Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.4 KB, 43 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là một yêu cầu tất yếu trong quá trình
xây dựng và phát triển kinh tế một cách ổn định, vững chắc với tốc độ nhanh tại
các quốc gia trên thế giới. Để đạt được như vậy đòi hỏi phải xác định được cơ cấu
kinh tế hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa các
vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế.
Một trong những tác nhân quan trọng gây chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính
là đầu tư phát triển. Vậy tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu kinh
tế như thế nào? Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của đầu tư đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam ra sao? Đề tài này sẽ góp phần giải đáp
những thắc mắc đó cho các bạn độc giả.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài nghiên cứu của nhóm, ngoài sự nỗ lực của bản thân
mỗi thành viên, chúng tôi con nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo.
Trước hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giảng viên
Đại học Kinh tế Quốc dân, đã trang bị cho chúng tôi những kiến thức cơ bản và có
định hướng đúng đắn trong học tập.
Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Anh đã giúp đỡ,
hướng dẫn chúng tôi trong quá trình là bài nghiên cứu.
Do điều kiện về thời gian và sự hiểu biết chuyên môn còn nhiều hạn chế, bài
nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cũng như các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016


Nhóm nghiên cứu
Nhóm 8 – Lớp Kinh tế đầu tư_1

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
ĐTPT

Đầu tư phát triển

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CN

Công nghiệp

NN

Nông nghiệp

DV

Dịch vụ


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

1

Ngân sách Nhà nước 2011- 2014

18

2

Vốn đầu tư phát triển trên toàn xã hội theo giá so sánh 2010

19

3

Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế

21

4

Cơ cấu doanh nghiệp trong bảng xếp hạng FATS 500
giai đoạn 2011-2014

5

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư theo ngành
giai đoạn 2009-2014


6

24

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký phân theo vùng

26


7

giai đoạn 2011-2015

29

Cơ cấu GDP và vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

30


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tác động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở các nước và đặc biệt ở Việt Nam từ đó đó cho thấy vai trò quan trọng của đầu tư
phát triển đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước; đánh giá thực
trạng đầu tư phát triển tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam; đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để có những tác động tới

chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống kiến thức kinh tế về vấn đề đầu tư phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Phản ánh và đánh giá sự tác động của đầu tư phát triển đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động đầu tư sao cho hoạt động này tác
động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý nhất trong thời gian
tới.
II. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
-

Liệu có tồn tại mối liên hệ giữa đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh

-

tế hay không?
Có những cách đánh giá nào để đánh giá tác động của đầu tư đến chuyển

-

dịch cơ cấu kinh tế?
Hoạt động đầu tư phát triển cần được định hướng ra sao để chuyển dịch cơ
cấu kinh tế hợp lý?
6



III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu
tư phát triển, đến cơ cấu kinh tế và sự tác động của hoạt động đầu tư phát triển đến
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
IV. Phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở các quốc gia, đặc biệt tập trung nghiên cứu và sự tác
động của đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
2. Phạm vi về thời gian
- Các số liệu được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian 5 năm
(2011-2015)
- Các giải pháp đề xuất dự kiến áp dụng từ năm 2016
3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung và nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư phát triển và
-

chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nghiên cứu về thực trạng hoạt động đầu tư phát triển và tác động của
đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nghiên cứu về những giải pháp để hoạt động đầu tư phát triển tác
động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả

V. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đầu tư, đầu tư phát


triển, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các bảng số liệu
VI. Khái quát nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
nghiên cứu có cấu trúc gồm 4 chương:
Chương I. Tổng quan nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
Chương II. Những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tư phát triển tới
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7


Chương III. Thực trạng tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu kinh
tế
Chương IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của đầu tư phát triển tới chuyển
dịch cơ cấu kinh tế

