1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm lợi là một trong những bệnh răng miệng có tính chất xã hội và phổ
biến. Bệnh mắc sớm, tỷ lệ cao và chi phí chữa trị khá lớn. Theo báo cáo của
tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 2007, bệnh răng miệng chiếm vị trí thứ
tư trong số các bệnh có chi phí chữa trị lớn nhất trên thế giới [2],[16],[18].
Cũng theo nguồn tư liệu trên, trong hầu hết các nước có thu nhập thấp và
trung bình, đầu tư trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là thấp và các
nguồn lực chủ yếu được phân bố cho răng miệng ở trẻ em có yếu tố nguy cơ
thông thường liên quan đến môi trường không lành mạnh và thái độ, hành
vi,nhiều người cho rằng người trẻ tuổi ngày nay ít bị viêm lợi hơn thế hệ
trước cũng như tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh viêm lợi giảm trên toàn
thế giới. Tuy nhiên các nhà dịch tễ học có lẽ phải tìm thêm dữ kiện để có tầm
nhìn chung về bệnh viêm lợi. Y văn cũng cho thấy ở thanh thiếu niên và
người trưởng thành tình trạng bệnh viêm lợi cũng được cải tiến ở một số nước
phát triển,nhất là ở các nước Bắc và Tây Châu Âu.
Ở nước ta, năm 1999-2001, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với
trường đại học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng
miệng trên toàn quốc và kết quả là [42]:
- Trẻ 6-8 tuổi: 25,5% có cao răng; 42,7% có chảy máu lợi;
- Trẻ 12-14 tuổi; 78,4% có cao răng: 71,4% có chảy máu lợi.
Năm 2004, điều tra Nguyễn Đăng Nhỡn về thực trạng bệnh viêm lợi của
học sinh 6 và 12 tuổi ở xã Phú Lâm, Yên Sơn, Tuyên Quang cho thấy [2]:
-
Trẻ 6 tuổi: 11,72% có cao răng: 20,31% có chảy máu lợi:
-
Trẻ 12 tuổi: 62,50% có cao răng: 31,25% có chảy máu lợi:
Chính vì những yếu tố trên mà việc điều trị và dự phòng bệnh răng
miệng, đặc biệt ở trẻ em ngày càng trở thành vấn đề thời sự cấp thiết.
2
TCYTTG cũng đã đưa vào định hướng và chiến lược về sức khỏe răng miệng
toàn cầu nhấn mạnh đến việc cần nghiên cứu về bệnh viêm lợi đặc biệt ở lứa
tuổi học đường.Từ đó đưa ra những chiến lược dự phòng bệnh viêm lợi trong
tương lai.
Trường tiểu học Xuân La – Quận Tây Hồ - Hà Nội, ở phía bắc trung
tâm Hà Nội. Có tốc độ đơ thị hóa rất nhanh. Cơng tác nha học đường cịn
nhiều bất cập,việc chăm sóc sức khỏe ban đầu gần như bỏ ngỏ. Trong khi
đó, mức sống ngày càng nâng cao, chế độ ăn hàng ngày, ngày càng phong
phú, đa dạng, nhưng ý thức về chăm sóc răng miệng chưa có nhiều cải
thiện, nhất là ở trẻ em.
Căn cứ tình hình thực tế cũng như các kế hoạch hành động dựa trên định
hướng, mục tiêu chung tại Việt Nam và trên thế giới, nhằm góp phần nghiên
cứu thực trạng bệnh viêm lợi trẻ em miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng để
nâng cao hiệu quả cơng tác dự phịng và điều trị sớm cho trẻ, chúng tôi tiến
hành đề tài “Thực trạng bệnh viêm lợi và một số yếu tố ảnh hưởng ở học
sinh tuổi từ 6 đến 11 tại trường tiểu học Xuân La – Quận Tây Hồ - Hà Nội
năm 2014”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.
Xác định tỷ lệ bệnh viêm lợi ở học sinh tuổi từ 6 đến 11 tại trường
Tiểu Học Xuân La – Quận Tây Hồ - Hà Nội năm 2014.
2.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm lợi ở nhóm học sinh trên .
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu lợi
Hình 1.1: Cấu trúc vùng quanh răng
Lợi là một vùng đặc biệt của niêm mạc miệng, liên quan trực tiếp đến
răng, phủ phần rìa của mào ổ răng. Niêm mạc lợi giống như niêm mạc hàm
ếch, là tổ chức sợi niềm. Nó dính chặt xương ở dưới. Ở phía ngách lợi má,
giữa niêm mạc lợi và niêm mạch di động của miệng, có một đường ranh giới
rõ rệt. Ở mặt lưỡi của lợi hàm dưới cũng có mọt đường ranh giới như vậy
giữa niêm mạc lợi và niêm mạc sàn miệng. Riêng mặt hàm ếch của lợi hàm
trên giữa niêm mạc hàm ếch và niêm mạc lợi khơng có ranh giới rõ rệt.
Nhú lợi
Đường ranh giới giữa
lợi và niêm mạc
miệng
Hình 1.2: Hình ảnh lâm sàng của lợi
4
Lợi được phân chia thành: lợi tự do và lợi dính.
a. Lợi tự do: là phần lợi khơng dính xương, ôm sát cổ răng và kẽ giữa
các răng. Lợi tự do cùng với cổ răng tạo nên túi lợi. Bình thường túi lợi sinh
lý sâu 0,5-1mm, khi răng mới mọc, khe lợi có thể sâu 0,8 - 2mm. Đáy khe lợi
ở ngang với cổ răng. Lợi có màu hồng nhạt, săn. Màu và độ trương lực của lợi
thay đổi trong quá trình sinh lý và bệnh lý. Lợi tự do gồm hai thành phần khác
nhau về mặt bệnh lý: nhú lợi và đường viền lợi.
