Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Rửa tiền” và các tác động đến nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.86 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CLC & POHE
-------------------------------------------

BÀI THUYẾT TRÌNH
Học phần: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: “Rửa tiền” và các tác động đến nền kinh tế

Nhóm 9: Lê Thị Tâm Anh - 11130246
Nguyễn Tuyết Anh – 11140358
Nguyễn Thị Thu Hà – 11141121
Trần Mỹ Huyền – 11141806
Doãn Phương Linh – 11142406
Mai Thị Quỳnh Như – 11143277
Hà Thủy Tiên - 11144335
Hanoi, 2016.


MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………2
A.

B.

Những vấn đề chung………………………………………………….3
I. Khái niệm “Rửa tiền”……………………………………………...3
II. Các giai đoạn của rửa tiền…………………………………………4
1.
Giai
đoạn
sắp


xếp………………………………………………..4
2. Giai đoạn phân tán………………………………………………4
3. Giai đoạn quy tụ…………………………………………………
4
III. Các
phương
thức,
thủ
đoạn
……………………………………….5
Thực trạng của “ Rửa tiền”……………………………………………
7
I.
Tác động của rửa tiền tới nền kinh tế thế
giới…………………….7
1. Những ảnh hưởng bất lợi tới các nước đang phát triển………...7
2. Một sô vụ rửa tiền “ khét tiếng”…………………………………
8
2.1.
Liberty
Reserve…………………………………………...8
2.2.
Hồ sơ Panama…………………………………………...11
2.3.
Thiên
đường
rửa
tiền
Trung
Quốc……………………….13

II. Thực
trạng
của
hoạt
động
rửa
tiền
tại
Việt
Nam………………….15
1. Tác
động
đến
nền
kinh
tế
Việt
Nam…………………………...15
2. Một
số

dụ
tiêu
biểu………………………………………….16
2.1.
Baggio Carlitos Linska………………………………….16
2.2.
Vụ Việt Kiều Lê Thị Phương Mai………………………17
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”


2


Hội nhập quốc tế _ VN_ Mảnh đất mới của rửa tiền……
18
2.4.
Thư bảo lãnh của NHNN………………………………..18
Đề xuất giải pháp……………………………………………………19
I.
Giải pháp chúng……………………………………………...….19
II.
Giải pháp cho các tổ chức tài chính…………………………….19
2.3.

C.

Kết Luận…………………………………………………………..……21

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”

3


LỜI MỞ ĐẦU
Rửa tiền không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của con người,
rửa tiền không mang lại những cảnh tượng hãi hùng, rửa tiền không mấy liên quan
đến đời sống của mỗi người dân nhưng rửa tiền hàng ngày đang ảnh hưởng đến
từng chủ thể trong nền kinh tế và trở nên mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên
thế giới.
Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới

mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc
tế cũng không tránh khỏi. Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế
và lĩnh vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền.
Nói cách khác rửa tiền là hành động gây vẩn đục nền kinh tế. Rửa tiền có thể tàn
phá thành quả kinh tế của một quốc gia. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng
đảng tội phạm tìm cách hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của
mình - những đồng tiền bất chính một "nguồn gốc sạch sẽ". Những hoạt động này
đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực
tài chính nói riêng.
Nếu không phải là một nhà nghiên cứu kinh tế, khi nghe đến thuật ngữ "rửa
tiền", có lẽ ta chỉ biết rằng đấy đơn giản là một loại tội phạm mà thôi. Đối với
người dân bình thường, loại tội phạm này có vẻ vô hại bởi nó chẳng giết người,
cướp của hay buôn ma túy, không có nạn nhân, không có mất mát. Phần lớn chúng
ta cho rằng hoạt động rửa tiền chẳng liên quan hay ảnh hưởng gì đến mình. Số
khác cho rằng đó chỉ là căn bệnh của những nước phương Tây. Song, nếu suy nghĩ
như vậy e chưa chuẩn, xin cung cấp một vài thông tin sơ lược về loại tội phạm tài
chính nguy hiểm này cũng như những tác động của nó đến đời sống của chúng ta.

A.

Những vấn đề chung
I.

Khái niệm “Rửa tiền”

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”

4



“Rửa tiền” là gì?
Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê bối tài
chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ "rửa
tiền" mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ.
Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những thập kỉ gần đây bởi tính phổ biến
và ảnh hưởng của chúng. Tổ chức chống rửa tiền quốc tế (Finance Action Task
Force) đã định nghĩa hoạt động của rửa tiền là:
• Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật;
• Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển hay chuyển
quyền sở hữu tài sản phạm pháp;
• Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.
Như vậy hiểu một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt động được
tiến hành một cách cố ý nhằm hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội
phạm.Và nói đến rửa tiền là đề cập đến tiền không sạch, đến “tiền bẩn”, vậy
tiền bẩn có nguồn gốc từ đâu?
- Từ buôn lậu ma túy, vũ khí, mại dâm và các loại hàng hoá bị cấm mua bán
như rượu, thuốc lá,.v.v.
- Từ tiền tham nhũng, nhận hối lộ của các nhà lãnh đạo quốc gia, các quan chức
địa phương;
- Tiền có do tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô của các viên chức nhà nước hoặc
do lợi dụng chức vụ, địa vi trong bộ máy nhà nước mà có như lợi dụng việc biết
trước các thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch … để trục lợi;
- Tiền có được do mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán, mua bán lòng
vòng;
- Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh
bạc;
- Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập
đoàn hoặc công ty mẹ – con hoặc tiền có được do trốn thuế…
Nói chung nguồn gốc của tiền bẩn rất đa dạng, tuy nhiên chúng cùng có
chung một đặc điểm là các hoạt động phạm pháp: buôn lậu, tham ô, lừa đảo...

