Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của cha mẹ về chăm sóc răng miệng ở trẻ 3 5 tuổi tại trường mầm non phương canh – quận nam từ liêm hà nội, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 73 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng là một trong những bệnh răng miệng có tỷ lệ mắc cao,
theo tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ mắc bệnh sâu răng đứng thứ 4 sau bệnh
về tim mạch, ung thư và AIDS [1].
Tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ khác nhau ở các nước khác nhau, ở Saudi
Arabia là 74,8% [2], Ả Rập là 72,5% [3], ở Pakistan là 51% [4], ở Mỹ là 28%
[5] và ở Autralia là 33,4% [6]. Sự khác nhau về tỷ lệ này được giải thích do
sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, chế độ ăn uống, lối sống, cũng như thái độ
của cha mẹ về việc dự phòng sâu răng cho trẻ và việc thực hiện chính sách dự
phòng fluor hiệu quả ở một số quốc gia [7],[8],[9]. Ở Việt Nam, theo kết quả
điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc (năm 1999-2001), tỷ lệ sâu răng sữa ở
trẻ em độ tuổi 6–8 tuổi là 84,9% [10].
Bệnh sâu răng thường xuất hiện sớm, gặp ở cả răng sữa và răng vĩnh
viễn gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên sâu răng sữa không chỉ gây đau
mà còn làm cho trẻ nhai kém, biếng ăn, mất ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển
thế chất, ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn, và sai khớp cắn. Sâu răng
sữa còn có thể gây mất răng sữa sớm làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức
năng ăn nhai của trẻ [11].
Chi phí cho chăm sóc nha khoa lớn đứng thứ 4 sau chi phí dành cho
điều trị các bệnh về máu, các bệnh thần kinh và các bệnh về hô hấp và chiếm
khoảng 28,3% chi phí điều trị ngoại trú, tuy nhiên nhận thức trong cộng đồng
về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ vẫn chưa đầy đủ vì thống kê cho
thấy phần chi phí chăm sóc nha khoa của trẻ em dưới 6 tuổi chỉ có 4% [12].
Sự phát triển răng miệng cũng như phòng ngừa bệnh sâu răng cho trẻ
từ 3-5 tuổi phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ


2
trong hướng dẫn, giám sát cách chải răng của trẻ, khám định kỳ răng miệng


cho trẻ…vì ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng độc lập chăm sóc răng miệng.
Trường mầm non Phương Canh nằm ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có
số lượng trẻ khá đông, tuy nhiên chưa có nghiêu cứu nào về bệnh sâu răng của
trẻ em ở trường, việc nghiên cứu điều tra tỷ lệ mắc bệnh sâu răng và tìm
những yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng của trẻ để có các giải pháp can
thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc, giảm sự ảnh hưởng của bệnh sâu răng đến chức
năng ăn nhai và thẩm mỹ của trẻ là cần thiết. Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của cha mẹ về
chăm sóc răng miệng ở trẻ 3-5 tuổi tại trường mầm non Phương Canh –
Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội, năm 2016” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng lứa tuổi 3-5 tuổi của học sinh
trường mầm non Phương Canh – Hà Nội, năm 2016.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan về chăm sóc sức khỏe răng miệng
của cha mẹ đến bệnh sâu răng ở nhóm trẻ trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm khác nhau về hình thể răng sữa và răng vĩnh viễn
Răng sữa và răng vĩnh viễn có những đặc điểm khác nhau về hình thể [13], [14]:
1.1.1. Thân răng
• Răng sữa có kích thước thường nhỏ hơn răng vĩnh viễn, trừ răng hàm
sữa có kích thước gần xa lớn hơn răng vĩnh viễn thay thế tương ứng. Thân
răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn, kích thước theo chiều gần xa lớn hơn
chiều cao.
• Mặt nhai thu hẹp nhiều hơn, nông hơn, các múi răng ngắn và hầu như
phẳng, gờ cắn không rõ và các hố rãnh không sâu như răng vĩnh viễn.
• Thân răng sữa được phủ bởi một lớp men và ngà mỏng hơn, đều

đặn hơn và đục hơn.
• Gờ cổ răng nhô cao (nhất là mặt ngoài).
• Trụ men ở cổ răng nghiêng về phía mặt nhai (thay vì về phía lợi như
ở răng vĩnh viễn).
• Cổ răng thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn.
• Vùng tiếp xúc của răng cối sữa rộng hơn (tiếp xúc diện).
• Thành phần chất khoáng gần giống răng vĩnh viễn nhưng tỷ lệ chất
hữu cơ và nước nhiều hơn, chất vô cơ ít hơn.
1.1.2. Chân răng
• Chân răng sữa về mặt tỷ lệ mảnh hơn và dài hơn so với răng vĩnh
viễn tương ứng và kết thúc bởi một chóp răng nhọn. Chân răng hẹp theo chiều
gần xa hơn chiều ngoài trong.
• Chân răng cửa sữa không nghiêng về phía tiền đình (môi, ngoài).


