài nào đó. Dự vào đặc điểm của
mệt mỏi ta chia thành sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền cơ sở (sức
bền chung) là năng lực chống lại mệt mỏi trong các hoạt động kéo dài với tốc độ vận
động nằm trong giới hạn trao đổi năng lượng có đủ oxi tham gia. Sức bền chun
mơn là năng lực chống lại sự mệt mỏi trong các hoạt động cụ thể.[29/3]
Mềm dẻo là khả năng thực hiện các động tác với biên độ lớn của hệ vận
động của người thực hiện. Mềm dẻo được thể hiện ở độ linh hoạt của các khớp,
độ đàn hồi của cơ bắp và dây chằng. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được
yêu cầu về số lượng và chất lượng vận động. Năng lực mềm dẻo nếu không phát
triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển
năng lực thể thao cho học sinh. [30/3]
Tố chất khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới và biến đổi
kịp thời, chính xác, linh hoạt các nhiệm vụ vận động cho phù hợp với các tình
huống thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh. Khéo léo là một tổ hợp các tiền đề thực
hiện thành công các hoạt động. [30/3]
2. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

[4]

Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xã
hội mà chủ yếu là từ các động cơ mang nghĩa tình cảm như: được thầy cơ,
ơng bà, bố mẹ khen ngợi và động viên. Học sinh tiểu học đầu cấp có khuynh
hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. Học
sinh lớp 3,4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân
biệt các đặc điểm chi tiết, các phần kĩ thuật động tác, song còn đơn giản. Khả
năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt cịn kém

nên dễ bị kích động khi nắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém
GVHD: Trần Văn ý

-7-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5), việc ghi nhớ
được hình thành và phát triển, từ tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ cái cụ thể đến cái tổng quát.
Về tình cảm, thái độ cư xử sinh hoạt, học tập của học sinh tiểu học chưa ổn định.
Các em thường xuyên xúc động, thay đổi tâm trạng vui – buồn trong các hoạt động,
một thời điểm. Các phẩm chất tâm lí như: tính độc lập, sự kiềm chế, tự chủ còn thấp.
3. Đặc điểm sinh lí vận động của học sinh tiểu học [9/3]
- Đặc điểm hệ cơ xương: Cơ chứa nhiều nước, tỉ lệ chất đạm, mỡ cịn ít nên
khi vận động chóng mệt mỏi. Sức mạnh còn rất hạn chế, khả năng phối hợp vận
động còn kém, khi thực hiện các động tác sẽ có nhiều cử động thừa, tốn sức, kém
hiệu quả, gây mệt mỏi, chán nản và lực cơ sẽ phát triển dần theo lứa tuổi. Về xương,
tốc độ phát triển của xương nhanh hơn so với các bộ phận khác trong cơ thể, đặc
biệt là xương tay và xương chân. Cấu trúc xương và khớp chưa được phát triển hồn
chỉnh vững chắc; các đốt xương ở cột sống có độ dẻo cao, chưa thành xương hồn
tồn và cịn trong giai đoạn hình thành đường cong sinh lí.
- Đặc điểm hệ tuần hồn: Nhịp tim nhanh (mạch đập thơng thường là 85 – 90
lần/phút). Khi hoạt động vận động hoặc trạng thái lo lắng thì tim đập nhanh hơn, dồn
dập hơn. Lượng máu mỗi lần ti co bóp đưa vào động mạch (lưu lượng tâm thu
(LLTT)) được tăng dần: 7 – 8 tuổi, LLTT là: 23ml; 13 – 14 tuổi, LLTT là: 35 – 38ml.
- Đặc điểm hô hấp: Hệ hơ hấp đang ở thời kì hồn thiện, các em đang dần dần

tạo nên thói quen chuyển từ kiểu thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển chưa hoàn
thiện. Độ giản nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp nên nhịp thở cịn nơng. Số
lượng phế nang tham gia mỗi lần hơ hấp cịn ít, nên lượng oxi được đưa vào máu
khơng cao. Lượng khơng khí chứa đựng trong phổi còn thấp, phổi của các em thường
xuyên làm việc khẩn trương mới cung cấp đủ oxi cho cơ thể. Về lượng thơng khí
phối (thể tích khí mỗi lần hít hoặc thở ra bình thường), dung tích sống (thể tích khí thở
ra cố gắng, sau khi hít vào hết sức) được tăng dần theo sự phát triển với lứa tuổi của
các em. Tần số hơ hấp (số lần hít vào thở ra trong một phút)của học sinh tiểu học
GVHD: Trần Văn ý

-8-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

tương đối cao. Do đó, khi vận động với lượng vận động vừa phải thì nhịp thở đã tăng
lên cao, các em dễ mệt mỏi sớm chuyển sang thở gấp, địi hỏi phải có thời gian nghỉ
ngơi phù hợp với lứa tuổi của các em.
- Đặc điểm hệ thần kinh: Hoạt động phân tích tổng hợp của các em kém nhạy
bén, nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội cịn mang tính chủ quan, cảm tính,
bị động. Ở lứa tuổi này, các em có khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năng
phân biệt, tính sáng tạo cịn hạn chế.
4. Tác dụng của trò chơi vận động.[271/3]
Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất được sử
dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện tự nhiên, góp phần củng
cố và nâng cao sức khỏe con người. Thơng qua trị chơi vận động góp phần giáo
dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thơng minh, tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo
dục mặt đức, trí, thể, mĩ…đào tạo con người phát triển một cách tồn diện.

