Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TẠO RESUME từ góc NHÌN của NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.62 KB, 2 trang )

TẠO RESUME TỪ GÓC NHÌN CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG
Hầu hết mọi người, dù nhiều hay ít kinh nghiệm đều mắc một lỗi phổ biến khi viết Resume
là: Không biết cách phát triển Resume dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng. Louise Kursmark,
một chuyên gia trong lĩnh vực này đã phát biểu rằng: Chỉ trong vài giây liếc qua Resume,
nhà tuyển dụng cũng đủ biết về bạn: bạn là ai, bạn đang tìm kiếm gì, bạn có thể đáp ứng
được những yêu cầu gì?Bà cho rằng bản Resume vừa mắt nhà tuyển dụng khi nó trả lời
được 9 câu hỏi dưới đây:
Bạn là ai?
Để khách quan, bạn nên nhờ một người khác đọc lại Resume của mình. Cho họ thời gian
khoảng 5 giây lướt qua Resume sau đó cầm lại và đặt câu hỏi với họ. Nếu họ không thể trả
lời nhanh chóng những câu hỏi bạn đặt ra chứng tỏ Resume của bạn có vấn đề và cần phải
xem xét lại.
Bạn có thể làm được gì cho chúng tôi?
Cách tốt nhất để chứng tỏ với nhà tuyển dụng về giá trị của mình là hãy cho họ thấy bạn có
thể góp phần vào sự thành công của công ty như thế nào. Kursmark nói rằng việc đưa ra
những dẫn chứng xác thực về năng lực của bạn luôn có sức thuyết phục cao với nhà tuyển
dụng.
Bạn có những kỹ năng mà chúng tôi đang tìm kiếm không?
Cần thể hiện tất cả những khả năng vốn có của bạn qua Resume, sau đó Scan chúng cùng
với những bằng chứng có liên quan và đảm bảo tới tay nhà tuyển dụng.
Trước kia bạn làm việc ở đâu?
Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là chìa khoá để nhà tuyển dụng đánh giá bạn.
Họ muốn biết bạn đã từng làm việc ở đâu, trong thời gian bao lâu và công việc bạn đảm
nhiệm là gì… những thông tin này có thể cho thấy bạn có phù hợp với vị trí của họ hay
không.
Kinh nghiệm của bạn có phù hợp với yêu cầu của chúng tôi?
Trong nhiều trường hợp bạn cần tập trung vào việc mô tả những kinh nghiệm ứng với vị trí
mà bạn đang ứng tuyển. Tạo điểm nhấn với những thông tin kinh nghiệm đắt giá cho vị trí
mới.
Trình độ học vấn và bằng cấp của bạn thế nào?
Nếu trình độ học vấn cao cộng với các bằng cấp khác hoàn toàn phục vụ lợi ích cho công


việc bạn đang ứng tuyển thì hãy tự tin về điều đó. Sử dụng các thuật ngữ thông dụng, dễ
hiểu và biết tạo từ khóa để đảm bảo thông tin của bạn không bị hiểu sai hay bỏ sót.
Bạn thuộc kiểu người như thế nào?
Làm thế nào để tạo được nét riêng biệt, cái “tôi” của bạn trong Resume để nhà tuyển dụng
có thể nhận ra sự khác biệt của bạn thậm chí cả khi chưa gặp bạn. Kursmark có gợi ý về
những thông tin ngoài lề như về khả năng ngoại ngữ, vi tính và các hoạt động ngoại khoá
mà bạn từng tham gia.
Bạn có phất cờ đỏ trong Resume của mình không?


Những khoảng trống trong hành trình xin việc của bạn (một chỉ số để đánh giá số lần nhảy
việc), lặp lại thông tin hoặc mắc nhiều lỗi chính tả…Tất cả những dấu hiệu này đóng vai trò
như tiếng còi báo động với nhà tuyển dụng rằng: bạn không phải là người họ đang tìm kiếm.
Chúng tôi có thể dễ dàng liên lạc với bạn?
Sau khi hoàn tất những công đoạn “khó nhằn” của bản Resume, đừng nên coi nhẹ mục
thông tin liên lạc. Dù Resume của bạn có hay thế nào thì nó cũng trở về con số 0 nếu bạn
không cung cấp số điện thoại, địa chỉ và email. Tuy nhiên cũng không nên đưa quá nhiều
thông tin liên lạc gây bất tiện và tạo cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng.



×