4
• Chân răng tách ra ở gần cổ răng hơn, tạo chỗ cho mầm răng vĩnh
viễn bên dưới phát triển và sau đó cong chụm lại ở phía chóp răng. Sự phân kì
tăng nhờ cổ răng bị hẹp.
1.1.3. Tủy răng (hình thể trong)
• Sàn tủy lồi hơn và nằm sâu trong thân răng hơn, do vậy lớp ngà ở
mặt nhai dày hơn.
• Thể tích buồng tủy lớn hơn răng vĩnh viễn, ống tủy rộng hơn.
• Sừng tủy nằm gần đường nối men ngà hơn.
• Sừng tủy phía gần lên cao hơn sừng tủy phía xa.
• Buồng tủy răng cối dưới lớn hơn răng cối trên.
• Có nhiều ống tủy phụ đi từ sàn buồng tủy đến vùng chẽ chân răng.

Hình 1.1. Sự khác biệt về hình thể răng sữa và răng vĩnh viễn
A:

B:
C:
D:
E:
F:
G:
H:

chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn.
chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn.
tỷ lệ buồng tủy răng sữa lớn hơn và sừng tủy nằm gần đường nối men.
gờ cổ răng sữa nhô cao.
trụ men răng sữa nghiêng về phía mặt nhai.
cổ răng sữa thu hẹp hơn.
chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng).
chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng gần về
phía chóp thì càng tách xa hơn.


5
1.2. Chức năng hệ răng sữa
Hệ răng sữa ở trẻ em: là bộ răng tạm thời, bắt đầu mọc lúc khoảng 6
tháng tuổi và mọc đầy đủ lúc khoảng 24-36 tháng tuổi. Ở một bộ răng sữa đầy
đủ có 20 cái, bao gồm: 8 răng cửa sữa, 4 răng nanh sữa, 8 răng cối sữa. Tuy
chúng chỉ có 20 cái và là bộ răng tạm thời. Nhưng hệ răng sữa có chức năng
quan trọng [15]:
• Tiêu hóa và dinh dưỡng.
• Giữ khoảng.
• Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm.
• Phát âm.

• Thẩm mỹ.
1.3. Bệnh sâu răng
1.3.1. Định nghĩa
Tại hội nghị quốc tế về sâu răng lần thứ 50 năm 2003, các tác giả đều
thống nhất: sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa, được đặc
trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu
cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa
lý liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng,
đồng thời là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ
của vật chủ. Quá trình này diễn biến liên tục, nhưng giai đoạn sớm có thể
hoàn nguyên và giai đoạn muộn không thể hoàn nguyên [16],[17].
1.3.2. Bệnh căn của bệnh sâu răng
Sâu răng gần như là một bệnh mắc phải do điều kiện môi trường, vì vậy
các yếu tố tại chỗ là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu của bệnh sâu răng, còn
nguyên nhân tổng quát chỉ là yếu tố nguy cơ [18],[19].


6
• Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng:
+ Mảng bám có vai trò quan trọng trong bệnh nguyên bệnh sâu răng do
các acid sinh ra từ các chất trong mảng bám sẽ phá hủy men răng.
+ Một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh sâu răng: Streptococus
mutans, S.sanguis, S.mitis, S.oralis, các loại Actinomyces và Lactobacillus.
• Vai trò của đường: sự lên men của đường có vai trò lớn trong việc
gây bệnh sâu răng. Sự liên quan trực tiếp giữa chế độ ăn đường và tỷ lệ bệnh
sâu răng phụ thuộc vào cách thức, tần suất ăn đường hơn là tổng lượng đường
tiêu thụ của mỗi cá thể.
Các yếu tố khác:
+ Các yếu tố nội sinh như: men răng thiểu sản hay men răng kém
khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển tổn thương sâu răng nhưng không

gây tăng tỷ lệ các tổn thương khởi phát, răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu
răng cao do dễ lắng đọng và tập trung mảng bám. Hay răng lệch lạc cũng làm
tăng khả năng lưu giữ mảng bám.
+ Các yếu tố ngoại sinh như: ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường
xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng. Thói quen ăn uống
trước khi đi ngủ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, việc cho bú bình kéo dài với sữa và các
loại chất ngọt nhất là bú trong khi ngủ làm tăng tỷ lệ sâu răng gây nên hội
chứng bú bình. Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng
quy cách làm tăng khả năng lưu giữ các mảng bám thức ăn, mảng bám vi
khuẩn do đó làm tăng nguy cơ gây sâu răng. Hay yếu tố di truyền, liên quan
đến hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy với vi khuẩn… Tuy nhiên nó
chỉ tác động rất nhỏ so với yếu tố môi trường.
Sơ đồ Keyes (1960) về cơ chế bệnh sinh đã được Fejerskov và Manji
bổ sung năm 1990 cho thấy mối liên quan giữa yếu tố bệnh căn – lớp lắng vi
khuẩn và các yếu tố sinh học quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành sang


7
thương bề mặt răng, ngoài ra còn có ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hành
vi và kinh tế - xã hội.

Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh sâu răng [19]
1.3.3. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng
Cơ chế bệnh sinh của sâu răng là một quá trình phức tạp, đã có rất
nhiều thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế sâu răng như: thuyết hóa học
của Miller (1881), thuyết tiêu canxi của Davies, thuyết tiêu Protein của
Gottlieb (1946), thuyết tiêu Protein phức hợp vòng càng. Những năm gần đây
người ta quan tâm nhiều đến thuyết động học để giải thích vấn đề này [20].
Theo thuyết động học giải thích rằng sinh lý bệnh quá trình sâu răng là do
quá trình hủy khoáng chiếm ưu thế hơn quá trình tái khoáng do vai trò chuyển

hóa Carbohydrate của vi khuẩn mảng bám trên bề mặt răng, hay quá trình sâu
răng bắt đầu từ khi các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu tố bảo vệ.


8

Hình 1.2. Các yếu tố gây mất ổn định và ổn định sâu răng
1.3.4. Phân loại bệnh sâu răng
Những hiểu biết và cách điều trị bệnh sâu răng ngày càng phát triển. Ngày
nay, chúng ta có thể điều trị sớm những tổn thương sâu răng bằng cách không
xâm lấn như tái khoáng hóa, tránh việc điều trị can thiệp như hàn răng. Để
thực hiện được điều này thì nắm được phân loại và những khái niệm về bệnh
sâu răng là rất cần thiết [20],[21].
1.3.4.1. Phân loại theo Black

Hình 1.3. Phân loại sâu răng theo Black


9
•Classe 1: sâu ở vị trí các hố rãnh của răng.
•Classe 2: sâu ở mặt bên các răng hàm.
•Classe 3: sâu mặt bên các răng cửa nhưng chưa có tổn thương rìa cắn.
•Classe 4: sâu mặt bên các răng cửa có tổn thương rìa cắn.
•Classe 5: sâu cổ răng.
•Classe 6: sâu răng ở vị trí rìa cắn răng cửa hoặc đỉnh múi răng hàm.
1.3.4.2. Phân loại theo vị trí và kích thước
Bảng 1.1. Phân loại sâu răng theo vị trí và kích thước [20].
Kích thước
Trung bình
Rộng

1,2
1,3

Black

Vị trí

Classe I
Classe II
Classe III
Classe IV
Classe V

Hố, rãnh nhẵn

Nhỏ
1,1

Mặt tiếp giáp

2,1

2,2

2,3

2,4

Cổ răng, chân răng


3,1

3,2

3,3

3,4

Rất rộng
1,4

• Vị trí:
Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh các mặt nhẵn.
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp.
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng.
• Kích thước:
Kích thước 1: tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng, cần điều trị phục
hồi, không thể tái khoáng.
Kích thước 2: tổn thương ở mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng,
thành lỗ sâu.
Kích thước 3: tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần
phải có các phương tiện lưu giữ cơ sinh học.


10
Kích thước 4: tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần phải có
phương tiện lưu giữ cơ học hoặc phục hình.
1.3.4.3. Phân loại theo Lubetzki : phân loại theo mức độ
•Độ 1: sâu men.
•Độ 2: sâu men và sâu ngà.

•Độ 3: sâu răng có biến chứng tủy (viêm tủy không hồi phục).
•Độ 4: sâu răng có biến chứng tủy và vùng quanh chóp (tủy hoại tử và
vùng quanh chóp).

Hình 1.4. Sâu răng phân loại theo Lubetzki [21]


11
1.3.5. Phân tích tỷ lệ bệnh sâu răng theo WHO
Các kết quả tỷ lệ SR được so sánh với các chỉ số theo phân loại bệnh
của WHO:
Bảng 1.2. Đánh giá tỷ lệ % sâu răng
Tỷ lệ
> 80%
50% - 80%
<50%

