Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy ngành hàng cà phê của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.44 KB, 68 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC CÁC BẢNG


3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn
thế giới. Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, mở rộng quan hệ giao lưu hữu nghị với tất cả các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới. Nhiệm vụ này là vấn đề mang tính chất sống còn
đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này bởi lẽ đất nước ta
vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt làm nền kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ
hàng trăm năm và mới đang trên đà khôi phục và phát triển được vài thập kỷ.
Việc chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì lại càng cần
thiết. Trong xu thế mở cửa đó, xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương kinh tế
lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn
kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW
của Bộ chính trị với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công


nghiệp hoá - hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Chính vì vậy mà hoạt động
xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế
của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là
mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch, sau gạo. Vì thế,
ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong ngành nông nghiệp và cà trong
nền kinh tế quốc dân của nước ta. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển sản xuất cây cà phê, nhưng Việt Nam không phải là nước có sản
lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Các nước nhập khẩu cà phê chủ yếu
của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật, Singapore, Trung Quốc…. Trong đó, Hoa Kỳ
đã và đang là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và tiềm năng xuất
khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng vào thị trường này rất
rộng mở. Tuy nhiên, quy mô, thị phần xuất khẩu còn nhỏ bé, chất lượng còn
kém cạnh tranh so với các đối thủ có trình độ khoa học công nghệ sản xuất
tiên tiến vượt bậc như Brazil, Colombia… Nhận thức được tầm quan trọng và
tính cấp thiết của vấn đề này, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths
Trần Mạnh Hùng, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp thúc đẩy ngành
hàng cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế” để nghiên cứu.


5

Đây là đề tài rất sâu rộng, mang tính thời sự. Tuy nhiên, do sự hiểu biết
còn hạn chế nên em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ suy nghĩ của mình. Bài
viết còn có rất nhiều sai sót, rất mong thầy cô và quý nhà trường thông cảm.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam, tình hình xuất khẩu
cà phê sang Hoa Kỳ trong các năm gần đây, xem xét những thành tựu đạt
được và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy cà

phê sang thị trường Hoa Kỳ cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê
trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các chính sách tài chính hỗ trợ cho hoạt
động xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam, trọng tâm là thị trường Hoa Kỳ.
Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu từ năm 2013 đến nay.
Về không gian: tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, thống kê toán,
diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh…
để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận. Từ đó đưa ra những nhận xét,
đánh giá, phân tích cũng như giải pháp phù hợp với thực tế của đề tài.
5. Nội dung và kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
nghiên cứu gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về xuất khẩu mặt hàng cà phê và vai trò
của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ trong
những năm gần đây.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường
Hoa Kỳ trong thời gian tới.


6

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CÀ PHÊ VIỆT NAM, THỰC TRẠNG

XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1. VÀI NÉT VỀ MẶT HÀNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Nguồn gốc của cây cà phê Việt Nam
Cà phê là một loại thức uống phổ biến trên thế giới có xuất xứ từ các cao
nguyên của Etiopia, được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1850, khi
một người Pháp theo đạo thiên chúa giáo đưa vào trồng ở Việt Nam, trước hết
được trồng ở một số nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình. Đến năm 1888 thì đồn
điền cà phê đầu tiên của người Pháp thành lập. Từ đó diện tích và sản lượng
không ngừng được nâng cao.
Từ năm 1994 đến nay cây cà phê Việt Nam đặc biệt là cà phê vối phát
triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt. Hiện nay, cà phê là mặt hàng
nông sản xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta. Có thể nói, trong ngành nông
nghiệp nước ta hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và có chỗ đứng vững
chắc trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.1.

Các chủng loại cà phê ở Việt Nam

Tại Việt Nam trồng chủ yếu hai loại cà phê là cà phê vối (Robusta) và cà
phê chè (Arabica). Ngoài ra, còn một số giống cà phê khác như cà phê mít
(Cheri), cà phê Liberia,… Trong đó cà phê vối có mùi thơm nồng, vị không
chua, hàm lượng cafein cao được người Việt Nam ưa chuộng nhưng lại quá
đậm đặc so với người nước ngoài. Cà phê chè gồm hai loại: Moka và Atimor,
có mùi thơm quyến rũ, vị nhẹ nên được thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Trong đó hằng năm nước ta xuất khẩu khoảng 90 - 95% cà phê vối.
1.1.1.2.

