Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty CP và vật liệu xây dựng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.62 KB, 19 trang )

I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng
Hà Nội
1. Sự hình thành
Công ty cổ phần và vật liệu xây dưng Hà Nội có tiền thân là Xí Nghiệp Cát
Sỏi Sông Lô thành lập ngày 18/04/1969. Đến nay, công ty cổ phần vật liệu và
xây dựng Hà Nội là công ty con trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng.
Công ty được thành lập theo quyết định số 1730/QĐ- BXD
- Tên công ty: Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi contruction and materials joint stock
company
- Tên viết tắt: HACMA - JSC
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Giang Đông – kiêm giám đốc
- Trụ sở: xã Thụy Phương - huyện Từ Liêm - Hà Nội
- Tài khoản giao dịch số: 710 A 00303 tại sở giao dịch 1 Ngân hàng công
thương Hà Nội
- Tel: 043.7572839 - 043.7572829
- Email:
- Web: www.songhongcorp.vn
2. Sự phát triển qua các giai đoạn
Ngày 18/04/1969 Xí nghiệp cát sỏi Sông Lô được thành lập có chức năng
khai thác và kinh doanh đá, cát, sỏi.
Trong quá trình mới hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn
song toàn bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp với trình độ quản lý, khoa học
kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
đem lại nhiều thành tựu đáng kể cho ngành xây dựng.
Năm 1969 doanh nghiệp mang tên gọi là: Công ty cát sỏi Sông Lô, một
doanh nghiệp mới được thành lập nên hiệu quả khai thác và kinh doanh kém.
Tuy nhiên, xí nghiệp vẫn cố gắng đầu tư máy móc, thiết bị và đào tạo đội ngũ
các bộ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.



Đến năm 1972 xí nghiệp đổi tên thành: Xí nghiệp cát sỏi số 1 thuộc liên
hiệp các xí nghiệp cát sỏi - Bộ xây dựng. Với những năm đầu hoạt động kém
hiệu quả doanh nghiệp đã tìm tòi và đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh.
Việc thay đổi nó đã bắt đầu có hiệu quả tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch đươc
giao.
Đến năm 1976 doanh nghiệp đổi tên thành: Công ty xây lắp và kinh doanh
vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Giai đoạn này công
ty có hiệu quả sản xuất rất kém, lương bình quân của công nhân viên còn thấp
không đủ để phục vụ cuộc sống. Song doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì hoạt
động, cải thiện phương thức kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho công ty.
Đến năm 1999 công ty đổi tên thành: Xí nghiệp khai thác và kinh doanh vật
liệu xây dựng Hà Nội thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Thời gian này
hoạt động kinh doanh của xí nghiệp có nhiều hiệu quả do thay đổi cán bộ quản
lý xí nghiệp. Xí nghiệp đã mở rộng quy mô và nhận được nhiều công trình lớn.
Đông thời thu nhập bình quân của người lao động đã cao hơn nhiều so với
những năm trước đó.
Đến ngày 25/12/2003xí nghiệp đổi tên thành: công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Hà Nội theo quyết định số 1730/QĐ HĐQT - TCT công ty hoạt động có
hiệu quả cao thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và đời sống của cán bộ
công nhân viên ngày càng được cải thiện. Công ty vẫn đang trên đà phát triển đi
lên cùng với sự phát triển của đất nước, đóng góp vào nền kinh tế đất nước, có
uy tín lớn đối với ngành.
3. Chức năng nhiêm vụ chính của công ty
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội có chức năng nhiệm vụ chính
là kinh doanh vật liệu cung cấp cho ngành xây dựng như: cát, sỏi, đá…
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các loại:
- Cấu kiện bêtông đúc sẵn, bêtông thương phẩm.
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng,
giao thông, thủy lợi.
- Kinh doanh vận tải thủy, bộ...



