ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trong cộng đồng. Bệnh
có thể gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia đã phát triển
cũng như các quốc gia đang phát triển. Bệnh là nguyên nhân gây tàn phế và tử
vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử
vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [1].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hàng năm có khoảng
9,4 triệu người chết do bệnh THA. Số người mắc bệnh THA tăng từ 600 triệu
người năm 1980 lên đến 1 tỷ người năm 2008 [2]. Theo ước tính đến năm
2025, toàn thế giới có khoảng 1/3 dân số mắc bệnh THA [3], [4].
Tại Việt Nam, trước 1950 bệnh THA ít được các y văn trong nước nói
đến, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh THA có chiều hướng gia tăng
rất rõ. Theo các số liệu điều tra, tỷ lệ bệnh THA ở tuổi lao động trong những
năm 60 là 1,8%, đến những năm 70 tăng đến 3% [5]. Đến năm 2002, tỷ lệ
THA trong cộng đồng dân cư miền Bắc đã là 16,3%, ở thành phố Hồ Chí
Minh năm 2004 là 20,5% [6], [7].
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính mà phần lớn không tìm thấy nguyên
nhân. THA nguy hiểm vì bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu
chứng nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não,
suy tim, suy mạch vành, suy thận… phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và
phương tiện kỹ thuật đắt tiền, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là
gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [6], [8].
Trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do một số yếu
tố liên quan THA vẫn còn phổ biến như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh
dưỡng bất hợp lý, ít vận động... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khống
chế được các yếu tố nguy cơ này sẽ làm giảm được 80% bệnh THA [2].
Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ.
Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng
gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh
chưa được thực hiện đầy đủ. Điều trị THA không đơn thuần làm huyết áp về
trị số bình thường mà phải đánh giá toàn bộ các yếu tố nguy cơ tim mạch như:
đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu…, do đó cần xây
dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiểu biết, thái độ và thực
hành phòng chống tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch của
người dân tại tỉnh Nghệ An năm 2015” nhằm các mục tiêu sau:
1.
Đánh giá hiểu biết, thái độ và thực hành phòng chống tăng huyết áp
và các yếu tố nguy cơ tim mạch của người dân tại tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012-2015.
2.
Đánh giá việc triển khai và hiệu quả mô hình quản lý bệnh nhân tăng
huyết áp tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2015.
3.
Đánh giá công tác đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và
quản lý tăng huyết áp cho các nhân viên y tế tại tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012-2015.
Đây là một phần của đề tài cấp nhà nước “Đánh giá kết quả những hoạt
động của dự án phòng chống tăng huyết áp giai đoạn 2012-2015” mã số
ĐTĐL.2012-G/32 do Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai thực hiện từ năm
2012-2015. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo từ trung ương
tới địa phương xây dựng định hướng chiến lược chủ động phòng chống bệnh
tăng huyết áp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa THA
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối
đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương
(HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất
2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA [9], [10].
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác
nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác nhau: tai
biến mạch máu não, bệnh mạch vành…
1.1.2. Phân loại THA
Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo
WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [9], [11], [12]:
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Phân độ THA
THA độ I
THA độ II
THA độ III
Huyết áp (mmHg)
Tâm thu
Tâm trương
140-159
90-99
160-179
100-109
≥ 180
≥ 110
- Liên Ủy ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA
Hoa Kỳ (Join National Committee JNC) lại đưa phân loại hơi khác qua các
kỳ họp (JNC IV 1988, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia
THA như sau [13]:
Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)
Phân độ THA
Bình thường
Huyết áp (mmHg)
Tâm thu
Tâm trương
< 120
< 80
Tiền THA
120 - 139
80 – 89
THA độ I
140 - 159
90 – 99
THA độ II
≥ 160
≥ 100
- Cách phân loại THA tại Việt Nam: năm 2010, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 về hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị tăng huyết áp trong đó phân loại tăng huyết áp như sau [14]:
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Phân độ huyết áp
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
(mmHg)
HA tối ưu
< 120
và
< 80
HA bình thường
120 - 129
và/hoặc
80 – 84
Tiền tăng HA
130 - 139
và/hoặc
85 – 89
THA độ 1
140 - 159
và/hoặc
90 – 99
THA độ 2
160 - 179
và/hoặc
100 – 109
THA độ 3
≥ 180
và/hoặc
≥ 110
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ
thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ
theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.
1.2. Tình hình bệnh THA ở một số nước trên thế giới
Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức
cao, đặc biệt ở các nước phát triển. Tại các nước phát triển có hình thái bệnh
tật chuyển từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không nhiễm trùng là chủ
yếu, trong đó có bệnh THA. Nhìn chung các nghiên cứu về tình hình bệnh
THA ở một số nước trên thế giới đều cho kết quả tỷ lệ THA ở người trưởng
thành vẫn còn cao (trên 28%), có xu hướng tăng theo thời gian và tăng theo
nhóm tuổi.
