Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty vật tư công nghiệp quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.35 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong quá trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới. Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam
đang đẩy mạnh nền sản xuất và kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng,
giao thông, khai thác tài nguyên… làm cho nhu cầu về sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp ngày càng tăng mạnh. Đây là loại hàng hóa đặc biệt, kinh doanh
có điều kiện, do Nhà nước thống nhất quản lý với những quy định hết sức
chặt chẽ.Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là đầu mối duy nhất của Bộ
Quốc phòng được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu, cung ứng vật liệu nổ cho
các ngành xây dựng, giao thông, khai khoáng... phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Các công trình trọng điểm quốc gia như: hầm đường bộ Đèo Hải Vân, dự án
thuỷ điện Sơn La, dự án thuỷ điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, thuỷ điện Sông
Tranh – Quảng Nam, công trình đường Hồ Chí Minh... đều do công ty cung
ứng. Ngoài xuất nhập khẩu, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, công ty còn
sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng kinh tế, kinh doanh thương mại và dịch
vụ.
Có thể nói công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là một doanh nghiệp
mạnh, gặt hái được nhiều thành công nhờ sự nhạy bén, linh hoạt trong cơ chế
thị trường. Tiếp tục mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh, đặc biệt
là kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với ban
lãnh đạo công ty cũng như các phòng ban chức năng. Em thực sự quan tâm
đến vấn đề này. Được thực tập tại công ty là một thuận lợi lớn cho sinh viên
quản trị kinh doanh thương mại như em. Trong thời gian thực tập tại công ty
vật tư công nghiệp quốc phòng, nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo Phan Tố
Uyên và phòng kế hoạch của công ty, em đã viết báo cáo thực tập tổng hợp
này.

1



Báo cáo được trình bày gồm 3 phần chính:
Phần I: Khái quát về công ty.
Phần II: Thực trạng kinh doanh của công ty.
Phần III: Đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty.
Với thời gian thực tập ngắn, khả năng nắm bắt và tiếp xúc thực tế có
hạn nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo các phòng công ty, đặc biệt là
phòng kế hoạch để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Tố Uyên, ban lãnh đạo công
ty, các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng kế hoạch đã hướng dẫn
giúp em hoàn thành bản báo cáo này.

2


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT
TƯ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng. Công ty được thành lập theo quyết
định số 1183/2000/QĐ – BQP ngày 15/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng.
Tên công ty: Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng.
Tên giao dịch nước ngoài: GAET Company.
Tên viết tắt: GAET.
Trụ sở chính: Số 21- phố Linh Lang - phường Cống Vị - quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
Tiền thân của công ty là Cục vật tư nhiên liệu thuộc Tổng cục hậu cần. Do
yêu cầu đổi mới và phát triển của quân đội, công ty đã nhiều lần thay đổi tổ
chức và trực thuộc nhiều đơn vị chủ quan khách nhau.

- Từ 1962 - 1974 là Cục vật tư thuộc Tổng cục hậu cần.
- Từ 1974 - 1989 là Cục vật tư thuộc Tổng cục kỹ thuật.
- Từ 1989 - 1992 là Cục vật tư thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng
và kinh tế.
- Từ 2000 - nay là Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng thuộc Tổng
cục công nghiệp quốc phòng.
Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là doanh nghiệp Nhà nước
hạng I, hạch toán độc lập và kinh doanh tự chủ. Với những thành tích to lớn
trong sản xuất kinh doanh cùng những hoạt động xã hội, công ty đã nhận
được nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Chiến công hạng Nhì
(27/6/2002), Huân chương Chiến công hạng Nhất (22/12/2004), Huân chương
Lao động hạng Ba (9/6/2005), Cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển
3


bền vững” (7/2005), Huân chương bảo vệ Tổ quốc Hạng nhất (ngày
5/6/2007). Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là đầu mối duy nhất của
Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu, cung ứng vật liệu nổ
công nghiệp, thực hiện cung ứng cho các công trình trọng điểm quốc gia.
Những năm qua, cùng với nhiều doanh nghiệp quân đội khác, công ty đã thể
hiện bản lĩnh và trí tuệ, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập, khẳng
định thương hiệu của mình trong nước và quốc tế.
Hiện nay, công ty có 8 đơn vị thành viên:
- Chi nhánh Công ty phía Nam.
- Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp.
- Xí nghiệp vận tải.
- Xí nghiệp sản xuất bao bì.
- Xí nghiệp sản xuất cơ khí.
- Xí nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng có địa bàn hoạt động trải rộng từ Bắc

vào Nam và sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù đứng trước xu
thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, nhưng công ty
vẫn tự khẳng định được vị trí của mình đối với các doanh nghiệp trong Bộ
Quốc phòng và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quốc dân. Với
ngành nghề kinh doanh đa dạng và các chiến lược kinh doanh phù hợp, công
ty đã đạt được kết quả kinh doanh khá cao trong những năm gần đây. Qua đó
góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty, tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và từng bước thúc đẩy sự phát triển vững
mạnh của công ty.

