Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

HÃY CHỨNG tỏ MÌNH với NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.33 KB, 1 trang )

HÃY CHỨNG TỎ MÌNH VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
Ngày hội nghề nghiệp SV TP.HCM do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa tổ chức ngày 6-6 đã
thu hút hơn 6.000 SV tìm đến, trên 30 nhà tuyển dụng tham gia với 347 vị trí và 3.317 đầu
việc. Ngày hội thu hút không chỉ SV ĐH Kinh tế mà còn SV của nhiều trường ĐH, CĐ của
TP.HCM.
Thắc mắc thật ra rất cũ ấy ngay lập tức nhận được sự đồng cảm của nhiều SV. Một chuyên
gia ngân hàng trả lời bằng một khẳng định: “Kinh nghiệm bây giờ thật ra không còn là vấn
đề. Cái chính vẫn là khả năng thật sự của các bạn. Ngân hàng chúng tôi đang thuyết phục
một SV năm 3 về làm việc. Vậy tại sao các bạn không nghĩ mình cũng có cơ hội như thế!”.
Đồng cảm, ông Trương Minh Tứ (Công ty Sony Ericsson) nói: “Thật ra nhà tuyển dụng còn
muốn biết kiến thức xã hội của các bạn thế nào; các bạn có biết ngoài xã hội người ta đang
làm gì chứ không chỉ những kiến thức từ nhà trường”.
Nhưng đáng lo hơn lại chính là sự thiếu định hướng mà không ít SV bày tỏ. Khá nhiều ý kiến
phát biểu gặp nhau ở chỗ thời hạn tốt nghiệp cận kề lắm rồi, thậm chí có bạn đã tốt nghiệp
mà vẫn chưa biết mình sẽ làm gì, làm ở đâu, triển vọng công việc của ngành học ra sao!
PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói ngay: “Tự các bạn chứ không ai khác có thể xác định được rõ
năng lực có thể làm được gì, phù hợp với chỗ nào. Điều này phải được định hình ngay khi
quyết định chọn ngành để thi vào”.
Thầy Ngân chia sẻ một kinh nghiệm thực tế: có những doanh nghiệp tiếp nhận SV mới ra
trường, không hề đào tạo thêm gì nhưng lại cứ chê các bạn không biết làm việc. “Như vậy
không công bằng vì kiến thức được học là cơ bản, còn công việc phải qua thực tiễn. Nói vậy
không phải đổ lỗi cho doanh nghiệp mà chính mỗi bạn cần đủ tự tin để khẳng định nếu
không tuyển tôi thì đó là sai lầm lớn nhất của anh”.
Bà Kim Vy (Pepsico VN) khuyên: “Bạn cần có lộ trình cho mình từ khi đặt chân vào công ty,
thậm chí là định hướng khả năng phát triển của mình những năm tới, tự đặt cho mình câu
hỏi vị trí tiếp theo của tôi là gì. Quan trọng nhất chính là phải biết mình đang ở đâu”.
Hơn một giờ cho buổi trao đổi có lẽ quá ít với những cánh tay đưa lên mỗi lúc một nhiều
cùng những thắc mắc cụ thể. Chẳng hạn làm sao để thể hiện một hồ sơ xin việc “đẹp”, thật
sự nổi bật trong hàng đống hồ sơ gửi về nhà tuyển dụng mà nhà tuyển dụng đã trả lời:
bằng cấp chưa đủ.
Với những công việc đã làm khi còn là SV, hồ sơ phải thể hiện rõ những chi tiết liên quan để


nhà tuyển dụng biết bạn đã làm được gì, kết quả thế nào chứ không chỉ đơn thuần là tên,
địa chỉ công ty bạn từng làm công việc ấy. Nếu được nên để tên, số điện thoại người lãnh
đạo đủ biết rõ về khả năng của bạn để nhà tuyển dụng có thể xác minh những điều bạn ghi
trong hồ sơ khi cần. Đây là điều tưởng như khá đơn giản mà nhiều SV thú thật không hề
biết.
Thầy Trần Hoàng Ngân khá ưu tư trước sự chuẩn bị thụ động của không ít SV dự ngày hội:
“Ít ra khi tìm đến đây các bạn phải biết đi tìm những điều mình còn đang thiếu, mà mục tiêu
chính của ngày hội không nằm ngoài mong muốn đó”.



×