Theo số liệu báo cáo của CDC – Hoa Kỳ từ năm 2003-2010, tỷ lệ THA
ở người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi) là 30,4% [15]. Còn trong nghiên cứu
26.349 người từ 30 tuổi trở lên ở Mỹ cho thấy tỷ lệ THA cao hơn ở cả nam và
nữ so với số liệu báo cáo của CDC, cụ thể con số trên tương ứng là 37,6% ở
nam và 40,1% ở nữ [16]. Kết quả này phản ánh xu hướng mắc bệnh THA
tăng theo độ tuổi của người dân. Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho
THA năm 2003 tại Mỹ đã lên tới 65,3 tỷ USD [17].
Trong một nghiên cứu khác tại Thụy Sĩ từ năm 1999 đến năm 2009 cho
thấy tỷ lệ mắc THA ở Geneva là 34,4% và hầu như không thay đổi trong suốt
thời gian này [18].
Nghiên cứu của tác giả Kaur P năm 2012 tại khu vực nông thôn miền
Nam của Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA tại đây là 21,4% [19].
Còn tại thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc, tỷ lệ mắc THA (người từ
18 tuổi) ở nam và nữ năm 2008 của thành phố này tương ứng là 41,8% và
30,9% [20]. Theo một nghiên cứu khác được thực hiện tại 33 khu vực thành
thị tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc THA của người dân thành thị là 28,7%, trong đó
nhóm trên 35 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với trung bình chung với con
số tương ứng là 39,1% [21].
Tại Hàn Quốc, tỷ lệ mắc bệnh THA ở thành phố Asan của nước này
năm 2000 là 33,7%. Trong số này có khoảng 65% người mắc THA độ I, 23%
mắc THA độ 2 và 12% mắc THA độ 3 [22].
Tại Bồ Đào Nha, nghiên cứu 2.310 người trưởng thành ở thành phố
Porto cho thấy tỷ lệ THA tại đây là 42,7% ở nữ giới và 46,7% ở nam giới
[23].
1.3. Nghiên cứu về bệnh THA ở Việt Nam
Tương tự như xu thế chung của Thế giới, các nghiên cứu về bệnh THA
ở Việt Nam cũng cho thấy tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia
tăng theo độ tuổi.
Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là
16,05% [24]. Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch trung ương, tỷ lệ
THA là 23,2% [7].
Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001 – 2002 của Việt Nam, tỷ
lệ THA ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và ở nữ giới là 13,5% [10].
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố
nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 – 2002 (trên 5012 người)
cho thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,05%, trong đó THA độ I,
độ II, độ III lần lượt là 10,2%, 4,2%, 1,9% [25].
Kết quả điều tra năm 2007 tại Long Biên - Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh THA của người cao tuổi tại đây là 47,7% và có xu hướng tăng dần theo
độ tuổi [26].
Nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại bệnh viện và các trạm y tế xã tại
Đồng Tháp trong năm 2008 cũng cho kết quả là tăng huyết áp là nguyên nhân
thứ hai nhập viện tại các bệnh viện huyện và cũng là 1 trong 10 nguyên nhân
nhập viện nhiều nhất tại bệnh viện tỉnh [27].
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI
10.1.Tình hình tăng huyết áp trên thế giói và tại Việt Nam:
a. Tình hình tăng, huyết áp trên thế giới:
Tăng huyết áp là một rối loạn tim mạch phổ biến nhất và có ảnh tới sức
khoẻ của khoảng một tỷ người trên toàn thế giới.[l] Theo báo cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) năm 2009, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong trên toàn thế giới (12.7%) tiếp sau là hút thuốc lá (8.7%) và tăng
đường máu (5.8%) [2]. Mỗi năm có ít nhất 7.1 triệu người tử vong do tăng
huyết áp.[3] Tần suất tăng huyết áp chung của người lớn trên thế giới là 35%
(37% ở nam giới và 31% ở nữ giới). [4] Bảng 1 trình bày tần suất, tỷ lệ biết bị
bệnh, tỷ lệ điều trị và kiểm soát được tăng huyết áp trên thế giới, tại các nước
phát triển và các nước đang phát triển ở cả 2 giới.
Tần suất tăng huyết áp cao nhất ở nam giới khu vực Bắc Âu (45.8%) và
thấp nhất ở nữ giới châu úc và New Zealand (23.8%). Tỷ lệ thấp nhất những
người tăng huyết áp biết được tình trạng huyết áp tăng cao của mình là nam
giới ỏ' khu vực Nam Á (35.3%), tỷ lệ được điều trị thấp nhất là nam giới ở
khu vực Bắc Ầu (23.6%), và tỷ lệ thấp nhất kiểm soát được tăng huyết áp là
5.7% ở nam giới Bắc và Trung Á. Ngược lại, tỷ lệ cao nhất về nhận biết, điều
trị và kiểm soát tăng huyết áp được quan sát thấy ở nữ giới Bắc và Trung Mỹ
73.6, 62.5, và 33.2% theo thứ tự [4]
Bảng 1. Tần suất, tỷ lệ biết bị bệnh, tỷ lệ điều trị và kiểm soát được tăng
huyết áp trên thê giới, tại các nước phát triền và các nước đang phát triền ở
cả 2 giới năm 2009 [4]
Tần suất
Tần suất trung bình ± SD về tăng huyết áp (%)
Tỷ lệ nhận
Tỷ lệ kiểm Tỷ lệ kiểm
Tần suất
Tỷ lệ điều trị
biết
soát(a)
soát(b)
Tất cả các nước
Nam
37.8 ± 10.9
Nữ
32.1 ± 10.6
Các nước phát triển
Nam
40.8 ±9.8
Nữ
33.0± 10.1
Các nước đang phát triển
Nam
32.2 ± 10.6
Nữ
30.5 ± 11.5
46.2 ± 16.2
58.5 ± 16.2
29.2 ± 14.2
40.6 ± 16.2
31:9 ± 13.0
36.8 ± 14.0
10.5 ±9.3
16.9 ± 12.0
49.2 ± 15.9
61.7 ± 13.6
29.1 ± 14.6
40.6 ± 15.0
33.2 ± 13.6
38.4 ± 13.5
10.8 ±9.7
17.3 ± 11.4
40.6 ± 15.5
52.7 ± 19.1
29.2 ± 13.8
40.5 ± 18.7
29.6 ±11.8
34.0 ± 14.8
9.8 ±8.6
16.2 ± 13.2
(a): Tỷ lệ kiểm soát ở nhóm tăng huyết áp được điều trị; (b): Tỷ lệ kiểm soát
trong tổng số người bị tăng huyết áp.
