Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG HƯỚNG điều TRỊ TRĨ và độc TÍNH của bài THUỐC TOTTRI TRÊN ĐỘNG vật THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
**********

PHẠM THỊ HÂN
MÃ SINH VIÊN: 1101128

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ TRĨ VÀ ĐỘC TÍNH
CỦA BÀI THUỐC TOTTRI TRÊN
ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ HÂN
MÃ SINH VIÊN: 1101128

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ TRĨ VÀ ĐỘC TÍNH
CỦA BÀI THUỐC TOTTRI TRÊN
ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Đào Thị Vui
2. ThS. Nguyễn Thu Hằng



Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới PGS.TS. Đào Thị Vui và ThS. Nguyễn Thu Hằng, giảng viên Bộ môn Dược
lực trường Đại học Dược Hà Nội, là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thùy Dương, giảng viên Bộ môn Dược
lực trường Đại học Dược Hà Nội đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Bộ môn Dược lực, trường
Đại học Dược Hà Nội đã truyền thụ cho tôi những bài học quý báu, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu tại bộ môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị kỹ thuật viên tại Bộ môn Dược lực đã tận
tình, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tiến hành các thử nghiệm nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ
môn trường Đại học Dược Hà Nội đã xây dựng cho tôi nền tảng kiến thức quý báu,
niềm đam mê với Dược trong quá trình học tập tại trường.
Qua đây, tôi cũng xin đươc gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn Nguyễn Thị
Phương Chi, Lê Ngọc Quỳnh Giao, Nguyễn Thị Trang và Trần Thị Hoài Thương,
những người bạn đã cùng đồng hành trong suốt thời gian làm thực nghiệm tại bộ
môn và giúp đỡ rất nhiều khi tôi thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình và bạn bè tôi, những người đã luôn kịp thời kịp thời động viên, ủng hộ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường cũng như mỗi năm tháng cuộc đời.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Hân


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
PHẦN 1. TỔNG QUAN ............................................................................................1
1.1. Bệnh trĩ ............................................................................................................................... 2
1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................2
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu vùng trực tràng - hậu môn .................................................2
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ ...............................................................................3
1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ..............................................................................4
1.1.5. Phân loại bệnh trĩ ...........................................................................................4
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng .....................................................................................5
1.1.7. Thuốc điều trị bệnh trĩ ....................................................................................6
1.2. Các mô hình nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ trên thực nghiệm.......................... 7
1.2.1. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu .............................................8
1.2.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng giảm đau .............................................9
1.2.3. Một số mô hình gây bệnh trĩ thực nghiệm ...................................................10
1.3. Bài thuốc Tottri ............................................................................................................... 12
PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................16
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu.................................................................................................. 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................16
2.1.2. Chuẩn bị chế phẩm thử ................................................................................17
2.1.3. Động vật nghiên cứu ....................................................................................17
2.1.4. Thuốc thử và hóa chất ..................................................................................17

2.1.5. Máy móc và dụng cụ ....................................................................................18
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 19
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng điều trị bệnh trĩ của chế phẩm Tottri ........19
2.3.1.1. Phương pháp đánh giá tác dụng cầm máu ............................................19
2.3.1.2. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau ............................................21


2.3.1.3. Phương pháp đánh giá tác dụng trên mô hình gây trĩ thực nghiệm ......22
2.3.2. Phương pháp xác định độc tính của chế phẩm Tottri...................................25
2.3.2.1. Phương pháp xác định độc tính cấp ......................................................25
2.3.2.2. Phương pháp xác định độc tính bán trường diễn ..................................26
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 28
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................................29
3.1. Kết quả ............................................................................................................................. 29
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị bệnh trĩ của chế phẩm Tottri .......................... 29
3.1.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng cầm máu của chế phẩm Tottri ....................29
3.1.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Tottri ....................29
3.1.1.3. Kết quả đánh giá tác dụng trên mô hình gây trĩ thực nghiệm của chế phẩm
Tottri ..........................................................................................................................30
3.1.2. Kết quả xác định độc tính của chế phẩm Tottri ...........................................37
3.1.2.1. Kết quả xác định độc tính cấp của chế phẩm Tottri ..............................37
3.1.2.2. Kết quả xác định độc tính bán trường diễn của chế phẩm Tottri ..........37
3.2. Bàn luận ........................................................................................................................... 44
3.2.1. Về tác dụng điều trị bệnh trĩ của chế phẩm Tottri .................................................. 44
3.2.1.1. Về tác dụng cầm máu .............................................................................44
3.2.1.2. Về tác dụng giảm đau.............................................................................45
3.2.1.3. Về tác dụng trên mô hình gây trĩ thực nghiệm .......................................46
3.2.2. Về độc tính của chế phẩm Tottri ..................................................................50
3.2.2.1. Về độc tính cấp .......................................................................................50

3.2.2.2. Về độc tính bán trường diễn...................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ALT:

alanin amino transaminase

AST:

aspartat amino transaminase

COX

cyclooxygenase

HSD

hạn sử dụng

LD50:

liều gây chết 50% động vật thí nghiệm

NO:

nitric oxid


NSAID:

non-steroidal anti-inflammatory drug

OECD:

Organization for economic
co-operation and development

PG:

prostaglandin

SĐK

số đăng kí

SX

sản xuất

WHO:

World health organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Thang điểm đánh giá mức độ tổn thương trực tràng

24

3.1

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri đến thời gian chảy máu

29

3.2

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri đến số cơn đau quặn trong

30

từng khoảng thời gian
3.3

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri trên khối lượng trực tràng

32

3.4


Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri trên đường kính trực tràng

33

3.5

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri đến điểm tổn thương trên mô

