Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của k pauxtôpxki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.88 KB, 109 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Nga thế kỉ XIX - XX là một nền văn học lớn, một tài sản
tinh thần vô giá của nhân loại. Trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử,
bao thử thách của thời gian và sự sàng lọc khắc nghiệt của nghệ thuật, nền
văn học của xứ sở bạch dương vẫn giữ nguyên được những giá trị nhân bản
sâu sắc và chiếm một vị trí to lớn trong lòng độc giả bao thế hệ. Pauxtôpxki
được biết đến như là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc đã góp một
phần lớn công sức làm nên những thành tựu rực rỡ của “thế kỉ bạc”. Ông
được gọi là “nhà nghệ sĩ bậc thầy”, người gom nhặt bụi quý cho văn học Xô
Viết, một trong số những nhà văn đại diện tiêu biểu nhất cho khuynh hướng
văn xuôi lãng mạn với phong cách trữ tình độc đáo.
1.2 Kônxtantin Ghêorghiêvich Pauxtôpxki (1892- 1968) đến với cuộc
đời giữa lúc xã hội Nga đang trong bầu không khí sục sôi của đêm trước cách
mạng tháng Mười. Ông trưởng thành trong thời kì nước Nga trải qua những
bước thăng trầm của cuộc nội chiến. Trong thế chiến thứ Hai, ông làm phóng
viên chiến trường của mặt trận phía Nam. Bằng tài năng, trí tuệ tuyệt vời, tâm
hồn nhạy cảm, thiết tha, cùng với những trải nghiệm thực tế cuộc sống đã
giúp Pauxtôpxki viết nên những trang văn giàu chất hiện thực nhưng cũng
đậm chất trữ tình, lãng mạn. Hơn nửa thế kỉ hoạt động trên nhiều lĩnh vực:
làm báo, viết văn, tham gia giảng dạy tại Học viện Gorki, Pauxtôpxki đã để
lại một khối lượng tác phẩm phong phú, đa dạng về thể loại: tiểu thuyết,
truyện vừa, tiểu luận, chân dung văn học, đặc biệt là những truyện ngắn nhẹ
nhàng, êm dịu, thánh thót và ngân vang làm rung động tâm hồn người đọc. Vì
những đóng góp nghệ thuật to lớn đó, ông đã được trao tặng huân chương Lao
động Cờ đỏ và huân chương Lao động Vinh quang. Nhưng trên hết,

1


Pauxtôpxki đã giành được sự yêu quý, mến mộ của bạn đọc, sự trân trọng,


cảm phục của các thế hệ nhà văn.
Vượt qua giới hạn về địa lí, truyện ngắn của Pauxtôpxki đến Việt Nam
từ rất sớm và đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Sau “Chuyến xe
đêm” (in trong “Truyện ngắn Liên Xô”- 1957), truyện ngắn của K. Pauxtôpxki
được in thành tuyển tập “Cô gái làm ren” (Nxb Thanh niên, H. 1958, Từ Bích
Hoàng dịch). Tiếp đó là một loạt các tác phẩm như: “Truyện ngắn” (Nxb Văn
hóa, H. 1962 - Vũ Như Hiên dịch), “Chiếc nhẫn bằng thép” (Nxb Kim Đồng,
H. 1973 - Nguyễn Thụy Ứng, Vũ Quỳnh dịch), “Vịnh mõm đen” (Nxb Thanh
niên, H. 1978 - Nguyễn Hải Hà dịch), “Câu chuyện phương Bắc” (Nxb Hà Nội,
H. 1982 - Mộng Quỳnh dịch), “Tự truyện” (Nxb Văn hóa thông tin, H. 2002 Tạ Hồng Trung dịch), “Một mình với mùa thu” (Nxb Văn học, H. 2004 - Phan
Hồng Giang dịch) và “Bông hồng vàng và bình minh mưa” (Nxb Văn hóa
thông tin, H. 2007 - Kim Ân, Mộng Quỳnh dịch). Có thể nói, truyện ngắn của
Pauxtôpxki đã trở thành món ăn tinh thần, một phần tâm hồn của người Việt
Nam. Đọc mỗi truyện ngắn của ông, người đọc như lạc vào một thế giới mới thế giới của những điều kì diệu, của lòng tốt và cái đẹp.
1.3 Trong vườn hoa ngào ngạt hương sắc của văn xuôi Nga hiện đại,
như chiến sĩ văn chương dũng cảm, Pauxtôpxki điềm tĩnh, cần mẫn và lặng lẽ
chọn cho mình một lối đi riêng. Ông đã đem lại sự đổi mới cho thể loại truyện
ngắn bằng những tác phẩm vừa hiện thực, vừa trữ tình, chất thơ hòa quyện
trong chất văn xuôi mang lại sức hấp dẫn kì lạ cho độc giả. Và trong thế giới
nghệ thuật đa sắc màu đó, hình tượng phụ nữ có một vị trí vô cùng quan trọng
tạo nên chất lãng mạn, trữ tình, nét duyên ngầm cho những trang truyện ngắn
của Pauxtôpxki. Tuy xuất hiện ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác
nhau, với những vị trí và vai trò khác nhau, nhưng họ đều mang vẻ đẹp giản
dị trong tính cách, lòng vị tha, trái tim nhân hậu, luôn yêu đời, yêu cuộc sống,

2


khao khát tình yêu, hạnh phúc ... Chính những vẻ đẹp tiềm ẩn, sâu kín này của
nhân vật nữ đã lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, làm nên sức sống lâu bền cho

truyện ngắn của Pauxtôpxki. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề
tài: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của K.Pauxtôpxki” để nghiên cứu
nhằm khẳng định hơn nữa những đóng góp to lớn của Pauxtôpxki cho nền văn
học Xô Viết, khám phá những nét riêng của ông khi xây dựng loại nhân vật
này, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng nhân đạo yêu đời và yêu
người tha thiết của nhà văn. Người viết nhận thấy đây là một vấn đề lớn, có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Pauxtôpxki nhưng chưa được
chú trọng tìm hiểu. Mạnh dạn khai thác đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ
đóng góp một phần nhỏ để hoàn thiện hơn việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhà
văn Pauxtôpxki.
1.4 Mặt khác, việc lựa chọn và thực hiện đề tài này là cách giúp tôi
hoàn thiện hơn trong việc nghiên cứu khoa học. Qua đó, tôi tích lũy thêm
nhiều hơn nữa kiến thức văn học nước ngoài, rút ra những kinh nghiệm quý
báu nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.
2. Lịch sử vấn đề
Pauxtôpxki là nhà văn lớn của dân tộc Nga. Với khuynh hướng lãng
mạn và phong cách trữ tình độc đáo, sáng tác của ông đã làm say mê và xúc
động tâm hồn người đọc. Do hạn chế về ngoại ngữ nên tài liệu tham khảo
tiếng Nga cũng hạn chế. Chúng tôi chỉ khai thác những tài liệu có liên quan ít
nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài.
Trong bài giới thiệu về tập tiểu luận “Một mình với mùa thu”, Phan
Hồng Giang có dẫn ra một vài ý kiến không thống nhất, trái ngược nhau khi
đánh giá về Pauxtôpxki. “Ia.Enxbéc,B.Xôlôviôp đã từng xổ toẹt không thương
tiếc nhiều tác phẩm của Pauxtôpxki, gán cho nó cái nhãn hiệu giả tạo, xa đời
sống thực tiễn. Những người điềm đạm hơn thì khuyên ông nên chuyển sang

