Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ.
I-Đầu tư.
1.Khái niệm đầu tư-đầu tư phát triển.
1.1 Đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả
đó.
Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt kết quả lớn hơn so
với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến
hành đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên,
sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng lên về
tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (đường sá, nhà máy…), tài sản
trí tuệ (trình độ văn hố, chun mơn, quản lý, khoa học , kỹ thuật) và
nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền
sản xuất xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn
lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy nếu xét theo phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn lực
và trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn
có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay thuộc phạm trù đầu tư phát
triển.
Từ đây có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau:
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn
lực vật chất, nguồn lực lao động, và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà
cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt chúng tên nền bệ,
bồi dưõng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên
gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt
động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế- xã
hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Nhóm 6-K48
1
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
1.2. Phân loại đầu tư phát triển.
Trong thực tế có rất nhiều hình thái biểu hiện của đầu tư .Tùy từng góc
độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta có thể có cách phân
chia hoạt động đầu tư khác nhau.Chúng ta có thể xem xét cách tiệm cận
sau:
1.2.1. Theo bản chất của đối tượng đầu tư.
- Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư tài sản vật chất hoặc đầu tư tài
sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…
- Đầu tư cho đối tượng phi vật chất: Đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân
lực như đào tạo nghiên cứu khoa học, y tế…
1.2.2. Theo phân cấp quản lý.
Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm A, B, C; trong đó dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội
quyết định, dự án nhóm A do Thủ tuớng Chính phủ quyết định, nhóm B
và C do bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết
định.
1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động đầu tư.
- Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu
tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa
học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
1.2.4.Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư:
- Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định.
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho
các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất- kỹ thuật không
thuộc các doanh nghiệp.
1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình
tái sản xuất xã hội.
- Đầu tư thương mại: Là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư
và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn. Vốn vận
Nhóm 6-K48
2
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định
khơng cao, lại dễ dự đốn và dự đốn dễ đat độ chính xác cao.
- Đầu tư sản xuất: Là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi
chậm, thời gian thưc hiện đầu tư dài, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹ thuật
của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất
định trong tương lai khơng thể dự đốn hết và dự đốn chính xác được
(về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, thiên tai, sự ổn
định khoa học kỹ thuật).
1.2.6. Theo thời gian thực hiện.
- Đầu tư dài hạn: Là việc đầu tư xây dựng các cơng trình địi hỏi thời gian
đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các cơng
trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây
dựng cơ sở hạ tầng... Đầu tư dài hạn thường mang yếu tố khó lường, rủi
ro lớn, do đó cần có những dự báo dài hạn, khoa học.
- Đầu tư ngắn hạn: Là loại đầu tư tiến hành trong một khoảng thời gian
ngắn, thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những
hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên rủi ro với hình thức đầu tư
này cũng rất lớn.
1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
- Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn khơng trực tiếp tham gia điều
hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư, người có
vốn thơng qua các chuơng trình tài trợ khơng hồn lại hoặc có hồn lại
với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triển
kinh tế xã hội, là việc các cá nhân mua các chứng chỉ có giá như cổ
phiếu, trái phiếu …để hưởng lợi tức. Đầu tư gián tiếp là phương thức huy
động vốn cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp
tham gia quản lư, điều hành quá trình thực hiện vận hành kết quả đầu tư.
Đây là loại đầu tư tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng
thêm việc làm cho người lao động tiền đề thực hiện đầu tư tài chính và
đầu tư chuyển dịch.
1.2.8. Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia.
- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: Các hoạt động đầu tư được tài trợ từ
nguồn vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của
dân cư.
- Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: Hoạt động đầu tư được thực hiện
bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài.
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển.
Nhóm 6-K48
3
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại
hình đầu tư khác, gồm những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi vốn lớn, nằm khê đọng lâu trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là giá phải trả khá đắt của đầu tư
phát triển.
+ Thời gian thực hiện đầu tư dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi cơng
thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều
cơng trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.
Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và
các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục cơng trình,
quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn,
nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài: Thời gian vận hành các kết
quả đầu tư tính từ khi đưa cơng trình vào hoạt động cho đến khi hết thời
gian sử dụng và đào thải cơng trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác
dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các
kết quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều
yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…
+ Nếu sản phẩm của hoạt động đầu tư là các cơng trình xây dựng sẽ chịu
ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thuỷ văn của địa
điểm đó.
+ Dễ gặp phải rủi ro: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài
và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài…nên mức rủi ro của
hoạt động đầu tư phát triển thường cao.
3. Vai trò của đầu tư phát triển.
3.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
+ Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới,
đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các
nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong
ngắn hạn. Xét theo mơ hình kinh tế vĩ mơ, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư
(I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi).
