Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy đại học y dược huế khám sức khoẻ nhập học 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.92 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
B/ PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................9
I/ Sức khỏe và đặc điểm sức khỏe.....................................................................................9
1/ Định nghĩa sức khoẻ.......................................................................................................9
1.1/Các định nghĩa về sức khỏe đã có trên thế giới............................................................9
1.3/ Bệnh tật ................................................................................................................. 12
1.3.1/ Khái niệm.........................................................................................................12
1.5/ Đặc điểm sức khỏe của sinh viên...........................................................................16
1.5.1/ Định nghĩa ......................................................................................................16
1.5.2/ Biểu hiện .........................................................................................................16
1.5.3/ Vai trò của sức khỏe với sinh viên...................................................................22


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
B/ PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................9
I/ Sức khỏe và đặc điểm sức khỏe.....................................................................................9
1/ Định nghĩa sức khoẻ.......................................................................................................9
1.1/Các định nghĩa về sức khỏe đã có trên thế giới............................................................9
1.3/ Bệnh tật ................................................................................................................. 12
1.3.1/ Khái niệm.........................................................................................................12
1.5/ Đặc điểm sức khỏe của sinh viên...........................................................................16
1.5.1/ Định nghĩa ......................................................................................................16
1.5.2/ Biểu hiện .........................................................................................................16
1.5.3/ Vai trò của sức khỏe với sinh viên...................................................................22

B/ PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................9
I/ Sức khỏe và đặc điểm sức khỏe.....................................................................................9
1/ Định nghĩa sức khoẻ.......................................................................................................9


1.1/Các định nghĩa về sức khỏe đã có trên thế giới............................................................9
1.3/ Bệnh tật ................................................................................................................. 12
1.3.1/ Khái niệm.........................................................................................................12
1.5/ Đặc điểm sức khỏe của sinh viên...........................................................................16
1.5.1/ Định nghĩa ......................................................................................................16
1.5.2/ Biểu hiện .........................................................................................................16
1.5.3/ Vai trò của sức khỏe với sinh viên...................................................................22


3

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tổng quan đề tài:
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe của sinh viên ở
bậc đại học. Tuy nhiên,các nghiên cứu này được thực hiện nhiều ở các đã phát
triển ở phương tây, với điều kiện sống và học tập khác biệt rất nhiều so với
nước ta. Trong khi đó,các công trình nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe của
sinh viên bậc đại học trong nước không nhiều và cũng chưa có nói đến cụ thể
cho sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Có thể kể đến một vài công
trình nghiên cứu:
-“Nghiên cứu mô hình thể lực và bệnh tật sinh viên chính quy đại học y
dược Huế khám sức khoẻ nhập học 2013-2014” của tác giả Đoàn Phước
Thuộc của trường Đại học Y dược Huế và “Nghiên cứu về tình trạng thể lực
và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường của Đại học Huế” của hai tác giả
Lê Đình Vấn và Nguyễn Quang Bảo Tú- trường đại học Huế đều cùng đánh
giá mô hình thể lực và bệnh tật của sinh viên đại học Y Dược Huế trong khám
sức khỏe nhập học, góp phần cho quá trình đưa quyết định quản lí và phát huy
nguồn nhân lực của trường này.
Bên cạnh đó là nhiều bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu của
những tác giả và tổ chức nước ngoài cũng có đề cập tới những khía cạnh liên

quan của sức khỏe và giáo dục, học tập. Trong đó mối liên hệ nhân quả giữa
giáo dục và sức khỏe cùng các cơ chế phía theo sau được thể hiện thành công
bởi tác phẩm “Education and health: Evaluating theories and evidence” của
hai tác giả David M.Cutler và Adriana Lleras- Muney trong chuỗi bài báo
nghiên cứu khoa học của tổ chức National Bureau of economic research.
Thêm vào đó, Emily Zimmerman và Steven H.Woolf cũng đã chỉ ra mối quan
hệ nghịch chiều khi giáo dục bị ảnh hưởng và gây nhiễu bởi bệnh tật và nhiều
nhân tố khác, cùng một số ảnh hưởng của giáo dục và học tập đối với cộng


4

đồng và xã hội, trong “Understanding the Relationship Between Education
and Health”.
Đại đa số các công trình nghiên cứu trong nước đều chỉ dừng lại tại
mô hình về sức khỏe của sinh viên hệ đại học mà chưa đi sâu vào nghiên cứu.
Do đó, kết quả nghiên cứu không giải thích đầy đủ và phản ánh chưa thực sự
cụ thể về tình hình thực tế tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung và
trường đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng, qua đó hình thành nhiều lỗ hổng
khoa học chưa được xem xét đến. Cũng trong nhiều năm trở lại đây, trường
đại học Kinh tế Quốc dân có rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe sinh
viên, đặc biệt là chưa xuất hiện đề tài nghiên cứu trực tiếp sinh viên của
trường. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất và thực hiện đề tài “Thực trạng đặc
điểm sức khỏe của sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân.” nhằm đưa
ra một kết luận rõ ràng về thực tế các đặc điểm sức khỏe của sinh viên đại học
Kinh tế Quốc dân và tạo tiền đề cho những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực
sức khỏe có thể phát triển mạnh hơn mai sau.
2/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống không có gì quan trọng bằng chính con người bạn,
một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn không loạn đó chính là chân lý

hạnh phúc của con người. Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước
muốn, người không có sức khỏe thì chỉ có ước muốn duy nhất, đó là sức
khỏe”.Sức khỏe là cơ sở không thể thiếu góp phần tạo nền tảng hạnh phúc cho
con người,sự phát triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà Nước ta đều khẳng đinh: Sức khỏe là tài sản quý giá nhất
của mỗi người và xã hội. Thật vậy, bệnh tật không loại trừ ai bất kể bạn là
người giàu hay người nghèo,người có địa vị cao hay thấp. Hiểu được sức
khỏe có vai trò quan trọng đối với con người, trong bài viết “Sức khỏe và thể
dục”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ,xây dựng nước nhà,gây