Hoạt động rửa tiền, bề ngoài có vẻ như vô hại nhưng kì thực là loại hoạt động
có tổ chức và vô cùng nguy hiểm. Rửa tiền vừa là công cụ vừa là động lực của
các tổ chức tội phạm. Khi tiền bẩn được đem rửa thì có nghĩa là trước đó đã xảy
ra các hoạt động phạm pháp. Tiền có rửa được thì các băng nhóm tội phạm mới
tồn tại được và càng lao vào phạm tội để kiếm tiền bất hợp pháp. Rửa tiền là
khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm
đem lại những tài khoản kếch xù.
II.

Các giai đoạn của rửa tiền
1.

Giai đoạn sắp xếp (placement)
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”

5


Đưa tiền bẩn vào hệ thống kinh tế tài chính Tội phạm tìm cách đưa các
khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn
bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất
trong quy trình rửa tiền. Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu
của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúng khỏi tổ chức tội phạm nhằm
tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Một số thủ đoạn phổ biến là
chia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng nhiều lần để số lượng mỗi
lần không đến mức phải khai báo, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ
đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài...
2. Giai đoạn phân tán ( layering):
Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi
qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua

lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
3. Giai đoạn quy tụ ( integration)
Hội nhập tiền đã rửa vào hệ thống kinh tế tài chính Dù tiền bẩn có được
quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối cùng vẫn là tổ chức tội
phạm ban đầu. Một số thủ đoạn tiêu biểu là làm sai lệch hóa đơn trong giao
dịch XNK, chuyển tiền qua một ngân hàng hợp pháp thông qua một ngân
hàng trá hình hay công ty ma ở nước ngoài... Sau đó những kẻ rửa tiền sẽ đầu
tư tiền này vào các hoạt động kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả
các mục đích. Yêu cầu cơ bản để việc rửa tiền được thành công là phải khéo
léo xóa được mọi dấu vết giấy tờ giao dịch. Tránh khai báo hải quan, xâm
nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng từ là những
thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm đạt mục đích này
Ví dụ về rửa tiền:
Điển hình, Coca-Cola đã từng tìm cách giảm thuế để khỏi phải nộp vào
ngân sách Nhà nước tại Việt Nam. Những công ty thuộc dạng này thông
thường tìm cách khai khống chi phí để giảm thuế phải đóng. Nhưng ngược lại,
một số công ty không hoạt động lại “sốt sắng” đi đóng thuế nhằm mục đích để
hợp thức hóa những dòng “tiền bẩn”. Liberty Reserve được xem như điển
hình của một trung gian “rửa tiền” cho những tổ chức làm ăn phi pháp tại
nước ngoài thông qua các ngân hàng.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”

6


III.

Các phương thức, thủ đoạn chủ yếu thường được sử dụng :


Theo phạm vi thực hiện, thì có 5 trường hợp rửa tiền cơ bản:
Trường hợp 1: “tiền bẩn” được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình
mà số tiền bất hợp pháp được hình thành, được tẩy rửa cũng như được tái đầu tư qua
hệ thống tài chính của nước đó.
Trường hợp 2: “tiền bẩn” được hình thành ở trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài
để tẩy rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trên thị
trường trong nước.
Trường hợp 3: “tiền bẩn” được hình thành ở nước ngoài, được tẩy rửa ở nước đó hay
nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển.
Trường hợp 4: “tiền bẩn” được rửa và rút khỏi hệ thống tài chính của một nước đang
phát triển để sử dụng ở nước khác, không quay lại đầu tư cho nước đó.
Trường hợp 5: “tiền bẩn” sau khi rửa được chuyển vào một nước đang phát triển
nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi.

- Rửa tiền qua các giao dịch đổi tiền mặt:
Đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm. Chúng
thực hiện bằng cách đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền của nước khác. Ví dụ
như chuyển từ đồng USD sang đồng Bảng Anh…
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”

7


- Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý như vàng, bạc, kim cương...
Đây là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi,
mọi thời điểm trên thế giới. Đây là hai phương thức được bọn tội phạm sử dụng
nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên các phương thức này lại
dễ bị cơ quan điều tra phát hiện.
- Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu:
Tiền sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu... làm cho

đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định với mỗi nước. Sau đó,
người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó
thành tiền hợp pháp.
- Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”:
Ở một số nước mà hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, thường tồn tại
hệ thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân
hàng “ngầm” này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính
thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các
ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển
tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố khác trong
cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin
giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng
nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu
nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường
là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc
đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ
biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa nghiêm..
Tiền gửi tí hon: phương pháp này đòi hỏi phải chia số tiền lớn thành những
khoản nhỏ thấp hơn hạn mức ngân hàng phải báo cáo giao dịch với nhà chức trách,
nhằm giảm thiểu nghi ngờ. Số tiền này sau đó được gửi dần vào một hoặc nhiều tài
khoản ngân hàng, việc gởi tiền do nhiều người thực hiện hoặc do một người duy
nhất thực hiện trong khoảng thời gian dài.
Các ngân hàng nước ngoài: Kẻ rửa tiền thường gửi tiền thông qua các tài khoản
nước ngoài khác nhau ở các nước có luật bảo mật ngân hàng, tức cho phép giao
dịch ngân hàng ẩn danh. Âm mưu phức tạp có thể liên quan đến hàng trăm giao
dịch chuyển khoản ngân hàng đến/đi từ các ngân hàng nước ngoài. Theo Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF), các “thiên đường bảo mật" bao gồm Bahamas, Bahrain, quần đảo
Cayman, Hồng Công, Antilles, Panama và Singapore.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”