Trị chơi vận động cịn là phương tiện vui chơi giải trie, một hình thức nghỉ
ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần
cho con người. Trò chơi nận động có tác dụng giải tỏa tâm lí nên tạo sự lạc quan yêu
đời, vui tươi thỏa mái, góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ
được một số bệnh tật.Góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện
cơ thể học sinh. Đây là một biện pháp giáo dục chính để phát triển thể lực cho các
em. Góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe học sinh và phát triển các tố chất thể lực.
5. Các loại trò chơi vận động trong chương trình Thể dục ở tiểu học[1]
Lớp 1: Diệt các con vật có hại, Qua đường lội, Kéo cưa lừa xẻ, Nhảy ô tiếp
sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Chạy tiếp sức, Tâng cầu.
Lớp 2: Bịt mắt bắt dê, Bỏ khăn, Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau, Kết bạn, Vịng
trịn, Nhóm ba nhóm bảy, Ném trúng đích.
Lớp 3: Tìm người chỉ huy, Thi xếp hàng, Mèo đuổi chuột, Chim về tổ, Thỏ
nhảy, Lị cị tiếp sức, Hồng Anh – Hồng Yến, Ai kéo khỏe.

GVHD: Trần Văn ý

-9-

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

Lớp 4: Nhảy lướt sóng, Chạy theo hình tam giác, Thăng bằng, Lăng bóng
bằng tay, Đi qua cầu, Trao tín gậy, Dẫn bóng.
Lớp 5: Ai nhanh và ai khéo, Chạy nhanh theo số, Chạy tiếp sức theo vịng
trịn, Bóng chuyền sáu, Trồng nụ trồng hoa, Qua cầu tiếp sức, Chuyển nhanh nhảy
nhanh, Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
6. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Thể dục ở tiểu học

6.1. Mục tiêu [80/3]
- Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố
chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện cho cơ thể các
em phất triển bình thường theo quy luật lứa tuổi và giới tính.
- Trang bị cho học sinh một số tri thức, kĩ năng sơ giản cần thiết nhằm rèn
luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kĩ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt có
hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc học tập tiếp các nội dung thể dục
ở các lớp, các cấp tiếp theo.
- Góp phần giáo dục đạo đức, rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui
chơi có tổ chức kỉ luật, tạo tiền đè hình thành nhân cách con người Xã hội chủ nghĩa.
6.2. Nhiệm vụ [81/3]
- Thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động (sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, độ mềm dẻo và tính khéo léo); nâng cao dần khả năng thích
ứng của cơ thể đối với những biến đổi bất lợi của thời tiết, khí hậu và tăng
sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật cho các em.
- Trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, cơ bản nhất về thể dục thể
thao, hình thành các kĩ năng vận động cơ bản trong thể dục thể thao làm cơ sở cho
các em rèn luyện cơ thể, vui chơi, giải trí, tạo cho các em lịng ham thích và thói
quen tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể hằng ngày.
- Thông qua các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường nhằm: bồi
dưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, hình thành những phẩm chất
đạo đức Xã hội chủ nghĩa, biết vận dụng và thực hiện những phẩm chất đó trong học
GVHD: Trần Văn ý

- 10 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục


tập, lao động và cuộc sống hàng ngày (cần cù, chịu khó, dũng cảm, sống chân
thành, có quan hệ tốt với mọi người…)
- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng bước đầu các tài năng thể thao cho đất nước.
6.3. Nội dung [83/3]
Nội dung chương trình mới có: Đội hình đội ngũ, bài thế dục, thể dục rèn
luyện thân thể và các kĩ năng vận động cơ bản; trò chơi vận động. Cấu trúc nội
dung chương trình mới gồm hai phần theo hai nhóm khối: Lớp 1,2,3 và lớp 4,5.
- Nội dung phần “cứng”: dạy đồng loạt (giáo viên có quyền bổ sung, thay
sthế theo những quy định cụ thể).
- Nội dung “Tự chọn” áp dụng từ lớp 4,5 cần căn cứ vào các điều kiện sau
đây: Năng lực của giáo viên; nhu cầu của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất;
phong trào và nhu cầu địa phương.
Chương II. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các
tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục trường tiểu học
Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam.
1. Vài nét về trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam
Trường tiểu học Ngô Quyền nằm trên địa bàn phường An phú, tiền thân
của trường là trường Quảng Phú Tây, năm 2000 được sự giúp đỡ, đầu tư từ cấp
thành phố, các doanh nghiệp, trường đã xây dựng lại cơ sở khang trang hơn.
Phòng học được cải tiến nhiều, đã đầu tư trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và
công tác của cán bộ, viên chức của trường. Trường đã mua 2 máy Projecter và
mua sắm nhiều trang tiết bị nghe nhìn: tranh ảnh, máy catset....Sân vận động
được trán xi-măng nhưng chỉ trán trước sân trường, khn viên cịn lại đất đỏ pha
cát trắng nên cũng tương đối sạch. Tuy nhiên, nhìn chung điều kiện cơ sở vật
chất của trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác giảng dạy
của giáo viên bộ môn Thể dục.