3


viết như Flôbe, như ông này, ông nọ, cốt sao giấu được cái tôi đi trong những

cái gọi là sự việc khách quan” [41, 347]. Cũng theo ông, buồn hơn nữa, một
nhà phê bình trên tờ tạp chí “Nhêva” đã không tiếc lời dè bỉu, chê bai “Bông
hồng vàng” khi tác phẩm vừa mới chào đời. Vị học giả này đã nặng nề khi
“gán cho câu chuyện ông già Samét gom góp bụi vàng đúc lên bông hồng
vàng cho cô gái Xuytzan là biểu tượng còn sót lại của tư tưởng ... nghệ thuật
vị nghệ thuật(!), là “căn bệnh duy tâm tái phát” [41, 347]. Một số người
không ưa, không hài lòng với “Bông hồng vàng” thì “cau mày luận giả”:
“Bông hồng vàng đã là thứ hoa “quý tộc” mà lại còn bằng vàng nữa, thứ kim
loại đắt tiền bậc nhất, ngợi ca bông hồng vàng như một biểu tượng của văn
học phải chăng là ý đồ “đưa văn học thoát khỏi mảnh đất trần thế” của
chúng ta để “bay bổng lên chốn phù phiếm cao xa nào”. Và vậy là hóa ra
thiên chức của nghệ thuật là chỉ để trang trí cuộc sống như bông hồng thôi
ư?” [41, 347]. Đó chỉ là những nhận xét “hồ đồ của một kiểu tư duy máy móc,
suy diễn” (Lời Phan Hồng Giang) nên tất nhiên “không bao giờ có thể đại
diện cho tâm hồn Nga” [41, 348]. Vì vậy, những lời bình luận phiến diện,
thiên lệch đó nhanh chóng bị bụi thời gian cuốn trôi vào quên lãng. Bởi một
điều chắc chắn, con người tài năng, nhân cách Pauxtôpxki không dễ gì bị phủ
nhận.
Iuri Bônđarep trong tác phẩm “Nhà nghệ sĩ bậc thầy” đã đánh giá
khách quan về Pauxtôpxki. Ông trân trọng gọi Pauxtôpxki là “một nghệ sĩ bậc
thầy, tài năng bậc nhất của ngôn từ” [56, 150]. Ông còn lí giải nguyên nhân
“những cuốn sách của Pauxtôpxki có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ bạn
đọc” là bởi một điều rất giản dị: những tác phẩm ấy “được viết ra từ tâm hồn
nghệ sĩ tài hoa, từ niềm say mê văn chương và trái tim nhân hậu của nhà
văn”. Bên cạnh đó, Bônđarép còn có những nhận xét rất xác đáng về nhân vật
trong các tác phẩm của Pauxtôpxki. “Các nhân vật của Pauxtôpxki bao giờ

4



cũng hiền hậu, dũng cảm, bình dị và trữ tình” [56, 146]. “Điều này có lẽ được
lí giải không chỉ bởi sự trinh bạch rất người, sự cao thượng và dũng cảm tự
nhiên của các nhân vật của ông, mà còn bởi lẽ nhà văn biết tạo nên một hoàn
cảnh không lặp lại, “bầu không khí” bao quanh nhân vật, cái hoàn cảnh mê
hồn, thiếu nó thì nhân vật không có da thịt và mờ nhạt”[56, 145]. Hơn thế,
ông còn nhấn mạnh trong tác phẩm của Pauxtôpxki “cả nhân vật và phong
cảnh đều mang khối diện tích đa cảm ấy của lòng nhân ái…Và điều đó cũng
là phẩm chất của một nhà văn lớn” [56, 146]. Trong vai trò của người thưởng
thức văn chương, Iuri Bônđarep tỏ ra vô cùng khâm phục tài năng của
Pauxtôpxki. Tác giả nhận thấy, qua các nhân vật, Pauxtôpxki đã “truyền đạt
một cách chính xác các cảm xúc của mình” bằng “một phong cách thật rành
rẽ, cô đọng và giản dị” [56, 146]. Bởi vậy, Iuri Bônđarep không ngần ngại
khẳng định: “Pauxtôpxki- nhà văn và Pauxtôpxki - con người không tách rời
nhau” [56, 147]. Ông còn hồ hởi kể chuyện về Pauxtôpxki. Không chỉ viết
văn, Pauxtôpxki còn tham gia giảng dạy, đào tạo các nhà văn trẻ, tham gia các
buổi thảo luận chuyên đề, nói chuyện văn chương ở các trường Đại học viết
văn ... Tất cả điều đó lắng đọng, kết tinh lại thành “vị muối trẻ trung” làm nên
sự bất diệt cho mỗi tác phẩm của Pauxtôpxki, để “những cuốn sách của
Pauxtôpxki vẫn tươi tắn, đầy nắng ấm, trong đấy cái lò xo của nghị lực trẻ
trung được nén chặt, những cuốn sách ấy tóe ra những tia lửa, chúng rung
động, trong đấy không có sự mệt mỏi” [56, 151].
Ở Việt Nam, Pauxtôpxki được độc giả nồng nhiệt đón nhận với tấm
lòng cảm phục và mến mộ. Từ những tác phẩm đầu tiên, với tâm hồn đồng
điệu, tấm lòng chân thành, các nhà nghiên cứu đã thể hiện sự cảm nhận tinh
tế, sâu sắc về cuộc đời và con người cũng như các tác phẩm truyện ngắn
của Pauxtôpxki.

5



Trong lời giới thiệu tập truyện “Cô gái làm ren”, Huy Phương có nhận
xét: truyện ngắn của Pauxtôpxki “đem đến cho người đọc một tình yêu đằm
thắm và sâu kín đối với cuộc đời” [34, 8]. Tác giả chân thành bày tỏ cảm xúc
của mình: “tôi không thể nào quên được những truyện ngắn bình dị, trong
sáng của Pa- ut- tốp- ski, những truyện ngắn đã nói hộ tôi rất nhiều mơ ước,
nhiều tình yêu mến chân thành với cuộc sống bình thường và giữ tôi lại với
nhiều tình cảm trong trẻo, đậm đà và hồn nhiên đối với cuộc sống” [34, 9].
Nhân vật nữ và tình cảm chân thành, cao đẹp của họ, được Huy Phương khai
thác cụ thể vào nội dung các truyện ngắn tiêu biểu như “Tuyết”, “Đêm tháng
mười”: “Truyện ngắn “Tuyết” của Pa- ut- tốp- ski đã làm tôi bỡ ngỡ với mối
tình bâng khuâng nửa mộng, nửa thực của chàng sĩ quan trẻ tuổi Ni- cô- la
Pa- tô- pốp với nữ nghệ sĩ Ta- ti- a- na ... câu chuyện đẹp như một bài thơ ấy
chấm hết trong những tình cảm bâng khuâng, man mác, đã để lại những âm
hưởng cứ lan rộng mãi và gợi ra trong tâm hồn người đọc một chân trời mới
với nhiều ước mơ, bâng khuâng” [34, 9]. Ông nhận thấy: “Tất cả những con
người ấy trong truyện của Pa- ut- tốp- ski đem đến cho chúng ta lòng ước
muốn được sống độ lượng, chan hòa và trân trọng đối với mọi người xung
quanh ta” [34, 11]. Cuối cùng, Huy Phương kết luận: “cái gì lôi cuốn chúng
ta trong truyện của Pa- ut- tốp- ski không phải chỉ là những nỗi niềm bâng
khuâng, những hình ảnh lung linh, huyền diệu của một bờ sông, nội cỏ, một
đêm sao gắn chặt với tâm hồn chúng ta, mà trước hết là tình yêu của con
người đối với con người” [34, 10].
Năm 1978, khi giới thiệu về tác phẩm “Vịnh mõm đen”, ngoài việc chú
ý đến tính lãng mạn và biểu hiện của nó, giáo sư Nguyễn Hải Hà đã nhận xét
về sự phát triển hình tượng nhân vật trong các tác phẩm của Pauxtôpxki.
“Trong nhiều năm các nhân vật của ông vẫn chơi vơi trong bầu trời lạnh lẽo
của những cá nhân tự coi là phi thường nên đơn độc ... Họ cảm thấy mình “ở

