Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng ruột kích thích của bài thuốc Thống tả yếu phương trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 87 trang )


1
đặt vấn đề

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là mét hội chứng thường gặp của
đường tiêu hóa với các rối loạn chức năng ruột, gồm một nhóm các triệu
chứng như: đau bụng, chướng bụng, rối loạn đại tiện v.v. Trước đây, hội
chứng này có nhiều tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng co thắt, rối loạn
chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích. Hiện nay, thuật ngữ
HCRKT được thống nhất để gọi tình trạng bệnh lý này. Ở các nước phương
Tây, HCRKT chiếm tỷ lệ từ 30-35% số bệnh nhân đến khám bác sĩ chuyên
khoa tiêu hóa. Ở Việt nam, theo Hà Văn Ngạc số bệnh nhân tiêu hoá tại viện
108 có 24,1% bệnh nhân mắc HCRKT [25]. Theo Lại Ngọc Thi phát hiện tỷ lệ
này là 17,3% [31]. Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước đều cho thấy tỷ lệ mắc HCRKT ở nữ giới nhiều hơn nam giới, với
tỷ lệ từ 1,6:1 đến 2:1 (tuỳ theo từng nghiên cứu), độ tuổi trung bình là 40 [22,
26, 27, 60, 61].
HCRKT không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hay tái phát nên
hạn chế và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đồng
thời, cơ chế bệnh sinh và căn nguyên của bệnh chưa rõ ràng nên việc điều trị
bệnh còn nhiều hạn chế. Y học hiện đại đã đạt được nhiều kết quả trong việc
điều trị với mục tiêu làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ứng dụng một số bài
thuốc để điều trị HCRKT như : “Bình vị tan” [27], “Viên nang Hế mọ” [29]
và đã có hiệu quả nhất định. Năm 2008, viện Y học cổ truyền Quân đội công
bố kết quả đề tài “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Tứ thần hoàn” trong
điều trị HCRKT thể lỏng”. Đây là đề tài bước đầu đi sâu nghiên cứu cơ chế
tác dụng của bài thuốc cổ phương trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng điều

2
trị của bài thuốc trên lâm sàng [26]. Tiếp tục hướng đi này, Viện y học cổ


truyền Quân đội nghiên cứu bài thuốc cổ phương “Thèng tả yếu phương” đã
được sử dụng từ đời Minh ở Trung Quốc, và ứng dông ở Việt Nam từ lâu để
chữa chứng Can uất tỳ hư, mét chứng bệnh có những điểm tương đồng với
HCRKT [56]. Để góp phần nghiên cứu tác dụng của bài thuốc trên cơ sở đánh
giá khoa học về hiệu quả điều trị HCRKT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm các mục tiêu :
1. Gây mô hình HCRKT trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng điều trị HCRKT của bài thuốc “Thống tả yếu
phương” trên động vật thực nghiệm.

























3
Chương 1
Tổng quan


1.1. định nghĩa, lịch sử và dịch tễ học HCRKT
1.1.1. Định nghĩa
Năm 1989, hội nghị quốc tế về HCRKT (Irritable Bowel Syndrom : IBS)
được tổ chức tại Rome đã đưa ra định nghĩa nh- sau:
Hội chứng ruột kích thích là các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại
nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương về giải phẫu bệnh và hóa sinh [54].
1.1.2. Lịch sử HCRKT
* Trên Thế giới
Những rối loạn chức năng ruột - đại tràng bao gồm các chứng: đau bụng,
đầy hơi, rối loạn đại tiện kéo dài (phân lỏng, táo bón hoặc táo lỏng luân phiên)
đã được nhiều thầy thuốc mô tả từ lâu và được gọi bằng các tên khác nhau .
Năm 1673, Louis Guyon Fre [58] đã viết về chứng đau bụng, đầy hơi.
Năm 1830, Howslip [58] là tác giả đầu tiên đã mô tả chứng co thắt đại
tràng. Trong một thời gian dài, hội chứng này được xem là có nguyên nhân
viêm nhiễm với nhiều tên gọi như: viêm đại tràng mãn, viêm đại tràng co thắt,
viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng chức năng…
Năm 1922, Hurst cho rằng gọi “viêm đại tràng” là không xác đáng [58].
Năm 1944, Pefers và Bargen đề nghị gọi là chứng “Đại tràng kích thích”
hay “rối loạn thần kinh đại tràng” [58].
Năm 1962, Chaudray và Truelove lần đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu lâm
sàng của HCRKT. Các tác giả nhiều công trình nghiên cứu sau này mà đại
diện như: Manning (1978), Nauveau (1986), Lynn (1998), Thompson (1990,

1999) v.v. đã cho rằng, không chỉ có đại tràng bị kích thích mà còn có sự tham

4
gia của tiểu tràng trong việc làm phát sinh các rối loạn chức năng. Vì vậy, các
tác giả đã thống nhất gọi là hội chứng ruột kích thích [17, 48, 49, 54, 60, 62].
Các hội nghị tiêu hóa quốc tế về HCRKT đã được tổ chức tại Rome vào
những năm 1989 [54] và đưa ra định nghĩa như trên. Năm 1999, các nhà tiêu
hóa đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán Rome II [46]. Năm 2005, đưa ra tiêu chuẩn
chẩn đoán Rome III [47].
* Ở Việt Nam
Năm 1961 Hà Văn Ngạc [24] đã nghiên cứu về hội chứng lỵ và đưa ra
nhận xét: Ngoài hội chứng lỵ có tổn thương thực thể, còn có hội chứng lỵ mà
kết quả soi trực tràng hoàn toàn bình thường. Đó là hội chứng mà ông cho
rằng do nguyên nhân thần kinh (rối loạn thần kinh ruột).
Năm 1996 Hà Văn Ngạc – Lại Ngọc Thi [23] đã tiến hành “Nghiên cứu
điều tra bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích) ở 7934 người
lớn có bề ngoài bình thường” và rót ra kết luận: Khi điều tra HCRKT bằng
khám lâm sàng và hỏi bệnh, cho kết quả không có sự khác biệt lớn so với
phương pháp khám lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng. Những người mắc
HCRKT có đặc điểm: Mặc dù biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng phối hợp
với nhau, thời gian mắc bệnh lâu nhưng sức khoẻ không giảm sút. Đó là điểm
quan trọng có giá trị trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh có tổn thương
thực thể.
Tiếp theo nhiều nghiên cứu của các tác giả như Ngô Đức Thành(1996)
[30], Nguyễn Thị Nhuần(1999) [27], Nguyễn Thị Tuyết Nga(2008) [26], đã
đưa ra nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng Ýt khi đứng đơn độc mà thường
phối hợp với nhau trên một người bệnh, làm tăng khả năng chẩn đoán của
HCRKT. Mức độ nặng của bệnh không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh dài
hay ngắn. Điều này khác hẳn với các bệnh có tổn thương thực thể ở ống tiêu
hóa và càng minh chứng cho tính chất chức năng của bệnh.