AD=C+ I + G + X – M
Trong đó: C: tiêu dùng
I: đầu tư
Nhóm 6-K48
4
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
G: tiêu dùng của chính phủ
X: xuất khẩu
M: nhập khẩu
+ Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn
chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung
trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên,
công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau:
Q= F (K, L, T, R…)
Trong đó: K: vốn đầu tư
L: lao động
T: công nghệ
R: nguồn tài nguyên
Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng
cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác nếu tác
động của vốn đầu tư cịn được thực hiện thơng qua các hoạt động đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới cơng nghệ…Do đó đầu tư
gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
3.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng
cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu
tư dù là lớn hay nhỏ đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định
vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chẳng hạn, khi đầu tư tăng lên, cầu của yếu tố đầu tư tăng lên làm cho
giá của các hàng hố có liên quan tăng ( giá chi phí vốn, cơng nghệ, lao
động…), đến mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làm
cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do
tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển
chậm lại. Mặt khác, đầu tư làm cho cầu các yếu tố liên quan tăng, sản
xuất của các ngành này phát triển thu hút nhiều lao động, giảm tình trạng
thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả
các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Ngược lại khi
giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt theo chiều hướng ngược lại so
với các tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành nền kinh tế vĩ mơ, các
nhà hoặch định chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra
chính sách nhằm hạn chế tác động xấu nhằm phất huy tác động tích cực,
duy trì sự ổn định của tồn bộ nền kinh tế.
Nhóm 6-K48
5
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung
bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt mức từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào
ICOR của mỗi nước.
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư
ICOR = ------------------------- Suy ra: Mức đầu tư= ---------------Mức tăng GDP
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu
tư. Ở các nước phát triển,ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao
động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công
nghệ hiện đại có giá cao. Cịn ở các nước đang phát triển và chậm phát
triển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phải
sử dụng lao động để thay thế cho vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại,
giá rẻ.
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay
đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Kinh
nghiệm cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và
hiệu quả đầu tư trong các nghành, các vùng kinh tế cũng như phụ thuộc
vào hiệu quả chính sách kinh tế nói chung. Thơng thường ICOR trong
nông nghiệp thấp hơn ICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn
chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất.
3.4. Đầu tư có vị trí quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng
đội ngũ lao động.
Việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng chun mơn cao, sản phẩm
làm ra có chất lượng yêu cầu cần phải được đầu tư vào công tác đào tạo
từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, chi phí đào tạo ở đây bao gồm chi phí
của nhà nước và chi phí của dân cư cho con em đi học. Và như vậy, để có
được đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm cần
phải thông qua tuyển dụng, chọn lọc,… để tiến hành khâu này cần phải
tốn một khoản chi phí nhất định, khi đó sẽ có được đội ngũ lao động có
trình độ chun mơn, năng suất cao và sản phẩm làm ra có chất lượng tốt
nhất.
3.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học cộng nghệ của đất
nước.
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát
triển khoa học ,cong nghê của mơt doang nghiệp và quốc gia. Trong giai
Nhóm 6-K48
6
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
đoạn phát triển ,xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng
tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối .Tuy nhiên ,qua trình chuyển từ giai đoạn
thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư
lớn ,thay đổi cơ cấu đầu tư.Khơng có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm
bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học
và công nghệ .Mỗi doanh nghiệp mỗi nước khác nhau cần phải có bước
đi phù hợp để lựa chọn cơng nghệ thích hợp.Trên cơ sở đó ,đầu tư có hiệu
quả để phát huy lợi thế so sánh của tưng đơn vị cũng như toàn nền kinh
tế.
II- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Cơ cấu kinh tế.
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối
quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cấu trúc được
biểu thị như một tập hợp những mối liên hệ liên kết hữu cơ các yếu tố
khác nhau của hệ thống nhất định. Cơ cấu luôn là một thuộc tính của hệ
thống. Như vậy, khái niệm cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với quan điểm
của hệ thống. Nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không
gian và thời gian nhất định. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế bao
gồm các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và các lãnh thổ kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có
quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả mặt chất lẫn mặt lượng, tuỳ
thuộc từng mục tiêu của nền kinh tế.
1.2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế.
1.2.1. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan.
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan của q trình phân
cơng lao động xã hội và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, về hoạt động của
các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ quyết định
tính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi nước. Vì vậy, cơ cấu
kinh tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển, những biểu
hiện cụ thể phải phù hợp với đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng tự nhiên,
kinh tế và lịch sử, khơng có một cơ cấu mẫu chung cho nhiều nước, nhiều
vùng khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và cần thiết lựa chọn cơ
cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển.
1.2.2. Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến đổi theo hướng ngày càng hồn
thiện.
Nhóm 6-K48
7
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Sự biến đổi đó gắn liền với sự biến đổi không ngừng của khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin cũng như các yếu tố kinh tế, các quá trình vận
động và phát triển của các yếu tố kinh tế đó trong tổng thể nền kinh tế
quốc dân. Cơ cấu cũ dần dần chuyển dịch và hình thành cơ cấu mới. Cơ
cấu mới ra đời thay thế cơ cấu cũ theo hướng tiến bộ hơn. Cứ như thế cơ
cấu vận động, biến đổi không ngừng từ giản đơn đến phức tạp, từ ít hồn
thiện đến hồn thiện. Sự biến đổi đó của cơ cấu kinh tế chịu sự tác động
thường xuyên của các quy luật kinh tế - xã hội, do sự phát triển không
ngừng của loài người.