6



ngoài cuộc sống chung”, vì thế họ bị coi là “những người tình cờ” đến sống
giữa thế gian này” [37, 6]. Nhưng không khí sôi nổi, xây dựng đất nước cuối
những năm 20, đầu những năm 30, đã giúp cho ngòi bút Pauxtôpxki đi đúng
hướng. Nhân vật trong tác phẩm của ông là “những con người giàu lòng tin ở
sức mạnh của chính mình và của tập thể- nhất là với lớp người mới xã hội
chủ nghĩa chúng ta” [37, 8]. Theo ông, “niềm vui của nhà văn chân chính là
niềm vui của người dẫn đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai,
nơi nhân dân dốc hết sức hi vọng của mình để vươn tới” [37, 10]. Tất cả điều
đó đã làm nên vẻ đẹp và giá trị cho các sáng tác của Pauxtôpxki. Trong giáo
trình “Văn học Xô Viết” (tập II - 1988), cùng với Đỗ Xuân Hà, giáo sư đã có
những lời nhận xét rất cụ thể về nhân vật trong truyện của Pauxtôpxki: “Các
nhân vật của ông, như trong “Truyện rừng” (1948) chẳng hạn, đều ước mơ
vươn tới cái đẹp cái thiện” [10, 19]. Sau này, trong bài “K.Pauxtôpxki - người
dẫn đường đến cái đẹp” [11, 273], giáo sư Nguyễn Hải Hà giới thiệu về cuộc
đời và sự nghiệp của nhà văn Pauxtôpxki. Giáo sư còn cảm nhận được tình
yêu thương, sự trân trọng của Pauxtôpxki dành cho con người nói chung và
người phụ nữ nói riêng khi tác giả nhấn mạnh: “trung tâm chú ý của
Pauxtôpxki vẫn là con người” [11, 279]. Tác giả còn chỉ rõ: trong tác phẩm
“Kara Buga” bên cạnh vẻ “hoang vu là những hủ tục man rợ, những luật lệ
hà khắc đối với phụ nữ” [11, 280] để nhằm tố cáo và thức tỉnh con người.
Không những vậy trong bài viết, giáo sư Nguyễn Hải Hà còn nói rất nhiều về
tình yêu thiên nhiên của Pauxtôpxki. “Pauxtôpxki cho rằng phong cảnh thiên
nhiên phải tồn tại trong văn xuôi như một nhân vật chứ không chỉ như cái
nền của câu chuyện, nếu không, sự vật được miêu tả sẽ rất phẳng lặng” [11,
288] và phải để “vẻ đẹp của thiên nhiên ấy trở thành vẻ đẹp của tấm lòng con
người, vẻ đẹp của chính con người”. Cuối cùng, giáo sư khẳng định
“Pauxtôpxki là nhà văn của những chân trời xa” [11, 289].

7



Còn Phạm Vĩnh Cư trong “Đọc lại mấy bậc thầy truyện ngắn Nga- Xô
Viết” (Truyện ngắn Xô Viết, Tạp chí văn học nước ngoài, số 3, 1996) cũng có
nhận xét khách quan, đúng đắn về Pauxtôpxki: “Bên cạnh những cây bút hiện
thực chủ nghĩa cự phách như Sôlôkhốp và Platonov, Pauxtôpxki chiếm một vị
trí khiêm tốn hơn, nhưng riêng biệt không ai thế chân được”. Truyện của ông
“có sức mạnh kì lạ làm cháy lên trong tâm hồn con người ngọn lửa tâm hồn
thường xuyên bị vùi lấp bởi tro bụi của cuộc sống thường nhật” [5, 70].
Phan Hồng Giang khi dịch “Một mình với mùa thu” (Nxb Văn học,
H.2004) đã dành hơn hai mươi trang để nói về Pauxtôpxki. Trong bài viết,
Phan Hồng Giang đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn, tài năng, trí tuệ của
Pauxtôpxki. “Trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, Pauxtôpxki là một
con người ưu ái, nhân hậu. Tấm lòng yêu thương trân trọng Con Người với
ông là nguyên tắc cao cả nhất trong cuộc sống, là cái cốt lõi của nghệ thuật,
thiếu cái đó nghệ thuật không có ý nghĩa gì” [41, 331]. Đọc mỗi truyện ngắn
của Pauxtôpxki, ông nhận thấy: “Pauxtôpxki đã không bỏ qua dịp nào để
ngợi ca lòng nhân hậu. Ông biết quý từng cử chỉ nương nhẹ giữa người với
người” [41, 330]. Vì thế, Pauxtôpxki đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau
của nhân vật: từ “cái đẹp hào nhoáng, thoáng lát, nổi trên bề mặt đến cái đẹp
chân chất ẩn tận đáy sâu của lòng người” [41, 336], để rồi ông lên tiếng phê
phán mạnh mẽ thái độ “thờ ơ dửng dưng trước vẻ đẹp là một thứ bệnh ung
thư gậm nhấm làm khô cứng, hủy hoại tâm hồn con người” [41, 337]. Và
Phan Hồng Giang say sưa ca ngợi: “Pauxtôpxki như con ong chuyên cần bay
cuối đất cùng trời, hút nhụy đóa hoa tươi, chắt chiu thành mật ngọt,
Pauxtôpxki đã run rẩy đón nhận từng vẻ đẹp ly ty nhất để rồi đem lại cho
chúng ta những vẻ đẹp ấy với sắc màu, hương vị tươi nguyên” [41, 337]. Theo
dịch giả, sở dĩ văn chương Pauxtôpxki là “một tiếng nói độc đáo, với giọng
điệu không sao lẫn được” [41, 339], bởi một điều giản dị “Pauxtôpxki đã đến


8


với nghề văn theo quy luật của tình yêu” [41, 340]. Và không biết tự lúc nào,
người Việt Nam lại yêu thích văn chương Pauxtôpxki đến vậy. Họ “hướng về
ông như hướng về nơi trú ngụ bình yên của lòng người” [41, 348]. Với những
thành công to lớn đó, Pauxtôpxki đã góp phần “trả lại cho văn học Nga
những giá trị mà nó phải có, những giá trị mà nó đáng tự hào”. Nhưng có lẽ
theo Phan Hồng Giang, thành công lớn nhất của Pauxtôpxki là “ông đã dành
được cái khó nhất ấy là tình yêu vô hạn của những con người bình thường”
[41, 349].
Đặng Thị Hảo trong cuốn “Từ điển văn học” (Tập 2, Nxb Khoa học xã
hội, H.1983 – 1984) có bài viết khá dài về Pauxtôpxki. Trong bài viết, tác giả
có những nhận định khá chuẩn xác và đầy đủ về nghệ thuật truyện ngắn của
ông nói chung và về nhân vật nói riêng. Tác giả cho biết: “Trong các truyện
“Những người lãng mạn”, “những đám mây lấp lánh”… nhân vật chủ yếu
được tạo dựng do óc tưởng tượng lãng mạn của tác giả, chứ chưa phải là
những con người có thực trong cuộc sống” [30, 172]. Bởi lúc đó, Pauxtôpxki
“đặt cuốn sách lên trên cuộc đời chứ không phải đặt cuộc đời trên cuốn sách”
[30, 172]. Từ nửa sau những năm 30, truyện của Pauxtôpxki “thường được
bắt đầu từ những điều rất nhỏ trong đời sống ...”. “Người ta không thấy
những xung đột phức tạp hay những nhân vật mang cá tính độc đáo, tuân thủ
một diễn biến với đầy đủ các khâu: thắt, điểm đỉnh, mở …”. Ngược lại, “các
yếu tố như tình tiết, sự kiện, nhân vật thường được triển khai theo mạch vận
động của cảm xúc và tư tưởng” [30, 173]. Vì vậy, truyện ngắn của Pauxtôpxki
“thấm vào hồn người một cách nhẹ nhàng, tinh tế và rồi cứ sau mỗi câu
chuyện người đọc lại tìm thấy một niềm vui nho nhỏ, một chút thanh thản
trong tâm hồn” [30, 173].
Chỉ hai ngày sau khi Pauxtôpxki mất, với tấm lòng kính trọng và cảm
phục, Trần Thiện Đạo đã có một bài viết về ông. Sau này, bài viết ấy được