Mặc dù ngày nay đã có nhiều liệu pháp trị liệu hiệu quả (thuốc hạ huyết
áp, can thiệp tim mạch...) cũng như các can thiệp lối sống tại cộng đồng
nhưng việc kiểm soát huyết áp đạt được mức bình thường hay huyết áp đích
và giảm được các biến chứng nguy hiểm chết người của tăng huyết áp vẫn
còn là thách thức lớn ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát
triển [l, 3-5] Các biện pháp không dùng thuốc giúp làm hạ huyết áp như giảm
ăn mặn, giảm uống rượu, tăng hoạt động thể lực, kiểm soát quá cân, béo phì,
tránh căng thẳng... sẽ làm giảm việc phải dùng thuốc hạ huyết áp hay giảm số
lượng thuốc cần dùng. Hơn nữa, can thiệp vào lối sống của cộng đồng như là
một phương tiện hữu ích giúp kiểm soát các đồng yếu tố nguy cơ tim mạch
khác như tăng cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá...[6-8] Tại các
nước phát triển đã triển khai các chương trình phòng chống tăng huyết áp tại
quốc gia mình bằng các trị liệu dùng thuốc hạ huyết áp và một số mô hình can
thiệp cộng đồng về thói quen, lối sống nhằm thay đổi các thói quen có hại cho
sức khoẻ và thực hiện các lối sống lành mạnh đê kiểm soát bệnh tật nói chung
và tăng huyết áp nói riêng [9-18]
Tại Hoa Kỳ, từ những năm 70 của thế kỷ trước, Chính phủ và Bộ Y tế đã
phát động và triển khai hàng loạt các chương trình can thiệp trên cộng đồng
và trên các cá thể có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (bằng các biện pháp dùng
thuốc và không dùng thuốc) nhằm cải thiện tình trạng dự phòng và kiểm soát
tăng huyết áp trên phạm vi toàn quốc. Bảng 2 cho chúng ta thấy kết quả rất
hiệu quả của các chương trình này tại Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1976 đến
2000. Các kết quả này thu được qua các Điều tra Quốc gia về Sức khoẻ và
Dinh dưỡng lần II và III tại Hoa Kỳ trong thời gian này (The National Health
and Nutrition Examination Surveys II & III). [1]
Bảng 2. Xu hướng cải thiện các tỷ lệ nhận biết bị bệnh, điều trị và kiêm soát
tăng huyết áp ở quần thê người lớn Mỹ từ 18 đên 74 tuôi trong giai đoạn 1976
đên 2000. [1]
Thời gian 1976-1980
1988-1991
1991-1994
1999-2000
73
55
29
68
54
27
70
59
34
Tỷ lệ về
tăng huyết áp
Biết bị bệnh (%)
Điều trị (%)
Kiểm soát (*) (%)
51
31
10
(*) Huyết áp tâm thu <140 mmHg và huyêt áp tâm trương < 90 mmHg
Như vậy, sau 24 năm triển khai các can thiệp về tăng huyết áp trên
phạm vi toàn quốc, tỷ lệ người tăng huyết áp biết được tình trạng bệnh của
mình đã tăng thêm 19%, tỷ lệ được điều trị tăng thêm 28% và tỷ lệ kiểm soát
được huyết áp tămg thêm 24%. Hơn thế nữa, cũng theo các điều tra này, tỷ lệ
một số bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp của người Mỹ tại giai đoạn
này cũng giảm đáng kể như tỷ lệ bị đột quỵ giảm 50 - 60%, tỷ lệ bệnh mạch
vành giảm 40 - 50%, tỷ lệ nhồi máu cơ tim giảm 20 - 25% và tỷ lệ suy tim
giảm hơn 50% [1].