- Nạo vét sông, kênh, rạch, cảng sông, cảng biển.
- San lấp, tôn tạo mặt bằng.
- Kinh doanh phát triển nhà, thiết bị vật liệu xây dựng, các loại máy xây
dựng, ô tô và các loại thiết bị vật tư khác.
-Bốc xếp các loại vật liệu xây dựng như: Đá, cát, sỏi, ximăng, sắt thép và
các loại hàng hóa khác...
4. Quy mô kinh doanh của công ty
4.1 Tình hình lao động
Bảng 1: Bảng thống kê trình độ và số lượng lao động của công ty
ĐVT: Người
S.sánh
2007 2008 (1) và (2)
(2)
(3)
± %

S.sánh
(2) và (3)
± %

tỷ trọng
năm
2008

94

92


0

0%

-2

2,13%

72,44%

36

39

35

3

8,33%

-4

10.26% 27,56%

15
13
102
130

18

14
101
133

17
13
97
127

3
1
-1
3

20%
7,7%
0,98%
2,3%

-1
-1
-4
-6

5,56%
7,14%
3,96%
4,51%

200

6
(1)
I.

Lao
động
trực tiep
94

Lao động
gián tiep
Trình độ đại
hoc
cao
II. đẳng
Trung câp
Công nhân
Tổng

13,39%
10,24%
76,38%

Nhìn chung nguồn nhân lực của công ty không có sự thay đổi đáng kể trong
3 năm: năm 2007 tăng 2,3 % so với 2006, nhưng đến năm 2008 số lao động lại
giảm 4,51 % so với năm 2007. Nguyên nhân của việc cắt giảm lao động trong
năm 2008 là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn tới khó khăn trong việc làm
ăn của công ty.
Chất lượng lao động của công ty chưa cao. Trình độ đại học cao đẳng chỉ
chiếm 13,39 %, trung cấp chiếm 10,24%, còn lại là công nhân chiếm 76,38%. Vì

vậy công ty cần tạo điều kiện hơn nữa để công nhân nâng cao tay nghề, nhân


viên các phòng ban đi học đại học tại chức, học các lớp ngắn hạn để năng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, khoa học kỹ thuật.
4.2 Quy mô xét về vốn
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội được thành lập theo quyết
định thành lập số 1730 QĐ – BXD của Bộ trưởng bộ Xây dựng.
Vốn điều lệ của công ty là 5,2 tỷ đồng
Trong đó:
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước là: 2.652.000.000 đồng, tương đương với
51% vốn điều lệ.
- Vốn của các cổ đông là: 2.548.000.000 đồng, tương đương với 49% vốn
điều lệ.
Trong một thời kỳ dài phát triển thì hiện nay nguồn vốn của công ty đã tăng
lên rất nhiều.
Bảng 2: Bảng thống kê nguồn vốn của công ty
Năm
Chỉ
tiêu
Tổng
nguồn
vốn

Năm 2006

Năm 2007

31.461.246.31
1


46.693.103.60
37.302.092.283 3

118,57%

125,18%

NV
CSH

9.131.074.896

9.584.550.245

11.718.288.76
1

104,97%

122,26%

Nợ
phải trả

22.330.171.41
5

34.974.814.84
27.717.542.038 2


124,13%

126,18%

Năm 2008

2007/2006 2008/2007

Từ bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng ổn định: tổng nguồn
vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.840.845.970 đồng, tương đương với
18,57%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 9.391.011.320 đồng, tương đương với
25,18%. Ngoài ra ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do sự tăng của nợ
phải trả, điều này rõ nhất ở năm 2007 so với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu
tăng 4,97% trong khi đó nợ phải trả tăng 24,13%. Năm 2008 so với năm 2007,
nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 22,26% và nợ phải trả tăng 26,18%. Như vậy
chứng tỏ doanh nghiệp đã tạo được niềm tin trong việc vay vốn.


Tổng nguồn vốn của công ty ngày càng tăng chứng tỏ quy mô kinh doanh
ngày càng được mở rộng.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty
Năm

2006

Chỉ
tiêu

Giá

(Đ)

2007
trị Tỷ
trọng

Giá
(Đ)

