Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chuyen de ON TAP TV LOP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.58 KB, 39 trang )

Buổi
1

Tên bài dạy

3

Từ xét về cấu tạo: Từ đơn, từ ghép, từ láy – bài tập củng cố.
Từ xét về nghĩa: Từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa – bài
tập củng cố.
Các biện pháp tu từ đã học – Bài tập.

4

Các từ loại đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, … - bài tập.

5

Các thành phần câu đã học: Chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ - bài tập.

6

Các kiểu câu xét về cấu tạo, xét theo mục đích nói và chia theo cách khác.

2

7
Các cách xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn.
CHUYÊN ĐỀ:ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 9

PHẦN I: THỐNG KÊ CÁC ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT CẦN ÔN TẬP.


I. Hoạt động giao tiếp
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại
II. Từ vựng
1.. Từ xét về cấu tạo gồm:
- Từ đơn
- Từ ghép
- Từ láy
2. Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ:
- Từ nhiều nghĩa
- Thành ngữ.
- Từ đồng nghĩa.
- Từ trái nghĩa
- Từ đồng âm.
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
- Trường từ vựng
3. Từ xét về nguồn gốc
- Từ toàn dân:
- Từ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Thuật ngữ
4. Sự phát triển và mở rộng vốn từ.
5.Các biện pháp tu từ từ vựng
- So sánh:
- Nhân hoá.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- Nói quá:
- Nói giảm nói tránh:
- Điệp ngữ:

- Chơi chữ:
6. Trau dồi vốn từ
7. Lời dẫn trực tiếp lời dẫn dán tiếp
-1-


III. Ngữ pháp
1 Từ loại tiếng Việt
- Danh từ - Cụm danh từ
- Động từ- Cụm động từ
- Tính từ - Cụm tính từ
- Số từ
- Lượng từ
- Chỉ từ
- Phó từ
- Đại từ
- Quan hệ từ
- Trợ từ
- Thán từ
- Tình thái từ
1.Câu
a.Các thành phần câu
- Các thành phần chính:
+ Chủ ngữ.
+ Vị ngữ.
- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ
+. Khởi ngữ
b. Các thành phần biệt lập:
- Thành phần tình thái:

- Thành phần cảm thán:
- Thành phần gọi đáp:
- Thành phần phụ chú:
2. Các loại câu.
a. Chia theo cấu trúc ngữ pháp
- Câu đơn:
- Câu ghép:
- Câu rút gọn:
- Câu đặc biệt:
b.Chia theo mục đích nói
- Câu trần thuật
- Câu nghi vấn:
- Câu cấu khiến:
- Câu cảm thán;
c. Chia theo cách khác
- Câu phủ định;
- Câu chủ động
- Câu bị động: .
III.Nghĩa tường minh và hàm ý
IV. Liên kết câu liên kết đoạn văn
PHẦN II: NỘI DUNG ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
A: HỆ THỐNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ LÝ THUYẾT
I. Hoạt động giao tiếp
-2-


*Các phương châm hội thoại
1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói
phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. không thừa, không thiếu.
VD “Lợn cưới, áo mới” gây cười được vì cả hai nhân vật trong truyện đều nói nhiề

u hơn những gì cần nói.Chi tiết:“con lợn cưới của tôi” và“từ lúc tôi mặc cái áo mới
này” là thừa so với yêu cầu giao tiếp. Những chi tiết thừa này tạo nên tiếng cười
phê phán tính hay khoe của.
b. Khi An hỏi “học bôi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba
không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Chi tiết “ở dưới nước” là vừa thừa vừ
a thiếu, vì ngay trong nghĩa câu “bơi” đã hàm nghĩa “ở dưới nước” rồi.
2. Phương châm về chất: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin
là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
VD:Trong truyện dân gian “Quả bí khổng lồ”, anh chàng khoe cái nồi là để chế nh
ạo anh chàng khoe quả bí khoác lác.
*Nhiều thành ngữ phê phán việc giao tiếp không tuân thủ phương châm về chất:
+Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
+Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
+Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
+Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả.
+Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô trương.
+Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
+Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
3.Phương châm quan hệ: Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
Ví dụ: Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt”
4. Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh
cách nói mơ hồ.
Ví dụ: .
+Thành ngữ “dây cà ra dây muống chỉ cách nói dài dòng,rườm rà.
+Thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” chỉ cách nói ấp úng, không thàn
h lời, không rành mạch.
+Hoặc câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể hiể
u mơ hồ theo 2 cách sau:
(1) Tôi đồng ý với những nhận định (của ai đó) về truyện ngắn của ông ấy.