8


Công ty vỏ bọc: Đây là những công ty giả tạo mà sự tồn tại không có lý do nào
khác hơn ngoài rửa tiền. Các công ty này thâu vào tiền bẩn dưới danh nghĩa "thanh
toán" cho các món hàng hóa, dịch vụ mà thực ra họ chẳng bao giờ cung cấp.
Nhiệm vụ của chúng là nhào nặn ra các giao dịch hợp pháp thông qua các hóa đơn
và bảng cân đối khống. Đầu tư vào các doanh nghiệp hợp pháp: Đôi khi tội phạm
đầu tư vào các doanh nghiệp hợp pháp nhằm rửa sạch tiền bẩn. Chúng có thể nhắm
đến các doanh nghiệp lớn như công ty môi giới hoặc các casino - những nơi có
lượng tiền lưu thông lớn, dễ trà trộn tiền bẩn, hoặc cũng có thể lợi dụng những
doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu dùng tiền mặt như quán bar, tiệm rửa xe, câu lạc bộ
múa thoát y…
Những doanh nghiệp này được gọi là “công ty bình phong”, tuy có cung cấp
hàng hóa, dịch vụ hẳn hoi nhưng mục đích thực sự là để làm sạch tiền bẩn. Phương
pháp này thường được tiến hành theo một trong 2 cách: Cách thứ nhất đơn giản là
kẻ rửa tiền gởi tiền bẩn vào tài khoản ngân hàng hợp pháp của công ty với hy vọng
rằng nhà chức trách sẽ không so sánh bản cân đối ngân hàng với báo cáo tài chính
của công ty. Cách thứ hai cần thêm chút khéo léo để chèn tiền bẩn vào doanh thu
sạch của công ty và công ty sẽ báo cáo gộp chung thành doanh thu hợp pháp.
B.

Thực trạng của “rửa tiền”
I. Tác động của rửa tiền tới nền kinh tế thế giới
1. Những ảnh hưởng bất lợi tới các nước đang phát triển:

- Làm tăng tội phạm và tham nhũng:
Việc rửa tiền thành công sẽ giúp các hoạt động tội phạm có thể sinh lợi, đem
phần thưởng cho tội phạm. Vì vậy chừng nào 1 đất nước đang còn là nơi ẩn náu an

toàn cho hoạt động rửa tiền thì đất nước đó còn lôi cuốn tội phạm và thúc đẩy tham
nhũng.
- Những hậu quả đối với sức đầu tư:
Chỉ riêng tai tiếng về 1 nơi ẩn náu nào đó an toàn cho việc rửa tiền và tài trợ
cho khủng bố cũng có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho những nước đang phát
triển, những nơi cần rất nhiều sự giúp đỡ từ vốn đầu tư nước ngoài để phát triển
kinh tế. Các tổ chức tài chính nước ngoài có thể hạn chế các giao dịch của mình
hoặc buộc chúng phải thông qua kiểm tra gắt gao hơn, khiến cho chúng thêm tốn
kém, hoặc chấm dứt hoàn toàn các quan hệ giao dịch hay vay mượn.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN”

9


- Làm suy yếu các tổ chức tài chính: Rửa tiền có thể gây nguy hại theo nhiều cách
cho sự lành mạnh của khu vực tài chính của 1 đất nước cũng như cho sự ổn định
của các tổ chức tài chính nói chung và các tổ chức ngân hàng nói riêng. Cụ thể:







Mất đi hoạt động kinh doanh sinh lợi.
Những vấn đề về tính thanh khoản do việc rút tiền gây ra.
Cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý.
Các chi phí điều tra và tiền phạt.
Thu giữ tài sản.

Tổn thất cho vay và giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính.

- Nền kinh tế khu vực tư nhân bị tổn thương:
Những kẻ rửa tiền thường sử dụng các công ty bình phong là các doanh nghiệp
có vẻ ngoài hợp pháp, tham gia các hoạt động kinh doanh hợp pháp. Những công
ty này trộn các quỹ phi pháp vào các quỹ hợp pháp để che giấu những khoản tiền
bất chính. Điều nay gây khó khăn cạnh tranh cho các doanh nghiệp chân chính.
- Những nỗ lực tư nhân hóa bị tổn hại:
Những kẻ rửa tiền là đe dọa đối với những nỗ lực cải tổ của nền kinh tế thông
quá quá trình tư nhân hóa. Những tổ chức tội phạm có khả năng trả giá cao hơn
những người đấu thầu chính đáng của các doanh nghiệp nhà nước trước đây. Khi
đầu tư tiền bất chính theo cách này, chúng sẽ có nhiều tiềm năng thực hiện khác
hoạt động phạm tội và tham nhũng hơn. Cũng như tước đoạt của đất nước những
khoản tiền thuế hợp pháp từ các doanh nghiệp.

2. Một số vụ rửa tiền “ khét tiếng”

2.1. Liberty Reserve
17 quốc gia trên thế giới đã bắt tay điều tra, truy tố Liberty Reserve trong vụ
rửa tiền lớn nhất lịch sử thế giới với tổng trị giá 6 tỷ USD. Ít ai biết thị trường đồng
tiền ảo này đã có mặt và giao dịch sôi động ở Việt Nam nhiều năm nay.
- “ Liberty Reserve” đã rửa tiền như thế nào?
• Cơ quan chức trách Hoa Kỳ cho biết Liberty Reserve đã tiến hành ít nhất 55
triệu giao dịch bất hợp pháp cho 1 triệu người dùng – 200.000 trong số đó ở tại
Mỹ. Theo họ, đây là vụ rửa tiền quốc tế lớn nhất trong lịch sử.
“Mức độ vi phạm luật pháp của các bị đơn là hết sức kinh ngạc”, tòa án liên
bang tại Manhattan công bố.
• Theo CBS, tiền bị ăn trộm từ các máy ATM sẽ được gửi tới những địa điểm giao
dịch tại các quốc gia không kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, Nga và Nigeria.
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 10





Những khoản tiền mặt này sẽ được chuyển thành tiền tích trữ trong tài khoản
Liberty Reserve. Người dùng có thể sử dụng tài khoản này để trả cho người
dùng khác hoặc rút lại tiền mặt ra. Tất cả những gì họ cần là một tài khoản
email.
Liberty Reserve cho phép người dùng tạo các tài khoản sử dụng nhiều loại tên,
bao gồm “Russian Hacker” (Hacker Nga) và “Hacker Account” (Tài khoản
Hacker). Trang web này thu phí 1% với mỗi giao dịch.