GVHD: Trần Văn ý


- 11 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

2. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể
lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước ta hiện nay phần lớn các em học
sinh có điều kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đề
ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời có đội ngũ thầy, cơ giáo có trình độ chuyên môn
ngày càng cao và tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó mỗi gia đình người hiện
nay thường chỉ có một đến hai người con nên có điều kiện quan tâm, giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho con cái được học tập. Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhà
nước ta rất coi trọng nền giáo dục xem giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”.
Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong tổng thu ngân sách nhà nước. đây là những
thuận lợi để cho các em học sinh có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học và rèn luyện
thân thể một cách tốt nhất.
Hiện nay, thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viên
trường Tiểu học Ngô Quyền, đặc biệt là các giáo viên trẻ đã khơng ngừng tìm tịi, tích
lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ra một giờ giảng sinh
động, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển tải đến người học. Trước
yêu cầu ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng với phương châm rút ngắn
khoảng cách giữa người dạy và người học bằng những hoạt động, sản phẩm cụ thể
trong dạy học. Chúng ta vẫn thường đưa ra phương châm hay khẩu hiệu: “tạo ra một
giờ học dân chủ” hay “tạo ra một giờ học thân thiện” và bằng cách này hay cách khác,
phương pháp truyền thống hay hiện đại, đôi khi chúng ta vẫn loay hoay để có một giờ
giảng tốt nhất, thân thiện và dân chủ nhất. Theo điều tra thì 100% học sinh tiểu học đều
thích học những giờ học có tổ chức trị chơi và các em cảm thấy rất vui. Chất lượng dạy

học được nâng cao khi có sự hổ trợ của cơng nghệ thơng tin. Theo đó, phương pháp sử
dụng “trị chơi” có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông
điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thơng qua hình thức trị chơi – chơi mà
học, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ

GVHD: Trần Văn ý

- 12 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

nhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu. Trong môn Thể dục, các em không chỉ thoải mái, vui
vẻ trong khi chơi mà các em còn được vận động thân thể, rèn luyện các tố chất thể lực.
Mặc dầu, chương trình giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học đã được phổ cập
nhưng nhà trường vẫn chưa tạo ra một chế độ vận động thân thể tích cực thường
xun và có hệ thống đặc biệt trong các trò chơi vận động dẫn tới hiệu quả giáo dục
thể chất cho các em thấp. Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng tổ chức trò chơi – vận
động còn thấp, thiếu tác động rèn luyện cơ thể cho học sinh, lượng vận động quá thấp
dễ gây nhàm chán. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kì của nhà trường đầu năm học
2007 – 2011 cho thấy: Học sinh nam có chiều cao trung bình 6 tuổi là 99,00cm và
cân nặng là 16,2 kg khi đến 10 tuổi là 128,70 cm, cân nặng 25,3 kg. Học sinh nữ 6
tuổi 98,50cm và cân nặng 15 kg khi đến 10 tuổi 129,8 cm, cân nặng 26,4 kg. Đối với
học sinh nam trung bình mỗi năm tăng lên về chiều cao 3,8 cm; nữ 4,0 cm còn cân
nặng nam tăng khoảng 2,07 kg; nữ 2,09 kg. Các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền,
mềm dẻo và khéo léo chưa được quan tâm nên khơng có điều kiện rèn luyện và phát
triển. Theo khảo sát, chúng tôi thu nhận được: 100 % học sinh hứng thú với trò chơi,
50% tố chất thể lực rèn luyện qua trò chơi vận động. Trong chương trình tiểu học:

lớp 1 đến lớp 5 các em được học 2 tiết mỗi tuần và mỗi tiết 35 phút, học sinh chỉ
được vận động thân thể một cách khoa học chỉ được 2 lần nhưng học sinh thì thiếu ý
thức tập luyện, giáo viên dạy theo hình thức nên chất lượng rèn luyện thể lực, nâng
cao các tố chất thể lực cho các em không đạt hiệu quả như mong muốn.
Mặt khác, các em đang ở độ tuổi từ 6 – 10 tuổi có một số đặc điểm tâm sinh
lý cịn hồn nhiên, có gì nói thế và chưa được cân bằng nên biểu hiện ở môn học và
nhất là ở các trò chơi các yêu cầu chưa được chính xác, các em cịn chưa nhanh nhẹn
nên điều khiển các trị chơi cịn khó khăn hoặc tham gia chơi được nhưng chưa đúng
yêu cầu của các trò chơi. Qua việc điều tra, chúng tôi nhận thấy trong một lớp tỉ lệ
học sinh đáp ứng được những yêu cầu của trị chơi cịn ít, chính vì vậy ảnh hưởng
rất lớn tới từng nội dung bài học. Trò chơi vận động thường lặp lại cách chơi, luật
chơi, cách thưởng phạt và hình thức chơi một cách đơn điệu. Trong khi đó, một tuần

GVHD: Trần Văn ý

- 13 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

các em học 2 buổi Thể dục với nội dung khơng đổi. Cụ thể, hình thức chơi: chia lớp
làm 2 đội, mỗi đội 6 – 8 em tham gia như vậy không rèn luyện năng lực vận động
của mỗi học sinh. Trong dậy Thể dục, giáo viên phải cho học sinh chơi tất cả các
trò chơi đã quy định, ngồi ra giáo viên có thể thay đổi trò chơi tương tự hoặc thay
đổi cách chơi. Thế nhưng, giáo viên không thay đổi cách chơi cùng một trị qua
các tuần, qua các lớp. Ví dụ như: Trị chơi “Mèo đuổi chuột” lớp 3 (tuần 5, 6, 7 và
17), lớp 4 ở tuần 12, 13 với cùng một cách chơi: Cho lớp tập hợp vòng tròn nắm
tay giơ cao, chỉ định 1em mèo, 1 em làm chuột, chạy qua các lỗ hỗng (tay giơ cao