(2) Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn (nào đó) của ông ấy.
5.Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ví dụ: Trong mẫu chuyện “Người ăn xin”,cả hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đ
ều cảm thấy mình đã nhận đượctừ người kia một cái gì đó.
6.Nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại
- Người nói vô ý vụng về thiếu văn hoá giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác
quan trọng hơn
- Người nói muốn gây chú ý buộc người nghe hiểu theo một hàm ý
* Xưng hô trong hội thoại
-3-


- Tiếng việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú,tinh tế và giàu sắc thái biểu
cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để
xưng hô cho thích hợp
II. Từ vựng Tiếng Việt
A.Từ xét về cấu tạo
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy…
2. Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.
VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng…
Từ phức có 2 loại:
* Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ
với nhau về nghĩa.
- Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm,
tính chất, trạng thái của sự vật.
* Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Vai trò: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca… có tác

dụng gợi hình gợi cảm.
B.Từ xét về nguồn gốc
1. Từ mượn:
Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện
tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
*Ví dụ: Cửu Long, du kích, hi sinh...
2.Từ ngữ địa phương:
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
* Ví dụ:
“ Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!”
( Tố Hữu - Đi đi em)
- 3 từ trên (rứa, ni, chi) chỉ được sử dụng ở miền Trung.
*Một số từ địa phương khác:
Ví dụ
Các vùng miền
Từ địa phương
Từ toàn dân
Bắc Bộ
Nam Bộ
Nam Trung Bộ
Thừa Thiên Huế

biu điện
dề, dui
béng


bưu điện
về, vui

bánh
ngã

3. Biệt ngữ xã hội:
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất
định.
* Ví dụ:
- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra toán.
- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
+ Ngỗng: điểm 2
+ trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt
-4-


( Được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên )
*Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống
giao tiếp .
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm
màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ
ngữ toàn dân có nghĩa tương đương để sử dụng khi cần thiết.
4. Thuật ngữ.
- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường dùng trong các
văn bản khoa học công nghệ.
-VD
:
(1) Nước là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển…
(2) Nước là hợp chất các nguyên tố Hy- đrô và ôxi có công thức là H20.
Cách

giải
thích
(1)

cách
giải
thích
thông
thường.
- Cách giải thích (2) thể hiện đặc tính bên trong của sự vật và chỉ có thể nhận biết
qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học, nếu không có kiến thức
hoá học thì không thể hiểu được. Đây là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ .
C. Từ xét về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất,hoạt động ,quan hệ) mà từ biểu thị.
Ví dụ: Bàn, ghế, sách…
2. Từ nhiều nghĩavà hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
-Từ nhiều nghĩa là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển
nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng biến đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều
nghĩa(nghĩa gốc – nghĩa chuyển , nghĩa đen nghĩa bóng)
3.Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: xinh- đẹp, ăn- xơi
- Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn
VD: quả- trái, mẹ- má…
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn:
VD: khuất núi- qua đời, chết- hi sinh…
4. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau trên một cơ sở chung nào
đó.
VD: cao- thấp, béo- gầy, xấu- tốt…

5. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,
không liên quan gì với nhau.
VD:
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
6. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm
phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

-5-


- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao
hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp
đối với một từ ngữ khác.
VD: Động vật: thú, chim, cá
+ Thú: voi, hươu…
+ Chim: tu hú, sáo….
+ Cá: cá rô, cá thu…
7. Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
C. Một số biện pháp tu từ từ vựng
1. So sánh:
- Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.
* Cấu tạo của phép so sánh
So sánh 4 yếu tố:
- Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.
- Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

- Từ so sánh.
- Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.
Ta có sơ đồ sau :
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A
Vế B
(Sự vật được Phương diện Từ so sánh
(Sự vật dùng để làm
so sánh)
so sánh
chuẩn so sánh)
Mặt trời
xuống biển
như
hòn lửa
Trẻ em
như
búp trên cành
+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt
+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh
chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên
tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
* Các kiểu so sánh
a. So sánh ngang bằng
b. So sánh hơn kém
* Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều

lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người
hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
2. Ẩn dụ:
- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét
tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời Bác có
sự tương đồng về công lao giá trị.
* Các kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình tượng.
-6-


+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
*Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh
của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức
diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một
ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý
mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và
hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
3. Nhân hóa :
- Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng
những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây
cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm
của con người.
* Các kiểu nhân hoá

+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính
chất sự vật.
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
* Tác dụng của phép nhân hoá
- Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho
thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
4. Hoán dụ:
- Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có
mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Các kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy Anh ấy là một tay bong rổ cừ khôi.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Quê hương cũng nhớ thương anh.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Áo chàm đưa buổi phân li.....
+ Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Tôi kể ngày xưa chuyên Mị châu/Trái tim
lầm chỗ để trên đầu.
5. Nói quá:
- Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được
miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
6. Nói giảm, nói tránh
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau
buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự
7. Điệp ngữ:
- Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu
âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ
8. Chơi chữ :
- Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho
câu văn hấp dẫn và thú vị
* Các lối chơi chữ :

+ Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa
-7-


+ Dùng lối nói lái
+ Dùng lối đồng âm:
+ Chơ chữ điệp phụ âm đầu
D. Sự phát triển và mở rộng vốn từ
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc làm cho một từ có thể có nhiều
nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ:
- Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét
nghĩa mới hoàn toàn.
- Mượn từ của tiếng nước ngoài.
E.Trau dồi vốn từ:
- Rèn luyện nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ.
G. Lời dẫn trực tiếp lời dẫn gián tiếp.
- Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời
dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoạc nhân vật có điều chỉnh
ch thích hợp, lời dãn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
III. Ngữ pháp
A.Từ loại tiếng việt
1. Danh từ
a) Khái niệm: Danh từ là từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.
b) Các loại danh từ:
- Danh từ chỉ sự vật:
+ Danh từ chung: Là những danh từ có thể dùng làm tên gọi cho một loạt sự
vật cùng loại. VD: bàn, ghế, quần, áo, sách, bút ...