8


Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

I. Các công trình nghiên cứu có liên quan
1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) và tác động của đầu tư phát

triển (ĐTPT) tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) từ lâu đã được quan tâm

bởi các nhà nghiên cứu và làm chính sách.
Ngân hàng thế giới (WB) có hai công trình nghiên cứu lớn: “Sự thần kỳ
Đông Á” và “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á”. Hai công trình này xem xét chính
sách cơ cấu của các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…). Trong cuốn
“Sự thần kỳ Đông Á”, WB cho rằng chính sách CCKT là một trong những nhân tố
quyết định đến sự phát triển thần kỳ của Đông Á. Điều này hàm ý rằng, vai trò của
Nhà nước là rất lớn quyết định đến sự phát triển thần kỳ của khu vực này. Tuy
nhiên, ở trong cuốn “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á” các tác giả, trong đó có
J.Stinglirt, người được giải thưởng Nobel Kinh tế 2002, sau khi xem xét lại, ông lại
cho rằng về cơ bản chính sách cơ cấu ít có tác động, mà sự CDCCKT chủ yếu do
thị trường chi phối, quyết định. Dovring (1959) cho rằng quy mô lớn của khu vực
nông nghiệp làm khó khăn cho việc dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lĩnh
vực phi nông nghiệp. Trong khi Johnston và Kilby (1975) thì lại cho rằng sự
chuyển dịch cơ cấu lao động chậm là do nhu cầu của khu vực công nghiệp còn nhỏ
và lương của người lao động còn thấp.
Trong tác phẩm “Điều Chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng
đi trong tương lai” của học giả Nhung Điện Tân (Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
2003) đã đề cập tới vấn đề CDCC trong nông nghiệp, tới những vấn đề đáng chú ý
sau: Khuyến khích phát triển các TPKT trong nông nghiệp, nông thôn; tập trung
đầu tư cho khoa học, công nghệ; đẩy mạnh chăn nuôi, đa dạng hóa sản phẩm trồng
trọt hướng về xuất khẩu; điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội
9


nhập… Những vấn đề tác giả đưa ra nhằm mục đích chuyển dịch nền nông nghiệp
Trung Quốc từ phát triển chiều rộng(số lượng ) sang chiều sâu (chất lượng), bên
cạnh đó là việc giảm dần diện tích đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích khác
hoặc cho tương lai… [25, tr.12].
Tác giả Kee Hwee Wee trong bài nghiên cứu “Outward foreign direct
investment by enterprises from Thailand” (2003) (Đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài của các công ty Thái Lan) đã đưa ra một số gợi ý thiết thực nhằm nâng cao
tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư để cơ cấu lại nền kinh tế của
địa phương.
Một trong các mô hình lý thuyết

về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nổi tiếng là

mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima _ Nhà kinh tế học người Nhật Bản.
OShima đã đưa ra hướng quan tâm đầu tư phát triển kinh tế theo ba giai đoạn với
những mục tiêu và nội dung phát triển khác nhau. Giai đoạn 1: tạo việc làm cho
thời gian lao động nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.
Giai đoạn 2: hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả
nông nghiệp, công nghiệp theo chiều rộng, chuyển lao động từ ngành nông nghiệp
sang ngành công nghiệp. Giai đoạn 3: đầu tư phát triển theo chiều sâu trên toàn bộ
các ngành kinh tế. Như vậy có thể thấy đầu tư phát triển là một trong những nhân
tố góp phần quan trọng trong việc CDCCKT.
2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Ở Việt Nam, hoạt động đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã
thu hút được nhiều sự quan tâm, và được tiến hành nghiên cứu đưới nhiều khía
cạnh khác nhau:
 Đề tài KHXH.02,04 (1994) “Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp
đồng bộ thúc đẩy CDCCKT ngành, vùng, thành phần trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Ngô Đình Giao chủ nhiệm. Theo quan điểm của đề
tài, đẩy mạnh XK là phương hướng cơ bản và ưu tiên trong CDCCKT trong quá
trình CNH, HĐH; từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn trong giai đoạn phát triển
đến năm 2000.