2008
trị

Tổng
tài sản

31.461.246.311

100%

Tài sản
dài hạn

3.799.141.787

12,07%

4.347.612.309

27.662.104.524


87,93%

Tài sản
ngắn hạn
Tổng
nguồn
vốn
NVCSH
Nợ
phải trả

Tỷ
trọng

Giá
(Đ)

trị Tỷ
trọng

37.302.092.283 100%

46.693.103.60
3

100%

11,66
%


6.001.539.815

12,85%

88,34
32.954.479.974 %

40.691.563.78
8

87,15%
100%

31.461.246.311

100%

37.302.092.283 100%

46.693.103.60
3

9.131.074.896

29,02%

9.584.550.245

25,7%


11.718.288.76
1

25,1%

27.717.542.038 74,3%

34.974.814.84
2

74,9%

27.717.542.038 74,3%

34.761.977.85
3

74,44%

212.836.989

0,54%

22.330.171.415

70,98%

Nợ
ngắn hạn


21.963.462.281

69,81%

Nợ
dài hạn

366.709.134

1,17%

Cơ cấu tài sản của công ty tương đối ổn định: Tỷ trọng tài sản dài hạn năm
2006 là 12,07%, năm 2007 là 11,66% và năm 2008 là 12,85%. Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn năm 2006 là 87,93%, năm 2007 là 88,34% và năm 2008 là 87,15%. Ta
thấy tổng tài sản qua 3 năm đều tăng mà cơ cấu tài sản lại tương đối ổn đinh
chứng giá trị tăng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn là tương đối đồng đều.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty có nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn năm 2006
là 70,98%, năm 2007 là 74,3 %, năm 2008 là 74,9% và tỷ trọng nợ phải trả
ngày càng tăng, năm 2007 so với năm 2006 tăng 3,32%, năm 2008 so với năm
2007 tăng 0,14%. Ta thấy sự tăng lên của nợ phải trả chủ yếu là do sự tăng lên


của nợ ngắn hạn. Nợ ngăn hạn năm 2006 là 21.963.462.281 đồng đến năm 2008
là 34.761.977.853 đồng, đã tăng 12.798.515.572 đồng. Trong khi đó nợ dài hạn
năm 2006 là 366.709.134 đồng, năm 2008 là 212.836.989 đồng, đã giảm
153.872.145 đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt vay ngắn hạn để sử
dụng làm vốn kinh doanh. Nhưng công ty cũng hết sức phải lưu ý vì chi phí cho
một khoản vốn vay ngắn hạn luôn cao hơn so với vay dài hạn. Do đó nếu vốn
vay của công ty là lớn và chủ yếu là vốn vay ngắn hạn thì chi phí tài chính của
công ty sẽ rất lớn. Nếu công ty không có sự chuẩn bị tốt thì khi các khoản nợ

ngắn hạn này đến hạn trả sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công
ty.
5. Mô hình tổ chức công ty
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp thương
mại chuyên mua các loại cát, sỏi, đá được khai thác ở sông Lô, sông Hồng và
các khu vực lân cận rồi đem tới bán cho các trạm trộn, công ty xây dựng ở Miền
Bắc. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
- Giám đốc: 1 người
-

Phó giám đốc: 1 người

- Phòng tổ chức hành chính: 5 người
- Phòng tài chính kế toán: 5 người
- Phòng kỹ thuật vật tư: 6 người
- Phòng kinh doanh vận tải: 7 người
- Phòng kinh tế thị trường: 4 người


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội

Đại hội đồng cổ công

Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Giám đốc

PGĐ


P. tổ chức
hành chính

P.kỹ thuật vật


Đội vận tải

Đội thủ
Công

P. kinh
doanh -vận
tải

Đội bốc dỡ

P.kinh tế thị
trường

P. Tài
chính kế
toán


Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty như sau:
- Giám đốc: là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý
đối với nhà nước, chịu trách nhiệm với tổng giám đốc công ty và điều hành hoạt
động của công ty.
- phó giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp và giúp giám đốc chỉ đạo bộ