5
1.1.3. Dịch tễ học HCRKT
Nghiên cứu trên 41.000 người, tại 8 quốc gia Châu Âu (Bỉ, Pháp, Đức,
Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh và Hà Lan ) cho thÊy, tần suất mắc
HCRKT là 11,5%, tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo quốc gia (6-12%) do điều kiện
hoàn cảnh xã hội khác nhau ; trong đó HCRKT thể lỏng là 34%, thể táo là
27% với 63% bệnh nhân là nữ, 35% bệnh nhân chịu đựng các triệu chứng trên
10 năm [52]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc HCRKT từ 13,4%- 17,3%. Nữ mắc nhiều
hơn nam 1,6/1; thể phân lỏng 66%, thể táo bón 21%. Tuổi hay mắc từ 30-60
[23]. Năm 2004, Nguyễn Thị Tuyết vân đã khảo sát 6.166 bệnh nhân có bệnh
lý đại - trực tràng - hậu môn tại phòng khám của Bệnh viện Bạch Mai. Kết
quả cho thấy: có 5.129 bệnh nhân mắc HCRKT, chiếm tỷ lệ 83,18% [39].
1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học hiện đại
1.2.1. Sơ lược về giải phẫu- sinh lý đại tràng
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hoá, bắt đầu từ tận cùng của hồi tràng
đổ vào manh tràng (van Bauhin) đến hậu môn có độ dài trung bình từ 1,4-
1,8m, như một chiếc khung hình chữ U ngược ôm lấy tiểu tràng từ trái qua
phải [14].
Đại tràng được chia ra hai đoạn có chức năng tiêu hoá rõ ràng [21].
Đoạn bên phải (đoạn gần) gồm có đại tràng lên và 1/3 bên phải của đại
tràng ngang, là phần cố định dính vào thành bụng sau có giới hạn từ van
Bauhin đến cơ vòng Cannon và Boehm.
Đoạn bên trái (đoạn xa) gồm có phần đại tràng ngang còn lại và toàn bé
đại tràng xuống.
Đại tràng sigma di động không đi thẳng mà tạo thành cuộn vòng đi từ
mào chậu trái tới đốt sống cùng III. Giữa đại tràng xuống và đại tràng sigma
có cơ vòng Moutier.

6

Trực tràng và hậu môn nằm trong tiểu khung, đoạn ống phình ra gọi là
bóng trực tràng. Đoạn cuối trực tràng là một ống hẹp ngắn 3- 4cm gọi là ống
hậu môn. Ở đoạn này có các cơ vòng và cơ hậu môn [7, 14].
Nhờ có các cơ vòng mà đoạn bên phải giữ thức ăn lại. Dưới tác động của
co bóp phân đoạn, các nhu động và phản nhu động tạo điều kiện cho sự tái
hấp thu được triệt để. Khi đến đoạn bên trái, hầu như mọi thành phần trong
thức ăn đã dược tiêu hoá, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa tiêu
hết sẽ được các vi khuẩn phân huỷ gây ra hiện tượng thối rữa và cuối cùng là
hình thành phân để xuống sigma tràng, từng đợt rơi vào trực tràng [21].
Các vận động ở đại tràng bao gồm co bóp phân đoạn và các sóng nhu
động giống như ở tiểu tràng:
- Co bóp phân đoạn giúp cho thức ăn được nhào trộn và tiếp xúc với niêm
mạc đại tràng để làm tăng hấp thu. Co bóp này xảy ra chậm, không đều, là sự co
thắt giúp cho thức ăn lưu lại trong đại tràng để tiêu hoá và hấp thu nước.
- Các sóng nhu động đẩy thức ăn về phía trực tràng. Nó theo tuần tự từ
trên xuống dưới, phụ thuộc vào: chất lượng thức ăn, yếu tố thần kinh và thể
dịch. Đại tràng phải nhu động yếu, càng sang trái nhu động càng mạnh lên để
tống phân xuống trực tràng. Đôi khi cũng có những sóng phản nhu động
nhưng yếu.
Ngoài ra, đại tràng còn có một loại co bóp đặc biệt là co bóp khối diễn ra
như sau: ở đoạn đại tràng ngang đang bị căng ra, mét co bóp vòng xuất hiện
làm chất phân ở đoạn ruột phía dưới bị Ðp lại thành khối. Co bóp mạnh dần
lên trong khoảng 30 giây rồi ruột giãn ra trong 2-3 phót và một co bóp khối
khác lại xuất hiện ở đoạn ruột xa hơn, chuỗi vận động này chỉ tồn tại trong
nửa giê, rồi nửa ngày hay một ngày sau lại xuất hiện. Khi những co bóp khối
đẩy khối phân vào trực tràng, gây cảm giác muốn đại tiện do sù co phản xạ
của trực tràng và giãn cơ thắt hậu môn [7].

7
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh hội chứng ruột kích thích

Cơ chế bệnh sinh của HCRKT khá phức tạp. Nghiên cứu về nguyên nhân
- cơ chế bệnh sinh của HCRKT hiện đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Gần đây, nhờ các kỹ thuật thăm dò trên thực nghiệm và lâm sàng, nhiều công
trình nghiên cứu đều cho rằng HCRKT có liên quan đến các cơ chế sau:
1.2.2.1. Rối loạn chức năng vận động ruột
Trước đây rối loạn vận động bất thường của đại tràng được coi là một
trong những cơ chế bệnh sinh cơ bản gây nên các triệu chứng của HCRKT.
Nhiều nghiên cứu sử dụng những bóng nhỏ để đo áp lực trong lòng ruột
từ trực tràng lên đến toàn bộ đại tràng sigma đã thấy có hiện tượng rối loạn
vận động của đại tràng. Khi xem xét về tính chất phân, ở bệnh nhân HCRKT
có tiêu chảy là chủ yếu thì rối loạn vận động ruột được xác định bởi sự tăng
mức độ vận động từng đoạn ruột lúc đang bị đau, còn những bệnh nhân
HCRKT có phân khô táo là chủ yếu thì được xác định bởi nhu động ruột
giảm, cơ vòng thắt lại [42]. Ngoài ra, hậu quả của stress, những bữa ăn giầu
chất béo và chất kích thích, những tác nhân kích thích khác cũng tác động tới
tính đáp ứng của ruột. Những triệu chứng lâm sàng phong phú ở người bị
HCRKT cho thấy có sự rối loạn vận động ở nhiều vị trí khác nhau của ống
tiêu hoá.
Hiện nay nhiều kết quả nghiên cứu về những dấu hiệu của nhu động đặc
hiệu ở bệnh nhân HCRKT và những hiểu biết về rối loạn vận động đã cho
rằng rối loạn vận động ruột chưa đủ để giải thích triệu chứng đau bụng của
bệnh nhân [47].
1.2.2.2. Rối loạn cảm giác nội tạng của ruột
Các nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của bệnh thường do nhiều cơ
chế bệnh sinh khác nhau gây nên. Trong đó, những điểm bất thường về rối
loạn cảm giác nội tạng có thể được dùng làm cơ sở để giải thích cho các triệu