Diện tích trồng cà phê và sản lượng cà phê theo tỉnh thành


Ở Việt Nam cà phê được trồng đại đa số ở Tây Nguyên và vùng Đông
Nam Bộ. Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước với năng suất
khá cao ( trên 1,6 tấn/ha) chất lượng tốt, với diện tích 443000 ha, chiếm 86%
diện tích trồng cà phê cả nước. Cà phê chè lại thích hợp trồng ở các vùng núi
trung du phía Bắc, tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị
sâu bệnh và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn


7

khoảng 0,9 - 1,2 tấn/ha.
Diện tích trồng cà phê tiếp tục được mở rộng ở một số địa bàn của tỉnh
Lâm Đồng và Dak Nông. Trái lại, diện tích ở một số tỉnh khác như Gia Lai lại
giảm do phải cạnh tranh với cây hồ tiêu. Dựa trên số liệu cập nhật của Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT), các Sở NN&PTNT và
doanh nghiệp cà phê địa phương, diện tích trồng cà phê năm 2015 dự báo đạt
670.000 ha. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê tại 10 tỉnh
thành, chính Phủ đã đặt ra mục tiêu duy trì diện tích 600.000 ha trong những
năm tiếp theo thay vì mục tiêu 500.000 ha trước đó.
Biểu đồ 1.1: Phân bổ khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2015
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu
Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy 86.000 ha diện tích thu hoạch là của
cây cà phê có trên 20 năm tuổi, chiếm 13% tổng diện tích trồng cà phê.
Khoảng 140.000 - 150.000 ha là cây trồng có tuổi từ 15-20 năm, chiếm 22%
tổng diện tích trồng cà phê. Những cây cà phê ít năm tuổi cho năng suất 4-5
tấn/ha, cao hơn so với năng suất trung bình trên cả nước là 2,5 -2,6 tấn/ha
trong những năm gần đây. Các cây lâu năm có năng suất thấp hơn 2 tấn/ha.
Thay thế các cây cà phê lâu năm là một trong những mục tiêu trọng điểm của
Bộ NN&PTNT và chính quyền địa phương.


Biểu đồ 1.2:Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015


8

Nguồn: Bộ NN&PTNT Việt Nam
Năm 2015, diện tích trồng cà phê được mở rộng ở các tỉnh Lâm Đồng và
Dak Nông và giảm bớt tại một số địa bàn của tỉnh Gia Lai vì người nông dân
chuyển sang trồng những loại cây khác như hồ tiêu. FAS vẫn giữ nguyên mức
dự báo đối với tổng diện tích trồng cà phê năm 2015 là 670.000 ha (dựa vào
số liệu cập nhật của Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và các doanh nghiệp cà
phê địa phương).


9

Bảng 1.1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Đơn vị: ha
Tỉnh

2013

2014

Daklak

207.152

209.760


Lâm Đồng
Dak Nông
Gia Lai
Đồng Lai
Bình Phước
Komtum
Sơn La

151.565
128.703
77.627
20.000
14.938
12.158
7.071
9.000

151.565
131.895
83.168
20.800
15.646
12.390
10.650
15.000

209.760
155.365
134.240

81.374
20.800
15.646
13.381
10.650
15.000

5.050
3.385
5.700
642.349

5.050
3.385
5.700
665.009

5.050
3.385
5.700
670.351

Bà Rịa
Vũng Tàu
Quảng Trị
Điện Biên
Các tỉnh khác

Tổng


2015

Mục tiêu
tới năm 2020
190.000
150.000
115.000
75.000
20.000
15.000
12.500
7.000
6.000
5.000
4.500
n/a
600.000

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu
Dự báo ban đầu của Ban Nông nghiệp nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2015/2016 đạt
28,7 triệu bao, tăng khoảng 1,8% so với niên vụ trước nhờ hoa ra đều và quả
chín đều đồng thời tình hình thời tiết khá thuận lợi mặc dù một số nơi ở Cao
Nguyên bị khô hạn. Dự báo ban đầu của FAS cho thấy sản lượng cà phê xuất
khẩu niên vụ 2015/2016 đạt 27,04 triệu bao, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm
ngoái nhờ lượng cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn và cà phê hoà tan xuất
khẩu tăng.
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê các niên vụ từ 2013 - 2015
Niên vụ 2013/14