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một q trình mang tính kế thừa và
phát triển lịch sử.
Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tích luỹ về lượng
một cách tuần tự. Sự biến đổi về mặt lượng đến một mức độ nào đó dẫn
đến sự biến đổi về chất. Nếu như trong quá trình chuyển dịch mà mang
tính nóng vội hay trì trệ đều tạo nên một sức cản rất nguy hiểm cho quá
trình phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khơng mang tính tự
phát mà chịu sự tác động, điều tiết của các nhà lãnh đạo và quản lý kinh
tế. Bằng cảm nhận và kinh nghiệm của mình, lồi người nhận biết được
những gì có thể xảy ra trong tưong lai mà từ đó tác động vào đâu, ở chỗ
nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho xã hội.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.
1.3.1. Sự phát triển của thị truờng trong và ngoài nước.
Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Yêu cấu đòi hỏi của thị trường cần phải được các doanh nghiệp
đáp ứng, từ đó để có định hướng đầu tư của mình theo chiến lược và
chính sách kinh doanh.
1.3.2. Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước.
Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và
chuyên dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. Nhà nước
và các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư phát triển nhằm phát huy
các nguồn lực sẵn có, tận dụng lợi thế so sánh để đầu tư hướng về xuất
khẩu những sản phẩm có lợi thế, tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả
vào phân cơng lao động và hợp tác quốc tế.
1.3.3. Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế.
Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế là nhân tố bên ngồi
tác động mạnh mẽ tới sự hình thành cơ cấu nền kinh tế. Quan hệ kinh tế
đối ngoại tốt sẽ là điều kiện để tăng thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào
Nhóm 6-K48
8
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.
1.3.4. Sự tiến bộ khoa học cơng nghệ trong điều kiện mở cửa và hội
nhập.
Tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm mới có chất
lượng cao, lượng vốn bỏ ra thấp, do đó sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế tăng lên. Ngồi ra tiến bộ cơng nghệ cịn cho phép
đầu tư vào những ngành đòi hỏi nhiều chất xám , đi sâu nghiên cứu tạo ra
sản phẩm mới có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Kết quả là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hướng tới xuất
khẩu, thay thế nhập khẩu, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố hội
nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.
1.3.5. Chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước.
Chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước là nhân tố
quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế. Trong chính sách kinh tế của
mỗi nước đều có hai mặt cơ bản, đó là chính sách cơ cấu và cơ chế quản
lý kinh tế. Cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển trong sự điều chỉnh,
chuyển dịch để hoàn thiện, giai đoạn ở mức độ sau cao hơn giai đoạn
trước.
1.4. Phân loại cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân gồm:
1.4.1. Cơ cấu kinh tế ngành.
+ Khái niệm: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các
tương quan tỉ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế
quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh được phần nào tr
ình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động của một
quốc gia.
+ Bao gồm các ngành:
- Nông- lâm- ngư nghiệp
- Công nghiệp và xây dựng
- Dịch vụ.
1.4.2. Cơ cấu kinh tế vùng.
+ Khái niệm: Cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ được hình thành bởi việc
bố trí sản xuất theo khơng gian địa lư. Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu
hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ.
Nhóm 6-K48
9
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Tuỳ theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân bố
dân cư trên lãnh thổ để phát triển toàn bộ hay ưu tiên một vài ngành kinh
tế nào đó.
+ Bao gồm các vùng sau:
- Trung du và miền núi phía Bắc
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long.
1.4.3. Cơ cấu thành phần kinh tế.
+ Khái niệm: Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh
tế với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Nó cũng là
một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế, và cơ cấu lãnh thổ trong
quá trình phát triển.
+ Bao gồm các thành phần kinh tế sau:
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế ngoài nhà nước
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu
thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát
triển khơng đồng đều về quy mơ, tốc độ giữa các ngành, vùng.
Tương ứng với 3 loại cơ cấu kinh tế ta cũng xét sự chuyển dịch của 3 cơ
cấu này:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
2.2. Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Quá trình chuyển dịch nền kinh tế nước ta theo hướng CNH- HĐH đang
trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết bởi các lý do sau:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn với CNH- HĐH
mới sử dụng được nhiều lợi thế so sánh nước công nghiệp chậm phát
triển, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển.
Thực tiễn nuớc ta vẫn trong tình trạng nền sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất
kỹ thuật còn thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu….sản phẩm sản xuất
ra có chất lượng kém, khơng có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ, đời
sống nhân dân gặp khó khăn. Để giải quyết căn bản vấn đề trên phải đổi
Nhóm 6-K48
10
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
mới cơ cấu kinh tế.
Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống còn thấp kém so với
các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp kém
làm cho nền kinh tế chưa vững chắc, tài nguyên nhiều, lực lượng lao
động dồi dào chưa có khả năng và khai thác có hiệu quả, giải pháp duy
nhất để khắc phục là tiến hành CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
mở đương cho sản xuất phát triển.
Chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH để tận dụng cơ hội
vượt qua thử thách, khắc phục và tránh đuợc các nguy cơ tụt hậu về kinh
tế. đi chệch hướng XHCN, quan liêu bao cấp…nhằm thực hiện mục tiêu
của Đảng và nhà nước đề ra “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh”.
2.3. Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát
triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hội
nhập. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào phụ thuộc
vào các yếu tố như: quy mô kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với
bên ngoài, dân số của quốc gia, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực, điều
kiện kinh tế, văn hoá…Nhân tố quan trọng khác góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là q trình chun mơn hố trong phạm vi
quốc gia và mở rộng chun mơn hố quốc tế và thay đổi công nghệ, tiến
bộ kĩ thuật. Chun mơn hố mở đuờng cho việc trang bị kĩ thuật hiện
đại, áp dụng cơng nghệ tiên tiến, hồn thiện tổ chức, nâng cao năng xuất
lao động xã hội. Chuyên mơn hố cũng tạo ra những hoat động dịch vụ và
chế biến mới. Tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ lại thúc đẩy q trình
chun mơn hố. Điều đó làm cho tỉ trọng các ngành truyền thống giảm
đi, tỉ trọng các ngành dịch vụ kĩ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng và
dần dần chiếm ưu thế. Phân cơng lao động và sự tiến bộ kĩ thuật, công
nghệ ngày càng phát triển sâu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triển
thị trường các yếu tố sản xuất lại thúc đẩy quá trình phát triển, tăng
trưởng kinh tế và do vậy làm sâu sắc thêm quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nếu:
T ỷ trọng của ngành nơng nghiệp là:
Nhóm 6-K48
11
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
β NN (t) =
GDPNN (t)
GDP(t)
Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là:
βCN (t) =
GDPCN (t)
GDP(t)
Tỷ trọng của ngành dịch vụ là:
βDV (t) =
GDPDV (t)
GDP(t)
Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là:
β NN (t) = βCN (t) + βDV (t)
Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là:
βSXVC (t) = β NN (t) + βCN (t)
Thì:
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành nơng nghiệp và phi nông nghiệp là:
cos θ0 =
β NN (t)xβ NN (t) + βPhiNN (t)xβPhiNN (t1 )
(β2 NN (t) + β2 PhiNN (t))x(β2 NN (t1) + β2 PhiNN (t1))
θ0 = arccosθ0
Góc này bằng 00 khi khơng có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và 900 khi
sự chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất.
k=
θ0
90
Và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là:
d NN = β NN (t1) − β NN (t)
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là
và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:
Nhóm 6-K48
12
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
cosθ0 =
βDV (t)xβDV (t1) + βPhiDV (t)xβPhiDV (t1)
(β2 DV (t) + β2 PhiDV (t))x(β2 DV (t1) + β2 PhiDV (t1))
θ0 = arccosθ0
k=
θ0
90
và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:
dDV = βDV (t1) − βDV (t)
III- Tác động của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanh
với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành,
vùng, lãnh thổ. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp
với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong
từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và
giữa các ngành, vùng, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi
vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
1.1. Đối với cơ cấu ngành.
Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiều
hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hướng đến
tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành,
tạo điều kiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới…do đó làm
dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Nhóm 6-K48
13
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Đầu tư gây nên sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất là trong ngành
công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp
được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng
hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc
độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Tỷ trọng
của khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực
cho phát triển kinh tế quốc dân. Chuyển dịch của khu vực cơng nghiệp
theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thế
nhập khẩu cung cấp cho thị trường nội địa, nhiều mặt hàng có chất lượng
cao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại,
dịch vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập
quốc tế. Đầu tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các
ngành dịch vụ bưu chính viễn thơng, phát triển du lịch, mở rộng các dịch
vụ tài chính tiền tệ.
Đối với các ngành nơng lâm nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn bằng cách xây
dựng kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học
công nghệ…
1.2. Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ.
Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các
vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thốt khỏi tình trạng đói nghèo,
phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…
của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy
những vùng khác cùng phát triển. Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng
điểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó
chính phủ cịn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém
phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế
Nhóm 6-K48
14
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
giữa các vùng. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các
vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại,
đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
vùng và khu vực.
1.3. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế.
Đầu tư tác động nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu
thành phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của
nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu. Đặc
biệt là sự đổi mới thành phần kinh tế nhà nước, giữ vai trị chủ đạo trong
nền kinh tế. Bên cạnh đó cịn có sự phát triển của các thành phần kinh tế
khác, sự liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được chú trọng.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng
sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh
tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế,
thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển
kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...
2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Nhóm 6-K48
15
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
2.1. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu ngành với thay đổi DGP:
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của
ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã
Hệ số co dãn giữa việc
hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tốc độ tăng trưởng
thay đổi cơ cấu đầu tư ngành =
với thay đổi GDP
GDP giữa kỳ nghiên cứu so với
kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng
GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành thêm bao nhiêu.