8
chứng mạn tính như: đau bụng, thay đổi số lần đại tiện, đầy hơi chướng bụng.
Bệnh nhân bị HCRKT chủ yếu do sù thay đổi chức năng cảm giác nội tạng

của ruột; 50-70% bệnh nhân bị HCRKT có ngưỡng đau thấp hơn so với nhóm
chứng khoẻ mạnh khi có thay đổi áp lực và thể tích ở lòng ruột [55]. Hiện nay
qua nhiều nghiên cứu về cơ chế tăng mẫn cảm nội tạng, các tác giả cho rằng
có rất nhiều yếu tố (gen, viêm nhiễm, sự thay đổi nhu động ruột, sự tiếp xúc
với hoá chất độc, những kích thích cơ học tại chỗ lên thần kinh ruột, yếu tố
tâm lý…) đã làm biến đổi các thụ thể thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng của
các nơ-ron ở tuỷ sống và thần kinh trung ương đã tạo ra độ nhạy cảm lâu dài
đối với xung động cảm giác truyền từ nội tạng. Các nghiên cứu cũng gợi ý
HCRKT là do sự tăng nhạy cảm của thần kinh hướng tâm, bởi các kích thích
tác động vào các thụ cảm thể hoá học trên niêm mạc, các thụ thể cơ học của
cơ trơn và các thụ thể cảm giác ở mạc treo mà người bình thường không cảm
nhận được nhưng lại gây cảm giác đau cho bệnh nhân [17, 38, 12].
1.2.2.3. Mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh
Mét trong những chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu tham gia vào việc
điều tiết vận động của đại tràng là Serotonin (5-hydroxytryptamine:5-HT). 5-
HT được bài tiết dưới tác động của những xung kích thích ruột, nhưng chỉ tạo
ra hoạt tính sau khi kết hợp với thụ thể. Hoạt tính này gây co cơ trơn, qua đó
ảnh hưởng đến nhu động của ruột, kích thích bài tiết nước và điện giải vào
lòng ruột, thay đổi cảm nhận đau nội tạng. Trong cơ thể, 5-HT có tới trên 20
loại thụ thể đặc hiệu. Khoảng 5% 5-HT có ở hệ thần kinh trung ương, 95%
còn lại tập trung nhiều nhất ở trong ống tiêu hoá, trong các tế bào ưa chrome
của biểu mô niêm mạc ruột, nơ-ron thần kinh, tế bào cơ trơn, tế bào Mast. Đặc
biệt trong ống tiêu hóa chỉ có 2 loại thụ thể là 5-HT
3
và 5-HT
4
nằm chủ yếu
trên nơ-ron của hệ thần kinh ruột, có liên quan mật thiết tới sự vận động của
ống tiêu hóa, cảm giác đau bụng và sự bài tiết của ruột.


9
Theo các tác giả Bearcoft 1998 [43] , Sanger [53] và Maxton [50] cho
thấy: những trường hợp sau khi ăn, nồng độ 5-HT trong máu người bệnh tăng
cao hơn rõ rệt so với người bình thường sẽ dẫn đến phản ứng quá mẫn nội
tạng, đồng thời 5-HT cũng là chất chủ yếu gây đại tiện lỏng trên bệnh nhân
HCRKT. Còn những trường hợp nồng độ 5-HT giảm thì mức độ hưng phấn
của vỏ não giảm, thậm chí xuất hiện hiện tượng ức chế gây giảm nhu động ruột,
và xuất hiện táo bón. Để giảm cảm giác khó chịu có thể sử dụng các chất ức chế
chọn lọc 5-HT
3
tác dụng thần kinh cảm giác bên ngoài mà không ảnh hưởng đến
việc co bóp hay bài tiết ruột. Một số chất dẫn truyền thần kinh khác có thể có vai
trò quan trọng trong rối loạn chức năng dạ dày - ruột như: acetylcholin, chất P,
polypeptid hoạt hóa adenylat cyclase của tuyến yên, oxid nitric.
1.2.2.4. Yếu tố tâm lý
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong số những bệnh nhân bị HCRKT, có
khoảng 50-90% người có triệu chứng tâm lý bất thường như: lo âu, băn khoăn
lo lắng, hay quên, nóng nảy… [54]. Những triệu chứng này phản ánh trạng
thái tâm lý của bản thân người bệnh chứ không phản ánh ảnh hưởng của bệnh.
Những nghiên cứu trên cũng chứng tỏ các triệu chứng tâm lý có thể có vai trò
quan trọng trong việc bệnh nhân quyết định đi khám bệnh. Căng thẳng tâm lý
thường gây trầm trọng các triệu chứng hoặc tái phát các triệu chứng lâm sàng
đã ổn định. Có lẽ yếu tố tâm lý không gây HCRKT nhưng chúng ảnh hưởng
đến cách đáp ứng của bệnh nhân đối với tình trạng bệnh của họ, hay nói cách
khác nó là hậu quả của tình trạng bệnh lý kéo dài này. Do hiểu biết không đầy
đủ và lại quá lo lắng về bệnh, nên người bệnh đã thường xuyên tìm đến thầy
thuốc. Mặc dù vậy, bất thường về tâm lý không phải là yếu tố gây bệnh nhưng
là một mắt xích trong vòng xoắn cơ chế bệnh sinh của HCRKT thông qua hệ
thống thần kinh thực vật và trục não ruột. Vì những bệnh nhân bị các bệnh