Xếp loại
Cao
Trung bình
Thấp

1.3.6. Các yếu tố nguy cơ gây sâu răng
Có thể chia ra làm 3 nhóm yếu tố như sau [10];
- Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ và cha mẹ trẻ.
- Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống.
- Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
1.3.6.1. Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ và cha mẹ trẻ
Trong hầu hết các nghiên cứu đều nhận thấy những trẻ gia đình có điều
kiện kinh tế thấp có tỷ lệ sâu răng cao hơn những trẻ gia đình có điều kiện

kinh tế cao:
David và CS nghiên cứu cho trẻ em nghèo có nguy cơ sâu răng cao gấp
1,7 lần trẻ em có điều kiện kinh tế gia đình đầy đủ [22].
Okullo và CS qua nghiên cứu cho kết quả những học sinh ở nội thành
được chăm sóc răng miệng tốt hơn nên ít bị mất răng hơn học sinh ở vùng
nông thôn. Những học sinh bố mẹ có trình độ văn hóa cao, ít bị hủ tục, tập
quán chi phối thì có tình trạng răng miệng tốt hơn [23].
Ngoài ra các yếu tố nội sinh, ngoại sinh cũng ảnh hưởng tới sâu răng [24].

1.3.6.2. Nhóm nguy cơ về tập quán ăn uống


12
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu các thói quen ăn uống
liên quan đến bệnh sâu răng ở trẻ em như: tần suất sử dụng đồ ngọt, thức ăn, đồ
uống có nhiều đường, ăn thêm các bữa trong ngày, và buổi tối, tiền sử bú bình…
Theo Trần Văn Trường và CS, tỷ lệ trẻ em sử dụng đồ uống có ga, có
đường, ăn bánh kẹo, đồ ngọt, bổ sung đường vào đồ ăn là phổ biến, và đó là
một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh sâu răng [11].
Chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày, cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu
răng [24].
1.3.6.3. Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Một số tác giả đã nghiên cứu về các yếu tố chăm sóc, VSRM như: thời
điểm bắt đầu chải răng, cách chải răng, khám răng định kỳ, số lần chải răng
trong ngày…cho kết quả có một số yếu tố có thể có sự liên quan giữa chăm
sóc, VSRM với sâu răng.
1.4. Những nghiên cứu về sâu răng sữa
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Bệnh sâu răng đang ngày càng dành được sự quan tâm của các tác giả
trên thế giới. Các nghiên cứu về dịch tễ học sâu răng thường đánh giá dựa vào

tỷ lệ bị sâu răng, chỉ số sâu (S), mất (M) hoặc được trám (T), hay chỉ số SMT
với răng vĩnh viễn và chỉ số smt với răng sữa.
Năm 2003 WHO tiến hành điều tra tỷ lệ mắc chung về sâu răng cho biết
có 60% - 90% trẻ em trong độ tuổi đến trường trên thế giới bị sâu răng [1], năm
2015 nghiên cứu đánh giá trên các độ tuổi khác nhau, kết quả trẻ dưới 6 tuổi tỷ
lệ sâu răng là 80%; trẻ từ 6-12 tuổi chỉ số smt là 1,5; trẻ từ 12-18 tuổi không có
răng bị mất vì sâu răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ cao
(theo bảng đánh giá tỷ lệ sâu răng của WHO), ở trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh sâu


13
răng cao hơn ở trẻ lớn, định hướng cho phụ huynh và các nhà chuyên môn
quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ [21].
Một số nghiên cứu khác về tỷ lệ mắc bệnh sâu răng cho thấy ở Tây
Ban Nha (năm 1995) chỉ số smt là 1,84 ở nhóm trẻ 6 tuổi [25]; ở Pháp
(năm 1992) chỉ số smt là 1,99 [26]; ở Thụy Sỹ (năm 2000) tỷ lệ mắc bệnh
sâu răng nhóm trẻ 4 tuổi là 70% [27]; ở Irlande, 67% số trẻ 5 tuổi bị sâu
răng [28]; ở Bangladesh (năm 1999) chỉ số smt được ghi nhận là 1,1 trong
nhóm trẻ 6 tuổi [29].
Ở Vương Quốc Anh tỷ lệ mắc bệnh sâu răng chiếm 3% độ tuổi từ 1,5
đến 2,5; chiếm 18% trong độ tuổi từ 2,5 đến 3,5 nhưng độ tuổi từ 3,5 đến 4,5
tuổi tỷ lệ mắc là 50% [30]. Tương tự như ở Anh, tại Scotland trẻ 5 tuổi bị sâu
răng chiếm 75% trên tổng số trẻ bị sâu răng [31].
Nghiên cứu bệnh sâu răng theo các chỉ số smt trên 1066 trẻ trong độ
tuổi từ 3-6 tuổi ở Brazil, nhận thấy phần lớn trẻ bị sâu răng hàm, tỷ lệ mắc cao
nhất là 44% ở độ tuổi 5–6 lớn hơn gần 2 lần so với độ tuổi 3–4 [11].
Ở Mỹ, nghiên cứu của trung tâm kiểm soát và dự phòng cho thấy sâu
răng là một bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến, phổ biến gấp 5 lần bệnh hen
suyễn (Pediatric Dentistry Section); tỷ lệ mắc 2% trẻ từ 12–23 tháng; 19% ở
trẻ 24–60 tháng. Nghiên cứu cũng cho biết những đứa trẻ có răng sữa bị sâu

sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn đó là nguy cơ sâu răng ở răng vĩnh viễn, nếu
không áp dụng biện pháp phòng ngừa sớm [32].
Tại Đông Nam Á, nghiên cứu ở Thái Lan năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở
tuổi 12 là 58 – 80% [33].
1.4.2. Những nghiên cứu bệnh sâu răng ở Việt Nam
Cũng như các nước phát triển, tỷ lệ sâu răng ở Việt Nam cũng rất cao,
có chiều hướng gia tăng nhất là các vùng nông thôn, những nơi nha học
đường (NHĐ) hoạt động chưa hiệu quả. Theo kết quả điều tra ở Việt Nam tỷ
lệ mắc bệnh sâu răng chiếm 50 – 90% dân số [34].


14
Kết quả điều tra năm 1990 cho thấy tỷ lệ sâu răng tuổi 12 ở miền Bắc là
43,33%, chỉ số SMT là 1,15; miền Nam là 76,33%, chỉ số SMT là 2,93; trên
toàn quốc tỷ lệ sâu răng là 55,7%, chỉ số SMT là 1,82 [35].
Năm 2004, Hoàng Tử Hùng đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở một số tỉnh
miền Nam là 70,49%, ở Thuận Hải là 72,14% [36].
Theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt TW, tại Lào Cai: trẻ 12
tuổi có 39,6% bị sâu răng, SMT là 0,09; trẻ 15 tuổi có 60,3% bị sâu răng và
SMT là 1,35; tại Hà Nội: trẻ 12 tuổi có 52,8% bị sâu răng và SMT là 1,6; trẻ
15 tuổi có 63,6% bị sâu răng và SMT là 2,5 [37].
Nghiên cứu của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại Học Y Hà Nội
cho kết quả: tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 4–8 tuổi là 81,6%, smt ở nhóm tuổi 4–8 là
4,7; tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 4–8 tuổi là 16,3 %, SMT là 0,30 [38].
1.5. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan về chăm sóc răng miệng
của cha mẹ đến bệnh sâu răng của trẻ
Tác giả Paunio (Phần Lan) đã nghiên cứu về trình độ học vấn của
cha/mẹ trẻ, sự quan tâm của họ tới sức khỏe răng miệng như tần suất chải
răng của con, sử dụng fluor và thói quen ăn uống (ăn đồ ngọt, đồ uống vào
ban đêm) ở những gia đình mới có một con đầu, kết quả: có 21,8% trẻ 3 tuổi

tự chải răng hàng ngày trong đó gần 50% chải răng dưới sự giám sát của mẹ,
5,5% dưới sự giám sát của cha. Có 60% trẻ ăn kẹo nhiều hơn 1 lần/tuần. Kem
đánh răng có fluor, được sử dụng thường xuyên với 30% trẻ. Nghiên cứu còn
cho thấy thái độ và sự hiểu biết của mẹ là yếu tố chính ảnh hưởng đến thói
quen về sức khỏe của trẻ. Nếu người mẹ quá trẻ sẽ gặp những khó khăn để
đảm nhận trách nhiệm trong việc nuôi dạy trẻ [39].
Tác giả Watt cho biết trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi có điều kiện sống
khó khăn bị bệnh sâu răng là 40% còn những trẻ sống trong điều kiện tốt hơn


15
có tỷ lệ sâu răng là 16% [40]. Tại Scotland những trẻ có điều kiện sống khó
khăn bị sâu răng cao gấp 3 lần những trẻ khác [30].
Ở Việt Nam, theo Trương Mạnh Dũng và Vũ Mạnh Tuấn đánh giá về
bệnh răng miệng ở trẻ 4–8 tuổi chỉ ra rằng tổng thời gian cho mỗi lần chải
răng của trẻ: < 1 phút là 14,2%; từ 1–2 phút là 35,8%; 3–5 phút là 43,6%;
5,5% trẻ chải răng ngày 3 lần; 67,5% trẻ có thói quen ăn vặt; 89,2% phụ
huynh cần được cung cấp thông tin về phương pháp chải răng; 4,8% trẻ có
mức nguy cơ sâu răng cao; 3,2% ở mức nguy cơ rất cao [38].
Theo Nguyễn Thanh Thủy và Vũ Thị Hoàng Lan nghiên cứu tại trường
tiểu học Nhật Tân trên thực hành phòng chống sâu răng của người chăm sóc
chính cho trẻ cho thấy: chỉ có 29,4% phụ huynh học sinh không cho trẻ
ăn/uống đồ ngọt thường xuyên; 40,9% phụ huynh đưa trẻ đi khám răng định
kỳ. 27,9% phụ huynh bố trí thời gian để kiểm tra con mình khi chải răng xem
trẻ đã chải đúng cách chưa. Chỉ có 50% phụ huynh thay bàn chải định kỳ cho
con 3 tháng/lần. Nghiên cứu cũng chỉ ra phụ huynh không được tiếp cận
thông tin về bệnh sâu răng thì con sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao gấp 2,7 lần
so với con của phụ huynh được tiếp cận thông tin [41].
Bệnh răng miệng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại Việt Nam đang có
chiều hướng gia tăng, để kiểm soát bệnh có hiệu quả, nhất thiết phải nắm

