Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những sai lầm thường gặp khi bạn đàm phám lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.93 KB, 2 trang )

Những sai lầm thường gặp khi bạn đàm phám lương

Thật khó để xem xét rõ ràng về những gì nên làm và không nên làm trong mọi tình huống khi
đàm phán lương. Tuy nhiên có một số sai lầm phổ biến mà nhiều ứng viên mắc phải khiến họ
thậm chí đánh mất công việc mơ ước. Hãy cùng tìm hiểu xem những điều cần tránh khi thương
lương trong quá trình phỏng vấn nhé.
Áp dụng máy móc mức lương của những công ty khác
Việc tham khảo mức lương của cùng vị trí ở công ty khác là điều nên làm, tuy nhiên bạn nên cân
nhắc các yếu tố quy mô công ty, khả năng phát triển… để yêu cầu mức lương phù hợp. Đừng
nên nên áp dụng máy móc mức lương ở công ty này cho công ty khác.
Thực tế là, mỗi công ty có một khoản ngân sách nhất định cho từng vị trí và có giới hạn lương,
cũng như các chế độ phúc lợi riêng.
Cho rằng bằng cấp cao tương ứng với mức lương cao
Ngày nay, trình độ giáo dục ngày càng được nâng cao nên việc có trong tay bằng cấp không còn
quá khó khăn. Thậm chí những người có nhiều kinh nghiệm còn được đánh giá cao hơn những
ứng viên chỉ có bằng đại học trong tay. Theo số liệu của Bản tin cập nhật thị trường lao động
Việt Nam quý 3/2015, xét theo chiều người học hàn lâm (học chuyên nghiệp), học càng lên cao
thất nghiệp càng nhiều.
Việc bạn có một nền tảng học hành chỉ chứng tỏ bạn có khả năng tiếp thu kiến thức và có những
kiến thức nhất định chứ không chắc chắn rằng bạn sẽ làm tốt công việc đang ứng tuyển. Vì thế,
bạn nên thương lượng một cách khôn ngoan để có được mức lương có lợi nhất cho mình.
Khởi đầu cuộc đàm phán quá sớm
Thời gian để đàm phán là đặc biệt quan trọng ở đây. Thời gian thích hợp để đàm phán là khi bạn
nhận được một đề nghị làm việc chính thức.
Trong cuốn sách "Next-Day Job Interview", Michael Farr và Dick Gaither khuyên rằng, ứng viên
không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của thời gian đàm phán lương trong quá trình tìm
việc. Sai lầm thường gặp nhất với các ứng viên là đề cập tới mức lương quá sớm và xác định
luôn một con số cụ thể. Nếu bạn nhắc đến lương lậu trước, người phỏng vấn sẽ cảm thấy bạn
chỉ quan tâm đến tiền bạc, chỗ nào trả lương cao bạn sẽ theo chỗ đó chứ không xác định gắn bó
lâu dài với công ty của họ.
Đừng ngại ngần yêu cầu thời gian để xem xét các đề nghị hoặc xem xét đến các yếu tố khác


trong quá trình thương lượng.
Chỉ đàm phán về lương


Sai lầm lớn nhất mà các ứng viên mắc phải là việc họ cho rằng một mức lương hấp dẫn là điều
kiện tiên quyết để làm việc. Tuy nhiên, sự thật là người sử dụng lao động có thể không trả mức
lương như bạn mong muốn nhưng có nhiều yếu tố khác bạn cần quan tâm như chính sách
thưởng, chế độ phúc lợi xã hội, điều kiện phát triển nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn, sự hài
lòng trong công việc, văn hóa công ty và khả năng cân bằng cuộc sống - gia đình. Bởi vậy, khi
đàm phán, bạn đừng chỉ chăm chăm vào đòi tăng tiền lương. Đừng để tiền bạc là ưu tiên lớn
nhất của bạn.
Bạn cần nắm được điều này, có ba hoặc bốn thành phần cho mỗi điều khoản về lương: lương cơ
bản, tiền thưởng (nếu có), ngắn hạn và vốn chủ sở hữu lâu dài. Như vậy, bạn có thể đạt được
con số xứng đáng với khả năng của mình.
Tin rằng mức lương sẽ được như bạn mong muốn
Đừng ngây thơ khi cho rằng bạn sẽ luôn có được những gì bạn muốn. Đàm phán không phải là
một đề xuất chiến thắng hay thất bại, đó là một sự thỏa hiệp và bạn nên đi sâu vào các cuộc
thảo luận.
Tuy nhiên cũng đừng bi quan mà ngại ngần nêu ra ý kiến của mình. Nếu bạn không chấp nhận
mức lương nhà tuyển dụng đưa ra, bạn có thể khéo léo đưa ra con số mình muốn, đồng thời
chứng tỏ rằng bạn xứng đáng với mức lương đó. Đừng từ chối thẳng thừng mà hãy cân nhắc để
hài họa lợi ích của cả hai bên.
Đồng ý ngay từ đề nghị đầu tiên
Có rất nhiều người mới ra trường khi đi xin việc đã vội vàng đồng ý mức lương nhà tuyển dụng.
Bạn nên biết rằng nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một mức lương thấp hơn đáng kể so với mức lương
họ dự tính trả cho vị trí bạn ứng tuyển, vậy nên việc suy nghĩ kỹ sàng sẽ giúp bạn tránh khỏi
những sai lầm đáng tiếc. Hãy thể hiện khả năng đàm phán của bạn ngay từ những bước đầu tiên
này để tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Một mức lương hợp lý, có lợi cho cả hai bên sẽ là
điều kiện cần thiết giúp bạn có được công việc mong ước.




×