máy quản lý khi giám đốc vắng mặt
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng nhiệm vụ quản lý và giải quyết mọi
vấn đề có liên quan tới nhân sự, sắp xếp, tuyển chọn và điều động lao động, xét
ngày công…
- Phòng kỹ thuật vật tư: chuyên sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho khai
thác và kinh doanh, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch vật tư
cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả.
- Phòng kinh doanh vận tải: Do đặc thù của kinh doanh cát sỏi thường phải vận
chuyển đến tân nơi cho khách hàng nên phòng kinh doanh vận tải có nhiệm vụ
là tổ chức vận chuyển hàng hoá tới nơi khách hàng yêu cầu. Ngoài ra do công ty
có nhiều phương tiện vận chuyển nên công ty còn kinh doanh cả dịch vụ vận tải.
- Phòng kinh tế thị trường: có chức năng nhiệm vụ tiếp thị, tìm kiếm khách hàng
cho công ty, thương thảo ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Phòng tài chính kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu tài
chính cho giám đốc, quan hệ chức năng cho các phòng ban khác trong lĩnh vực
kế toán tài chính, thống kê tiền lương.
- Đội vận tải: có nhiệm vụ chuyên chở cát, sỏi, đá tới nơi yêu cầu của khách
hàng và kinh doanh cả dịch vụ vận chuyển.
- Đội bốc dỡ: có nhiệm vụ bốc dỡ cát, sỏi từ xà lan lên bãi bằng máy xúc
KM602 hoặc bốc dỡ lên phương tiện vận tải đem đi tiêu thụ ngay.
- Đội thủ công: có nhiệm vụ gom, vét cát sỏi ở xà lan thành từng mô gọn để máy
xúc, máy bốc xếp hàng được nhanh và hạn chế hao hụt do máy không có khả
năng gom, vét sản phẩm ở xà lan.


II. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm chủ yếu của công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội là
các loại vật liệu xây dựng như: cát, sỏi, đá…
Sản phẩm cát gồm: cát vàng, cát trắng, cát đen, cát vàng sàng. Cát vàng chủ

yếu được khai thác ở sông Lô, còn các đen được khai thác ở sông Hồng.
Sản phẩm sỏi: sỏi sô, sỏi chọn
Sản phẩm đá: Đá 1*2, đá 2*4
Cát vàng, sỏi chủ yếu được bán cho các trạm trộn để làm bê tông, còn cát
đen được bán cho các công ty xây dựng để san nền, chát tường.
Một số máy móc thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 4: Tình hình máy móc, thiết bị của công ty

Tên máy móc thiết bị
1.Ôtô
2.Máy ủi
3. Máy xúc
4. Máy xúc thủy lực
5. Máy cẩu
6. Máy sàng

Số
(chiếc)
23
4
3
2
3
2

lượng

Từ bảng trên ta thấy năng lực thiết bị phục vụ cho kinh doanh của công ty
là chưa lớn.
2. Khách hàng

Khách hàng của Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội có thể chia
thành 2 nhóm sau:
2.1 Nhóm khách hàng công nghiệp
Đây là nhóm khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn nhằm phục
vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình nhà nước, công cộng và tư nhân.


Bảng 5: Bảng thống kê một số khách hàng chính của công ty năm 2008
KHỐI LƯỢNG CẤP HÀNG

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TÊN KHÁCH HÀNG
Sunway
Sunway ( trạm
Bala )
Trạm trộn Trung
Kính
Hải Hà
THK

CT TNHH Ngọc
Minh
Đầu Tư Dân Dụng
Trạm trộn TSQ VN
CTCP 21
Hà Dô I
TỔNG CỘNG

ĐƠN VỊ
M3

CÁT
VÀNG
SÀNG
785

M3

806

806

M3
M3
M3

1.184,3
1936
2.277,2


1.184,3
1.936
2.277,2

M3
M3

12,5

M3
M3
M3

1.108,7
969,4
2.092,6
11.171,7

CÁT
VÀNG

CÁT
ĐEN

TỔNG
785

230

123,3


353,3
12,5

2.369,6

222,1

2.599,6

345,4

3.700,4
969,4
2.092,6
14.116,7

Từ bảng trên ta thấy các khách hàng lớn của công ty chủ yếu là các trạm
trộn ở thị trường miền Bắc, năm 2008 khách hàng mua với khối lượng lớn nhất
là Trạm trộn TSQ - VN , họ chủ yếu mua mặt hàng cát vàng sàng của công ty
sử dụng để làm bê tông
Một số đặc điểm chính của nhóm khách hàng này là:
- Mua hàng để thoả mãn nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của một
tổ chức.
- Nhu cầu của nhóm khách hàng này xuất phát và phụ thuộc vào người
tiêu thụ cuối cùng.
- Quyết định mua hàng được tiến hành rất đa dạng và phức tạp: mua hàng
theo nhiều cấp, mua hàng theo hội đồng hoặc cá nhân.
- Cách thức mua hàng được tiến hành rất đa dạng: mua hàng theo một
mối hay nhiều mối, mua theo hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn, mua theo