Nhú lợi là phần lợi ở kẽ răng, kẽ răng được che kín bởi hai nhú lợi; một
phía trong và một ở phía ngồi. Giữa hai nhú lợi là một vùng lõm.
Đường viền lợi khơng dính vào răng mà ôm sát vào cổ răng, chiều cao
khoảng 0,5mm. Mặt trong của đường viền lợi là thành ngoài của rãnh lợi.
Hình thể của nhú lợi và đường viền phụ thuộc vào hình thể của răng, chân
răng và xương ổ răng. Đồng thời nó cịn phụ thuộc vào vị trí của răng trên
xương hàm.
Lợi tự do tiếp với vùng lợi dính và có một cái rãnh (gọi là rãnh dưới lợi
tự do) là ranh giới giữa lợi tự do và lợi dính.
b. Lợi dính: là vùng lợi bám dính vào chân răng ở ngang cổ răng và mặt
ngoài xương ổ răng ở dưới. Mặt ngồi vùng lợi dính cũng như mặt ngoài của lợi
tự do đều được phủ bởi lớp biểu mơ sừng hóa. Mặt trong lợi dính có hai phần:
phần bám vào chân răng khoảng 1,5 mm gọi là vùng bám dính, và phần bám vào
mặt ngồi xương ổ răng.
Chiều cao của vùng lợi dính thay đổi tùy theo người. Chiều cao trung
bình của lợi dính (từ 4-6 mm) có thể đo được ở mặt ngồi các răng cửa hàm
trên là 4 mm và ở mặt trong các răng hàm hàm dưới là 6mm. Bề dày lợi
thay đổi từ 0,5mm đến 2,5mm ở mặt ngoài và tỷ lệ nghịch với chiều cao
của lợi. Kích thước nhú lợi từ răng cửa đến răng hàm thay đổi từ 2 - 6mm
theo chiều ngoài trong, từ 0,3 -1,5mm theo chiều đứng.
5
Bề mặt của vùng lợi dính bình thường khơng nhẵn như bề mặt lợi tự do mà
có dấu hiệu lấm tấm kiểu da cam. Sở dĩ có hình ảnh cấu trúc như trên là do
những bó sợi trong tổ chức liên kết của lợi bám vào lóp biểu mơ của lợi dính.
Lợi thường chắc, màu hồng nhạt, tuy nhiên có thể thay đổi tùy từng
người, tùy theo độ dày của lớp biểu mô của lợi, tùy theo mức độ sừng hóa của
lớp biểu mơ đó và tùy theo số lượng sắc tố có ở niêm mạc lợi. Phần lợi dính
rộng nhất là ở răng cửa khoảng 4-7mm, hẹp dần về phía sau. Răng số 8 khơng
cịn lợi dính.
1.2. Cấu trúc vi thể
Niêm mạc lợi gồm hai thành phần: biểu mô và tổ chức liên kết đệm.
a. Biểu mô lợi: tùy theo lớp biểu bì phủ bề mặt vùng lợi dính và mặt
ngoài của đường viền lợi hay mặt trong đường viền lợi (thành ngồi rãnh lợi)
mà có cấu trúc vi thể khác nhau.
Biểu bì phủ bề mặt vùng lợi dính và mặt ngồi đường viền lợi là lớp biểu
bì sừng hóa. Nó gồm từ sâu ra nơng bốn lớp tế bào sau đây: lóp tế bào đáy,
lớp tế bào gai, lớp tế bào hạt và lớp tế bào sừng hóa.
Lớp tế bào đáy gồm một hàng tế bào vuông hoặc trụ thấp nằm trên một
màng đáy ngăn cách với tổ chức đệm ở dưới.
Lớp tế bào gai gồm những tế bào hình đa diện nối với nhau bằng những
cầu nối.
Lớp tế bào hạt và lớp tế bào sừng hóa gồm những tế bào dẹt. Khác với
biểu mô niêm mạc (lớp đáy thường không lồi lõm nhiều), biểu mô của lợi ở
vùng này có nhiều lồi hẹp ăn sâu xuống lớp đệm ở dưới.
6
Lớp tế bào hạt và tế bào
sừng hóa
Lớp tế bào gai
Lớp tế bào đáy
Hình 1.3: Hình ảnh vi thể biểu mơ lợi
Dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy: cực đáy của lớp tế bào đáy
khơng đều, có nhiều lồi lõm và dính với màng đáy bởi bán desmosom, những
cầu nối giữa các tế bào đa diện của lớp tế bào gai là những desmosom. Người
ta còn thấy những sợi trương lực (tonofibrille) của tế bào đến bám vào những
desmosom và bán desmosom nói trên. Và càng gần đến lớp tế bào sừng hóa
thì các sợi trương lực trong tế bào càng nhiều hơn. Ở lớp tế bào hạt nó thường
kết hợp với những hạt keratohyalin. Hạt này biến mất ở lớp tế bào sừng hóa
và trong tế bào của lớp này thường có những sợi dầy đặc hình thành do sự
phát triển của những tơ trương lực. Ngoài ra ở lớp biểu mơ lợi cịn có những
hạt sắc tố melanin. Những hạt này được tạo ra bởi những hắc tố bào
(melanocyte) nằm trong lớp tế bào đáy.
-
Biểu bì phủ bề mặt trong đường viền lợi (hay biểu bì phủ rãnh lợi) là
biểu mơ khơng sừng hóa. Nó liên tiếp với phía trên bởi biểu mơ sừng hóa của
bờ lợi tự do và ở dưới với biểu mô bám dính.