4


II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1. Chức năng
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là đảm bảo cung
ứng một số hàng hóa cho ngành kỹ thuật và kinh tế Quân đội theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường trong các lĩnh vực được
phép kinh doanh để tìm ra chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển
cho công ty.
- Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đề ra.
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của quân
đội.
- Thực hiện tốt công tác an toàn đối với việc sản xuất, bảo quản và sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cũng như bản lĩnh

kinh doanh cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao
của khách hàng trong và ngoài nước.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đảm bảo
bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện nhưng vẫn mang tính kỷ luật
quân đội cao.
- Đảm bào vệ sinh môi trường, an ninh chính trị, an toàn trong vận
chuyển, kinh doanh các loại hàng hóa đặt biệt là vật liệu nổ công
nghiệp.

5


2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh thuốc nổ và phụ kiện nổ.
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị phụ tùng và hàng cơ khí.
- Chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hòm hộp.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị và sản phẩm phục vụ sản
xuất công nghiệp quốc phòng và kinh tế, bao gồm:
+ Xe máy
+ Vật tư sản xuất quốc phòng và kinh tế, tư liệu tiêu dùng
+ Hàng điện, điện lạnh, điện dân dụng
+ Nông, lâm, hải sản
- Kinh doanh vật tư, thiết bị tồn đọng và thanh xử lý, dịch vụ kho bãi, tận
thu thuốc nổ cho sản xuất.
- Vận tải thuốc nổ công nghiệp và hàng hóa.
III. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Hiện nay công ty có hơn 1000 cán bộ công nhân viên, trong đó cán bộ của các
phòng ban và các xí nghiệp thành viên là 392 người, số còn lại là lao động
trực tiếp và sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có trình độ
nghiệp vụ cao, công nhân lao động có tay nghề vững vàng, thành thạo. Công
ty tổ chức được môi trường làm việc mang tính kỷ luật quân đội cao nhưng
bầu không khí làm việc luôn cởi mở, thân thiện và đầy sôi nổi, nhiệt huyết.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là giám đốc, là người điều hành và đại diện cho công ty trước
pháp luật về các hoạt động của công ty. Giám đốc cũng là người ra các quyết
định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng của Nhà

6


nước. Hố trợ cho giám đốc có các phó giám đốc phụ trách các mảng hoạt
động của công ty và các phòng ban liên quan.
- Phó giám đốc phụ trách chung khối cơ quan giúp giám đốc công ty chỉ
đạo công tác hậu cần - đời sống, công tác hành chính - văn phòng của
toàn công ty.
- Phó giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý, chỉ
huy điều hành trực tiếp các mặt hoạt động tác của chi nhánh công ty vật
tư công nghiệp quốc phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Phó giám đốc kiêm giám đốc xí nghiệp giúp giám đốc công ty chỉ đạo
công tác kỹ thuật an toàn và công tác kinh doanh của xí nghiệp vật liệu
nổ.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu giúp giám đốc công
ty chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác xuất nhập khẩu và công tác sản
xuất của xí nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp.
- Phó giám đốc kiêm bí thư Đảng ủy giúp giám đốc công ty chỉ đạo, triển

khai thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị.
1.1. Các phòng quản lý
1.1.1. Phòng kế hoạch và tổ chức lao động
- Chức năng: phòng kế hoạch và tổ chức lao động là cơ quan tham mưu giúp
cho giám đốc trong công tác điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, qua đó
xây tng, quản lý về tổ chức biên chế lao động tiền lương của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn hàng năm và
định hướng phát triển lâu dài của công ty để giúp giám đốc xét duyệt các kế
hoạch và phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện sao cho đạt hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
+ Phối hợp với các phòng, ban và các đơn vị thành viên trong việc tổ chức
thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

7


+ Tổng họp, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty từng thời kỳ
(năm, quý, tháng), rút ra những nhận xét, đánh giá chính xác về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, qua đó kịp thời điểu chỉnh kế hoạch, chiến lược
kinh doanh.
+ Quản lý, đào tạo và sử dụng hợp lý lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất
kinh doanh của công ty, tổ chức xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ lương của
công ty và các xí nghiệp trực thuộc trên cơ sở định mức lao động.
1.1.2. Phòng chính trị
- Chức năng: phòng chính trị là cơ quan tham mưu giúp Đảng và giám đốc
công ty hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các mặt công tác Đảng, công tác chính
trị của Đảng bộ công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị từng thời kỳ