Tại Trung Quốc, trong thập niên 1991 đến 2000, Chính phủ và Bộ Y tế
đã xây dựng và triển khai các can thiệp về tăng huyết áp tại cộng đồng người
dân ở 3 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải và Changsha. So sánh các tỷ
lệ về tăng huyết áp qua 2 điều tra quốc gia năm 1991 là Điều tra Quốc gia về
Tăng huyết áp và năm 2001 là Điều tra Quốc gia về các yếu tố nguy cơ tim
mạch InterASIA cho thấy có cải thiện rõ rệt các tỷ lệ về tăng huyết áp.[3, 19]
Cụ thể, tỷ lệ biết bị tăng huyết áp tăng từ 26.3 lên 44.7%, tỷ lệ tăng huyết áp
được điều trị tăng từ 12.1 lên 28.2% và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp về mức
bình thường tăng từ 2.8 lên 8.1%. Đáng chú ý hơn là cũng ở quần thể người
lớn này và cũng trong giai đoạn từ 1991 đến 2000, tỷ lệ mới mắc đột quỵ
giảm 52.5% và tỷ lệ tử vong chung do đột quỵ cũng giảm 54% [3, 19]
b. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Việt Nam là nước có thu nhập thấp và trung bình, với hệ thông chăm
sóc sức khoẻ toàn dân, đang đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép vừa các bệnh
truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm. Tần suất tăng huyết áp tại Việt
Nam ngày càng tăng cao trong một vài thập niên gần đây (Hình 1). Tần suất
này là 1% năm 1960, 11.2% năm 1992 [20], 16.3% năm 2001,[21] 16.9%
năm 2002 [22], 18.3% năm 2005 [23] và lên đến 25.1% ở người lớn năm
2008 [24].
Hình 1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn Việt Nam liên tục tăng từ 1960-2008
Trong gần 50 năm, tính từ năm 1960, tần suất tăng huyết áp ở người
iớn Việt Nam đã tăng hơn 25 lần và hiện nay là khoảng 25,1%, theo điều tra
về tăng huyết áp năm 2008 trên phạm vi toàn quốc ở người lớn (> 25 tuổi, n ≈
10.000 người) do Viện Tim mạch phối hợp với chuyên gia của Tồ chức Y tế
Thế giới thực hiện [24]. Như vậy, cứ 4 người lớn Việt Nam sẽ có 1 người bị
tăng huyết áp. Với dân số của Việt Nam là 90 triệu dân thì có khoảng 45 triệu
người lớn > 25 tuổi và ước tính hiện nay cả nước có khoảng hơn 11 triệu
người bị tăng huyết áp. Tần suất tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, ở nam giới
(28.3%) thì cao hơn so với nữ giói (23.1%), ở khu vực thành thị (32.7%) thì
cao hơn hẳn so với vùng nông thôn (17.3%) [24]. Xét về khía cạnh học vấn
thì những người có trình độ học vấn chưa tốt nghiệp cấp 1 có tần suất tăng
huyết áp cao nhất (36.5%), so với những người có trình độ học vấn cao hơn.
Những người độc thân có tỷ lệ tăng huyết áp (33.4%) cao hơn những người đã
lập gia đình (23.2%). Nhóm người lớn có nghề nghiệp là các công việc chân
tay như nông dân, công nhân xây dựng, phụ hồ... thì có tỷ lệ tăng huyết áp
(19.8%) thấp hơn nhóm người làm việc công chức văn phòng hay chuyên gia
(25.5%) như các chuyên viên chính phủ, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ... và tỷ lệ này
cao nhất (39.7%) ở nhóm có công việc là buôn bán, nội trợ, giúp việc nhà hay
thất nghiệp. Những người có tiền sử gia đình có người thân cùng huyết thống
trực hệ bị tăng huyết áp thì cũng có tần suất tăng huyết áp (32.3%) cao hơn
nhóm người không có tiền sử này (23.4). Khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp theo các
vùng sinh thái địa lý tại Việt Nam thì tỷ lệ này cao nhất ià ở các thành phố, thị
xã, thị trấn phía Nam (41.9 - 47.9%) và thấp nhất ở khu vực Đồng bằng sông
Hồng (10.6 - 14.1%) (Hình 2).
Tần suất tăng huyết áp tăng cao nhưng tỷ lệ biết bị bệnh, tỷ lệ được
điều trị và kiểm soát được huyết áp về bình thường còn rất thấp. Trong số
những người bị tăng huyết áp, 48.4% biết bị bệnh, 29.6% được điều trị và chỉ
có 10.7% điều trị về được huyết áp đích (<140/90 mmHg).[24] Như vậy,
trong số 11 triệu người lớn Việt Nam bị tăng huyết áp hiện nay có khoảng 5,7
triệu người không biết bị tăng huyết áp, 2,1 triệu chưa được điều trị và 2 triệu
người có điều trị những vẫn chưa đưa được huyết áp về mức bình thường.
Hình 2. Bản đồ tần suất tăng huyết áp theo các vùng sinh thái địa lý
Theo Niên giám Thống kê Y tế năm 2009 của Bộ Y tế, trong số 10
bệnh lý có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc thì tăng huyết áp nguyên phát đứng
vị trí thứ sáu (327.2 ca/100.000 dân), và trong 10 nguyên nhân tử vong
hàng đầu trên cả nước thì có 4 bệnh lý tim mạch xếp ở các vị trí thứ tư, thứ
năm, thứ bảy và thứ tám theo thứ tự là chảy máu não (1,36/100.000 dân),
nhồi máu cơ tim (1,06/100.000 dân), tai biến mạch máu não (0,98/100.000
dân) và suy tim (0,83/100.000 dân), đây đều là các biến chứng tim mạch
của tăng huyết áp [25].
