Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng động mạch thận trên hình ảnh chụp MSCT 64 dãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 65 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động mạch thận là nhánh lớn của động mạch chủ bụng mang hai
nhiệm vụ là chức năng và nuôi dưỡng. Về chức năng động mạch thận mang
máu đến các đơn vị thận tham gia quá trình lọc. Chức năng nuôi dưỡng động
mạch thận cấp máu chủ yếu cho thận bằng các nhánh chia nhỏ vào nhu mô,
nuôi dưỡng cho phần dưới tuyến thượng thận và phần trên niệu quản [10],
[15]. Các biến đổi giải phẫu của động mạch thận rất đa dạng và xuất hiện với
tần số tương đối lớn [6],[9]. Sự biến đổi của các nhánh đi vào trong thận ảnh
hưởng rất lớn đến các phẫu thuật cắt bỏ bán phần và ghép thận. Đồng thời
kích thước và đường kính của động mạch cũng là vấn đề quan tâm của các
cuộc phẫu thuật này đặc biệt là trong ghép thận [23], [29], [50].
Các nghiên cứu động mạch thận trên thế giới đã có từ trước công
nguyên. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì lại có những phương pháp nghiên cứu khác
nhau, trong mỗi nghiên cứu tồn tại những ưu nhược điểm riêng, phẫu tích
xác có ưu thế là thấy được các nhánh nhỏ nhưng không khảo sát được trên cơ
thể sống, và kích thước động mạch thường giảm do sự co rút, phương pháp
nghiên cứu trên tiêu bản ăn mòn cải tiến hơn so với phẫu tích xác là phân tích
được các nhánh nhỏ đi trong tạng, vùng cấp máu và liên quan các thành phần.
Phương pháp này, được Trịnh Xuân Đàn dưới sự hướng dẫn của giáo sư
Trịnh Văn Minh nghiên cứu và đạt được các kết quả với độ tin cậy cao [9].
Trên thực tế lâm sàng, các kỹ thuật hình ảnh khác nhau như: UIV
(Urographie intraveineuse) chụp niệu tĩnh mạch đồ, các lớp vi tính, cộng
hưởng từ, chụp mạch can thiệp, ngay cả kỹ thuật xạ hình, PET, SPECT …
ngày một phát triển đã đóng góp lớn trong thăm dò động mạch thận. CLVT
là một kỹ thuật phát triển nhanh chóng những năm gần đây, đặc biệt sau
khi CLVT xoắn ốc ra đời cùng với các công nghệ đa lớp cắt, việc tạo ảnh


2



mạch máu ngày càng được ứng dụng rộng rãi, từ khi có CLVT thế hệ 16 dãy
(từ cuối 2002-2003), 32 dãy, 64 dãy, 128 dãy, 256 dãy đến 320 dãy độ nhậy
và độ đặc hiệu trong đánh giá bệnh lý mạch máu nói chung cũng như
trong đánh giá cấu trúc mạch máu nói riêng là rất cao mà không cần xâm
lấn. Các công trình nghiên cứu về hình ảnh động mạch thận trên máy chụp
các lớp vi tính của các tác giả trên thế giới và trong nước có Gümüş H và CS
[3], Tuncay Hazirolan và CS [44], Võ Văn Hải và CS [16]……..
Việc đánh giá cấu trúc giải phẫu của động mạch thận có ý nghĩa quan
trọng trong lâm sàng. Nó làm cơ sở trong việc đánh giá, tiến hành, tiên
lượng trong phẫu thuật thay thận. Đồng thời còn giúp chẩn đoán bệnh về
phình mạch, tắc mạch thận. Trong nước hiện các đề tài nghiên cứu về động
mạch thận trên MSCT đang được quan tâm, các đề tài đã nghiên cứu thường
chỉ dừng lại mô tả các dị dạng, chưa quan tâm nhiều đến sự phân chia nhánh,
kích thước và ứng dụng hình ảnh giải phẫu thực tiễn, hoặc cỡ mẫu nghiên cứu
chưa đủ lớn, kết quả các nghiên cứu chưa thống nhất. Với lí do trên chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng động mạch thận trên
hình ảnh chụp MSCT 64 dãy” với mục tiêu chung nhằm cung cấp cho các
nhà phẫu thuật thêm thông tin tham khảo, và bổ sung cho sách giáo khoa giải
phẫu học các dạng và kích thước động mạch thận, mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả giải phẫu điển hình, các biến thể giải phẫu và kích thước của động
mạch thận, các nhánh phân thùy trên hình ảnh MSCT 64 dãy.
2. Phân tích ứng dụng giải phẫu động mạch thận trên hình ảnh chụp MSCT 64
dãy trong phẫu thuật cắt thận bán phần và thay thế thận.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu điển hình mạch thận
1.1.1. Giải phẫu động mạch thận
Theo sách giáo khoa giải phẫu người [15], [14], [7], [2], [12]
1.1.1.1. Nguyên ủy: Thường chỉ có 1 động mạch cho mỗi thận, song cũng
có trường hợp có 2 – 3 động mạch. Động mạch thận xuất phát từ động
mạch chủ bụng, ngang mức đốt sống thắt lưng I hoặc khe liên đốt sống thắt
lưng I - II, ở dưới nguyên ủy động mạch mạc treo tràng trên khoảng 1 cm.
Động mạch thận phải dài hơn và hơi thấp hơn động mạch thận trái.