34

bệnh học trực tràng
3.6

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri liều lặp lại 28 ngày đến khối

38

lượng cơ thể chuột cống trắng
3.7

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri liều lặp lại 28 ngày đến các

39

thông số huyết học trên chuột cống trắng
3.8

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri liều lặp lại 28 ngày đến các


40

thông số hóa sinh trên chuột cống trắng
3.9

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri dùng liều lặp lại 28 ngày đến
tỷ lệ khối lượng các cơ quan so với khối lượng cơ thể

41


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Giải phẫu vị trí trĩ

5

2.1

Chế phẩm thử Tottri

16


2.2

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

19

2.3

Sơ đồ quy trình đánh giá tác dụng cầm máu

20

2.4

Sơ đồ quy trình đánh giá tác dụng giảm đau

21

2.5

Sơ đồ quy trình đánh giá tác dụng trên mô hình gây trĩ thực

23

nghiệm
2.6

Sơ đồ quy trình xác định độc tính bán trường diễn

26


3.1

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri trên hình ảnh đại thể trực

31

tràng
3.2

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri đến mô bệnh học trực tràng

35

3.3

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri dùng liều lặp lại 28 ngày đến

42

mô bệnh học gan
3.4

Ảnh hưởng của chế phẩm Tottri dùng liều lặp lại 28 ngày đến
mô bệnh học thận

43


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là tập hợp các bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc mạng mạch
trĩ vùng trực tràng - hậu môn và các tổ chức tiếp xúc, các mạch máu dãn nở bất thường
và biến dạng, hình thành búi trĩ với các triệu chứng viêm, đau, chảy máu vùng hậu
môn [10]. Có nhiều yếu tố khác nhau được coi là nguồn gốc gây bệnh trĩ như táo bón,
lối sống ít vận động, phụ nữ mang thai, chế độ ăn uống ít chất xơ, béo phì... [29]. Tuy
bệnh trĩ không gây tử vong và ít có biến chứng nặng nề nhưng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trĩ là bệnh thường gặp trong các bệnh lý
về hậu môn-trực tràng, rất phổ biến ở nước ta và trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh khá
cao, trở thành một vấn đề y tế đáng được quan tâm [8]. Vì vậy việc nghiên cứu, phát
triển thuốc trong điều trị bệnh trĩ là một yêu cầu quan trọng giúp hạn chế các tổn
thương và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tương ứng với các biểu
hiện của bệnh mà các nhóm thuốc điều trị trĩ hiện nay chủ yếu là các thuốc điều trị
triệu chứng như nhóm chống viêm, nhóm giảm đau hay các thuốc cầm máu. Bên cạnh
các thuốc có nguồn gốc hóa dược được sử dụng trong điều trị trĩ, ở Việt Nam cũng
như các nước có nền y học cổ truyền phát triển, các bài thuốc hoặc các chế phẩm có
nguồn gốc dược liệu cũng được sử dụng.
Tottri là chế phẩm có nguồn gốc dược liệu của công ty cổ phần công nghệ cao
Traphaco. Công thức Tottri xây dựng dựa trên bài thuốc gia truyền bổ trung ích khí
gia giảm gồm mười vị thuốc có nguồn gốc thảo dược, dùng để điều trị sa trĩ trong dân
gian. Hiện nay Tottri đã được sử dụng trong trên lâm sàng với mục đích điều trị trĩ.
Với mong muốn cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho việc sử dụng Tottri cũng
như hướng tới tiêu chuẩn hóa các thuốc có nguồn gốc đông dược theo quy định mới
của Bộ Y tế [4], chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng hướng điều trị trĩ
và độc tính của bài thuốc Tottri trên động vật thực nghiệm” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng hướng điều trị bệnh trĩ của chế phẩm Tottri trên một số mô
hình thực nghiệm.
2. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế phẩm Tottri trên
động vật thực nghiệm.



2

PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh trĩ
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh trĩ, hay còn gọi là “lòi dom” theo dân gian, được tạo thành do dãn quá
mức các đám rối tĩnh mạch (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trĩ
là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh trực tràng-hậu môn, với tỷ lệ mắc bệnh ước
tính khoảng 4,4% dân số thế giới, thường gặp ở nhiều cả nam và nữ [3], [11].
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu vùng trực tràng - hậu môn
Trực tràng là phần cuối của đại tràng, nằm ở hố chậu, trước xương cùng, sau
bàng quang, tiền liệt tuyến, túi tinh ở nam; tử cung và âm đạo ở nữ, dài khoảng 1215 cm, phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, phần dưới hẹp là ống hậu môn. Một
số đặc điểm cấu tạo giải phẫu trực tràng-hậu môn: lớp cơ, lớp niêm mạc, lớp dưới
niêm mạc, hệ thống mạch máu thần kinh [3], [10].
- Lớp cơ gồm lớp trong và lớp ngoài: lớp trong là cơ vòng phát triển thành cơ
thắt trong, co bóp tự động; lớp ngoài là cơ dọc, các cơ dọc này góp phần cấu tạo nên
các dây chằng Park cố định niêm mạc hậu môn vào mặt trong cơ thắt trong.
- Lớp niêm mạc: phần trên ống hậu môn, niêm mạc cấu tạo bởi tế bào biểu mô
tuyến, có rất ít thần kinh nên thường không có cảm giác đau. Niêm mạc phần dưới
ống hậu môn gọi là vùng lược, cấu tạo bởi các tế bào biểu mô tuyến và tế bào biểu
mô lát tầng kiểu Malpigi. Niêm mạc phần dưới ống hậu môn chi phối bởi thần kinh
tủy sống nên rất nhạy cảm với cảm giác đau đớn, nóng lạnh.
- Lớp dưới niêm mạc: là mô liên kết, không chứa tuyến mà chứa nhiều mạch
máu, tạo thành các đám rối tĩnh mạch trĩ. Các nghiên cứu chỉ ra có sự thông nối giữa
động mạch và tĩnh mạch ở mạng mạch trĩ nằm ở lớp dưới niêm mạc trong một hệ
thống tổ chức thể hang [39].
- Tĩnh mạch hậu môn: gồm đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ
ngoài. Đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm ở lớp dưới niêm mạc thuộc vùng trên đường

lược. Máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong dẫn về tĩnh mạch trực tràng trên, đổ về tĩnh
mạch mạc treo tràng dưới. Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong dãn tạo nên trĩ nội. Đám