-
Biểu mơ bám dính: là biểu mơ ở đáy rãnh lợi bám dính vào răng. Lớp
biểu mơ này về mặt hình thái khác với biểu mơ ở nơi khác của lợi và theo
nhiều tác giả, biểu mơ này có nguồn gốc liên bào cơ quan tạo men. Ở chỗ biểu
mô bám dính và men liên bào có hình thái của tế bào tạo men thoái triển trái
lại ở chỗ biểu mơ bám dính vào xương răng liên bào có hình thái của sợi tế
bào trung gian của cơ quan tạo men.
7
Biểu mô lợp rãnh lợi cũng như biểu mô bám dính khơng bao giờ sừng
hóa và khơng có những lồi ăn sâu vào tổ chức đệm ở dưới.
Dưới kính hiển vi điện tử, một số tác giả thấy lớp biểu mơ này bám dính
vào răng (men răng và xương răng) bởi những bán desmosom.
b. Tổ chức đệm của lợi: là một tổ chức liên kết có nhiều sợi keo và rất ít
sợi chun. Những sợi keo sắp xếp thành những bó sợi lớn hình thành một hệ
thống sợi của lợi trong đó những bó sợi chính sau đây giữ vai trị chức phận
quan trọng:
Nhóm sợi vịng
Nhóm Răng - Lợi
Nhóm Răng – Màng xương
Nhóm xương ổ Răng – Lợi
Hình 1.4: Hệ thống sợi của lợi
-
Nhóm răng lợi gồm những bó sợi đi từ xương răng (ở cạnh chỗ bám
của biểu mô bám dính) đến lợi.
-
Nhóm xương ổ răng lợi gồm những bó sợi đi từ mào xương ổ răng đến lợi.
-
Nhóm bó sợi vịng gồm những bó sợi nhỏ chạy vịng quanh răng.
-
Nhóm răng răng gồm những bó sợi đi từ mặt gần đến mặt xa vùng
chân răng gần cổ của hai răng cạnh nhau.
-
Nhóm răng màng xương gồm những bó sợi đi từ mặt trong và mặt
ngoài vùng chân răng gần cổ đến bám vào màng xương mặt trong và mặt
ngoài xương ổ răng.
c. Mạch máu ở lợi: gồm hệ mao mạch xuất phát từ động mạch xương ổ
răng. Động mạch này đi trong những ống trong xương ổ răng và thốt ra ngồi ở
mào ổ răng thuộc vùng kẽ giữa hai răng mà đi vào lợi để cung cấp máu cho nhú
lợi và vùng lợi lân cận ở phía ngách lợi và ở phía lưỡi hoặc hàm ếch. Ở lợi,
8
những nhánh cùng của động mạch xương ổ răng tiếp nối với những nhánh
ngoại biên của động mạch lưỡi, động mạch cơ mút, động mạch cằm và động
mạch hàm ếch để hình thành một lưới mạch máu cung cấp máu cho lợi và
niêm mạc miệng vùng ngách lợi và vùng lưỡi hoặc hàm ếch.
d. Thần kinh cảm giác của lợi: trong lớp đệm của lợi, người ta cũng thấy
những nhánh thần kinh khơng có bao myelin. Những nhánh thần kinh đó đi
tới lớp biểu mơ và tận cùng bằng những nhánh tận, trong đó người ta cũng
thấy có những thể Meissner và thể Krause.
Lợi mặt ngoài của các răng cửa, răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên
được phân bố từ các nhánh môi trên của thần kinh dưới hốc mắt. Lợi khẩu cái
được phân bố do dây thần kinh khẩu cái lớn ngoại trừ vùng sau răng cửa là do
dây thần kinh mũi khẩu cái. Lợi mặt lưỡi hàm dưới được phân bố do dây thần
kinh dưới lưỡi là nhánh tận của thần kinh lưỡi. Lợi mặt ngoài các vùng răng
cửa, răng nanh, răng cối nhỏ hàm dưới do dây thần kinh cằm phân bố. Lợi
mặt ngoài của các răng hàm lớn hàm dưới do thần kinh miệng chi phối.
1.3. Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi được chia thành nhiều nhóm bệnh. Viêm lợi cấp thường
gặp nhất là do tác nhân vi khuẩn (viêm lợi và viêm miệng herpes, viêm lợi,
viêm lợi loét, viêm thanh dịch cấp). Viêm lợi mãn thường do tác nhân tại chỗ
(mảng bám răng, vệ sinh răng miệng kém, cao răng và răng mọc lệch lạc).
Mặt khác viêm lợi có thể là khởi đầu của một bệnh toàn thân như giang mai,
lao, ... Viêm lợi cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh toàn thân như phản
ứng thuốc, do nấm khi điều trị kháng sinh lâu ngày, thiếu yếu tố C trầm trọng
hoặc là dấu hiệu của bệnh ở máu như bệnh bạch cầu. Đặc biệt viêm lợi cũng
có thể do rối loạn nội tiết tố (dậy thì, thai nghén,...) [33].
9
1.4. Phân loại bệnh viêm lợi
Kiến thức về bệnh căn học và bệnh học của các loại bệnh trong miệng
thay đổi liên tục theo sự phát triển của khoa học.
Phân loại trình bày dưới đây là phân loại mới nhất, được thảo luận và
công nhận trong hội thảo quốc tế về phân loại bệnh nha chu do Hiệp hội nha
chu Mỹ (AAP) tổ chức năm 1999 .
a. Bệnh lợi do mảng bám răng:
Bệnh viêm lợi có thể xảy ra trên răng khơng mất bám dính hay trên răng
mất bám dính nhưng đã ổn định và không tiến triển.