Hình 1.1: Nguyên ủy của động mạch thận [23]
1.1.1.2 Đường đi liên quan Từ nguyên ủy, động mạch thận chạy ngang ra
ngoài, ra sau hướng tới rốn thận và nằm sau tĩnh mạch thận tương ứng.


4

1.1.1.3 Phân nhánh- cấp máu cho thận: Khi tới gần rốn thận, mỗi động
mạch thận thường chia làm 2 ngành cùng:
- Ngành trước: thường chia 4 nhánh động mạch toả rộng trước bể thận.
- Ngành sau rất đặc biệt: trèo lên bờ trên bể thận rồi vòng ra sau, đi
dọc mép sau rốn thận để hở một phần mặt sau bể thận (thường rạch mặt sau
bể thận, khi phải lấy sỏi đài bể thận).
ĐM gian thùy
ĐM phân thùy trên

ĐM gian tiểu thùy

ĐM thượng
thận dưới
ĐM thận trái


ĐM cung

ĐM phân thùy sau
ĐM phân thùy trước trên
ĐM niệu quản trên
ĐM phân thùy trước dưới

Nhánh xuyên bao

ĐM phân thùy dưới

Hình 1.2: Phân nhánh chi phối của động mạch thận [3]
Trên đường đi động mạch thận tách nhánh nhỏ cấp máu cho tuyến
thượng thận (động mạch thượng thận dưới); các nhánh cho mô mỡ quanh
thận, bao thận, bể thận và nhánh cho phần trên niệu quản đoạn bụng. Các
nhánh này nối tiếp ở ngoài thận với các động mạch lân cận (động mạch
hoành, động mạch sinh dục, động mạch đại tràng) và nối tiếp với nhau
trong lớp mỡ quanh thận tạo thành vòng mạch ngoài thận rất phong phú.


5

Đôi khi có động mạch cực vào nhu mô qua các cực, không qua rốn thận.
Động mạch cực dưới đôi khi đi bắt chéo phía trước niệu quản, có
thể làm gấp khúc niệu quản - bể thận gây bí đái.
Các nhánh động mạch thận khi vào thận sẽ cung cấp máu cho từng
vùng nhu mô thận riêng biệt gọi là phân thùy thận (phân thùy thận động
mạch). Tuy nhiên, cũng có những quan điểm khác trong phân thùy thận
nhưng nhìn chúng các phân thùy này không tương đương với các phân

thùy thận cổ điển.
Các nhánh của ngành động mạch trước bể thận cung cấp máu cho một
vùng rộng hơn các nhánh ở phía sau. Giữa hai khu có một vùng ít mạch
gọi là đường Hyrtl cổ điển. Đường này là một đường cong cách bờ ngoài
thận về phía sau độ 1 cm. Thường rạch thận ở đường này để lấy sỏi nhu mô
thận. Trong thận, các nhánh tiếp tục phân chia nhiều lần trong tổ chức thận
tới tận tiểu cầu.
Các động mạch phân thùy trên quan với hệ thống bể đài thận
Theo danh pháp quốc tế:
Động mạch phân thùy thận:
o Động mạch phân thùy trên (S1)
o Động mạch phân thùy trước trên (S2)
o Động mạch phân thùy trước dưới (S3)
o Động mạch phân thùy dưới (S4)
o Động mạch phân thùy sau (S5+S6): hạ phân thùy sau trên (S5) và sau dưới (S6)
Hệ thống bể đài thận:
- Nhóm đài các trên (I): dẫn lưu 1/4 - 1/3 trên thận, gồm 3 - 5 đài nhỏ.


6

Đôi khi một số đài trên hoặc cả nhóm đài hoà thành một khối. Khi nhóm đài
trên phân đôi thì ở mặt ngoài phễu ứng với khe liên đài, có 1 nhánh động
mạch từ rốn thận đi lên lách qua.
- Nhóm giữa trên (II): dẫn lưu 1/6 - 1/5 giữa trên thận, gồm 1 - 2 đài

nhỏ đổ vào giữa đài lớn trên hoặc vào giữa bể thận hay lệch lên trên sát
nhập với nhóm đài I và được bù trừ bởi sự có mặt của 1 - 2 đài trung gian
đổ vào phần giữa bể thận.
- Nhóm giữa dưới (III): dẫn lưu nhỏ hơn 1/5 - 1/4 giữa dưới thận,


thường gồm 2 đài nhỏ đổ vào đài lớn dưới hay vào phần giữa dưới bể thận.
Đôi khi, nó phát triển trội gồm 2 đôi đài nhỏ cùng đổ vào đài lớn dưới hoặc
1 đôi đổ lệch vào giữa bể thận.
- Nhóm cực dưới (IV): dẫn lưu khoảng 1/4 dưới thận, thường gồm 3