5

đời sống mới,việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân
yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước
mạnh khỏe”. Bất kì hoạt động nào của con người đều cần nền tảng sức
khỏe tốt. Sức khỏe không chỉ quan trọng với cuộc sống mỗi con người mà
còn là nền tảng của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng. Sức khỏe đóng góp quan
trọng từ những hoạt động đơn giản nhất của con người trong cuộc sống và
sinh hoạt thường ngày, là động lực cho nền kinh tế tăng trưởng, xã hội ổn
định và tạo cơ sở vững chắc để phát triển nguồn vốn con người được bền
vững theo thời gian.
Dù có vai trò rất quan trọng nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước mạnh mẽ rõ rệt
đã kéo theo những nguy cơ mới đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Nền kinh tế có sự bứt phá mạnh mẽ và phát triển hơn qua từng ngày, điều này
dường như đã thúc đẩy con người trở nên bận rộn hơn với công việc, cuộc
sống con người trở nên gấp gáp và hối hả hơn. Cường độ làm việc cao và thời
gian thư giãn bị giảm bớt khiến cho áp lực trong cuộc sống của họ trở nên rất
nặng nề và mệt mỏi, tạo ra nguy cơ bị căng thẳng tâm lí và mắc các triệu

chứng stress ngày càng cao trong cuộc sống con người. Độ tuổi con người bị
mắc rối loạn tinh thần và stress ngày càng mở rộng hơn rất nhiều, từ những
người trưởng thành với công việc bộn bề vất vả cho tới những đối tượng trẻ
tuổi hơn và còn ngồi trên ghế nhà trường . Quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa quá nhanh khiến môi trường sống xung quanh con người ngày
càng bị ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng. Không khí ô nhiễm và nhiều
khói bụi hơn kéo theo những bệnh tật liên quan đến hô hấp của nhân dân ngày
càng gia tăng, thực phẩm thì ngày càng trở nên mất an toàn với các loại hóa
chất bảo quản và nhiễm nhiều chất độc hại đã khiến cho chất lượng dinh
dưỡng của con người bị đe dọa. Dân cư mắc nhiều bệnh tật hơn, cơ cấu bệnh
tật có nhiều thay đổi khi tỉ lệ mắc một số bệnh hiểm nghèo ngày càng gia


6

tăng, theo sau là nhiều loại bệnh tật lạ xuất hiện nhưng chưa tìm ra thuốc và
cơ chế điều trị thích hợp.
Thực trạng sức khỏe của cộng đồng đang trở nên đáng ngại hơn cũng
phản ánh một phần tình trạng sức khỏe hiện tại của lứa tuổi sinh viên ở nước
ta. Các trường đại học của nước đa hiện nay đa phần đều tập trung ở các
thành phố lớn hoặc khu đông dân cư, vì vậy phần lớn sinh viên đều sẽ phải
chịu những tác động bất lợi tới sức khỏe của bản thân. Môi trường ô nhiễm,
khói bụi và nhiều tiếng ồn khiến cho quá trình sinh hoạt và học tập sẽ bị ảnh
hưởng. Cùng với đó, sinh viên là nhóm đối tượng nhận trợ cấp ăn học từ gia
đình là chủ yếu nên ngân sách của họ dành cho nơi ở và ăn uống thường ngày
sẽ bị giới hạn rất nhiều. Nơi ở sẽ không đảm bảo đủ thoải mái và hợp lí như ở
nhà, các bữa ăn khó đảm bảo đủ chất và lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự
phát triển và hoạt động của cơ thể trong sinh hoạt và học tập.
Cùng với những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh, ngay tại
chính bản thân mỗi sinh viên lại không được cung cấp đầy đủ kiến thức và

chưa hiểu rõ vai trò của sức khỏe tới bản thân họ và với toàn xã hội. Đây
chính là nguyên nhân quan trọng khiến sinh viên không tự ý thức được công
tác phòng ngừa và chủ động bảo vệ sức khỏe cá nhân khi gặp phải bệnh tật,
khiến cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều gián đoạn và ảnh hưởng ít nhiều
tới học tập và kết quả của họ.
Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, để giúp cộng đồng sinh viên Việt
Nam nói chung và sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng có thêm một
hướng nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về sức khỏe, chúng tôi nhận thấy rằng rất
cần thiết đưa đề tài: “Thực trạng đặc điểm sức khỏe của sinh viên trường
đại học Kinh tế Quốc Dân” vào triển khai nghiên cứu.
3/ Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá đặc điểm sức khỏe của sinh viên chính quy trường
đại học Kinh tế Quốc dân.


7

4/ Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1/ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm sức khỏe của sinh viên đại học Kinh
tế Quốc dân.
4.2/ Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là sinh viên chính quy đang học tại trường đại học
kinh tế quốc dân.
4.3/ Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân,
đối tượng khảo sát là sinh viên chính quy đang học tại trường.
Chúng tôi thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên với 4 khoa, trong đó bao gồm:
Mỗi khoa sẽ lấy mẫu là 3 lớp thuộc khóa học: K54, K55, K56. Mỗi khóa sinh
viên sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 1 lớp đề thực hiện nghiên cứu.

Khi thực hiện chọn mẫu, chúng tôi cũng phân chia mẫu theo một số khía
cạnh để có thể phân tích và đánh giá giữa các nhóm: Khóa, giới tính, quê
quán…
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề.
- Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng đặc điểm sức khỏe của sinh
viên chính quy trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Cung cấp một kết quả thực tế trực quan về vấn đề sức khỏe cho sinh
viên của đại học Kinh tế Quốc dân. Từ đó để sinh viên có thể nâng cao ý thức
chăm sóc sức khỏe bản thân, tạo thiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng
sinh viên của trường.
- Cung cấp một góc nhìn khách quan về yếu tố sức khỏe đối với sinh
viên cho nhà trường. Đề xuất tới nhà truờng những phương hướng để nâng
cao,cải thiện và tăng cường sức khỏe cho sinh viên.


8

6/ Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
6.1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận:
6.1.1/ Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa và khái quát hóa những thông tin thu được về đặc điểm sức khỏe và
thực trạng biểu hiện trên sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân. Từ đó viết cơ sở
lý luận cho công trình nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực
tiễn, xây dựng phiếu hỏi để tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu.
6.2/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1/ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua cách thức điều
tra khảo sát bẳng phiếu hỏi:

Chúng tôi thực hiện xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin về sức
khỏe của sinh viên. Sau đó chúng tôi thực hiện phát cho 300 sinh viên của 4
khoa (viện) ngẫu nhiên.
6.2.2/ Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học:
Chúng tôi thực hiện thống kê lượng số liệu đã quan sát để đưa ra những
kết quả định lượng dùng cho các phân tích trong bài nghiên cứu.
6.2.3/ Phương pháp so sánh chéo nhau, đối chiếu số liệu giữa các bộ
mẫu quan sát: Sau khi có dữ liệu qua thống kê, chúng tôi đánh giá chéo dữ
liệu của từng đối tượng trong các mẫu quan sát với nhau (giữa các khoá sinh
viên với nhau) để tìm ra xu hướng và sự khác biệt của họ.