Niên vụ 2014/15

Niên vụ 2015


10

Số liệu

Thời điểm bắt
đầu niên vụ
Sản lượng
(nghìn tấn)
Năng suất trung
bình (tấn/ha)

Số liệu
mới

Số liệu


Tháng 10 Tháng 10 Tháng 10
2012
2013
2014
1.590
2,47

1.790

2,69

1.760
2,63

Số liệu
mới
Tháng 10
2014

Tháng 10
2015

1.690

1.720

2,52

2,56
Nguồn: FAS

FAS đã điều chỉnh lại dự báo sản lượng cho niên vụ 2014/2015 xuống
còn 28,2 triệu bao, tương đương 1,69 triệu tấn, giảm 4% so với con số ban
đầu (1,76 triệu tấn) do sản lượng cà phê Robusta không đạt được như mong
đợi đồng thời sản lượng cà phê Arabica sụt giảm do thời tiết xấu. Theo nhận
định của bà con nông dân, niên vụ 2014/2015 cho sản lượng thấp so với niên
vụ trước đó 2013/2014. FAS cũng đã điều chỉnh sản lượng cà phê thô nguyên
liệu niên vụ 2014/2015 xuống còn 25 triệu bao do lượng cà phê đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu không nhiều; nông dân và thương lái đang găm hàng trước tình

hình giá cà phê thế giới giảm. Nếu giá cà phê không vượt quá 40.000
đồng/kg, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ nay cho đến cuối niên vụ sẽ
sụt giảm đáng kể, gây áp lực cho bà con nông dân vào thời điểm bắt đầu mùa
thu hoạch cà phê niên vụ 2015. FAS điều chỉnh lại mức dự báo sản lượng cà
phê xuất khẩu cho niên vụ 2014/2015 xuống còn 26,43 triệu bao tương đương
1,59 triệu tấn do sản lượng cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giảm nhiều hơn so
với lượng tăng cà phê hoà tan xuất khẩu.
FAS giữ nguyên dự báo về nhu cầu tiêu thụ nội địa niên vụ 2014/2015 là
2,08 triệu bao, tương đương 125.000 tấn, tăng 4% so với niên vụ 2015 (2,17
triệu bao tương đương 130.000 tấn).


11

Biểu đồ 1.3:Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại
Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn
1.1.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê ở Việt Nam
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo
phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và
đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam
một hương vị rất riêng, độc đáo.
Về khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu
nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất
là những tháng cà phê sinh trưởng.
Cà phê vối (Robusta) thích hợp với khí hậu khô , nắng ẩm, nhiệt độ thích
hợp nhất là 24 - 260C, độ cao khoảng 600 - 2000m, mật độ từ 1200 - 1500
cây/ha. Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu
thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2. Đặc biệt cây cà phê này không ra
hoa kết quả tại các mắt của cành, nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh nâu

bạc. Miền khí hậu phía nam nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích
hợp với cà phê vối (Robusta).
Cà phê chè (Arabica) ưa khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu rét, thường


12

được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Cà phê chè có nhiều tán lá, hình trứng
hoặc hình lưỡi mác. Quả của cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có
màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng. Miền khí hậu phía bắc nước
ta có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê chè (Arabica).
Về đất đai: Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được
phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha.
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố
này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác
không có được.
1.1.2.2. Điều kiện về nhân lực
Việt Nam với mức dân số khoảng 90 triệu người trong đó 49% là trong
độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho mọi hoạt
động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình
bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chọn giống, gieo trồng,
chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, đóng gói, xuất khẩu. Quá trình này
đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt là ở Việt Nam thì việc ứng
dụng máy móc vào việc sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì lợi thế về
nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất
khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về
giá so với các nước trên thế giới.
Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao
động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000 - 200.000 lao động. Riêng ở nước ta

hiện nay có khoảng 700.000 - 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào
thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến 1 triệu người. Như vậy với
nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng lao
động khá dồi dào cho ngành cà phê.