9


trang trọng in lại trong cuốn “Cửa sổ văn chương thế giới” (Nxb Văn hóa
thông tin, H.2003) với nhan đề: “Một vì sao đã rơi rụng: Constantin
Paoutovski (1892- 1968)”. Trần Thiện Đạo đã trân trọng gọi Pauxtôpxki là
nhà văn có “một văn nghiệp dám là mình”, “luôn thành thật với ngòi bút của
mình”. Vì vậy, “Pauxtôpxki đã xây dựng nên một văn nghiệp vô cùng hòa
hợp với tâm hồn mình” [8, 57].
Như vậy, tìm hiểu nguồn tài liệu sưu tầm được, chúng tôi thấy chưa
có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu đầy đủ, toàn vẹn về cuộc đời và
những sáng tác của Pauxtôpxki. Đặc biệt, chưa có công trình nào đề cập
trực tiếp đến vấn đề phụ nữ. Các nhà nghiên cứu mới chỉ bàn về nhân vật,
quan niệm về con người, quan niệm về nhà văn,… của Pauxtôpxki. Nhưng
đây có thể coi là nền tảng, tiền đề có tác dụng gợi mở để chúng tôi tìm
hiểu, phát hiện ra những nét đặc sắc, lí thú về hình tượng phụ nữ trong các
tác phẩm truyện ngắn của ông.
Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Pauxtôpxki có một sức hút đặc biệt.
Nó trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.
Họ viết về ông, gọi tên ông một cách thân mật. Nguyễn Thị Ngọc Tú đã viết
những dòng cảm xúc chân thật trong “Kỉ niệm tháng Mười” (Tạp chí văn học
số 5, 1977, tr. 142). Bằng Việt lại xúc động khi tâm sự: “Pauxtôpxki- tốp- xki
lại thật man mác, trong trẻo, ông trở thành “khu vực chuyển tiếp” của tình
cảm và những say mê từ tuổi thiếu niên lên tuổi trưởng thành” [56, 140]. Và
còn phải kể đến những bài thơ đặc sắc như: “Gặp gỡ mùa gió chướng”, “Nghĩ
lại về Pauxtôpxki" của Trần Nhật Thu, Bằng Việt.
Bên cạnh đó, có rất nhiều sinh viên, học viên cao học đã chọn đề tài
về Pauxtôpxki để nghiên cứu. Chúng tôi có thể liệt kê một số đề tài như:
Phạm Thị Ngọc Diệp với “Quan niệm về nhà văn của K.Pauxtôpxki qua

“Bông hồng vàng”, (KLTN, ĐHSP Hà Nội, H. 2004), Nguyễn Thị Lan

10


Anh tìm hiểu “Pauxtôpxki dựng chân dung văn học”, (KLTN, ĐHSP Hà
Nội, H. 2006), Nguyễn Thị Khánh Ly so sánh “Truyện kể Anđecxen và
truyện ngắn Pauxtôpxki, (LVTN, ĐHSP Hà Nội, H. 2008), Bùi Thị Thu Hà
chọn đề tài: “Quan niệm nghệ thuật của K. Pauxtôpxki qua tập tiểu luận
“Bông hồng vàng”, (LVTN, ĐHSP Hà Nội, H. 2008), Nguyễn Thái Ly
nghiên cứu “Tự sự trữ tình trong truyện ngắn của Pauxtôpxki” (LVTN,
ĐHSP Hà Nội, H.2010) …
Chúng ta còn biết đến Pauxtôpxki qua trang web mang tên ông:
hh://paustovskiy.niv.ru/. Ở đó tiểu sử, sự nghiệp văn chương của nhà văn
được giới thiệu khá đầy đủ kèm theo cả bộ ảnh về nơi ở và gia đình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo khoa học, luận
văn hay khóa luận tốt nghiệp về Pauxtôpxki số lượng còn ít. Tuy chưa có
công trình nào đề cập trực tiếp đến vấn đề phụ nữ, nhưng những phát hiện
tinh tế mặc dù còn tản mạn này vẫn là những gợi ý vô cùng quý giá thôi thúc
tôi mạnh dạn khai thác đề tài: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của
K.Pauxtôpxki” để thấy được những nét đặc sắc, riêng biệt của hình tượng
nhân vật nữ trong truyện ngắn của Pauxtôpxki.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Thực hiện luận văn, chúng tôi có mục đích tìm hiểu sâu hơn phong
cách truyện ngắn đậm chất trữ tình, lãng mạn đặc sắc và quan niệm nhân văn
của Pauxtôpxki trong xây dựng hình tượng phụ nữ - một trong những hình
tượng nổi bật nhất trong các tác phẩm của Pauxtôpxki.
b. Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi hướng đề tài vào các
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp chân dung ngoại hình nhân vật nữ

trong truyện ngắn của Pauxtôpxki.
- Tìm hiểu cách miêu tả vẻ đẹp nội tâm nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Pauxtôpxki.

11


- Tìm hiểu nhân vật nữ trong không - thời gian nghệ thuật
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nhân vật nữ trong truyện ngắn của
Pauxtôpxki.
b. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các tác phẩm truyện ngắn đã
được dịch ra tiếng Việt của ông ở Việt Nam. Những tác phẩm chúng tôi phân
tích và tìm hiểu được in trong các tập truyện ngắn:
- “Cô giá làm ren” (1958), Nxb Thanh niên, Hà Nội (Từ Bích Hoàng dịch)
- “Truyện ngắn” (1962), Nxb Văn hóa, Hà Nội (Vũ Thư Hiên dịch).
- “Chiếc nhẫn bằng thép” (1973), Nxb Kim Đồng, Hà Nội (Nguyễn
Thụy ứng, Vũ Quỳnh dịch).
- “Sương giá ban mai” (1982), (ảo ảnh trên đảo Vaxiliep- Tập truyện
ngắn Lêningrat), Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
(Hoàng Anh, Nguyễn Tuấn dịch)
- “Bông hồng vàng và bình minh mưa” (2007), Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội (Kim Ân, Mộng Quỳnh dịch).
c. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài vận dụng thành tựu của lý luận
văn học, thi pháp học và tự sự học làm cơ sở để nghiên cứu đề tài, chúng tôi
còn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
5. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham

khảo, chúng tôi triển khai cấu trúc luận văn thành 3 chương:
Chương 1: Miêu tả chân dung ngoại hình
Chương 2: Khám phá vẻ đẹp nội tâm
Chương 3: Nhân vật nữ trong không gian và thời gian
PHẦN NỘI DUNG
12


CHƯƠNG 1: MIÊU TẢ CHÂN DUNG NGOẠI HÌNH
Mỗi con người là một phiên bản gốc mang đặt trưng riêng khó có thể
hòa lẫn. Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học bằng nhiều phương tiện nghệ thuật đa dạng và độc đáo. Mỗi
nhà văn lại vận dụng các phương tiện đó theo cách riêng của mình.
Theo lí luận truyền thống, nghệ thuật xây dựng nhân vật bao gồm
những thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để khắc họa nên hình tượng
nhân vật như: miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả hành động và ngôn
ngữ nhân vật. Tuy mỗi thủ pháp có đặc điểm và vai trò riêng nhưng tất cả đều
tập trung làm nổi bật đặc điểm tâm lí, tính cách của nhân vật.
Là yếu tố thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học,
nhân vật văn học luôn được các nhà văn thể hiện bằng phương tiện miêu tả
ngoại hình, khắc họa chi tiết chân dung nhân vật. Đây có thể được coi là con
đường ngắn nhất trong việc xây dựng tính cách, thể hiện tâm tư, tình cảm và
điển hình hóa nhân vật. Để nhân vật sinh động, hấp dẫn, sống mãi trong lòng
người đọc, Pauxtôpxki rất chú ý đến khắc họa chân dung ngoại hình khi miêu
tả. Từ cách vẽ chân dung tài tình, riêng biệt của mình, Pauxtôpxki đưa người
đọc thâm nhập vào hình tượng nghệ thuật và dòng chảy sáng tạo của nhà văn.
Trong phạm vi chương này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu những nét đặc sắc
làm nên sức hấp dẫn của các chân dung và vai trò của nó trong việc thể hiện
nội tâm nhân vật.
1.1. Chân dung những nhân vật nữ bình thường.