9

B/ PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I/ Sức khỏe và đặc điểm sức khỏe
1/ Định nghĩa sức khoẻ
1.1/Các định nghĩa về sức khỏe đã có trên thế giới
Từ trước tới nay, có rất nhiều phát biểu về sức khỏe đến từ rất nhiều
nguồn khác nhau, trong đó có nhiều định nghĩa thông thường về sức khỏe:
+ Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng
+ Sức khỏe là tình trạng không có bệnh hoặc không có tàn tật
Còn trên thế giới hiện nay, theo phương diện khoa học, đa số các nước
đều sử dụng định nghĩa từ WHO (1948): “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn
thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có
bệnh tật hay tàn phế.”
Năm 1978, trong tuyên ngôn Alma- Ata, định nghĩa sức khỏe được tái
khẳng định và nhấn mạnh: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt
thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không

bị tàn tật, là một quyền cơ bản của con người và việc đạt được sức khỏe ở
mức độ cao nhất có thể chính là mục tiêu quan trọng nhất và có tính toàn cầu
mà việc thực hiện đòi hỏi sự hành động của các ngành kinh tế và xã hội khác
bên cạnh ngành y tế”1
Qua hội nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO về nâng cao sức khỏe
1986, Hiến chương Ottawa quy định: “Sức khỏe là một nguồn lực cho cuộc
sống hàng ngày, không phải là mục tiêu của cuộc sống. Sức khỏe là một khái
niệm tích cực nhấn mạnh vào các nguồn lực xã hội và cá nhân, cũng như khả
năng về thể chất”2
Một số định nghĩa sức khỏe khác:
Cho tới hiện nay, nước ta chưa có một định nghĩa chính thức nào về
1
2

Theo Tuyên ngôn Alma- Ata (1978)
Theo Ths.BS Nguyễn Thế Dũng, bài giảng “Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật.”


10

“Sức khỏe là gì?” Tuy nhiên, trước đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ra
giải thích cho cụm từ này. Theo Người: “Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải
mái thế mới là sức khỏe”.
- Năm 1953, Ủy ban về Nhu cầu Sức khỏe quốc gia của Tổng thống Mỹ
đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe không phải là một trạng thái; đó là một sự điều
chỉnh. Nó không phải là một tình trạng mà là một tiến trình. Tiến trình làm
thích ứng cá thể không phải chỉ với môi trường tự nhiên mà còn cả với môi
trường xã hội.”
- Theo John Last(1997): “ Sức khỏe là tình trạng thăng bằng, giữa con
người và môi trường tự nhiên, sinh học, xã hôị, thích hợp với các chức năng

toàn vẹn.”3
Có thể thấy rằng, định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh khá tương đồng
với định nghĩa đưa ra từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, đó là đều phải thể hiện
tình trạng thoải mái cả về phương diện thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, các
định nghĩa về sức khỏe, từ những khái niệm mang tính quy ước của người dân
trong một vùng, lãnh thổ nói với nhau cho tới những quy ước và khái niệm
chính thức và được cả thế giới coi là chuẩn chung như của WHO hay tuyên
ngôn Alma- Ata, đều tập trung về các mảng chính bao gồm: “Trạng thái hoàn
toàn thoải mái”, “sức khỏe thể chất” “sức khỏe tinh thần” và “bệnh tật”. Như
vậy, để hiểu rõ hơn về khái niệm mà họ đưa ra, chúng ta phải nắm bắt được
các đối tượng được nhắc đến trong định nghĩa:
-“Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất” có nghĩa là, với mỗi hoạt động
trong quá trình sống và tồn tại của con người như hoạt động thể lực, hình
dáng, ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi…phải đảm bảo rằng chúng đều ở trạng thái tốt
nhất và phải thích hợp với từng lứa tuổi.
-“Hoàn toàn thoải mái về mặt tinh thần” đó là trạng thái được đảm bảo
bình yên tâm hồn, có khả năng thích ứng và đối mặt với những căng thẳng
3

Theo Ths.BS Nguyễn Thế Dũng, bài giảng “Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật.”


11

trong cuộc sống.
-“Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội” có thể hiểu là các khía cạnh liên
quan đễn xã hội của cá nhân con người được đảm bảo, phục vụ con người
sinh sống và phát triển trong xã hội.
-“Bệnh tật” nhằm chỉ bất kỳ tình trạng nào làm suy yếu chức năng bình
thường của cơ thể (theo nghĩa rộng). Với nghĩa hẹp hơn, bệnh tật là khía cạnh

sinh học của cơ thể không khỏe, chủ yếu là rối loạn chức năng sinh lý.
-“Không có bệnh tật hay tàn phế” chính là cơ thể không có bệnh: Bệnh
về thể chất và bệnh về tâm thần, các bệnh liên quan tới xã hội. Bên cạnh đó,
các bộ phận của cơ thể hoạt động đúng với chức năng của nó,
1.2/ Những yếu tố tác động tới sức khỏe con người
Con người là một phần của tự nhiên và xã hội nên con người luôn chịu
những tác động tới từ môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Cũng vì
vậy, sức khỏe con người cũng liên tục phải chịu ảnh hưởng từ những yếu tố
tổng hợp xung quanh tới từ rất nhiều môi trường khác nhau. Việc con người
có sức khỏe tốt hay không tốt phụ thuộc rất nhiều vào nơi họ lớn lên và sinh
sống, môi trường học tập và làm việc, hay con người sẽ khỏe mạnh nếu như
có được sự chăm sóc và hỗ trợ từ cộng đồng. Tác động từ mức thu nhập của
bản thân và trình độ học vấn cũng là đáng kể tới sức khỏe con người. Với rất
nhiều yếu tố tác động, thế giới đã có nhiều quy ước và tiêu chuẩn để phân
loại, trong đó chuẩn quy ước quốc tế của tổ chức Y tế thế giới WHO được sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Theo đó, hệ thống tổng hợp các tác động trên được chia ra làm các nhóm
chính quyết định sức khỏe con người:
-Nhóm yếu tố môi trường tự nhiên
-Nhóm môi trường kinh tế và xã hội
-Nhóm đặc điểm và hành vi riêng biệt của con người.
Từ đó, WHO đưa ra 7 yếu tố chính tác động tới sức khỏe con người:4
4

Theo website chính thức của WHO />

12

-Thu nhập và địa vị xã hội
-Giáo dục

-Môi trường tự nhiên
-Sự hỗ trợ của cộng đồng
-Di truyền
-Dịch vụ y tế
-Giới tính
1.3/ Bệnh tật
Dù ở bất cứ góc nhìn nào thì sức khoẻ con người cũng có những giai
đoạn của nó, lúc mạnh, lúc yếu theo những chu kì và đặc điểm cơ thể của
từng ngươì. Như vậy, chúng ta cần xem xét và đánh giá sức khỏe thông qua
yếu tố khác nữa, đó là “bệnh tật”.
1.3.1/ Khái niệm
Theo nghĩa rộng và khái quát, bệnh tật được sử dụng để biểu thị bất cứ
tình trạng nào làm suy yếu chức năng bình thường của cơ thể.
Theo nghĩa hẹp hơn, bệnh tật là những khía cạnh sinh học của sự không
khỏe và chủ yếu chính là sự rối loạn khả năng sinh lý.
Theo một quan điểm khác, “bệnh tật” là thực thể bệnh lý rõ ràng hội tụ
đủ ít nhất hai trong các tiêu chuẩn: Căn nguyên gây bệnh xác định, một nhóm
dấu chứng và triệu chứng nhất quán và những biến đổi giải phẫu phù hợp. Và
quan điểm này dựa trên cái nhìn của thầy thuốc.5
Một số khái niệm liên quan:
Bên cạnh “bệnh tật”, chúng ta thường xuyên sử dụng thay thế qua lại
một số từ khác như “ốm đau” và “phát bệnh”. Tuy nhiên, trên góc độ khoa
5