mối cũ hay mối cũ có đàm phán lại…


- Nhóm khách hàng này hiểu biết rất tốt về nhu cầu thực của họ, về thị
trường và nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường.
- Nhóm khách hàng này trong nhiều trường hợp rất cần đến độ tin cậy,
chắc chắn và ổn định của nguồn cung cấp hàng hoá ( về khối lượng, thời
gian, chất lượng…) để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả trong hoạt
động của tổ chức.
Đây là nhóm khách hàng chính đóng góp vào tổng doanh thu hàng năm của
công ty. Chính vì thế công ty cần nắm bắt được những đặc điểm mua sắm của
nhóm khách hàng này từ đó tập chung khai thác triệt để, xây dựng mối quan hệ
bạn hàng thân thiết, có chính sách ưu đãi riêng và luôn đặt chữ “tín” lên hàng
đầu.
2.2. Nhóm khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng
Nhóm khách hàng này bao gồm những hộ dân có nhu cầu xây dựng nhà ở
và các công trình khác. Họ mua hàng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của
họ hoặc gia đình họ. Đây là nhóm khách hàng mua không thường xuyên với
khối lượng ít. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này cũng đóng góp một phần không
nhỏ làm tăng tổng doanh thu hàng năm của công ty. Do đó công ty cần xây dựng
những chính sách phù hợp để lôi kéo, thu hút nhóm khách hàng này.
3. Khu vực kinh doanh
Thị trường kinh doanh của công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội là
khu vực phía Bắc. Công ty cung cấp mặt hàng cát sỏi đá cho các trạm trộn của
các công ty xây dựng chủ yếu ở khu vực Hà Nội và Hà Tây.
Đây là một thị trường đầy tiêm năng nhưng cũng đầy sự cạnh tranh khốc
liệt vì nhu cầu về vật liệu xây dựng ở các thành phố lớn là rất nhiều.
Hiện tại công ty đang đặt trụ sở tại 1 địa điểm bên bờ sông Hồng thuận tiện
cho việc thu mua nguồn hàng đầu vào. Cạnh tranh với công ty chủ yếu là các cá
nhân, tổ chức nhỏ lẻ.



III. Các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
1. Công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường kinh doanh.
Công tác nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh và tiếp thị đảm nhận.
Công ty cử các nhân viên tiếp thị xuống thực tế từng công trình tìm hiểu nhu cầu
về từng mặt hàng mà công ty cung cấp. Trong quá trình đi tiếp thị thì đó cũng
chính là hoạt động nghiên cứu thị trường. Qua những lần đi thực tế phòng kinh
doanh tiếp thị đã thống kê được tương đối tổng cầu về vật liệu xây dựng: cát,
sỏi, đá…để từ đó xác định hướng cầu của doanh nghiệp trong những năm tiếp
theo.
Công ty cũng không quên nghiên cứu nguồn cung ứng của doanh nghiệp
để xác định được khả năng cung của doanh nghiệp được đưa ra thị trường.
2. Công tác xây dựng chiến lược kế hoạch
Công tác xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh của công ty do phòng
kinh tế thị trường lập ra và được phó giám đốc thông qua.
Phòng kinh tế thị trường xây dựng kế hoạch trên cơ sở các chỉ tiêu doanh
thu, chi phí, lợi nhuận của năm cũ và kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình biến
động của thị trường để đề ra kế hoạch cho năm mới bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu khối lượng cát, sỏi, đá bán ra kỳ kế hoạch
- Chỉ tiêu khối lượng cát, sỏi,đá khai thác và mua vào kỳ kế hoạch
- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch
- Chỉ tiêu chi phí kinh doanh kỳ kế hoạch
- Chỉ tiêu lợi nhuận kỳ kế hoạch
- Chỉ tiêu lương bình quân
- Chỉ tiêu thuế kỳ kế hoạch
- Chỉ tiêu về vốn kinh doanh
3. Công tác mua hàng
Mặt hàng cát, sỏi, đá của công ty chủ yếu là do cá nhân tự khai thác ở sông
Lô, sông Hồng, Sông Đáy và các khu vực lân cận rồi đem bán cho công ty.