10



 “ CDCCKT ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” do

Đỗ Hoài Nam chủ biên (1996). Công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tiêu chí có
tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế,
đó là định hướng sử dụng lợi thế so sánh và chỉ số ICOR thấp.
 “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam giai đoạn
1988 – 2005” của Đỗ Thị Thủy đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào
Việt Nam, nhất là giai đoạn 1997 – 2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
trong khu vực làm giảm sút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này.
 “Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam” của Tống
Quốc Đạt đã làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về FDI và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo ngành kinh tế, hệ thống những thay đổi về cơ chế chính sách của Việt
Nam trong thời kỳ từ khi ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987) đã thu
hút FDI theo ngành kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động FDI theo ngành kinh tế
ở Việt Nam đến 2005.
 “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” (2006) do Bùi Tất Thắng chủ
biên. Nghiên cứu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới CDCCKT ở Việt Nam.
Đồng thời với điểm xuất phát mới của nền kinh tế Việt Nam đặt ra tính cấp thiết
của nhu cầu rút ngắn quá trình CNH.
 “Luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh chính sách cơ cấu ngành trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” Báo cáo tổng hợp Đề tài khoa học
cấp Bộ của Đặng Thị Hiếu Lá. Đề tài đã phân tích về CDCCKT ngành trong bối
cảnh mới – hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong quá trình phân tích về đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế và dịch chuyển cơ
cấu kinh tế, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp nhiều những luận cứ khoa
học quan trọng cho đề tài nghiên cứu.
I. Một số khái niệm liên quan
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian
xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều

kiện kinh tế - xã hội nhất định.1

1 Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr5

11


Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sự dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì
những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.2
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ
chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc vào mục
tiêu của nền kinh tế.3
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ
trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra
khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng.4
II. Phân loại cơ cấu kinh tế

Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu kinh
tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
1. Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh
tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về mặt số lượng và chất
lượng giữa các ngành với nhau. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP,
lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; còn khía cạnh
chất lượng phản ánh vị tri, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác
động qua lại giữa các ngành với nhau.5
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận quan trọng nhất trong phân tích CCKT vì
nó phản ánh sự phát triển khoa học – công nghê, lực lượng sản xuất, phân công lao

động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất.
Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo
3 nhóm ngành chính:



Nhóm ngành nông nghiệp: gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Nhóm ngành công nghiệp: gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.

2 Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr20
3 Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr41
4 Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr41
5 Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr81-82

12




Nhóm ngành dịch vụ: gồm các ngành thương mại, du lịch,…
Ngoài ra nếu dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất, ta có thể phân

tích theo 2 nhóm: nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Còn nếu dựa trên
tính chất sản phẩm cuối cùng có nhóm ngành sản xuất sản phẩm và nhóm ngành
dịch vụ.
Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự
chuyển đổi theo xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi,
trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
2. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo

không gian địa lý. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cùng với cơ cấu ngành kinh tế thực chất
là hai mặt của một hệ thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã
hội. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất
trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành
trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Loại cơ cấu này phản ánh những
mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nước trong hoạt động kinh
tế. Thông thường cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị - nông thôn,
khu vực kinh tế trọng điểm – phi trọng điểm, khu vực kinh tế đồng bằng – miền
núi,…
3. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Nếu như phân công lao động sản xuất là cơ sở hình thành cơ cấu ngành cơ
cấu kinh tế lãnh thổ, thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh
tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh
tế và cơ cấu kinh tế lãnh thổ. Sự tác động đó là biểu hiện của mối quan hệ giữa các
loại cơ cấu trong nền kinh tế. Loại cơ cấu này phản ánh các mối quan hệ giữa con
người trong quá trình sản xuất trong đó nổi bật lên hàng đầu là là quan hệ sở hữu
đối với các tư liệu sản xuất.
Mô hình chúng về số lượng thành phần kinh tế trong nền kinh tế các nước
bao gồm:


Kinh tế nhà nước
13


Kinh tế ngoài Nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế này thường không giống nhau, điều này tạo ra




tính đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như mỗi giai
đoạn phát triển của từng quốc gia.
III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1

Nhóm yếu tố trong nước

 Điều kiện tự nhiên: Bao gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên
nhiên,… Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thể phát triển ngành sản
xuất nào một cách thuận lợi ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế, hay tận dụng điều
kiện tự nhiên của mỗi vùng địa lý nhất định để tiến hành phát triển sản xuất phù
hợp ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế lãnh thổ,… Nhìn chung, điều kiện tự nhiên có
tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia.
 Nhu cầu thị trường: Nhu cầu của từng xã hội, thị trường ở mỗi giai đoạn là cơ sở

để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất lượng
hàng hóa từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành nghề trong
nền kinh tế.
 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ của người lao động quyết
định đến khả năng sử dụng công cụ sản xuất, lựa chọn xu hướng phát triển ngành
nghề. Đồng thời, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước cho phép sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh hay châm, đạt hiệu quả đến
mức nào.
 Yếu tố chủ quan từ phía nhà nước: Là những mục tiêu, quan điểm, định hướng
phát triển của nhà nước. Nhà nước là chủ thể quan trọng của nền kinh tế, nhận thức
và vạch ra hướng đi của nhà nước sẽ quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế.
Nhà nước có thể tác động gián tiếp lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định

hướng phát triển, đầu tư, những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các
ngành nghề nhằm đảm bảo sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra cho từng
giai đoạn của đất nước.

14


1.2 Nhóm yếu tố ngoài nước
 Xu hướng chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới: Các quốc gia trên thế

giới luôn có mối liên hệ nhất định. Bất kì sự thay đổi nào về mặt chính trị, kinh tế,
xã hội của một nước, đặc biệt các nước lớn hay một khu vực hoặc rộng hơn là toàn
thế giới cũng sẽ tác động ít nhiều đến các nước khác. Trước những sự thay đổi đó,
các quốc gia phải có sự thay đổi, điều chỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế và
cơ cấu kinh tế để đảm bảo cho lợi ích cũng như sự phát triển của quốc gia trước
những sự thay đổi.
 Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa: Có tác động mạnh mẽ đến sự dịch chuyển cơ
cấu kinh tế của từng quốc gia. Toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo điều kiện cho các
nước khai thác được các thế mạnh của nhau về nguồn lực, vốn, kỹ thuật,… Điều đó
tạo thuận lợi cho các nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự
phân công lao động trên quy mô lớn đóa là toàn cầu.
 Những thành tựu khoa học, kỹ thuật: đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin
được vận dụng trong mọi lĩnh vực góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của các nước bởi sự nhanh nhạy của thông tin và kỹ thuật hiện đại làm cho
sản xuất kinh doanh luôn được điều chỉnh hợp lý dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế một cách phù hợp đối với từng quốc gia.
2. Các chỉ số đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các chỉ số sau được sử dụng để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
giữa hai thời kỳ:
2.1 Tỷ trọng các ngành – β(t)

Công thức tính tỷ trọng ngành


Tỷ trọng của ngành nông nghiệp
βNN(t) =



Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng
βCN(t) =



Tỷ trọng của ngành dịch vụ
βDV(t) =



Tỷ trọng ngành phi nông nghiệp
βPNN(t) = βCN(t) + βDV(t)
15




Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất
βSXVC(t) = βNN(t) + βCN(t)

Ý nghĩa
Các chỉ số này cho biết đóng góp về mặt lượng của mỗi ngành vào tổng sản lượng

của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. Nếu xét trong một thời kỳ, chỉ số này thể hiện
vai trò của mỗi ngành trong nền kinh tế. Nếu xét nhiều thời kỳ liên tiếp, chỉ số này
biểu hiện sự thay đổi vai trò của các ngành theo thời gian.
2.2 Hệ số chuyển dịch k


Hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp:
Cosθo =



Với θo = arccosα
k=


Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất :
Cosθo =



Với θo = arccosα
k=
Ý nghĩa:
Góc θo bằng 0o khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bằng 90 0 khi
chuyển đổi cơ cấu kinh tế là lớn nhất.
Hệ số k cho biết tốc độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhờ đó mà ta có thể
sử dung hệ số k của mỗi vùng hay mỗi giai đoạn để so sánh và đánh giá tốc độ của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng hoặc của một vùng trong từng giai đoạn.
2.3 Độ lệch tỷ trọng ngành



Độ lệch tỷ trọng ngành nông nghiệp là:
dNN = -



Độ lệch tỷ trọng ngành dịch vụ là:
DDV = -

Ý nghĩa
Đánh giá hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành trong thời kì nghiên cứu.
IV.

Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
16


Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo sự cân đối mới trên phạm vi nền
kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế
trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
1. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào
từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng
ngành, tạo điều kiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới… do đó làm
dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.6
 Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp GDP của các ngành: Đầu tư vào


ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có khả năng đóng góp vào GDP càng cao.
 Đối với các ngành nông nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã hội
nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ…
 Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát
triển các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng
điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng
xuất khẩu.
 Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận
tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư còn tạo
nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu chính viễn
thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ.
 Nhờ có đầu tư mà quy mô, năng lực sản xuất của các ngành cũng được tăng cường.
Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc, thiết bị sản
xuất… suy cho cùng đều cần đến vốn. Một ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm
của mình thì phải luôn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, kiểu
dáng, nghiên cứu chế tạo các chức năng, công dụng mới cho sản phẩm.

6 Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr44.

17


2. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
lãnh thổ
Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất
cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa
thế, kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn.7
Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung tại những vùng kinh tế trọng điểm của

đất nước. Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư phát huy thế mạnh của mình,
góp phần lớn vào sự phát triển chung của cả nước, làm đầu tàu kéo kinh tế chung
của đất nước đi lên. Khi đó những vùng kinh tế khác mới có điều kiện phát triển,
làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển.
Nguồn vốn đầu tư cũng thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát
triển, giúp họ có đủ điều kiện khai thác, phát huy tiềm năng của họ, giải quyết
những vướng mắc tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương hướng phát triển, tạo
đà cho nền kinh tế vùng, thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các
vùng kinh tế khác.
Như vậy đầu tư có sự tác động quan trọng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng - lãnh thổ, từng vùng có khả năng phát triển kinh tế cao hơn, phát huy được
thế mạnh của vùng, đời sống nhân dân trong vùng có nhiều thay đổi, tuy nhiên trên
thực tế mức độ đầu tư vào từng vùng là khác nhau, điều đó làm cho nền kinh tế
giữa các vùng vẫn luôn có sự khác nhau, chênh lệch nhau.
Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là yếu
tố bảo đảm chất lượng của đô thị hóa. Đô thị hóa sẽ không thành công, thậm chí
còn cản trở sự phát triển nếu cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu của người
dân. Các dịch vụ y tế, giáo dục… cần được đầu tư cho phù hợp với sự phát triển
của một đô thị.
3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc
vào chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành
7 Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. ĐH KTQD, 2012, tr45

18


phần nào là chủ đạo, thành phần nào là được ưu tiên phát triển, vai trò, nhiệm vụ
của các thành phần trong nền kinh tế. Ở đây, đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.
Đầu tư tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của

các thành phần kinh tế.
Đầu tư tạo ra sự phong phú, đa dạng về nguồn vốn đầu tư. Cùng với sự xuất
hiện của các thành phần kinh tế mới là sự bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào
tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo nên nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để nâng cao
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động
và tận dụng được các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích
mọi các nhân tham gia đầu tư vào kinh tế.
V. Các hệ số đánh giá hiệu quả tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
1. Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu ngành

Công thức:

H1 =
Trong đó:
1

(t1): tỷ trọng đầu tư của ngành thời kỳ nghiên cứu

1

(t): tỷ trọng đầu tư của ngành thời kỳ trước

tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ nghiên cứu
tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ trước
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP
(thay đổi cơ cấu kinh tế) thì cần phải đầu tư cho ngành thêm bao nhiêu. Bởi vậy, nó
là thước đo đánh giá độ nhạy cảm giữa tỷ trọng GDP của mỗi ngành và tỷ trọng
đầu tư của ngành đó. Qua đó có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của đầu tư tới

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu hệ số này mang giá trị dương tức là khi tỷ
19


trọng đầu tư vào ngành tăng (hoặc giảm) thì tỷ trọng GDP cũng tăng (hoặc giảm)
tương ứng.
2. Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP

Công thức:

H2 =
Trong đó:
g(t1): tốc độ tăng trưởng kỳ nghiên cứu
g(t): tốc độ tăng trưởng kỳ trước
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết đóng góp phần đưa vào tăng trưởng kinh tế lên 1% thì
tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó là bao nhiêu. Hệ số này là thước đo đô nhạy
cảm của tăng trưởng kinh tế nói chung với thay đổi tỷ trọng đầu tư của mỗi ngành.

Chương 3
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng nguồn vốn đầu tư của Việt Nam

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trọng
hiện tại, nhằm tạo ra tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản suất mới và duy trì
những tài sản hiện có, nhằm tạo them việc làm nhằm mục tiêu phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển tại là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại của các
nguồn vốn trong nước và ngoài nước nhằm mục tiêu phát triển.
Các nguồn vốn đầu tư dành cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt

Nam:
1. Nguồn vốn trong nước
1.1. Vốn Nhà nước

Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu
chính phủ , trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức,
20


vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn
vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất. (Khoản 44/Điều 4/Luật Đầu tư số
43/2013/QH13)
1.1.1. Vốn ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán
và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
(Khoản 14/Điều 4/Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13)

Bảng 1: Ngân sách Nhà nước 2011-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
I. Tổng thu NSNN
II. Tổng chi NSNN
Chi đầu tư phát triển
III.Bội chi NSNN

2011

962,982
1,034,244
208,306
112,304

2012
1,038,451
1,170,920
268,812
173,815

2013
2014
2015
1,084,064 782,700
911,100
1,277,710 1,006,700 1,147,100
271,680
163,000
195,000
236,769
224,000
226,000
Nguồn: Bộ tài chính
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011-

2015 chiếm khoảng 16% chi ngân sách nhà nước. Cụ thể, chi cho đầu tư phát triển
năm 2015 là 195 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,99% ngân sách nhà nước năm 2015,
trong đó:
Ưu tiên bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án, các

công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang;
Ưu tiên vốn đối ứng cho các dự án ODA, dự án theo hình thức đối tác công tư
(PPP), xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước;
Phần còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới.
1.1.2. Vốn Nhà nước ngoài ngân sách
Vốn Nhà nước ngoài ngân sách là vốn nhà nước theo quy định của pháp luật
nhưng không bao gồm vốn ngân sách nhà nước. (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)
Vốn Nhà nước ngoài ngân sách bao gồm công trái quốc gia, trái phiếu chính
phủ , trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay
21


ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được
bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà
nước; giá trị quyền sử dụng đất.
1.2. Nguồn vốn ngoài nhà nước
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một nguồn vốn rất lớn mà chưa
được sử dụng triệt để. Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các
doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.
Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển trên toàn xã hội theo giá so sánh 2010
Đơn vị : tỷ đồng
KV
Năm
2011
2012
2013
2014
2015


Tổng số
770087
812714
872100
957600
1367200

Tỷ trọng
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%

KV ĐT

KV

Tỷ

ngoài

Tỷ

nước

Tỷ

NN
287242

325918
351000
379700
519500

trọng
37.30%
40.10%
40.25%
39.65%
38.00%

NN
trọng
ngoài
trọng
298093 38.71% 184752 23.99%
309321 38.06% 177475 21.84%
328000 37.61% 193100 22.14%
366100 38.23% 211800 22.12%
529600 38.74% 318100 23.27%
Nguồn: tổng cục thống kê.