Giao diện của website www.LibertyReserve.com.vn hiện đang ở tình trạng cảnh
báo nguy hiểm khi truy cập
Phạm vi và hình thức:
Liberty Reserve là trung tâm tài chính cho tội phạm, hỗ trợ các hoạt động phi
pháp trực tuyến như lừa đảo thẻ tín dụng, ăn trộm thông tin cá nhân, lừa đảo đầu
tư, xâm nhập máy tính, khiêu dâm trẻ em và buôn lậu”. Website này cũng chuyển
hàng chục triệu USD qua các công ty trên giấy đặt tại Síp, Nga, Hong Kong (Trung
Quốc), Trung Quốc, Morocco, Tây Ban Nha và Australia.
- Vòi bạch tuộc của Liberty Reserve vươn tới Việt Nam từ lâu
Chỉ 0,35 giây, với từ khoá “mua bán LR”, có tới 285.000 kết quả trên Google
cung cấp các địa chỉ website cung cấp dịch vụ giao dịch đồng tiền ảo này. Các tổ
chức này ở Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ mua, bán, trao đổi tiền điện tử;
thậm chí hỗ trợ chuyển đổi nhiều loại tiền. Do vậy, việc đóng cửa ngân hàng này ở
Mỹ và tiến hành điều tra đã gây tác động nhất định tới nhà đầu tư tại Việt Nam qua
-

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 11



mạng này. Liberty Reserve có mặt tại Việt Nam tại nhiều miền như
libertyreserve.com.vn, libertyreserve.net.vn, autoexchange.net, vnexchange… tự
giới thiệu là dịch vụ mua bán LR hoàn toàn tự động 24/24.
Chẳng hạn, tại trang vnexchange, Công ty TNHH TM & DV Thạch Sanh cho
biết, đã cho ra đời dịch vụ mua bán, trao đổi các loại tiền tệ đang rất thịnh hành
như Perfect Money, Payza, Paypal, WMZ, Bit Coin… hay trao đổi tiền giữa những
ngân hàng với nhau. VnExchange.vn chấp nhận giao dịch qua tin nhắn SMS; thẻ
cào điện thoại: Vina, Mobi; Thẻ game: VTC, Vina; qua ngân hàng…; Các loại tiền,
ví tiền điện tử: Perfect Money (PM), WebMoney (WMZ), PayPal (PP), Payza (PZ),
Bảo Kim (BK), Ngân Lượng (NL).

Giao diện trang web tự nhận là đối tác trung chuyển tiền của Liberty Reserve tại
Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.




LR được coi như một ngoại tệ và thậm chí còn giao dịch sôi động hơn ngoại tệ.
Đồng tiền ảo LR có thể sử dụng để mua bán trao đổi nhiều hàng hoá, thanh toán
trên các trang cá độ, mua các phần mềm, thiết bị công nghệ, mạng dotnet v.v…
Khi đóng cửa sàn giao dịch tiền ảo LR ở Mỹ, nhiều người tham gia dịch vụ này
ở Việt Nam cũng ngã ngửa là tiền ảo của mình đã mất hoàn toàn giá trị, tương
ứng tiền thật cũng “không cánh mà bay”.

2.2. Hồ sơ Panama
“Hồ sơ Panama” (Panama Papers), ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật
Mossack Fonseca trong hơn 40 năm qua (từ năm 1975 đến nay), trong đó cho thấy
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 12



công ty này đã giúp các khách hàng trốn thuế và rửa tiền thông qua việc lập thành
lập 214.000 “công ty ma”.

Tòa nhà trụ sở của Công ty luật "thiên đường trốn thuế" Mossack Fonseca tại
thành phố Panama City ngày 3/4. Ảnh: AFP/TTXVN
“Hồ sơ Panama” bao gồm khoảng 11,5 triệu tài liệu, tương đương 2,6 terabyte dữ
liệu, nhiều hơn cả toàn bộ dữ liệu từ các vụ rò rỉ tài liệu mật lớn khác trước đây là
Wikileaks, Offshore Leaks, Lux Leaks và Swiss Leaks. Hồ sơ này, bao gồm email,
tập tin PDF, tập tin hình ảnh liên quan đến 214.000 công ty nước ngoài lập ra để
trốn thuế và rửa tiền từ giữa thập niên 1970 đến năm 2016, đã được tờ báo
“Süddeutsche Zeitung” chia sẻ với Hiệp hội Quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) và
hơn 100 tờ báo ở gần 80 quốc gia.
 Theo các kết quả điều tra 11,5 triệu trang tài liệu bị rò rỉ của công ty Mossack
Fonseca, công ty luật này đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp
khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước,
cùng những ngôi sao thể thao, nhiều nhà tỷ phú, trùm ma túy... trốn nộp thuế.
Phản ứng của một số nước có liên quan:
• Tại Canada
Chính phủ nước này đã yêu cầu được cung cấp một bản sao dữ liệu rò rỉ về
danh sách khách hàng được Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama giúp trốn
thuế, để giới chức nước này kiểm tra thông tin và có biện pháp xử lý bất kỳ
trường hợp trốn thuế nào trong vụ việc này.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 13