Danh mục từ “disease”, trong “ Illustrated Stedman’s medical dictionary . 24 th.” Của William & Wikins.
Baltimore.1982. và trích dẫn thứ cấp từ nguồn “ />

13

học, những từ ngữ và khái niệm gần nghĩa với “bệnh tật” được liệt kê ở

trên đều có những ý nghĩa và cách thức sử dụng riêng biệt. Do vậy, những
khái niệm “bệnh tật”, “ốm”, “phát bệnh” được chúng tôi sử dụng trong
nghiên cứu này có thể được sử dụng với hình thức thay thế qua lại nhau
nhưng vẫn mang những nét nghĩa và hàm ý của riêng của khái niệm theo
góc nhìn của khoa học.
-“Ốm”: là cách diễn đạt của người bệnh, là trạng thái không đạt mức
bình thường về các chức năng, hệ thống hoặc là một bộ phận nào đó của cơ
thể.6
Ở cách diễn đạt khác, một số tác giả cũng nhận định rằng “ốm” là trải
nghiệm của người bị bệnh tật, và cũng là tình trạng mang tính chủ quan và
cảm nhận của con người.
-“Phát bệnh” thể hiện tình trạng rối loạn của người bị bệnh về mặt xã
hội và là kết quả của việc bị xác định là không khỏe.
1.4/ Vai trò của sức khỏe
Có thể nói, sức khỏe là một phần của cuộc sống mỗi cá nhân con người,
của cộng đồng xã hội, và là vấn đề nền tảng của mỗi quốc gia cũng như toàn
thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng dạy: “…việc gì cũng cần phải có
sức khỏe mới thành công”7. Từ lâu, Bác đã nhận thức được rằng sức khỏe có
vai trò cực kì quan trọng. Sức khỏe bao trùm toàn bộ hoạt động của con
người, trong tất cả những lĩnh vực đời sống mà con người có tham gia. Theo
lời Bác nói, sức khỏe chính là tiền đề để thực hiện các hoạt động của con
người, là nguồn tài nguyên cực kì quý giá cho quá trình hình thành, phát triển
cộng đồng, nâng cao năng lực của quốc gia và dân tộc.
Nhìn trở lại định nghĩa của giới khoa học, sức khỏe bao gồm trạng thái
thoải mái của con người cả về thể chất và tinh thần, nên mọi trạng thái của
sức khỏe đều sẽ tác động trực tiếp tới trạng thái cơ thể, khả năng thể chất và
6

Danh mục từ “illness”, trích “Illustrated Stedman’s medical dictionary. 24 th.” Của William & Wikins.


Baltimore.1982
7

“Sức khỏe và thể dục”- Hồ Chí Minh. 1946


14

những biểu hiện tinh thần của con người trong hầu hết các hoạt động và sinh
hoạt hàng ngày: sinh hoạt cá nhân, vui chơi, nghỉ dưỡng, tham gia hoạt động
của tổ chức và xã hội, làm việc và ảnh hưởng sâu sắc lĩnh vực học tập của con
người.
Sức khỏe tác động tới cuộc sống thường ngày của con người từ những
việc rất đơn giản thường ngày như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi. Ăn là một hoạt
động thường xuyên và hàng ngày của con người để cung cấp năng lượng và
các chất cần thiết cho cơ thể nhằm duy trì hoạt động sống. Tuy nhiên, để có
thể ăn ngon miệng, cơ thể cần phải ở trạng thái mạnh khỏe, không mắc phải
bệnh tật. Với một cơ thể ốm yếu và bệnh tật thì quá trình ăn uống trở nên rất
khó khăn vì thức ăn được tiêu hóa khó khăn hơn, chất dinh dưỡng được hấp
thụ kém hiệu quả, quá trình ăn uống cũng tiêu tốn nhiều công sức và trở nên
vất vả hơn, từ đó, nó khiến tâm lý con người trở nên mệt mỏi và chán nản.
Người xưa đã có câu nói “Có thực mới vực được đạo”, nên việc ăn uống nếu
không có được sự đảm bảo của một sức khỏe tốt và ổn định thì đều sẽ khiến
cho cơ thể con người suy nhược và không có đủ năng lượng hoạt động cho cả
ngày dài. Bên cạnh đó, con người cần sử dụng sức lực của các cơ quan trong
cơ thể để hoạt động, đi lại, chạy nhảy, làm các công việc trong xã hội của
mình. Nếu một người gặp phải những chấn thương, tai nạn, hoặc một bộ phận
nào đó làm việc bất thường thì quá trình hoạt động sẽ rất bất tiện và không đủ
hiệu quả như mong đợi.
Sức khỏe cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư và xã hội.

Mỗi cá nhân con người là một đơn vị cấu thành của xã hội và cộng đồng. Mỗi
cá nhân khỏe mạnh, thoải mái thì xã hội mới lớn mạnh và ổn định lâu dài
được. Người dân có sức khỏe tốt thì có khả năng sẽ thực hiện tốt công việc
của mình và tham gia được nhiều hơn cho việc đóng góp phát triển cộng
đồng. Các chính sách của nhà nước dành cho người dân từ đó mới có thể
được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Nếu một cộng đồng có nền tảng sức