(năm, quý, tháng) theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên và theo tình hình
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Hướng dẫn các tổ chức Đảng tiến hành công tác xây dựng cấp ủy và tổ chức
cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo về mọi mặt, theo dõi
và đôn đốc các chi bộ, Đảng bộ chấp hành chế độ sinh hoạt và các nguyên tắc
công tác Đảng.
+ Quản lý đội ngũ cán bộ Đảng viên cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở
đó có phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố tri sắp xếp cán bộ một cách
hợp lý.
1.1.3. Phòng hậu cần
- Chức năng: phòng hậu cần là cơ quan chức năng giúp cho giám đốc công ty
chỉ đạo thực hiện công tác hành chính hậu cần để đảm bảo cơ sở vật chất, điểu
kiện làm việc cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp đón khách, tổ chức các hội nghị, đảm bảo công tác hậu cần phục vụ
cho hội nghị.
8


+ Tổ chức quản lý công tác văn thư, quản lý sử dụng con dấu theo đúng chế
độ pháp lý.
+ Đảm bảo điện nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
1.1.4. Phòng tài chính - kế toán
- Chức năng: phòng tài chính - kế toán là cơ quan tham mưu giúp cho giám
đốc trong việc quản lý sử dụng tài chính và hạch toán kế toán trong công ty
theo đúng nguyên tắc, chế độ về công tác quản lý tài chính - kế toán.
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch tài chính trên cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty và hướng
dẫn của cơ quan tài chính cấp trên., đồng thời tham gia xét duyệt tài chính đối
với các đơn vị thành viên của công ty.

+ Tổng hợp, phân tích hoạt động tài chính của công ty làm cơ sở cho việc
đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đề ra kế hoạch sản
xuất kinh doanh phù hợp.
+ Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của toàn công ty, quản lý công tác tài chính kế toán của
công ty và hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán đối
với các xí nghiệp trực thuộc.
+ Bảo đảm đầy đủ kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty và hoạt động của khối bao cấp theo kế hoạch.
+ Phối hợp với các phòng, ban kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu chi tài
chính của công ty cũng như của các đơn vị thành viên nhằm phát hiện, kịp
thời ngăn chặn hiện tượng tham ô, lãng phí của công, vi phạm chế độ tài
chính kế toán của Nhà nước.
+ Phối hợp với các phòng, ban trong công ty để chuẩn bị hợp đồng, đôn đốc
thực hiện hợp đông và thanh toán công nợ.
+ Tổng hợp số liệu định kỳ, lập báo cáo tài chính gửi lên cơ quan nghiệp vụ
cấp trên, cung cấp số liệu phục vụ việc điều hành sản xuất kinh doah của giám

9


đốc công ty và các cơ quan chức năng theo quy định của chế độ báo báo
thống kê kế hoạch.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và quân đội.
+ Quản lý tốt quỹ tiền mặt, thực hiện đúng chế độ kiểm kê quỹ theo quy định.
1.2. Các phòng kinh doanh trực thuộc
1.2.1. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chức năng: phòng xuất nhập khẩu là cơ quan giúp giám đốc công ty trong
việc đề ra phương hướng xuất nhập khẩu của công ty theo từng thời kỳ (năm,
quý, tháng). Đồng thời, phòng cũng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh

doanh xuất nhập khẩu trong công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Căn cứ vào chủ trương của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, xây dựng phương
hướng, kế hoạch xuất nhập khẩu nhằm giúp công ty mở rộng thị trường kinh
doanh xuất nhập khẩu.
+ Trực tiếp quan hệ với các bộ, các ngành con liên quan như Bộ Thương mại,
Bộ Quốc phòng, Tổng cục công nghiệp quốc phòng để xin cấp hạn ngạch, xin
giấy phép và các thủ tục xuất nhập khẩu cần thiết.
+ Dựa vào quy chế xuất nhập khẩu của từng thời kỳ do thủ tướng Chính phủ,
Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng quy định, phòng xuất nhập khẩu có trách
nhiệm hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện theo đúng quy định.
+ Thực hiện chế độ báo cáo với công ty, Tổng cục công nghiệp quốc phòng,
Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại theo quy định, quy chế về quản lý công
tác xuất nhập khẩu.
1.2.2. Phòng kinh doanh nội địa
- Chức năng: phòng kinh doanh nội địa giúp cho giám đốc quản lý về công tác
kinh doanh trong nước, chủ yếu là kinh doanh thiết bị vật tư tồn đọng, thanh
lý và xử lý.
- Nhiệm vụ:

10


+ Lập kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ (năm, quý, tháng) trên cơ sở chỉ
tiêu đã đề ra, đồng thời đề xuất các phương án kinh doanh cụ thể.
+ Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh theo kế hoạch đã được giám đốc và
các cơ quan chức năng cấp trên phê duyệt.
+ Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh với công ty và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về kết quả kinh doanh.
2. Các đơn vị thành viên của công ty