Ottawa cũng khẳng định đang theo dõi chặt chẽ các trường hợp công dân
nước này mở công ty trốn thuế và rửa tiền ở Panama cũng như các nơi khác trên
thế giới và sẽ đưa vụ việc lên các công tố viên nếu cần thiết.
Tại Đức
Trưởng đoàn nghị sĩ đảng Cánh tả tại Quốc hội Đức Sahra Wagenknecht đã
yêu cầu xem xét thành lập một Ủy ban điều tra ở Quốc hội để điều tra việc trốn
thuế cũng như sẽ có những hành động cứng rắn và kiên quyết đối với các ngân
hàng tiếp tay cho việc trốn thuế.
Bộ trưởng Tư pháp liên bang Đức Heiko Maas tuyên bố sẽ bổ sung luật
chống rửa tiền với một hệ thống đăng ký minh bạch nhằm chấm dứt các hành
động trốn thuế và tài trợ cho khủng bố. Theo tờ Süddeutsche Zeitung (Nam
Đức) số ra ngày 5-4, hàng nghìn người Đức và ít nhất 28 ngân hàng của nước
này bị nằm trong diện điều tra do nghi liên quan tới Công ty luật Mossack
Fonseca trong vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama".
Tại Pháp
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng, những tiết lộ trong tài liệu
"Hồ sơ Panama" liên quan tới hoạt động trốn thuế ở nước ngoài sẽ giúp tăng
nguồn thu thuế từ những đối tượng trốn thuế.
Nhà lãnh đạo Pháp khẳng định một khi có thông tin liên quan tới những
người trốn thuế ở Pháp, nước này sẽ mở các cuộc điều tra và đưa ra toà xét xử.
Các công tố viên điều tra tài chính của Pháp đã tuyên bố sẽ tiến hành điều tra về

vụ gian lận thuế này.
Tại Australia
Văn phòng thuế liên bang Australia (ATO) cho biết đang điều tra 800 công
dân nước này có tên trong "Hồ sơ Panama". Trong một tuyên bố, Phó Giám đốc
ATO, Michael Cranston cho biết, một số công dân trong danh sách này đã bị
điều tra trước đây, cũng như một số đã cung cấp thông tin các giao dịch thuế và
tài chính của họ cho ATO.
Giới chức Tây Ban Nha và một số quốc gia như Thuỵ Sĩ, Áo, Na Uy, Thuỵ
Điển, Ukraine, Costa Rica,… cũng cho biết sẽ điều tra các cá nhân, công ty và
ngân hàng có tên trong "Hồ sơ Panama" về khả năng trốn thuế, tiếp tay trốn
thuế hoặc gian lận tài chính.
Chính phủ Argentina cũng tuyên bố bác bỏ các thông tin cho rằng Tổng thống
nước này Mauricio Macri nằm trong danh sách những nhân vật bị tình nghi có
liên quan tới hoạt động mở công ty trốn thuế và rửa tiền, với sự trợ giúp của
công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.
Messi phủ nhận cáo buộc từ “Panama papers”

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 14


Qua thông báo chung của gia đình gửi tới truyền thông, Lionel Messi phủ
nhận cáo buộc của “Panama Papers” (Tài liệu Panama) và khẳng định sẽ kiện
những ai đang cố hủy hoại hình ảnh và tinh thần của anh.
Trong một động thái mới nhất, ngôi sao bóng đá người Argentina, Lionel
Messi đang thi đấu cho CLB Barcelona (Tây Ban Nha) đã tuyên bố sẽ kiện tờ
báo “El Confidencial” vì đăng cáo buộc cầu thủ này "lập nên một mạng lưới
gian lận thuế" để giấu tiền khỏi những người thu thuế.
Nga kiểm tra thông tin về các công dân bị tình nghi
Chính phủ Nga đã bác bỏ những cáo buộc rằng các nhân vật thân cận với
Tổng thống nước này Vladimir Putin nằm trong danh sách những đối tượng bị

tình nghi có liên quan tới hoạt động trốn thuế và rửa tiền, với sự trợ giúp của
công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmity Peskov nhấn
mạnh: "Tổng thống Putin, nước Nga và các cuộc bầu cử sắp tới là mục tiêu
chính của một âm mưu nhằm gây bất ổn tình hình". Ông Peskov cho rằng,
những cáo buộc kiểu trên không có gì mới mẻ, thiếu thông tin cụ thể và chỉ dựa
trên phỏng đoán.
• Thủ tướng Iceland đã từ chức sau khi "Hồ sơ Panama" tiết lộ rằng ông đã sử
dụng một công ty "bình phong" để che giấu các khoản đầu tư trị giá hàng triệu
bảng Anh. Trước đó, ông đã đề nghị giải tán quốc hội và tiến hành bầu cử sớm,
nhưng Tổng thống nước này chưa chấp nhận.
Các đảng đối lập đã yêu cầu tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối
với thủ tướng. Ban đầu ông khẳng định không làm điều gì sai trái sau vụ tiết lộ
nhưng có tin đã từ chức vào chiều 5/4 trong bối cảnh sức ép đang gia tăng.


2.3. Thiên đường rửa tiền Trung Quốc
Trung Quốc đang trở thành thiên đường rửa tiền mới, mở rộng cửa với các
băng đảng ma túy hay cánh nghệ sĩ bịp bợm trên khắp thế giới
“Rất tuyệt”
Theo Gilbert Chikli, gã “trùm” rửa tiền lọc lõi mang 2 dòng máu Israel - Pháp,
điểm hấp dẫn nhất ở “thiên đường đen tối” là Trung Quốc tuy mang danh cường
quốc nhưng không quan tâm tới các nước khác và hơn cả là làm ngơ trước các nạn
nhân.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 15


Khó có thể tin nổi là dù đang bị cảnh sát Pháp truy nã vì tội chiếm đoạt hơn 6
triệu euro, Chikli vẫn không ngại chia sẻ với kinh nghiệm rửa tiền tại Trung Quốc.