được thực trạng bệnh và đánh giá được các yếu tố liên quan để đưa ra các
biện pháp phòng và điều trị thích hợp [38].


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Học sinh 3-5 tuổi tại trường mầm non Phương Canh, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội năm 2016.
+ Cha, mẹ trẻ 3-5 tuổi tại trường mầm non Phương Canh, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội năm 2016.
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
•Tiêu chuẩn chọn nhóm trẻ vào nghiên cứu:
+ Trẻ từ 3-5 tuổi, đang học tại trường mần non Phương Canh, Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
+ Được sự đồng ý của cha/mẹ trẻ, hoặc giáo viên chủ nhiệm.
+ Trẻ hợp tác tốt, đồng ý cho thăm khám.
- Tiêu chuẩn chọn cha mẹ trẻ: Chọn cha hoặc mẹ là người đã đồng ý
cho trẻ tham gia vào nghiên cứu và đồng ý việc bản thân tham gia vào
nghiên cứu.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ những trẻ có một trong những tiêu chuẩn sau:
+ Không có mặt trong lúc khám và điều tra.
+ Mắc các bệnh tâm thần, tự kỷ, toàn thân, cấp tính tại chỗ.


17

•+ Trẻ không có các bệnh lý răng miệng khác: dị tật bẩm sinh răng như
bệnh sún răng tiến triển chậm ở trẻ em, sinh men bất toàn, khe hở môi – vòm
miệng, đang điều trị nắn chỉnh răng…
Loại trừ những cha/mẹ có trẻ không được khám.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.2.1. Thời gian
Bảng 2.1. Sơ đồ Gantt về công việc thực hiện.
11/201

12/2015 1/201

5

2/2016 3/2016

4/2016

6

Viết đề
cương
Thông qua
đề cương
Lấy số liệu
Xử lý số
liệu, hoàn
thiện đề tài.
Bảo vệ
khóa luận
2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trường mầm non Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt Đại Học Y Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

5/201
6


18
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Nghiêu cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
n = Z2(1-α/2)

p(1-p)
d2

Trong đó:
+ n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết.
+ Z: hệ số tin cậy, ở mức xác suất 95%, Z(1-α/2)= 1,96
+ p: tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của trẻ 3–5 tuổi, p=0,38
Theo nghiên cứu đánh giá tỷ lệ sâu răng lứa tuổi mầm non 4-5 tuổi ở trường
mầm non Việt Bum, Hai Bà Trưng, Hà Nội là 38% [42], nên tôi lấy p = 0,38.
+ d: khoảng cách sai lệch mong muốn (5%)
Theo công thức trên cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra là n = 362 trẻ.
Thực tế nghiên cứu là 370 trẻ.
Vì số trẻ được khám là 370 trẻ nên tôi tiến hành điều tra 370 cha /mẹ
học sinh.

2.2.2.2. Chọn mẫu
• Chọn mẫu học sinh
- Bước 1: Lập danh sách toàn bộ 400 trẻ 3-5 tuổi của trường.
- Bước 2: Gán cho mỗi trẻ một mã số.
- Bước 3: Sử dụng phần mềm R 2.15 để chọn mẫu ngẫu nhiên đơn ra
danh sách 370 trẻ để chọn vào nghiên cứu.
• Chọn mẫu cha mẹ học sinh
- Chọn toàn bộ cha/mẹ học sinh đã được chọn vào nghiên cứu.