- Do mảng bám đơn thuần:
o Khơng có yếu tố tại chỗ tham gia
o Có yếu tố tại chỗ tham gia
- Do yếu tố tồn thân:
o Do nội tiết:
VL tuổi dậy thì
VL trong giai đoạn kinh nguyệt
VL lúc mang thai
VL ở bệnh nhân đái tháo đường
o Do bệnh về máu:
Ung thư máu kết hợp với VL
Bệnh khác
o Do dùng thuốc:
Thuốc gây quá sản lợi
Thuốc gây viêm lợi (như thuốc tránh thai,...)
o Do suy dinh dưỡng:
VL do thiếu Vitamin C
Nguyên nhân khác
10
b. Bệnh lợi không do mảng bám răng:
- Do vi khuẩn đặc hiệu:
o Neisseria gonorrhea
o Treponema pallidum
o Streptococcus
o Loại khác
- Do virus:
o Herpes:
Herpes nguyên phát
Herpes thứ phát
Varicella Zoster
o Loại khác
- Do nhiễm nấm:
o Nấm Candidas: nhiễm nấm toàn bộ lợi
o Histoplasmosis
o Loại khác
- Do di truyền:
o Xơ hóa lợi do di truyền
o Loại khác
- Do bệnh toàn thân:
o Bệnh lý da, niêm mạc:
Lichen phẳng
Pemphigus
Lupus ban đỏ
Do dùng thuốc
Loại khác
11
- Do dị ứng:
Với vật liệu tái tạo như thủy ngân, Niken, Acrylic,...
Với chất khác như kem chải răng, nước xúc miệng, kẹo cao su, thực phẩm
Loại khác
- Do chấn thương:
o Hóa chất
o Vật lý
o Nhiệt
- Phản ứng do tác nhân bên ngồi
- Ngun nhân khơng đặc hiệu
1.5. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm lợi
a. Đặc điểm của bệnh viêm lợi:
- Thay đổi màu sắc, hình dạng, vị trí
- Thay đổi cấu trúc bề mặt
- Chảy máu, phù nề
- Đau hoặc không đau
- Thay đổi mô học ở lợi do viêm
- Khơng có hiện tượng mất bám dính
b. Các giai đoạn của bệnh viêm lợi
- Giai đoạn khởi đầu: (ngày 2-4): vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn có
trong khe lợi, mao mạch giãn nên có thốt dịch và có nhiều dịch trong khe lợi.
- Giai đoạn tổn thương sớm (ngày 4-7): các dấu hiệu của giai đoạn khởi
đầu trở nên rõ rệt hơn, dịch lợi tiết nhiều hơn, gia tăng số lượng đại thực bào,
lympho T và lypho B.
- Giai đoạn tổn thương xác lập (từ ngày 14 trở đi): mạch máu sưng
phồng, xung huyết, lợi chuyển từ màu đỏ sang màu xanh do thiếu oxy, sợi
collagen bị phá hủy, vùng khe lợi xuất hiện nhiều vi khuẩn, xác tế bào vi
khuẩn. Vi khuẩn và nội độc tố của vi khuẩn xâm nhập bên trong mô.
12
Giai đoạn tổn thương tiến triển: tổn thương lan rộng vào dây chằng nha
chu làm xương bị tiêu hủy nhiều, thành lập túi nha chu, giai đoạn này người
bệnh đã mắc bệnh viêm nha chu [8].
c. So sánh lâm sàng lợi bình thường và lợi viêm:
Theo Trần Giao Hịa các dấu hiệu giữa lợi bình thường và lợi viêm thể
hiện qua màu sắc, kích thước và hình dạng [9].
T
Dấu hiệu
Lợi bình thường
Lợi viêm
T
1
Màu sắc
Hồng nhạt, có thể có sắc tố Đỏ rực
Sưng nề lợi tự do cả mặt
hai răng, bờ lợi trơng như
2
Melanin
Nhú lợi lấp đầy kẽ giữa
ngồi và trong, có thể có túi
Kích thước rìa lưỡi dao bao quanh bề
lợi giả
mặt răng, chiều sâu rãnh
lợi từ 3mm trở xuống
3
4
5
Hình dạng
Mức độ
săn chắc
Chảy máu
Hình vỏ sị, có rãnh lõm ở
giữa mặt ngồi nhú lợi
Chắc
Khơng chảy máu
Phù nề bờ lợi và nhú lợi, bờ
lợi nề trơng như rìa lưỡi dao
cùn, khơng khum hình vỏ sị
Khơng săn chắc, khi dùng
cây probe ấn vào lợi có điểm
lõm
Chảy máu khi thăm cây
probe vào rãnh lợi
1.6. Tình hình bệnh viêm lợi qua các nghiên cứu
Ở các nước tiên tiến trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh VL của trẻ em rất cao.
Ở Phần Lan VL ở trẻ em các độ tuổi là:
o Trẻ 7 tuổi: 95%
o Trẻ 12 tuổi: 97%
Năm 1990 trẻ em bị VL ở
13
o Ấn Độ là 90%
o Nigeria 99%
o Mỹ 99%
o Phần Lan 72%
o Thụy Sỹ 98%
o Thổ Nhĩ Kỳ 100%
BÖnh viêm li là bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh cao . Có nhiều nơi trên
90 % trẻ em mắc bệnh này. Sự lu hành viêm lợi khác nhau theo tuổi. Năm
1964, Aranjo và Mc Donald đà cho thấy sự lu hành của xoắn khuẩn trong
miệng trẻ em từ 3 - 7 ti thÊp h¬n so víi ngêi lín.
Thêi kú 5- 6 tuổi đến 12 tuổi là thời kỳ hàm răng hỗn hợp. Năm 1978
WHO thông báo bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dới 12 tuổi và 100%
trẻ em 14 tuổi bị viêm lợi mÃn. Từ năm 1981- 1983 số trung bình sextant có
cao răng ở tuổi 15 giao động từ 3,0 - 4,0.
