Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN dược BÌNH lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.07 KB, 17 trang )

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Mục Lục

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

2

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC BÌNH
LỤC
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty CP Dược Bình Lục
- Tên của Công ty hiện nay là: Công ty cổ phần Dược Bình Lục
- Tên gọi tắt: Công ty Dược Bình Lục
- Tên thương mại: Biluphaco Company
- Trụ sở chính: Thị trấn Bình Mỹ-Huyện Bình Lục-Tỉnh Hà Nam.
- Mã số thuế: 0700176954
- Điện thoại: 0351.860057
- Fax: 0351.860057
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 055612 cấp ngày 19 tháng 8 năm 1999
- Tài khoản số: 431101-0010 tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Bình Lục
- Vốn điều lệ: 900.000.000 đồng.


- Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh: 5.215.470.000 đồng
- Tổng tài sản: 4.350.280.700 đồng.
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty
Công ty Dược Bình Lục chủ yếu là sản xuất kinh doanh Dược phẩm, dược liệu
làm thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phòng dịch bệnh, đồng thời cung
ứng kịp thời đầy đủ thuốc phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong vùng, ngoài
ra còn mở rộng thị trường liên huyện, liên tỉnh.
Những sản phẩm chủ yếu của Công ty hiện nay là:
• Sản xuất các loại thuốc chai như Cao ích mẫu, cao tiêu độc, Xirobrocan…
• Pha chế các loại dung dịch như Oxi già, BSA, Xanhmetylen, ASA...
• Chiết xuất các loại cao: Cao đinh lăng, cao hà thủ ô, cao thanh hao và các thành
phẩm khác như: Chè thanh nhiệt, chè nhân trần, rượu bổ sâm phong thấp, bổ
tâm an thần...
Quy trình công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu của công ty: Phụ lục 1.1
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh.
* Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh: Phụ lục 1.2

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

3

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất có toàn quyền quyết định các
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, phù hợp với pháp lụât và sự

nhất trí của đa số cổ đông. Cuối nhiệm kỳ phải trình báo các tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh, kết quả tài chính và phương hướng kế hoạch cho kỳ tới. Bổ nhiệm,
bãi miễn, giám sát hoạt động của ban giám đốc và kế toán trưởng.
- Ban kiểm soát kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của
Công ty, giám sát hành vi vi phạm pháp luật của Hội đồng quản trị, trình các báo cáo
thẩm tra quyết toán năm tài chính, ưu và nhược điểm của Hội đồng quản trị trong quá
trình quản lý tài chính.
- Ban giám đốc: , điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách việc tuyển chọn đào tạo nhân lực, bố trí
sắp xếp lao động trong Công ty, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động,
theo dõi thi đua, phối hợp các phòng ban trong việc kiểm tra quỹ khen thưởng, phúc
lợi.
- Phòng kế hoạch – vật tư: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức
năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại nguyên vật liệu cho
các phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, thi
công các công trình. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về
mọi hoạt động của đơn vị.
- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm thông tin, nhu cầu thị trường, dự đoán
nhu cầu thị trường và các bệnh dịch diễn ra trong các mùa, từ đó xây dựng kế hoạch
sản xuất thuốc kịp thời, đem lại hiệu quả kinh tế cao, khai thác mở rộng thị trường
kinh doanh, tham mưu cho ban giám đốc để đề ra những phương án kinh doanh thích
hợp.
- Phòng kế toán: Tổ chức quản lý thu, chi, xuất- nhập- tồn vật tư hàng hoá của
Công ty, khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, xây dựng kế hoạch tài chính thông qua
các số liệu báo cáo, tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quản lý và sử dụng
vốn, lập báo các quyết toán theo niên độ kế toán của Nhà nước quy định.
- Phòng kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra chỉ tiêu chất lượng thành phẩm và
hàng hoá trước khi nhập kho hoặc trước khi xuất bán trực tiếp.
-Kho vật liệu: Chứa NVL nhập- tồn, thành phẩm, bán thành phẩm và hàng hoá.