+ Danh từ riêng: Là những danh từ dùng làm tên gọi riêng cho từng cá thể, sự
vật, người, địa phương, cơ quan, tổ chức. VD: Hoàng, Trang, Hà nội, Trường THCS
Ba Đình ...
- Danh từ chỉ đơn vị:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ). VD: cái, con, hòn, viên,
tấm, bức, bọn, nhóm ...
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước (Danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ
đơn vị ước chừng).
2. Động từ
a) Khái niệm: Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, trạng
thái của sự vật. Động từ có khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ,
còn, hãy, đừng, chớ ... và thường làm vị ngữ trong câu.
b) Các loại động từ: Động từ tình thái, động từ hành động trạng thái,
3. Tính từ
a) Khái niệm: Là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất. Tính
từ có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá. Thường làm vị ngữ trong câu
hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ và cụm động từ.
b) Các loại tính từ: Tính từ không đi kèm các từ chỉ mức độ và tính từ có thể
đi kèm các từ chỉ mức độ.
-8-


4. Số từ: Là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự.
5. Đại từ là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất được
nói đến hoặc dùng để hỏi. Đại từ không có nghĩa cố định, nghĩa của đại từ phụ thuộc
vào nghĩa của từ ngữ mà nó thay thế.
6. Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát.
7. Chỉ từ là những từ dùng để chỏ vào sự vật xác định sự vật theo các vị trí không
gian thời gian.
8. Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ

9. Quan hệ từ là những từ dùng nối các bộ phận của câu, các câu, các đoạn với nhau
để biểu thị các quan hệ khác nhau giữa chúng.
10. Trợ từ là các từ chuyên đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc để nêu ý
nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị. Trợ từ không có khả năng
làm thành một câu độc lập.
Ví dụ: những, có, chính đích, ngay,...
11. Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc
dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một
câu đặc biệt.
Thán từ gồm 2 loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng , dạ , ừ.
12. Tình thái từ là những từ dùng để tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
B.Cụm từ.
1. Cụm danh từ
* Khái niệm: là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ,
nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
VD: Một túp lều nát trên bờ biển.
* Mô hình của cụm danh từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị
hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
VD: Một chàng dế thanh niên cường tráng.
số từ trung tâm
Phụ sau
2. Cụm đông từ
* Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ,
nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

VD: Góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.
* Mô hình của cụm động từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thời
gian, sự tiếp diễn tương tự...
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng,
hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân...
VD: Chưa tìm được ngay câu trả lời.
PT
PTT
Phụ sau
3. Cụm tính từ

-9-


* Khái niệm: là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
Cụm tính từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình tính từ,
nhưng hoạt động trong câu giống như một tính từ.
VD: Thơm dịu ngọt cốm mới.
* Mô hình của cụm tính từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Các phụ ngữ ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự,
mức độ của đặc điểm, tính chất ...
- Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ....
VD: Đang trẻ
như một thanh niên
PT PTT
Phần sau
C. Thành phần câu
*Thành phần chính và thành phần phụ
1. Các thành phần chính.

- Chủ ngữ: Nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động,
trạng thái ... được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gì, cái gì.
- Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện
tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời
gian. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì, như thế nào, là gì, ...
2. Các thành phần phụ.
- Trạng ngữ là thành phần nêu lên hoàn cảnh, thời gian, không gian, nguyên
nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu.
- Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói
đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
*. Các thành phần biệt lập.
1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm
đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
* Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như:
- theo tôi, ý ông ấy, theo anh
* Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như:
- à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... (đứng cuối câu).
VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố)
2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn,
mừng, giận,...).
VD: Trời ơi, Chỉ còn có năm phút.
3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD:
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
- Vâng, mời bác và cô lên chơi

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính
của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai

- 10 -


dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành
phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của
anh, chưa đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không
tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần
biệt lập.
D. Các kiểu câu
* Chia theo cấu trúc ngữ pháp
1. Câu đơn
* Khái niệm : Câu đơn là câu có một cụm C-V là nòng cốt.
VD: Ta hát bài ca tuổi xanh.
C
V
2. Câu đặc biệt
* Khái niệm: Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, câu đặc biệt
có cấu tạo là một từ hoặc cụm từ làm trung tâm cú pháp của câu.
VD: Gió. Mưa. Não nùng.
3. Câu ghép
3. Đặc điểm của câu ghép
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau
tạo thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.

VD: Gió càng thổi mạnh thì biển càng nổi sóng
C
V
C
V
b. Cách nối các vế câu ghép.
* Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng các từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, nhưng, còn, vì, bởi vì, do, bởi, tại ….
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) …., nếu … thì …; tuy ...
nhưng …
+ Nối bằng một cặp phó từ (vừa … vừa ..; càng … càng …; không những …
mà còn …; chưa … đã …; vừa mới … đã …), đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với
nhau (cặp từ hô ứng) ( ai …nấy, gì … ấy, đâu … đấy, nào…. ấy, sao … vậy, bao
nhiêu ….bấy nhiêu)
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy,
dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
c. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
- Những quan hệ thường gặp: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả
thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung,
quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ
hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa
giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh
giao tiếp.
4. Rút gọn câu.
- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu
rút gọn.
- 11 -