Pauxtôpxki cho rằng, văn chương phải bắt nguồn từ cuộc sống,
viết những điều có ý nghĩa với cuộc sống, không cầu kỳ trau chuốt mà
phải thật giản dị. Chỉ khi nào, văn chương là tiếng nói của cuộc sống, thì
khi đó, tác phẩm của nhà văn mới có giá trị. Pauxtôpxki rất thấm thía và
hiểu sâu sắc điều đó. Vì thế, trong cuộc đời chìm nổi của mình, nhà văn

13


đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người. Tất cả điều đó
đều được Pauxtôpxki phản ánh rất chân thực trong tác phẩm văn chương
đặc biệt là truyện ngắn.
“Trung tâm chú ý của Pauxtôpxki vẫn là con người” [11, 279]. Những
con người thực trong cuộc sống luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác
của nhà văn. Pauxtôpxki ít viết về những người phụ nữ nổi tiếng, phi thường,
những kiệt nữ, giai nhân. Ông thường viết về những người phụ nữ bình
thường của cuộc sống đời thường hết sức quen thuộc và giản dị. “Các nhân
vật của Pauxtôpxki bao giờ cũng hiền hậu, dũng cảm, bình dị và trữ tình” [56,
146], “đều ước mơ vươn tới cái đẹp cái thiện” [10, 19]. Nhà văn còn nhìn phụ
nữ ở những tọa độ rộng hơn, mang tầm bao quát hơn. Nếu như trong các
truyện ngắn của mình, Aitmatôp thường hay miêu tả những người phụ nữ của
núi đồi thảo nguyên gắn liền với hình ảnh ngọn lửa, bếp lò và mái ấm, thì
Pauxtôpxki lại hoàn toàn ngược lại. Nhân vật nữ của ông không chỉ là người
phụ nữ của gia đình, mà còn là người phụ nữ của xã hội, của công chúng.
Khảo sát 32 truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy các nhân vật phụ nữ của
Pauxtôpxki dù ở lứa tuổi nào, nghề nghiệp nào, dù ở những vùng miền rất
khác nhau, nhưng tất cả họ đều là những người bình thường.
Trước tiên, nhân vật nữ trong truyện ngắn của Pauxtôpxki là những
người bình thường về vị trí xã hội. Họ xuất hiện trong nhiều ngành nghề,
nhiều vị trí khác nhau: nông dân, trí thức hay nghệ sĩ … Dù ở cương vị, lĩnh

vực nào thì họ đều không phải là những người có chức, có quyền, “tai to mặt
lớn” mà là những người phụ nữ rất bình thường, với những công việc và lo
toan bình thường trong cuộc sống. Trong một loạt truyện ngắn như: “Âm nhạc
Vécđi”, “Tuyết”, “Trái tim nhút nhát”,… ta đều bắt gặp hình ảnh những người
phụ nữ ấy. Chỉ qua một vài nét phác họa ngắn gọn của Pauxtôpxki, chân dung
họ đã hiện lên một cách cụ thể và rõ nét.

14


Truyện ngắn “Âm nhạc Vécđi” kể về Tachiana Xônxeva - một nữ ca sĩ
của đoàn kịch. Cô đang chuẩn bị biểu diễn trên boong tàu bọc thép của chiếc
tuần dương hạm. Vì công việc, Tachiana Xônxeva bắt buộc phải để lại ở
Matxcơva chú em bé bỏng bị ốm nặng đang chờ một cuộc mổ xẻ nặng nề. Nỗi lo
lắng trong lòng làm cho tiếng hát của cô trở nên buồn thảm. Qua lời kể khách
quan của Pauxtôpxki, chân dung Tachiana Xônxeva - một cô ca sĩ bình thường
dần dần hiện hữu và để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Bà Vácvara (Trái tim nhút nhát) được biết đến là “nữ y sĩ của viện điều
dưỡng lão, không chỉ nhút nhát trước các giáo sư mà cả với bệnh nhân” [42,
227]. Niềm vui tuổi già của bà được gửi gắm hết vào đứa cháu mà bà nuôi
nấng, dạy dỗ, thương yêu - đứa con trai của em gái bà đã khuất: thằng Vani.
Với những lời giới thiệu trực tiếp chân thành, mộc mạc này, Pauxtôpxki đã
làm cho chân dung bà Vácvara xuất hiện một cách giản dị, rõ nét ngay từ đầu
tác phẩm. Bà chỉ là một y sĩ bình thường, không có gì đặc biệt.
Trong các truyện ngắn, Pauxtôpxki không chỉ khắc họa chân dung
những người bà, người mẹ, người chị mà cả trẻ em - những cô bé đáng yêu,
luôn hồn nhiên vui tươi với cuộc sống đời thường. Đó là hình ảnh Tanhia
trong truyện ngắn “Con ễnh ương” và Ma-sa trong truyện “Con chim sẻ xù
lông”. Tanhia hoảng sợ khi nghe bác Gơ-lep nói sẽ cho con nhái một bài học.
Em khóc òa lên khi nhìn con gà xù lông bay tới định ăn con nhái. Em năn nỉ

xin bác Gơ-lep con nhái đem về nuôi. Cuối cùng, con nhái trả ơn cô chủ nhỏ
tốt bụng của mình bằng cách gọi mưa về giúp bà con nông trường thoát khỏi
hạn hán. Còn Ma-sa rất thích thú khi được chú công an cho con chim sẻ Pasơ-ca. Em đem Pa-sơ-ca về nhà, “lấy bàn chải chải lông cho nó, cho nó ăn
rồi thả ra” [36, 123]. Con chim sẻ đã trả ơn cô bé bằng cách chiến đấu với
con quạ để giành lại cành hoa thủy tinh cho mẹ Masa. Với lời kể khách quan
vô cùng tài năng, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, Pauxtôpxki như dẫn

15


người đọc vào thế giới cổ tích của những cô Tấm, nàng tiên. Và Tanhia, Masa thực sự là những cô Tấm, nàng tiên nhưng trong cuộc sống đời thường.
Trong chiến tranh cũng như trong thời bình, đất nước rất cần đến bàn
tay, khối óc của lực lượng thanh niên - những con người khỏe về thể chất, trẻ
trung về tâm hồn, có tài năng, trí tuệ, lòng tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Bởi vậy, khi khắc họa chân dung các nhân vật nữ, Pauxtôpxki không quên
biểu dương những đóng góp tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa cao đẹp của họ.
Nhà văn thường xây dựng chân dung nhân vật nữ vận động theo thái độ, cảm
xúc, tình cảm : từ hoài nghi, băn khoăn đến hi vọng và tin tưởng. Lúc đầu, họ
xuất hiện mờ nhạt, dần dần về sau, chân dung nhân vật hiện lên rõ nét và cụ
thể hơn. Các nhân vật nữ của ông đều có thể tự tìm hiểu chân lí, giá trị và ý
nghĩa của cuộc sống. Từ đó, họ tìm ra con đường đi đúng đắn và hạnh phúc
đích thực của cuộc đời mình.
Đó là Naxchia trong truyện ngắn “Cô gái làm ren Naxchia”. Ở đầu tác
phẩm, chân dung Naxchia được Pauxtôpxki giới thiệu bằng vài ba nét về tiểu
sử. “Nàng ở với cha, ông làm nghề coi rừng. Naxchia nổi tiếng khắp vùng là
đẹp và làm ren khéo. Nàng kín tiếng và có đôi mắt xám như mọi cô gái
phương Bắc khác” [35, 8]. Chắc chắn, Naxchia sẽ có một cuộc sống bình yên
như bao cô gái khác nếu như Balasốp không xuất hiện. Nàng thầm yêu
Balasốp và chờ đợi anh trong mỏi mòn thương nhớ, nhưng anh vẫn không trở
về. Lo lắng, tuyệt vọng và tủi nhục, “Naxchia quyết định trốn cha đi