10
tiêu hoá mạn tính khác nhiều khi cũng có bất thường về tâm lý và những
người có triệu chứng HCRKT mà không đến khám bác sĩ thì tâm lý không có
gì khác biệt so với những người khoẻ mạnh [38].
1.2.2.5. Liên quan đến hiện tượng nhiễm khuẩn và viêm
Gnee và cộng sự đã nhận thấy, các yếu tố nguy cơ làm phát triển HCRKT
sau viêm dạ dày ruột nhiễm khuẩn, gồm giới tính nữ và sự hiện diện của các
yếu tố tâm lý (bao gồm một stress quan trọng trong cuộc sống vào thời điểm
có nhiễm trùng và rối loạn thực thể hóa). Chính vì vậy, mà một sè bệnh nhân
HCRKT có khởi phát bằng một bệnh viêm dạ dày ruột nhiễm trùng; một số
bệnh nhân HCRKT khác trong tiền sử đã có viêm ruột nhiễm khuẩn, nhiễm
Helicobacter pylori mạn [36]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có hiện
tượng tăng tế bào Mast ở trực tràng hậu môn ở bệnh nhân viêm nhiễm thông
thường. Phản ứng của hệ thống miễn dịch tại chỗ cũng làm thay đổi quá trình
nhu động và bài tiết hấp thu của ruột, rất khó xác lập mối quan hệ giữa sự có
mặt các tế bào này và những tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT. Như vậy, có lẽ
yếu tố viêm nhiễm chỉ đóng vai trò khởi động trong giai đoạn đầu, nghĩa là
chỉ tìm thấy yếu tố viêm ở giai đoạn đầu của HCRKT [62].
1.2.2.6. Không dung nạp thức ăn
Chế độ ăn có thể tác động lên tính hoạt động của thành ruột. Ăn Ýt chất
xơ gây sự chuyển vận chậm và lượng phân Ýt. Ngược lại, ăn nhiều chất xơ tạo
chuyển vận nhanh hơn và lượng phân nhiều hơn [21]. Ở bệnh nhân HCRKT
có sự tăng mẫn cảm với một số thức ăn dẫn đến đi lỏng hoặc táo bón, và chế
độ ăn kiêng có vai trò quan trọng trong việc điều trị dự phòng HCRKT nhất là
thể lỏng vì các triệu chứng được cải thiện khi bệnh nhân biết điều chỉnh chế
độ ăn của mình.
1.2.2.7. Rối loạn điều hoà trục não – ruột

11
Những thông tin từ đại tràng được chuyển về thần kinh trung ương để xử

lý, trong đó các trung tâm dưới vỏ có vai trò quan trọng nhất. Hệ thống thần
kinh của đại tràng có công năng chủ động ức chế vận động của đại tràng, tham
gia điều tiết sự vận chuyển, bài tiết, hấp thu và tuần hoàn của đường tiêu hoá.
Đau bụng hoặc biến đổi nhu động và thãi quen của ruột có thể do rối loạn điều
hoà hoạt động ở một hay nhiều vị trí trong đường truyền thông tin hai chiều
giữa hệ thần kinh ruột (hệ tiêu hoá) và hệ thần kinh trung ương (não – tủy
sống) [57]. Trong não có một chất quan trọng liên quan đến cơ chế sinh bệnh
của HCRKT, đó là 5-HT. Đây là một trong những chất chủ yếu dẫn truyền
thần kinh tham gia điều tiết vận động đường ruột. Ở những bệnh nhân
HCRKT thể táo, hàm lượng 5-HT trong não giảm, đồng thời cũng giảm mức
độ hưng phấn trong vỏ não. Ngược lại, ở bệnh nhân HCRKT thể lỏng, do 5-
HT tăng nên có hiện tượng hưng phấn. Nhiều chất bao gồm cả 5-HT có thể
tham gia dẫn truyền cảm giác đau và điều chỉnh tâm trạng, hành vi. Kết quả
nghiên cứu gần đây cho thấy, sự thay đổi trong việc truyền đạt thông tin miễn
dịch và thần kinh nội tiết tại ruột tới thần kinh trung ương có thể khởi động
một loạt hiện tượng làm tăng những thay đổi quá mẫn mãn tính trong nội tạng
và các cơ chế trung ương kiểm soát đau, là bằng chứng về rối loạn điều hòa
trục não - ruột [50]. Vai trò của hệ thần kinh thực vật cũng rất quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh HCRKT. Những yếu tố căng thẳng về tâm lý thường
thấy trên bệnh nhân HCRKT thể táo (do thần kinh giao cảm bị kích thích),
biểu hiện thần kinh phó giao cảm bị kích thích thường thấy trên bệnh nhân
HCRKT thể lỏng; Như vậy, mất thăng bằng thần kinh thực vật tại chỗ có liên
quan đến cơ chế bệnh sinh của HCRKT [21, 59].
1.2.3. Triệu chứng HCRKT
1.2.3.1. Triệu chứng cơ năng
* Các triệu chứng về tiêu hoá

12
+ Đau bụng: Là triệu chứng thường gặp [13].
-Vị trí đau: lan toả hoặc khu trú, thường gặp ở hố chậu trái và vùng rốn

-Tính chất đau: mãn tính, âm ỉ, dai dẳng, từng đợt tái đi tái lại. Đau
không có chu kỳ nhưng dễ tăng lên khi thần kinh bị căng thẳng, sau ăn hoặc
ăn thức ăn lạ không hợp với người bệnh (cua, cá, ốc, sữa, mỡ, dưa muối…).
Đau giảm khi trung tiện, đại tiện hoặc nghỉ ngơi thoải mái. Đau đôi khi chỉ có
cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu [20, 33, 54].
+ Rối loạn đại tiện: Bệnh nhân có thể đại tiện phân lỏng, táo hoặc đi lỏng xen
kẽ với từng đợt táo bón
- Phân lỏng: có tính chất mãn tính, thường xảy ra đột ngột từng đợt, mỗi
đợt kéo dài 5-7 ngày, mỗi năm có nhiều đợt. Đi ngoài nhiều lần trong ngày
(>3lần), có thể có nhầy nhưng không có máu, lượng phân mỗi lần đi thường
Ýt nhưng tổng lượng phân trong ngày thì bình thường (không quá 200g).
Triệu chứng này hay gặp hơn cả, thường xảy ra vào sáng ngủ dậy tiếp theo là
sau ăn sáng có kèm theo đau bụng, hoặc sau ăn các thức ăn như: cá, cua, ốc,
mỡ, sữa…và khi thần kinh bị căng thẳng [22, 25, 47].
- Táo bón: Trên 3 ngày mới đại tiện một lần, phân cứng, khuôn nhỏ, có
khi lổn nhổn giống phân dê kèm theo chất nhầy bọc ngoài phân. Bệnh nhân
thường kèm theo đau bụng, thời gian đại tiện lâu và có cảm giác đi không hÕt
phân sau đại tiện [16, 9, 28].
- Táo, lỏng xen kẽ: Bệnh nhân có từng đợt đi ngoài phân khô tiếp nối
với từng đợt phân lỏng nhão và cũng thường kèm theo đau bông [34].
+ Chướng bụng đầy hơi: Chướng bụng nhiều sau khi ăn, người bệnh thấy đầy
tức ở bụng dưới hoặc dọc theo khung đại tràng, khi ợ hơi hoặc trung tiện được
thì dễ chịu, và thường kèm theo sôi bụng [17].
* Các triệu chứng ngoài tiêu hoá

13
- Rối loạn thần kinh thực vật: Khi thay đổi thời tiết người bệnh thường
hay đau đầu, ra mồ hôi chân tay, dễ hồi hộp.
- Các biểu hiện về tâm lý: Người bệnh có trạng thái thần kinh không ổn
định, dễ xúc cảm, hay lo lắng mất ngủ, trí nhớ kém, run tay, mệt mỏi.