Trong 5 năm, từ 2009 - 2013, dự án đã triển khai trên phạm vi cả nước
nhưng mới có 491 quận/ huyện và 1.116 xã/phường tham gia (khoảng 10%).
Dự án đã triển khai 4 hoạt động chính là 1/ tuyên truyền giáo dục sức khoẻ
cộng đồng về tăng huyết áp trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân; 2/ Đào tạo nâng cao
kiến thức và tạo nguồn nhân lực y tế cho công tác phòng chống tăng huyết áp
tại tất cả các tuyến cơ sở (2.476 lớp học và 71.381 lượt cán bộ y tế tham gia
học); 3/ Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm tăng huyết áp tại 1.116 xã/
phường cho gần 2,5 triệu người dân > 40 tuổi; 4/ tổ chức khám định kỳ, điều
trị và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp cho gần 750.000 người dân bị tăng
huyết áp.
11. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật áp dụng, sử dụng
11.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra dịch tễ học mô tả cắt ngang.
11.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ với diện tích tự
nhiên 1.648.729 ha, dân số 3.064.300 người.
Về tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An gồm 1 thành phố (thành phố
Vinh), 3 thị xã (Thị xã Cửa Lò, Thị xã Hoàng Mai, và Thị xã Thái Hòa) và 17
huyện: Anh Sơn, Diễn Châu, Kỳ Sơn, Nghi Lộc, Quế Phng, Quỳ Hợp, Thanh
Chương, Tương Dương, Đô Lương, Con Cuông, Hưng Nguyên, Nam Đàn,
Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Yên Thành. Nghiên cứu được
tiến hành tại 2 huyện ở nông thôn và 1 huyện ở thành thị ở tỉnh Nghệ An là
địa bàn điều tra được lựa chọn trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Đánh
giá kết quả những hoạt động của dự án phòng chống tăng huyết áp giai đoạn
2012-2015” do Viện Tim mạch bệnh viện Bạch Mai chủ trì được tiến hành từ
2012-2015.
11.3. Thời gian nghiên cứu: 2015
11.4. Đối tượng nghiên cứu:
• Đối với nghiên cứu khảo sát các hoạt động của dự án liên quan đến người
dân hoặc người bệnh bị tăng huyết áp thì đối tượng nghiên cứu là người
dân sống tại điểm nghiên cứu >= 25 tuổi.
• Đối với nghiên cứu khảo sát các hoạt động của dự án liên quan đến nhân
viên y tế như đào tạo và tổ chức quản lý tăng huyết áp tại cơ sở thì đối
tượng nghiên cứu là nhân viên y tế tại các điểm nghiên cứu có tham gia
trong chương trình Phòng chống tăng huyết áp. Trong khảo sát này thì các
báo cáo thường niên của các cơ sở này cũng đối tượng được sử dụng để
thu thập số liệu hoạt động hàng năm của địa phương.
11.4.1. Chọn đối tượng nghiên cứu là người dân:
*Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính, cho chỉ số chính của nghiên cứu là tỷ lệ một số yếu tố
nguy cơ tim mạch chính và theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
Z21-α/2 p(1-p)
d2
• Với p là tỷ lệ ước đoán măc tăng huyêt áp ở quân thê người dân ≥ 25
n=
• d là độ chính xấc tuyệt đối lấy bằng 0,03.
• Z1-α/2 là hệ số tin cậy, bằng 1,96 với độ tin cậy 95%.
Dựa vào tần suất tăng huyết áp là 25% thì cỡ mẫu theo thứ tự được tính là
437 người cho mỗi điểm điều tra. Do cỡ mẫu được chọn theo nhiều tầng và để
tránh sai số do cách thức thiết kế nghiên cún và phương pháp chọn mẫu nên
chúng tôi nhân đôi cỡ mẫu vì vậy cỡ mẫu cho tăng huyết áp là 874, làm tròn
khoảng 900 người cho một điểm nghiên cứu (mỗi tỉnh hay thành phố). Như
vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 900 người dân > 25 tuổi cho mỗi điểm nghiên cứu.
Tống số mầu sẽ thực hiện của nghiên cứu là 7200 người dân (900 người/1
tỉnh-thành phố x 8 tỉnh-thành phố).
*Chọn các đối tương điều tra:
Chọn theo các bước sau:
Bước 1: Chọn tỉnh/ thành phố: Tỉnh Nghệ An
Bước 2: Chọn quận / huyện
•Liệt kê danh sách tất cả cá quận huyện tại tỉnh Nghệ An tham gia vào
chương trình phòng chống THA
•Bắt thăm ngẫu nhiên chọn ra được 2 huyện ở vùng nông thôn và 1
quận ở vùng thành thị.
Bước 3: Chọn xã /phường
• Liệt kê danh sách tất cả các xã/phường có tham gia trong chương
trình phòng chống THA tại các quận/huyện đã được bắt thăm.