Công tác mua hàng do phòng kinh doanh vận tải đảm nhận, bộ phận thu
mua của phòng kinh doanh vận tải thường phải tự liên hệ trực tiếp với các tàu
khai thác để thương lượng về giá cả,vận tải nếu thương lượng được sẽ tiến hành
thu mua. Nguồn hàng của công ty là khá phong phú vì các tổ chức, cá nhân khai
thác cát, sỏi sông Lô, sông Hồng là khá nhiều.
Một số nhà cung cấp truyền thống của công ty là:
- Tàu PT 0756: Ông Nguyễn Văn Đường làm chủ tàu
- Tàu PT0757 : Ông Nguyễn Như Quy làm chủ tàu
- Tàu PT 1257: Ông Nguyễn Văn Hải làm chủ tàu
- Tàu PT 1008: Ông Đoàn Văn Khải làm chủ tàu
- Tàu PT 0667: Ông Vũ Văn Cửư làm chủ tàu
Do đặc điểm của mặt hàng cát, sỏi ,đá nên công tác bảo quản là khá dễ
dàng, chỉ cần bãi có diện tích rộng để chứa hàng và chú ý tạo rãnh thoát nước để
tránh hiện tượng trôi cát khi có mưa lớn.
4. Công tác bán hàng
Phòng kinh tế thị trường của công ty coa chức năng nhiệm vụ tổ chức tiếp
thị, tìm kiếm, phát triển thị trường các mặt hàng cát, sỏi, đá, lập kế hoạch và
theo dõi tiến độ tiêu thụ các mặt hàng. Ngày nay, đội ngũ nhân viên bán hàng
ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động tiêu thụ các sản phẩm. Điều này
càng có ý nghĩa hơn đối với Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội khi
mà việc bán hàng được tổ chức theo một kênh duy nhất là kênh bán hàng trực
tiếp giữa lực lượng bán hàng của công ty và khách hàng.
Để bán được hàng các nhân viên của phòng kinh doanh thương tìm hiểu
các công trình sắp xây dựng, xuống tận công trình tìm hiểu trực tiếp nhu cầu về
các mặt hàng vật liệu xây dựng. Nhân viên sẽ trực tiếp đàm phán thương lượng
về giá cả, vận tải, nếu hai bên thoả thuận được sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Từ những đặc điểm bán hàng của công ty ta thấy những yếu tố như trình
độ, kỹ năng giao dịch đàm phán cũng như phong cách, thái độ… của đội ngũ

nhân viên bán hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thoả mãn
nhu cầu của khách hàng. Họ là sợi dây kết nối giữa công ty với khách hàng và


thông qua đội ngũ nhân viên này mà khách hàng đánh gía về uy tín của công ty.
Vì vậy công ty phải hết sức lưu ý việc nâng cao khả năng giao dịch, đàm phán ,
trình độ chuyên môn. kiến thức về sản phẩm…của đội ngũ nhân viên bán hàng.

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu và xây dựng
Hà Nội.
1. Cơ cấu các mặt hàng chính.
Công ty kinh doanh các mặt hàng chính là cát,sỏi, đá.
Bảng 6: Bảng tổng hợp khối lượng các mặt hàng chính
cung câp năm 2008

Đá 1*2
Sỏi
Cát vàng
Cát sàng
Cát đen
TỔNG

K.lượng
4.097,2
13
12.761
128.761,3
78.262,6
223.895,1


Tỷ trọng
1,82%
0,0058%
5,7%
57,5%
34,95%
100%

Từ bảng trên mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là cát ( cát chiếm tỷ
trọng 98,15% trên tổng khối lượng mặt hàng bán ra ). Trong đó, cát sàng là lớn
nhất ( cát sàng có tỷ trọng chiếm tới 57,5% tổng khối lượng hàng hoá bán ra),
tiếp theo là tới cát đen chiếm tỷ trọng 34,95% khối lượng hàng hoá bán ra.
2. Kết quả kinh doanh
Toàn bộ kết quả kinh doanh của công ty sẽ được thể hiện qua báo cáo kết
quả kinh doanh hàng năm.
Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008