15

khỏe yếu, hay là mắc phải bệnh dịch trên một vùng dân cư thì sẽ gây ra cho
người dân sự bất an và lo lắng. Khi đó, mỗi cá nhân sẽ phải đối đầu với những
áp lực phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, dẫn tới không thể
thực hiện công việc, lao động hết khả năng, giao tiếp với người xung quanh sẽ
bị hạn chế một phần nhất định. Trên thực tế, khi sức khỏe của cả cộng đồng bị
ảnh hưởng bởi một nhóm dân cư bị mắc bệnh, cụ thể nhất là khi xảy ra những
bệnh dịch có khả năng phát tán và lây lan rộng rãi thì hoạt động thường ngày
của cộng đồng đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, bị gián đoạn và trầm trọng hơn là
sẽ bị tê liệt. Thế giới đã từng hứng chịu những đại dịch rất khủng khiếp trong
quá khứ, có thể kể đến đại dịch SARS bùng phát vào năm 2003 tại Hồng
Kông đã lây lan tơí 37 quốc gia khác trên thế giới, gây ra cái chết của hơn 900
trường hợp trên toàn thế giới8. Ngoài ra, gần đây nhất là đại dịch Ebola bùng
phát ở khu vực một số nước Tây Phi, khiến cho hơn 20 ngàn người mắc và
trong đó hơn 8 ngàn ngươì tử vong9, kéo theo đó là mọi hoạt động của cộng
đồng xã hội tại khu vực có dịch bị gián đoạn mạnh và tiêu tốn nguồn lực con
người và tài chính to lớn để khắc phục.
Sức khỏe không những quan trọng với hoạt động thường ngày của con
người, nó còn tác động mạnh tới những hoạt động phát triển kinh tế của quốc
gia. Theo Giáo trình Kinh tế phát triển- PGS.TS Ngô Thắng Lợi, Đại học
Kinh tế quốc dân thì sức khỏe có ảnh hưởng tới tăng thu nhập và tăng trưởng

kinh tế. “Ngày càng nhiều các bằng chứng thuyết phục cho việc mối quan hệ
nhân quả cũng có thể vận hành theo chiều ngược lại, trong đó cải thiện sức
khỏe dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu nhập cao hơn và đói nghèo
giảm dần”. Bên cạnh đó, sức khỏe còn ảnh hưởng tới năng suất lao động.
“Những người có sức khỏe thường cũng làm việc năng suất hơn bởi vì họ có
nhiều năng lượng hơn và minh mẫn hơn” và “các công nhân khỏe mạnh
8

Theo nguồn Wikipedia.
Theo báo Vietnamnet, số ra 05/01/2015: />9


16

không chỉ có năng suất trong khi làm việc mà còn ít nghỉ làm do bị ốm hơn,
do đó họ cũng nhận tiền lương cao hơn”. Từ việc ảnh hưởng tới năng suất lao
động, tác giả cuốn sách cũng đã đưa ra nhận định “Cải thiện sức khỏe ngoài
việc có ảnh hưởng tới năng suất lao động còn có thể ảnh hưởng tới các nhân
tố quan trọng khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó là tiết kiệm và đầu tư”10
1.5/ Đặc điểm sức khỏe của sinh viên
1.5.1/ Định nghĩa
Thuật ngữ sinh viên xuất phát điểm từ từ Latinh và mang ý nghĩa là
người học nhiệt tình, hăng say, người tìm kiếm và khai thác kho tàng tri thức
nhân loại. Sinh viên được sử dụng để chỉ nhóm người có độ tuổi nằm trong
khoảng từ 18-25. Do đó, sinh viên trọng trách là một lực lượng trẻ của xã hội, là
đội ngũ lao động chính đất nước sau này, trực tiếp đóng góp khả năng, tri thức
và sức lực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội thì sức khỏe của thế hệ sinh
viên lại càng mang ý nghĩa cực kì quan trọng cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Theo từ điển Tiếng Việt, “đặc điểm” là từ đồng nghĩa với “đặc trưng”,
đều có nghĩa là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt

với những sự vật khác. Kết hợp với định nghĩa “sức khỏe” của WHO đã đưa
ra, chúng tôi cho rằng: “đặc điểm sức khỏe sinh viên” là những nét tiêu biểu
và riêng biệt về trạng thái thể chất và tinh thần của sinh viên. Với tính tiêu
biểu và riêng biệt, DDSK của sinh viên cho chúng ta biết những đặc trưng cơ
bản về thể chất và tinh thần của sinh viên theo từng điều kiện, môi trường mà
họ học tập và sinh sống.
Như vậy, DDSK của sinh viên mỗi trường đại học sẽ mang những điểm
chung thống nhất cùng với nhiều nét riêng biệt tương ứng. Từ đó, chúng tôi
cho rằng “đặc điểm sức khoẻ sinh viên” chính là yếu tố có vai trò cực kì quan
trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của sinh viên cả nước, đặc biệt
là sinh viên của trường đại học Kinh tế Quốc dân.
1.5.2/ Biểu hiện
10

Giáo trình bộ môn Kinh tế phát triển 2012. Chủ biên: PGS.TS. Ngô Thắng lợi, trang 457,458,459.


17

Xét trên tiêu chí của WHO, đặc điểm sức khoẻ của sinh viên cũng được
biểu diễn trên hai phương diện chính: Thể lực và tinh thần của sinh viên:
-Về các đặc trưng về thể lực: chúng tôi cho rằng đó là toàn bộ những
biểu hiện sức khỏe thể lực của sinh viên, với khả năng chống chịu với những
bệnh tật thể chất, khả năng thích nghi với các điều kiện của môi trường sống
và học tập, khả năng mắc và nhiễm bệnh. Bên cạnh đó là những loại bệnh và
nhóm bệnh tật mà sinh viên của một khu vực địa lý hoặc của mỗi trường đại
học thường gặp phải, thời gian phát sinh bệnh tật và chu kì sức khỏe chung.
Như vậy, sức khỏe về mặt thể lực có thể biểu hiện ngay ở các trạng thái, hình
thái sinh lý của mỗi cơ thể. Việc đảm bảo sức khỏe thể lực có thể hiểu là sự
toàn vẹn và thoải mái của cơ thể mỗi sinh viên nói chung, cũng như là sự hoạt

động bình thường của các bộ phận bên trong cơ thể họ. Hay nói cách khác,
khi sức khỏe thể chất được đảm bảo, cơ thể sinh viên sẽ hoạt động một cách
bình thường, đúng theo quy luật tự nhiên, giúp họ không bị gián đoạn sinh
hoạt và công việc trong cuộc sống hàng ngày.
-Về các đặc trưng tinh thần: Là những biểu hiện về mặt tâm thần của
sinh viên. Cũng theo như khái niệm mà Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 đưa
ra, sức khỏe tâm thần là “một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật
tâm thần” và “trạng thái tâm thần thoải mái” và “có được sự hòa hợp giữa cá
nhân, người xung quanh và môi trường xã hội”11. Như vậy, những đặc trưng
tinh thần của sinh viên bao gồm các trạng thái tinh thần của họ như cảm xúc,
tình cảm, cách nhìn nhận và quan điểm sống của bản thân, những áp lực tâm
lí thường gặp và khả năng mắc phải rối loạn tinh thần cũng như khả năng giải
tỏa áp lực tinh thần, loại bỏ những quan niệm bi quan, và lối sống không lành
mạnh khi sinh sống, học tập và tạo dựng phát triển các mối quan hệ với bạn
bè, gia đình và những người xung quanh trong xã hội. Trong quá trình sống
và học tập của sinh viên tại cấp đại học, biểu hiện của đặc điểm về sức khỏe
11