• Bắt thăm chọn ngẫu nhiên ra 3 xã/phường trong mỗi quận/huvện đó.
Kết quả có 9 xã/phường trong 1 tỉnh/thành phố.
Bước 4: Chọn đôi tượng nghiên cứu
- Lập danh sách người dân > 25 tuổi đang sinh sống tại các điểm trong
nghiên cứu, không phân biệt giới, nghề nhiệp, chúng tôi sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên dùng bảns số ngẫu nhiên trong chương trình EPI-INFO
6.1 2000 của Tổ chức Y tế Thế giới để chọn ra 900 người dân từ danh sách
này và mời đến khám đánh giá thực trạng THA và sự hiểu biết thói quen thực
hành về phòng chống THA và YTNC TM tại trạm y tế địa phương.
- Tiêu chuẩn loai trừ: Những người đang mắc bệnh cấp tính hoặc có
những rối loạn về tâm thần hoặc từ chối không tham gia nghiên cứu.
11.4.2.Chọn đối tượng nghiên cứu là NVYT hay cơ sở y tế:
Đối với khảo sát có liên quan đến các nhân viên y tế chúng tôi khảo sát
tất cả các nhân viên y tế tại các cơ sở y tế địa phương thuộc 8 tỉnh/thành phố
có tham gia trong chương trình Phòng chống tăng huyết áp.
Tất cả các báo cáo thường niên của các cơ sở y tế địa phương cũng là đối
tượng nghiên cứu cho khảo sát.
11.4.3.Phương pháp thu thập dữ liệu, thiết bị
- Địa điêm: Thu thập sô liệu tập trung, địa điêm thu thập tại trạm y tê xã/
phường.
- Thời gian thu tháp: khám và phỏng vấn theo bộ câu hỏi cả ngày: buối
sáng, từ 06-1 lh, chiều tò 13h - 16h30. Số lượng đối tượng được thăm khám
và phỏng vấn một ngày khoảng 100 đối tượng và thời gian điều tra tại mỗi
điểm nghiên cứu khoảng 14 ngày (2 ngày tiền trạm, 9 ngày điều tra chính và 2
ngày bô sung tại 1 xã/ phường).
- Các chỉ số về thể ìưc: Tất cả các đối tượng điều tra đều được khám để
thu thập các số liệu về chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng hông, chỉ số huyết
áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương.
• Đo chiều cao (cm) bằng thước dây không co giãn có vạch chia đến mm,
đo 2 lần sau đó lấy trị số trung bình.
• Đo cân nặng (kg), sử dụng cân bàn có độ chính xác đến gram, đo 2 lần
sau đó lấy trị số trung bình.
• Tính chỉ số khối cơ thể BMI: BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao2 (m)
- Đo vòng eo bằng thước dây không co giãn: đối tượng đứng thẳng, thoải
mái, hít thở đều, dùng thước dây, đo ngang qua điểm giữa từ bờ trên mào
chậu hai bên và đỉnh của xương sườn cuối cùng, đảm bảo rằng thước đo ở ví
trí nằm ngang, đọc số đo đến mm.
- Đo vòng hông cũng bằng thước dây không co giãn: đối tượng đứng
thẳng, thoải mái, hít thở đều, dùng thước dây đo ngang qua hai lồi cầu xương
đùi hai bên đảm bảo rằng thước đo ở vị trí nằm ngang, đọc số đến mm.
Đo vòng eo, hông theo qui luật sau:
Vòng eo lần 1
Vòng hông lần 1
Vòng eo lần 2
Vòng hông lần 2.
Số đo vòng eo và vòng hôns; là trung bình cộng của 2 số đo lần 1 và lần 2.
- Đa huyết áp: bàng huyết áp tự động với băng quấn ở cánh tay phù họp
với chu vi cánh tay của đối tượng. Đo huyết áp ở tư thế ngồi, để bệnh nhân
ngồi nghỉ 5 phút trong phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo huyết áp và đo 2
lần cách nhau 1 -2 phút sau đó lấy trị số trung bình. Đo huyết áp lần 3 nếu có
sự chênh lệch lớn hơn 10 mmHg trong hai lần đo đầu.
- Thu thâp thông tin bằng, phiêu điều tra: Tất cả các điểm điều tra đều
được sử dụng chung bộ phiếu điều tra giống nhau để thu thập các thông tin về
hành chính, về nhân khẩu học như tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, tiền sử bản
thân và gia đình liên quan đến bệnh, các yếu tố liên quan đến lối sống như
uống rượu, hút thuốc, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, căng thẳng trong
cuộc sống..., các thông tin liên quan đến các hoạt động truyền thông và kiến
thức - thái độ - thực hành về phòng chống THA và các YTNC-TM (Phụ lục
2).
Đối với nhóm đối tượng là nhân viên y tế phục vụ cho mục tiêu khảo sát
về đào tạo và cơ sở y tế triển khai quản lý THA thì các thông tin sẽ được thu
thập theo bộ câu hỏi ở Phụ lục 3 và 4.
11.5. Xử lý và phân tích số liệu:
Các số liệu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y sinh học, theo
chương trình STATA 11.