giữa 2 học sinh), cả lớp đọc đồng thanh: Mèo đuổi chuột - Mời bạn ra đây - Tay nắm
chặt tay - Đứng thành vòng rộng - Chuột luồn lỗ hỗng - Mèo đuổi đằng sau - Trốn đâu
cho thoát! Nếu sau 2 lần đọc đồng thanh, mèo khơng bắt được chuột thì đổi đơi
khác. Hay, trị chơi “Ném trúng đích” lớp 2 (tuần 31, 32, 33, 34, 35), lớp 3 (tuần
24, 25), lớp 4 (tuần 6,7,8) với cách chơi như sau: Chia lớp làm 2 đội xếp theo hàng dọc
cách vạch giới hạn 50 cm, học sinh thứ nhất cầm một quả bóng ném vào vòng tròn đã
chuẩn bị sẵn 3 mức (cách vạch giới hạn 2m) nếu trúng vịng 1 thì được 15 điểm, vịng 2
thì 10 điểm, vịng 3 thì 5 điểm. Ném xong lên nhặt bóng trao cho em thứ 2 và tiếp
tục như vậy. Tổng điểm đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. Trò chơi này, giáo
viên chỉ chuẩn bị mỗi đội một quả bóng nên trong trị chơi khơng có phần tìm nhà
vơ địch ném bóng trúng đích. Như vậy, học sinh sẽ khơng hào hứng, tham gia
khơng tích cực. Ngồi ra có nhiều trị chơi khác được giáo viên tổ chức chơi qua
các lớp như: Nhảy ô tiếp sức (lớp 1, 2, 3, 4), Bỏ khăn (lớp 2, 3, 4), Chạy tiếp sức
(lớp 2, 3, 4, 5) .v.v.
3. Nguyên nhân tồn tại
3.1. Nguyên nhân khách quan
Uỷ ban nhân dân phường chưa quan tâm nhiều đến giáo dục tiểu học. Do nhà
trường chưa đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho giáo viên giảng dạy, điều kiện sân
trường, phòng học chưa đảm bảo. Con em ở trường chủ yếu là con nhà nông, nên

GVHD: Trần Văn ý

- 14 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

trường khơng thể có nguồn xã hội hoá. So với trường bạn trên thành phố Tam kỳ,

trường tiểu học Ngơ Quyền vẫn có nhiều điểm thua kém.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Do các em chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục
thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân,
- Do các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, khơng thích thì thơi.
Khơng duy trì tập luyện thường xun, tính tự giác tích cực trong tập luyện chưa cao.
- Một số học sinh biểu hiện rất thích thú và bị lơi cuốn vào các trị chơi điện tử,
chat trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động TDTT và lao động chân, tay.
- Giáo viên dạy bộ môn Thể dục vẫn chưa sáng tạo trong cách giảng, khó khăn
với học sinh, cho các em tập luyện quá sức nên các em cảm thấy chán, mệt mỏi và
sợ dẫn đến hiệu quả giờ học khơng cao. Trị chơi vận động sau mỗi tiết học phải tổ
chức, tức là mang tính chất bắt buộc do Bộ giáo dục quy định nên trong sách giáo
viên đã biên soạn sẵn và như thế giáo viên chỉ cần dựa theo sách mà dạy. Trò chơi
tuần này cũng giống tuần sau không mới lạ, không hấp dẫn với học sinh.
4. Biện pháp khắc phục
Dạy trò chơi cho học sinh là nhằm rèn luyện cho các em có được tác phong
nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính chủ động và tính kỷ luật cao trong tập luyện cũng như
trong vui chơi; trọng tâm là phát triển các tố chất vận động cho các em. Do đó giáo
viên cần thực hiện một số việc sau:
- Chuẩn bị sân bãi và phương tiện: Vệ sinh sân tập luyện sạch sẽ, bảo đảm an
tồn, kẻ, vẽ sân chơi nếu có.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho học sinh chơi:
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi: Tổ chức đội hình sao cho hợp lý
và ln thay đổi
các loại đội hình khác nhau để tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong khi chơi.
- Nêu tên trị chơi, giải thích kết hợp làm mẫu động tác: Có thể tiến hành theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính hấp dẫn.

GVHD: Trần Văn ý


- 15 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

- Điều khiển trị chơi: Giáo viên có thể dùng lời nói, tiếng vỗ tay, tiếng cịi
hay ký hiệu để tạo cho học sinh có sự tập trung chú ý.
- Cho học sinh chơi thử và chơi chính thức.
- Đánh giá kết quả trị chơi.
- Bảo đảm an toàn cho học sinh:Yêu cầu về trật tự và tính kỷ luật cao khi chơi
Đối với những trị chơi các em đã chơi một số lần thì giáo viên chỉ cần nhắc lại cách
chơi thật ngắn gọn, dễ hiểu sau đó tổ chức cho học sinh chơi.
4.1. Cách xây dựng một trị chơi vận động
Giáo viên có thể tổ chức bất kì hoạt động nào thành trị chơi học tập bằng
cách vận dụng các nhân tố cơ bản sau:
- Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm.
- Có quy định thưởng, phạt.
- Có cách chơi rõ ràng.
- Có cách tính điểm.
Bước 1: Xác định mục đích của trị chơi.
Mục đích của trị chơi phụ thuộc vào nội dung của bài Thể dục đó. Sau giờ học,
trị chơi khơng chỉ để giải trí mà mục đích phải xác định: phát triển chủ yếu một tố chất
hay nhiều tố chất nào của học sinh. Bên cạnh đó, trị chơi xây dựng phải có tác dụng giáo
dục nhân cách cho học sinh: tính cần cù, kiên nhẫn, tinh thần hợp tác tập thể…
Bước 2: Khái quát nội dung của trò chơi :vận động mạnh hay nhẹ
- Cách chơi: Rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh và khơng tốn nhiều thời gian.
Luật chơi: Xác định như thế nào là phạm quy trong cách chơi đó.