đài nhỏ. Đôi khi 1 đài nhỏ trên cùng của nhóm có thể tách rời khỏi phần còn
lại của nhóm
 Động mạch phân thùy trên (S1)
Là 1 động mạch phân thùy nhỏ nhất, rất thay đổi về nguyên ủy có thể
tách ra từ ngành trước động mạch thận, từ 1 thân chung với S 2 hoặc nhánh
của S2 hoặc từ ngành sau động mạch thận. Về liên quan và phạm vi cấp máu
cũng rất thay đổi có thể đi qua bờ trong nhóm đài I hay đi giữa khối trong
nhóm đài I hoặc đi ở rãnh giữa 2 khối trong, ngoài nhóm đài I. Như vậy diện
tích phân thùy S1 thay đổi trung bình hoặc nhỏ, dọc bờ trong cực trên.


7

1. Phân thùy trên
2. Phân thùy trước trên
3. Phân thùy trước dưới
4. Phân thùy dưới
5. Hạ phân thùy sau trên
6. Hạ phân thùy sau dưới
A. Mặt trước thận
B. Mặt sau thận
C. Mặt trong thận

Hình 1.3: Liên quan động mạch phân thùy thận và hệ thống đài bể thận [12]

 Động mạch phân thùy trước trên (S2)
Thường tách ở ngoài rốn thận từ ngành trước, ngành sau hoặc từ động
mạch thận. Động mạch S2 này thường chia sớm thành 2 hoặc 3 nhánh bắt chéo
trước đài lớn trên, đi theo khe giữa các nhóm đài nhỏ I - II, II - III và/hoặc rãnh
giữa 2 khối trong và ngoài nhóm đài I.
Phạm vi cấp máu ở mặt trước thận tương ứng với nhóm đài II, một phần
nhóm đài I và một phần nhóm trung gian (nếu có) hay phần trên khoảng trống
giữa 2 nhóm II- III. Phân thùy S2 chiếm khoảng 1/3 giữa trên mặt trước thận.
 Động mạch phân thùy trước dưới (S3)
Thường xuất phát sớm ở ngoài rốn thận, từ ngành trước chung
thân với động mạch S2 hay động mạch S4 hoặc một tận cùng động mạch
thận. Động mạch S3 đi vào thận trong khe giữa 2 nhóm đài II - III hoặc một
đài trung gian và nhóm III, hãn hữu đi dưới nhóm đài III.
Động mạch S3 cấp máu cho một phần ở mặt trước dưới thận (nhỏ
hơn l/4 nửa trước thận) tương ứng với nhóm đài III và một phần trung gian
giữa 2 nửa thận.
 Động mạch phân thùy dưới (S4)


8

Nguyên ủy rất đa dạng và có thể tách độc lập hay chung thân với
động mạch S3 từ: động mạch thận, ngành trước, ngành sau động mạch thận
hoặc từ động mạch chủ bụng. Vào xoang thận, động mạch S4 thường chia
sớm thành 1- 3 nhánh trước và 1 nhánh sau.
- Nhánh của các nhánh trước thường đi trước và dưới nhóm đài IV, đôi
khi có thể qua khe giữa 2 nhóm đài III - IV tuỳ theo sự phát triển cân bằng
bù trừ với động mạch S3
- Nhánh sau: đi dưới bờ dưới của bể thận và đài lớn dưới, vòng ra
sau tới một vùng rộng hẹp ít nhiều thay đổi ở mặt sau cực dưới thận.

Động mạch S4 cấp huyết chủ yếu cho nhóm đài IV, khoảng 1/4 dưới
thận và diện tích ở mặt trước lớn hơn ở mặt sau thận.
 Động mạch phân thùy sau (S5+S6)
Là ngành sau động mạch thận, nhưng cũng có nguyên ủy luôn thay
đổi. Theo sát bờ trên mép sau rốn thận tới sau góc trên bể thận, bắt chéo
mặt sau bể thận xuống dưới và phân nhánh bên theo kiểu trục chính và đôi
khi theo kiểu phân đôi.
Các nhánh bên ngành động mạch sau bể thường tách ra thành 2 nhóm. Vì
vậy, phân thùy sau có thể chia thành 2 hạ phân thùy sau trên (S5) và sau dưới (S6)
tương ứng với các phân thùy trước trên (S2) và trước dưới (S3):
- Nhóm ĐM sau trên cấp máu cho hạ phân thùy sau trên (S 5): thường
gồm 1-2 nhánh tách từ góc quặt xuống của ngành động mạch sau bể, chạy theo
khe giữa 2 nhóm đài I - II. Nhóm này gần tương đương với hướng đi của động
mạch S2.
- Nhóm ĐM sau dưới cho hạ phân thùy sau dưới (S6): gồm 1 nhánh
bên chạy ngang giữa bể thận đi qua khe 2 nhóm đài II - III và nhánh tận
qua khe giữa nhóm đài III - IV.