3

rối tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới da thuộc vùng dưới đường lược. Máu từ đám rối tĩnh
mạch trĩ ngoài đổ vào tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới rồi đổ vào tĩnh mạch hạ vị
qua tĩnh mạch chậu. Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài dãn tạo thành trĩ ngoại.
Hai đám rối này được phân cách nhau bởi dây chằng Parks. Khi dây chằng này
thoái hoá, mất độ bền chắc sẽ chùng ra, hai đám rối sát liền nhau, tĩnh mạch trĩ nội sẽ
kết hợp với tĩnh mạch trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ hỗn hợp to ra, không nằm
riêng lẻ nữa mà liên kết nhau, tạo nên trĩ vòng.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ
Các nghiên cứu gần đây về cấu trúc mạch máu vùng hậu môn-trực tràng làm rõ
hơn bản chất của bệnh trĩ. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ vẫn chưa được thống
nhất, có 2 giả thuyết vẫn được sử dụng để giải thích sự khởi phát trĩ.
 Thuyết cơ học:
Các đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc, được giữ
tại chỗ bởi các dải sợi cơ có tính đàn hồi, còn gọi là dây chằng treo. Khi có hiện tượng
thoái hóa keo thì các dải này chùng nhẽo dần. Khi đã có sự chùng nhẽo của các dải
và áp lực trong xoang bụng tăng lên do táo bón kinh niên hay do rối loạn đại tiện thì
trĩ di động nhiều và có thể di chuyển, các búi trĩ nội phồng to lên, lúc đầu các búi trĩ
còn nằm trong lòng hậu môn hay lấp ló ở rìa ống hậu môn nhưng khi các dải treo đứt
hẳn thì chúng sa ra ngoài và gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn [11].
 Thuyết huyết học:
Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng có rất nhiều khoang mạch.
Vách các khoang mạch này chỗ dầy, chỗ mỏng, tạo nên tổ chức hang; ở đây có sự
thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Soullard (1975) cho rằng hiện tượng chảy
máu do bệnh trĩ là do rối loạn tuần hoàn tại chỗ của chính các mạch máu thông nối

này chứ không phải là do hiện tượng dãn tĩnh mạch.
Ống hậu môn là nơi có yêu cầu về chuyển hóa rất thấp mà lại có nhiều mạch
máu tạo thành các búi trĩ nằm ở lớp dưới niêm mạc trong ống hậu môn. Chúng có
tính chất cương nên có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn.
Như vậy trĩ là một trạng thái bình thường. Mạng mạch máu trong lớp dưới niêm mạc


4

của ống hậu môn được coi là một ngã tư đường của một mạng tuần hoàn rộng lớn. Ở
trên là các tĩnh mạch đổ máu về hệ cửa; ở trước là đám rối niệu dục; ở sau là các
khoang tĩnh mạch ở xung quanh và trong lòng ống tủy; ở dưới là các tĩnh mạch của
các cơ thuộc chi dưới và tầng sinh môn.
Khả năng phồng xẹp của các khoang mạch máu ở lớp dưới niêm mạc ống hậu
môn thể hiện chức năng “vị trí ngã tư đường” nói trên. Khi một mạch máu bị tắc thì
mạng mạch máu ở lớp dưới niêm mạc này đóng vai trò bù trừ, nhưng khi vượt quá
giới hạn bù trừ thì xuất hiện bệnh trĩ [11].
1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chính xác. Một số yếu tố được
coi là nguồn gốc gây bệnh như [3], [11]:
- Do yếu tố di truyền.
- Do tư thế làm việc: đứng quá lâu, ngồi nhiều…Các nghiên cứu cho thấy ở tư thế
nằm áp lực tĩnh mạch là 25 cm H2O, ở tư thế đứng tăng lên 75 cm H2O, tăng áp lực
lên các tĩnh mạch hậu môn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Do rối loạn nhu động ruột: lị, táo bón, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều tăng áp lực
trong lòng ống hậu môn cũng là nguy cơ gia tăng bệnh trĩ.
- Tăng áp lực trong khoang bụng: những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính,
dãn phế quản, suy tim… áp lực trong khoang bụng tăng lên, tăng áp lực tĩnh mạch
hậu môn nên bệnh trĩ dễ xuất hiện.
- Phụ nữ có thai các tháng cuối, ung thư trực tràng…khi to có thể chèn ép và cản trở

tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
1.1.5. Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch
trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới. Dựa vào đặc điểm này có thể phân loại bệnh trĩ thành
trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp [11].
- Trĩ nội: Các khoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường
lược, thường nằm trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được
phân chia làm 4 cấp độ:


5

+ Trĩ nội độ I: các tĩnh mạch trĩ dãn nhẹ, niêm mạc trực tràng phồng lên lồi vào trong
lòng trực tràng, khi gắng sức không lòi ra ngoài.
+ Trĩ nội độ II: các tĩnh mạch trĩ dãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt. Khi đại
tiện các búi trĩ sa ra ở hậu môn và tự co lên được.
+ Trĩ nội độ III: các búi trĩ sa ra ngoài sau đại tiện và không tự co vào trong ống hậu
môn, phải dùng tay ấn nhẹ hay nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới vào trong.
+ Trĩ nội độ IV: các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra
ngoài liên tục và không đẩy lên được.
- Trĩ ngoại: các khoang tĩnh mạch trĩ dưới phồng to, búi trĩ được hình thành ở dưới
đường lược, phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn).
- Trĩ hỗn hợp: kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Hình 1.1. Giải phẫu vị trí trĩ
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường gặp trên bệnh trĩ: chảy máu, đau, sa búi trĩ [11].
- Chảy máu: là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Hình thức chảy máu và
lượng máu chảy cũng khác nhau. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau mỗi khi đại tiện
phải rặn do táo bón thì máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Khi nặng, bệnh nhân ngồi,

đi lại nhiều cũng chảy máu, thậm chí đại tiện ra máu cục do máu từ búi trĩ chảy vào
trong lòng bóng trực tràng và đọng lại ở đó. Máu có màu đỏ tươi, không thực sự là


6

máu tĩnh mạch do có nhiều cầu nối động-tĩnh mạch ở vùng dưới niêm mạc trực tràng,
hàm lượng oxy máu cao.
- Đau: thường gặp trong các trường hợp tắc mạch do huyết khối, nứt hậu môn, trĩ sa
ra ngoài và phù nề, búi trĩ có thể sưng to không đẩy lên được hoặc đau khi có ổ áp xe
đi kèm khu trú dưới lớp niêm mạc hậu môn.
- Sa búi trĩ: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn – trực tràng. Về sau,
khi to lên thì sa xuống nằm ngoài hậu môn. Tùy theo độ lớn của búi trĩ, tình trạng co
thắt hậu môn và trương lực của dây chằng Parks mà búi trĩ sa nhiều hay ít. Sa búi trĩ
ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh, đặc biệt nếu búi
trĩ sa nhiều. Bệnh nhân không thể đi lại nhiều, không thể làm việc nặng và mất nhiều
thời gian chờ búi trĩ co lên khi đại tiện. Bệnh nhân có thể có đau do phù nề và lở loét
vì nhiễm khuẩn ở búi trĩ sa.
1.1.7. Thuốc điều trị bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ khi có những triệu chứng làm bệnh nhân khó chịu, đau đớn
hay chảy máu. Vì vậy điều trị bệnh trĩ chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Hướng điều
trị ban đầu cho bệnh nhân trĩ là thay đổi lối sống và chế độ ăn ăn nhiều chất xơ và
uống nhiều nước [11]. Nếu điều này không cải thiện được tình trạng của bệnh nhân
thì kết hợp với các thuốc điều trị. Thuốc điều trị trĩ nội gồm thuốc điều trị toàn thân
và thuốc điều trị tại chỗ. Điều trị trĩ ngoại chủ yếu can thiệp ngoại khoa.
 Thuốc điều trị trĩ nội


Thuốc dùng toàn thân: [5], [11]


+ Thuốc làm bền thành mạch ngăn cản chảy máu: vitamin PP., các flavonoid, rutin…
Các flavonoid như diosmin, OPCs (oligomeric proantho cyaniding complexes) và
hesperidin, đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch.
Các flavonoid này làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ thành mạch và đối kháng
của các chất trung gian hóa học của viêm.
+ Thuốc giảm đau: paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, không
dùng giảm đau opioid vì có thể gây táo bón.


7

+ Khi trĩ có viêm, phù nề hay tắc mạch thì dùng các thuốc chống viêm: corticoid,
chống viêm không steroid, alphachymotrypsin…
+ Thuốc nhuận tràng nếu có táo bón: thuốc nhuận tràng có tác dụng làm mềm phân,
nhuận tràng thẩm thấu.
 Thuốc dùng tại chỗ: [5] [11]
+ Thuốc tê, giảm đau: để giảm đau, ngứa, bỏng rát, khó chịu, kích ứng ở xung quanh
hậu môn: benzocain 5-20%, lidocain 2-5%...Tác dụng không mong muốn có thể gặp
là phản ứng quá mẫn với bỏng và ngứa.
+ Thuốc co mạch: để giảm chảy máu, thuốc cũng làm giảm ngứa và viêm tạm thời:
dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%...Các thuốc này
chống chỉ định dùng cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp, tiểu đường, phì
đại tuyến tiền liệt.
+ Chất bảo vệ: tạo hàng rào vật lý để bảo vệ da, niêm mạc tạm thời giảm ngứa, khó
chịu, bỏng rát, đồng thời ngăn kích ứng các mô ở trực tràng-hậu môn và sự mất nước
ở lớp sừng biểu bì: kẽm oxit, lanolin, glycerin...
+ Thuốc chống viêm tại chỗ: hydrocortison 0,25-1% để giảm viêm, giảm ngứa.
+ Dùng kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm khuẩn: neomycin, framycetin…
 Thuốc điều trị trĩ ngoại [11]
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa chỉ dùng trong các trường hợp trĩ

ngoại phù nề. Các thuốc dùng tại chỗ như thuốc chống viêm, chống phù nề (corticoid),
thuốc chống tắc mạch (heparin hyaluronidase).
Trong các trường hợp trĩ ngoại có tắc mạch hoặc búi trĩ dãn lớn thì sử dụng
phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ngoại.
1.2. Các mô hình nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ trên thực nghiệm
Dựa trên các đặc điểm lâm sàng bệnh trĩ như chảy máu, viêm, đau, các nghiên
cứu về tác dụng của thuốc điều trị trĩ thường được đánh giá thông qua tác dụng cầm
máu, giảm đau và chống viêm. Dưới đây là một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm
máu, giảm đau và gây trĩ trên thực nghiệm.