- Câu rút gọn còn được dùng để ngụ ý rằng hành động, tính chất được nêu
trong câu là của chung mọi người.
-VD: Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)
* Biến đổi câu
1. Tách câu.
- Khi sử dụng câu, để nhấn mạnh người ta có thể tách một thành phần nào đó
của câu (hoặc một vế câu) thành một câu riêng.
- VD: Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt
đêm.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
2. Câu chủ động - câu bị động.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ là chủ thể của hành động tác động lên vật
khác
-Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng bị hành động nêu ở vị ngữ
hướng tới.
- VD: Thầy giáo khen Nam. (Câu chủ động)
Nam được thầy giáo khen. (Câu bị động)
3. câu phủ định
- là câu có những từ phủ định dùng để thông báo phản bác
- VD : Con không về được mẹ ạ !
* Các kiểu câu chia theo mục đích nói
1.Câu nghi vấn:
+ Khái niệm: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao,
đâu, bao giờ,bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, ( có)…không, (đã)…chứ,…) hoặc có từ hay
( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Chức năng: chức năng chính là dùng để hỏi.
Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến,
khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…và không yêu cầu người

đối thoại trả lời.
nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc
bằng dáu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
2.Câu cấu khiến:
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,…
hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến
không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.Câu cảm thán;
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời
ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của
người nói, người viết; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn
ngữ văn chương.
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4.Câu trần thuật:
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu nhiến,
cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…
- 12 -


Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị
hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết
thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
IV. Nghĩa tườngminh và hàm ý
- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu.
VD: Tấm vải này trình bày hoa văn rất đẹp.
- Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
A: - Tối nay hai đứa mình đi xem phim?
B: - Mình chưa làm xong bài văn. ( Hàm ý là Tối nay mình không đi được)
A: - Đành vậy!
- Các điều kiện tồn tại của hàm ý: Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người
nghe có năng lực giải được hàm ý trong câu nói.
V. Liên kết câu liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ
đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề).
+Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc)
- Về hình thức: Có thể được liên kết bằng một số biện pháp chính sau:
1. Phép lặp từ ngữ:
Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
VD: Văn nghệ đã làm cho tâm hoàn họ thực được sống. Lời gửi của văn
nghệ là sự sống
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng:
Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng
với từ ngữ đã có ở câu trước.
- VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
3. Phép thế :
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
- Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, thế, kia, vậy... nó, hắn, họ...
- Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó...
- Các yếu tố được thay thế có thể là: danh từ, động từ, tính từ, hoặc cụm chủ - vị.
VD: Nghe anh gọi, con bé giật mình. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
4. Phép nối:
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Các từ ngữ dùng

trong phép nói thường đứng trước chủ ngữ gồm có:
- Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, vì, né, tuy, để...
- Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế thì, vậy nên...
- Những tổ hợp kiểu quán ngữ: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, vả lại, hơn nữa,
với lại...
- Các kiểu quan hệ phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả), điều
- 13 -


kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.
Ví dụ: Anh ấy đi du học cách đây hai năm. Vì vậy, chúng tôi không còn
gặp nhau nữa.

B.RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP
DẠNG 1: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI-XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
Bài 1.Vận dụng phương châm hội thoại để chỉ ra lỗi sai trong các trường hợp sau.
Các trường hợp đó đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a.Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b.Én là một loài chim có cánh.
c. -Cậu học bơi ở đâu vậy?
-Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
d. –Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Giải:
a/Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa “là thú nuôi trong
nhà’.
b/Thừa cụm từ “có hai cánh” vì én là một loài chim , mà tất cả các loài chim đều có
hai cánh.
c/Câu trả lời không đáp ứng nội dung của câu hỏi vì “ bơi là hoạt động di chuyển
trong nước hoặc trên mặt nước”rồi; điều người hỏi cần biết là một địa điểm cụ thể

nào đó như bể bơi thành phố hay sông, hồ.
d/Câu: –Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Thừa cụm từ “cưới
của tôi” vì không có con lợn nào là lợn cưới cả. Chỉ cần hỏi: “ Bác có thấy con lợn
nào chạy qua đây không?”
Câu: -Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Thừa cụm từ “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. Chỉ cần trả lời: “(Nãy giờ) tôi chẳng
thấy con lợn nào chạy qua đây cả.”
=>Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về lượng.
Bài 2.Cho các từ sau: nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng;
nói dối; nói mò.
Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau và chỉ rõ các câu vừa điền có liên quan
đến phương châm hội thoại nào?
a.Nói có căn cứ chắc chắn là…
b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là…
c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là…
d.Nói nhảm nhí, vu vơ là…
e.Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác
cho vui là…
Giải:
a.Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng
b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
d.Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội
e.Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác
cho vui là nói trạng.
- 14 -


=>Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về chất.
Bài 3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có

liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; ăn không nói có; cãi chày cãi cối; khua môi
múa mép; nói dơi nói chuột; hứa hươu hứa vượn.
Giải:
Tất cả đều vi phạm phương châm hội thoại về chất.
-ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- ăn không nói có: nói vu khống, bịa đặt.
- cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
-nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng, cho qua chuyện rồi không thực hiện lời
hứa.
Bài4. Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại
nào?
Nói ba hoa thiên tướng; nói một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói
thắt; nói một tấc lên trời.
Giải:
Các trường hợp trên đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại về
chất.
Nói ba hoa thiên tướng; nói một thốt ra mười; nói mò nói mẫm; nói thêm nói thắt;
nói một tấc lên trời.
Bài 5. Nối cột A với cột B cho hợp lý và cho biết các trường hợp đó liên quan đến
phương châm hội thoại nào?
A
B
1.Nói móc
a.Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách.
2.Nói ra đầu ra b.Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói.
đũa