9

1.2. Lược sử nghiên cứu về giải phẫu động mạch thận
Nghiên cứu động mạch thận đã được nghiên cứu từ lâu Eustachius là
người mô tả về biến thể động mạch thận bằng cách khắc lên bức tranh đồng
năm 1564. Lancisi xuất bản bản khắc với lời bình vào năm 1714 và giới thiệu
các biến thể như một điều tự nhiên [32]. Năm 1867, Hyrlt và Bordel (1901)
nghiên cứu hệ thống bể-đài và mạch máu thận, tìm ra đường vô mạch nằm
sau bờ ngoài 1cm, được ứng dụng lấy sỏi. Năm 1952 nhà phẫu thuật tiết niệu
người Anh F.T.Gaves qua nghiên cứu trên 43 khuôn đúc mạch thận đã nhận
xét động mạch trong nhu mô thận sắp xếp theo một mẫu nhất định. Dựa vào

sự phân bố động mạch phân thùy, ông chia làm 5 phân thùy: Đỉnh, trên, giữa,
dưới và sau [47]. Các tác giả đều thống nhất là động mạch thận không có sự
nối tiếp trong thận, khi tổn thương một nhánh động mạch sẽ gây nhồi máu
cho cả vùng nhu mô mà động mạch đó chi phối.
Nghiên cứu trong nước có Trịnh Xuân Đàn nghiên cứu trên tiêu bản ăn
mòn về sự phân chia động mạch thận trong thận liên quan các động mạch này
với hệ thống đài bể thận [9], Lê Văn Cường chỉ ra các dạng và kích thước của
động mạch thận trên xác ngâm formol [6].
1.2.1. Nghiên cứu về nguyên ủy động mạch thận.
Trong mẫu nghiên cứu của Võ Văn Hải và cộng sự CS (2012) [4] khảo
sát trên 3 nhóm: 81 thi hài, 31 trường hợp người hiến thận được chụp bằng
DSA và 25 trường hợp người hiến thận được chụp bằng các lớp vi tính. Công
trình nghiên cứu của Yokota, Kawashima, Ohkubo, Sasaki (2005) là thận bên
phải thường ở vị trí thấp hơn thận bên trái. Do quá trình phát triển đi lên của
thận phải và sự phát triển của gan về thể tích nên thận phải bị gan đè xuống
khiến thấp hơn thận trái [7], [22], [29], [39]. Tuy thế khi so sánh với động
mạch thận trái thì nguyên ủy động mạch thận phải lại thường cao hơn hoặc
bằng (83,2%), và số ít còn ở vị trí thấp hơn (16,8%). Riêng về vị trí nguyên


10

ủy của động mạch thận phải thấp hơn động mạch thận trái của các tác giả như
sau: (1) nhóm trong nước: 16,8 % của Võ Văn Hải và cộng sự (2012)[4],
11,1 % của Lê Quang Triển (1982) [4], 28,6 % của Trịnh Xuân Đàn (1995)
[11]; (2) nhóm nước ngoài: 16,3% của Yokota E (2005) [43] và 11,5% của tác
giả Cicekcibasi (2005) [21]. Các kết quả được so sánh trong bảng tóm tắt sau;
Nguyên ủy
Võ Văn Trịnh Xuân Đàn, Lê Quang
của động Hải (2012)

Lê gia Vinh
triển
mạch rốn
[4]
(1995) [11]
(1982) [4]
18 cặp
thận phải so 137 cặp
21 cặp thận
thận
thận
với thận trái
Cao hơn
39,4%
52,4%
72,2%
Bằng
43,8%
19,0%
16,7%
Thấp hơn
16,8%
28,6%
11,1%
1.2.2. Các dạng động mạch thận ngoài thận.

Yokota E
(2005)
[43]
43 cặp

thận

Cicekcibasi
(2005) [21].
90 cặp thận
phôi thai
53,8%
34,6%
11,5%

83,7%
16,3%

1.2.2.1. Tỷ lệ các động mạch rốn thận của các tác giả trong nước và ngoài nước
Tác giả

Tỷ lệ các dạng đa động mạch rốn thận (%)

(Mẫu khảo sát)

1 Động mạch 2 động mạch 3động mạch rốn
rốn thận
rốn thận
thận

Võ Văn Hải (2012) [4] (274 quả thận)

86,9

12,4


0,7

Trịnh Xuân Đàn(1999) [9]

68,52

20,37

11,11

Trịnh Xuân Đàn, Lê gia Vinh (1995) [11] (60
quả thận)

66,6

26,7

6,7

Lê văn Cường (1991) [5]

62,9

Khamanarong và cộng sự (2004) [49] (534
thận)

91,57

8,43


0

Boe deii (2004) (272 thận) [19]

79,1

19,8

1,1

Sampaio và Spassos (1992) [40] (266 thận)

84,2

13,5

2,3

Satyapal (2001) (440 thận) [41]

72,3

27,7

Merklin và Michele [34]

72

28


Basmajian [18]

97

3

67,75

32,25

Gillapsie, Pick and Anson [37]