2.1. Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu kinh doanh các mặt
hàng sau: xe máy, vật tư, tư liệu tiêu dùng, hàng điện lạnh, điện dân dụng, các
mặt hàng nông, lâm, hải sản, chế biến gỗ, sản xuất đồ mỹ nghệ.
2.2. Xí nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
Xí nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp là cơ quan giúp cho giám đốc
công ty quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, đồng thời trực tiếp thực
hiện công tác kinh doanh vật liệu nổ theo đúng quy định của Nhà nước và
quân đội. Đây là xí nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh chung
của toàn công ty và thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng của các đơn vị được phép sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm và kế hoạch nhập khẩu, báo cáo
lên Tổng cục công nghiệp quốc phòng, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch sản xuất
vật liệu nổ cho các xí nghiệp sản xuất.
+ Tổ chức công tác Marketing, tìm kiếm và phát triển thị trường trong và
ngoài nước.
+ Tổ chức hệ thống kho chứa vật liệu nổ để chủ động trong việc cung ứng cho
khách hàng.
+ Cung cấp các dịch vụ khoan, nổ mìn, tư vấn khách hàng.

11


2.3. Xí nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp
Xí nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp chủ yếu kinh doanh hàng thanh lý,
lắp ráp ô tô, nhập khẩu hàng kinh tế và vật tư sản xuất quốc phòng.
2.4. Xí nghiệp sản xuất bao bì
Xí nghiệp sản xuất bao bì thực hiện việc sản xuất và cung ứng bao bì cho các
nhà máy sản xuất vật liệu nổ, đảm bảo cho việc chứa đựng vật liệu nổ an toàn
và kinh tế.

2.5. Xí nghiệp sản xuất hàng cơ khí
Xí nghiệp sản xuất hàng cơ khí chuyên sản xuất vật tư, phụ tùng cho các máy
móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
2.6. Xí nghiệp vận tải
Xí nghiệp vận tải đảm bảo việc chuyên chở vật tư hàng hóa an toàn, thuận
tiện từ các nguồn cung cấp đến kho chứa hàng hóa của công ty hoặc từ các
kho đến địa điểm giao hàng cho khách hàng.
2.7. Trung tâm đào tạo nghề và xuất khẩu lao động
Trung tâm đào tạo nghề và xuất khẩu lao động có nhiệm vụ chủ yếu là tuyển
lao động đi làm việc ở các nước khác như: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc…
Trung tâm dạy ngoại ngữ giao tiếp căn bản cho người lao động và đào tạo
nghề: may, bao gói, điện tử nhằm đảm bảo cho họ làm việc thuận lợi ở nước
ngoài.

12


PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
VẬT TƯ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

I. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là doanh nghiệp thương mại có
chức năng kinh doanh đa ngành. Công ty hiện đang hoạt động rất hiệu quả
trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị, dây chuyền
công nghệ phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng và kinh tế; xuất nhập
khẩu và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; dịch vụ nổ mìn; đào tạo nghề và
xuất khẩu lao động... cùng nhiều chức năng kinh doanh khác. Trong đó, xuất
nhập khẩu và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp là hoạt động kinh doanh
đóng góp lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Vật liệu nổ công nghiệp
là loại hàng hoá đặc biệt, kinh doanh có điều kiện, do Nhà nước thống nhất

quản lý với những quy định hết sức chặt chẽ: chỉ được bán cho người được
phép mua, và chỉ được mua của người được phép bán. Đến nay, cả nước chỉ
có 6 doanh nghiệp được phép sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó có 5
doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng và 1 doanh nghiệp của Bộ Công Thương.
Cũng chỉ có 2 doanh nghiệp được quyền cung ứng vật liệu nổ công nghiệp là
Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam và Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng thuộc Tổng
cục Công nghiệp quốc phòng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đang đẩy mạnh nền sản xuất
và kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng, giao thông, khai thác tài
nguyên…làm cho nhu cầu về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng tăng
mạnh. Đây là cơ sở và là điều kiện thuận lợi để công ty vật tư công nghiệp
quốc phòng xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng cố gắng để hoạt động
kinh doanh của mình vừa đạt hiệu quả, vừa đảm bảo đúng các yêu cầu nghiêm
13


ngặt của pháp luật nhà nước đối với mặt hàng này. Trong thời gian qua lãnh
đạo Công ty đặc biệt quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và chủ động với các nhà máy
thực hiện quy hoạch xây dựng chiến lược phát triển vật liệu nổ công nghiệp
cả về số lượng, chất lượng và chủng loại; đáp ứng nhu cầu của đối tác trước
mắt cũng như lâu dài. Đồng thời tích cực tìm kiếm và phát triển thị trường
mới, cung ứng, đảm bảo vật liệu nổ công nghiệp cho nhiều công trình trọng
điểm quốc gia đúng tiến độ, tuyệt đối an toàn.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
1. Danh mục sản phẩm và đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty
Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng chủ yếu kinh doanh và xuất
nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp và các phụ kiện nổ. Đây là loại hàng hoá
đặc biệt, kinh doanh có điều kiện, do Nhà nước thống nhất quản lý với những