3.Nói leo
c.Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách
cố ý.
4.Nói mát
d.Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến.
5.Nói hớt
e.Nói rành mạch, căn kẽ, có trước có sau.
Giải:
1c; 2e; 3d; 4a; 5b. Trường hợp 2e là phương châm cách thức, còn lại là phương
châm lịch sự.
Bài 6. Giải nghĩa các thành ngữ sau đây và cho biết mỗi thành ngữ đó có liên quan
đến phương châm hội thoại nào?
Nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mở; mồm
loa mép giải; đánh trống lảng; nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Giải:
-Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (PC lịch sự).
- 15 -


-Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (PC lịch sự).
-Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (PClịch sự).
-Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (PC cách thức).
-Mồm loa mép giải:lắm lời, đanh đá, nói át người khác (PC lịch sự).
-Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự vào một việc nào đó,
không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (PC
quan hệ).
-Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói không khéo, thô kệch, thiếu tế nhị (PC lịch
sự).
Bài 7.Các câu tục ngữ, ca dao sau khuyên chúng ta điều gì? Các câu ấy có liên quan
đến phương châm hội thoại nào?

a.Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe.
b.Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
c.Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
d.Một lời nói quan tiền thúng thóc, một lời nói dùi đục cẳng tay.
e.Một câu nhịn là chín câu lành.
g.Lời chào cao hơn mâm cỗ.
h.Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
i.Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Giải:
Các câu tục ngữ, ca dao đó khuyên chúng ta khi giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch
sự, nhã nhặn, dễ nghe. Các câu ấy có liên quan đến phương châm lịch sự.
Bài 8: Các tổ hợp từ sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nói dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói
lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ…
Giải:
Các tổ hợp từ sau vi phạm phương châm cách thức.
Nói dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói con cà con kê, nói
lúng búng như ngậm hột thị, nói ấm a ấm ớ…
Bài 9:Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Giải:
Trong đoạn thơ sau:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,

Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Nguyễn Du đã để cho nhân vật MGS vi phạm phương châm hội thoại về chất (lời
giới thiệu về tên tuổi, quê quán không rõ ràng, mập mờ, khó hiểu, nói dối), và
- 16 -


phương châm lịch sự (nói cộc lốc, không có chủ ngữ) để qua đó vạch trần bẩn chất
vô học của nhân vật MGS.
Bài 10. Đọc đoạn trích sau:
Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào
đây.”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt,
một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”. (Thánh Gióng)
Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả. Cách
xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
Giải:
Trong phần trích truyện Thánh Gióng, từ xưng hô mà đứa bé dùng để gọi mẹ mình
là theo cách gọi thông thường. Nhưng khi xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ
ta- ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.
Bài 11 Đọc đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời…
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…(Việt Bắc- Tố Hữu)
Cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở điểm nào?Chỉ ra sự khác nhau về
sắc thái biểu cảm của các từ đó.
Giải:
- Trong phần trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ
giống nhau ở chỗ: Đều chỉ Hồ Chủ Tịch với tư cách một công dân. Thể hiện sự
thành kính đối với Hồ Chủ Tịch.
- Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm:

+ Bác mang sắc thái thành kính, thân thiết, ruột thịt.
+Người mang sắc thái thành kính, thiêng liêng, cao quí.
+Ông Cụ mang sắc thái thành kính, bình dân, mộc mạc
Bài 12. Các thành ngữ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Chuyện ông chẳng bà
chuộc”, “Ông nói gà, bà nói vịt”… dùng để chỉ những tình huống hội thoại như thế
nào? Những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Giải:
Các thành ngữ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Chuyện ông chẳng bà chuộc”,
“Ông nói gà, bà nói vịt”… dùng để chỉ những tình huống hội thoại không hiểu nhau,
mỗi người một ý, chẳng đâu vào đâu… Những thành ngữ đó liên quan đến phương
châm quan hệ.
Bài 13 .
“Mình nói với ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro,
Ta đi xách nước rửa cho con mình.” (Ca dao)
Bài ca dao trên nói về việc gì? Cô gái trong bài ca dao không tuân thủ phương châm
hội thoại nào? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
Giải:
Bài ca dao trên nói về việc một cô gái nói dối về chuyện chồng con, có lẽ do một lí
do tế nhị nào đó. Cô gái trong bài ca dao không tuân thủ phương châm hội thoại về
- 17 -


chất: Nói những điều không đúng xác thực. Nguyên nhân bắt nguồn từ: người nói
phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Bài 14. Nhận xét về cách xưng hô của tác giả trong câu thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác).
Cho biết, trong Tiếng Việt thường có những từ ngữ xưng hô nào? Nêu cách dùng
những từ ngữ ấy.