2.2.Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu
kinh tế của ngành:
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào
Hệ số co dãn giữa việc
thay đổi cơ cấu đầu tư
với thay đổi cơ cấu kinh
tế của ngành
đó/ tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu
=
so với kỳ trước
% thay đổi tỷ trong GDP của ngành trong
tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ
trước
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
Nhóm 6-K48
16
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
I -Tổng quan về tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Việt Nam.
Việt Nam chính thức bước vào thời kì đổi mới nền kinh tế từ năm 1986.
Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, cơ cấu đầu tư ở nước ta đã
có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp hơn với yêu
cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH.Trong điều kiện
nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đổi mới, nguồn vốn đầu
tư phát triển của toàn xã hội còn hạn chế, nguồn vốn chủ đạo là nguồn
vốn nhà nước cịn ít nhưng bằng cách huy động hợp lý các nguồn vốn
trong xã hội và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn thì cơ cấu nguồn vốn đầu
tư ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu trong nền kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý, phát huy ngày
càng tốt hơn các tiềm lực của nền kinh tế. Cơ cấu bao cấp trong nền kinh
tế dần được thay thế bằng một nền kinh tế thị trường theo định hướng
CNH-HĐH. Cơ cấu đầu tư của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng phục
vụ yêu cầu phát triển toàn diện của nền kinh tế, thúc đẩy việc hình thành
một cơ cấu ngành hợp lý bao gồm cả ngành sản xuất vật chất, dịch vụ và
cả những ngành khơng vì mục đích lợi nhuận. Cơ cấu đầu tư theo vùng,
địa phương có những chuyển biến tích cực, đầu tư góp phần hình thành
những vùng chun mơn hố tập trung, những vùng kinh tế trọng điểm,
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.
II - Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.
Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư theo từng
ngành và các tiểu ngành.
Cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm
ngành kết cấu hạ tầng.
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta diễn ra sự chuyển dịch theo
hướng ngày càng hợp lý hơn về cơ cấu vốn đầu tư cho 2 ngành sản xuất
kinh doanh và kết cấu hạ tầng, đảm bảo kết cấu hạ tầng được đầu tư đúng
mức phát triển đi trước một bước để thúc đẩy ngành sản xuất sản phẩm xã
hội phát triển. Cơ cấu vốn đầu tư cho khối ngành kết cấu hạ tầng có xu
Nhóm 6-K48
17
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
hướng giảm xuống, dành vốn cho khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ
để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Bảng 1. Cơ cấu đầu tư thời kỳ 1996-2005.
Khối ngành
Tổng vốn đầu tư xã hội
Sản xuất kinh doanh
Kết cấu hạ tầng
(Nguồn: Niên giám thống kê)
1996-2000
100
54,7
45,3
2001-2005
100
54,8
45,2
Đơn vị tính:%
1996-2005
100
54,9
45,1
Cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành là: Công nghiệp, Nông lâm ngư
nghiệp và Dịch vụ.
Thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng, cơ cấu đầu tư của nền kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho đầu tư phát triển ngành
công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nơng nghiệp hợp lý vì
nước ta hiện nay nông dân vẫn chiếm phần lớn trong dân số và nơng
nghiệp nơng thơn có vi trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Bảng 2. Cơ cấu đầu tư phân theo ngành thời kỳ 1996-2005.
Khối ngành
1996-2000
Tổng vốn đầu tư xã hội 100
Công nghiệp
36,1
Nông lâm ngư nghiệp
13,7
Dịch vụ
50,2
(Nguồn: Niên giám thống kê).
2001-2005
100
40,6
9,1
50,3
Đơn vị tính:%
1996-2005
100
38,9
10,8
50,3
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm
13,7% trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn
1996-2000, và sang giai đoạn 2001-2005 giảm xuống chỉ còn 9,1%.
Trong giai đoạn 5 năm từ 1991-1995, tổng số vốn ước đạt 53,443 nghìn
tỷ đồng, bằng 8,5% tổng nguồn vốn của toàn xã hội; bước sang giai đoạn
5 năm tiếp theo từ 1996-2000, tổng số vốn ước đạt 71,739 nghìn tỷ đồng,
bằng 11,41% tổng nguồn vốn đầu tư của tồn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư cho ngành cơng nghiệp chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư
của toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000, và sang giai đoạn 2001-2005
đã tăng lên mức 40,6%. Trong giai đoạn 5 năm từ 1991-1995, tổng số
vốn ước đạt 242,363 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,42% tổng vốn đầu tư của
Nhóm 6-K48
18
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
toàn xã hội. Bước sang giai đoạn 5 năm tiếp theo từ 1996-2000, tổng số
vốn tăng lên đạt 276,049 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,76%.
Nguồn vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ cũng liên tục tăng lên nhưng tỷ
trọng vốn đầu tư gần như không thay đổi, chiếm 50,2% tổng vốn đầu tư
của toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000.
Bảng 3. Cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn 2000-2005.
Khối ngành
2000
Tổng vốn đầu tư toàn XH 100
Nông lâm ngư nghiệp
24,53
Công nghiệp-Xây dựng
36,73
Dịch vụ
38,73
(Nguồn: Niên giám thống kê).