Lêningrat tìm Balasốp” [35, 9]. Biết Balasốp đã có vợ, tưởng anh đùa cợt với
mình, Naxchia toan tự tử. Nhưng nàng đã hiểu ra tất cả sự việc. “Nàng sung
sướng và thấy mình không bị lừa dối và nàng lại hi vọng sẽ được gặp
Balasốp” [35, 11]. Tình yêu và niềm hi vọng đã tiếp thêm sức mạnh cho nàng.
Tốt nghiệp lớp y tá, nàng xin ra mặt trận và tin tưởng sẽ gặp được Balasốp ở
đó. Nhưng anh đã hi sinh hai ngày trước khi Naxchia đến. Tình yêu lứa đôi
như tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu đất nước. “Nàng đem hết sức mình
16


chăm sóc thương binh. Nàng là người y tá tốt nhất trong phân khu ngoài mặt
trận” [35, 13]. Chân dung Naxchia - một cô gái bình thường, ở một miền quê
xa xôi, hẻo lánh hiện lên trong tác phẩm thật đẹp và đáng ca ngợi. Cô khao
khát được yêu, luôn yêu hết mình và hi sinh cho tình yêu. Tình yêu của cô
càng trở nên cao đẹp hơn khi nó được hòa chung trong tình yêu quê hương, tổ
quốc.
Đọc truyện ngắn “Hạt cát”, ta lại bắt gặp hình ảnh cô gái trẻ Lêlia chân dung người thanh niên của thời đại mới. Lêlia đã “tốt nghiệp phổ thông
ở một tỉnh lị nhỏ bé vùng Pôntapsina … cha cô đã mất từ lâu, còn mẹ cô một y tá thì bận đến nỗi không còn thời gian dành cho tình yêu đứa con gái
duy nhất” [42, 358]. Vì thế học xong, cô quyết định trở thành một nhà chọn
giống thực vật. Giờ đây, cô đang thực tập sản xuất tại những vườn nho miền
Krưm. Với niềm khao khát hạnh phúc là được cống hiến, Lêlia mong muốn
dâng hiến tình yêu và tuổi trẻ cho sự giàu mạnh của đất nước. Khát vọng được
dâng hiến của cô thật cao cả. Mặc dù, cô chỉ là một kĩ sư nông nghiệp bình
thường.
Pauxtôpxki không chỉ chú ý khắc họa chân dung những người nghệ sĩ,
những trí thức, những con người thành phố, mà ngòi bút nhân hậu, chan chứa
tình người của nhà văn còn tìm đến những người phụ nữ lao động. Họ sống ở
những miền quê xa xôi, với những công việc hết sức bình thường: nông dân,
người buôn bán nhỏ, vú em, người giúp việc … Dường như ở bất kỳ đâu trên
đất nước Nga, ta đều có thể gặp họ. Đó là bà mađam Bôvê (Lời cầu nguyện

của mađam Bôvê), Đa- sa (Một đêm tháng mười), thiếu phụ trẻ - cô gái nông
thôn bán hoa ở đại lộ bờ biển (Đám đông trên đại lộ bờ biển) … Chân dung
của họ mỗi người một vẻ, với những biểu hiện khác nhau, nhưng họ đều có
một gương mặt chung - gương mặt đời thường giản dị mà cao đẹp, được họa
lên từ lòng yêu thương con người của Pauxtôpxki.

17


Chân dung nhân vật Đa-sa (Một đêm tháng mười) được Pauxtôpxki khắc
họa một cách gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật tôi và Du- ép. Đang lo lắng
không biết làm cách nào ra khỏi khu rừng ngập nước trong đêm khuya vắng,
chúng tôi bỗng nghe thấy “tiếng của một người mới lớn, từ dòng sông lập tức
đáp lại: -Tôi đến đây!”. “Tiếng kêu từ dưới sông vang lên lanh lảnh. Lúc đó tôi
mới nhận ra đó là giọng nói của một chị phụ nữ” [34, 64]. “Chị ta nhảy lên bờ
và kéo chiếc thuyền” [34, 65]. Qua một loạt các hành động, hình ảnh Đa-sa dần
dần hiện rõ. “Đây là người phụ việc của tôi- Du- ép quay sang nói với tôi thế chúng tôi trước đây làm việc với nhau trong khu rừng này. Tôi là người đầu
tiên đã giúp cho Đa-sa hiểu biết tất cả những bí quyết về khoa học trồng cây”
[34, 66]. Vậy là, trên đường đi làm về trong một đêm khuya khoắt, Đa-sa đã
tình cờ gặp, cứu giúp (nhân vật tôi và Du-ép) những người bạn của mình. Vì
thế, dù Đa- sa chỉ xuất hiện ở gần cuối tác phẩm, nhưng cô gái bình thường ấy
đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Nhân vật mađam Bôvê trong truyện ngắn “Lời cầu nguyện của mađam
Bôvê” lại được Pauxtôpxki xây dựng ở một góc nhìn khác. Đầu tác phẩm,
Pauxtôpxki chỉ giới thiệu, phác họa vài nét tiêu biểu mang tính chất khái quát
nhằm giúp người đọc có cái nhìn bao quát ban đầu về nhân vật. “Ai cũng gọi
bà là mađam” [42, 257]. Lời kể mở đầu câu chuyện của Pauxtôpxki thật đặc
biệt. Nhà văn đã đặt vấn đề, giới thiệu nhân vật một cách trực tiếp. Từ đó,
chân dung mađam BôVê hiện lên một cách tự nhiên. Từ lâu, bà xa quê đến
“sống ở Nga trong những gia đình xa lạ, dạy trẻ con tiếng Pháp”. Tuy

mađam Bôvê đã có tuổi nhưng trông bà vẫn trẻ “nói năng, đi lại vẫn nhanh
nhẹn và có đôi má hồng hào” [42, 257]. “Từ sáng tinh mơ cho đến đêm bà
chăm lo mọi việc: đi Matxcơva mua thực thẩm, giặt giũ, vá quần áo và làm
những bữa cơm đạm bạc và khâu áo trấn thủ cho bộ đội” [42, 258]. Từ những
chi tiết tưởng như rời rạc, nhỏ lẻ này, Pauxtôpxki đã khéo léo, tài tình dựng

18


lên trước mắt người đọc chân dung một người lao động bình thường tuy phải
sống “tha hương cầu thực” nhưng trong lòng không lúc nào nguôi nhớ về nơi
“chôn rau cắt rốn” của mình. Qua hình ảnh mađam Bôvê - một phụ nữ bình
thường, nhà văn phát hiện và ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước - thứ tình
cảm thiêng liêng và cao quý. Con người không thể sống thiếu quê hương. Quê
hương, đất nước là một phần quan trọng của mỗi người.
Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Pauxtôpxki cũng là những con
người hết sức bình dị trong cuộc sống hàng ngày. Họ không chỉ bình
thường trong công việc, ở những vị trí xã hội bình thường, mà cuộc sống
của họ cũng vô cùng giản dị. Pauxtôpxki đặc biệt dành nhiều yêu thương
cho những phụ nữ nghèo. Đọc truyện “Người đầu bếp già”, người đọc thấy
xót xa, thương cảm với nhân vật Maria. Cô sống trong cảnh thiếu thốn cả
về vật chất lẫn tinh thần. Còn gì đau khổ và thiệt thòi hơn khi Maria thiếu
đi tình yêu thương, chăm sóc của người mẹ. Cô ở với cha - một ông lão mù
đang hấp hối trong ngôi nhà gỗ nhỏ, mà “cũng chẳng phải là nhà, mà chỉ
là một chiếc lều canh rách rưới ở sâu trong vườn” [42, 319]. Đồ đạc ở
trong lều thật đơn sơ chỉ “vẻn vẹn có một cái giường, mấy chiếc ghế khập
khiễng, một cái bàn thô, một số đồ sứ đã rạn nứt và một cái dương cầm
kiểu cổ-của cải độc nhất của Maria” [42, 319]. Pauxtôpxki chỉ phác họa
một vài nét sơ sài nhưng cũng đủ cho chúng ta hình dung ra cuộc sống
nghèo khổ của cô. Nhưng Maria không hề kêu than, oán trách cha, ngược

lại cô là một người con ngoan, hết lòng yêu thương cha. Như vậy, cuộc
sống nghèo khổ không làm mất đi phẩm giá cao quý của con người. Mãi
đọng lại trong lòng người đọc là hình ảnh Maria - một cô gái nghèo hiếu
thảo.
Nhân vật cô bé trong truyện “Đám đông trên đại lộ bờ biển” cũng có một
cuộc sống nghèo khổ. Em hoàn toàn không giống như nhân vật tôi tưởng tượng.
“Em giản dị, nghèo và đẹp hơn hẳn”. Em xuất hiện với “bộ quần áo đen cũ kĩ
19