- Các cửa hàng: Hàng tháng nhận hàng của Công ty theo hình thức bán lẻ

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

4

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất công ty tổ chức thành các phân xưởng, mỗi phân
xưởng có chức năng riêng, Công ty có hai phân xưởng sản xuất: phân xưởng đông
dược và phân xưởng chiết xuất.
- Phân xưởng đông dược: chuyên sản xuất các loại thuốc cao và đơn hoàn tán như
bổ thận âm, cao ích mẫu, cao tiêu độc... và các loại thuốc nước như philatop, nước
cất...
- Phân xưởng chiết xuất: chuyên chiết xuất các loại cao thành phẩm như cao hà
thủ ô, cao đinh lăng...
1.4 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Tình hình và kết quả hoạt động SXKD trong 2 năm 2013, 2014 của công ty: Phụ
lục 1.3
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy:
- Về chỉ tiêu nguồn vốn năm 2014 tăng 1.014.275.945 đồng tức 17,43% so với
năm 2013, điều này được đánh giá tốt cho thấy nguồn vốn của công ty được phát triển
mở rộng kinh doanh.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2014 tăng
1.714.529.709 đồng tức tăng 11,73% so với năm 2013; các khoản giảm trừ doanh thu

năm 2014 tăng 13.132.452 đồng tức 23,63% so với năm 2013. Doanh thu thuần năm
2014 so với năm 2013 tăng lên 1.701.397.257 tức 11,68%. Đây cũng là một thành quả
khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2014 đã tăng 26,07% so với năm 2013, cụ
thể tăng 17.514.030 đồng. Quy mô hoạt động của công ty là quy mô nhỏ, tuy nhiên
năm 2014 lợi nhuận tăng lên rất nhiều so với năm trước trong khi số nhân viên vẫn giữ
nguyên. Như vậy có thể thấy công ty có chiến lược làm việc cực kì hiệu quả và đội
ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn rất vững vàng
- Mức thu nhập bình quân của công ty năm 2014 tăng 300.000 đồng so với năm
2013 cụ thể là 12%. Với mức tăng này cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu sống
của người lao động; điều này cho ta thấy công ty luôn chăm lo cho đời sống của người
lao động.

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

5

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC BÌNH LỤC
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CP Dược Bình Lục
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Phụ lục 2.1
Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung.
Công tác kế toán tại công ty do một bộ phận chuyên trách đảm nhận gọi là phòng kế

toán nghiệp vụ, các phân xưởng không tổ chức kế toán riêng
Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo chung, kiểm tra
công việc do kế toán viên thực hiện, tham mưu cho ban giám đốc đưa ra các quyết
định phù hợp, đúng đắn trong kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan cấp
trên về tất cả các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của
Công ty
- Kế toán NVL: Theo dõi nhập - xuất - tồn NVL đối chiếu với thủ kho thông qua
thẻ kho. Sắp xếp kho sao cho hợp lý từ đó dễ dàng trong công tác nhập xuất NVL.
Thực hiện bảo quản NVL tránh cho NVL bị hỏng
- Kế toán tiền lương: là việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như: Bảng
chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng
khoán…. để lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: là việc tập hợp tất cả các
chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm và tính giá thành cho từng đơn vị sản phẩm để
cung cấp cho các nhà lãnh đạo biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt
động, từng loại dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Từ đó phân tích và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản
xuất kinh doanh.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm quyết toán, theo dõi tình hình tăng giảm
TSCĐ, tiến hành xác định thuế và xây dựng biểu mẫu thuế hàng tháng phải nộp
NSNN. Lập bảng cân đối kế toán, xác định kết quả kinh doanh của toàn công ty. Hoàn
thiện số liệu, chứng từ sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng duyệt BCTT.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ, căn cứ vào chứng từ hợp lý hợp pháp để tiến
hành xuất- nhập quỹ.