2001
100
23,24
38,13
38,63
2002
100
23,03
38,49
38,48
2003
100
22,54
39,47
37,99
Đơn vị tính:%
2004 2005
100
100
21,81 20,70
40,21 40,8
37,98 38,5
Nhìn chung trong những năm qua, xét theo tỷ trọng gia tăng thêm trong
nền kinh tế thì tỷ trọng giá trị gia tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong
tổng sản phẩm trong nước của khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng
từ 38,73% vào năm 2001 lên 41,04% vào năm 2005; khu vực nơng-lâmngư nghiệp tuy đạt tốc độ tăng bình qn hàng năm là 5,42% về giá trị
sản xuất và 3,83% về giá trị tăng thêm nhưng tỷ trọng trong tổng sản
phẩm trong nước đã giảm từ 23,24% năm 2001 xuống 20,89% vào năm
2005; khu vực dịch vụ vẫn duy trì được tỷ trọng trên dưới 38% tổng sản
phẩm trong nước. Tỷ trọng của 3 khu vực qua các năm đã thể hiện rõ nền
kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.
Trong 3 khu vực kinh tế thì khu vực cơng nghiệp và xây dựng có tốc độ
tăng trưỏng bình quân hàng năm cao nhất là 10,24%/năm, tiếp theo là khu
vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,96%/năm,
khu vực nông lâm ngư nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất là
3,83%/năm.
Bảng 4. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng tổng sản
phẩm trong nước giai đoạn 2001-2005.
Năm
Nhóm 6-K48
2001
19
200
Đơn vị tính:%
200 200 2005
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong 6,89
nước
Nông lâm ngư nghiệp
0,69
Công nghiệp & Xây dựng
3,63
Dịch vụ
2,52
(Nguồn: Niên giám thống kê).
2
7,08
3
7,34
4
7,79
8,43
0,93
3,47
2,68
0,79
3,92
2,63
0,92
3,93
2,94
0,82
4,19
3,42
1.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
lâm ngư nghiệp.
Trước thời kỳ đổi mới nền nông nghiệp nước ta hết sức lạc hậu, đó là
một nền nơng nghiệp độc canh sản xuất lúa gạo. Đường lối đổi mới kinh
tế đất nước theo hướng CNH-HĐH đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông
nghiệp nước ta, nền nông nghiệp phát triển mạnh hơn đa dạng hơn với
nhiều ngành nghề mới, khai thác được những lợi thế so sánh của từng
vùng. Đặc biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng
và sức cạnh tranh của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây
dựng hợp lý, phát triển mạnh cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn…
Nhìn chung xu hướng chuyển dịch diễn ra còn chậm, sự chuyển dịch cơ
cấu diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ
trọng của ngành trồng trọt và thuỷ sản. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp
tương đối nhỏ do vậy ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu
trong nội bộ ngành nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi thì chưa thật
rõ nét. Ngành trồng trọt vẫn chiếm 78,6% năm 2005, ngành chăn nuôi
hàng năm chỉ tạo ra được 24,1% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp,
một tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng sẵn có, do chăn ni vẫn chủ yếu có
quy mơ nhỏ, phân tán khó phịng chống được dịch bệnh và áp dụng các
phương pháp chăn nuôi tiên tiến. Phần lớn giá trị tăng thêm đạt được
trong năm qua trong ngành nông nghiệp là do tăng trưởng của ngành
trồng trọt. Giá trị tăng thêm của ngành thuỷ sản bình quân hàng năm là
8,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn tốc độ tăng bình quân
4,9%/năm của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000, do tăng sản lượng
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Năm 2004 giá trị sản xuất của ngành
tăng 4,18 lần so với năm 1999, giá trị khai thác thuỷ sản tăng 2,7 lần, giá
trị ni trồng thuỷ sản tăng 7,3 lần.
Nhóm 6-K48
20
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
1.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
và xây dựng.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và
ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành cơng nghiệp có khả năng
phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy
mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc…;
ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và
quốc tế. Ngành điện, ga , nước giữ ở mức tỷ trọng ổn định, tỷ trọng
ngành cơng nghiệp khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ
trọng ngành công nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công
nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Giá trị sản xuất
công nghiệp những năm qua tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu tăng ở các
ngành may mặc, da dày, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, lắp ráp xe máy có
giá trị tăng thệm chỉ chiếm 10-15% giá trị sản xuất.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành cơng nghiệp vẫn cịn chậm, chất
lượng tăng trưởng cịn thấp. Các ngành cơng nghiệp phụ trợ chưa phát
triển, phân lớn đầu vào cho quá trình sản xuất cơng nghiệp vẫn phải nhập
khẩu từ nước ngồi.
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chiếm khoảng 85% giá trị tăng
thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 10,1%, trong đó cơng nghiệp chế biến tăng 11,69%/năm,
điện ga nước tăng 12,15%/năm. Riêng cơng nghiệp khai thác có tốc độ
tăng bình qn hàng năm khơng cao, chủ yếu do sản lượng khai thác dầu
thô tăng chậm. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng bình quân hàng
năm đạt 10,75% cao hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp, tuy vậy
công tác giải phóng mặt bằng chậm, chi phí lớn, cơng tác quản lý vẫn
chưa tốt gây thất thốt, lãng phí.