- Hình thức trị chơi: Từ cách chơi đó chọn hình thức chơi phù hợp (cá
nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn hay cả lớp)., sắp xếp theo đội hình ngang, dọc, vịng
trịn, chữ u hay tam giác.
- Cách tính điểm: Tính điểm theo từng bậc (bậc 1 thì 10 điểm, bậc 2 thì 8
điểm…) hay tính điểm đồng loạt (đạt yêu cầu không phạm quy) nếu phạm quy thì
trừ bao nhiêu điểm…

GVHD: Trần Văn ý

- 16 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

- Cách thưởng phạt: giáo viên phải là trọng tài công minh để phân đội
thắng thua. Hình thức thưởng cá nhân hay tập thể, thưởng vật chất hay tinh thần.
Hình thức phạt khơng q sức đối với các em, nhẹ nhàng vui vẻ.
Bước 3: Chuẩn bị
Xác định rõ cần chuẩn bị những gì để hổ trợ trị chơi: sân bãi, cịi hay cờ
làm tín hiệu, hiệu lên, vật dụng trong trò chơi.
Bước 4: Đặt tên cho trị chơi và hồn thiện trị chơi
Dựa vào cách chơi ta đặt tên cho trị chơi (có thể đặt tên trước). Sau đó, xem
xét trị chơi đảm bảo chưa; bổ sung, hồn chỉnh trị chơi theo các mục sau:
+ Tên trị chơi
+ Mục đích của trị chơi
+ Chuẩn bị
+ Hình thức chơi trò chơi
+ Cách chơi, luật chơi

4.2. Cách tiến hành tổ chức trò chơi vận động
Bước 1: Nêu tên trị chơi
- Nêu tên trị chơi và giải thích ý nghĩa của trò chơi.
- Chia đội, đặt tên đội
Bước 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi
- Nêu rõ ràng cách chơi: Hiệu lệnh, phân biệt và cách thức làm việc của mỗi
thành viên tham gia trò chơi.
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá
Bước 3: Tiến hành chơi
- Hô hiệu lệnh dứt khốt cho các nhóm đồng loạt tiến hành
- Giáo viên quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi.
Chơi thử ( đối với những trò chơi mới, lạ) nhằm giúp học sinh hiểu cách chơi.
Chơi thật
Bước 4: Tổng kết trò chơi
- Giáo viên kiểm tra kết quả, đánh giá cho điểm.

GVHD: Trần Văn ý

- 17 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

- Nên cho điểm theo yêu cầu: Đúng, nhanh (đẹp).
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
- Nhận xét thái độ của người tham gia chơi và rút kinh nghiệm.
- Thưởng, phạt (tuyên dương)
- Kết thúc: giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trị chơi

hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trị chơi.
4.3. Hình thức tổ chức trị chơi vận động
Trị chơi vận động được tổ chức phải nhằm mục đích phát triển các tố chất
thể lực cho các em nên tất cả các em đều tham gia, tùy thuộc loại trò chơi mà chia
lớp ra các đội hợp lí theo sĩ số lớp. Trị chơi có thể tập hợp hình trịn, hàng dọc, hàng
ngang. Khi chia lớp thành các đội chơi nên chia làm 4 đội, các em tự đặt tên cho đội
của mình theo những cách sau (đội chơi tập hợp hàng dọc): Thứ nhất, chia theo tổ.
Thứ 2, chia ngẫu nhiên theo số: giáo viên cho học sinh điể số theo chu kì 1,2,3,4;
các em cùng số sẽ về một nhóm. Thứ 3 là chia theo biểu tượng: ví dụ như: giáo viên
chuần bị các ngôi sao xanh, đỏ, tím, vàng và phát cho mỗi em, khi đó em nào có
ngơi sao cùng màu thì về mơt đội và màu sắc là tên của đội. Các đội sẽ bốc xăm và
thi với nhau, những đội nào thua sẽ bị phạt theo yêu cầu của đội thắng. Lưu , không
coi trọng thắng thua, hình phạt khơng q sức với học sinh.
5. Đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho
học sinh tiểu học
5.1. Trị chơi “Cướp cờ”
Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, nhanh và khéo léo
Chuẩn bị: Sân rộng (khơng có sỏi, đá), 8 cây cờ (tùy thuộc số lượng học
sinh), còi, số (1-8) màu đỏ và màu trắng.
Hình thức: Chia lớp làm 4 đội (yêu cầu học sinh đặt tên cho đội mình).
Có 2 cách chơi trị chơi này:

GVHD: Trần Văn ý

- 18 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục


Cách 1: Giáo viên cho mỗi lượt chơi là 2 đội có sĩ số bằng nhau, đứng hàng ngang 2
bên sau vạch xuất phát và vạch ranh giới nước. Ở giữa 2 đội, giáo viên cắm chụm 8 cây cờ.
Cách chơi: Các em đếm số thứ tự của các thành viên trong đội từ trái sang phải
(mỗi em gắn với một số nhất định). Khi quản trị (giáo viên) hơ số nào thì thành viên
mang số đó của 2 đội chạy thật nhanh về phía chụm cờ lấy 1 cây cờ mang về nước
mình. Khi một trong 2 em cướp được cờ thì em kia phải đuổi theo nếu chạm trúng
bạn mà bạn đó chưa về tới nước thì bạn đó chết và em sẽ mang cờ về nước mình. Có
thể cùng lúc hơ từ 2 -3 số và có thể cướp 2-3 cây cờ. Sau 4 hiệp hơ, đội nào cướp
được nhiều cờ hơn thì là đội chiến thắng. Sau 2 lượt chơi 2 đội thua cuộc sẽ bị phạt.
Đội thắng sẽ được thưởng (tuyên dương).

Cho các em chơi thử để các em hiểu cách chơi sau đó chơi thật.
Cách 2: Giáo viên cho mỗi lượt chơi là 2 đội có sĩ số bằng nhau, đứng hàng ngang
2 bên sau vạch xuất phát và vạch ranh giới nước. Sau lưng mỗi đội cắm 4 cây cờ theo
hàng ngang đều nhau.

GVHD: Trần Văn ý

- 19 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

Cách chơi: Mỗi lượt chạy qua cướp cờ chỉ được 4 học sinh, mỗi lần chỉ lấy
được 1 cây. Khi giáo viên thổi còi, 4 học sinh sẽ chạy qua hàng rào quân địch
(những bạn còn lại) vào chỗ cắm cờ. Khi vào chỗ cắm cờ cờ rồi thì khơng ai có
quyền bắt họ. Vào được rồi thì lấy một cây cờ về một cách ung dung. Nếu trong lúc

chạy qua bị hàng rào quân địch chạm phải thì ở tù. Lần cịi sau, nếu qua được hàng
rào địch an tồn thì có thể lấy một cây cờ hoặc giải thốt một đồng độ của mình. Sau
5 hiệp cịi, đội nào có tổng số tù binh và số cờ nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc. Sau 2
lượt chơi 2 đội thua cuộc sẽ bị phạt. Đội thắng sẽ được thưởng (tuyên dương). ( Cho
các em chơi thử để các em hiểu cách chơi sau đó chơi thật)
* Đối với học sinh lớp 1,2,3 khoảng cách ngắn lại, đối với lớp 4,5 giữ nguyên
hoặc tăng thêm.
5.2. Trị chơi “Vượt suối”
Mục đích: Rèn luyện sức nhanh và khéo léo
Chuẩn bị: Sân hoặc phịng khơng có chướng ngại vật và mát mẻ, cịi, mảnh
giấy ơ vng cạnh 25cm bằng cạt tông giả làm đá, kẻ 2 vạch song song giả là suối.
Kẻ 2 vạch hai đầu, một bên là nhà, một bên là trường.
Cách 1: Chia lớp làm 2 đội, sắp theo hàng dọc.

Cách chơi: Khi có tiếng còi, các em lần lượt đi lên mảnh giấy để đi từ nhà
đến trường. Khi đi không để chân ra ngoài miếng giấy, nếu bước lệch coi như bị
ngã xuống nước thì về cuối hàng. Khi đi đến trường, giáo viên cho học sinh đứng

GVHD: Trần Văn ý

- 20 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

sắp hàng dọc sang 2 bên. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy theo thứ tự từng em: Khi em
này tới trường thì em khác mới qua suối. Đội nào qua tới trường hết nhanh nhất sẽ là
đội chiến thắng.

Cách 2: Không hạn chế số lượng, có thể chia làm nhiều đội bằng nhau. Mỗi
học sinh cầm 2 tờ giấy, các đội xếp thành 2 hàng dọc ngay vạch xuất phát, vạch đích
cách vạch xuất phát 3 - 5m. Khi có lệnh cịi, bạn đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến
đích bằng cách: đặt miếng giấy xuống đất, chân trước dậm lên, sau đó đặt tiếp miếng
giấy thứ hai xuống và bước chân còn lại lên đồng thời rút miếng giấy phía sau đặt
lên trên. Cứ như thế, các em tiếp tục đi đến đích mang về cho đội minh 3 điểm. Khi
bạn thứ nhất đến nơi, bạn tiếp theo của mỗi đội tiếp tục đi, cho đến người cuối cùng.
Đội nào đến đích trước và nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.
Luật chơi: Khi bước đi, một chân phải dậm trên giấy, còn chân kia không chạm
đất. Nếu chạm đất sẽ bị trừ 1 điểm.
* Cách 1 đối với các em lớp 1,2,3. Cách 2 cho lớp 4,5
5.3. Trị chơi “Chiếm vị trí”
Mục đích: Chủ yếu là rèn sức nhanh cho các em.
Chuẩn bị: Trên sân vẽ một số vịng trịn đường kính sao cho 1 đến 5 học sinh
đứng, tìu vào sĩ số học sinh mà ta vẽ số lượng vòng trò (số vịng trịn ít hơn số học sinh).
Hình thức: Cả lớp (tập hợp vòng tròn)
Cách chơi: Quản trò cho cả lớp đi theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát.
Khi quản trị hơ “vào 3” (một số bất kì từ 1 – 5), các em nhanh chóng vào vịng
trịn sao cho số người có trong vịng trịn là 3. Em nào khơng tìm được vịng trịn sẽ
vào giữa vịng trịn chờ chịu phạt. Quản trị hơ “ra”, các em ra vòng tròn lớn tiếp tục
hát và đi theo vòng tròn.
* Trò chơi này, giáo viên để học sinh làm quản trò, như vậy trò chơi sẽ sinh động hơn.