Giải:
. Nhà thơ xưng “con”, gọi Bác thể hiện mối quan hệ thắm thiết, cảm động, gần gũi,
ruột thịt nhưng cũng rất thành kính, trân trọng.
*Trong Tiếng Việt thường có các từ ngữ xưng hô sau:
-Các đại từ: Tôi, ta, mình, nó, họ…
-Các danh từ chỉ quan hệ họ hàng: Cô, dì, chú, bác, cậu, mợ…
-Các danh từ chỉ người: Cô bé, chàng trai, cô gái,
-Các danh từ chỉ chức vụ: giám đốc, sếp, tổ trưởng, chủ nhiệm…
*Cách dùng: Cần chú ý các yếu tố chính sau:
-Quan hệ người nói và người nghe.
-Tình huống giao tiếp.
-Mục đích giao tiếp.
DẠNG .TỪ, NGHĨA CỦA TỪ, SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG.
Bài 1.Từ xuân, tay, chân trong các câu sau được hiểu như thế nào? Xác định nghĩa
gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa?
1.Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Nguyễn Du)
2.Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Nguyễn Du)
3.Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay. (Nguyễn Du)
4.Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. (Nguyễn Du)
5.Tay ta tay búa tay cày
Tay gươm tay súng dựng xây nước nhà. (Tố Hữu ).
6.Tập tầm vông tay nào không tay nào có
Tập tầm vó tay nào có tay nào không. (Đồng dao)
7.Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể sở sông Ngô tung hoành. (Nguyễn Du)
8.Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du)
9.Năm em HS lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù
Đổng”.
10.Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
11.Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)
12.Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
- 18 -


Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
13. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.(HCM)
Giải:
1.Xuân: chỉ mùa mở đầ cả một năm, được tính từ tháng 1-3, mùa chuyển tiếp từ
đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên->Nghĩa gốc.
2.Xuân: chỉ tuổi trẻ, thuộc về tuổi trẻ->Nghĩa chuyển, ẩn dụ.
3, 6.Tay: Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm.->
Nghĩa gốc.
4, 5, 7.Tay: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó.>Nghĩa chuyển, hoán dụ(lấy bộ phận chỉ toàn thể.)
8.Chân: Chỉ bộ phận phía dưới cùng của cơ thể, nơI tiếp giáp với đất, dùng để di
chuyển.-> Nghĩa gốc.
9.Chân: Chỉ từng đơn vị người có mặt.-> nghĩa chuyển, hoán dụ.
10.Chân: Chỉ bộ phận của đồ vật, tiếp giáp đất, dùng để chống đỡ. -> nghĩa chuyển,
ẩn dụ.
11.Chân: Chỉ phần phía cuối của sự vật, nơI có cảm giác như tiếp giáp với đất.->
Nghĩa chuyển, ẩn dụ.
Bài 2. Từ “trà” trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa như sau: Búp hoặc lá cây chè
đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Chẳng hạn như: Pha trà. Ấm trà ngon. Hết
tuần trà.

Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách
dùng sau: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà linh chi, trà tâm sen…
Giải:
Từ “trà” trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà linh chi, trà tâm
sen có nghĩa la: sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha
nước uống.-> Nghĩa chuyển, ẩn dụ.
Bài 3. Từ “đồng hồ” trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa như sau: Dụng cụ đo giờ
phút một cách chính xác. Chẳng hạn như: Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.
Dựa vào định nghĩa trên, hãy giải thích nghĩa của từ “đồng hồ” trong các trường
hợp: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng…và cho biết trường hợp nào dùng
với nghĩa gốc, trường hợp nào dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa
của từ đó.
Giải:
Từ “đồng hồ” trong các trường hợp: đồng hồ nước, đồng hồ xăng… có nghĩa chỉ
những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ. Trường hợp đồng hồ đeo tay
dùng với nghĩa gốc, trường hợp đồng hồ nước dùng với nghĩa chuyển? Phương thức
chuyển nghĩa ẩn dụ.
Bài 4. Giải nghĩa và xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa
của các từ gạch chân sau:
a.Hội chứng viên đường hô hấp cấp thường rất phức tạp và nguy hiểm.
b.Hiện nay, lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
c.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã hoạt động rất có
hiệu quả trong lĩnh vực cho vay vốn.
d.Ngân hàng máu trong các bệnh viện luôn ở trong tình trạng khan hiếm.
- 19 -


e.Mỗi nhà trường đều có ngân hàng đề thi để sử dụng trong kiểm tra kiến thức của
HS.
g.Anh ấy bị sốt đến 40 độ.

h.Hiện nay cơn sốt đất không còn nữa.
i.Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.
k.Pê lê được coi là vua bóng đá.
Giải:
a.Hội chứng: Là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. (gốc)
b. Hội chứng: Là tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một
vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.(Chuyển, ẩn dụ)
c.Ngân hàng: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các
nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. (gốc)
d.Ngân hàng: Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi
cần. (Chuyển, ẩn dụ)
e.Ngân hàng: Tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện
tra cứu, sử dụng. .(Chuyển, ẩn dụ)
g.Sốt: Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. (gốc)
h.Sốt: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng
nhanh. .(Chuyển, ẩn dụ)
i.Vua: Người đứng đầu nhà nước quân chủ. (gốc)
k.Vua: Người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định , thường là sản xuất,
kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. .(Chuyển, ẩn dụ)
Bài 5. Đọc các câu thơ sau:
a.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
b.Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.(Nguyễn Khoa Điềm)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể
coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được
không? Vì sao?
Giải:
Trong hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ? Tác giả gọi
Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình
thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của
từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó
không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ
điển
Bài 6
Giải nghĩa từ “chín”, “lưng”, “mua” trong các câu sau, từ nào là nghĩa gốc, từ nào là
nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ đó?:

- 20 -


a-Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo
vệ con người.(1)
-Anh phải suy nghĩ thật chín mới nói với mọi người.(2)
-Tài năng của cô ấy đã đến độ chín.(3)
-Khi phát biểu với mọi người, đôi má của bạn ấy chín như quả bồ quân.(4)
b-Em ngủ cho ngoan đừng rờii lưng mẹ.(1)
-Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.(2)
-Lưng núi thì to mà lưng lưng mẹ thì (3)nhỏ.
-Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường.(4)
c.Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.(1)
-Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Giải:
-Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ
con người.(1): Quả già đến lúc ăn được thường có màu đỏ hoạc vàng ngoài vỏ, ruột

mềm, ăn thơm ngon
-Anh phải suy nghĩ thật chín mới nói với mọi người.(2) Sự suy nghĩ kĩ lưỡng, đầy đủ
mọi khía cạnh.
-Tài năng của cô ấy đã đến độ chín.(3)Tài năng đạt đến độ cao nhất.
-Khi phát biểu với mọi người, đôi má của bạn ấy chín như quả bồ quân.(4)Sắc mặt
đỏ ửng lên.
=>Chín (1) nghiã gốc; chín (2,3,4) nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Bài 7.Đọc các câu sau:
a)Em ạ, Cu ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương
Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương. (Tố Hữu, Từ Cuba)
b)Anh đà có vợ hay chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào. (Ca dao)
c)Con dao này cắt rất ngọt.
d)Đàn ngọt, hát hay
Giải:
Từ “ngọt” trong các câu trên có nghĩa như thế nào? Xác định nghĩa gốc, nghĩa
chuyển, phương thức chuyển nghĩa?
a)Em ạ, Cu ba ngọt lịm đường =>có vị như đường mật=> Nghĩa gốc.
Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương
Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại=>có vị như đường mật=> Nghĩa gốc.
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương. (Tố Hữu, Từ Cuba)
b)Anh đà có vợ hay chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào. (Ca dao)=>Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ
xiêu lòng người=> nghĩa chuyển, ẩn dụ
c)Con dao này cắt rất ngọt.=>ở mức độ cao, gây ấn tượng thấm sâu, vào sâu=>
Nghĩa chuyển, ẩn dụ
d)Đàn ngọt, hát hay=>Âm thanh êm dịu, gây thích thú=> nghĩa chuyển, ẩn dụ
- 21 -



Bài 8. Giải nghĩa các từ “nắm’ “ mềm’ “ miệng” trong các trường hợp sau, xác định
nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa.
1.a.Nắm tay nhau, nắm lấy sợi dây.
.b.Nắm xôi, cơm nắm, nắm than bỏ vào lò.
.c.Nắm kiến thức, nắm thời cơ, nắm chính quyền.
2.a. Mềm như bún
.b.Chị ấy có dáng người đi rất mềm.
.c.Nó rất hay mềm lòng.
3.a.Miệng nói tay làm.
b.Há miệng chờ sung.
c.Kiểm tra miệng, trao đổi miệng.
d.Miệng túi, miệng cốc.
Giải:
1.a.Co các ngón tay vào lòng bàn tay để giữ lấy.=> Nghĩa gốc.
1.b.Nén chất mềm, dẻo vào lòng bàn tay thành từng vắt, từng khối.=> ngh chuyển,
ẩn dụ.
1.c.Biết vận dụng, giữ chắc cho mình=>Ngh chuyển, ẩn dụ.
2.a. Mềm như bún=>Dễ biến dạng khi có tác động của cơ học.=> nghĩa gốc.
2.b.Chị ấy có dáng người đi rất mềm.=>Khéo và dẻo trong các động tác=>Nghĩa
chuyển,ẩn dụ
2.c.Nó rất hay mềm lòng.=>Dễ xúc động, rung cảm đến mức yếu đuối.=> Ngh
chuyển, ẩn dụ.
3.a.Miệng nói tay làm.=>Bộ phận hình lỗ trên mặt người và động vật, dùng để ăn
uống, nói năng, kêu hót.=> nghĩa gốc.
b.Há miệng chờ sung.=>Miệng người, biểu trưng cho việc ăn uống, nói năng=>
Nghĩa chuyển, hoán dụ.
c.Kiểm tra miệng, trao đổi miệng.=>Nói chứ không phải viết.=> nghĩa chuyển, hdụ.
d.Miệng túi, miệng cốc.=>Phần trên cùng, chỗ thông ra ngoài của vật có chiều

sâu.=> Nghĩa chuyển, ẩn dụ.
Bài 9. Giải nghĩa các từ “đầu”, “
1.a. Đầu voi đuôi chuột.
b.Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.
c.Đầu bạc răng long.
d.Đầu tàu.
e.Đầu bàn, đầu đũa.
g.Đầu làng, đầu năm.
h.Ăn chia theo đầu người.
i.Đứng ở hàng đầu.
Giải:
1.a. Đầu voi đuôi chuột.=>Phần trên cùng của cơ thể người hoặc động vật, nơi chứa
bộ óc=> Gốc
b.Anh ta có cái đầu tuyệt vời, nhớ đến từng chi tiết.=>Trí tuệ, tư tưởng của con
người.
c.Đầu bạc răng long.=>Mái tóc.=> Chuyển
d.Đầu tàu.=>Phần trước nhất của một số vật=> Chuyển.
- 22 -


e.Đầu bàn, đầu đũa.=>Phần tận cùng giống nhau ở hai phía của một vật hình dài.=>
Chuyển.
g.Đầu làng, đầu năm.=>Phần ở điểm xuất phát của khoảng không gian, thời
gian.=>Chuyển
h.Ăn chia theo đầu người.=>Từng đơn vị người, gia súc.=>Chuyển.
i.Đứng ở hàng đầu.=>ở vị trí trước nhất trong không gian hoặc thời gian.=> chuyển
Bài 10.Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại.
a, Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b.Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500
năm.