Hắn được cho là kẻ đầu tiên đánh hơi được tiềm năng béo bở đó vào năm 2000, tức
ngay trước năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), lợi
dụng góc khuất trong sự trỗi dậy của nước này như căn bệnh tham nhũng cố hữu
và những kênh tài chính không chính thức hoạt động ngầm cả ngàn năm.


Tòa án tại Pháp năm 2015 kết tội Chikli chiếm đoạt 6,1 triệu euro của 5 công ty
La Banque Postale, LCL Bank, HSBC, Accenture và Thomson. Theo hồ sơ
pháp lý, Chikli giả danh các giám đốc điều hành (CEO) hàng đầu hay đặc vụ
tình báo, dụ dỗ nhiều nhân viên của một số công ty lớn nhất thế giới chuyển
tiền vào những tài khoản ma do hắn kiểm soát. Chikli còn bị truy tố tội âm mưu
chiếm đoạt hơn 70 triệu euro của ít nhất 33 công ty khác, bao gồm nhiều tên
tuổi như Barclays, American Express và công ty điều hành Disneyland Paris.

Bị kết án vắng mặt 7 năm tù giam và phạt 1 triệu euro, song gã tội phạm gốc Do
Thái này vẫn sống nhởn nhơ trong ngôi nhà 3 tầng xa hoa ở TP cảng Ashdod của
Israel bên Địa Trung Hải. Lý do đơn giản là giữa 2 nước không có thỏa thuận dẫn
độ song phương.
Chikli ca tụng rằng rửa tiền ở Trung Quốc “rất tuyệt” và 90% số tiền của hắn
được làm sạch tại đó. Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), những phi vụ “CEO
giả” của Chikli gây thiệt hại khoảng 1,8 tỉ USD của nhiều công ty trên toàn cầu chỉ
trong vòng 2 năm và vẫn chưa dừng lại.
Tiền bẩn từ lâu đã càn quét tại Trung Quốc nhưng căn bản vẫn chỉ được coi là
vấn đề nội địa. Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc ngày
càng mất ăn mất ngủ với thế giới ngầm đáng sợ đó, nhất là khi họ đồng thời phải
vật lộn ngăn chặn những dòng tiền tháo chạy khổng lồ giữa lúc nền kinh tế giảm
tốc.
Bất chấp các biện pháp kiểm soát tiền tệ ngặt nghèo, số tiền kỷ lục lên tới 711 tỉ
USD đã chạy khỏi Trung Quốc riêng trong năm 2015, chưa kể tới các khoản đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) - theo ước tính của hãng đánh giá tín dụng Fitch

Ratings. Phần lớn số tiền rò rỉ thông qua các phi vụ định giá xuất khẩu thấp hoặc
thổi phồng giá nhập khẩu để tuồn vốn ra nước ngoài. Tổ chức Liêm chính Toàn cầu
(GFI, có trụ sở tại Washington D.C - Mỹ) xếp hạng Trung Quốc là nhà xuất khẩu
tiền bất chính lớn nhất thế giới.
Điểm mù với phương Tây
“Tôi biết rằng Trung Quốc là nơi có thể làm ảo thuật với tiền bẩn” - tay trùm rửa
tiền tự thuật.
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 16


Gilbert Chikli tiết lộ phương pháp rửa tiền ưa thích là lợi dụng sơ hở của hoạt
động xuất nhập khẩu. Ban đầu, hắn yêu cầu các “con mồi” chuyển tiền vào các tài
khoản ngân hàng trên khắp thế giới, phổ biến nhất là ở Đông Âu, sau đó dẫn dắt
sang Trung Quốc và Hồng Kông để rút tiền mặt. Tiền này được dùng để mua các
loại hàng hóa như giày dép, vàng, thép, đồ dệt may ở Trung Quốc. Có điều, dù chỉ
mua 20 tấn thép chẳng hạn nhưng hắn có thể thỏa thuận ngầm để có biên lai tới
100 tấn. Số tiền bán hàng sau những thủ đoạn lắt léo đó được gửi về Israel với
danh phận không một vết nhơ.
Giới chức Mỹ không khỏi đau đầu với kiểu rửa tiền núp bóng thương mại như
vậy. Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ công khai hồi tháng 9-2015, 3 công dân
Colombia ở Quảng Châu - Trung Quốc đang cầm đầu một mạng lưới rửa tiền “tiêu
thụ” tới 5 tỉ USD, với chiêu thức biên lai khống hệt Chikli. Mạng lưới này vươn
vòi khắp nước Mỹ, Colombia, Tây Ban Nha, Ecuador, Mexico và Venezuela, chủ
yếu phục vụ các băng đảng ma túy.
Chikli quả quyết đã giải nghệ nhưng một thế hệ lưu manh mới đang ăn theo
chiêu thức của hắn. Có thêm sự tiếp tay của mạng xã hội khiến các chiêu rửa
tiền ngày càng tinh vi. FBI cho biết họ đã nhận hơn 13.500 đơn khiếu nại từ các
nạn nhân của nạn “CEO giả” trên khắp thế giới trong năm 2015, tăng 270% so với
năm trước.
Người đứng đầu cơ quan tình báo tài chính của Cảnh sát Liên minh châu Âu

(Europol), ông Igor Angelini, báo động rằng mức độ nguy hiểm của loại hình tội
phạm rửa tiền ở Trung Quốc tăng mạnh. Vấn đề là giới chức Trung Quốc lại không
mặn mà giúp các công ty phương Tây gặp nạn tìm lại số tiền bị chiếm đoạt. Ông
Angelini gọi Trung Quốc là “điểm mù” đối với cả Mỹ và châu Âu trong vấn đề
này.

II/ Thực trạng của hoạt động rửa tiền tại Việt Nam:
1.
-

-

Tác động lên nền kinh tế Việt Nam:
Xói mòn hệ thống tài chính:
• Nhu cầu được rửa tiền càng cao thì tính nguy hiểm càng lớn thông qua các
hành vi tham nhũng và tìm kiếm các đặc lợi khác
• Gian lận dẫn đến suy sụp niềm tin của khách hàng và tổn hại đến cả hệ thống
Tác động làm giảm hiệu quả của khu vực chính thức
• Chênh lệch hướng và phân bổ nguồn lực trong khu vực kém hiệu quả
• Phần lớn lượng tiền được đem đi đầu tư được gọi là “ vô trùng “ để đảm bảo
tính an toàn hơn là suất sinh lợi. Những khoản đầu tư này không những chỉ
tạo ra ít hiệu suất kinh tế mà nó còn làm chệch hướng cung và cầu tự nhiên
của khu vực chính thức
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 17


-

Tác động đến khu vực nước ngoài bằng cách bóp méo giá cả và làm chênh
lệch các dòng vốn quốc tế.

• Giảm đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến những khuyến khích sai lệch trong danh
mục đầu tư hoặc lựa chọn đầu tư nước ngoài
• Việc rửa tiền hoàn tất rút ta một lượng tiền lớn một cách đột ngột có thể dẫn
đến khủng hoảng tiền tệ hoặc khủng hoàng ngân hàng, chưa kể đến những
hậu quả như thay đổi tỷ giá hối đoái thực và mất cân bằng giũa khu vực
hàng ngoại thương và phi ngoại thương

Hiện ở Việt Nam chưa kết luận vụ việc nào được kết luận là rửa tiền mà hoạt
động đó thường là hệ quả điều tra trong các vụ án kinh tế, các hoạt động buôn lậu,
buôn ma túy. Tuy nhiên189 tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất hiện trong “Hồ sơ
Panama” do Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố trên trang web
của ICIJ.

2. Một số vụ việc tiêu biểu:
2.1. Baggio Carlitos Linska
Là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng
10/2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi
tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài
khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển
vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận
thấy giao dịch bất thường, cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là
khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó chuyển vào
Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng
Tàu.
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 18


- Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc
tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người
đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã

nhanh chân tẩu thoát.
- Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James
Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James
E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ
Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài
chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở
nước ngoài.
 Trên thực tế, các chiêu thức rửa tiền ngày càng tinh vi và khó phát hiện,
đặc biệt là sử dụng công nghệ cao như thẻ tín dụng
Ông Nguyễn Văn Ngọc (Cục trưởng Phòng, chống rửa tiền, cơ quan thanh tra
giám sát ngân hàng) cho biết, từng phát hiện 2 nghi can sử dụng thẻ Visa Debit để
tuồn tiền “bẩn” từ Việt Nam ra nước ngoài, sau đó lại chuyển “tiền sạch” vào Việt
Nam. Chúng dùng thủ đoạn thuê 10 người mở thẻ Visa Debit, sau đó mang số thẻ
này sang Campuchia vì Campuchia cho phép các trụ ATM nhả nội tệ và USD. Sau
khi mang thẻ sang Campuchia, đồng bọn ở Việt Nam liên tục chuyển tiền vào 10
thẻ Visa Debit trên, còn các nghi can tại Campuchia cũng liên tục rút tiền tại
Campuchia. Số tiền sau khi rút ra được chúng mua vàng chuyển về Việt Nam và
từng bước hợp thức hóa. Đây chỉ là những chiêu thức rửa tiền mới phát hiện. Thói
quen sử dụng tiền mặt, không bắt buộc chứng minh nguồn gốc dòng tiền cộng với
tình trạng sở hữu chéo chằng chịt trong các doanh nghiệp, ngân hàng tại Việt Nam
cũng khiến việc phát hiện tội phạm rửa tiền thêm khó khăn.
2.2. Vụ Lê Thị Phương Mai

Việt Kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma tuý vào các dự án của
Công ty Viet – Can Resorts & Plannation Inc. Theo hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang
Mỹ (FBI), Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm
quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo qui trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy
đến rửa tiền. Đầu năm 2004, trước khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số
người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet – Can Resorts & Plantation Inc.,

có trụ sở tại 857, Unit 1, Somerset St. WestOttawaOntario (Canada), đã về Việt Nam
tìm “cơ hội đầu tư”. Mai đã xin phép đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và
căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng lúc, Công
ty Viet – Can Resorts & Plantation cũng lập một website trên mạng internet để quảng
bá dự án du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, UBND tỉnh
Khánh Hoà có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép đầu tư khu nghỉ mát và
căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết. Dự án chưa kịp hoàn thành
thủ tục thì Mai bị bắt giữ.
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 19


2.3. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều
nguồn lực nhưng cũng kéo theo yếu tố rủi ro trở thành 1 mảnh đất mới cho
giới tội phạm rửa tiền.
Nhiều lời chào hàng từ phía các công ty tài chính của Mỹ, Thụy Sĩ, Nigeria,...
đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp những hợp đồng khống và thư L/C
ký chờ. Nếu phi vụ thành công, phía doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ
30-40% giá trị hợp đồng. Điển hình là vụ án bán 32 thư tín dụng (L/C) không với
tổng giá trị 304 triệu USD của giám đốc ngân hàng cổ phần Nam Thành những
năm 1990. Mỗi L/C thực hiện sẽ được hưởng 45% giá trị trong đó 10% lấy ngay
còn 35% sẽ được chuyển vào 1 tài khoản nước ngoài và lấy ra sau 10 năm.
2.4. Một hình thức nữa của việc rửa tiền đó là các cá nhân, tổ chức nước ngoài
đề nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam vay những khoảng tiền lớn với mức
lãi suất ưu đãi trong 1 thời gian dài với đảm bảo bằng thư bảo lãnh của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận được email từ một số doanh
nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số
tiền… Trong thời gian gần đây, lực lượng công an Việt Nam đã phối hợp với Trung
tâm Thông tin phòng chống rửa tiền của NHNN (nay là Cục Phòng chống rửa tiền)
đã phát hiện nhiều giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động này.