quy định hết sức chặt chẽ. Đó là, chỉ được bán cho người được phép mua, và
chỉ được mua của người được phép bán. Hiện nay, trong danh mục sản phẩm
của công ty có các loại vật liệu nổ và phụ kiện nổ chủ yếu sau:
- Thuốc nổ TNT - AD: đây là loại thuốc nổ có khả năng chống ẩm cao,
chịu nước tốt và xung lực nổ mạnh.
+ TNT - AD thích hợp để nổ mìn trong các lỗ khoan nhỏ có đường kính
từ 34 ÷ 40 mm ở những công trường hoặc mỏ lộ thiên. Không sử dụng
trong các mỏ, hầm lò có khí hoặc bụi nổ.
+ TNT - AD kích nổ trực tiếp bằng kíp nổ 8, số 10 hoặc dây nổ.
- Dây cháy chậm: là phương tiện dùng để truyền lửa và dùng để khởi
động kíp nổ số 8.
+ Dây cháy chậm được bảo quản nơi khô ráo, không có mối chuột.
+ Khi cắt dây cháy chậm để nổ mìn, không sử dụng những đoạn dài
dưới 1m.

14


+ Trong cùng một đợt nổ chỉ được phép dùng một loại dây cháy chậm.
+ Đầu dây cháy chậm đưa vào kíp đốt số 8 phải được cắt thẳng, vuông
góc với trục dây. Khi đưa đầu dây cháy chậm vào kíp nổ phải đưa
thẳng cho đến khi sát vào mũ kíp, cấm vặn xoáy dây.
- AFFO-15WR: là loại thuốc nổ được chế tạo trên cơ sở thuốc nổ ANFO
thường nhưng được pha thêm phụ gia tạo gel để nổ được trong điều
kiện lỗ khoan có nước.
+ AFFO-15WR được dùng để nổ mìn khai thác lộ thiên ở cả điều kiện
lỗ khoan khô và lỗ khoan có nước, đường kính Ø90mm. Có độ an toàn
cao trong quá trình bảo quản vận chuyển và sử dụng, ít độc hại
+ AFFO-15WR kém nhạy nổ hơn các loại thuốc nổ thông thường khác.
Nó được sử dụng kích nổ trung gian với các khối mồi nổ. TMN-15 là 78%. Không dùng kích nổ hoặc dây nổ để gây nổ trực tiếp.

- NT là loại thuốc nổ chịu nước, an toàn trong bảo quản, vận chuyển và
sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường.
+ NT được sử dụng để khai thác tài nguyên rắn, lộ thiên như đất, đá,
than …không được sử dụng ở các mỏ, hầm lò có khí và bụi nổ.
+ NT khi sử dụng lượng ít bằng các thỏi nhỏ có thể kích nổ trực tiếp
bằng kíp nổ số 8 hoặc dây nổ. Khi sử dụng lượng nhiều ở những lỗ
khoan lớn phải có kíp nổ trung gian bằng các khối mồi nổ.
+ NT được nhồi trong ống giấy sáp. Đường kính thỏi thuốc từ Ø32
÷Ø180. Bảo quản trong hộp giấy các tông hoặc hòm gỗ với trọng lượng
là 24kg và 36kg.
- Kíp nổ phi điện vi sai gồm ống nổ vi sai miligiây và ống dẫn nó có
chiều dài 2; 3; 5; 8 hoặc 10m (theo yêu cầu của người sử dụng). Dùng
15


để gây nổ thuốc nổ mạnh, thuốc nổ nhũ tương, dây nổ, ống dẫn nổ và
các vật liệu nổ khác. Kíp nổ phi điện vi sai không sử dụng trong các
công trình có khí hoặc bụi nổ.
- Mìn phá đã quá cỡ là sản phẩm độc đáo có nhiều kích cỡ khác nhau,
thao tác cực ký đơn gian và tiện lợi, chịu thuốc tốt. Mìn phá đá quá cỡ
có uy lực nổ dồn về một phía nền, hiệu quả nổ rất cao có khả năng giải
toả nhanh bãi nổ mìn có nhiều đá quá cỡ và đã mô chân tầng. Dùng mìn
phá đá quá cỡ nổ mìn sẽ không có đá văng xa rất an toàn và tránh được
bệnh nghề nghiệp bụi phổi silico do bụi khoan đá gây ra.
- AD1 là loại thuốc nổ tương đương với Amont số 7 của Liên Xô cũ
+ AD1 dùng để khai thác đá, quặng lộ thiên, dùng trong lỗ khoan khô,
AD1 kích nổ trực tiếp bằng kíp nổ số 8 hoặc dây nổ.
+ AD1 được nhồi trong ống giấy nhúng sáp từ Ø32 ÷ Ø120 theo yêu
cầu của khách hàng. Bảo quản trong hộp giấy các tông hoặc hòm gỗ
với trọng lượng tương ứng là 24kg và 36kg.