- Các rối loạn về tiết niệu và sinh dục: Có số lần đi tiểu nhiều, có cảm
giác tức bàng quang, ở nữ có đau bụng kinh, đau khi giao hợp [20, 22].
Mặc dù các triệu chứng cơ năng trên diễn biến kéo dài nhưng thể trạng
của người bệnh vẫn bình thường, không sút cân. Do tính chất mãn tính và hay
tái phát nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
1.2.3.2. Triệu chứng thực thể [20, 34, 36]
- Toàn thân: Bệnh nhân có thể trạng chung tương đối bình thường mặc
dù bệnh mãn tính kéo dài nhiều năm.
- Khám bụng: Có thể thấy hiện tượng co thắt của đại tràng nhưng dễ
thay đổi vị trí, thường bộc lé dấu hiệu nhạy cảm đau ở phần tư bụng dưới trái
bên trên một khối đại tràng sigma sê được.
- Thăm trực tràng: Có thể có phản xạ co thắt.
1.2.3.3. Cận lâm sàng
- Nội soi đại tràng: Niêm mạc ruột có tăng tiết nhầy, tăng co thắt hoặc
giảm nhu động, có thể có xung huyết nhẹ và không có hiện tượng tổn thương
bệnh lý.
- X quang khung đại tràng: Không có hình ảnh bệnh lý. Thường thấy
hình ảnh rối loạn nhu động co bóp ở đại tràng như tăng vận động ngấn ngang
sâu, co thắt hình ống, giảm vận động, ( hình chồng đĩa, hình thẳng đuỗn).
- Xét nghiệm huyết học, hoá sinh: Không có biểu hiện bệnh lý.
- Xét nghiệm phân: Soi phân không có ký sinh trùng amip, không có
máu. Cấy phân không có vi khuẩn gây bệnh, nấm.

14
- Xét nghiệm mô bệnh học (sinh thiết niêm mạc đại – trực tràng):
Không có dấu hiệu bệnh lý nh- viêm, loét, khối u, polip.
1.2.4. Chẩn đoán
*Lâm sàng
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã rót ra được những biểu hiện khác nhau có
ý nghĩa về triệu chứng lâm sàng giữa HCRKT với các bệnh ruột có tổn thương

thực thể, giúp việc chẩn đoán HCRKT được nhanh chóng và dễ dàng [48].
Tháng 9/ 1999, tại hội nghị tiêu hoá quốc tế tổ chức ở Rome, các nhà tiêu
hoá đã đưa bảng tiêu chuẩn chính mới để chẩn đoán HCRKT, đó là tiêu
chuẩn Rome II [12], [33], [46].
+ Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu vùng bụng xảy ra Ýt nhất 12 tuần( không
nhất thiết phải liên tục) trong vòng 12 tháng qua, đồng thời phối hợp 2 trong 3
đặc điểm:
- Giảm sau khi đi đại tiện.
- Thay đổi số lần đại tiện.
- Thay đổi hình dạng phân.
+ Triệu chứng giúp thêm cho chẩn đoán:
- Bất thường số lần đại tiện( >3 lần / ngày hoặc <3 lần / tuần).
- Thay đổi hình dạng khối phân( phân lổn nhổn, cứng hay nhão hoặc
lỏng).
- Rối loạn về cảm giác đại tiện: mót rặn, đại tiện gấp, cảm giác đại tiện
không hết phân.
+ Phân có nhầy.
+ Bông chướng hơi hoặc đầy bụng.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả BN có triệu chứng liên tục hoặc
BN có triệu chứng tái đi tái lại từng đợt đã được nhiều nước sử dụng để
nghiên cứu

15
Năm 2005, tiêu chuẩn Rome III được công bè [47] bao gồm:
+ Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu vùng bụng Ýt nhất 3 ngày trong 1 tháng,
trong 3 tháng gần nhất, kèm theo có Ýt nhất 2 trong 3 đặc điểm sau:
- Dễ chịu sau đại tiện.
- Thay đổi số lần đi đại tiện.
- Thay đổi hình dạng của phân.
Và không phát hiện triệu chứng bệnh thực thể.

+ Các triệu chứng trên xảy ra trong 3 tháng gần đây cùng với những triệu
chứng đầu tiên khởi phát 6 tháng trước khi chẩn đoán bệnh.
+ Theo dõi lâm sàng về tần xuất đau và khó chịu ở bụng Ýt nhất 2 ngày/ tuần
là tiêu chuẩn quan trọng.
Theo các chuyên gia về tiêu hóa, tiêu chuẩn Rome III dễ áp dụng hơn
trong thực tế lâm sàng. Cho nên, khi tiến hành nghiên cứu về lâm sàng của
HCRKT, đã áp dụng tiêu chuẩn Rome III .
* Cận lâm sàng: Không có xét nghiệm nào đặc hiệu cho HCRKT, cho nên khi
chẩn đoán thường phải kết hợp triệu chứng lâm sàng với các xét nghiệm khác
để loại trừ những bệnh có tổn thương thực thể [34], [36].
- Xét nghiệm máu: Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức
bạch cầu, tốc độ máu lắng để phát hiện trường hợp thiếu máu và viêm nhiễm.
- Xét nghiệm phân: Tìm máu Èn, tìm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
trong phân để loại trừ bệnh viêm đại tràng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Nội soi đại tràng : Để loại trừ các bệnh như Políp; viêm, loét đại
tràng; ung thư.
- Sinh thiết niêm mạc đại tràng để xét nghiệm mô bệnh học: Để loại trừ
viêm đại tràng vi thể (như viêm đại tràng Lympho và viêm đại tràng
Collagen).
1.2.5. Điều trị hội chứng ruột kích thích.

16
1.2.5.1. Nguyên tắc điều trị [37].
* Chủ yếu là điều trị triệu chứng vì: trong hầu hết các trường hợp, không điều
trị khỏi bệnh do chưa có loại thuốc nào đem lại lợi Ých nổi bật cho HCRKT
và chưa có một phương thức điều trị cụ thể nào có hiệu quả cho tất cả bệnh
nhân HCRKT.
* Không dùng thuốc kháng sinh trừ trường hợp bội nhiễm.
* Coi trọng các liệu pháp không dùng thuốc.