Không quá khó để nhìn thấy sự đóng góp và tăng trưởng của khu vực đầu tư
ngoài nhà nước. Năm 2011, khu vực ngoài nhà nước cung cấp 298.093 tỷ đồng
trong tổng số 770.087 tỷ đồng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 38,71%. Cơ cấu
vốn đầu tư ngoài nhà nước có xu hướng đều tăng dần theo các năm, năm 2012 là
38,06%, năm 2013 là 37,61%, năm 2014 là 38,23%, năm 2015 là 38,7%.
Sự cải thiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường
kinh doanh đã tạo điều kiện cho sự tang trưởng của khu vực vốn ngoài nhà nước,

đặc biệt là đầu tư tư nhân. Hơn nữa , biện pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử
lý nợ xấu giúp hệ thống tài chính lành mạnh hơn, góp phần nâng cao khả năng
cung tín dụng cho khu vực tư nhân.
2. Nguồn vốn nước ngoài
I.1.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA

22


Hỗ trợ phát triển chính thức hay ODA (Official Development Assistance) là
một hình thức đầu tư nước ngoài, thường là các khoản vay không lãi suất hoặc lãi
suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn được gọi là viện trợ.
Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris dưới sự
chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho
quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
Tháng 12/2009, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lần đầu tiên đạt
mốc 1.000USD. “Việt Nam đã dịch chuyển từ vị trí “quốc gia nghèo, nợ nhiều”
sang vị thế một quốc gia có thu nhập trung bình” ông James Adams, phó chủ tịch
Ngân hang thế giớiWB cho biết.( định nghĩa củaWorld Bank: quốc gia có thu nhập
tring bình là quốc gia có GDP/đầu người từ 760-9360 USD)
Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện
ODA của IDA (Hiệp hội Phát triển Quốc tế- một đơn vị củaWB, chuyên cung các
khoản tài chính cho các quốc gia nghèo), phải chuyển sang sử dụng nguồn vốn vay
ưu đãi IBRD (Ngân hàng quốc tế Tái thiết và Phát triển- một đơn vị củaWB) và
tiến tới vay theo điều kiện thị trường.
I.2. Vốn đầu tư trực tiếp FDI
Đóng góp của khu cự đầu tư FDI vào nền kinh tế những năm qua khá rõ ràng.
Trong đó, trong 11 tháng đầu năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã giải ngân được 13,2 tỷ USD, tang 17,9% với cùng kỳ năm 2014. Giá

trị xuất khẩu khu vực FDI năm 2014 đạt 93,98 tỷ USD chiếm 62,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu; năm 2013 đạt 81,18% , chiếm 61,4% kim ngạch xuất khẩu
Sau những đợt song FDI đổ vào lĩnh vực công nghiệp nặng, bất động sản, là làn
song FDI mới với chất lượng cao hơn với sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ
hang đầu thế giới như Samsung, Nokia, LG, Microsoft,… . Trong đó, Samsung nổi
lên là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam về lượng vốn đầu tư cũng như kim ngạch xuất
nhập khẩu. Nổi bật nhất với 2 dự án khu tổ hợp Samsung Bắc Ninh (SEV) và
Samsung Thái Nguyên (SEVT) với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD. Năm 2013,
Samsung xuất khẩu 23 tỷ USD, năm 2014 là 26,3 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.