Ngoài ra, công ty còn kinh doanh một số sản phẩm khác:
- Trang thiết bị nội thất, đồ gỗ, đồ mỹ nghệ.
- Thiết bị y tế.
- Vật tư đóng tàu.
-

Các loại cáp điện từ cáp điện hạ thế đến cáp cao thế và các loại dây
dẫn, cáp điều khiển, chiếu sáng, cáp động lực.

2. Vài nét về thị trường và môi trường kinh doanh của công ty
Với một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm đào tạo
nghề và xuất khẩu lao động cùng sáu đơn vị thành viên đóng quân trên cả ba
miền Bắc - Trung - Nam, công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là doanh
nghiệp thương mại có chức năng kinh doanh đa ngành. Trong đó 2 hoạt động
kinh doanh chủ yếu và chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty là
xuất nhập khẩu và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Đối với hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị cho
16


Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh phòng không không quân, công binh, pháo
binh, tăng thiết giáp và các thiết bị quan trọng phục vụ cho an ninh quốc
phòng. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, vì là
loại hàng hóa đặc biệt nên hiện nay cả nước chỉ có 6 doanh nghiệp được phép
sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp của Bộ Quốc
phòng và một doanh nghiệp của Bộ Công Thương. Cũng chỉ có 2 doanh
nghiệp được quyền cung ứng vật liệu nổ công nghiệp là Công ty Công nghiệp
hóa chất mỏ (VIMICCO) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam và Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng (GAET) thuộc Tổng cục
Công nghiệp quốc phòng. Hai công ty vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, có những

tiêu chí riêng trong kinh doanh, mục đích chung là đáp ứng tốt nhất nhu cầu
sử dụng của khách hàng. Thực hiện chức năng là cầu nối người sử dụng với
người sản xuất, VIMICCO và GAET đã thiết lập mạng lưới cung ứng vật liệu
nổ tương đối đồng bộ, rộng khắp, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, đáp ứng về số
lượng và chủng loại cho nhu cầu sử dụng của nền kinh tế, đồng thời bước đầu
xuất khẩu sản phẩm này ra nước ngoài. chủ yếu là Lào. Hiện nay, có một lực
lượng khách hàng đông đảo trong đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ do công
ty cung cấp, đó là:
- Công ty công trình giao thông - Bộ Giao thông vận tải.
- Một số đơn vị trong Tổng cục hậu cần.
- Một số đơn vị trong Bộ nội vụ.
- Tổng công ty xi măng Việt Nam.
- Một số công ty thuộc Bộ xây dựng.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công ty đã tham gia xuất khẩu
sản phẩm sang các nước như Anh, Canada, Philippin, Malaysia, xuất khẩu vật
liệu nổ công nghiệp sang Lào, xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung
Quốc. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nghề và xuất khẩu lao động được triển
khai hiệu quả. Lao động được xuất khẩu sang các nước Đài Loan, LiBi,

17


Malaysia, Hàn Quốc, Dubai… Đặc biệt, đào tạo nghề cho lao động là bộ đội
xuất ngũ được công ty coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
III. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
Bảng 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong 3 năm 2006,
2007, 2008.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT


Chỉ tiêu

Năm 2006
KH

Năm 2007

TT

KH

TT

Năm 2008
KH
149.935

TT

1

Giá trị sản xuất 105.867

111.602

139.386 149.485

178.500


2

Doanh thu

719.038

827.319

901.018 1.075.593 1.085.232

1.356.000

3

Lợi nhuận

14.910

16.103

17.300

17.605

18.774

20.869

4


Thu nhập BQ

2,288

2,589

2,6

2,586

2,555

3,066

Bảng 2: Doanh thu các hoạt động kinh doanh của công ty vật tư công
nghiệp quốc phòng trong 3 năm 2006, 2007, 2008.