Theo website chính thức của bệnh viện tâm thần trung ương 1 />lang=V&func=newsdetail&newsid=623&CatID=34&MN=7


18

có thể diễn biến chính về hai chiều hướng: Chiều hướng sức khỏe tốt và chiều
hướng sức khỏe kém. Ở chiều hướng tốt, khi sinh viên mang những DDSK có
lợi, tức là họ có một cuộc sống thể chất được đảm bảo để không hình thành và
phát bệnh tật. Song hành với thể chất thì tình trạng tinh thần cũng rất thuận lợi
khi có rất ít hoặc không có những áp lực tinh thần, những căng thẳng đủ để
khiến cuộc sống họ bị ảnh hưởng hoặc xáo trộn. Họ biểu hiện sức khoẻ tinh
thần tốt ở sự vui vẻ, lạc quan, cảm xúc dễ chịu và thanh thản trong cuộc sống

cùng quan niệm sống lạc quan, yêu đời, học tập đạt hiệu suất cao và sinh hoạt
thường ngày ổn định.
Tại chiều hướng ngược lại, khi những đặc điểm sức khoẻ sinh viên kém
và bất lợi thì cuộc sống của họ có thể đã và đang gặp phải những rắc rối và trở
ngại nhất định ở khía cạnh tinh thần và thể chất. Các vấn đề dinh dưỡng, điều
kiện sinh sống và học tập không được đảm bảo tối ưu để họ đạt được trạng
thái thể chất tốt nhất, không ốm đau hay bệnh tật. Ngoài ra, yếu tố tâm thần
của những đối tượng sinh viên này cũng gặp phải nhiều vấn đề khó giải quyết,
tập trung vào các mặt: Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, tâm lý trong quá trình
sinh hoạt và học tập. Các khó gỡ này cũng khiến cho sức khỏe sinh viên bị
tổn hại rất mạnh mẽ, khiến quá trình sinh hoạt, học tập và giao tiếp với xã hội
diễn ra bất thường và có thể mang nhiều tính tiêu cực cho bản thân sinh viên.
Như vậy, đặc điểm sức khỏe của sinh viên có thể đánh giá được thông
qua những biểu hiện bên ngoài của cơ thể họ (như hình thái, biểu hiện bệnh
lý, bệnh tật họ mắc phải) đối với mặt thể chất và nhận định mặt tâm thần xã
hội thông qua những đánh giá về thái độ của bản thân mỗi sinh viên về cuộc
sống, mức độ hiệu quả và sự lạc quan của sinh viên đối với quá trình học tập
và sinh hoạt thường ngày, cũng như là thái độ và cảm xúc của họ trong quá
trình giao tiếp và tiếp xúc với bạn bè, thầy cô và xã hội.
Phân loại bệnh tật:


19

Đặc điểm sức khỏe sinh viên là những đặc trưng của sinh viên về sức
khỏe nên DDSK này sẽ có thể được biểu hiện thông qua nhiều yếu tố gắn với
chính sức khỏe của sinh viên, trong đó có bệnh tật mà sinh viên mắc phải.
Khả năng mắc những bệnh tật gì, mức độ nặng nhẹ của bệnh tật đó ra sao, và
những loại bệnh tật mà sinh viên gặp cũng có thể phản ánh sức khỏe của sinh
viên. Vì vậy, xem xét xem sinh viên các trường đại học của nước ta hay mắc

loại bệnh gì cũng có thể đánh giá một phần nào đó đặc trưng sức khỏe sinh
viên mỗi trường. Với mỗi chương trình học, hình thức và nội dung học và
điều kiện xung quanh, mỗi ngành nghề theo học mà sinh viên nhiều khả năng
sẽ có những biểu hiện và đặc trưng sức khỏe không giống nhau, như xã hội
thường nói là sinh viên kĩ thuật khỏe mạnh hơn sinh viên khối ngành kinh tế
xã hội, cũng từ đó mà khả năng mắc bệnh và loại bệnh cũng sẽ có những sai
khác nhau một cách tương đối.
Có nhiều cách để phân loại bệnh tật đã được áp dụng trên thế giới, trong
đó, theo tác nhân gây bệnh thì được áp dụng rất phổ biến hiện nay là Hệ thống
phân loại bệnh tật Quốc tế ICD- 1012. Đây là một hệ thống được xây dựng với
vai trò làm công cụ chuẩn đoán tiêu chuẩn dịch tễ học, quản lí sức khỏe và
mục đích lâm sàng và là chuẩn chung cho tất cả các nước thành viên của
WHO, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh hệ thống phân loại chuẩn ICD-10, các văn bản Báo cáo chung
Tổng quan ngành Y tế (JAHR13) do Bộ Y tế kết hợp thực hiện đã sử dụng mô
hình bệnh tật với ba loại hình bệnh tật chính của người dân Việt Nam gồm:
Bệnh truyền nhiễm và vấn đề bà mẹ, trẻ sơ sinh, rối loạn dinh dưỡng; Bệnh
không lây nhiễm; Tai nạn, ngộ độc và chấn thương.
Thực hiện phân loại bệnh tật dựa trên cơ sở đặc trưng mà sinh viên biểu
hiện bao gồm những bệnh tật sinh viên hay mắc phải, nguyên nhân họ mắc
12

The International Classification of Diseases. ICD-10 được đưa vào sử dụng trong các nước
thành viên WHO từ năm 1994, sửa đổi lần thứ 11 vào năm 2010 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2015.
13
JAHR: Joint Annual Health Review- Báo cáo chung tổng quan Y tế hằng năm, Bộ Y tế & Nhóm
đối tác Y tế HPG
Website: jahr.org.vn



20

phải những bệnh tật đó, các tác nhân gây bệnh là gì. Với đặc thù của quá trình
học tập, chương trình kiến thức và rèn luyện, cùng địa điểm phân bố sinh viên
của mỗi trường…mà những căn bệnh phổ biến của mỗi trường sẽ có sự khác
biệt. mức độ và tần suất mắc bệnh trên sinh viên cũng tương đối khác nhau.
Sử dụng các công cụ và tiêu chí để đánh giá và phân loại bệnh tật sẽ giúp thể
hiện rõ xu hướng bệnh tật của từng trường để từ đó có thể chuẩn đoán và đánh
giá toàn diện về sức khỏe của sinh viên, giúp công tác quản lí và điều chỉnh
của nhà trường và trạm xá đạt hiệu quả tích cực.
Các hệ thống phân loại và mô hình phân loại bệnh tật trên được áp dụng
chung và rộng rãi cho mọi đối tượng và những khu vực dân cư rộng lớn theo
phạm vi quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên với đối tượng nghiên cứu của đề tài là
sức khỏe của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân, có phạm vi nhỏ hơn và
mang tính đặc trưng cao hơn do có nhóm tuổi xác định trong tổng thể toàn bộ
người dân Việt Nam nên theo những đặc điểm bệnh lí của người Việt Nam
cũng như ứng dụng và đối chiếu với các nhóm bệnh tật theo hệ thống ICD-10
hay mô hình bệnh tật của JAHR, chúng tôi xin đề xuất cách phân chia bệnh
tật đối với sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân thành 4 nhóm, trong đó có 3
nhóm chính:
Nhóm 1: Các bệnh tật thông thường.
Nhóm 2: Các tổn thương, tai nạn và chấn thương của những bộ phận và
vùng cơ thể.
Nhóm 3: Các bệnh tật rối loạn thần kinh.
Nhóm 4 (Nhóm không xét tác động): Các bệnh học đường.
Với những đặc điểm khá tương đồng nhau ở sinh viên, cũng như xét theo
tần suất xuất hiện những căn bệnh này trên chính sinh viên Kinh tế quốc dân,
các nhóm bệnh trên có những đặc điểm phân biệt rõ ràng và cụ thể, sắp xếp
các chủng loại bệnh theo chuẩn ICD-10.
-Nhóm 1: Các bệnh tật thông thường: Là những bệnh được biểu hiện bên

ngoài cơ thể hoặc các tác động của nó biểu hiện trực tiếp mà có khả năng


21

đánh giá được bởi chính bản thân sinh viên và các cán bộ y tế. Tần suất xuất
hiện của các bệnh tật này trên sinh viên khá nhiều và phổ biến trong cuộc
sống thường ngày. Các hình thức bệnh này bao gồm:
Bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng: Mã từ A00-B99
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa: Mã từ E00-E90
Bệnh hệ hô hấp: Mã từ J00-J99
Bệnh tiêu hóa: Mã từ K00-K93
Bệnh da và mô dưới da: Mã từ L00-L99
-Nhóm 2: Các thương tổn, tai nạn, chấn thương vùng hoặc bộ phận cơ
thể. Là những thương tích kín ở các tổ chức mềm (Chần thương) và là những
thương tích hở tại các tổ chức mềm (Tổn thương). Nhóm này bao gồm các
bệnh trong loại: Vết thương (Mã T00-T35 và S00-S99)
-Nhóm 3: Các bệnh rối loạn thần kinh: Là các bệnh tật gây ra sự bất
thường trong hoạt động thần kinh, cảm xúc. Được biểu hiện chính bởi nhóm:
Rối loạn khí sắc (cảm xúc) (F30-F39).
Loạn thần kinh, rối loạn liên quan tới Stress và rối loạn dạng cơ thể
(F40-F48).
-Nhóm 4: Các bệnh học đường: Là những bệnh của sinh viên có liên
quan đến các yếu tố vệ sinh học đường. Gồm có: Cận thị và cong vẹo cột
sống, rỗi nhiễu tâm lý. Tuy nhiên, theo các phân loại của chúng tôi, rối nhiễu
tâm lí được xét tổng thể ở nhóm bệnh 3 bên trên.
Đối với cách phân chia nhóm cho các bệnh tật của sinh viên Kinh tế
Quốc dân, chúng tôi muốn khoanh vùng định nghĩa và phân loại một cách rõ
ràng, cụ thể và dễ nhớ hơn cho sinh viên Kinh tế Quốc dân, giúp quá trình tự
nhận định, phát hiện và tiếp nhận tư vấn sức khỏe của sinh viên được đồng

bộ, dễ dàng tiếp nhận hơn. Chúng tôi không thực hiện xếp các bệnh tật học
đường (Cận thị, cong vẹo cột sống) vào các nhóm phân loại bệnh tật phục vụ
cho nghiên cứu với sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân vì về bản chất là với


22

mỗi sinh viên bị bệnh tật học đường, họ đã đều tự thực hiện khắc phục vấn đề
để có thể thích nghi tốt nhất với việc học tập của bản thân.
1.5.3/ Vai trò của sức khỏe với sinh viên
Sức khỏe có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống của con người, do
đó, đặc điểm sức khỏe cũng biểu hiện những vai trò cực kì to lớn đến mỗi
sinh viên. Các khía cạnh đời sống của sinh viên chịu tác động mạnh của sức
khỏe chúng ta có thể kể đến như:
-Sinh hoạt cá nhân thường ngày
-Học tập trên trường
-Vui chơi giải trí và nghỉ ngơi
-Giao lưu với bạn bè, người quen, xã hội.
-Quá trình rèn luyện bản thân, nghiên cứu và tích lũy tri thức.
Cùng với một cơ sở sức khỏe tốt và thuận lợi, một sinh viên có thể sống
và thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và suôn sẻ.
Sinh viên có thể làm những công việc thường ngày thoải mái mà không bị
gián đoạn như là ăn uống cảm thấy ngon miệng, dễ dàng chìm vào giấc ngủ
sau một ngày học tập căng thẳng. Nếu như gặp phải một bệnh nào đó có thể
khiến cho ăn không ngon, ngủ không đủ giấc và cả quá trình sinh hoạt cá
nhân bị xáo trộn đáng kể. Học tập là một hoạt động tiếp thu kiến thức, nhận
thức, kinh nghiệm của sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường. Học tập cần
có thời gian và là một quá trình lâu dài và liên tục. Nếu như cơ thể sinh viên
mệt mỏi, đau ốm thì việc tiếp thu kiến thức sẽ bị giảm sút, sinh viên sẽ bị
phân tán sự tập trung của bản thân vào bài học, những kiến thức được truyền

tải từ giáo viên sẽ có nguy cơ vượt quá sức tiếp nhận đối với cơ thể ốm yếu
của sinh viên đó. Tuy nhiên, với đặc thù của việc học tập, đó là sinh viên phải
sử dụng trí óc, thực hiện tư duy, liên kết và mở rộng kiến thức cho nên ngoài
yếu tố thể chất thì tinh thần cũng là một yếu tố sức khỏe không thể bỏ qua đối
với sinh viên. Trong học tập, việc suy nghĩ và tư duy kiến thức có thể sẽ gặp
phải nhiều vướng mắc đối với sinh viên. Nếu bản thân sinh viên không thể
phản ứng tích cực lại những khó khăn này thì sẽ tạo ra những căng thẳng tâm