đã sờn hai khuỷu tay, đi đôi tất màu sáng đã mạng và đôi dép cũ, cũng đen” [42,
336]. Nhân vật tôi càng xúc động hơn khi nhìn thấy “cặp xương quai xanh gầy
guộc hiện lên dưới lần áo mỏng nặc mùi madut” [42, 366]. Hơn nữa, dấu hiệu
của sự nghèo nàn nhẫn nhục còn hiện rõ trong vẻ mừng rỡ khi em được tặng một
vật nhỏ nhặt như con matơriôska. Có thể, đối với những em bé no đủ thì đấy là
chuyện bình thường, nhưng với em bé trong đám đông ấy quả thực đây là một
niềm vui lớn. Vậy mà, em rất ngoan và giàu lòng tự trọng. Mặc dù em thích cái
đồ chơi lạ mắt đó nhưng em không hề vồ vập. Nhân vật tôi phải “nắm lấy tay em
và gần như cưỡng ép bắt em phải cầm lấy” [42, 366].
Tóm lại, chân dung phụ nữ trong truyện ngắn của Pauxtôpxki thật đa
dạng và phong phú. Khi viết về những người phụ nữ ấy, ngòi bút của nhà văn
dường như không có điểm dừng, không có giới hạn. Từ người già cho đến các
em nhỏ, từ người trí thức, nghệ sĩ đến những người nông dân, những người
lao động, tất cả hình ảnh họ đều hiện lên chân thực, đẹp đẽ qua cái nhìn tràn
đầy yêu thương của nhà văn. Nhân vật nữ của Pauxtôpxki đều là những con
người bình thường của cuộc sống đời thường, giản dị. Dù là ai, làm nghề gì,
sống ở đâu, các nhân vật nữ của ông vẫn luôn mang bản chất của con người
giản dị, sống đúng với nghĩa là một Con Người.
1.2. Chân dung in đậm dấu ấn hoàn cảnh
Hoàn cảnh là “những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động đến sự

sinh sống, sự hoạt động của con người đến sự xảy ra hoặc diễn biễn của sự
việc nào đó” [33, 449]. Đây có thể coi là môi trường sống bao quanh nhân
vật. Nó có tác động rất lớn đến sự hình thành nên tính cách của nhân vật. Vì
vậy, khi khắc họa chân dung phụ nữ, Pauxtôpxki rất coi trọng yếu tố hoàn
cảnh. “Nhà văn biết tạo nên một hoàn cảnh không lặp lại, “bầu không khí”
bao quanh nhân vật, cái hoàn cảnh mê hồn, thiếu nó thì nhân vật không có da
thịt và mờ nhạt” [56, 145]. Bởi vậy, nhân vật nữ của Pauxtôpxki luôn sống

20


động và ấn tượng. Dấu ấn hoàn cảnh thường được tái hiện thông qua lời kể.
Pauxtôpxki thường kể những câu chuyện nho nhỏ về nhân vật gắn với những
hoàn cảnh lịch sử, tình huống ngẫu nhiên bất ngờ, những cảnh ngộ đời tư
khác nhau. Và ở mỗi hoàn cảnh, cảnh ngộ, nhân vật nữ lại có cơ hội bộc lộ
những cảm xúc, vẻ đẹp tâm hồn khác nhau làm cho chân dung mình càng
thêm rõ nét và để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
1.2.1. Dấu ấn hoàn cảnh chiến tranh và thời bình
Pauxtôpxki đến với cuộc đời giữa lúc xã hội Nga đang trong bầu không
khí sục sôi của đêm trước cách mạng tháng Mười. Nhà văn là người đã trải
qua hai cuộc thế chiến chấn động cả địa cầu, sống trong đói rách, giặc giã,
cách mạng, nội chiến, hòa bình. Vì vậy, trong truyện ngắn của ông, dấu ấn
hoàn cảnh lịch sử rất đậm nét, mang hơi thở hiện thực đời sống của con người
trong chiến tranh và trong hòa bình. Pauxtôpxki còn rất tinh tế nắm bắt những
dấu ấn đó khi miêu tả chân dung họ với bao tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và
ước muốn cao đẹp. Chính vì thế, chất hiện thực trong chân dung của ông đã
được giảm bớt chất “thô mộc” của nó. Chiều rộng của hiện thực có phần co
lại nhưng chiều sâu và sức gợi của nó thì thăm thẳm vô cùng.
Có thể nói, chiến tranh là một hiện thực rộng lớn, được phản ánh không
ít trong truyện ngắn của Pauxtôpxki. Không khí chiến tranh như thấm vào

những chân dung phụ nữ của ông, tạo thành những đường viền, phông nền để
từ đó nhân vật nữ bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Đó là những tâm hồn nhạy
cảm về cuộc sống đổi thay khi chiến tranh lan đến. Trong truyện ngắn “Vườn
nhà bà”, bà nội Xêraphima thở dài khi nhìn thửa vườn mọc đầy cỏ, cây cối và
bụi rậm ương bướng. Bà còn rất buồn khi nhìn gầu nước đầy đất, vỏ cây mục
và cả những cây nấm con. Bà biết nguyên nhân của nó. “Bà giải thích là ban
đêm đất rung, từ thành giếng rác rưởi rơi xuống. Mặt đất rung như vậy là có
đánh nhau ở gần” [42, 379]. Sự ngạc nhiên, mông lung, khó hiểu lúc đầu của

21


bà Vácvara (Trái tim nhút nhát) qua nhanh khi bà “thấy đông đủ cả lân bang
hàng xóm. Họ cũng đang vội vã lấy bùn nâu màu đất chung quanh nhà - quét
lên tường”. “Lần đầu tiên những ngọn hải đăng không sáng”, “trong các nhà
không có lấy một ngọn lửa” và “thành phố như trong một nhà mồ tăm tối”. Bà
nghĩ thầm “chiến tranh thực rồi ư?” [42, 229]. Chiến tranh đã làm thay đổi
cuộc sống của bà Vácvara, mang đến cho bà cảm giác lo lắng, sợ hãi, bất an.
Ảnh hưởng của chiến tranh qua ngòi bút sâu sắc của Pauxtôpxki đã được phát
hiện tinh tế qua chân dung của những người phụ nữ đầy tâm trạng lo âu.
Chiến tranh làm đảo lộn tất cả, phá hủy tất cả nhưng chiến tranh không
thể dập tắt được ngọn lửa của tình yêu thương luôn rực sáng trong tâm hồn
nhân vật nữ. Với những người phụ nữ, sống là để yêu thương, sống là “cho”.
Bởi họ luôn ý thức “cho” tức là đang “nhận”. Và họ lấy niềm vui, hạnh phúc
của người khác là nguyên tắc sống của chính mình. Chiến tranh đến bất thình
lình khiến cho bà Vácvara không khỏi sợ và ngạc nhiên. Bà tình nguyện làm y
tá trong quân y viện để nghe ngóng và chờ đợi tin tức của Vania. Bà đã quen
dần với những chiếc máy bay màu đen, tiếng rít của bom rơi, tiếng kính vỡ
loảng xoảng, bụi lọt và đủ mọi chỗ sau khi bom nổ, với bóng tối. Khi tận mắt
nhìn thấy tên đứa cháu yêu quý trên tờ cáo thị, bà vô cùng lo lắng, sợ hãi.