18


Đơn vị tính: triệu đồng
TT

Năm 2006

Các hoạt động

KH
I


Xuất nhập khẩu

Năm 2007

TT

264.594 318.87

KH

Năm 2008

TT

KH

TT

359.675 470.628

478.057

515.582

561.987

563.926

793.261


331.469 359.661 407.098

408.806

501.954

1
II

1

KD nội địa

VLN

418.43

471.53

503.01

3

8

5

công 313.83

nghiệp


0

2

Hàng hóa khác

98.478

128.962 130.459 141.292

141.485

276.612

3

XK lao động

6.125

11.107

12.895

13.597

13.635

14.695


III Sản xuất CN

28.483

24.668

25.873

28.991

29.193

29.204

IV KD vận tải

7.528

12.243

12.455

13.987

14.056

17.953

V


719.03

827.319 901.01

Tổng cộng

8

8

1.075.593 1.085.23

1.356.000

2

- Nhìn vào bảng 1 ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm
2006, 2007, 2008:
+ Năm 2006, doanh thu của công ty đạt 827.319 triệu đồng, bằng
115,06% doanh thu kế hoạch năm 2006, và tăng 22,73% so với năm 2005.
+ Năm 2007, doanh thu của công ty đạt 1.075.593 triệu đồng, bằng
119,37% doanh thu kế hoạch năm 2007, và tăng 30% so với năm 2006.
+ Năm 2008, doanh thu của công ty đạt 1.356.000 triệu đồng, bằng
124,95% doanh thu kế hoạch năm 2007 và tăng 126,07% so với năm 2007.

19


Như vậy, công ty đã duy trì được mức tăng trưởng doanh số bán ổn

định trong 3 năm vừa qua. Doanh thu các năm của công ty luôn vượt mức kế
hoạch đề ra và tăng đáng kể so với các năm trước đó. Điểu này cho thấy mặc
dù đứng trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường,
công ty vẫn duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh ổn đinhj, vững vàng.
Đến năm 2008, công ty đạt doanh thu 1.356.000 triệu đồng, đây là mức doanh
thu cao nhất của công ty vật tư công nghiệp quốc phòng từ khi thành lập đến
nay. Để đạt được kết quả này, toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như ban
lãnh đạo đã nỗ lực hết mình trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong
đó, hoạt động kinh doanh thương mại luôn là hoạt động mang lại nguồn thu
chủ yếu cho công ty, bao gồm kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh vật liệu
nổ công nghiệp, kinh doanh nội địa và một số hoạt động khác (Bàng 2).
- Tương ứng với tăng doanh thu, lợi nhuận hàng năm của công ty cũng
tăng lên:
+ Năm 2006, lợi nhuận của công ty đạt 16.103 triệu đồng, bằng 108%
mức kế hoạch đề ra và bằng 121,28% lợi nhuận đạt được năm 2005. Đây là
mức tăng trưởng lợi nhuận đáng khích lệ.

20


+ Năm 2007, lợi nhuận của công ty đạt 17.605 triệu đồng, bằng
101,76% mức kế hoạch đề ra và bằng 109,33% lợi nhuận đạt được năm 2006.
Tuy doanh thu năm 2007 tăng 30% so với năm 2006 nhưng lợi nhuận lại tăng
không cao do chỉ số giá cả (CPI), giá xăng dầu, giá vật tư đầu vào có nhiều
biến động bất thường.
+ Năm 2008, lợi nhuận của công ty đạt 20.869 triệu đồng, bằng
111,16% mức kế hoạch đề ra và bằng 118,54% so với năm 2007. Đây là một
nỗ lực đáng chú ý của công ty vật tư công nghiệp quốc phòng. Mặc dù phải
đối mặt với nhiều khó khăn như: chỉ số lạm phát cao, giá các yếu tố đầu vào
tăng cao đột biến…công ty đã có nhiều biện pháp, nhiều đổi mới trong sản

xuất kinh doanh để khôi phục mức tăng trưởng lợi nhuận xấp xỉ năm 2006.

- Ngoài doanh thu và lợi nhuận, một chỉ tiêu nữa cũng rất đáng quan tâm,
đó là thu nhập bình quân trên đầu người của công ty. Thu nhập phản
ánh tình hình kinh doanh của công ty đồng thời phản ánh mức sống,
điều kiện vật chất mà cán bộ công nhân viên trong công ty có được
trong quá trình làm việc tại công ty.
+ Thu nhập bình quân năm 2006 đạt 2,589 triệu đồng/ người/ tháng,
tăng 3,38% so với năm 2005.

21


+ Thu nhập bình quân năm 2007 đạt 2,586 triệu đồng/ người/ tháng,
bằng 99,9% mức thu nhập bình quân năm 2006. Tuy lợi nhuận trong năm
2007 vẫn tăng so với năm 2006 nhưng mức tăng không cao, trong khi đó đội
ngũ cán bộ công nhân viên tăng lên do yêu cầu của quân đội nên thu nhập có
phần giảm sút.
+ Thu nhập bình quân năm 2008 đạt 3,066 triệu đồng/ người/ tháng,
tăng 18,54% so với năm 2007. Đây là mức thu nhập khá và là mức thu nhập
cao nhất cán bộ công nhân viên trong công ty nhận được trong nhiểu năm
qua. Điều đó một lần nữa cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và tính hiệu quả
trong kinh doanh của công ty trong năm 2008 mặc dù tình hình thế giới và
khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu đứng trước bờ vực
của khủng hoảng.