Năm 2008

NĂM 2007

NĂM 2006

59,408,508,112

65,004,083,128

49.230.505684


3.Doanh thu thuần bán hàng

59,408,508,112

65,004,083,128

49.230.505.684

4. Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và

33,680,629,926

41,620,162,038

32.064.180.341

25,727,878,786

23,383,921,090

17.166.325.343

348,417,098

885,514,775

7.Chi phí tài chính

2,421,200,790


1,751,613,849

1.664.448.205

trong đó chi phí lãi vay

2,421,200,790

1,751,613,849

1.664.448.205

20,084,639,485

19,494,368,164

12.773.673.582

2,234,134,626

1.891.362.775

CHỈ TIÊU
1.Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
chiết khấu bán hàng
giảm giá hàng bán
hàng bán bị trả lại

thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu và
thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp phải nộp

cung cấp dịch vụ
6.Doanh thu hoạt động tài chính

8. Chi phí bán hàng
9. chi phí quản lý

1,990,629,101

doanh nghiệp
10.Lợi nhuận thuần

160.708.647

1,579,825,908

789,319,226

997.549.428

11.thu nhập khác

231,751,238

926,341,133

330.667.266


12. chi phí khác

198,769,104

172,096,000

1.415.300

32,982,134

754,245,133

329.251.966

1,612,808,042

1,543,564,359

225,793,126

216,098,010

1,387,014,916

1,327,466,349

từ hoạt động kinh doanh

13. lợi nhuận khác

14. tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
15. chi phí thuế TNDN
hiện hành
16. chi phí thuế
TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận
sau thuế TNDN

1.326.801.394
185.752.195

1.141.049.199

18,96
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

15,411

4

Bảng 8: Bảng kết quả về doanh thu, chi phi, lợi nhuận
ĐVT: Triệu đồng
năm

năm

năm

SS 2007/2006


SS 2008/2007


2006

2007

2008

±

%

±

%

D.thu bh và
dv

49.230,5

64.004

59.408,5

14.773,5

30


- 5.595,5

8,74

Giá vốn
hàng bán

32.064,2

41.620,2

33.680,6

9.538

29,74 -7.939,6

19,08

Chi phí
bh

12.773.7

19.497,4

20.084,6

6.720,7


52,61 587,2

3,01

CP qly
dn

1.891,4

2.234,1

1.990,6

342,7

18,1
2

-243,5

10,9

LN sau thuế
TNDN
1.141,1

1.327,5

1.387


186,4

16,3
4

59,5

4,48

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng giảm thất
thường. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006
tăng 14.773,2 tr.đ tương đương với 30%, tốc độ tăng khá cao, Nhưng năm 2008
so với năm 2007 lại giảm 5.595,5 tr.đ tương đương với 8,74%. Nguyên nhân là
do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới 2008 đã tác động xấu tới tình hình
kinh doanh của công ty.
Chi phí bán hàng tăng liên tục, năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.720,7 tr.đ
tương đương với 52,61%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 587,2 tr.đ tương
đương với 3,01 tr.đ. Năm 2007 để tăng khối lượng hàng hóa bán ra doanh
nghiệp đã quyết định đầu tư một khoản chi phí lớn cho hoạt động bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 tăng 342,7 tương
đương với 18,12%. Năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 243,5 tr.đ
tương đương với 10,09%. Do năm 2008 làm ăn khó khăn công ty phải tìm cách
giảm bớt các chi phí trong đó có chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng không ổn định. Lợi nhuận sau thuế
năm 2007 so với năm 2006 tăng 186,4 tr.đ tương đương với 16,34%, năm 2008
so với năm 2007 tăng 59,5 tr.đ tương đương với 4,48%. Mặc dù năm 2008 là
thời kỳ kinh doanh khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp nhưng công ty vẫn giữ
được mức lợi nhuận không bị giảm điều đó chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của đội



ngũ lãnh đạo cũng như của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc phát triển
kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh.
3. Tình hình tiền công, tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
Trả công, trả lương cho người lao động có ý nghĩa rất lớn, giúp cho doanh
nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhờ sự tích cực, sáng tạo, tận tuỵ,
trung thành của người lao động đối với sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 9: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
ĐVT: đồng

Tên
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật vật tư
Phòng kinh doanh-vận tải
Phòng kinh tế thị trường
Công nhân

Lương bình quân người/tháng
2006
2007
2008
8000000 9500000 11000000
500000 6000000 8000000
1680000 1780000 2050000
1750000 1880000 2250000
1630000 1720000 1945000
1820000 1950000 2105000

1650000 1710000 1800000
1350000 1465000 1550000

Từ bảng trên ta thấy lương của cán bộ công nhân viên tăng đều qua các
năm, theo sự biến động của tình hình thị trường và gía cả sinh hoạt. Với mức
lương như trên cũng đã đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Như đã biết tiền công, tiền lương là 1 phần của chi phí kinh doanh đồng
thời nó cũng là động lực thúc đẩy người lao động tích cực làm việc. Vì vậy công
ty phải hết sức chú ý tới vấn đề trả công, trả lương cho cán bộ công nhân viên
sao cho vừa thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc vừa đảm bảo mức lợi
nhuận cho công ty. Các quyết định về tiền lương phải xem xét tới hàng loạt các
yếu tố như: thị trường lao động, các quy định của luật pháp, các điều khoản thoả
thuận trong hợp đồng lao động, mức sống dân cư, trình độ lao động, kết qủa


thực hiện công việc của người lao động, thâm niên công tác, chức vụ nghề
nghiệp…
IV. Nhận xét đánh giá chung về Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà
Nội
Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng là một doanh nghiệp có bề dày lịch
sử trong lĩnh vực cung cấp cát, sỏi, đá cho ngành xây dựng. Ban đầu công ty chỉ
là một xí nghiệp nhỏ chuyên khai thác và kinh doanh mặt hàng cát, sỏi, đá. Hiện
nay quy mô của doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều: hiện tại công ty đang là một
doanh nghiệp lớn cung cấp mặt hàng cát, sỏi, đá tại thị trường miền Bắc. Với
mức lương bình quân 2000.000 đồng/ người công ty đã tạo việc làm cho 127 lao
động và đảm bảo đời sống cho họ.Vấn đề huy động vốn của công ty rất tốt, công
ty đã lợi dụng vốn của người khác làm vốn kinh doanh để tăng mức lợi nhuận
cho công ty.
Bên cạnh một số thành tựu nêu trên công ty vẫn còn một số tồn tại như:
chưa chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường để có những phương hướng kế

hoạch chính xác cho việc tiêu thụ các mặt hàng, hoạt động marketing chưa thực
sự tốt để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Môi trương làm việc quá bụi bặm nhưng
công tác bảo hộ lao động vẫn chưa được thực hiện tốt để đảm bảo sức khỏe cho
người lao động. Các phòng ban chức năng vẫn chưa phối hợp nhịp nhàng để
tăng hiệu quả kinh doanh.
Để giải quyết được những tồn tại bất cập trong công ty ngoài sự quan tâm
chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý, sự năng động nhiệt tình của các phòng ban
chức năng, sự hăng say lao động, sáng tạo của công nhân viên trong công ty,
trước khi giải quyết một vấn đề nào đó cần phải đưa ra bàn bạc, phân tích đánh
giá nghiêm túc và tìm ra giải pháp tốt nhất thì sẽ tránh được những rủi ro, lãng
phí và mang lại hiệu quả công việc.


MỤC LỤC
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội
...................................................................................................................................1
1. Sự hình thành...................................................................................................1
2. Sự phát triển qua các giai đoạn.......................................................................1
3. Chức năng nhiêm vụ chính của công ty.........................................................2
4. Quy mô kinh doanh của công ty......................................................................3
4.1 Tình hình lao động...................................................................................3
4.2 Quy mô xét về vốn.....................................................................................4
5. Mô hình tổ chức công ty.................................................................................6
II. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................9
1. Đặc điểm về sản phẩm.....................................................................................9
2. Khách hàng.....................................................................................................9
2.1 Nhóm khách hàng công nghiệp................................................................9
2.2. Nhóm khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng......................................11
3. Khu vực kinh doanh.......................................................................................11
III. Các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu................................................12

1. Công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường kinh doanh................12
2. Công tác xây dựng chiến lược kế hoạch.......................................................12
3. Công tác mua hàng........................................................................................12
4. Công tác bán hàng........................................................................................13
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà
Nội...........................................................................................................................14
1. Cơ cấu các mặt hàng chính..........................................................................14
2. Kết quả kinh doanh........................................................................................14
3. Tình hình tiền công, tiền lương cho cán bộ công nhân viên......................17
IV. Nhận xét đánh giá chung về Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Hà Nội 18



×