13

1.2.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu. Trong 7 tháng đầu mùa vụ
2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê
rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng
tương ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới về xuất
khẩu cà phê.
Cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong
đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà
phê của cả nước. Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở
thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lượng nhập khẩu
tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam. Xuất khẩu
cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng
trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14
khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chính
là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
2011/2012

Tháng 10

Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Cộng

2012/2013

2013/2014

Lượn
Giá
Lượn
Giá
Lượn
Giá
g
trị
g
trị
g
trị
(Ngàn (Triệu (Ngàn (Triệu (Ngàn (Triệu
tấn) USD) tấn) USD) tấn) USD)
32
73
103
230

61
123

% thay đổi mùa vụ
2013/2014 so với
mùa vụ 2012/2013
Lượng
Giá trị
(%)
(%)
-41

-74

71

149

128

262

79

141

-38

-46


157
118
206
210
169

325
241
428
440
356

163
219
100
158
111

330
455
219
354
243

135
143
184
278
223


253
265
350
568
471

-17
-35
84
76
101

-23
-42
60
60
94

963

2.012

982

2.093

1.103

2.171


12

4

Bảng 1.3: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam từ tháng 10 năm trước
đến tháng 4 năm sau giai đoạn 2011 - 2014
Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê, vietrade.gov.vn


14

1.2.1. Xuất khẩu cà phê tươi
Theo thống kê thương mại, Việt Nam xuất khẩu khoảng 20,34 triệu bao
hạt cà phê xanh trong niên vụ 2014/15, giảm khoảng 25,5% so với niên vụ
trước. Sự sụt giảm trong xuất khẩu này đặc biệt đáng chú ý trong tháng Hai và
tháng Ba năm 2015 khi giá cà phê thế giới giảm, cản trở nông dân Việt Nam
xuất khẩu. Báo cáo ngành cho thấy người nông dân và lái buôn ở thị trường
cấp cao đang hạn chế việc bán hàng cho nhà xuất khẩu ở thị trường cấp thấp
hơn cho tới khi giá cả có sự cải thiện.
Theo các thương nhân, khi cà phê Robusta Việt chưa xuất hiện trên thị
trường, hầu hết các lái buôn Hoa Kỳ đã mua cà phê Conilon của Brazil với
giá cạnh tranh hơn. Brazil đã có một vụ mùa bội thu cà phê Conilon trong
niên vụ 2013/14, cùng với sự sụt giảm giá trị đồng Real của đất nước này đã
khiến cho giá loại cà phê này trở nên cực kỳ cạnh tranh. Từ nguyên nhân này,
USDA ước tính trong niên vụ 2014/15 tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê tươi
nước ta giảm từ 25 triệu bao xuống còn 20,34 triệu bao.


15


Bảng 1.4: Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê tươi Việt sang các nước
mùa vụ 2014/2015
STT

Thị trường

Số lượng (nghìn bao)

1

Đức

2.093

2

Hoa Kỳ

1.820

3

Tây Ban Nha

1.736

4

Ý


1.455

5

Nhật Bản

975

6

Bỉ

854

7

Algeria

773

8

Nga

741

9

Philipines


544

10

Ấn Độ

493

Tổng phụ

11.484

Các nước khác*

2.924

Các nước không trong danh sách

5.925

Tổng

20.333
* Các nước có lượng mua hơn 167.000 bao (10.000 tấn)
Nguồn: Các thương nhân, vietrade.gov.vn

Theo số liệu phân tích từ Global Trade Atlas (GTA), Tổng cục Hải quan
và các doanh nghiệp trong nước, trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, kim
ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 657 tấn, tương đương 10,95 triệu
bao, giảm 24,5% so với cùng kỳ niên vụ trước. Sự sụt giảm trong sản lượng

xuất khẩu có thể thấy rõ ràng vào tháng 2 và tháng 3 năm 2015 do giá cà phê


16

thế giới giảm. Theo nguồn thông tin của các doanh nghiệp trong ngành, người
nông dân và các thương lái đang găm hàng để chờ giá cà phê tăng trở lại. Các
nhà xuất khẩu trong nước cho biết, nông dân và giới đầu cơ đang găm giữ một
lượng cà phê lớn và chỉ bán ra khi mức giá đạt từ 40.000/kg ($1,89/kg) trở
lên. Nhiều đơn hàng sẽ bị trì hoãn do các nhà sản xuất đang gặp khó khăn thu
mua cà phê thô ở thị trường trong nước.
Biểu đồ 1.4: Xuất khẩu cà phê hạt của Việt Nam sang một số thị trường
chính niên vụ 2014/2015