Addy đà nghiên cứu trẻ em 11- 12 ti ë Anh thÊy cã mèi liªn hệ rõ
giữa chỉ số mảng bám với chỉ số lợi đồng thời thấy toàn bộ số trẻ em đợc
khám có viêm lợi và một vài chỗ chảy máu lợi khi thăm khám.
Theo nghiờn cu ca mt s tỏc gi các nước thuộc châu âu, châu
Mỹ, đều cho thấy tỷ lệ trẻ em bị bệnh viêm lợi cao ở mức trên 90%. Chỉ số nhu
cầu điều trị nha chu của cộng đồng tuổi 12 và 15 tại một số nước như Thái
Lan, Brazin, Đức cho thấy CPITN 1 và 2: Từ 43,7 đến 95,7% ở tuổi 12; 38,6
đến 94,40% ở tuổi 15. Ngồi ra cịn có > 50% trẻ 15 tuổi có CPITN 3 và 4
Về số trung bình vùng lục phân có cao răng (CPITN 2) qua thơng báo
của WHO từ năm 1981 đến năm 1983 tuổi 15 ở các nước đều có giao động từ
0, 1 (Pháp) đến 4 (Philippines, Italia).
14
* Ở Việt Nam qua các cơng trình nghiên cứu cho thấy bệnh viêm lợi là
bệnh phổ biến,tỷ lệ mắc cao. Theo kết quả điều tra của Trần Văn Trường tỷ lệ
học sinh bị VL năm 1990 là 95%. Năm 1997 tỷ lệ VL chung của học sinh là
90% [10].
Ở Thái Bình tỷ lệ học sinh VL ở trường tiểu học xã Phú Xuân năm 1998
là 92,5%; trường tiểu học xã Minh Lãng lứa tuổi 11 là 91%; trường tiểu học
xã Tiền Phong năm 1998 lứa tuổi 10 là 87% và 91,05% ở lứa tuổi 11 [30].
Theo Nguyễn Lê Thanh 1999 tỷ lệ học sinh một số trường tiểu học quận
cầu Giấy bị VL là 87,5% [5].
Theo điều tra năm 1990: trẻ em 12 tuổi ở miền Nam có 6,36% chảy máu
lợi, 91,5% có cao răng . 98,33% trẻ em 12 tuổi toàn quốc bị viêm lợi.
Từ năm 1991 - 1998 có nhiều tác giả thơng báo tình hình bệnh quanh
răng ở lứa tuổi học sinh ở một số tỉnh như Yên Bái, Hải dương Hưng Yên, Hà
Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Thái Bình trong đó CPITN1 giao động từ 4,78%
đến 40,40%; CPITN2 từ 10,52% đến 89,22% [4].
Theo Trần Văn Trường, năm 2001 Viện Răng - Hàm – Mặt phối hợp
với trường đại học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khoẻ
răng miệng qui mơ tồn quốc và cho kết quả sau [42]:
Bảng 1.1: Tình hình bệnh viêm lợi ở trẻ em qua điều tra toàn quốc lần 2
(1999- 2001)
Nhóm tuổi
Tỷ lệ % có bệnh VIấM LỢI
6- 8
50,52
9 - 11
81 ,7 1
12 -14
90 ,70
15 – 17
93 ,53
Bảng 1.2 :Tình trạng chảy máu lợi và cao răng ở trẻ em toàn quốc
15
(1999- 2001)
Tuổi
6-8
9- 11
12- 14
15- 17
n
706
691
695
670
% chảy máu lợi
42,7
69,2
71,4
66,9
% cao răng
25,5
56,8
78,4
83,4
Bảng 1.3: Tình trạng chảy máu lợi và cao răng ở trẻ em vùng núi phía Bắc
(1999- 2001)
Tuổi
n
% chảy máu lợi
% cao răng
6-8
98
28,3
13,7
9- 11
99
65,9
57,7
12- 14
108
48 ,9
82,1
15- 17
101
57,9
80,2
Qua đó thấy rằng bệnh viêm lợi là bệnh phổ biến, tỷ lệ bệnh quanh răng
ở miền núi phía Bắc cũng khơng khác với miền xi nhiều. Mặc dù nhờ có
chương trình nha học đường, tỷ lệ bệnh răng miệng ở tuổi học sinh đã giảm
xuống. Nhưng ở những nơi chưa có chương trình này, tỷ lệ bệnh còn cao, ở
mức báo động, đòi hỏi có những giải pháp phịng bệnh và điều trị hữu hiệu
và việc tăng cường chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em học đường là vô
cùng cấp bách.
1.7. Các chỉ số lợi dùng trong nghiên cứu
Trong các cơng trình nghiên cứu trên Thế Giới và Việt Nam có sử dụng
các chỉ số Viêm Lợi như sau:
a. Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản OHI-S:
Do Green và Vermillion đưa ra năm 1964.
Mục đích: đánh giá mức độ sạch của miệng bởi mức bám các chất cặn và
cao răng trên mặt răng.
16
Chỉ số OHI-S có hai thành phần là chỉ số cặn bám đơn giản (DI.S) và chỉ
số cao răng đơn giản (CI.S). Hai mã số này có thể riêng rẽ hoặc kết hợp.
Thang điểm đánh giá từ 0 đến 3.
b. Chỉ số mảng bám răng PLI:
Ngày nay hệ thống được sử dụng nhiều nhất để đánh giá mảng bám
trong các thử nghiệm lâm sàng hay dịch tễ học thực nghiệm là chỉ số PLI của
Loe và Silness (1967). PLI nhạy nên rất hữu hiệu trong nghiên cứu. Tuy nhiên
hơi chủ quan, đòi hỏi người khám phải được tập huấn tốt và có kinh nghiệm.