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

6


MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

2.2 Các chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty CP Dược Bình Lục
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến hết này 31/12/N
- Hệ thống tài khoản công ty áp dụng theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC
- Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán: đồng Việt Nam
- Hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.2)
- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu: Phương pháp bình quân gia quyên
sau mỗi lần nhập.
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán
chủ yếu
2.3.1 Kế toán NVL
* Chứng từ kế toán sử dụng bao gồm : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nội bộ, hóa đơn GTGT, thẻ kho, Các chứng từ thanh toán
như: Giấy báo nợ, phiếu chi ….
* Tài khoản sử dụng:
TK 152
“ Nguyên liệu, vật liệu”
Các tài khoản kiên quan như TK 111, TK 112, TK 331,...
* Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Phương pháp thẻ song song
* Phương pháp hoạch toán:
- Kế toán ghi tăng NVL

Ví dụ 01: Ngày 03/03/2014 công ty nhập kho 1 lô nguyên liệu, trị giá lô NVL đó là
47.741.842 đ chưa bao gồm thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Công ty thanh toán
bằng TGNH.
Căn cứ vào PNK số 23 (phụ lục 2.3a) và hóa đơn GTGT số 0005268 (phụ lục 2.3b),
kế toán định khoản: (Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 152
:
47.741.842
Nợ TK 133(1)
:
4.774.184
Có TK 112 :
52.516.626

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

7

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Kế toán ghi giảm NVL
Ví dụ 02: Ngày 06/03/2014, căn cứ vào PXK số 19 (phụ lục 2.4) công ty xuất kho lô
nguyên vật liệu trị giá 49.310.249đ đến phân xưởng đông dược để sản xuất. Kế toán
định khoản: (Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 154(1)

: 49.310.249
Có TK 152
: 49.310.249
2.3.2. Kế toán tài sản cố định
2.3.2.1 Đặc điểm kế toán tài sản cố định tại công ty
* Chứng từ sử dụng: Biên bản bàn giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ;
Sổ đăng ký TSCĐ; Bảng tính khấu hao TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Các
chứng từ có liên quan.
* Tài khoản sử dụng:
TK 211 “Tài sản cố định”
Chi tết:
TK 211(1): Tài sản cố định hữu hình
TK 211(2): Tài sản cố định thuê tài chính
TK 211(3): Tài sản cố định vô hình
TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”
* Tài sản cố định của công ty:
TSCĐHH: Máy vi tính, máy photo, ô tô, quầy bán hàng, xưởng sản xuất, máy
móc thiết bị dùng vào sản xuất ...
TSCĐVH: Thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm.
* Sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ TSCĐ; thẻ TSCĐ; sổ cái TK 211, 214,sổ chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ.
- Đánh giá tài sản cố định tại công ty:
Nguyên giá tài sản cố = Giá mua + Các khoản thuế + Các chi phí liên
định hữu hình
thực tế
không được
quan trực tiếp
hoàn lại
khác

Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu
hao đường thẳng:
Mức khấu hao = Nguyên giá x Tỉ lệ khấu = Nguyên giá TSCĐ phải
phải trích
TSCĐ phải
hao bình
khấu hao
trong năm
khấu hao
quân năm

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

8

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán
Số năm sử dụng

Mức khấu hao
phải trích trong
tháng

Mức khâu hao phải trích trong năm
=
12


2.3.2.2 Kế toán tổng hợp tăng giảm, khấu hao tài sản cố đinh.
* Kế toán tăng TSCĐ:
Ví dụ 03: Ngày 01/03/2014 mua của công ty Thái Tuấn một chiếc máy photo trong
phòng hành chính với số tiền 60.000.000đ, chưa bao gồm thuế suất thuế GTGT 10%.
Công ty chưa thanh toán tiền mua máy. Căn cứ vào biên giao nhận TSCĐ, kế toán
định khoản: ( Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 211(1)
: 60.000.000
Nợ TK 133(2)
: 6.000.000
Có TK 331
: 66.000.000
* Kế toán giảm TSCĐ:
Ví dụ 04: Ngày 19/03/2014, công ty tiến hành thanh lý xe ô tô chuyển hàng nhỏ có
nguyên giá 155.000.000đ, đã khấu hao 101.345.120đ. giá trị thanh lý thu được chưa
thuế GTGT 5% là 40.000.000đ đã thanh toán bằng chuyển khoản. Căn cứ theo biên
bản thanh lý TSCĐ, kế toán định khoản: ( Đơn vị tính: đồng)
+ Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214
: 101.345.120
Nợ TK 811
: 53.654.880
Có TK 211
: 155.000.000
+ Ghi nhận khoản thanh lý nhận được:
Nợ TK 112
: 42.000.000
Có TK 711
: 40.000.000

Có TK 333(1)
: 2.000.000
* Kế toán khấu hao TSCĐ:
Ví dụ 05: Tính khấu hao cho 1 máy photo mua ngày 01/03/2014 cho phòng hành
chính, nguyên giá 60.000.000đ, thời hạn sử dụng 10 năm.

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

9

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Mức trích khấu hao
bình quân hàng năm
của máy photo

Khoa Kế Toán

60.000.000
=

Mức trích khấu hao
bình quân tháng của =
máy photo

=

6.000.000 (đồng)


10
6.000.000
=

500.000 (đồng)

12

Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3 của công ty, bộ phận
hành chính là 28.550.000đ, kế toán định khoản: (Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 642(2)
: 28.550.000
Có TK 214
: 28.550.000
2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Hình thức trả lương:
- Hình thức trả lương theo thời gian: thường áp dụng cho người làm công tác
văn phòng. Trả lương theo thời gian là trả lương cho người lao động căn cứ vào số
ngày làm việc thực tế.
Ngoài ra công ty còn áp dụng trả lương cố định hàng tháng dựa hợp đồng lao
động đã ký với người lao động.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động
căn cứ vào công việc hoàn thành đúng quy định.
Ngoài ra công ty còn kết hợp trả lương sản phẩm có thưởng để khuyến khích
người lao động làm việc với trách nhiệm, năng suất lao động động cao hơn với công
việc được giao.
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng lương, bảng thanh toán tiền lương,
bảng tính trích BHXH, BHYT, CPCĐ
* Tài khoản sử dụng:

+ TK 334 :
Phải trả người lao động
+ TK338 :
Phải trả phải nộp khác
+ Và một số các TK liên quan như: TK 154, TK642, TK111, TK112...
* Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại công ty

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

10

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

1. Cách tính lương
- Các chế độ quy định về lương của công ty:
+ Lương cơ bản = Ngày công chuẩn của tháng x Số ngày làm việc thực tế
+ Lương ngoài giờ = Lương cho 1 ngày công x Số công làm việc thực tế x 150%
+ Lương lễ = Lương cho 1 ngày công x Số công lễ
- Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương
thực lĩnh

=

Lương cơ bản


Các khoản
- BHXH, BHYT, BHTN, + Phụ cấp (nếu có)
TNDN (nếu có)

- Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương sản phẩm
trả cho người lao động

=

Khối lượng sản phẩm,
công việc hoàn thành

x

Đơn giá tiền lương
sản phẩm

2. Các khoản trích theo lương
Tổng số các khoản trích theo lương là 34,5%, trong đó:
- BHXH: 26% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 18% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh, 8% trừ vào lương của nhân viên.
- BHYT: 4,5% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh, 1,5% trừ vào lương của nhân viên.
- BHTN: 2% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh, 1% trừ vào lương của nhân viên.
- KPCĐ: 2% trên tiền lương thực tế của nhân viên hoạch toán vào chi phí sản
xuất kinh doanh.
Ví dụ 06: Căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương Tháng 3/2014 của bộ phận hành

chính( phụ lục 2.5), kế toán định khoản: (Đơn vị tính : đồng)
+ BT1: Tính lương
Nợ TK 642(2)
: 37.115.900
Có TK 334 : 37.115.900
+ BT2: Phản ánh các khoản trích theo lương
Nợ TK 642(2)
: 7.057.656 (29.406.900 x 24% )
Nợ TK 334
: 3.087.725 (29.406.900 x 10,5%)
Có TK 338 :10.145.381 (29.406.900 x 34,5%)

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

11

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Trong đó: TK 338(2)
: 588.138 (29.406.900 x 2%)
TK 338(3)
: 7.645.794 (29.406.900 x 26%)
TK 338(4)
: 1.323.311 (29.406.900 x 4,5%)
TK 338(9)

: 588.138 (29.406.900 x 2%)
+ BT3: Thanh toán lương
Nợ TK 334
: 34.028.175
Có TK 111 : 34.028.175
2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
2.3.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.3.4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Chứng từ sử dụng bao gồm : Hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
* Tài khoản sử dụng: TK154(1): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* NVL để sản xuất: các loại cao, dầu, cồn ...
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ 07: Ngày 07/03/2014, xuất kho theo phiếu xuất kho số 20, xuất 11.075kg đinh
lăng, đơn giá 5.125đ/kg đến phân xưởng chiết xuất (PX1) phục vụ cho việc chiết xuất
cao đinh lăng. Kế toán định khoản vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.6). (Đơn vị tính:
đồng)
Nợ TK 154(1)
: 56.755.200
Có TK 152 : 56.755.200
Các sổ sách liên quan: Sổ cái (Phụ Lục 2.7), sổ đăng ký chứng từ ghi sổ...
2.3.4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương...
* Tài khoản sử dụng: TK 154(2): Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản đối ứng bao gồm: TK 334, TK 338...
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ 08: Ngày 31/03/2014, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương cho tổ chiết xuất
cao đinh lăng (Phụ lục 2.8). Kế toán định khoản vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.9).
(Đơn vị tính: đồng)

+ BT1:
Nợ TK154(2)
: 27.470.700
Có TK 334 : 27.470.700

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

12

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

+ BT2:
Nợ TK 154(2)
: 6.439.351
Nợ TK 334
: 2.817.216
Có TK 338 : 9.256.567
2.3.4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.
* Chứng từ ghi sổ: Hóa đơn GTGT điện, nước, điện thoại, chiếu chi...
* Tài khoản sử dung: TK 154(3): Chi phí sản xuất chung
* Phương pháp kế toán:
Ví dụ 09: Ngày 31/3/2014, chi phí tiền nước tại phân xưởng chiết xuất cao đinh lăng
là 8.050.000đ. Dựa vào hóa đơn GTGT và phiếu chi tiền mặt, kế toán định khoản.
(Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 154(3)

: 8.050.000
Nợ TK 133(1)
: 805.000
Có TK 331 : 8.855.000
2.3.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá SPDD cuối kỳ theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Chi phí sản xuất dở
=
Chi phí NVL chính
Chi phí chế biến tính
+
dang cuối kỳ
tính cho SPDD
cho SPDD
Ví dụ 10: Ngày 30/03/2014 hoàn thành 4400kg cao đinh lăng, còn dở dang 600kg
mức độ hoàn thành 80%. Biết: (Đơn vị tính: đồng)

1.Chi phí NVL trực tiếp
2.Chi phí nhân công trực tiếp

20.025.500
15.470.700

Chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ
56.755.200
27.470.700

3.Chi phí sản xuất chung


18.865.050

34.264.550

Khoản mục chi phí

Trị giá SPDD đầu kỳ

Kế tóa tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
Chi phí NVL = 20.025.500 + 56.755.200 x 600
trực tiếp dở
dang cuối kỳ
4400 + 600

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

13

=

9.213.684

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chi phí nhân
15.470.700 + 27.470.700
=
công trực tiếp

dở dang cuối kỳ
4400 + (600 x 80%)
Chi phí sản xuất =
chung dở dang
cuối kỳ

Khoa Kế Toán

x

600 x 80%

x

600

= 4.223.744

18.865.050 + 34.264.550
x

80%

= 5.225.862

4400 + (600 x 80%)

2.3.4.3 Kế toán tính giá thành
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là các sản phẩm ở từng giai đoạn của quy
trình công nghệ và thành phẩm của giai đoạn sản xuất cuối cùng

* Phương pháp tính giá thành:
Tổng giá thành
Trị giá SPDD
sản phẩm hoàn =
+
đầu kỳ
thành

Giá thành đơn vị sản
phẩm

Chi phí phát sinh
và phân bổ trong
kỳ

Trị giá sản
phẩm dở dang
cuối kỳ

-

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành

Ví dụ 11: Ngày 31/03/2014 nhập kho thành phẩm, chiết xuất được 4.400kg cao đinh
lăng biết:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 54.361.250
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 118.490.450
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 18.663.290

Kế toán tính giá thành sản phẩm: (Đơn vị tính: đồng)
Tổng giá thành = 54.361.250 + 118.490.450 - 18.663.290 = 154.188.410
* Phương pháp kế toán :
Ví dụ 12: Theo ví dụ 11, ngày 31/03/2014, kế toán nhập kho 4400kg cao đinh lăng với
tổng giá vốn là 154.188.410đ. Kế toán định khoản (Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 155
: 154.188.410

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

14

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Có TK 154 : 154.188.410
Sổ sách kế toán gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục 2.10), sổ
cái ...
2.3.5. Kế toán vốn bằng tiền
2.3.5.1 Kế toán tiền mặt
1. Chứng từ sử dung: Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT. Giấy đề nghị tạm
ứng, giấy nộp tiền...
2. Tài khoản sử dung:
Chi tiết:

TK 111


“ Tiền mặt”

TK 111(1) : Tiền Việt Nam
TK 111(2) : Tiền ngoại tệ
TK 111(3) : Vàng, bạc, đá quý, kim cương

Một số tài khoản khác liên quan: TK112, TK 331, TK 642(1), TK 642(2)...
3. Sổ kế toán sử dụng:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái,
sổ quỹ tiền mặt, sổ tổng hợp TK 111
4. Phương pháp kế toán:
Ví dụ 13: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0005892, công ty lập phiếu chi số 12 ngày
11/03/2014 ( phụ lục 2.11) thanh toán 550.000đ để chi tiếp khách, kế toán định khoản:
(Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 642(2)

: 500.000

Nợ TK 133

: 50.000

Có TK 111 : 550.000
Ví dụ 14: Ngày 02/03/2014 theo phiếu thu số 09 (phụ lục 2.12) công ty rút tiền gửi
ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ, kế toán định khoản: (Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 111

: 50.000.000


Có TK 112 : 50.000.000

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

15

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

2.3.5.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1. Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
2. Tài khoản sử dụng:
Chi tiết:

TK 112

“Tiền gửi ngân hàng”

TK 112(1) : Tiền Việt Nam
TK 112(2) : Tiền ngoại tệ
TK 112(3) : Vàng, bạc, đá quý, kim cương

Một số tài khoản khác liên quan: TK111, TK 331, TK 642(1), TK 642(2)...
3. Sổ kế toán:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi
tiết TK 112, sổ tổng hợp TK 112

4. Phương pháp kế toán:
Ví dụ 15: Ngày 23/03/2014, công ty thanh toán tiền mua hàng theo hóa đơn số
0005238 cho Công ty CP Dược Kim Bảng bằng ủy nhiệm chi số 85529 tiền
64.200.000đ, kế toán định khoản: (Đơn vị tính: đồng)
Nợ TK 331