c.Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng
nhu cầu học tập của xã hội.
d.Về khuya, đường phố rất im lặng.
e.Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các
nước trên thế giới.
g.Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
Giải:
Trong ba câu đều mắc lỗi dùng từ
a.Dùng thừa từ “đẹp” vì “thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp.
b.Dùng sai từ “dự đoán” vì “dự đoán” có nghĩa là “đoán trước tình hình sự việc nào
đó có thể xảy ra trong tương lai”. Chỉ có thể dùng: phỏng đoán, ước đoán, ước tính.
c. Dùng sai từ “đẩy mạnh” vì đẩy mạnh có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh
lên”. Nó về qui mô chỉ có thể dùng “mở rông” hay “thu hẹp”.
d.Dùng sai từ “im lặng” vì từ này dùng để nói về con người hoặc cảnh tượng của
con người. Thay bằng “yên tĩnh”, “vắng lặng”…
e.Dùng sai từ “thành lập” vì từ này có nghĩa là “lập nên, xây dựng nên một tổ chức
như nhà nước, đảng, hội, công ty…” Dùng là: thiết lập quan hệ ngoại giao.
g.Dùng sai từ “cảm xúc”vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là “sự
rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì”.Nên dùng là: cảm phục, xúc
động…
Bài 11. Xác định từ ghép, từ láy trong các từ sau:
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi,
cây cỏ, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh, mặt mũi, tướng tá,
xanh xao.
Giải:
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bèo bọt, cỏ cây, đưa đón, nhường
nhịn, rơi rụng, mong muốn, mặt mũi, tướng tá.
Từ láy : HS xác định các từ còn lại
Bài 12. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa
gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ

nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng! (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Giải:
- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
- 23 -


Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều
nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm
thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
Bài 13 Xác định hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đồng âm trong các trường hợp
sau:
a.Từ “lá” trong:
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rợi. (Gửi em dưới quê làng, Hồ Ngọc Sơn)
Và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.
b.Từ “đường” trong:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
Và trong: Ngọt như đường.
c.Từ “đào” trong:
Đào vừa ra hoa.(Ca chiu xa)
Và trong:
Bác Hai đang đào đất.
d.Từ “già” trong:
Mẹ già như chuối chín cây.( Mừng tuổi mẹ)
Và trong: Phải tôi thật già thép mới cứng.

Giải:
- Hiện tượng nhiều nghĩa :Lá trong lá xa cành và lá phổi xanh; già trong mẹ già và
tôi thật già thép
- Hiện tượng đồng âm trong các trường hợp: Đường trong Đường ra trận và ngọt
như đường; “đào trong Đào vừa ra hoa và đào đất
Bài 14 Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách
dùng từ ở đoạn trích sau:
a. “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong
những bể máu.” (Tuyên ngôn độc lập. Hồ Chí Minh)
b. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con
nít. Lão hu hu khóc…” (Nam Cao, Lão Hạc)
c. “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài
nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá
chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời
nào tình thương yêu và lòng kính trọng mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm
phạm đến.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d.Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
Giải:
- 24 -


c. Tác giả sử dụng các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến,
rắp tâm” : trường từ vựng “thái độ”

d. Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng:
trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng
có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác
ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến
mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc
Bài 15. Đọc câu sau:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ
trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào.
Gợi ý:
- Dựa trên cơ sở từ xuân là từ chỉ một mùa xuân trong năm, khoảng thời gian
tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay thế cho
toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Việc thay từ xuân trong câu trên có tác dụng: thể hiện tinh thần lạc quan của tác
giả. Ngoài ra còn tránh được việc lặp lại từ tuổi tác.
Bài 16.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… (Bằng Việt, Bếp lửa)
Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn
lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Gợi ý:
Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng hình ảnh ngọn lửa cụ thể hơn mang ý nghĩa
ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà nhen sớm
sớm, chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu người ta vẫn thường dùng nhóm
lửa mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương luôn
ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, ngọn lửa thắp sáng lên niềm tin,
ý chí, hy vọng và nghị lực. Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương

ấm áp bà dành cho cháu. Phải chăng chính ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm
hồn cháu, ý chí, nghị lực và một tình yêu cuộc sống, một niềm tin tươi sáng về ngày
mai. Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt mang niềm yêu thương, ý chí,
nghị lực, niềm tin của bà truyền cho cháu. Khái quát hơn, đó là ý chí, là nghị lực, là
niềm tin của cả một dân tộc trong thời kỳ lịch sử vô cùng khó khăn đó, niềm tin về
một ngày mai hoà bình, một ngày mai tươi sáng và một tương lai tốt đẹp hơn đang
chờ phía trước. Hình ảnh của bà trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là người thắp lửa
giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Lửa ấy là lửa niềm tin, lửa sức sống truyền đến
các thế hệ mai sau.
Bài 17
Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau:

- 25 -


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×