GVHD: Trần Văn ý

- 21 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền



Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

5.4. Trị chơi “ Mắc xích bền bỉ”
Mục đích: Rèn sức nhanh, mạnh, bền và tinh thần đồng đội.
Chuẩn bị: Sân mát, khơng có chướng ngại vật, cịi và 2 cành hoa cắm trong lọ
(hoa khơng có gai) đặt 2 bên..
Hình thức: Theo tổ
Cách chơi: Hai đội ngồi cạnh nhau cách nhau 5m theo hàng ngang, phía trước
2 đội là cành hoa cắm trong lọ. Khi thổi cịi, các em trong cùng một đội sẽ móc xích
voeis nhau ( tức ngoắt cánh tay vào nhau) và bắt đầu nhảy cóc đến cành hoa. Đội
này về tới đích cầm vật lên trước là đội thắng cuộc. Trong khi nhảy, đội nào bị đức
mắc xích coi như thua cuộc.
5.5. Trị chơi “Chuyển đồ vật tiếp sức”
Mục đích: Rèn sức nhanh, mạnh, bền và khéo léo.
Chuẩn bị: kẻ 2 vạch (chuẩn bị, xuất phát) cách nhau 1m; cách vạch xuất phát
đặt một chướng ngại vật cao 0,3 – 0,5 cm, cách chướng ngại vật kẻ một vịng trịn
đường kính 0,4m, đặt trong đó một khúc gỗ dài 35cm, cách vịng trịn 3m kẻ một hình
vng cạnh 0,4m đặt trong đó một quả bóng, cách ơ vng 1m kẻ một vạch đích.

Hình thức: Chia lớp làm đội (đội A và đội B).
Cách chơi: Khi có lệnh của giáo viên, em đầu tiên chạy nahnh về phía trước,
rồi nhảy qua chướng ngại vật, đến ơm khúc gỗ ở vịng trịn chạy đến ơ vng, thả
xuống ơm quả bóng chạy đến đích quay người chạy ngược lại đến vịng trịn thả quả
bóng, nhảy qua chướng ngại vật, chạy về vạch xuất phát đưa tay chạm tay người số
2, đi về tập hợp ở cuối hàng. Người thứ 2 như người thứ 1, ôm vật ở vòng tròn bỏ
GVHD: Trần Văn ý

- 22 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền



Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

vào ô vuông, ôm vật ở ô vuông bỏ lại vòng trong như vậy cho đến hết. Nếu ai làm
bóng hoặc khúc gỗ lăn ra ngồi ô vuông hoặc vòng tròn sẽ phạm quy và phải nhặt để
lại cho đúng. Nếu ai xuất phát trước cũng phạm quy. Đội nào về trước và ít lần
phạm quy thì đội đó thắng cuộc.
5.6. Trị chơi “Tung vịng vào đích”
Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, chính xác và kĩ năng tung vào đích.
Chuẩn bị: 3 chiếc cọc trịn đường kính 2cm cao 50cm (2 giá cắm cọc nếu sân
trán xi măng) và 9 chiếc vòng tròn nhẹ đường kính 20cm bằng mây, tre hoặc nhựa. Kẻ
trên sân 2 vạch: chuẩn bị và giới hạn cách nhau 50cm; vạch giới hạn cách cọc cờ 1,5m
và giáo viên chuẩn bị thêm phần quà nho nhỏ cho nhà vô địch (tung cả 3 chiếc vịng
vào trúng đích).
Hình thức chơi: Chia lớp làm 3 đội với số lượng bằng nhau (chia ngẫu nhiên
theo cách điểm danh theo chu kì 1,2,3 các em cùng số thì vào cùng một đội) sắp
thành hàng dọc cách cọc 2m. Yêu cầu 3 đội cử 3 đại diện làm trợ lí cho trọng tài
(giáo viên) ghi lại số vịng vào đích của từng bạn trong đội.
Cách chơi: Chia cho mỗi đội 3 vòng tròn, học sinh mỗi đội lần lượt từ vị trí
chuẩn bị vào vạch giới hạn và lần lượt tung 3 chiếc vòng vào chiếc cọc đã chuẩn bị
sẵn. Nếu được vòng xâu vào cọc thì được 1 điểm, ra ngồi khơng được điểm. Tung
vịng xong lên nhặt vòng đưa cho bạn tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho đến học sinh
cuối cùng của mỗi đội, đội nào có số điểm nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng. Cá nhân
nào ném cả 3 chiếc vịng xâu vào cọc sẽ là nhà vơ địch và được nhận q đặc biệt.
5.7.Trị chơi “ Chuyền bóng qua hầm”
Mục đích: Phát triển chủ yếu là sự nhanh nhẹn và khéo léo của đôi tay, giáo
dục tinh thần tập thể.
Chuẩn bị: 2 quả bóng, cịi
Hình thức chơi: Mỗi tổ là một đội (số lượng bằng nhau) nếu có học sinh dư thì

cho em tham gia làm trọng tài phụ, giáo viên làm trọng tài chính.