Ngoài ra hoạt động rửa tiền còn được biết tới qua hiện tượng hàng loại công ty
trong các khu công nghiệp, chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng Tuyên
bố phá sản hoặc biến mất sau 1 thời gian ngắn hoạt động. Bọn tội phạm đã lợi dụng
chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam để thực hiện các hoạt động của
mình. Những khoản tiền thu được qua việc thanh lý tài sản không đủ so với số tiền
đầu tư nhưng được khoác vỏ bọc hợp pháp do đây là tiền có nguồn gốc từ hoạt
động kinh doanh.

C. Đề xuất giải pháp
I. Giải pháp chung
- LPCRT và các văn bản quy phạm pháp luật về PCRT của nước ta được xây dựng
theo kinh nghiệm và luật pháp quốc tế; tuy nhiên, những chuyển động của dòng
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 20


tiền tại VN có những đặc thù khác. Cần sửa đổi và bổ sung LPCRT cho phù hợp
tình hình thực tế VN và thông lệ quốc tế.
- Cần sửa đổi và bổ sung các Luật có liên quan đến thanh toán, như: Luật Giao
dịch bằng tiền mặt; Luật Séc, Luật Hối phiếu nhằm giảm thiểu các giao dịch bằng
tiền mặt tại VN.
- Việc cho phép các khoản TCTC nhận tiền gửi bằng USD cũng như việc sử dụng
tràn lan USD tại VN đã làm gia tăng quá trình đôla hóa. Đôla hóa sẽ làm tăng nạn
rửa tiền qua ngoại tệ. Bởi vậy, cần có các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đô la
hóa trên thị trường tiền tệ VN.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực
PCRT, như: NHNN, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ
Xây dựng… trong việc hướng dẫn, kiểm tra chấp hành các biện pháp phòng chống
rửa tiền của các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
- Cần tăng mức độ xử phạt đối với hành vi rửa tiền để răn đe.
- Lọc khách hàng khỏi danh sách “đen”.

- Cần ngăn chặn kịp thời và kiểm soát giao dịch đáng ngờ.

II. Giải pháp cho các tổ chức tài chính
- Cần ứng dụng công nghệ thông tin với công nghệ hiện đại, theo chuẩn mực và
thông lệ quốc tế. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao năng lực phòng,
chống rửa tiền của các NHTM.
- Các TCTC cần xây dựng cơ chế sàng lọc các giao dịch tiền mặt lớn và giao dịch
tiền mặt nhiều lần liên tục có chủ ý, và xây dựng báo cáo tự động có thể báo cáo
kịp thời trong nội bộ và cho cơ quan quản lý.
- Việc ứng dụng công nghệ để phát hiện, xử lý tình trạng rửa tiền dưới những
chiêu thức ngày càng tinh vi của bọn tội phạm ở các TCTC nói chung và các
NHTM nói riêng còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, cần thường xuyên tổ chức tập huấn
về phòng chống rửa tiền cho các định chế tài chính.
- Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch đáng ngờ và các giao dịch với giá trị thanh toán
lớn phải cung cấp thông tin cho Cục Phòng chống rửa tiền.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 21


- Hệ thống công nghệ thông tin của các NHTM cần đồng bộ hóa và nâng cấp hệ
thống theo hướng: đáp ứng đúng quy định của pháp luật, phân tích giao dịch, hỗ
trợ sàng lọc, nhận biết khách hàng, báo cáo, lưu trữ thông tin, v.v..
- Cần tăng chế tài, tiền phạt đối với các cơ quan tài chính không tuân thủ quy định,
báo cáo giao dịch đáng ngờ, thiết lập hình phạt nặng với cán bộ và nhân viên vi
phạm.
- Ngăn chặn rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán, bằng cách: Yêu cầu các công ty
chứng khoán phải có nghĩa vụ báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bằng văn bản; phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc không tiết lộ cho
khách hàng về việc báo cáo giao dịch nhằm tránh khả năng giúp người rửa tiền có
thể có cách trốn tránh hoặc gây hoang mang cho các khách hàng không có mục

đích rửa tiền; cần phải có hệ thống lưu trữ hồ sơ chứng khoán theo quy định của
pháp luật.
- Cần tăng cường kiểm tra các nhà hàng, sòng bạc, sàn nhảy, khu du lịch và đặc
biệt là các công ty mới thành lập để tránh việc bỏ sót công ty “ma”.
- Kiểm tra chặt chẽ để hạn chế mánh khóe rửa tiền qua mạng Internet.
- Phối hợp chặt chẽ giữa TCTC và khách hàng nhằm chấp hành tốt LPCRT để hạn
chế nạn rửa tiền.

KẾT LUẬN

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 22


Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chúng ta cũng cần khắc phục
những mặt tiêu cực mà sự phát triển của nền kinh tế mang lại, trong đó có hoạt
động rửa tiền.
Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới
mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc
tế cũng không tránh khỏi. Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế
và lĩnh vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền.
Đấu tranh phòng chống tội phạm tẩy rửa tiền không chỉ góp phần hạn chế sự
phát triển của các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy và
tham nhũng mà còn đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, hệ thống chính trị
vững mạnh, xã hội an toàn, tạo điều kiện cho Việt Nam ngày càng lớn mạnh và
phát triển sâu rộng hơn đối với khu vực và trên thế giới.

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 9 _ “RỬA TIỀN” 23




×