23

lý trực tiếp lên bản thân, và dễ dẫn tới stress nặng nề, càng khiến cho học tập
và giao tiếp với bạn bè trở nên khó khăn về bế tắc hơn.
Sức khỏe có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên,nó tác động đến
quá trình học tập và kết quả học tập.Quá trình học tập là hoạt động thu nhận
kiến thức,kĩ năng,kinh nghiệm thông qua tài liệu.sự hoạt động thu nhận kiến
thức,kĩ năng,kinh nghiệm thông qua tài liệu,sự hướng dẫn của giáo viên và
sau đó vận dụng những gì thu nhận được vào trong thực tiễn cuộc sống.Quá
trình học tập thay đổi liên tục và tồn tại trong suốt cuộc đời mỗi con người.
Quá trình học tập phải đơn thuần là tiếp nhận những kết quả sẵn có do người
dạy truyền đạt cho mà đó là hoạt động nhận thức của con người. Quá trình
học tập là sự gia tăng về mặt kiến thức, mặt khác thể hiện người học có thái
độ tích cực hơn, đạt được những kĩ năng mới hay hoàn thiện những kĩ năng
hiện có.Kết quả học tập chủ yếu bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ SV
đạt được trong quá trình học tập. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên để
nhận định thực trạng,định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của sinh viên
và tạo điều kiện giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy.
Mối quan hệ của sức khỏe với quá trình học tập:
Quá trình học tập là một chuỗi các hoạt động thu nhận kiến thức, học hỏi
của, và trải dài theo thời gian đi học của sinh viên, do đó mà nó gắn liền với

đời sống của họ thường ngày. Với những đặc thù như vậy, quá trình học tập
có thể sẽ bị chi phối rất lớn bởi nhiều nhân tố, bao gồm của các nhân tố trong
bản thân sinh viên và các nhân tố tác động từ bên ngoài môi trường sống của
họ. Họ có thể chăm chỉ học hơn nếu như có sự tận tình giúp đỡ của bạn bè,
hoặc các yếu tố cám dỗ bên ngoài ít tác động tới cuộc sống và không làm
phân tán suy nghĩ của họ… Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được những yếu tố
đó, đầu tiên họ phải có một sức khỏe tốt. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ khiến sinh
viên dễ dàng thực hiện đúng phương pháp và thời gian trong quá trình học tập
mà họ đặt ra. Một cơ thể mắc ít bệnh tật sẽ giúp gỉảm thiểu những khoảng


24

thời gian mệt mỏi không đáng có, giúp quá trình học tập liên tục và đạt hiệu
quả cao. Như vậy, chúng tôi cho rằng tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa
sức khỏe và quá trình học tập của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân
Mối quan hệ của sức khỏe tới kết quả học tập:
Xét trên tổng thể, có rất nhiều nghiên cứu đã nêu lên các nhân tố tác
động lên KQHT, nhưng số lượng tác phẩm đề cập đến nhân tố Sức khỏe rất ít
và không phân tích sâu. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đi
theo hướng phân tích trực tiếp nhân tố DDSK và mối quan hệ với KQHT.
Việc học tập của sinh viên được đánh giá cuối cùng qua kết quả học tập của
họ, sinh viên được đánh giá chung là học giỏi và có sự cố gắng học tập khi
anh ta có kết quả học tập tốt và điểm số loại ưu, ngược lại thì anh ta có thể bị
nhận xét là kém tích cực học tập, ôn luyện khiến kết quả học tập yếu kém.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng tôi thấy rằng có rất nhiều
nguyên nhân và yếu tố tác động để khiến cho một sinh viên đạt được kết quả
tôt hoặc ngược lại. Sau khi tham khảo những nghiên cứu nói về các nhân tố
ảnh hưởng tới KQHT, chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu mới chỉ đưa được
những nhân tố mang những đặc điểm trực tiếp của học tập (Mức tham khảo

bải tập, thời gian tự học, …) mà chưa có một tài liệu nào đề cập tới việc sử
dụng các yếu tố về cá nhân như sức khỏe để giải thích cho KQHT.
Theo chúng tôi, đặc điểm sức khỏe cũng đóng vai trò khá quan trọng để
có được KQHT cuối cùng của sinh viên. Nếu sinh viên có nền tảng sức khỏe
yếu kém, cơ thể dễ mắc bệnh trong thời gian của kì học thì rất có thể việc tiếp
thu kiến thức sẽ bị gián đoạn. Đặc biệt là nếu sinh viên bị ốm trong kì thi có
thể khiến cho hoạt động ôn tập bị khó khăn và đình trệ, sinh viên sẽ không đủ
sức khỏe để làm bài thi một cách hoàn thiện nhất.
1.5.4/ Các yếu tố tác động tới đặc điểm sức khỏe của sinh viên


25

Sinh viên là một đội ngũ có độ tuổi khá trẻ trong xã hội, với những điều
kiện làm việc, học tập, sinh sống đặc thù, chính vì vậy đặc điểm sức khỏe của
sinh viên bị tác động bởi nhiều tổ hợp yếu tố xã hội và môi trường. Từ các
yếu tố đã quy ước của tổ chức Y tế thế giới WHO, chúng tôi đưa ra các yếu
tố tác động tới đặc điểm sinh viên Việt Nam sau:
-Thu nhập và trợ cấp từ gia đình: Sinh viên là những đối tượng trong
phạm vi 18-25 tuổi, vẫn đang học tập và trong thời kì nhận trợ cấp cho ăn và
nơi ở từ phía gia đình. Trợ cấp từ gia đình càng lớn, cuộc sống của sinh viên
càng có nhiều cơ hội được đầy đủ hơn, điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi và sinh
hoạt cũng tốt hơn, điều này cũng khiến cho sức khỏe của sinh viên được cải
thiện tốt hơn.
-Giáo dục: Sinh viên trưởng thành qua từng năm học, với lượng kiến
thức được tích lũy và kinh nghiệm sống ngày càng được cải thiện. Vì vậy,
sinh viên năm nhất sẽ có những nhận thức, kiến thức dành cho vấn đề sức
khỏe rất khác so với sinh viên năm hai và sinh viên năm ba.
-Điều kiện cơ sở vật chất: Bao gồm cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình
sinh hoạt thường ngày của sinh viên và cơ sở vật chất của nhà trường để phục

vụ cho học tập kiến thức trên trường.Với điều kiện vật chất sinh hoạt thiếu
thốn, sinh viên gặp nhiều khó khăn và giới hạn trong sinh hoạt thường ngày.
Nếu điều kiện trường học thiếu thốn, sinh viên dễ dẫn tới tiếp thu kiến thức,
học tập và trao đổi kém hiệu quả.
-Sự trợ giúp từ cộng đồng. Sinh viên hiện nay thường từ nhiều vùng
miền đi học, do đó, sinh viên thường phải sống và học tập ở xa gia đình, tự
chăm lo cho học tập và sức khỏe bản thân. Trong thời gian đó, những khi ốm
đau hoặc bị trầm cảm, họ rất cần sự chăm sóc và chia sẻ từ bạn bè và thầy cô
để có thể nhanh chóng vượt qua bệnh tật và những áp lực căng thẳng từ xung
quanh.
-Giới tính cũng cho biết những DDSK của sinh viên. Sinh viên nam và
nữ có những đặc điểm khác nhau nên khả năng bị mắc bệnh, sức chịu đựng


×