Tình thương cháu khiến bà bất chấp mọi nguy hiểm bóc vội tờ cáo thị giấu đi.
Lúc này, “bà không còn biết sợ là gì nữa. Bọn Đức cứ việc giết bà, đồng bào
cứ việc căm thù bà, bà bất cần. Chỉ cốt sao bà được trông thấy Vania , dù chỉ
là cái nốt ruồi trên má anh rồi chết cũng bõ” [42, 233]. Khi nhìn thấy anh
“vẫn như xưa”, bà nghẹn ngào, “mặt bà tươi hẳn lên qua hàng lệ” [42, 235].
Trong truyện ngắn của Pauxtôpxki, con người cũng chịu sự tác động
của hoàn cảnh, thay đổi theo hoàn cảnh. Chiến tranh làm thay đổi suy nghĩ và
nhận thức của con người, giúp họ trưởng thành hơn, sống hồn nhiên, vui tươi,
không ngừng khao khát tình yêu, hạnh phúc. Đây chính là động lực tinh thần

22


giúp họ vượt lên và chiến thắng tất cả. Trong truyện ngắn “Vườn nhà bà”, sự
hồn nhiên, ngây thơ của Masa đã xua tan đi không khí ảm đạm của chiến
tranh. Dường như trong cảm nhận của em, chiến tranh không hiện hữu, không
tồn tại. Cuộc sống vẫn bình thường, cảnh vật vẫn tươi đẹp như không có
chuyện gì xảy ra. Masa vẫn vui đùa, kết bạn với đông đảo lũ sinh vật ngoài
vườn. Em “thích nhìn vào trong vại, nơi có những con vật gì đó bé tí xíu bơi
lặn” [42, 378]. Sự hồn nhiên trong đôi mắt trẻ thơ của Masa vẫn còn nguyên
vẹn vẻ tươi mới. “Masa bước ra vườn và nhìn lên cây đoạn, bật cười. Ôi làm
sao mà đếm hết được những chiếc lá đoạn này được! Chúng nhiều đến hàng
nghìn, đến nỗi nắng cũng không thể xuyên qua được. Chú bộ đội này ngộ
thật” [42, 382].
Chân dung Naxchia (Cô gái làm ren Naxchia) cũng được nhà văn đặt
trong bối cảnh chiến tranh. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc không chỉ làm
lành vết thương lòng mà nó còn tác động vào tâm hồn, tình cảm, làm hồi sinh
tâm hồn cô. Khi định buông mình xuống dòng sông để thoát tất cả: nỗi tủi
nhục và tình yêu, Naxchia được vợ chồng chị coi thang máy cưu mang, cho đi
học lớp y tá, đợi ngày ra trận. Đêm nào, nàng cũng nghĩ đến Balasốp. Nàng

sung sướng vì thấy mình không bị lừa dối và nàng lại hi vọng sẽ được gặp
anh. Tình yêu luôn rực cháy trong tâm hồn nàng, tiếp thêm cho nàng sức
mạnh để sống lạc quan và tin tưởng. Nàng bất chấp mọi khó khăn gian khổ,
dũng cảm vượt qua bom đạn, đi khắp các mặt trận để tìm kiếm và hỏi thăm tin
tức về anh. Khi được tin Balasốp đã hi sinh hai ngày trước đó, nàng nén chặt
nỗi đau đớn lại trong lòng để làm nhiệm vụ. Nàng trở thành “y tá tốt nhất
trong phân khu ngoài mặt trận” [35, 13]. Hoàn cảnh chiến tranh đã thử thách
và làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của Naxchia, giúp cô vươn tới một tình
yêu lớn: tình yêu quê hương, đất nước.

23


Chiến tranh đã lùi xa, hòa bình lập lại, các tác phẩm của Pauxtôpxki lại
tập trung phản ánh không khí thời đại thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội sôi
nổi. Các truyện ngắn như: “Hạt cát”, “Cây tường vi”, “Tàu tốc hành
Xìmfêrôpôn” … thực sự là bài ca ca ngợi sức sáng tạo của tuổi trẻ Xô Viết
trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và xây dựng xã hội mới. Nhân vật
trong các sáng tác là những con người mới, yêu quê hương, đất nước, làm chủ
cuộc sống, tạo dựng tương lai. Họ mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi
trẻ. Vẻ đẹp của họ toát ra từ sự cứng cỏi, mạnh mẽ, khát vọng cống hiến cho
quê hương. Pauxtôpxki viết về họ với thái độ trận trọng, lòng ngưỡng mộ, tự
hào. Masa (Cây tường vi) - cô sinh viên mới tốt nghiệp đại học đã trải qua
tháng ngày tuổi trẻ ở một vùng đất mới. Cô tâm huyết với việc trồng rừng và
chăm chút, nâng niu từng cây non. Tương tự, Lêlia trong truyện ngắn “Hạt
cát” cảm thấy ngày càng gắn bó với vùng đất trồng nho miền Krưm, cả cái
khắc nghiệt ở đây cũng trở nên đáng yêu lạ lùng. Cô sung sướng chia sẻ với
một nhà văn: “Đất chẳng khác gì đá, rễ nho cũng rắn như đá, chung quanh,
đá bị mặt trời hun đốt phả hơi nóng hầm hập. Lúc đầu cháu khổ vì nóng,
thậm chí phát khóc lên. Ấy thế mà bây giờ cháu lại đâm ra yêu cái nóng ấy,

giờ đây cháu có cảm giác như nó làm cho đất đai đẹp thêm” [42, 358].
Với hoàn cảnh chiến tranh và thời bình, Pauxtôpxki đã thử thách và
kiểm nghiệm được các nhân vật nữ của mình. Ở từng giai đoạn, từng thời kỳ,
những hoàn cảnh ấy có tác động đến con người theo những chiều hướng khác
nhau. Nhưng tựu trung, nó đều nhằm mục đích khắc họa chân dung và làm
nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao cả của các nhân vật nữ.
1.2.2. Dấu ấn những cảnh ngộ đời tư
Cuộc sống là muôn hình, muôn vẻ. Mỗi con người sống trong cuộc
sống ấy cũng mang một số phận khác nhau. Hơn ai hết, phụ nữ là người chịu
nhiều thiệt thòi nhất, nếm trải nhiều nỗi đau khổ nhất cả về vật chất lẫn tinh
24


thần. Vì vậy, viết về người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở, rất hấp dẫn, đa
dạng và phong phú của các nhà văn, nhà thơ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhân vật nữ trong truyện ngắn của
Pauxtôpxki cũng không nằm ngoài “quỹ đạo” chung đó. Viết về những người
phụ nữ, nhà văn thường quan tâm, chú ý đến những cảnh ngộ riêng tư. Bên
cạnh những phụ nữ nghèo khổ về vật chất, ta còn bắt gặp những cảnh đời cô
đơn, buồn tủi, éo le, bất hạnh. Điều này in đậm trong nhiều chân dung phụ nữ
của Pauxtôpxki.
Nhân vật của Pauxtôpxki nói chung và nhân vật nữ nói riêng là nhân
vật tự sự mang đặc điểm trữ tình, nhân vật hướng nội, nhân vật cảm giác hay
nhân vật suy tư. Khi viết về các nhân vật nữ, nhà văn thường chú ý nhiều đến
sự biểu hiện thế giới tâm hồn, khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật. Vì vậy, đặt
nhân vật nữ trong những cảnh ngộ riêng tư khác nhau là một cách để khắc họa
chân dung nhân vật, làm cho họ trở nên sinh động hơn, chân thực hơn. Đọc
truyện ngắn “Bức điện”, ta bắt gặp hình ảnh bà mẹ Katêrina. Cả cuộc đời bà
sống trong cô đơn, buồn tủi. Người xưa thường nói: “Trẻ cậy cha, già cậy
con”. Tưởng rằng tuổi già, bà sẽ được sum họp, vui vầy cùng con. Ngờ đâu,

bà lại phải sống nốt những ngày cuối đời trong ốm đau và cô độc. Nhớ con bà
chỉ biết khóc. Bà trông con từng giờ, từng phút và hi vọng đứa con gái duy
nhất sẽ trở về gặp bà lần cuối. Nhưng bà chờ đợi trong vô vọng. Con gái bà
quá say mê công việc, vô tình lãng quên người mẹ yêu quý của mình. Như
vậy, cảnh ngộ đau lòng đã tạo cho bức chân dung nhân vật có ấn tượng mạnh.
Chúng ta sau mỗi lần đọc truyện đều không khỏi ngậm ngùi, thương xót cho
hoàn cảnh của bà Katêrina.
Pauxtôpxki đặc biệt khắc họa nhiều chân dung những người phụ nữ
trung tuổi, những thiếu phụ (22 trong tổng số 77 nhân vật nữ). Họ là những

25


×