1.2.5.2. Mục tiêu điều trị [37].
- Giảm các triệu chứng đặc trưng nổi bật.
- Cải thiện tốt hơn về chất lượng cuộc sống .
1.2.5.3. Các liệu pháp không dùng thuốc.
* Chế độ ăn uống: Rất quan trọng, nên hướng dẫn bệnh nhân tránh những
thức ăn không thích hợp. Nếu thấy thức ăn gây đau bụng, ỉa lỏng thì không ăn
hoặc ăn lượng Ýt trong giới hạn có thể chịu được và thay thế bằng những thức
ăn cùng loại nhưng thích hợp với bản thân [32, 37]. Cụ thể nên kiêng hoặc hạn
chế những thức ăn có tính kích thích mạnh (ớt, hạt tiêu, cà phê, rượu…); thực
phẩm có nhiều chất béo; sữa; thực phẩm khó tiêu hoặc sinh hơi (đậu, hạt, bắp
cải, sầu riêng, nước uống có ga…); những chất tanh (tôm, cua, cá…). Tuy
nhiên không phải bệnh nhân nào cũng mẫn cảm với tất cả các loại thức ăn trên,
vì vậy không nên ăn kiêng quá khắt khe sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.
- Bổ sung chất xơ: nên dùng chất xơ kéo dài cho bệnh nhân HCRKT có
táo bón, chỉ định dùng Ýt nhất 12g/ngày vì chất xơ có tác dụng giữ nước, tăng
khối lượng phân và tăng quá trình lên men [9].
* Chế độ luyện tập [9, 22, 32]: Phải thường xuyên, kiên trì và công phu.
- Luyện đại tiện ngày một lần vào giê nhất định, tốt nhất vào buổi sáng.
- Massage bụng hàng ngày.

17
- Luyện tập dưỡng sinh, tập thể dục, ngồi thiền để tăng cường sức khoẻ
và thư giãn thần kinh.
* Liệu pháp tâm lý.
Yếu tố tâm lý có tác động ảnh hưởng đến HCRKT.
- Cần giải thích cho bệnh nhân hiểu được thực chất căn bệnh tuy kéo
dài, hay tái phát nhưng không nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng để
giúp họ được yên lòng. Từ đó điều chỉnh lại hành vi khi bệnh nhân tự cho
mình bị bệnh nặng, trường hợp này cần kết hợp với thư giãn.
- Thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa thầy thuốc và bệnh nhân thông

qua thăm khám cũng như cử chỉ và thái độ thân thiện khi cho đơn thuốc.
1.2.5.4. Điều trị bằng thuốc.
* Thuốc giảm đau, chống co thắt.
- Atropin và Scopolamin là thuốc kháng Cholinergic có tác dụng giảm
nhu động ruột khi bị co thắt và tăng nhu động.
- Mebeverine (Duspatalin) là thuốc chống co thắt hướng cơ trơn có tác
dụng chọn lọc qua hệ thống thần kinh thực vật trên sợi cơ trơn của hệ tiêu hoá
không thông qua chất trung gian hoá học. Thuốc được sử dụng phổ biến trong
điều trị HCRKT vì chống co thắt cơ nhưng không làm giảm trương lực cơ, có tác
dụng điều hoà vận động của ruột và điều hoà sự tăng nhạy cảm của ruột [3].
- Trimebutin (Debridat): Điều hoà chức năng vận động đường tiêu hoá
bằng cách kích thích các thụ thể enkephalinergic ở ruột khi có rối loạn nhu
động [3].
* Thuốc chống tiêu chảy.
- Thuốc kháng cảm thụ thể 5-HT
3
: thường dùng alosetron điều trị
HCRKT có đau và tiêu chảy nặng chiếm ưu thế ở nữ giới, mà không có đáp
ứng đối với các liệu pháp thông thường. Thuốc có tác dụng tương đối chọn lọc

18
và mạnh, làm chậm vận chuyển của ruột do làm giảm tính kích thích của ruột
ở bệnh nhân HCRKT [36, 51].
- Loperamide (Imodium) có tác dụng điều trị tiêu chảy nhưng không có
tác dụng giảm đau, tăng sức chịu đựng của bệnh nhân bằng cách tăng trương
lực hậu môn lúc nghỉ [3].
- Ngoài ra có thể dùng Smecta, Actapulgite cũng có tác dụng cầm tiêu chảy.
* Thuốc chống táo bón
- Thuốc nhuận tràng như: Duphalac, Movicol, Folax có tác dụng kích
thích niêm mạc, làm tăng thể tích và gây mềm phân [3].

- Thuốc đồng vận 5-HT
4
: Tegaserod cã tác dụng kích thích bài tiết Cl


và nước làm giảm táo bón, tăng nhu động ruột, ức chế dẫn truyền thần kinh
hướng tâm ở ruột làm giảm cảm giác đau bụng, điều hoà nhu động ruột làm
giảm chướng bụng. Vì Tegaserod khi gắn vào thụ thể 5-HT
4
sẽ bắt chước tác
dụng của Serotonin [45]. Tuy nhiên tegaserod đã bị đình chỉ lưu hành trên thị
trường tháng 3/2007, khi một phân tích các dữ liệu từ các thử nghiệm lâm
sàng xác định có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê số các biến cố tim mạch do
thiếu máu cục bộ (nhồi máu cơ tim, đột quị và đau thắt ngực không ổn định).
Tất cả các biến cố đều xảy ra trên bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, có các
yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc cả hai (Pasricha PJ, 2007). Vào tháng 7/2007
cơ quan FDA chấp thuận một chương trình thăm dò thuốc mới đối với
tegaserod giới hạn ở phụ nữ trẻ < 55 tuổi bị HCRKT mà táo bón là triệu
chứng chủ yếu (hoặc táo bón mãn tính) và không có bệnh tim mạch từ trước
[36].
1.3. Hội chứng ruột kích thích theo quan niệm y học cổ truyền
Trong YHCT các biểu hiện lâm sàng của HCRKT thuộc phạm vi các
chứng “phúc thống”, “tiết tả”, “táo kết”. Quan niệm hiện nay của YHCT cho

19
rằng HCRKT thuộc hội chứng trường đạo dễ kích thích do sự rối loạn chức
năng sinh lý của trường đạo với các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: phóc
thống, phóc chướng, phóc tả, khác hẳn với bệnh lý viêm thực thể ở đường ruột
mà YHCT có tên gọi là chứng “lỵ tật”. Bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm
bệnh rối loạn chức năng sinh lý của các tạng [68].

1.3.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của HCRKT theo quan niệm HCT
Theo quan niệm YHCT, bệnh cửu tả phát sinh do các nguyên nhân sau
[4, 5, 6, 8, 10, 40, 68].