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, GTA, doanh nghiệp xuất khẩu
Trong 6 tháng đầu niên vụ 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt
sang 82 quốc gia trên khắp thế giới. Top 15 quốc gia đầu thu mua 83% tổng
sản lượng cà phê hạt xuất khẩu, tăng nhẹ so với mức 82% cùng kỳ niên vụ
trước. Đức vẫn là quốc gia nhập khẩu hàng đầu, sau đó là Hoa Kỳ.
FAS đã điều chỉnh lại mức dự báo về tổng sản lượng cà phê hạt xuất
khẩu trong niên vụ 2014/2015 xuống 25 triệu bao do sản lượng cà phê đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu giảm và tình trạng nông dân găm hàng, dẫn đến sản lượng
xuất khẩu giảm trong ít nhất 3 tháng của niên vụ này.


17

1.2.2. Xuất khẩu cà phê rang và hòa tan
Với sự gia tăng về sản lượng của cả cà phê hòa tan và rang ở Việt Nam,
dự đoán kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm này cũng đã được tăng lên.

Theo Euromonitor, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,28 triệu bao cà phê hòa tan
trong niên vụ 2014/15, cao hơn khoảng 380.000 bao (42%) so với niên vụ
trước. USDA dự báo sản lượng xuất khẩu cà phê hòa tan Việt Nam trong niên
vụ 2015/16 đạt 1,5 triệu bao, tăng khoảng 17% so với niên vụ hiện tại, do sự
tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh
cà phê hòa tan trong nước Việt Nam.
Theo Euromonitor, sản lượng cà phê rang của Việt Nam đã có sự thay
đổi lớn trong niên vụ 2014/15 so với niên vụ trước. Sản lượng xuất khẩu tăng
từ 120.000 bao lên 457.000 bao (tăng 280% so với niên vụ 2013/14). Nguyên
nhân là do một số cửa hàng đã bắt đầu giới thiệu đến khách hàng loại cà phê
rang xay Robusta chất lượng tốt. Nhiều trong số đó cũng đang cố gắng xuất
khẩu sản phẩm của mình nhằm tăng doanh thu. USDA dự báo niên vụ
2015/16 xuất khẩu cà phê rang sẽ đạt mức 550.000 bao, tăng khoảng 20% so
với thời điểm hiện tại.


18

Bảng 1.5: Thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê hoà tan niên vụ
2014/2015 (tháng 10 năm 2014 - tháng 3 năm 2015)
Thị trường
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
Tổng

EU-28
Nhật Bản
Hoa Kỳ
Nga
Philippines
Đài Loan
Trung Quốc
Thái Lan
Singapore
Cote d’Ivoire
Các nước khác

Kim ngạch ( bao 60kg)
94.698
72.743
68.892
58.472
57.764
31.955
29.300
28.799
23.623
18.021
88.511
572.778


Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới(GTA), vietrade.gov.vn
Trong 6 tháng đầu của niên vụ 2014/2015, Việt Nam đã xuất khẩu
572.778 bao cà phê hoà tan tới 64 quốc gia trên thế giới. Đây là con số cao
nhất trong 5 năm trở lại đây. Do vậy, FAS dự báo tổng sản lượng cà phê hoà
tan xuất khẩu sẽ tăng 44% trong niên vụ 2014/2015 đạt mức 1,3 triệu bao
tương đương 78.000 tấn nhờ doanh số bán hàng tăng ở các thị trường EU,
Nhật, Hoa Kỳ, Nga, Philipine, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
FAS cũng điều chỉnh lại mức dự báo về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu
trong niên vụ 2014/2015 bao gồm cà phê hạt, cà phê rang, cà phê xay và cà
phê hoà tan, từ 26,63 triệu bao tương đương 1,6 triệu tấn xuống còn 26,43
triệu bao tương đương 1,59 triệu tấn do lượng cà phê hạt xuất khẩu giảm.
Ban đầu FAS dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ
2015/2016 là 27,04 triệu bao, tương đương 1,62 triệu tấn, tăng 2,3% so với
năm ngoái do kim ngạch xuất khẩu cà phê hoà tan tăng và nguồn cung xuất
khẩu cà phê hạt đạt tiêu chuẩn khá dồi dào.
Bảng 1.6: Thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê rang xay
niên vụ 2014 - 2015


19

Thị trường
Mỹ
Tây Ban Nha
Thuỵ Sỹ
Nam Phi
Anh
Tổng

Đơn vị (nghìn bao)

297,5
79,73
39,27
20,23
20,23
456,96

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới (GTA), vietrade.gov.vn
1.3.

VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG NÊN KINH
TẾ NƯỚC TA

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là
mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo. Chính vì
thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong ngành nông nghiệp và trong
nên kinh tế quốc dân của nước ta.
1.3.1 Vị trí và vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê
gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo
theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở
để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy
móc,... Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi
có cây cà phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.
Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm
10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân.



20

Biểu đồ 1.5: Top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.3.2. Vị trí và vai trò của ngành cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta

Ngành cà phê góp phân chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông
nghiệp nước ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết đến
với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một mặt
hàng nữa đó chính là cà phê. Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng
hoá được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động
sản xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một
loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu
giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp
máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ tư
vấn xuất khẩu…
Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp
nước ta trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Đây


21

là lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá
lớn trong thời kỳ nông nhàn. Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao
động khá lớn phục vụ cho nó. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở
rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các
vùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm
thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.

Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là
thích hợp với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để…
Vì vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Biểu đồ 1.6:Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu các nông sản chính trong nhóm
nông sản 9 tháng năm 2014
Nguồn: />1.4. BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ CỦA
BRAZIL
Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ
thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Trước đây, cà phê
chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do
giá trị xuất khẩu của các ngành khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà
phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Brazil vẫn là nước xuất
khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng tương đối ổn định. Việt Nam tuy
là nước lớn thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu sau Brazil, nhưng khoảng
cách của nước ta với Brazil lại quá xa, trong khi đó với các nước xếp thứ hạng


22

sau thì khoảng cách này lại rất nhỏ và có thể bị vượt lên bất cứ lúc nào.
Với cương vị là một nước đi sau chúng ta có thể học được những bài học
quý báu từ quốc gia Brazil và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách linh
hoạt vào hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.
Những biện pháp mà Brazil đã áp dụng để thúc đấy phát triển ngành cà
phê một cách có hiệu quả đó là:
Thứ nhất: Brazil có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để
đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác, được công bố qua Hội
thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Brazil. Hoạt động này là
vô cùng quan trọng nhằm phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu

tư cho các tác nhân.
Học tập kinh nghiệm này, đầu năm 2007, Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển Nông Nghiệp –Nông Thôn cũng đã tổ chức thành công hội thảo
triển vọng thị trường cho ngành cà phê lần đầu tiên ở Việt Nam.
Thứ hai: Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt do Chính phủ
đầu tư toàn bộ. Hệ thống này nghiên chuyên nghiên cứu để tìm ra những loại
giống tốt và đồng bộ, quy trình, kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Nhờ
vậy mà mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam
nhưng sản lượng và chất lượng thì vượt xa nước ta. Để phát triển ngành cà
phê bền vững lâu dài thì Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư cho hoạt động này và
đồng bộ hóa tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu.
Thứ ba: Brazil đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện
trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Nhờ họat động này mà sản lượng cà
phê sản xuất ra không chỉ đứng đầu thế giới về xuất khẩu mà lượng tiêu thụ
nội địa của cà phê Brazil cũng đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Với lượng tiêu thụ
trong nước chiếm gần 50% sản lượng sản xuất ra đã giúp giảm bớt sự phụ
thuộc và thị trường bất ổn trên thế giới, Brazil luôn giữ vững vị thế của mình
trong mặt hàng này. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam nên học tập
ngay bởi hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đang phụ thuộc
nhiều vào thị trường thế giới.