(Động mạch rốn thận là động mạch thận chính thức có nguyên ủy từ động


11

mạch chủ đi vào rốn thận) [19], [40]

Hình 1.4: Các loại động mạch rốn thận [40]
Theo Võ Văn Hải và cộng sự (2012) [4] khi nghiên cứu trên 274 quả
thận đã kết luận rằng tỷ lệ thận có 1 động mạch rốn thận là 86,9 %, thận có
hai động mạch rốn thận là 12,4 % và thận có ba động mạch rốn thận là 0,7 %
Trịn xuân Đàn trong luận án tiến sĩ năm 1999 [9] đã chỉ ra tỷ lệ thận có
1 động mạch rốn thận là 68,52 %, thận có hai động mạch rốn thận là 20,37 %
và thận có ba động mạch rốn thận là 11,11 %
Trịnh Xuân Đàn, Lê gia Vinh (1995) [11] nghiên cứu trên 60 quả thận
đưa ra kết luận tỷ lệ thận có 1 động mạch rốn thận là 66,6 %, thận có hai động
mạch rốn thận là 26,7 % và thận có ba động mạch rốn thận là 6,7 %

Khamanarong và cộng sự (2004) [49] nghiên cứu trên 534 thận đã chỉ
ra tỷ lệ thận có 1 động mạch rốn thận là 91,57 %, thận có hai động mạch rốn
thận là 8,43 % và thận có ba động mạch rốn thận là 0 %
Boe deii (2004) [19] Nghiên cứu trên 272 thận kết luận tỷ lệ thận có 1
động mạch rốn thận là 79,1 %, thận có hai động mạch rốn thận là 19,8 % và
thận có ba động mạch rốn thận là 1,1 %
Sampaio và Spassos (1992) [40] nghiên cứu trên 266 quả thận nhận
thấy tỷ lệ thận có 1 động mạch rốn thận là 84,2 %, thận có hai động mạch rốn
thận là 13,5 % và thận có ba động mạch rốn thận là 2,3 %
Các tác giả còn lại ghi nhận tỷ lệ thận có 1 động mạch rốn thận


12

Satyapal (2001) [41] 72,3%, Merklin và Michele [34] 72%, Basmajian [18]
97%, Gillapsie, Pick and Anson [37] 67,75%, tỷ lệ thận có nhiều hơn 1 động
mạch rốn thận Satyapal (2001) [41] 27,7%, Merklin và Michele [34] 28%,
Basmajian [18] 3%, Gillapsie, Pick and Anson [37] 32,25%
1.2.2.2 Các dạng đa động mạch thận
Nhóm I: Nhóm quả thận có 1 động mạch thận cung cấp:

Hình 1.5: Các loại động mạch thuộc nhóm I [4]
- 1A: Chỉ có 1 động mạch rốn thận
- 1 B: một động mạch rốn thận và một động mạch cực trên
- 1C: một động mạch rốn thận và hai động mạch cực trên
- 1D: một động mạch rốn thận và một động mạch cực dưới
- 1E: một động mạch rốn thận và một động mạch cực trên, một động
mạch cực dưới
- 1F: một động mạch rốn thận chia sớm
(Động mạch cực trên và cực dưới là những động mạch thận nhưng không

đi vào rốn thận được gọi là các :”Động mạch thêm vào” (additional renal
arteries) [19], [40]
Nhóm II: Nhóm quả thận có hai động mạch cung cấp máu:
- 2A: Hai động mạch rốn thận
- 2B: Hai động mạch rốn thận và một động mạch cực trên
- 2C: Hai động mạch rốn thận và hai động mạch cực trên


13

Hình 1.6: Các loại động mạch thuộc nhóm II [4]
- 2D: Hai động mạch rốn thận và một động mạch cực trên và động mạch
cực dưới
- 2E: một động mạch rốn thận và một động mạch cực trên
- 2F: một động mạch rốn thận và một động mạch cực dưới
- 2G: một động mạch rốn thận cho động mạch cực trên, và một động
mạch cực dưới
Nhóm III: Nhóm quả thận có ba động mạch cung cấp máu:
- 3A: ba động mạch rốn thận và nhánh động mạch cực trên
- 3B: hai động mạch rốn thận và 1 động mạch cực trên
- 3C: 2 động mạch rốn thận cho nhánh động mạch cực trên và 1 động
mạch cực trên
- 3 D: 1 động mạch rốn thận và hai động mạch cực trên
Nhóm IV: Nhóm thận có 4 động mạch thận cung cấp máu
- 4A: 3 động mạch rốn thận và 1 động mạch cực trên
- 4B: 1 động mạch rốn thận, hai động mạch cực trên và 1 động mạch cực dưới
Theo nghiên cứu của Võ Văn Hải và cộng sự (2012) [4] với N=224 thì tỷ
lệ các loại động mạch thận là 1(76,2%), 2A,B,C,D(13,0%), 2E(3,6%),
2F,G(4,0%) 3A(0,5%), 3B,C(1,3%), 3D(0,5%), 4A(0,5%), 4B(0,5%).