Mục đích: đánh giá độ dày của mảng bám ở vùng lợi và răng.
Thang điểm đánh giá từ 0 đến 3.
c. Chỉ số lợi GI:
Được Loe và Silness đưa ra năm 1963.
GI rất hữu hiệu trong nghiên cứu bởi vì nó khá nhạy dù có thay đổi nhỏ,
dễ đánh giá và cho phép tách biệt từng điểm số khi khám nên giảm tối đa lỗi.
Mục đích: đánh giá mức độ nặng của lợi dựa trên cơ sở màu sắc, trương
lực và chảy máu khi thăm khám.
Thang điểm đánh giá từ 0 đến 3.
d . Chỉ số CPITN:
Được Ainamo đưa ra năm 1982.
Mục đích: Khám phát hiện và hướng dẫn cá thể hoặc nhóm nhu cầu điều trị
quanh răng.
Thang điểm đánh giá từ 0 đến 5.
1.8. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm lợi
Một số tác giả nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu về các yếu tố
chăm sóc răng miệng như hiểu biết về chăm sóc răng, khám định kỳ răng, thói
quen chải răng, tuổi sử dụng bàn chải, thuốc, vật liệu chải răng:
17
- Rao và CS cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2-62% học sinh có chải răng ít
nhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7-13,6% sử dụng thuốc đánh răng; 3,1% dùng
tay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày [54].
- Okeigbemen và CS thông báo 81,4% học sinh chưa bao giờ được khám
răng tại các cơ sở y tế, 95,8% có sử dụng bàn chải răng [52].
- Petersen và CS cũng thông báo tỷ lệ học sinh chải răng 1 lần/ngày là
88% [53].
- David và CS cho rằng trẻ không sử dụng bàn chải răng thì có nguy cơ
sâu răng cao gấp 1,9 lần những trẻ khác [50].
Mọi người đều có thể bị viêm lợi, và yếu tố góp phần phổ biến nhất là
thiếu chú ý đến vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhưng các yếu tố khác cũng
có thể làm tăng nguy cơ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm lợi trên chính là
các mảng bám trên răng.
- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không
được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản
sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối
lợi và răng) và gây ra viêm lợi.
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá
nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận
lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.
- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm làm cho hàm răng của mình lười
hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.
- Tụt lợi: khi lợi và răng khơng khít, các thức ăn và các mảng bám của
răng sẽ nằm lại ở đây.
- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc
(chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết
nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên
18
răng. Di truyền: Vi khuẩn gây viêm lợi có hại cho lợi của một số người này
hơn một số người khác. Những người mẫn cảm với bệnh thường có cơ địa di
truyền bị bệnh lợi.
- Thuốc: Một số thuốc làm giảm tiết nước bọt, gây khơ miệng. Khơng có
tác dụng làm sạch của nước bọt, mảng bám răng và cao răng có thể tích tụ dễ
dàng hơn. Sự tích tụ này cũng làm tăng nguy cơ sâu răng. Hàng trăm loại
thuốc chống trầm cảm và thuốc cảm lạnh có kê đơn và khơng kê đơn có chứa
những thành phần làm giảm tiết nước bọt. Uống rượu cũng làm giảm tiết
nước bọt.
- Tiểu đường: Người bị tiểu đường khơng kiểm sốt được hoặc kiểm soát
kém dễ bị bệnh lợi hơn. Tiểu đường làm mạch máu dầy lên, giảm khả năng
vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi và mang chất cặn bã đi. Điều này làm
cho lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
- Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến
bạn dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh lợi.
Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn
quanh răng nhất là ở khe lợi gây viêm lợi. Trẻ đang giai đoạn mọc răng, lợi
răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị
viêm lợi hơn. Ngồi ra cịn có những ngun nhân khác như tình trạng dinh
dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc các bệnh lý tồn thân, đang dùng thuốc chống
động kinh (Bác sĩ Nguyễn Văn Đẫu, Trưởng khoa răng hàm mặt bệnh viện
Nhi Đồng 1).
Ngoài ra, trẻ nhỏ dễ bị viêm lợi là vì hệ miễn dịch chưa hồn thiện,
răng sữa yếu là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm lợi tấn công trẻ. Nếu
không điều trị sớm, răng của bé có thể lung lay, rụng và gây ra những bệnh
răng miệng nghiêm trọng như viêm răng, viêm lợi.
19
Tóm lại, ngun nhân gây viêm lợi chính là các mảng bám hình thành
trên răng. Do thấy trẻ cịn nhỏ, nhiều gia đình cho rằng bé chưa nhất thiết
phải vệ sinh răng miệng hàng ngày như người lớn hoặc không được vệ sinh
răng miệng đúng cách, khiến vi khuẩn khu trú trên răng lâu ngày sẽ gây tổn
hại lợi răng. Vi khuẩn tấn công làm các mô răng bị tổn thương, đóng mủ gây
viêm lợi.
1.9. Dự phịng bệnh viêm lợi
a. Tại chỗ:
- Loại trừ các kích thích tại chỗ và hướng dẫn CSRM:
o Lấy sạch cao răng và làm nhẵn mặt chân răng.
o Hướng dẫn VSRM, đặc biệt là chải răng đúng kỹ thuật, dùng bàn
chải răng và chải răng đúng cách.
Chải răng nhằm mục đích chính là làm giảm số lượng vi khuẩn
Streptococcus Mutans trong mảng bám bằng cách loại trừ cơ học mảng bám
trên lợi, giảm đường sucrose và duy trì tính ổn định của cộng đồng vi khuẩn,
chủ yếu là nhóm Gr(+).
