Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

PHỎNG vấn NGƯỢC của NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.47 KB, 2 trang )

PHỎNG VẤN “NGƯỢC” NHÀ TUYỂN DỤNG
Có một nguyên tắc các ứng viên thường bỏ qua nhưng lại hết sức quan trọng là việc bạn cần
đưa ra những câu hỏi ở tất cả các bước của quá trình tuyển dụng, từ lần đầu tiên nói chuyện
với họ cho đến cuộc gặp gỡ, trao đổi cuối cùng.

Thông thường, người tìm việc nên biết hai nguyên tắc chủ yếu trước khi bước vào
cuộc phỏng vấn việc làm. Thứ nhất, đó là khi người phỏng vấn hỏi “Bạn có câu nào cần hỏi
không” thì tốt hơn là ứng viên nên có điều gì đó để hỏi. Thứ hai, bạn nên chuẩn bị sẵn một
số câu hỏi mang tính “cổ điển”, kiểu như “Điểm yếu lớn nhất của công ty là gì”, hoặc “Công
ty muốn mình sẽ đạt được những gì trong năm tới”.
Thế nhưng, có một nguyên tắc các ứng viên thường bỏ qua, tuy nhiên, lại hết sức quan
trọng và nên ghi nhớ. Đó là việc bạn đưa ra những câu hỏi ở tất cả các bước của quá trình
tuyển dụng, từ lần đầu tiên nói chuyện với họ cho đến cuộc gặp gỡ, trao đổi cuối cùng.
Có một danh sách các câu hỏi chờ sẵn trước khi bạn bắt đầu với nhà tuyển dụng. Bạn không
cần phải hỏi những câu hỏi mang tính “ghi điểm” trước nhà tuyển dụng mà hãy đưa ra
những câu hỏi mang tính tìm hiểu thông tin. Nghĩa là, bạn cũng phỏng vấn người sử dụng
lao động như họ đang phỏng vấn bạn vậy.
Dưới đây là những câu hỏi bạn có thể đưa ra để phỏng vấn “ngược” và đừng bao giờ bỏ qua
bước này bởi đây là điều mang lại hiệu quả đáng kể cho bạn:
- Ai sẽ là người phỏng vấn tôi?
Bạn đã vượt qua vòng loại thứ nhất, vòng loại thứ hai… và sắp bước vào chung kết với một
nhân vật được cho là “sừng sỏ” trong công ty. Cách tốt nhất để chuẩn bị đầy đủ cho một
cuộc phỏng vấn là biết rõ người mà mình sẽ được gặp trong cuộc phỏng vấn. Vì thế, khi nhà
tuyển dụng gọi điện thông báo cho bạn kết quả đáng mừng này, đừng quên hỏi xem ai sẽ là
người phỏng vấn bạn trong vòng tiếp theo. Bạn sẽ đưa ra các câu hỏi theo chiều hướng
khác nhau cho những người phỏng vấn khác nhau. Bạn nên có vài nghiên cứu về người
phỏng vấn, từ cá tính, phong cách làm việc… để có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp với cá
tính của từng người.


- Cơ hội này có liên quan đến việc bán hàng hoặc phải có khoản đầu tư ban đầu


không?
Nếu bạn nhận được một cuộc gọi vào một vị trí mà bạn không bao giờ quan tâm đến, bạn có
quyền hoài nghi. Nếu vị trí ấy nghe có vẻ khó hiểu, hoặc những mô tả của họ quá mơ hồ,
hãy tìm hiểu sâu hơn. Nếu bạn có cảm giác vị trí đó đòi hỏi bạn phải mua một bộ dụng cụ
bán hàng hoặc không có lương cơ bản, chỉ tính theo doanh số, bạn nên hỏi về chế độ đãi
ngộ trước tiên. Một người phỏng vấn uy tín sẽ có câu trả lời trực tiếp, rõ ràng và thể hiện sự
tin tưởng rằng bạn phù hợp với vị trí đó.
- Cho tôi biết rõ hơn về cơ hội việc làm ở đây và lý do bạn nghĩ rằng tôi phù hợp?
Bạn dành rất nhiều thời gian chỉnh sửa bản lý lịch để nhà tuyển dụng biết bạn nghiêm túc trong quá
trình tìm việc và tâm huyết với vị trí bạn mong muốn. Bạn sử dụng từ khóa và kết quả định lượng để
chứng minh giá trị của bạn. Nếu người sử dụng lao động không thể xác định điều gì ở bạn đã thu hút
họ, họ dễ dàng hướng tới những người sẵn sàng chấp nhận lời đề nghị và chẳng ngần ngại tìm kiếm
một sự thay thế nếu lời đề nghị không được gật đầu
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho vị trí này là gì?
Người sử dụng lao động có thể sẽ hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn, nhưng bạn nên yêu cầu họ đưa
ra những tiêu chí, mong muốn người ở vị trí này có thể đạt được những gì. Điều đó có liên quan tới
việc tăng doanh thu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc nâng cao hiệu quả công việc… Bạn cần biết
rằng họ có một mục đích, mục tiêu lâu dài cho vị trí này hay chỉ đơn giản chỉ tìm kiếm một giải pháp
tạm thời để từ đó định hướng công việc cho bản thân.
- Tại sao người giữ vị trí này trước đây lại nghỉ việc?
Họ có thể không cho bạn biết, nhưng đây không phải là câu hỏi quá khó khăn để nêu ra. Nếu người đó
được thăng chức hoặc thậm chí có được một công việc tốt hơn ở nơi khác, đó là một dấu hiệu cho thấy
vị trí đó giống như một bước đệm tốt để thúc đẩy phát triểnsự nghiệp.
- Những người nào tôi sẽ thường xuyên làm việc cùng?
Vai trò của bạn nằm ở đâu trong tổng thể cấu trúc của toàn nhóm? Bạn sẽ có thời gian để đối mặt với
những người có thể giúp cho con đường sự nghiệp của bạn hay sẽ im lặng và cặm cụi trên máy tính cả
ngày? Câu trả lời bạn nhận được sẽ giúp cho sự lựa chọn của bạn thêm đúng đắn.
- Thách thức lớn nhất đối với người giữ vai trò này là gì?
Không vị trí nào là hoàn hảo. Trong thực tế, một số vai trò được tạo ra để gắn với một vấn đề cần phải
được giải quyết. Điều đó có thể là những gì đã thu hút bạn đến công việc. Một người sử dụng lao động

trung thực sẽ cho bạn biết áp lực nào nằm phía trước. Đó là cơ hội để biến các câu trả lời xung quanh
như là một thách thức mà bạn hài lòng chấp nhận và trình bày một số ý tưởng về cách bạn sẽ giải
quyết những trở ngại.
- Bạn có khuyến nghị nào để tôi có thể nâng cao kỹ năng phỏng vấn?
Nếu bạn không có được vị trí đó, bạn sẽ thất vọng, nhưng sử dụng nó như là một cơ hội để nâng cao
kỹ năng phỏng vấn của bạn. Một số người sử dụng lao động sẽ không cung cấp cho bạn lời khuyên,
nhưng những người khác có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi giúp bạn về cuộc phỏng vấn tiếp
theo.



×