1.3. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ.
Khu vực dịch vụ nhìn chung khơng tăng được tỷ trọng trong cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước, chủ yếu là do những ngành tạo ra nhiều lợi
nhuận chưa được tập trung đầu tư thích đáng, chưa được đầu tư theo
chiều sâu: Ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch. Tuy nhiên,
trong những năm qua một số ngành dịch vụ vẫn có mức tăng trưởng khá
như: Thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên
lạc, tài chính, tín dụng…
Khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta,
chính vì vậy tại nghị quyết đại hội đảng tồn quốc lần thứ IX đã đề ra
mục tiêu tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm là 7% và phấn đấu đến
năm 2010 giá trị gia tăng thêm của khu vực dịch vụ phải chiếm từ
42-43% tổng sản phẩm trong nước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về
giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt 6,96% cao
Nhóm 6-K48
21
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
hơn mức tăng 5,69% của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000. Trong đó
năm 2004 tăng 7,3%/năm và năm 2005 tăng 8,5%/năm.
Các ngành dịch vụ kinh doanh( thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận
tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư
vấn liên quan) nhìn chung có mức tăng trưởng cao, đây đều là những
ngành có rất nhiều tiềm năng đề phát triển trong giai đoạn tới.
Ngành giao thông vận tải cũng thu hút đựoc lượng vốn lớn của xã hội.
Năm 2005 ngành đã tiến hành làm mới, nâng cấp và cải tạo 4575 km
quốc lộ và trên 65000 km giao thông nông thôn, năng lực thông quan
cảng biển tăng 23,4 triệu tấn, cảng sông tăng 17,2 triệu tấn, qua các sân
bay tăng 8 triệu lượt khách.
Ngành thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đổi mới công nghệ. Đến cuối năm 2005, cả nước có trên 15,8 triệu
thuê bao điện thoại, trong đó có 8,7 triệu thuê bao di động và 7,1 triệu
thuê bao điện thoại cố định.
Ngành giáo dục đào tạo đang được tập trung đầu tư phát triển. Đến cuối
năm 2005 đã hồn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học.
Tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đã phổ cập giáo dục tiểu học.
Năm học 2004-2005 trên cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng, 285
trường trung học chuyên nghiệp và 236 trường dạy nghề, so với năm
2000 số lượng đã tăng thêm 70% và quy mô vốn đầu tư cho giáo dục đã
tăng thêm 40%.
Ngành y tế tiếp tục được đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2004, cả nước
đã có 97,6% số xã, phường và thị trấn có trạm y tế, bình quân đạt 6,1 bác
sĩ/1 vạn dân, tăng 1,1 bác sĩ so với năm 2000.
2. Thực trang tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành
phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của thành phần
kinh tế ngoài nhà nước.
Bảng 5. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001-2005.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Kinh tế nhà nước
101973 114738 126558 139831 161635
Kinh tế ngồi nhà nước
38512 50612 74388 109754 130398
Kinh tế có vốn đầu tư nước 30011 34795 38300 41342
51102
ngoài
Tổng số vốn
170496 200145 239246 290297 343135
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhóm 6-K48
22
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Kinh tế nhà nước tăng bình quân hàng năm là 7,46%, gần bằng mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư vào thành phần kinh tế
nhà nước vẫn duy trì ở mức cao. Năm 2001 đã thu hút 38,4% tổng lượng
vốn đầu tư của xã hội, đến năm 2005 tỷ lệ này là 38,42%. Kết quả thu
được là do đã có sự sắp xếp lại hoạt động và tổ chức của các doanh
nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, giảm đáng kể
các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy, trong giai đoan 5 năm từ
2001-2005, kinh tế nhà nước vẫn giữ được tỷ trọng tương đối ổn định.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng trưởng bình qn hàng năm với
tốc độ 9,9%/năm, chính vì vậy giá trị gia tăng của khu vực này cũng tăng
lên, năm 2000 thành phần kinh tế nay đã đóng góp 13,28% vào giá trị của
tổng sản phẩm trong nước, và năm 2005 tỷ lệ này là 15,89%.
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường
chiếm 46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây
có xu hướng giảm xuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3
khu vực kinh tế ngồi nhà nước nhưng chỉ tăng bình qn hàng năm là
6,26%. Trong khu vực kinh tế này thì kinh tế tư nhân tuy có tốc độ tăng
trưởng cao nhưng mới chiếm tỷ trọng trên 8% trong giá trị tổng sản phẩm
trong nước nên không bù đắp được cho sự tăng trưởng thấp của khu vực
kinh tế cá thể và khu vực kinh tế tập thể.
Bảng 6. Tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2001-2005.
Năm
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
2001
100
38,4
0
47,8
4
13,7
6
2002
100
38,3
8
47,8
6
13,7
6
Đơn vị tính:%
2003 2004 2005
100
100
100
39,0 39,1 38,42
8
0
46,4 45,7 45,69
5
7
14,4 15,1 15,89
7
3
(Nguồn: Niên giám thống kê).