1.3.1.1. Do nội nhân (thất tình)
Khi tình chí bị thất thường sẽ dẫn đến công năng của các tạng phủ bị rối loạn
hoặc hư tổn, trong đó bệnh có liên quan chặt chẽ đến các tạng Can, Tỳ, Thận.
Nếu giận dữ tổn hại đến Can, Can chủ sơ tiết sẽ mất chức năng điều đạt,
khí trệ không thông, thậm chí gây huyết ứ, mạch lạc bế tắc trở trệ dẫn đến đau
bụng (Phóc thống). Can khí uất kết, hoành nghịch thừa Tỳ phạm Vị làm Tỳ Vị
sinh rối loạn, hư yếu, công năng vận hoá của Tỳ bị suy giảm (Tỳ chủ vận
hoá), Tỳ khí chủ thăng, nay không thăng được, giáng xuống gây nên tiết tả.
Sách “Y học chuẩn thằng” của Trương Tam Tích có viết: “giận dữ hại can, tà
của méc khắc thổ đều sinh ra ỉa chảy”. Trương Cảnh Nhạc có viÕt: “phàm vì
giận dữ mà sinh ra tiết tả, là vì trong giận dữ có kiêm cả thương thực làm tổn
thương đến Tỳ Vị”.
Nếu lo lắng, suy nghĩ, buồn phiền nhiều thì tổn thương đến Tỳ, nhất là
trên những người vốn Tỳ hư yếu khiến vận hoá của Tỳ càng kém đi do Can
khí lấn Tỳ (Can uất, Tỳ hư), khí cơ không thông gây nên đau bụng, rối loạn
đại tiện. Đau là do Can, tiết tả là do Tỳ. Triệu chứng của bệnh là do Tỳ Vị
nhưng gốc bệnh ở Can. Can méc khắc Tỳ thổ làm Tỳ mất kiện vận mà gây

20
nên tiết tả, khí cơ không điều hòa gây ra đau bụng. Nếu thực thì triệu chứng
bệnh ở Dương minh Vị, hư thì triệu chứng bệnh ở Thái âm Tỳ, dương bệnh thì
thuộc phủ (Vị trường), âm bệnh thì thuộc tạng (Tỳ Thận).
Ngoài ra, Can uất mất điều đạt làm khí cơ ngưng trệ (hoá nhiệt) không có
khả năng truyền tống dẫn đến bụng chướng, đại tràng bí kết. Mặt khác Tỳ hư
huyết thiếu, không có khả năng làm đại tràng nhuận hạ mà gây ra tiện bí.
1.3.1.2. Bất nội ngoại nhân (yếu tố ăn uống)

Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ béo, ngọt, cay, nóng, vị trường tích
nhiệt làm tổn thương đến tân dịch, đại tràng mất nhu nhuận, không thông hoá
táo gây tiện bí, bụng đầy chướng. Hoặc ăn nhiều đồ đắng, sống, lạnh, gây trở
ngại cho chức năng vận hoá của Tỳ, thức ăn bị đình trệ mà dẫn đến bệnh.
Sách “Cảnh nhạc toàn thư” đã viết: “Ăn không điều độ, ở không thích
nghi, Tỳ vị bị tổn thương, thủy biến thành thấp, thực biến thành trệ, tinh hoa
không chuyển hoá được mà dẫn đến tiết tả”.
Sách “Đan khê tâm pháp” viết: “Đi tả do Èm thực là vì ăn uống quá
nhiều, thương tổn đến Tỳ khí rồi thành ra tiết tả”.
1.3.1.3. Do ngoại nhân (lục dâm)
Sách Nội kinh thường nói : “không có thấp, không thành tả”. Hàn thấp tà
từ biểu vào lý, xâm phạm vào và gây tổn hại đến Tỳ Vị dẫn đến chức năng
thăng giáng của Tỳ Vị mất điều hoà, thanh trọc không phân, khí trệ không
thông gây đau bụng, đại tiện lỏng nát.
Các yếu tố trên đều làm vận hoá của Tỳ bị rối loạn mà gây ra bệnh, nếu
bệnh diễn biến lâu ngày sẽ làm tổn thương thận dương dẫn đến Tỳ Thận
dương hư.
1.3.2. Các thể lâm sàng của HCRKT [4, 8, 68, 70]
1.3.2.1. Thể Tỳ Thận dương hư

21
* Chứng trạng: Thường có ngò canh tả tức là (trước khi rạng sáng vào canh 5
xuất hiện đau quặn vùng rốn, sôi bụng rồi đại tiện lỏng), sau đại tiện thì giảm
đau, kèm theo mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh; chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi
trắng mỏng; mạch trầm tế.
* Phép chữa: Ôn Thận Tỳ dương, chỉ tả.
* Phương thuốc: Tứ thần hoàn (Nội khoa trích yếu):
Phá cố chỉ 12g Nhục đậu khấu 6g Ngô thù du 3g
Ngò vị tử 6g Sinh khương 12g Đại táo 12g
* Giải thích: Trong phương trọng dụng phá cố chỉ là quân dược, có tác dụng

bổ mệnh môn hỏa; thần dược lấy ngô thù du để giúp ôn trung tán hàn; nhục
đậu khấu: ôn trung sáp trường, quân thần tương hợp; ngò vị tử: sáp trường cố
sáp; sinh khương, đại táo: điều hoà Tỳ Vị là tá sứ. Tác dụng chÝnh của
phương này là ôn bổ Tỳ Thận, sáp trường chỉ tả, nhưng lấy bổ Thận làm chủ.
1.3.2.2. Thể Tỳ khí hư nhược
* Chứng trạng: Ăn kém, đại tiện nhiều lần, phân lỏng nát hoặc phân sống,
bụng đầy khó chịu, sắc mặt vàng úa, người mệt mỏi vô lực; lưỡi nhợt, rêu
trắng; mạch tế nhược.
* Phép chữa: Ých khí kiện Tỳ, thảm thấp chỉ tả.
* Phương thuốc: Sâm linh bạch truật tán (Thái bình huệ dân hoà tễ cục
phương):
Đẳng sâm 20g Hoàng kỳ 15g Bạch truật 15g Bạch linh 15g
Sa nhân 6g Trần bì 6g Cát cánh 6g Biển đậu 20g
Liên nhục 15g Ý dĩ 30g Hoắc hương 12g Cam thảo 6g
* Giải thích: Trong phương dùng đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo,
hoàng kỳ để kiện Tú, Ých khí, làm quân dược; phối hợp với biển đậu, ý dĩ để
trừ thấp; liên nhục giúp bạch truật kiện Tú; gia thêm sa nhân, trần bì, hoắc