: 64.200.000

Có TK 112 : 64.200.000

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

16

MSV: 11A06362N


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1 Thu hoạch
Trong hai tháng thực tập tại Công ty CP Dược Bình Lục, với sự giúp đỡ của các
co chú trong phòng kế toán em đã có cơ hội được thực hành một số phần hành kế toán
cụ thể tại công ty. Dựa vào những kiến thức đã được học ở trường lớp em đã vận dụng
vào thực tế kế toán khi định khoản, ghi chép chứng từ phát sinh, viết thiếu thu, phiếu
chi, sổ cái, sổ chi tiết …Quan trong hơn hết là em đã được làm việc với môi trường
làm việc năng động, một đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, từ đó tạo cho em
lòng yêu nghề hơn.

3.2 Nhận xét
3.2.1 Ưu điểm
- Hệ thống kho: Kho công ty được xây dựng với quy mô khá rộng và khoa học.
Cách sắp xếp, lưu trữ theo đặc tính của từng loại NVL giúp chúng ít bị hư hỏng do
những nguyên nhân khách quan.
- Quy trình hạch toán thành phẩm chặt chẽ, rõ ràng, hach toán chi tiết thành phẩm
theo phương pháp thẻ song song là hợp lý, dễ đối chiếu giữa kho và kế toán. Các sổ
thành phẩm được phản ánh đấy đủ.
- Quá trình hạch toán ban đầu các nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm nói chung là
hợp lý, các chứng từ kế toán sử dụng được lập rõ ráng, chính xác, đúng quy định, phản
ánh được những thông tin về nội dung kinh tế các nghiệp vụ phát sinh. Tổ chức luân
chuyển chứng từ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán kinh doanh.
- Các sổ sách dùng trong công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
nhìn chung là phản ánh được cả số liệu chi tiết lẫn tổng hợp của quá trình hạch toán kế
toán và báo cáo kế toán thực hiện có nề nếp, quản lý chặt chẽ về chi phí, doanh thu.
3.2.2 Những tồn tại
- Thứ nhất: Việc áp dụng kế toán máy của công ty còn hạn chế, đa phần kế toán
viên vẫn sử dụng công tác thủ công nên gặp nhiều khó khăn không đáp ứng được
những yêu cầu của các ban ngành trong công ty.
- Thứ hai: Về phân công công việc trong phòng kế toán, một kế toán viên cũng
kiêm rất nhiều phần hành kế toán khác nhau. Điều này dẫn đến vi phạm nguyên tắc bất
kiêm nhiệm và sự chồng chéo trong công việc hạch toán cũng như các sai sót hoàn
toàn có thể xảy ra.

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

17

MSV: 11A06362N



Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Thứ ba: Việc xác định mức độ hoàn thành của SPDD đòi hỏi tốn nhiều thời
gian, đặc biệt tại công ty quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm hoàn
thành phải phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục. Do đó, gây tốn thời gian, nhân
lực và chi phí phát sinh trong việc xác định mức độ hoàn thành của SPDD.
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tại
Công ty CP Dược Bình Lục
Ý kiến 1: Công ty nên nghiên cứu có kế hoạch sớm đưa kế toán máy vào trong
công tác kế toán, vì máy vi tính là công cụ tính toán, cung cấp, phân tích thông tin hữu
hiệu, tiện lợi hơn rất nhiều so với các phương pháp thô sơ, cho tốc độ xử lý thông tin
nhanh. Ý kiến này nhằm mục đích tăng hiệu quả công tác kế toán của Công ty, khắc
phục được những hạn chế hiện nay.
Ý kiến 2: Công ty nên đào tạo, bổ sung thêm nhân viên kế toán để giảm bớt công
việc phải kiêm nhiệm nhiều của nhân viên kế toán.
Ý kiến 3: Thay đổi phương pháp xác định mức độ hoàn thành của SPDD. Có thể
quy đinh mức độ hoàn thành của SPDD là 80%.

SV: Hà Thị Quỳnh Mai

18

MSV: 11A06362N




×