Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KINH NGHIỆM CHO ỨNG VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.87 KB, 2 trang )

KINH NGHIỆM CHO ỨNG VIÊN
Người tìm việc luôn ở mọi độ tuổi khác nhau chứ không giới hạn trong một độ tuổi nhất định
nào. Có đối tượng là ứng viên mới tốt nghiệp, có người đã đi làm lâu năm và có cả những
người đã về hưu muốn tìm việc làm thêm...
Sự cạnh tranh giữa các ứng viên ở độ tuổi khác nhau cho cùng một vị trí công việc nhiều khi
đem đến cho chúng ta những kinh nghiệm, bài học đáng quý.
Theo Lynne Sarikas, GĐĐH của TT hướng nghiệp MBA Career Center tại Northeastern
University, thường những người trẻ tuổi như tân cử nhân chẳng hạn, có xu hướng tạo lập
mối quan hệ trong quá trình tìm việc. Họ sẵn sàng dành kha khá thời gian để xây dựng và
phát triển các mối quan hệ lâu dài. Bởi lúc này họ có ít kinh nghiệm, thiếu kỹ năng và khó có
thể cạnh tranh với những ứng viên "cứng".
Người nhiều tuổi hơn thường tỏ ra thành thạo trong quá trình tuyển dụng, từ khâu làm hồ
sơ, CV, gửi hồ sơ trực tuyến hay qua email... họ đều tỏ ra chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Những người này thường tỏ ra linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông,
mạng xã hội để xây dựng hình ảnh cá nhân, giúp ích cho quá trình tìm việc. Những người từ
50 tuổi trở lên thường tìm việc qua báo chí, các hội chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng của
các công ty lớn...
Vậy thì làm thế nào để những ứng viên mới có thể cạnh tranh được với những "cây gạo cội"
trong ngành. Chỉ có cách học hỏi lẫn nhau, biết áp dụng một số sự kiện và cố gắng tìm việc
đúng chiến thuật mới mong đạt hiệu quả.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thành công trong quá trình tìm việc:
Thông tin toàn diện

Thư xin việc và CV phải thật hoàn hảo, đảm bảo không có lỗi chính ta hay lỗi ngữ pháp...
(Ảnh minh họa)


Để quá trình tìm việc nhanh chóng hơn, bạn nên sử dụng nguồn thông tin trực tuyến và cả
ngoại tuyến. Bạn có thể tìm việc qua các trang tuyển dụng, website các công ty cùng ngành,
qua mạng xã hội, bạn bè, người thân... và xem xét những danh mục hồ sơ trực tuyến để
thường xuyên cập nhật hồ sơ để thuận lợi cho nhà tuyển dụng tìm hiểu. Bạn cũng đừng


quyên để sẵn một bộ hồ sơ photocopy để mang theo khi đi phỏng vấn.
Kết nối mạng lưới
Bất kể tuổi tác thế nào, điều quan trọng là bạn phải xây dựng được mạng lưới tìm việc rộng
rãi, hiệu quả. Từ các cựu sinh viên, đồng nghiệp cũ, bạn bè, người thân... trong các công ty
bạn quan tâm đến ngay chính những nhà tuyển dụng tiềm năng. Từ những nguồn thông tin
ấy, bạn nên thu thập thông tin, tìm hiểu về công ty. Gặp gỡ, hỏi han càng nhiều người càng
tốt và xác định xem bạn cần chuẩn bị những gì.
Chuẩn bị thật tốt
Thư xin việc và CV phải thật hoàn hảo, đảm bảo không có lỗi chính ta hay lỗi ngữ pháp. Bạn
nên chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn, nghiên cứu kỹ về công ty qua thông tin tìm kiếm trên
mạng và qua những người bạn đã gặp. Sau đó, bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho một số câu
hỏi thông dụng, một khi thông tin dễ dàng tiếp cận, không có lý do gì để không chuẩn bị tốt
cho buổi phỏng vấn.
Hiểu rõ sức mạnh của lời cảm ơn
Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên có email cảm ơn nhà tuyển dụng. Nếu có thời gian, bạn
có thể viết thư tay gửi nhà tuyển dụng, để họ thấy được sự nhiệt tình và tâm huyết của bạn
đối với vị trí công việc đang ứng tuyển. Cách làm này cũng khiến nhà tuyển dụng nhớ đến
bạn lâu hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×