14

Còn theo Khamanarong và cộng sự (2004) [49] N=534 thì tỷ lệ các loại
động mạch thận là 1(81,6%), 2A,B,C,D(7,5%), 2E(6,9%),2F,G(3,0%),
3A(0,0%), 3B,C(0,4%), 3D(0,5%), 4A(0,0%), 4B(0,0%).
Theo Kaneko và cộng sự(2008) [30] N= 170 tỷ lệ các loại động mạch
thận là 1(81,6%), 2(11,7%), 3(0,9%), 4(0,3%).
Theo Trịnh Xuân Đàn và Lê văn Minh (1996) [13] N= 108 tỷ lệ các
loại động mạch thận là 1(65,8%), 2(26,8%), 3(7,4%), 4(0,0%).
Phạm Ngọc Hoa, Huỳnh Đức Long, Thi Văn Gừng [8] N= 32 tỷ lệ các
loại động mạch thận là 1(84,4%), 2A,B,C,D(12,5%), 2E(0,0%),2F,G(3,1%),
3(0,0%), 4(0,0%).
1.2.2.3 Các dạng nguyên ủy của động mạch cực trên và động mạch cực dưới
Tỷ lệ nguyên ủy của động mạch cực trên của tác giả trong và ngoài nước
Tỷ lệ (%)
Nguyên ủy

Võ Văn

của động

Lê Văn

Trịnh

Budhiraja

Hlaing


Hải

mạch cực

Cường

Xuân

và CS

và CS

(N=224)

(1991)

Đàn(1996)

(2010)

(2010)

(2012) [4]

[5]

[9]

[20]


[28]

7,1

4,8

-

2

2

7

31,3

12,9

-

5

-

12

38,4

17,7


9,3

6,7

2

19,0

trên thận
Động mạch
chủ
Động mạch
rốn thận
Tổng

Oelrich
(1966)
[36]


15

Hình 1.7: Các dạng nguyên ủy của động mạch cực trên [4]
Nguyên ủy của động mạch cực trên có thể từ động mạch chủ(1)hoặc động
mạch rốn thận(2): Theo Võ Văn Hải (N=224) (2012) [4] (1): 7,1%, (2): 31,3%, tỷ
lệ xuất hiện động mạch cực trên xuất phát từ hai động mạch này : 38,4%
Theo Lê Văn Cường (1991) [5] (1): 4,8%, (2): 12,9%, tỷ lệ xuất hiện
động mạch cực trên xuất phát từ hai động mạch này : 17,7%
Theo Trịnh Xuân Đàn (1996) [9] tác giả không thống kê nơi riêng
nguyên ủy của động mạch cực trên từ ĐMC, ĐMR mà chỉ thống kê chung tỷ

lệ xuất hiện động mạch cực trên xuất phát từ hai động mạch này : 9,3%
Theo Budhiraja và CS (2010) [20] chỉ ra (1): 2%, (2): 5%, tỷ lệ xuất
hiện động mạch cực trên xuất phát từ từ ĐMC, ĐMR là : 6,7%
Theo Hlaing và CS (2010) [28] chỉ đề cập đến 2 % ĐMCY xuất phát từ
động mạch chủ
Theo Oelrich (1966) [36] chỉ ra (1): 7%, (2): 12%, tỷ lệ xuất hiện động
mạch cực trên xuất phát từ từ ĐMC, ĐMR là : 19%


16

Tỷ lệ nguyên ủy của động mạch cực dưới của tác giả trong và ngoài nước
Tỷ lệ (%)
Nguyên ủy của
động mạch cực
dưới thận

Động mạch chủ
Động mạch rốn
thận
Tổng

Võ Văn Hải
(N=224)
(2012) [4]

Lê Văn
Cường
(1991)
[5]


Trịnh Xuân
Đàn(1996)
[9]

Vũ lê

Hlaing và

Chuyên

CS

(1996)

(2010)

[13]

[28]

Oelrich
(1966)
[36]

4,5

20,8

-


12,32

2

5,5

3,5

0

-

7.97

-

1,4

8,0

20,8

5,43

20,29

2

6,9


Hình 1.8: Các dạng nguyên ủy của động mạch cực dưới [4]
Nguyên ủy của động mạch cực dưới có thể xuất phát từ động mạch chủ
(3) hoặc động mạch rốn thận (4) hoặc động mạch trước bể nhưng ở đay chỉ
xét 2 trường hợp đầu:
Theo Võ Văn Hải (N=224) (2012) [4] (3): 4,5%, (4): 3,5% tỷ lệ xuất
hiện động mạch cực dưới xuất phát từ ĐMC, ĐMR là: 8,0%
Còn theo Lê Văn Cường (1991) [5] (3): 20,8%, (4): 0% tỷ lệ xuất hiện