8

1.2.1. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm máu
- Nguyên tắc chung
Khi mạch máu bị tổn thương, sẽ có sự hình thành các nút cầm máu do một số
cơ chế: co mạch, tạo nút tiểu cầu, đông máu [13]. Một trong những thông số thường
dùng để đánh giá sự bất thường quá trình cầm máu và ảnh hưởng của thuốc đến quá
trình cầm máu là thời gian chảy máu, tính từ khi bắt đầu chảy máu đến khi máu ngừng
chảy. Tiến hành tạo một tổn thương lên mạch máu, xác định thời gian chảy máu,
lượng máu chảy, nếu thuốc có tác dụng cầm máu thì sẽ làm giảm thời gian chảy máu
và lượng máu chảy ra. [41]
 Mô hình cắt đuôi: dùng một lưỡi dao cắt đoạn đuôi chuột cách 2-4 mm từ chóp
đuôi và nhúng đuôi vào dung dịch đẳng trương 37C. Đo thời gian chảy máu bằng
đồng hồ bấm giây, so sánh thời gian chảy máu lô dùng thuốc với lô chứng. Mô hình
cắt đuôi được đưa ra bởi Dőttl và Ripke (1936) thường được sử dụng phổ biến nhất
trong thực nghiệm [12], [41].
 Mô hình gây tổn thương da: gây mê, cạo phần lông dưới chân, rạch một vết
rạch trên da, cứ mỗi 15 giây áp 1 giấy lọc vào vết thương trong 5 giây cho đến khi
máu không còn chảy nữa. Thời gian chảy máu được xác định sau 15 giây áp miếng

giấy lọc cuối cùng [12].
 Mô hình gây tổn thương động mạch mạc treo: gây mê, đặt chuột lên bàn ấm
37C, bộc lộ các động mạch mạc treo. Dùng kim tiêm chọc một lỗ thủng trên động
mạch. Xác định thời gian chảy máu qua kính hiển vi có độ phóng đại 40x [41].
- Thông số đánh giá
+ Thời gian chảy máu (giây), là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu chảy máu đến
khi ngừng chảy máu.
+ Lượng máu chảy (gam), khối lượng máu chảy ra từ khi bắt đầu chảy máu đến khi
máu ngừng chảy.
+ Mô bệnh học.
- Phạm vi áp dụng: đánh giá tác dụng cầm máu của các thuốc bước đầu nghiên cứu.


9

- Ưu điểm chung: tiến hành đơn giản, các đo lường cụ thể, cho các số liệu chính xác,
khách quan và lặp lại, có thể phát hiện các chất có xu hướng rút ngắn thời gian chảy
máu hoặc giảm lượng máu chảy từ vết thương và đánh giá được khả năng cầm máu
của thuốc trong các mô hình có mức độ chảy máu khác nhau, thuận lợi về tính kinh
tế do các động vật không cần trải qua quá trình gây bệnh [12].
- Nhược điểm chung: chảy máu quá mức có thể gây chết động vật thực nghiệm [12].
1.2.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng giảm đau
 Mô hình gây đau quặn [7],[ 21]
- Nguyên tắc: mô hình gây đau quặn được Koster mô tả đầu tiên năm 1959 [34]. Acid
acetic được sử dụng là chất gây đau, kích thích giải phóng các chất trung gian
prostaglandin, bradykinin…gây cơn đau quặn. Nếu thuốc có tác dụng giảm đau thì
số lượng cơn đau quặn sẽ giảm.
- Tiến hành: tiêm acid acetic 1% vào màng bụng chuột nhắt trắng, đếm số cơn đau
quặn mỗi 5 phút liên tục trong 30 phút sau khi tiêm chất gây đau. So sánh số cơn đau
lô thử với lô chứng.

- Thông số đánh giá: số cơn đau quặn trong từng khoảng thời gian, một cơn đau quặn
được xác định khi chuột uốn lưng, ép bụng hoặc kéo dài người.
- Phạm vi áp dụng: đánh giá tác dụng của các thuốc giảm đau không gây ngủ.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng.
- Nhược điểm: thiếu tính đặc hiệu, phụ thuộc vào người quan sát.
 Mô hình mâm nóng [7],[ 37]
- Nguyên tắc: chân chuột rất nhạy cảm với nhiệt ngay cả ở nhiệt độ chưa gây tổn
thương tới da vùng chân. Khi bị nóng chuột thường có phản ứng là nhảy lên hoặc
liếm chân. Dựa vào các đáp ứng này để xác định thời gian của phản ứng đau trên
chuột. Nếu thuốc có tác dụng giảm đau thì chuột sẽ không có hoặc chậm xuất hiện
các phản ứng trên.
- Tiến hành: đặt chuột lên đĩa nhiệt có nhiệt độ 55 - 56C, dùng đồng hồ bấm giây
xác định thời gian phản ứng đau của từng chuột.