22


PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY

I. NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY
1. Những điểm mạnh
- Thứ nhất, công ty vật tư công nghiệp quốc phòng đã tổ chức được một
cơ cấu lao động hợp lý với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao và lực lượng công nhân lao động lành nghề. Hiện nay, số
cán bộ có trình độ trên đại học là 15 người, chiếm 1,5% tổng số cán bộ
công nhân viên; số cán bộ có trình độ đại học là 269 người, chiếm
26,9%; trình độ cao đẳng chiếm 20%; trình độ trung cấp chiếm 32%;
trình độ sơ cấp chiếm 19,6%. Công ty đặc biệt chú trọng việc đào tạo,
bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động nên trình
độ lao động ngày càng được nâng cao.
- Thứ hai, qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, công ty đã xây dựng
được uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường. Công ty vật tư công
nghiệp quốc phòng được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp
nhà nước loại I và đã trở thành doanh nghiệp có uy tín, được bạn hàng
đánh giá cao, vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng
được khẳng định; sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh cao, góp phần
đắc lực vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà nói chung và
công nghiệp quốc phòng nói riêng.
- Thứ ba, cán bộ công nhân viên trong công ty có tinh thần trách nhiệm
cao, luôn tự giác trong công tác kinh doanh cũng như công tác quốc
phòng, luôn cố gắng hết mình để hoàn thành tốt cả 2 nhiệm vụ: nhiệm
vụ kinh tế và nhiệm vụ quốc phòng. Vì công ty hoạt động dưới sự quản

23


lý của Bộ Quốc phòng và trong khuôn khổ quân đội nên các cán bộ

công nhân viên đều có ý thức kỷ luật quân đội, mọi hoạt động mang
tính thống nhất cao. Tuy vậy, công ty vẫn xây dựng được bầu không
khí làm việc thân thiện, cởi mở, sôi nổi, đầy hứng thú. Điều này có ý
nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững của công ty.
2. Những điểm yếu
- Nhược điểm lớn nhất là cơ chế hoạt động của công ty. Tiền thân của
công ty vật tư công nghiệp quốc phòng là Cục nhiên liệu thuộc Tổng
cục hậu cần, vì vậy cơ chế hoạt động của công ty vẫn ít nhiều chịu ảnh
hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Hơn nữa, công ty không chỉ
thực hiện nhiệm vụ kinh tế mà còn thực hiện cả nhiệm vụ quốc phòng
nên mặc dù làm kinh tế nhưng công ty vẫn duy trì các chế độ như trong
quân đội. Chế độ tiền lương, tiền thưởng vẫn tính theo hệ số, phụ thuộc
vào số năm vào quân ngũ và cấp bậc quân hàm. Điều này không
khuyến khích được đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi nỗ lực trong
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thứ hai, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn
chế do luôn phải xin chỉ thị và chờ phê duyệt của cấp trên trong mọi dự
án đầu tư hay trang bị máy móc thiết bị cho công ty. Việc này đòi hỏi
mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác kinh
doanh cũng như kết quả kinh doanh.
- Thứ ba là hạn chế về quan hệ cộng đồng, do chịu sự quản lý của Bộ
Quốc phòng và do 1 số đặc điểm của quân đội nên việc kinh doanh xuất
nhập khẩu gặp không ít những khó khăn.
- Thứ tư là hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật. Mặc dù đã đầu tư nhiều
cho cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng ở nhiều đơn vị thành viên của công
ty vẫn thiếu thốn trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải…

24



II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy, Thủ trưởng
Tổng cục, cùng các cơ quan chức năng cấp trên, Đảng ủy, giám đốc
công ty luôn sâu sát công việc, năng động đề ra các chủ trương và biện
pháp thiết thực điều hành hoạt động kinh doanh.
- Mối quan hệ của công ty với các Bộ, Tổng cục, các nhà máy, các binh
chủng, quân khu, quân đoàn, các bạn hàng… ngày càng được tăng
cường và mở rộng.
- Ngày 31/03/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 339/QĐ TTG phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty
sang mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con.
- Công tác tổ chức của công ty, các đơn vị thành viên tiếp tục được kiện
toàn và đi vào nề nếp.
2. Khó khăn
- Công ty phải đối mặt với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của
thị trường, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp. Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam đã triển khai mô hình công ty mẹ - công
ty con, quyền tự chủ của các công ty con rất linh hoạt. Ngoài ra, sự
khan hiếm nguồn hàng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh
vật liệu nổ công nghiệp trong thời gian gần đây.
- Nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh, các dự án lớn chủ
yếu là nguồn vốn vay nên gặp nhiều trở ngại khi công ty tiến hành các
thủ tục vay vốn do khả năng thanh khoản của các ngân hàng trong
những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn.

25



×