23


Những Hiệp định thương mại tự do FTA mới mà Việt Nam đang hướng tới gần
nhất như Hiệp định thương mại tự do Thái Bình Dương TPP,… sẽ thúc đẩy luồng
vốn FDI và các lĩnh vực mới cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng đầu tư FDI.
II. Thực trạng cơ cấu tại Việt Nam
1. Thực trạng cơ cấu theo ngành kinh tế
Bảng 3: Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị : %
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Tỷ
trọng

ngành
NN
22.01
19.67
18.38
19.68
18.89

Tỷ
trọng
ngành
CN
40.23
38.63
38.31
36.93
36.96

Tỷ
trọng
ngành
DV
37.76
41.7
43.31
43.39
44.15

Tỷ
trọng

ngành
PNN
77.99
80.33
81.62
80.32
81.11

Tỷ
Độ lệch
trọng
tỷ trọng
Cos θ
Góc
ngành
ngành
SXVC
NN
62.24
58.3
-2.34
0.9994 2.001
56.69
-1.29
0.9998 1.069
56.61
1.3
0.9998 1.077
55.85
-0.79

0.9999 0.658
Nguồn: Tổng cục thống kê

1.1 Thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp
Việt Nam trước đây là một nước nông nghiệp nên ngành nông nghiệp đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, theo định hướng của
Đảng và Nhà nước, nền kinh tế đất nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.
Xét qua các năm từ 2011 đến 2015 ta thấy tỷ trọng của ngành nông nghiệp
giảm dần từ 22.01% (năm 2011) xuống chỉ còn 18.89% (năm 2015), điều đó cho
thấy đóng góp về mặt lượng của ngành nông nghiệp vào tổng sản lượng của nền
kinh tế đang giảm dần. So sánh tỷ trọng của ngành nông nghiệp với 2 ngành công
nghiệp và dịch vụ ta thấy vai trò của ngành nông nghiệp so với 2 ngành còn lại đối
với nền kinh tế ngày một ít đi.
Độ lệch tỷ trọng nông nghiệp luôn mang dấu âm cho thấy hướng chuyển dịch từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Hệ số chuyển dịch k của hai
ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 luôn dương và nhỏ
hơn 0,5 cho thấy nền kinh tế đoang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
nhưng chưa diễn ra mạnh mẽ với k=0.008 là thấp nhất, k=0.023 là cao nhất.
24

Hệ số
k
0.023
0.012
0.012
0.008


Trong phát triển sản xuất nông nghiệp những năm gần đây ở nước ta về cơ

bản đã chuyển theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa. Quá trình chuyển dịch cơ
cấu trong nội tại ngành nông nghiệp vẫn diễn ra chậm chạp. Giá trị sản xuất nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay sản xuất lúa gạo vẫn giữ vai trò chủ đạo cả
về diện tích gieo trồng (hơn 60%) và đóng góp cho xuất khẩu nông sản (23-27%).
Năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 74%, ngành ngư nghiệp đóng góp và
tổng giả trị sản xuất của nhóm ngành nông nghiệp 22.7% còn lại ngành lâm nghiệp
chỉ đóng góp 3.3%. Trong nội tại nhóm ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm
dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành lâm nghiệp và ngư
nghiệp.
1.2 Thực trạng ngành công nghiệp
Khu vực công nghiệm và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và
ngày càng hợp lý. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp có
xu hướng giảm, từ 40.23% năm 2011 xuống còn 36.96% năm 2015. Tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường
trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu qua các hoạt động chế biến nông lâm thủy sản, da
giày, may mặc,… Ngành xây dựng đã đạt đến trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu
trong nước và quốc tế. Ngành sản xuất và phân phối điện giữ ở mức ổn định, dần
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện trong nước. Nhìn chung trong nội bộ nhóm
ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành CN chế biến tăng nhưng không nhiều do
các ngành CN gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớm. Giá trị sản xuất công
nghiệp nhưng năm qua tăng nhanh nhưng chủ yếu là tăng ở các ngành may mặc, da
giày, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, xe máy.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp còn chậm, chất lượng tăng
trưởng còn chưa cao. Các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất những linh kiện,
phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,.. chưa phát triển,
phần lớn đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nước
ngoài.

25



×