Trong tổng số vốn đầu tư giai đoan 2001-2005 thì vốn đầu tư trong nước
chiếm tới 84%, cao hơn hẳn tỷ lệ 78,6% ở giai đoạn 1996-2000. Sở dĩ có
được kết quả này một mặt là do nhà nước tăng cường đầu tư vốn, mặt
khác là do các chính sách khuyến khích kinh tế ngồi nhà nước phát triển,
trong đó có nghị quyết trung ương 5( khố IX) về kinh tế tập thể và kinh
tế tư nhân đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của thành phần
kinh tế này.Trong 5 năm từ 2001-2005 đã có gần 14 vạn doanh nghiệp
Nhóm 6-K48
23
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
dân doanh đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký lên tới 294 nghìn tỷ
đồng; số vốn của khu vực này tăng từ 22,6%( năm 2001) lên 32,4%( năm
2005).
Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn vốn trong
nước, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục được chú trọng,
nhất là thu hút vốn FDI và vốn ODA. Trong giai đoạn 5 năm từ năm
2001-2005 đã cấp giấy phép cho 3745 dự án đầu tư trực tiếp của nước
ngoài với tổng số vốn đăng ký lên tới 19,9 tỷ USD. Số vốn ODA mà các
nhà tài trợ cam kết dành cho nước ta ở giai đoạn này lên tới 15 tỷ USD,
vốn giải ngân là 8 tỷ USD. Dòng vốn FDI năm 2005 tăng thêm 5,89 tỷ
USD, tăng 36% so với năm 2004, là mức cao nhất kể từ năm 1997. Tổng
lượng vốn FDI chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Vốn FDI
thực hiện trong giai đoạn 2001-2005 đạt 14 tỷ USD, tăng 4,5% so với giai
đoạn 1996-2000, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng cao của nền
kinh tế.
Bảng 7. Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001-2005.
Đơn vị tính:%
Năm
200 200 200 200 2005
1
2
3
4
Tổng số
100 100 100 100 100
Kinh tế nhà nước
58,1 55,0 56,0 56,0 52,5
Kinh tế ngoài nhà nước
23,5 27,0 26,5 26,9 32,8
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
18,4 18,0 17,5 17,1 14,7
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam và thế giới 2005).
Hạn chế:
Chuyển dịch sang cơ chế thị trường diễn ra chậm, chưa đồng bộ. Môi
trường đầu tư chưa thực sự tạo cơ chế thơng thống cho chủ đầu tư.
Các chính sách đưa ra chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vào
nền kinh tế, các chính sách thực hiện thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy
được hết thế mạnh sẵn có của các vùng kinh tế.
Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn hoat động trong nhiều
ngành kinh tế quan trọng, các ngành này được hưởng nhiều ưu đãi nhưng
hoạt động kém hiệu quả. Xu hướng cổ phần hoá diễn ra chậm.
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng chậm so
với tiềm năng, chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn rất lớn.
3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh
tế.
Nhóm 6-K48
24
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế là chuyển dịch đầu tư theo không gian,
thể hiện tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế
cạnh tranh cảu các vùng kinh tế. Cơ cấu đầu tư của các vùng kinh tế đang
ngày càng hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu chiến lược phát triển kinh tếxã hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng, đồng thời đảm bảo hỗ trợ sự
phát triển chung của các vùng kinh tế khác. Sự chuyển dịch diễn ra ngày
càng cân đối hơn giữa các vùng kinh tế.
Bảng 8. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế.
Đơn vị tính:%
2001-2005
1996-2005
7,10
7,05
27,70
28,00
17,40
16,90
Loại vùng
1996-2000
Trung du và miền núi phía Bắc 7,00
Đồng bằng Bắc Bộ
28,30
Bắc Trung Bộ và Duyên hải 16,40
miền Trung
Tây Nguyên
4,10
4,00
4,05
Đông Nam Bộ
31,30
30,60
30,95
Đồng bằng sông Cửu Long
12,90
13,20
13,05
( Nguồn: Ngơ Dỗn Vịnh,“Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát
triển”,NXB Chính trị quốc gia,2006).
Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế phân bổ tập trung vào 2
vùng kinh tế lớn là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Miền núi phía Bắc và Tây Ngun là 2 vùng có tỷ trọng đầu tư nhỏ
nhất.
Trong thời kỳ đổi mới đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm tại 3
miền của đất nước, có vai trị đầu tàu trong nền kinh tế, tạo ra động lực
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và các vùng kinh tế khác.
Bảng 9. Cơ cấu kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào
phát triển kinh tế chung của đất nước.
Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ/cả nước
Vùng KTTĐ phía Bắc
Vùng KTTĐ miền Trung
Vùng KTTĐ phía Nam
Tổng 3 vùng
(Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước).
Nhóm 6-K48
25
1995
14,1
4,1
30,6
48,8
Đơn vị tính:%
1999
13,8
4,2
31,1
49,1