17

động mạch cực dưới xuất phát từ ĐMC, ĐMR là: 20,8%
Theo Trịnh Xuân Đàn (1996) [9] tỷ lệ xuất hiện động mạch cực dưới
xuất phát từ ĐMC, ĐMR là: 5,43%
Theo Vũ lê Chuyên (1996) [13] (3): 12,32%, (4): 7.97% tỷ lệ xuất hiện
động mạch cực dưới xuất phát từ ĐMC, ĐMR là: 20,29%
Theo Hlaing và CS (2010) [28] chỉ ra 2% động mạch cực dưới xuất
phát từ động mạch chủ
1.2.3. Các dạng nhánh động mạch trong thận
1.2.3.1. Động mạch trước bể
Theo nghiên cứu Kher et al [45] and Verma et al [46] chia động mạch
trước bể thành 5 nhóm theo sự phân chia nhánh của nó:
- Nhóm I: Động mạch trước bể
cho 1 thân chung động mạch phân thùy
trước trên và trước dưới.
- Nhóm II: Động mạch trước bể
cho 1 thân chung động mạch phân thùy
trước dưới và động mạch phân thùy dưới.
- Nhóm III: Động mạch chia 3

nhánh động mạch phân thùy trên động
mạch phân thùy trước trên và thân
chung động mạch phân thùy trước dưới
và phân thùy dưới.
- Nhóm IV: Động mạch chia 3
nhánh thân chung động mạch phân thùy

Hình 1.9 Các dạng của động mạch
trước bể [48]

trên và trước trên, động mạch phân thùy
trước dưới, động mạch phân thùy dưới.
- Nhóm V: Động mạch chạy vòng từ trên xuống và phân các nhánh động


18

mạch phân thùy: trên, trước trên, trước dưới, dưới
Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả:

Tác giả

Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV
Nhóm V

F.T. Graves
(1954) [47]

33.30%
30%
16.60%

Kher et al

Verma et al

(1960) N=54 (1961) N=98
[45]

[46]

33.30%
38.80%
27.30%

Ghi nhận
Ghi nhận
Ghi nhận
12.50%

Chandragiris
h S. et al
(2014)
N=100 [48]
31%
19%
8%
20%

16%

1.2.3.2. Động mạch sau bể
Động mạch sau bể [50] phân chia
thành các nhóm:
- Nhóm I: động mạch sau bể chạy
vòng xuống dưới chia thành ba hoặc nhiều
nhánh cho vùng sau thận.
- Nhóm II: Động mạch sau bể chia
thành hai hay nhiều nhánh tận cho vùng
sau thận.
- Nhóm III: Chia thành 1 nhánh cấp
máu cho vùng sau thận.

Hình 1.10 Các dạng của động
mạch sau bể [50]

Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả:
Tác giả

Kher et al

Verma et al

H.Fine

Chandragirish

(1960) N=54


(1961) N=98

(1966)

S. et al (2014)


19

Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III

[45]
50%
25.90%

[46]
63.20%
38.77%
Ghi nhận

N=107 [49]
50%
40%
-

N=100 [50]
27%
42%

25%

1.2.3.3. Động mạch phân thùy trên
Theo Kher et al [45] chia động
mạch phân thùy trên ra thành sáu nhóm
dựa trên nguyên ủy động mạch
- Nhóm I: xuất phát từ động mạch
trước bể.
- Nhóm II: xuất phát từ động mạch
phân thùy trước trên.
- Nhóm III: Xuất phát từ nơi phân
chia động mạch trước bể và sau bể của
động mạch thận.
- Nhóm IV: xuất phát từ động
mạch thận.

Hình 1.11 Các dạng của động
mạch phân thùy trên [53]

- Nhóm V: xuất phát từ động mạch chủ bụng.
- Nhóm VI: xuất phát từ động mạch sau bể.


20

Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả:
Chandragiri

F.T.Graves


Kher et al

Verma et

Chatterjee

Singh et al

[47]

[45]

[46]

et al [51]

[52]

Năm
Mẫu

1954
-

1960

1961

1963


1967

[53]
2014

(Thận)
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm

54

98

50

60

100

43.03%
23.03%

45.28%
15.05%

20.45%
Không

42.20%

22%

70%
-

28%
12%

23.03%

5.66%

16.30%

5%

-

14%

10%

1.86%

29.70%

Không

16.70%


20%

Tác giả

III
Nhóm
IV
Nhóm V
Nhóm
VI

sh S. et al

2.45%

1%

29.70%

23%

1.2.3.4. Động mạch phân thùy trước dưới
Phân chia động mạch phân thùy trước dưới thành 6 nhóm theo nguyên
ủy [55]
- Nhóm I : Động mạch có nguyên ủy từ động mạch trước bể.
- Nhóm II: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch phân thùy trước trên.
- Nhóm III: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch phân thùy dưới.
- Nhóm IV: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch thận.
- Nhóm V: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch chủ bụng.
- Nhóm VI: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch sau bể.