GVHD: Trần Văn ý

- 23 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

Cách chơi: Các đội sắp thành hàng dọc, bước chân rộng hơn vai gập người
thẳng chân khơng khụy gối tạo thành đường hầm. Khi có tiếng cịi của trọng tài, học
sinh đầu hàng cầm bóng chuyền qua giữa 2 chân ra sau cho học sinh thứ hai cứ tiếp
tục cho đến học sinh cuối cùng, không để bóng chạm đất. Học sinh cuối hàng cầm
bóng chạy về đầu hàng và đội nào nhanh hơn là đội chiến thàng. Nếu trong q trình
chuyền bóng đội nào làm rơi bóng coi như thua cuộc. Mỗi lượt 2 đội (bốc thăm), đội
nào thắng sẽ được thưởng (chọn hình thức phạt cho đội thua).
5.8. Trị chơi “ Săn vịt”
Mục đích: chủ yếu rèn tố chất nhanh nhẹn và khả năng nhận chính xác định
mơi trường xung quanh.
Hình thức: cả lớp tập hợp vịng trịn, điểm danh theo chu kì 1- 2- 3 - 4
Cách chơi: Lượt 1: các em cùng số 1 vào trong vòng tròn và chọn 1 em
làm thợ săn (nếu lớp trên 30 học sinh thì chọn 2 em làm thợ săn) còn lại làm vịt.
Thợ săn rượt đuổi vịt trong vòng tròn, đánh vào người vịt bất cứ chỗ nào thì vịt
chết ngồi xuống tại chỗ nếu vịt chạy ra ngồi vịng trịn coi như bị chết. Thợ săn
không được đánh vịt khi người vịt dang tay vẫy vẫy giống như vịt vỗ cánh, chân
phải co lên. Nếu co chân trái hoặc hai chân đều chạm đất thì thợ săn có quyền
đánh vịt. Thời gian 1 phút thì đổi sang lượt 2, các em số 2 vào trong còn các em
số 1 ra; lượt 3 đến lượt 4 tương tự chơi như lượt 1. Hết 4 lượt chơi, vịt nào bị

đánh chết sẽ bị phạt. Thợ săn nào săn nhiều vịt thì được phong danh hiệu “Thợ
săn tài ba”. Các em ở ngồi có thể cổ vụ cho thợ săn hoặc vịt.
* Trị chơi này có thể áp dụng cho học sinh lớp 1 đến lớp 5 và thay thế trò chơi
“Mèo đuổi chuột” ở một vài tiết nhằm làm phong phú thêm trò chơi, học sinh tích cực
hơn và hứng thú trong trị chơi.
5.9. Trị chơi “Chạy ba chân”
Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo và tình thần hợp tác.
Chuẩn bị: cịi, một số sợi dây mềm và bóng nhựa đường kính 20 cm và 4 cái giỏ

GVHD: Trần Văn ý

- 24 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong mơn Thể dục

Hình thức chơi: Chia lớp làm 4 đội theo tổ, dùng dây cột 2 chân của 1 cặp,
sắp theo hàng dọc cách giỏ 2m.
Cách chơi: Cặp đầu tiên cầm 1 quả bóng bằng 2 tay (mỗi em 1 tay) đứng vào
vị trí xuất phát. Khi có hiệu cịi, cặp đó cầm bóng chạy nhanh về phía cái giỏ và bỏ
bóng vào. Nếu bóng vào giỏ thì được năm điểm. Nếu cặp đó cầm bóng một tay hoặc
hai tay của cùng một người thì bóng khơng tính điểm. Khi cặp thứ nhất bỏ bóng
thành cơng vào giỏ thì đội tiếp theo đến vạch xuất phát và chạy về phía giỏ như cặp
đầu tiên. Tương tự như vậy, cho đến cặp cuối cùng của mỗi đội. Đội nào xong sớm
nhất được cộng 10 điểm, về nhì 5 điểm cịn về ba, tư khơng có điểm. Kết thúc trị
chơi, đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội vô địch được nhận phần thưởng (giáo
viên chuẩn bị như: gói kẹo, gói bánh…).
5.10. Trị chơi “Chim bay cị bay”

Mục đích: Rèn luyện tố chất nhanh nhẹn và nhận định chính xác đối tượng.
Chuẩn bị: Sân bãi rộng sạch và mát, tên các con vật bay được và khơng bay
được.
Hình thức chơi: cả lớp (tập hợp vòng tròn).
Cách chơi: Giáo viên đứng giữa vịng trịn hơ to tên con vật với tốc độ hơ
tăng dần. Nếu lồi nào bay được thì học sinh giơ hay tay lên (lồi có cánh). Nếu
lồi nào khơng bay được thì đứng n khơng được nhúc nhích. Nếu học sinh nào
phản xạ khơng nhanh hoặc làm sai sẽ bị bắt Sau 2 lượt hô, giáo viên chọn một học
sinh làm quản trò. Học sinh nào bị bắt vào trong giữa vòng tròn đứng. Sau nhiều lần
hô, học sinh nào bị bắt sẽ bị phạt theo u cầu của những học sinh ngồi vịng.
• Lưu ý: Giáo viên phải lựa chọn hình phạt nhẹ phù hợp với lứa tuổi đó.
Đối với lớp 1, 2 thì giáo viên làm quản trò suốt cuộc chơi.
Đối với lớp 3, 4, 5 thì cho học sinh làm quản trị nhằm rèn cho
học sinh khả năng chỉ huy, tổ chức trò chơi và các em sẽ mạnh dạn, tự tin đứng
trước đám đông.

GVHD: Trần Văn ý

- 25 -

SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền


×