10

- Thông số đánh giá:
+ Thời gian phản ứng đau (giây), tính từ khi đặt chuột lên đĩa nhiệt đến khi nhảy hoặc
liếm chân sau.
+ Ngưỡng chịu đau, so sánh lô thử với lô chứng.
- Phạm vi áp dụng: đánh giá tác dụng của các thuốc giảm đau kiểu trung ương.
- Ưu điểm: tiến hành, quan sát dễ dàng, sơ bộ sàng lọc được tác dụng giảm đau trung
ương của thuốc.
- Nhược điểm: thuốc có tác dụng an thần, giãn cơ có thể gây dương tính giả.
1.2.3. Một số mô hình gây bệnh trĩ thực nghiệm
Hình thành búi trĩ là một trong các triệu chứng của bệnh trĩ. Để đánh giá tác
dụng điều trị bệnh trĩ của thuốc cần xây dựng mô hình gây bệnh trĩ. Có hai phương
pháp được sử dụng để gây trĩ trên động vật thực nghiệm là thắt tĩnh mạch trĩ và sử
dụng hóa chất kích ứng gây viêm hậu môn-trực tràng.

 Mô hình gây trĩ bằng thắt tĩnh mạch trĩ [33]
- Nguyên tắc: Mô hình gây trĩ bằng thắt tĩnh mạch trĩ trên thực nghiệm được mô tả
bởi Hélio Plapler (2006) dựa trên cơ chế hình thành các búi trĩ do dãn đám rối tĩnh
mạch trĩ. Thắt tĩnh mạch trĩ dưới gây tắc nghẽn tĩnh mạch hậu môn dẫn đến máu
không trao đổi được nên bị dãn, phù nề, hình thành búi trĩ.
- Tiến hành: gây mê động vật, bộc lộ tĩnh mạch trĩ dưới qua một vết rạch hậu môn và
thắt lại bằng chỉ phẫu thuật.
- Thông số đánh giá:
+ Quan sát hình ảnh đại thể hậu môn.
+ Quan sát hình ảnh vi phẫu trên kính hiển vi: lớp biểu mô, lớp niêm mạc, các mạch
máu trực tràng.
- Phạm vi áp dụng: thích hợp với các nghiên cứu điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp
ngoại khoa.
- Ưu điểm: khả năng xuất hiện búi trĩ cao và ổn định, thời gian duy trì búi trĩ 2-3 tuần.
- Nhược điểm: tiến hành phức tạp, yêu cầu kĩ thuật cao, khó thực hiện trên động vật
nhỏ như chuột, thỏ.


11

 Mô hình gây trĩ bằng hóa chất
- Nguyên tắc: chất thường được dùng là dầu croton, dầu croton là một chất kích ứng
da và niêm mạc, gây viêm. Sử dụng dầu croton là tác nhân gây trĩ được mô tả đầu
tiên bởi Nishiki (1988) [30], cho hậu môn tiếp xúc với một hỗn hợp dầu croton trong
một khoảng thời gian xác định sẽ gây viêm trực tràng, tăng tính thấm thành mạch,
thâm nhiễm các tế bào viêm, dãn mạch, sung huyết...[1]. Điều này tạo ra các biểu
hiện tương tự bệnh sinh của trĩ. Tiến hành gây trĩ bằng dầu croton và đánh giá ảnh
hưởng của thuốc lên việc cải thiện các triệu chứng viêm sẽ giúp đánh giá tác dụng
của các thuốc điều trị trĩ.
- Gây trĩ trên chuột: hỗn hợp dầu croton thường dùng gồm 6% dầu croton/diethyl

ether, pyridin, diethyl ether, H2O với tỷ lệ thể tích tương ứng là 10: 4: 5: 1. Mức độ
tổn thương trực tràng phụ thuộc vào lượng dầu croton, thời gian tiếp xúc và số lần
tiếp xúc. Một số nghiên cứu sử dụng lượng dầu và thời gian tiếp xúc gây kích ứng
khác nhau như: 0,10 ml hoặc 0,16 ml hỗn hợp croton cho tiếp xúc với hậu môn-trực
tràng trong thời gian 10 giây [30], [29]; dùng bông ngâm trong 0,5 ml hỗn hợp croton
và đặt lên hậu môn chuột trong 30 giây vào mỗi buổi sáng liên tục 3 ngày [35]; nhúng
tăm bông đường kính 4 mm trong 10 ml hỗn hợp dầu croton trong thời gian 60 giây,
chèn sâu 2cm vào hậu môn chuột trong thời gian 60 giây [28].
- Gây trĩ trên thỏ: một số mô hình nghiên cứu trên thỏ dùng hỗn hợp dầu croton với
tỷ lệ và thể tích lớn hơn như hỗn hợp pyridin, diethyl ether, dầu croton 10% trong
diethyl ether theo tỷ lệ thể tích 5: 5: 5, tiến hành 2 lần mỗi lần 200 μL trong vòng 60
giây, kích ứng liên tục 10 ngày [8]; bôi nhúng 800 μL hỗn hợp gồm pyridin, diethyl
ether và 6% dầu croton trong diethyl ether trong vòng 60 giây [26].
- Thông số đánh giá:
+ Khối lượng trực tràng: khối lượng của 2 cm trực tràng tính từ hậu môn [25].
+ Định lượng các chất trung gian gây viêm như TNF-α và IL-6: chiết dịch viêm từ 2
cm trực tràng (tính từ hậu môn) và đo quang [29].
+ Mô bệnh học trực tràng [25].