19
Các biến số trong nghiên cứu
Bảng 2.2. Các biến số trong nghiên cứu
Mục
tiêu

Tên biến số

Thực trạng bệnh sâu răng của trẻ
Mục
Phân bố nhóm trẻ theo giới
tiêu 1
Phân bố nhóm trẻ theo tuổi
Đặc điểm của cha/mẹ trẻ
Tỷ lệ sâu răng sữa
Tỷ lệ sâu răng sữa theo giới
Tỷ lệ sâu răng sữa theo tuổi
Sâu răng sữa theo vị trí răng/cung răng
Trung bình sâu mặt răng sữa theo mức độ theo giới


Cách
thu
thập
Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Khám
Khám
Khám
Khám
Khám
Khám

smtr theo giới
Khám
smtmr theo giới
Khám
Một số yếu tố liên quan về CSRM của cha mẹ đến bệnh SR của trẻ
Mục
tiêu 2

Mối liên quan giữa thời điểm bắt đầu chải răng cho trẻ
và bệnh SR
Mối liên quan giữa thời gian khám định kỳ cho trẻ và
SR
Mối liên quan giữa giám sát trẻ khi chải răng và SR
Mối liên quan giữa thay bàn chải đánh răng cho trẻ và
SR
Mối liên quan giữa số lần chải răng trong ngày của trẻ

và SR
Mối liên quan giữa thói quen ngậm đầu vú của trẻ và
SR
Mối liên quan giữa thói quen ăn/uống đồ ngọt ngoài 3
bữa chính của trẻ và SR

Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Phỏng
vấn


20
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Các bước tiến hành
•Bước 1: Chọn tất cả các trẻ, cha/ mẹ trẻ có đủ tiêu chuẩn, lập danh sách
nhóm nghiên cứu
•Bước 2: Khám lâm sàng trong miệng
•Bước 3: Phỏng vấn phụ huynh về thói quen nuôi dưỡng hàng ngày
•Bước 4: Nhập và xử lý số liệu

•Bước 5: Viết báo cáo đề tài
2.2.3.2. Dụng cụ khám
- Trang phục bảo vệ gồm: áo blouse, mũ, khẩu trang, găng vô khuẩn.
- Bộ khay khám răng: khay quả đậu, gương, gắp, thám trâm.
- Bông, cồn, găng tay, đèn chiếu sáng, quả bóp xì khô.
- Dụng cụ để khử khuẩn.
- Phiếu khám.

Hình 2.1. Dụng cụ khám


21
2.2.3.3. Người khám
Sinh viên Y6 chuyên khoa Răng hàm mặt (lớp Y6 Răng Hàm Mặt viện
đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội) đã được tập huấn thống
nhất về cách khám, phỏng vấn và viết phiếu đánh giá.
2.2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu về thực trạng sâu răng sữa ở trẻ
- Bước 1: Tập huấn cho các cộng tác viên về cách khám, phỏng vấn và
cách điền vào phiếu đánh giá.
- Bước 2: Tổ chức khám: Dưới ánh sáng tự nhiên nơi đủ ánh sáng, kết
hợp đèn chiếu sáng, khám đúng phương pháp. Khám phát hiện sâu răng bằng
phương pháp quan sát thông thường và kết hợp quả bóng xì hơi, thám trâm
qua các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá.
- Bước 3: Ghi vào phiếu khám.
* Số liệu về các yếu tố liên quan
•Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức họp phụ huynh học sinh
lúc đón trẻ cuối buổi học.
•Bước 2: Các cộng tác viên hướng dẫn điền vào phiếu phỏng vấn kiến
thức – thực hành chăm sóc răng miệng của cha mẹ về phòng bệnh sâu răng

của trẻ cho cha/mẹ học sinh.
•Bước 3: Phát phiếu phỏng vấn cho phụ huynh học sinh và thu lại.
2.3. Các chỉ số và tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá tổn thương sâu răng
2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS và
để thuận lợi cho việc khám, phân loại sâu răng, trong nghiên cứu này quy định:


22
Mã số 0: Tương ứng với ICDAS=0, răng lành mạnh, không có bằng
chứng nào có xoang sâu, sau khi thổi khô răng 5 giây không thấy có đốm
trắng đục hay nghi ngờ có đóm trắng đục.

Hình 2.2. Răng lành mạnh, mã số 0
Mã số 1: Tương ứng ICDAS=1: khi răng ướt không thấy đổi màu, nhưng
sau khi thổi khô 5 giây thấy có đốm trắng đục hay sự đổi màu nâu.

Hình 2.3. Sâu răng mã số 1
Mã số 2: Tương ứng ICDAS=2: khi răng ướt thấy có đốm trắng đục hay
màu nâu vàng.