21

Hình 1.12 Các dạng của động mạch phân thùy trước dưới [55]
Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả:
Chandragirish S. et

Tác giả

Verma et al [46]

Fine. H et al [54]

Năm

1961

1966

2014

98

107

100

Nhóm I


74%

-

47%

Nhóm II

8%

16%

16%

Nhóm III

4%

65%

24%

Nhóm IV

-

-

10%


Nhóm V

-

-

0%

Nhóm VI

1%

-

1%

Mẫu nghiên cứu
(thận)

1.2.3.5. Động mạch phân thùy dưới:
Theo Kher et al[45] chia động mạch
phân thùy dưới ra thành bốn nhóm dựa

al [55]


22

trên nguyên ủy động mạch
- Nhóm I: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch trước bể

- Nhóm II: Động mạch có nguyên ủy từ động mạch sau bể
- Nhóm III: Nguyên ủy từ động mạch thận
- Nhóm IV: nguyên ủy từ động mạch chủ bụng
Hình 1.13 Các dạng của động
mạch phân thùy dưới [56]
Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả:
Tác giả
Năm
Mẫu nghiên
cứu (thận)
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV

Kher et al

Verma et al

Fine. H et al

Chandragirish

[45]
1960

[46]
1961

[54]

1966

S. et al [56]

54

98

107

100

74%
20%
1,85%
1,85%

88%
1.02%
3,06%
-

38%
8,40%

59%
28%
28%
2%


2012

1.2.4. Kích thước các động mạch thận
Theo Lê Văn Cường (1994) [6] động mạch thận phải dài 55mm, động
mạch thận trái dài 48,3mm, đường kính cả hai trung bình 4,2-4,3 mm.
Theo Trịnh Xuân Đàn (1999) [9] Động mạch thận phải dài 39,5mm
đường kính 5,2 mm, động mạch thận trái dài 39,5mm đường kính 5,2mm
1.3. Các kỹ thuật nghiên cứu động mạch thận
1.3.1. Kỹ thuật phẫu tích
Đm thận (P)

Tm thận (P)


23

Hình 1.14: Hình phẫu tích động mạch thận [25]
Đây là phương pháp nghiên cứu kinh điển, có từ trước công nguyên.
Phương pháp được tiến hành trên các thận đã được cố định bằng formalin,
cồn hay trên các thận tươi. Có thể phẫu tích dọc theo đường đi của ĐMT hay
các ĐMT được bơm thuốc mầu vào trong lòng mạch sau đó phẫu tích theo
chỉ điểm của mầu trong lòng mạch từ vùng nguyên uỷ đến các nhánh tận.
Trong quá trình phẫu tích vừa bộc lộ ĐM, vừa nhận định và ghi lại vị trí,
nguyên uỷ, đường đi, liên quan của ĐM với các thành phần xung quanh, đồng
thời, có thể đo chiều dài và đường kính của mạch.


24

1.3.2. Kỹ thuật làm tiêu bản ăn mòn


Hình 1.15: Hình tiêu bản ăn mòn động mạch thận [27] A: ĐMT, B: ĐM
trước bể, C: ĐM phân thùy dưới, E: ĐM sau bể
Đây là kỹ thuật làm ra hình khuôn đúc các ĐMT. Kỹ thuật này gồm
các bước sau.
+ Tìm ra tất cả các ĐMT tách ra trực tiếp từ ĐMC, sau đó đặt canuyn
vào lòng các ĐMT này qua đường ĐMC.
+ Bơm nước ấm vào lòng ĐMT qua các canuyn bằng seringe để đẩy
hết máu trong ĐM ra ngoài.
+ Rót dung dịch nhựa celloidine tan trong aceton và có thể pha mầu
hoặc không vào một seringe rồi bơm vào ĐM, quá trình bơm vào ĐM có thể
thực hiên bằng tay hay bằng máy với áp lực vừa phải và đều tay khi thấy căng
tay là được. ĐM được thắt ngay sau khi bơm rồi rút canuyn.
Sau bơm khoảng 48- 72h, khi aceton đã bay hơi và nhựa celloidine trở
về trạng thái rắn, tiêu bản tim này được đặt vào chậu acid chlohydric đặc để
bào mòn dần các chất hữu cơ để lộ ra khuôn ĐM. Cuối cùng lấy khuôn đúc
ĐM ra và rửa sạch bằng nước rồi ngâm trong nước khoảng 24h.


25

1.3.3. Kỹ thuật chụp ĐMT chọn lọc

ĐM thận

Hình 1.16: Hình chụp động mạch thận chọn lọc [38]
Phương pháp này được Mason Sones tiến hành lần đầu tiên năm 1959 [33].
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn ống thông từ ĐM đùi hay ĐM
quay, đẩy ngược dòng tới ĐMC, sau đó đầu ống thông được lái chọn lọc vào lỗ
của ĐMT trái hay phải. Bơm thuốc cản quang vào ĐMV và quay phim để quan

sát sự lưu chuyển của chất cản quang trong lòng mạch. Thời gian bơm chỉ
khoảng 2 – 3 giây nhưng thời gian chụp phải đủ dài để chất cản quang có thể đến
được tất cả các nhánh nhỏ và các nhánh nối thông.
1.3.4. Chụp cộng hưởng từ

Hình 1.17: Hình chụp cộng hưởng từ động mạch thận [24]


×