12

- Phạm vi áp dụng: nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ của các thuốc, cả thuốc sử
dụng tại chỗ và toàn thân. Do đó mô hình này phù hợp nghiên cứu tác dụng của chế
phẩm Tottri.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng, tiến hành nhanh.
- Nhược điểm: khả năng gây trĩ phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của dầu croton nên
không ổn định
1.3. Bài thuốc Tottri
Tottri là chế phẩm được xây dựng từ bài thuốc gồm 10 vị thuốc có nguồn gốc

dược liệu: đảng sâm, hoàng kì, đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ, trần bì, cam
thảo, liên nhục, ý dĩ. Trong đó một số vị thuốc đã được chứng minh có những tác
dụng liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ như:
 Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Rễ phơi khô của cây đảng sâm Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.. Họ hoa
chuông Campanulaceae. Trong đảng sâm có polysaccarid, triterpenosid.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đảng sâm có tác dụng chống viêm, kích thích
miễn dịch và bồi bổ toàn thân. Ngoài ra, đảng sâm gây tăng hồng cầu và giảm bạch
cầu giảm trên động vật thí nghiệm (thỏ và chó) [2].
 Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)
Rễ phơi khô của cây hoàng kỳ Astragalus membranaceus, họ Đậu Fabaceae.
Trong hoàng kỳ có polysaccarid, saponin, flavoloid, acid amin, cholin betain…[2]
Một số nghiên cứu thực nghiệm chứng minh hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ sự
dãn thành mạch và hiện tượng thẩm thấu của huyết tương qua mao mạch trên chuột
bạch và chuột lang. Bảo vệ chống lại sự vỡ hoặc dãn mao mạch do chiếu tia X [2].
Tác dụng chống viêm do ức chế sự tăng tính thấm thành mạch do serotonin hoặc
histamin, ức chế phù do carragenin ở chuột cống trắng. Tác dụng làm lành vết thương
do giảm viêm còn được chứng minh do sự ức chế nitric oxid (NO) giải phóng từ đại
thực bào chuột [20], [32].


13

Ngoài ra, hoàng kỳ còn có một số tác dụng khác như tăng tổng hợp tế bào máu
do kích thích erythropoietin [48], kháng khuẩn, bảo vệ gan trên động vật thực nghiệm
gây tổn thương gan, tăng trưởng tế bào và kéo dài tuổi thọ tế bào in vitro [2].
 Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Rễ của cây đương quy Angelica sinensis Diels, họ hoa tán Apiaceae. Rễ đương
quy chứa tinh dầu, coumarin, acid hữu cơ (acid ferulic), polysaccharide, acid amin,
vitamin B1, B12, E…

Đương quy có tác dụng chống viêm cả cấp tính và mạn tính, giảm thâm nhiễm
tế bào viêm và TNF-α [46]. Đương quy còn có tác dụng giảm đau do acid acetic, ức
chế ngưng tập tiểu cầu và giải phóng serotonin từ tiểu cầu, chống oxy hóa và tác dụng
nhuận tràng nhẹ. Các tác dụng khác như nước sắc đương quy có tác dụng kháng khuẩn
đối với trực khuẩn lỵ và tụ cầu khuẩn, điều hòa miễn dịch, làm tăng số lượng hồng
cầu và tỷ lệ huyết sắc tố của động vật được gây thiếu máu, chống thiếu máu ác tính
do có chứa vitamin B12 và acid folic [2].
 Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Rễ cây bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz, họ Cúc Asteraceae. Trong
bạch truật có tinh dầu: atractylon, acetoxy… [2]
Bạch truật có tác dụng chống viêm, thể hiện rõ rệt trên giai đoạn cấp tính của
phản ứng viêm, tương ứng với những biến đổi về mạch máu gây thoát huyết tương
và phù nề [36]. Ngoài ra, atractylon trong bạch truật có tác dụng giảm đau trên động
vật tiêm màng bụng acid acetic 0,6% và mô hình mâm nóng. Cơ chế các tác dụng này
được xác định do ức chế COX-2, NO, PG E2 [24]. Một số tác dụng khác như hạ đường
huyết, chống suy giảm chức năng gan, giảm khả năng đông máu trong trường hợp
tăng hoạt tính tạo fibrin trong máu [2].
 Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Thân rễ cây thăng ma Cimicifuga foetida L, C.dahurica (Turcz) Maxim, họ Mao
lương Ranunculaceae. Thành phần chủ yếu là triterpen (cimigenol, dahurinol, acid
isoferufic…). [2]


14

Bài thuốc thăng ma kết hợp với 3 dược liệu khác được chứng minh lâm sàng tác
dụng tương đối tốt điều trị sa sinh dục nữ độ I, II, không rách tầng sinh môn qua cơ
vòng hậu môn và không sa bàng quang trực tràng nhiều [2]. Dịch chiết thăng ma có
tác dụng giảm đau, chống viêm do ức chế chất trung gian histamin, bradykinin và
COX-2, đã được nghiên cứu trên một số mô hình thực nghiệm trên động vật [38].

 Sài hồ (Radix Bupleuri)
Rễ và lá cây sài hồ Bupleurum sinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae. Sài hồ bắc
chứa các thành phần hóa học như saponin và tinh dầu, flavonoid…[2]
Tác dụng giảm đau và chống viêm của sài hồ bắc đã được chứng minh trong
một số nghiên cứu thực nghiệm đau quặn hay đau do sốc điện. Saponin trong sài hồ
là thành phần giảm đau chính [19]. Trên tác dụng chống viêm, saponin, tinh dầu hoặc
cao thô từ sài hồ bắc ức chế phù bàn chân chuột gây bởi caragenin [44], hoạt lực
chống viêm tương tự prednisolon. Ức chế rõ rệt trên sự tổng hợp hoặc giải phóng PG
và bradykinin, ức chế tác dụng gây viêm của PG, bradykinin, histamin, serotonin và
ức chế sự di cư của bạch cầu. Ngoài ra, sài hồ bắc còn có tác dụng bảo vệ gan, giảm
sốt [16].
 Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Rễ và thân rễ phơi khô cây cam thảo Glycyrrhiza glabra L. hoặc Glycyrrhiza
uralensis Fish ex DC. Họ Đậu Fabaceae. Cam thảo chứa hai thành phần chính là
saponin (acid glycyrrhizic, glycyrrhizin là muối Mg và Ca của acid glycyhizic),
flavonoid (liquiritin và isoliquiritin) [2]
Các tác dụng chống viêm và chống dị ứng của cam thảo do glycyrrhizin và acid
glycyrrhetic (enoxolon) giống corticosteroid [17]. Tác dụng chống viêm, chống oxy
hóa của cam thảo còn được biết đến do flavonoid, glycyrol phân lập từ cam thảo do
ức chế NO, COX-2 [23], [45]. Cam thảo bắc còn có tác dụng nhuận tràng tương tự
natri picosulfat [22],[ 43].
Cam thảo, hoàng kì, bạch truật được biết đến trong công thức thuốc giảm đau,
chống viêm đã được chứng minh tác dụng trên thực nghiệm [47].