Số lần và thời gian chải răng: tốt nhất là nên chải răng ngay sau khi
ăn. Nếu khơng có điều kiện chải răng sau mỗi bữa ăn thì 1 ngày nên chải 2 lần
vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian của
mỗi lẫn chải răng không phải là vấn đề quan trọng miễn là chải sạch.
Cách lựa chọn bàn chải: với trẻ em nên chọn bàn chải có lông mềm để
giảm khả năng gây chấn thương lợi và tăng khả năng làm sạch vùng kẽ răng. Bàn
chải cho trẻ em nên có kích thước nhỏ để dễ làm sạch tất cả các vùng răng.
Khi lựa chọn thuốc đánh răng nên lưu ý với những vùng thiếu Fluor
nên chọn các loại thuốc có Fluor. Với những trẻ bị bệnh viêm lợi khơng nên
chọn loại thuốc đánh răng có nhiều xà phịng vì dễ gây nề lợi.
Kỹ thuật chải răng: khi chải răng, mặt nhai và mặt trong thường ít
được chú ý, người ta chỉ chải kỹ mặt ngoài, nhất là vùng răng cửa. Như vậy là
20
chỉ để không thấy răng bẩn. cần chú ý chải tới tất cả các mặt răng và chải các
tới lợi. Khi chải mặt nhai, cầm bàn chải ngang chân trời, chải mặt trong, cầm
bàn chải gần thẳng đứng để làm sạch răng. Riêng về mặt ngồi, cách thơng
thường thì cầm bàn chải ngang. Nhưng như vật các kẽ răng sẽ khơng sạch nên
có nhiều kiểu khác:
•
Kiếu chải trịn của Fones: áp bàn chải vào răng và lợi, chải theo
vòng tròn dần dần từ trong ra ngoài. Kiểu này cũng dễ làm sang chấn lợi như
kiểu chải ngang.
•
Kiểu Ottolengui: bàn chải để ở lợi và chải xuống phía mặt nhai.
•
Khi lựa chọn thuốc đánh răng nên lưu ý với những vùng thiếu Fluor
nên chọn các loại thuốc có Fluor. Với những trẻ bị bệnh viêm lợi không nên
chọn loại thuốc đánh răng có nhiều xà phịng vì dễ gây nề lợi.
•
Kỹ thuật chải răng: khi chải răng, mặt nhai và mặt trong thường ít
được chú ý, người ta chỉ chải kỹ mặt ngoài, nhất là vùng răng cửa. Như vậy là
chỉ để không thấy răng bẩn. cần chú ý chải tới tất cả các mặt răng và chải các
tới lợi. Khi chải mặt nhai, cầm bàn chải ngang chân trời, chải mặt trong, cầm
bàn chải gần thẳng đứng để làm sạch răng. Riêng về mặt ngồi, cách thơng
thường thì cầm bàn chải ngang. Nhưng như vật các kẽ răng sẽ không sạch nên
có nhiều kiểu khác:
•
Kiếu chải trịn của Fones: áp bàn chải vào răng và lợi, chải theo
vòng tròn dần dần từ trong ra ngoài. Kiểu này cũng dễ làm sang chấn lợi như
kiểu chải ngang.
•
Kiểu Ottolengui: bàn chải để ở lợi và chải xuống phía mặt nhai.
•
Kiểu Stilman: đặt bàn chải ở lợi, di di trong lúc lông bàn chải ở
nguyên chỗ, nhấc bàn chải ra, rồi làm lại, như vậy lợi được xoa nắn.
•
Phương pháp Bass: đặt lơng bàn chải nghiêng một góc 45° so với
trục răng sao cho lông bàn chải len vào rãnh lợi. Động tác rung nhẹ theo chiều
ngang tại chỗ, làm nhiều lần ở mặt trong cũng như mặt ngồi.
•
Phương pháp Charters: động tác chải giống như Bass nhưng theo
21
hướng lông bàn chải ngược lại. Lông bàn chải nghiêng về phía mặt nhai của
răng để làm sạch khoảng tiếp cận và dùng trong trường hợp tụt lợi.
•
Ngày nay cịn có bản chải tự quay trịn chạy bằng điện.
o Kiếm soát mảng bám răng: dùng nước xúc miệng, nước ngậm chứa
Chlohexidin 0,2% có tác dụng diệt khuẩn tốt; làm sạch kẽ răng bằng dụng cụ
như bàn chải kẽ răng, chỉ tơ nha khoa, tăm hình tam giác, phun nước.
o Loại trừ các kích thích tại chỗ khác như hàn lại các răng sâu, sửa lại
các răng có hình thể dễ gây sang chấn khi ăn nhai; sửa lại các răng hàn sai,
các cầu chụp, hàm giả sai quy cách; nhổ các răng lung lay quá mức và các
tăng có biểu hiện nhiễm trùng mà không chữa được; nắn chỉnh các răng lệch
lạc, liên kết các răng lung lay, cắt phanh mơi, phanh má bất thường.
- Kích thích hoạt hóa hệ thống tuần hoàn tổ chức quanh răng:
o Xoa nắn lợi: xoa nắn bằng tay hoặc bằng bàn chải có cao su, góp
phần cải thiện tuần hồn máu, tăng cường sức đề kháng, làm dày
lóp biểu mơ, tăng sừng hóa.
o Phun nước dưới áp lực.
o Lý liệu pháp tại chỗ.