22
hương là các vị tân ôn, phương hương, tỉnh Tỳ, điều hòa khí cơ trên dưới; cát
cánh: khai tuyên phế khí, giúp cho phân bố khí đi nuôi dưỡng toàn thân.
1.3.2.3. Thể khí trệ
* Chứng trạng: Tính tình hay cáu gắt, đại tiện bí kết, muốn đi ngoài nhưng
không đi được, bụng chướng đau; rêu lưỡi trắng; mạch huyền.
* Phép chữa: Thuận khí hành trệ.
* Phương thuốc: Lục ma thang (Thế y đắc hiệu phương) gia vị:
Trầm hương 9g Ô dược 12g Chỉ thực 20g
Binh lang 12g Uất kim 12g Đại hoàng 6g
Méc hương 12g Hậu phác 9g Phục linh 12g
* Giải thích: Chọn dùng trầm hương, binh lang để giáng khí, hạ khí. Méc

hương, ô dược, uất kim để lý khí , khai uất , chỉ thống. Hậu phác: tuyên thông
uất khí. Chỉ thực: tăng cường công năng hạ khí. Đại hoàng: thông tiện đạo trệ.
Phục linh: kiện Tỳ. Các vị hợp dùng để điều lý Tỳ Vị, thuận khí đạo trệ.
1.3.2.4. Thể Can khí thừa Tú (Can thực Tú hư)
* Chứng trạng: Khi tính khí căng thẳng, dễ đau lan ra hai bên mạng sườn, đầy
bông, chướng hơi, đại tiện lúc táo lúc lỏng, phân có nhầy; hay cáu gắt, Ýt ngủ;
chất lưỡi đỏ hồng, rêu lưỡi trắng hoặc vàng; mạch huyền.
* Phép chữa: Phù Tỳ ức Can.
* Phương thuốc: Thống tả yếu phương (Cảnh Nhạc toàn thư) .
Đây là bài thuốc nghiên cứu của chúng tôi. Theo một số sách và một số quan
điểm, bài này có thể gia vị và liều lượng cũng có thể thay đổi tùy theo yêu cầu
bào chế hoặc tùy theo chứng trạng cụ thể trên từng bệnh nhân. Tuy vậy, bài
thuốc vẫn giữ một tỷ lệ nhất định giữa các vị thuốc.
1.3.3. Bài thuốc nghiên cứu [1, 2, 11, 19, 35].

23
Bài thuốc TTYP gồm các vị: Bạch truật, Bạch thược, Trần bì, Phòng
phong, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn và thuốc tán. Theo ghi
chép của một số tài liệu thì bài thuốc có 2 xuất xứ, mét ở trong “Cảnh nhạc
toàn thư”, hai là “Đan khê tâm pháp”. Ví dụ như trong cuốn “Trung Quốc
danh phương toàn tập” [35] và cuốn 35 của tập “Cổ kim y thống”, hay trong
cuốn “Tuyển tập phương thuốc Trung y nổi tiếng các triều đại” [67] thì bài
TTYP xuất xứ từ “Cảnh nhạc toàn thư” có từ đời Minh, còn có tên là Bạch
truật thược dược tán. Liều lượng gia giảm tuỳ theo nhưng vẫn tuân thủ theo tỷ
lệ: Bạch truật 3 phần, Bạch thược 2 phần, Trần bì 1,5 phần, Phòng phong 2
phần. Còn trong “Đan khê tâm pháp”, cuốn 2 có ghi : “Trị Can vượng Tỳ hư,
bụng kêu óc ách, tiết tả, đau bụng, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch hai quan không
đều - huyền sác. Bài TTYP cã tác dụng bổ Tỳ tả Can khứ thấp chỉ tả. Các vị
thuốc theo tỷ lệ: Bạch truật 3 phần (90g), Bạch thược 2 phần (60g), Trần bì 1,5
phần (45g), Phòng phong 1 phần (30g). Khi dùng thuốc sắc theo tỷ lệ bài trên mà

gia giảm”. Hoặc trong cuốn “Giản minh phương tễ từ điển” của nhà xuất bản
khoa học Thượng hải [66] cũng nói đến bài TTYP có ở trong “Đan khê tâm
pháp” với liều Bạch truật 3 lượng (12g), Bạch thược 2 lượng (8g), Trần bì 1
lượng rưỡi (6g), phòng phong 1 lượng (4g), sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Chóng tôi đã chọn liều lượng này của bài thuốc trong đề tài nghiên cứu.
Theo sách phương tễ học (Nhà xuất bản trung y dược Trung Quốc,
2003:87) và sách phương tễ học (Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Quý Châu-
Trung Quốc, 1992:117) đã phân tích: HCRKT do Tỳ hư, Can méc khắc Tỳ thổ
dẫn tới Tỳ vận hoá thất thường mà gây ra bệnh nên dùng bài thuốc “Thống tả
yếu phương” với thành phần như trên ngày uống 01 thang, uống 02 lần/ngày
hoặc làm viên hoàn uống có tác dụng bổ Tỳ nhu Can, tiêu thấp chỉ tả.

24
Gần đây, một số tác giả nh-: Trương Địch [63], Chuyện Quân, Hạ
Hoằng Cúc [69] dùng “Thống tả yếu phương” hợp “Tứ thần hoàn” điều trị
những thể bệnh phối hợp có hiệu quả tốt. Tỷ lệ khỏi đạt > 60%, đỡ > 20%.
Trong bài thuốc:
+ Bạch truật (Thân rễ to hay còn gọi là củ)
- Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis Macrocephalae là thân rễ phơi hay sấy
khô của cây Bạch truật (Atractylodes Macrocephala Koidz). Họ Cóc
(Asteraceae)



Ảnh 1.1: Hình ảnh cây và vị thuốc Bạch truật
- Thành phần hoá học: có tinh dầu 1,4% (chủ yếu là Atractylola và
Atractylon), có vitamin A.
- Tính vị qui kinh: vị ngọt, đắng, tính ôn. Vào 2 kinh Tỳ và vị.
- Tác dụng: Ých khí kiện Tú, táo thấp lợi niệu, hoà trung an thai, cố biểu chỉ
hãn.

- Chủ trị: Tẩm hoàng thổ sao; trị Tỳ hư, bông chướng đau, phân lỏng
hoặc nát, an thai. Tẩm mật sao; bổ Tỳ, nhuận Phế, đàm Èm thuỷ thòng. Sao
cháy; cầm huyết, Êm trung tiêu.

25
- Liều dùng: 06 – 12g/ngày.
+ Bạch thược (Rễ)
- Tên khoa học: Radix paeoniae Lactiflorae, là rễ của cây Thược dược
(Paeonia lactiflora Pall). Họ Mao Lương (Ranunculaceae) đã bỏ vỏ và phơi
hay sấy khô.



Ảnh 1.2: Hình ảnh cây và vị thuốc Bạch thược
- Thành phần hoá học: có axit Benzoic (tỷ lệ khoảng 1,07%), chất chát,
tinh bét, canxi oxalate, đường, Paeonon và Paeonon axetat.
- Tính vị qui kinh: vị hơi đắng, chát, chua, hơi hàn vào 3 kinh: Tỳ, Phế và
Can.
- Tác dụng: nhu Can chỉ thống, dưỡng huyết liễm âm, lợi tiểu tiện.
- Chủ trị: Đau vùng ngực sườn, mồ hôi trém, âm hư phát sốt, đau bụng tả
lỵ, tự hãn, tứ chi co rót, kinh nguyệt bất điÒu băng lậu, thai nhiệt, tiểu tiện bất
lợi.
- Liều dùng: 06-12g/ngày.
+ Trần bì (Vỏ quít)

×