Hình 2.4. Sâu răng mã số 2


23
Mã số 3: Tương ứng ICDAS mã số 3 trở lên, từ mất liên tục bề mặt men
răng tới hình thành xoang sâu.

Hình 2.5. Sâu răng mã số 3
2.3.2. Chỉ số smtr (tổng số răng sữa sâu - mất - trám)

Chỉ số smtr dùng cho răng sữa với tổng số răng là 20 răng. Răng chưa
mọc, răng thừa, răng vĩnh viễn không được tính vào chỉ số này.Tiêu chuẩn
đánh giá gồm:
• s (sâu): gồm tất cả các răng bị sâu và răng đã hàn có sâu tái phát.
• m (mất): răng mất không còn trên cung hàm do sâu.
• t (trám): bao gồm răng đã hàn, không sâu.
+ Đối với 1 người
smtr (1 người) = s + m + t
+ Đối với 1 nhóm người, 1 quần thể dùng số trung bình răng sâu mất
trám.
Tổng số smtr của từng cá thể
Tổng số người khám
2.3.3. Chỉ số smtmr (tổng bề mặt răng sữa sâu – mất – trám)
smtr (1 quần thể) =

Chỉ số smtmr ghi nhận tổng số bề mặt răng sữa sâu, mặt răng mất, mặt
răng trám. Tiêu chuẩn đánh giá gồm:


s (sâu): gồm tất cả các mặt răng bị sâu và mặt răng hàn có sâu tái phát.



m (mất): mặt răng mất không còn trên cung hàm do sâu.



t (trám): bao gồm các răng đã hàn không sâu.
+ Đối với 1 người
smtmr (1 người) = s + m + t

+ Đối với 1 nhóm người, 1 quần thể dùng số trung bình mặt răng sâu


24
mất trám.
smtmr (1 quần thể) =

Tổng số smtmr của từng cá thể
Tổng số người khám

2.3.4. Chẩn đoán phân biệt
Sâu răng có thể nhầm với các khiếm khuyết do phát triển trong giai đoạn
hình thành răng. Phân biệt có thể dựa vào các yếu tố [43], [44]:
Triệu chứng
Màu sắc

Vị trí

Ê buốt ngà

Thay đổi màu sắc răng
không do sâu răng
Màu trắng đục, nâu vàng trên
Màu trắng đục, nâu vàng
men răng.
trên men, ngà răng.
Hố rãnh mặt nhai, mặt gần, mặt Toàn bộ mặt răng, có thể ở
xa, mặt ngoài hoặc mặt trong các một răng do bị chấn thương
răng hàm sữa.
gây chết tủy, hoặc trên

Mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt
nhiều răng sữa, có tính chất
trong các răng cửa và răng nanh sữa. đối xứng.
Không ê buốt ngà khi có kích
Không ê buốt ngà khi có
thích.
kích thích.
Sâu răng sữa giai đoạn sớm

2.4. Sai số và cách khắc phục
- Sai số có thể gặp phải:
Sai số có thể gặp khi phỏng vấn thông tin do sai số nhớ lại khi phỏng
vấn từ phía bố mẹ đối tượng nghiên cứu.
Bỏ sót tổn thương trong quá trình khám
- Cách khống chế:
Giải thích rõ mục đích và nội dung nghiên cứu để nhà trường và phụ
huynh học sinh hiểu và hợp tác khi triển khai nghiên cứu.
Xây dựng bộ câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.
Tập huấn kỹ cho người khám: đội khám gồm 15 người, là sinh viên lớp Y6
Răng Hàm Mặt được tập huấn thống nhất cách khám và phương pháp đánh giá.
Chọn ra 5-10% số học sinh trong mẫu nghiên cứu, tiến hành khám lại
bởi cùng một người và bởi cùng một người khác để đánh giá độ tin cậy giữa
cùng một người khám và giữa những người khám khác nhau. Kết quả thu


25
được: Kappa nhóm = 0,85 với khám riêng. Đạt mức thống nhất cao trong
khám răng miệng.
Nhập số liệu hai lần bởi cùng một người.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện khi có sự cho phép của Hội đồng khoa học
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám hiệu, cô
giáo chủ nhiệm lớp mầm non hoặc của phụ huynh học sinh.
- Quy trình khám, vấn đề vô khuẩn được đảm bảo không gây bất kỳ ảnh
hưởng xấu nào cho trẻ. Toàn bộ quá trình khám được giám sát bởi giáo viên
hướng dẫn. Trong quá trình nghiên cứu không tiến hành thử nghiệm nào.
- Nghiên cứu phục vụ cho công tác chuyên môn ngoài ra không còn mục
đích nào khác.
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng
miệng cho học sinh. Những trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được tư vấn về kiến
thức liên quan đến bệnh sâu răng sau khi khám. Trước khi tham gia nghiên
cứu, học sinh, cha mẹ học sinh và ban giám hiệu nhà trường được cung cấp
đầy đủ thông tin về chương trình nghiên cứu và bản cam kết tham gia nghiên
cứu. Các kết quả khám lâm sàng và hướng điều trị được thông báo cho cha
mẹ học sinh thông qua phiếu khám răng cho học sinh. Mọi thông tin cá nhân
sẽ được giữ bí mật.
- Những thông tin sử dụng trong nghiên cứu được giữ bí mật.
2.6. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm excel 2010, phần mềm epi
info 7 và SPSS.16.0.


×