15

 Trần bì (Pericarpium citri reticulatae perenne) [2]
Vỏ chín, phơi khô của cây quýt Citrus reticulate Blanco. Họ Cam Rutaceae.
Trần bì chứa tinh dầu (d. limonene và các terpen), phenyl propanoid glucosid,

adenosin, flavonoid (hesperidin, neohesperidin, vilaxanthin)…
Trần bì có tác dụng chống viêm, chống loét, lợi mật: ciscoumarin trong cam
quýt có tác dụng chống viêm, methylhesperidin có tác dụng ức chế loét dạ dày gây
nên do thắt môn vị chuột cống trắng, tiêm xoang bụng cho chuột cống trắng có tác
dụng lợi mật rõ rệt. Tinh dầu của trần bì có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, tăng
tiết dịch vị có lợi cho tiêu hóa, nước sắc trần bì ức chế co bóp ruột trên thỏ và chuột
nhắt trắng, tác dụng ức chế thần kinh trung ương, làm giảm hoạt động tự nhiên của
chuột, giải co thắt, chống dị ứng.
 Liên nhục (Semen Nelumbinis)[4]
Hạt bỏ vỏ và bỏ tâm của cây sen Nelumbo nucifera Gaertn., họ sen
Nelumbonaceae. Hạt sen chứa tinh bột và protein, ngoài ra còn có dầu béo. Theo y
học cổ truyền, liên nhục có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ.
 Ý dĩ (Semen Ciocis) [4]
Nhân hạt cây ý dĩ Coix lachrymal jobi L, họ lúa Poaceae. Quả ý dĩ chứa chủ
yếu là tinh bột và protein, dầu béo (coixenolid, coixol), lipid, acid amin…
Theo y học cổ truyền, ý dĩ có vị ngọt, nhạt tính mát, tác dụng kiện tỳ.


16

PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chế phẩm thử Tottri do công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco cung cấp, có
SĐK: VD – 12721 – 10, lô SX: 26 và HSD: 16/4/2015-16/4/2018.
Thành phần theo công thức bào chế cho gói 5 gam chế phẩm gồm:
Thành phần

Hàm lượng


Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)

0,7 g

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

0,7 g

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

0,4 g

Bạch truật (Rhizoma Atratylodis macrocephalae)

0,4 g

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

0,4 g

Sài hồ (Radix Bupleuri)

0,4 g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)

0,4 g

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)


0,2 g

Liên nhục (Semen Nelumbinis)

0,4 g

Ý dĩ (Semen Coicis)

0,4 g

Tá dược vừa đủ

5,0 g

Hình 2.1. Chế phẩm thử Tottri


17

2.1.2. Chuẩn bị chế phẩm thử
Viên hoàn Tottri nghiền mịn, phân tán đều trong nước cất tạo thành các hỗn
dịch có hàm lượng thích hợp và sử dụng theo đường uống.
Các mức liều nghiên cứu được quy đổi liều từ người sang động vật như sau:
- Liều đánh giá tác dụng điều trị theo 2 mức liều sau:
Liều thường dùng trên người: 5 - 10 g/lần  3 lần/ngày, tương đương 0,3 – 0,6
g/kg/ngày. Liều quy đổi trên động vật thực nghiệm: [14]
+ Trên chuột cống:

+ Trên chuột nhắt:


Liều 1: 2,1 g/kg/ngày

Liều 1: 3,6 g/kg/ngày

Liều 2: 4,2 g/kg/ngày

Liều 2: 7,2 g/kg/ngày

- Liều xác định độc tính bán trường diễn thử theo 2 mức liều: liều tương đương liều
dùng trên người quy đổi ra liều trên chuột cống là 4,2 g/kg/ngày và liều gấp 3 lần liều
dùng trên người quy đổi trên chuột cống là 12,6 g/kg/ngày.
2.1.3. Động vật nghiên cứu
- Chuột cống trắng giống đực chủng Wistar, khối lượng 200 – 250 g.
- Chuột cống trắng cả 2 giống chủng Wistar, khối lượng 140 – 160 g khỏe mạnh
do Học viện Quân Y cung cấp.
- Chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino, khối lượng 25-30 g, khỏe mạnh do Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp.
Chuột sau khi mua về, được nuôi ổn định với điều kiện phòng thí nghiệm Bộ
môn Dược lực, Trường Đại học Dược Hà Nội 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu,
được nuôi dưỡng bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung
cấp, uống nước tự do.
2.1.4. Thuốc thử và hóa chất
- Carbazochrom dihydrat (biệt dược Adrenoxyl 10mg của Sanofi-synthelabo, Việt
Nam), prednisolon (biệt dược Prednisolon 5mg của Nahapharm, Việt Nam),
diclofenac natri (biệt dược Voltaren 50 của Novatis, Thụy Sĩ), dầu croton (Sigma
Aldrich, St. Louis, USA).
- Bộ hóa chất phân tích huyết học (Sysmex).



×