Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CHUẨN bị CHO CUỘC PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.12 KB, 2 trang )

CHUẨN BỊ CHO CUỘC PHỎNG VẤN
1. Tìm hiểu công ty
Không có gì làm cho bạn mất tự tin hơn là việc bạn biết quá ít về công ty mà bạn định xin
vào làm việc. Sự không hiểu biết có thể làm cho người khác nghĩ rằng bạn không thực sự
quan tâm tới điều đó, và người phỏng vấn cũng không muốn phí thời gian quý báu để cung
cấp cho các ứng cử viên các thông tin, mà lẽ ra họ phải tìm hiểu trước.
Các thông tin này bạn có thể thu thập, tham khảo qua các báo cáo thường kỳ của công ty.
Các thông tin khác bạn có thể thu thập thêm từ báo cáo và các phương tiện thông tin đại
chúng. Các nhân viên đang làm việc tại công ty hoặc những người quen của bạn mà đã từng
đến phỏng vấn ở công ty cũng là nguồn tham khảo tốt cho bạn.
2. Tìm hiểu chính mình
Khi đã có những thông tin về công ty mà bạn đến xin việc bạn cũng cần phải biết những
công việc hoặc các lớp đào tạo nào mà công ty đang tuyển người. Sau đó, bạn phải tự đánh
giá chính bản thân mình. Tự hỏi xem mình thích hợp và quan tâm tới loại công việc nào? Có
thích làm việc trong một tập thể đông người hay không? Bạn là người hướng nội hay hướng
ngoại? Bạn có thích làm các công việc đòi hỏi sự cần mẫn không? Bạn có xác định sẽ gắn bó
lâu dài với công ty này hay không?....
Khi đã hiểu rõ chính mình, bạn sẽ hoàn toàn chủ động, nếu được hỏi đến. Khi bạn không
biết mối quan hệ giữa bạn với công việc hoặc với công ty, thì bạn khó có thể tỏ thái độ quan
tâm và nhiệt tình đúng mức để làm nổi bật chính bạn. Một cách khá hữu hiệu là hãy liệt kê
các công ty và các đặc điểm công việc theo từng cột. Sau đó liệt kê các khả năng của chính
bạn vào một cột tương ứng như ví dụ dưới đây:
Khả năng và những nhu cầu của mình:
+ Ngoài trời hay trong văn phòng
+ Các định hướng giá trị của con người
+ Định hướng nghề nghiệp
+ Lương bổng
+ Yêu cầu về học vấn
+ Yêu cầu di công tác xa
+ Sự ổn định về công việc
+ Mức độ uy tín.


Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm được một công việc và một công ty hoàn toàn
thỏa mãn, phù hợp với tất cả mọi nhu cầu của bạn và tất cả mọi yêu cầu của công ty. Hơn
nữa, về cá nhân bạn sẽ coi trọng một số yếu tố này hơn một số yếu tố khác. Trong nhiều
trường hợp trước khi bước vào cuộc phỏng vấn bạn cần phải phân tích các yếu tố này trước
để tránh các sai lầm sau này.
3. Chuẩn bị những biểu hiện bề ngoài của bạn
Một nữ giám đốc nhân sự cho rằng nếu ứng cử viên không qua được vòng kiểm tra sơ bộ về
tóc tai, quần áo, giày dép..., thì không được tiếp tục phỏng vấn. Móng tay phải sạch sẽ, giày
dép tối thiểu phải sạch, tóc phải được chải chuốt sạch sẽ. Theo bà, nếu các ứng cử viên
không lưu tâm tới những chuyện tối thiểu này, thì rõ ràng họ không thể nghiêm túc hoặc
tuân theo các nề nếp của công ty. Một giám đốc nhân sự khác đã dứt khoát loại một ứng cử
viên, mà lẽ ra có thể được coi là ứng cử viên có nhiều ưu điểm nhất. Lý do là ứng cử viên
này đã không dám nhìn thẳng vào mắt người nó chuyện khi trả lời.
Tất nhiên, người xin việc không thể được chuẩn bi đầy đủ mọi thứ, nhưng tối thiểu người


này cũng phải chuẩn bị, sửa soạn hình thức bên ngoài, sao cho không gây những ấn tượng
xấu ở người đối thoại. như vậy, trước khi dự một cuộc phỏng vấn xin việc làm, ứng cử viên
cần phải nhớ một số
điểm sau:
l Càng sạch sẽ, gọn gàng càng tốt.
2. Mang giày dép phù hợp.
3. Lựa chọn những loại quần áo phù hợp với cuộc phỏng vấn.
Nếu cần, bạn có thể mượn y phục của người khác. Tránh sử dụng những màu sắc lòe loẹt.
Hãy tìm hiểu trước trang phục qui định của công ty. Hãy nhớ rằng, nếu bạn tạo cho mình
một hình thức bên ngoài càng giống với những nhân viên đang làm việc trong công ty, thì
người phỏng vấn hẳn sẽ chú ý tới bạn hơn.
4. Lập kế hoạch thời gian cho bạn
Một trong những điều tuyệt đối nên tránh đó là đến trễ hẹn một cuộc phỏng vấn, hoặc quên
hẳn buổi phỏng vấn. Do vậy hãy lên kế hoạch thời gian cho bạn để có thể đến sớm trước

thời gian hẹn. Việc lập kế hoạch này cho phép bạn hình dung được những công việc cần
làm. Mặt khác, bạn cũng tránh đến quá sớm để phải chờ đợi lâu, khiến cho bạn bị căng
thẳng. Bằng bất cứ giá nào cũng luôn đến đúng giờ. Nếu vì một lý do nào đó bạn không thể
đến đúng giờ, thì cũng nên điện thoại xin lỗi.
5. Diễn tập trước buổi phỏng vấn
Cách thể hiện chân thực của bạn trong cuộc phỏng vấn sẽ đóng vai trò rất quan trọng để
làm nổi bật bản thân bạn. Mặc dù hầu hết chúng ta có khuynh hướng mất bình tĩnh trong
lần phỏng vấn đầu tiên. Song điều này có thể khắc phục được qua việc diễn tập nhiều lần
trước buổi phỏng vấn. Bạn hãy cùng một người nào đó giả đóng vai cả người phỏng vấn lẫn
người được phỏng vấn trong một cuộc phỏng vấn. Bản thân bạn nên đóng cả 2 vai để từ đó
đưa ra các nhận xét từ các buổi diễn tập này. Đây là cách làm
có hiệu qủa để giúp bạn thành công trong lần phỏng vấn đầu tiên.
Cuộc phỏng vấn xin việc được coi là tình huống giao tiếp mặt đối mặt rất quan trọng. Bạn
phải làm nổi bật chính bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Người phỏng vấn sẽ đánh giá
cách lắng nghe, cách nói chuyện của bạn, hành động của bạn, phong cách và hình thức bên
ngoài của bạn... Tất cả những thứ đó sẽ tạo thành một hình ảnh tổng quát về bạn ở người
phỏng vấn. Ngoài những yếu tố về trình độ học vấn, kinh nghiệm...thì cách trình bày, cách
nói chuyện của bạn có thể tạo ra một ấn tượng tốt ở người phỏng vấn.
Việc diễn tập nhiều lần sẽ dẫn tới sự hoàn hảo, và như vậy, thời gian mà bạn đầu tư cho
việc chuẩn bị sẽ quyết định lợi thế của bạn so với các đối thủ khác.



×