- Lấy cao răng và làm sạch mảng bám:
o Lấy cao răng và làm sạch mảng bám răng là một thủ thuật với mục
đích loại bỏ MBR và CR ra khỏi bề mặt răng. Tùy thuộc vào vị trí
của CR, MBR mà ta có thể sử dụng dụng cụ loại bỏ cao răng trên
lợi hay dưới lợi.
o Làm nhẵn bề mặt chân răng là kỹ thuật tác động vào bề mặt chân
răng để loại bỏ những MBR cứng và mềm ở đó với mục tiêu tăng
cường tái bám dính mới của dây chằng vào chân răng, o Lấy CR
dưới lợi và làm nhẵn bề mặt chân răng có thể thực hiện được bởi 2
kỹ thuật là khơng phẫu thuật và có phẫu thuật.
o Nguyên tắc lấy cao răng bằng máy siêu âm: 3 nguyên tắc:
Mũi lấy cao luôn song song với trục của răng.
22
Cần có điểm tỳ vì đầu cây lấy cao sắc nhọn.
Lấy tuần tự.
o Một số chú ý khi sử dụng máy lấy cao siêu âm:
Không nhấn pedan liên tục để tránh gây kích thích.
Cần có sự tưới nước đầy đủ để tránh làm nóng.
b. Tồn thân:
- Điều trị tồn thân được dùng bổ sung cho các biện pháp tại chỗ với mục đích:
o Kiểm sốt các biến chứng tồn thân từ nhiễm trùng cấp.
o Hóa trị liệu để ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại của nhiễm trùng
máu sau điều trị.
o Liệu pháp dinh dưỡng hỗ trợ.
o Kiếm soát các bệnh tồn thân mà làm nặng thêm tình trạng quanh răng.
- Thuốc sử dụng:
o Một số thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Mobic có thể
làm chậm sự phát triển của VL trên thực nghiệm cũng như làm chậm tiêu
xương ổ răng. Các thuốc này là dẫn chất của Propionic, tác động bằng việc
làm giảm sự hình thành Prostagladin. Các thuốc này mở ra hướng điều trị
trong tương lai là khơng những kiểm sốt ngun nhân vi khuẩn gây bệnh mà
cịn kìm hãm các yếu tố tự phá hủy trong đáp ứng viêm của vật chủ.
23
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Học sinh đang học tại trường tiểu học Xuân La – Quận Tây Hồ - Hà Nội.
- Học sinh trong độ tuổi từ 6 -10 tuổi.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ những học sinh:
-
Học sinh khơng có thái độ hợp tác trong nghiên cứu.
-
Học sinh bị các bệnh bẩm sinh hoặc di truyền khác mà có thể trực
tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hướng tới kết quả nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường tiểu học Xuân La – Quận Tây Hồ - Hà Nội .
- Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt (ĐHY Hà Nội).
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: là mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực
trạng
hưởng.
bệnh viêm lợi và phân tích một số yếu tố ảnh
24
2.2.2. Kế hoạch nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
Áp dụng cơng thức:
Trong đó:
- n: Là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu
- p = 90% (tỷ lệ viêm lợi ở học sinh theo kết quả cuộc Điều tra sức khỏe
răng miệng của Trần Văn Trường, năm1997)
- Z21-α/2là hệ số giới hạn tin cậy, với α = 0.05 , Z(1- α / 2 ) = 1,96 tương ứng
với độ tin cậy 95%.
- d = 0,03 là mức ước lượng sai lệch mong muốn tuyệt đối giữa tham số
mẫu và tham số quần thể.
- Thay vào công thức, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 385, trên thực tế
chúng tôi dự kiến khám và phỏng vấn toàn bộ học sinh của trường tiểu học
Xuân La – Q. Tây Hồ - Hà Nội (khoảng 1520 học sinh).
- Cách chọn mẫu :
chọn mẫu chủ đích (tất cả học sinh của trường tiểu học Xuân
La – Q. Tây Hồ - Hà Nội).
2.2.3.2. Các bước tiến hành thu thập thông tin
Bao gồm các bước sau:
-
Liên hệ với chính quyền, lãnh đạo Phịng Y tế Quận và trường tiểu
học Xuân La – Quận Tây Hồ - Hà Nội.
-
Lập đoàn khám bao gồm các bác sĩ Răng Hàm Mặt
-
Tập huấn cán bộ tham gia điều tra về cách khám và sử dụng phiếu
khám theo mẫu của Tổ chức Y tế thế giới.
-
Tiến hành khám tập trung lần 1 tại trường .
25
Tuyên truyền, hướng dẫn chải răng và VSRM.
-
2.3. Kỹ thuật, phương pháp, phương tiện thu thập thông tin
+ phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng các câu hỏi in trong phiếu điều
tra đã chuẩn bị sẵn , phát cho cộng tác viên tham gia phỏng vấn và ghi kết
quả. Nhằm thu thập các thông tin về đặc trưng cá nhân và các yếu tố ảnh
hưởng.
+ Quan sát : Nhằm thu thập các số liệu về hành vi thực tế của đối
tượng nghiên cứu ,việc làm vệ sinh răng miệng và khi họ mắc bệnh răng
miệng.
+ Thăm khám lâm sàng: Nhằm thu thập các thông tin về viêm lợi,
viêm quanh răng ,được ghi ngay vào phiếu khám do người nghiên cứu
biên soạn dựa theo mẫu nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế Giới.
+ Dụng cụ và phương tiện: yêu cầu gọn nhẹ ,cơ động, dễ khám xét ,dễ
khử trùng.
- Đèn pin, đèn đeo trán,ánh sáng tự nhiên.
- Ghế khám răng lưu động.
- Dụng cụ khám chuyên khoa: khay, gương nha khoa, gắp, thám trâm,
cây thám trâm nha chu.
- Găng khám, bông, gạc,cồn 70 độ, giấy lau tay, dụng cụ khử khuẩn...