23

Thứ tư: Brazil có sự phân công công việc rất rõ ràng, cụ thể trong toàn
bộ quá trình tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, điều này vừa giúp nâng cao chất
lượng cà phê đồng thời tạo ra sự thuận lợi, thông suốt trong từ khâu sản xuất
đến khâu xuất khẩu sản phẩm.
Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính:
+ Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các

hợp tác xã)
+ Tổ chức của các nhà rang xay
+ Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hòa tan
+Tổ chức của các nhà xuất khẩu.
Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau,
tham gia vào quá trình:
+Thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách;
+ Xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê,
thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà
phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách,
chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh
dịch.
Việc thực hiện được như Brazil đối với Việt Nam không phải là dễ và có
thể thực hiện trong một thời gian ngắn, song đây là điều mà các nhà hoạch
định chính sách nên hướng tới.
Thứ năm: Brazil xây dựng, phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng
cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của hợp tác xã
chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã có hệ thống
hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt
cà phê và buôn bán trực tiếp. Mỗi vụ các chuyên gia có thể tới thăm 1 trang
trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến
thu hoạch, phát hiện vấn đề và giải quyết khó khăn khi cần thiết. Hoạt động


24

này ở Việt Nam chưa có, các cơ sở sản xuất cà phê ở Việt Nam còn khó đơn
lẻ, manh mún, không có tiêu chuẩn đồng bộ dẫn đến tình trạng chất lượng
kém và không đồng đều của cà phê xuất khẩu. Đây cũng là bài học mà Việt
Nam nên áp dụng, chúng ta có thể không rập khuôn lại của Brazil mà nên tập

trung các cơ sở sản xuất này lại, lập ra ban kiểm tra, kiểm định và những tiêu
chuẩn chung trong toàn bộ quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu của nước ta.
Ngoài ra: Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức
nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên
cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức
nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ
(Embrapa – điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại
học, các tổ chức phi chính phủ…Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà
phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế – xã hội ngành hàng (Coffee
Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin
thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau.
Điều phối toàn bộ hoạt hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà
phê Quốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục cà phê) đặt tại Bộ Nông
nghiệp Brazil. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt
động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn
các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho
các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác
như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi
trường…
Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của
Brazil cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối hoạt động trong
ngành cà phê.


25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀO
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ

2.1.1 Đặc điểm thị trường cà phê ở Hoa Kỳ
2.1.1.1. Tập quán uống cà phê của người Hoa Kỳ
Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà còn là
một thị trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn
Độ, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người Hoa Kỳ có
thói quen uống cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong
cuộc sống hàng ngày của họ.
Có thể nói văn hoá cà phê được du nhập vào Hoa Kỳ từ khá sớm, khoảng
năm 1883. Nguồn gốc của sự du nhập này chịu ảnh hưởng của phong cách cà
phê Ý (Milan) khi Howard Schultz đến đây và mang phong cách này về nước
Mỹ. Từ đó thói quen sử dụng máy pha cà phê bắt đầu xuất hiện và phổ biến
rộng rãi trong suốt gần 20 năm.
Nước Mỹ là quốc gia trẻ và đầy sức sống, con người ở đây ưa sống tự
do, tất cả đều theo sở thích, văn hoá cà phê cũng không ngoại lệ. Người sử
dụng cà phê hoàn toàn theo ý thức, không sành điệu như người Châu Âu,
cũng không cầu kỳ như người Arab, uống để mà uống, uống thoải mái, vì vậy
Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, dù ở nhà, trường học, công sở
hay chốn công cộng và bất cứ ở đâu, lúc nào người ta đều có thể ngửi thấy
mùi thơm đặc trưng của cà phê. Có câu chuyện rằng, khi một trục trặc chết
người xảy ra với con tàu Apollo 12 lúc đang bay, chỉ huy mặt đất từng động
viên tinh thần của phi hành đoàn bằng câu: “ Hãy cố lên, li cà phê nóng hổi và
thơm lừng đang chờ các bạn!”.
Khi nhắc đến phong cách cà phê Mỹ hầu như ai cũng liên tưởng đến
Starbucks, thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu. Có lẽ người ta đã quá quen
với việc nhìn thấy những cửa hàng Starbucks trên mọi con phố sầm uất. Hoặc
nếu không thì đó là hình ảnh những người bận rộn vừa đi vừa uống cà phê
take away, ly cà phê khá to nhưng nhạt, thậm chí là rất nhạt. Cho nên, không
sai khi nói Starbucks là hiện thân cho cách uống cà phê của người Mỹ - rất



×