12. Nội dung nghiên cứu
Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu:
12.1. Đánh giá các chỉ số nhân trắc:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI):
Dựa theo tiêu chuân của WHO 2000 áp dụng cho người trưởng thành
Châu Á. Chỉ số BMI được tính theo công thức:
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg) / Chiều cao2 (m)
Phân loại thể trạng theo BMI (Theo tiêu chuẩn của WHO 2000 áp dụng
cho người trưởng thành Châu Á)
Nhẹ cân:
BMI < 18,5
Bình thường:
18,5≤ BMI <23
Thừa cân:
23≤ BMI < 25
Béo phì:
BMI≥25
Phân loại vòng eo
Theo tiêu chuẩn của WHO 2000 ápdụng cho người trưởng thành Châu
Á.
Vòng eo bình thường:
Nam <90
cm;Nữ < 80 cm
Vòng eo tăng:
Nam >90
cm;Nữ > 80cm
12.3. Chẩn đoán tăng huyết áp
Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết áp được Bộ Y
tế ban hành năm 2010.
Bảng phân độ THA
TT
1
2
3
4
5
Phân độ
Bình thường
Tiền THA
THA độ 1
THA độ 2
THA độ 3
HA tâm thu (mrnHg) HA tâm trương (mmHg)
<120
<80
120-139
80-89
140-159
90-99
160- 179
100-109
>180
>110
Quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau:
Xây dựng ý tưởng
Viết đề cương, bảo vệ đề cương
nghiên cứu
Tập huấn nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu
Lập danh sách xác định số lượng các địa điểm đối
tượng nghiên cứu, chuẩn bị vật liệu N/C
Phỏng vấn đối tượng
theo bộ câu hỏi tại
Khám lâm sàng
địa điểm
Nhập, xử lý số liệu, viết báo cáo
Báo cáo nghiệm thu đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, Cushman \vc, Green LA, Izzo
JL, Jr., Jones DW, Materson BJ, Oparil s, Wright JT, Jr. et al: The
Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention,
Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure: the JNC
7 report. JAMA 2003, 289(19):2560-2572.
2.
World-Health-Organization: Global Health Risks Summary Tables. In.
Geneva, Switzerland: Health Statistics and Iníbrmatics Department.
World Health Organization; 2011 ( />
3.
World-Health-Organization: World Health Organization Global Report:
Preventing Chronic Diseases - A Vital Investment. In. Edited by
Department of Chronic Diseases and Health Promotion WHO. Geneva:
World Health Organization; 2005.
4.
Pereira M, Lunet N, Azevedo A, Barros H: Differences in prevalence,
avvareness, treatment and control of hypertension between developing
and developed countries. JHypertens 2009, 27(5):963-975.
5.
Whitworth JA: 2003 WorId Health Organization (WHO)/ĩnternational
Society of Hypertension (ISH) statement on management of
hypertension. JHypertens 2003, 21(11): 1983-1992.
6.
Lim ss, Gaziano TA, Gakidou E, Reddy KS, Farzadfar F, Lozano R,
Rodgers A: Prevention
of
cardiovascular
disease
in
high-risk
individuals in low-income and middle-income countries: health effects
and costs. Lancet 2007, 370(9604):2054-2062.
7.
Nissinen A, Berrios X, Puska P: Community-based noncommunicable
disease interventions: lessons from developed countries for developing
ones. Bull World Health Organ 2001, 79(10):963-970.
8.
Sarrafzadegan N, Kelishadi R, Esmaillzadeh A, Mohammadifard N,
Rabiei K, Roohafza H, Azadbakht L, Bahonar A, Sadri G, Amani A et
al: Do Iifestyle interventions work in developing countries? Findings
from the Isfahan Healthy Heart Program in the Islamic Republic of
Iran. Bull WorldHealth Organ 2009, 87(l):39-50.
9.
Tian HG, Guo ZY, Hu G, Yu SJ, Sun w, Pietinen p, Nissinen A:
Changes in sodium intake and blood pressure in a community-based
intervention project in China. JHum Hypertens 1995, 9(12):959-968.
10.
He FJ, MacGregor GA: Effect of longer-term mođest salt reduction on
blood pressure. Cochrane Database Syst Rev 2004(3):CD004937.
11.
Dickinson HO, Mason JM, Nicolson DJ, Campbell F, Beyer FR, Cook
JV, Williams B, Ford GA: Liĩestyle interventions to reduce raised
blood pressure: a systematic review of randomized controlled triaỉs. J
Hypertens 2006, 24(2):215-233.
12.
Asaria p, Chisholm D, Mathers c, Ezzati M, Beaglehole R: Chronic
disease prevention: health effects and fínancial costs of strategies to
reduce
salt
intake
and
control
tobacco
use.
Lancet
2007,
370(9604):2044-2053.
13.
Funk KL, Elmer PJ, Stevens VJ, Harsha DW, Craddick SR, Lin PH,
Young DR, Champagne CM, Brantley PJ, McCarron PB et al:
PREMIER--a trial of lifestyle interventions for blood pressure control:
intervention design and rationale. Health Promot Pract 2008, 9(3):271280.
14.
Horvath K, Jeitler K, Siering u, Stich AK, Skipka G, Gratzer TW,
Siebenhofer A: Long-term effects of weight-reducing interventions in
hypertensive patients: systematic review and meta-analysis. Arch Intern
Med 2008, 168(6):571-580.
15.
Stewart SH, Latham PK, Miller PM, Randall p, Anton RF: Blood
pressure reduction during treatment for alcohol dependence: results
from the Combining Medications and Behavioral Interventions for
Alcoholism (COMBINE) study. Addỉction 2008, 103(10): 1622-1628.
16.
Cecchini M, Sassi F, Lauer JA, Lee YY, Guajardo-Barron V, Chisholm
D: Tackling of unhealthy diets, physical inactivity, and obesity: health
effects and cost-effectiveness. Lancet 2010, 376(9754): 1775-1784.
17.
Isaakidis p, Raguenaud ME, Say c, De Clerck H, Khim c, Pottier R,
Kuoch s, Prahors u, Chour s, Van Damme w et aỉ: Treatment of
hypertension in rural Cambodia: results from a 6-year programme.
JHum Hypertens 2010.
18.
Knuth AG, Bielemann RM, Silva SG, Borges TT, Del Duca GF,
Kremer MM, Hallal PC, Rombaldi AJ, Azevedo MR: [Public
knowleđge on the role of physical activity in the prevention and
treatment of diabetes and hypertension: a population-based study in
Southern Brazil]. Cad Saude Publica 2009, 25(3 ):513-520.
19.
Wang z WY, Zhao L, et al.: Trends in prevalence, awareness, treatment
and control of hypertension in the middle-aged population of China,
1992 — 1998. Hỵpertension Res 2004, 27:703-709.
20.
Vietnam-National-Heart-Institue:
Survey
on
hypertension
in
vietnamese adult population. In. Hanoi: Vietnam National Heart
Institute; 1992.
21.
Vietnam-National-Heart-Institue:
Epidemiologycal
survey
of
hypertension and its risk factors including diatetes raeliitus in northern
Vietnam. In. Hanoi: Vietnam National Heart Institute; 2001.
22.
Ministry-of-Health-of-Vietnam: Vietnam national health survey 20012002. In. Hanoi: Vietnam Ministry of Health; 2003.
23.
Van Minh H, Soonthomthada K, Ng N, Juvekar s, Razzaque A, Ashraf
A, Ahmed SM, Bich TH, Kanungsukkasem ư: Blood pressure in adult
rural INDEPTH population in Asia. Glob Health Actỉon 2009, 2.
24.
Son PT, Quang NN, Viet NL, Wall s, Weinehall L, Bonita R, Byass P:
Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in
Vietnam - Results from a national survey. J Hum Hypertens 201
l:Advance Online publication. doi: 10.1038/jhh.2011.1018.
25.
BỘ-Y-tế: Niên giám thống kê Y tế 2009. In. Hanoi: Bộ Y tế; 2009.
26.
Vietnam-Prime-Minister’s-Offce.: Decision77/2002/QD-TTg:
Ratiíication of programme of prevention and control of certain
noncommunicable diseases for the period 2002-2010. In.; 2002.
27.
Vietnam-Prime-Minister’s-Offíce.: Decision No. 172/2008/QD-TTg on
the Approve of the National Targeted Programme of Prevention and
Control of Hypertension. In.; 2008.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TĂNG
HUYẾT ÁP 2012 - 2015
(DÀNH CHO NGƯỜI DÂN)
Phần hướng dẫn cho người hỏi
1. Giới thiệu vài nét vê bản thân và giải thích ngắn gọn về mục đích Ch
2. Giải thích với người được phỏng vấn về cách chọn đối tượng điệu tra.
3. Hỏi người được phỏng vân để xem có đồng ý tham gia cuộc điêu tra ha'
4. Nếu người được phỏng vấn từ chối không tham gia cuộc điều tra, hãy ghi lại vò
5. Hoàn thành tờ cam đoan trước khi tiến hanh phỏng vấn..
ý không.
)o tờ cam đoan.
HÀNH CHÍNH
101
Họ và tên người được hỏi:
Số HGD:[.........]
.............................................................................................
số ID:[..............]
102
Tỉnh/t-phố:......................................................
[
] Mã
103
Quân / Huyện: ......................................................
[
] Mã
104
Phường / Xã:...........thi trấn...............
[
] Mã
105
Tổ/ Xóm:.............................................................
[
] Mã
106
Ngày điều tra:....................../....../2015
Phần cam đoan của người được phỏng vấn
SAU KHI ĐƯỢC GIẢI THÍCH VỀ MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐIỀU TRA,
CÁC QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ, TÔI ĐỒNG Ý THAM GIA CUỘC ĐIỀU TRA
NÀY.
NGƯỜI ĐƯỢC PHỒNG VÁN KÝ TÊN: ...........................................
NGƯỜI LÀM CHỨNG KÝ TÊN:.....................................................
Ngày nhập số liệu:
/ /2015; Người nhập số liệu:.........................
CÁC CÂU HỎI ĐIỀU TRA
DR
F03
Họ tên ngưòi phỏng vấn:
[
] Mã
Khoảng cách từ nhà bạn đến Trạm Y tế xã?
.............. km
BẢN THÂN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN