Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

đồ án tốt nghiệp và báo cáo thực tập về nhựa, màng co

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 53 trang )

I.

Nguyên vật liệu tại Công ty

II.1. Các nguyên vật liệu chính tại Công ty
II.1.1. Màng co polyvinylClorua ( PVC)
Là nguyên liệu chính để sản xuất màng co tại nhà máy nó được điều chế bằng
phương pháp trùng hợp các phân tử monomer VinylClorua.


Phản ứng trùng hợp:

Mà cụ thể ở đây là phương pháp trùng hợp huyền phù với chất khởi đầu là peoxit
hữu cơ hoặc vô cơ. Bột PVC được nhà máy nhập về từ các nhà máy sản xuất hạt nhựa
như Phú Mỹ…
+ Bột PVC có màu trắng.
+ Độ phân tán lớn.
+ Ổn định kích thước tốt.
+ Khả năng kháng lão hóa kém trước tác nhân vật lý (ánh nắng, độ ẩm…).
+ Tỷ trọng: 1.4 ở 20 độ.
+ Khối lượng trung bình: 1000-1600.
+ Nhiệt độ chảy mềm: 65-80 độ.
+ Nhiệt độ gia công: 150-180 độ.
+ Độ bền

kéo

đứt:

40Mpa.
+ Độ bền


50Mpa.

khi kéo đứt:


Hình I.2. Màng co PVC
-

Phương pháp đánh giá.
+ Cảm quan.
+ Độ mịn.
+ Màu sắc.
+ Quá trình gia công.
+ Đánh giá qua phương pháp so sánh thông số cài đặt thực tế và thông số của nhà cung
cấp, khả năng ổn định trong quá trình sản xuất.
+ Đưa ra kết luận khách quan về chỉ tiêu chất lượng nguyên vật liệu.
+ Qua chất lượng sản phẩm.
+ So sánh chất lượng giữa những lần sản xuất với nhau để xác định nguyên liệu có phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà máy không.
+ Gửi mẫu cho các trung tâm hoặc phòng thí nghiệm để đo các thông số chính xác
nhất khi cần.



Đặc tính gia công của PVC.
PVC có nhiều tính chất cơ học tốt như độ bền kéo đứt, độ giản đứt, tính chất cách
điện, chịu ăn mòn cao.
Nhiệt độ gia công của PVC là 140-160 độ, tuy nhiên PVC bị phân hủy ở nhiệt độ từ
140 nên khi gia công phải dùng chất ổn định nhiệt. PVC cũng bị ánh sáng làm lão hóa
vì vậy trong nhiều trường hợp phải sử dụng chất ổn định UV trong quá trình gia công.



Dựa vào đặc tính và ứng dụng mà sản phẩm màng co PVC của công ty được phân
thành các chủng loại màng chính:
+ Màng in: Yêu cầu loại màng này theo tiêu chuẩn của khách hàng.
+ Màng co PVC không in: Độ co dọc 15-20%, co ngang 45-50%. Có các loại sau:
(màng gạch, màng cắt, màng dẻo D2, D3, màng ánh xanh X2).
PVC phân hủy ở 130 oC hòa tan trong xeton, dẫn xuất clo của hydrocacbon, este, dễ
hòa tan trong dung môi phân cực và dung môi không phân cực.


Phân loại:
Tùy theo hàm lượng chất hóa dẻo (CHD) tính theo phần trăm khối lượng PVC, chia
làm ba loại PVC:
+ Nếu CHD từ 0-5% thì gọi là PVC cứng.
+ Nếu CHD từ 10-15% bán cứng.
+ Nếu CHD từ 30% thì gọi là PVC mềm.
II.1.2. Màng co Polyetylene ( PE )
Polyethylene là hợp chất cao phân tử tồn tại dưới dạng nhựa nhiệt dẻo (tức là ở
nhiệt độ cao dễ hóa dẻo và dễ uốn, còn khi ở nhệt độ thấp thì hóa rắn) thu được từ quá
trình tổng hợp etylen.



Phản ứng trùng hợp:

n H2C=CH2

H2C-CH2


n

Polyetylen màu trắng, hơi trong có ánh mờ, mặt bóng láng, mềm dẻo, không dẫn
điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua, chống thấm khí O 2, CO2,
N2 và dầu mỡ đều kém, ở dạng nguyên liệu có hình dạng hạt nhỏ như hạt gạo. Tùy
thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 °C và nhiệt độ nóng
chảy Tm ≈ 120 °C.
Polyetylen có tính chất hóa học như hydrocacbon no như không tác dụng với các
dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm. Ở nhiệt độ cao hơn 70 oC PE hòa tan
kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông. dầu


khoáng… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại
rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc hoặc các chất tẩy như
Alcool, Acêton, H2O2… Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng
có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp
thu bởi thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.

Hình I.3. màng co PE


Phân loại:
Tùy theo điều kiện phản ứng mà ta thu được các loại PE có tính chất khác nhau.
+ LDPE: có tỷ trọng từ 0.91-0.925, có độ kết tinh thấp.
+ LDPE: tỷ trọng từ 0.941-0.965, có cấu tạo mạch thẳng, độ kết tinh cao nhất.
+ LLDPE:có cấu tạo mạch thẳng, nhiệt độ nóng chảy thấp.
PE có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như màng bao bì, túi đựng rác, quần áo,
hoa quả và túi đựng các hàng hóa khác. Đồ dùng gia đình, đồ chơi, ống nước, thùng
đựng dầu và sơn, vỏ bình ắc quy, cánh quạt, dày dép và nhiều ứng dụng khác.
II.1.3 Polypropylen ( PP )

Polypropylene cũng thuộc họ olefin như PE nên cũng giống PE, PP là hợp chất cao
phân tử, tồn tại dưới dạng nhựa dẻo nóng thu được từ quá trình trùng hợp propylene
Tuy nhiên PP có những đặc tính khác với PE. PP có mật độ phân tử thấp, cứng, và
nóng chảy ở nhiệt độ 150-200oF, chịu được các loại hóa chất và có tính về điện


Hình I.4 màng PP
Thuộc tính:
+ Công thức phân tử: (C3H6)x
+ Tỷ trọng: PP vô định hình: 0.85 g/cm3
+ PP tinh thể: 0.95 g/cm3
+ Độ giãn dài: 250 - 700 %
+ Độ bền kéo: 30 - 40 N/mm2
+ Độ dai va đập: 3.28 - 5.9 kJ/m2
+ Điểm nóng chảy : ~ 165 °C
Đặc tính:
+ Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như
PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách
dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.


+ Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
PP không màu không mùi, không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu
xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
+ Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP
(140oC), cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên
thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
+ Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Công dụng:
Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống

oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính
chống thấm khí, hơi nước.
II.1.4. Nguyên liệu phụ
+ PVC2: Thực chất là các phế liệu trong quá trình sản xuất màng co PVC được xay
nghiền và quay vòng vào tái sản xuất, sử dụng cho màng in, sử dụng cho màng cắt,
gạch, vinamill, dẻo D2, D3, ánh xanh X2.
+ P1141: lỏng bôi trơn nội.
+ TM181/1984: ổn định nhiệt.
+ CH135: ổn định môi trường.
+ DOP, DOA: dầu hóa dẻo.
II.1.5. Các chất phụ gia
+ BTA 731: Tăng dai, chống va đập.
+ AS005: bôi trơn nội.
+ Tact: tách lớp màng.
+ LP551: hổ trợ gia công.
+ Ca-st: bôi trơn ngoại.


+ EBS: bôi trơn, tách lớp màng.
+ Màu PG: tạo màu theo yêu cầu của sản phẩm.
II.1.6. Chất hóa dẻo
Ở nhiệt độ thường PVC rất cứng, do đó trong quá trình gia công tạo màng cần sử
dụng chất hóa dẻo khi đưa chất hóa dẻo vào PVC, các phân tử hóa dẻo len lõi vào
trong PVC, làm mềm liên kết giữa các mạch và làm các mạch bị dãn ra một góc so với
ban đầu nên mạch mềm hơn và tạo ra PVC mềm.
Một số chất hóa dẻo công ty đang sử dụng trong quá trình gia công màng co PVC
như.
-


Dạng lỏng:

+ DOP: dioctyl phthalate là một chất hóa dẻo chính có độ trương hợp cao với PVC.
+ DOA: dioctyl adipate tăng khả năng chịu lạnh của sản phẩm.
+ DINP: diisononyl phthalate.
-

Dạng bột:

+ BBP: butyl benzyl phthalte.
+ EBSO: dầu đậu nành epoxy hóa.
II.1.7. Chất bôi trơn
Công dụng:
Cải thiện tính chất chảy dưới tác dụng nhiệt và làm cho ma sát gữa các phân tử hay
cao phân tử giảm.
Giảm tác dụng nội sinh khi gia công, tạo ra độ nhớt và tính chảy thích hợp (lưu ý
PVC cứng có độ nhớt cao, nếu tăng nhiệt độ để giảm độ nhớt thì gần điểm phân hủy
của PVC, PVC dễ bị phân hủy, gây cháy nên phải dùng chất bôi trơn). Tác dụng bôi
trơn này gọi là bôi trơn nội.
Chất bôi trơn nội có độ tương hợp tốt với PVC nên nằm xen vào các phần tử nhựa
PVC, nên giảm được độ nhớt của PVC nóng chảy. theo cơ chế trên cũng có thể xem
DOP là một chất bôi trơn nội nên PVC mềm ít khi phải dùng chất bôi trơn nội.


Ngăn chặn PVC không dích vào bề mặt kim loại (nếu bị dính thì PVC sẽ bị cháy,
nên cũng có thể quan liệm chất bôi trơn là là một chất ổn định). Tác dụng bôi trơn này
gọi là bôi trơn ngoài.
Một số loại chất bôi trơn nội công ty đang sử dụng trong quá trình gia công màng co
PVC như:
+ Dạng bột: G15/AS005.

+ Dạng lỏng: P1141.
Chất bôi trơn ngoại có độ tương hợp kém với PVC nên tạo ra lớp màng chất bôi
trơn giữa kim loại và nhựa. Do đó ngăn chặn được PVC bám vào bề mặt kim loại.
Một số loại chất bôi trơn ngoại công ty đang sử dụng trong quá trình màng co PVC
như: G70S, Ca-St.
Ưu nhược điểm của chất bôi trơn nội:
+ Tăng tốc độ nhựa nóng chảy, giảm nhiệt độ nhựa gia công, tăng nhiệt độ phân cực.
+ Giảm độ trương phồng trong công nghệ đùn.
+ Hạn chế các dạng suất hiện các vệt đường hàn do nhựa bị tách dòng khi chảy trong
đầu khuôn.
+ Ít ảnh hưởng đến độ bám dính của mực in, sơn lên sản phẩm.
+ Giảm nhiệt độ biến dạng nhiệt.
+ Đôi khi làm giảm độ bền va đập của sản phẩm.
+ Cần dùng hàm lượng cao mới có hiệu quả.
Ưu nhược điểm của chất bôi trơn ngoại:
+ Ngăn chặn PVC không bị dính vào bề mặt kim loại.
+ Sản phẩm dễ xuất hiện đường hàn.
+ Dễ gây tách lớp khi sản phẩm có nhiều lớp PVC ghép lại.
+ Làm giảm độ bám dính của mực in và sơn lên sản phẩm.
+ Tăng hiện tượng tạo trắng khi gấp sản phẩm.
+ Làm chậm thời gian nhựa hóa.


II.1.8. Chất ổn định
Đối với một số nhựa có khả năng chịu nhiệt cao thì quá trình gia công rất phù hợp,
nhưng khi gia nhiệt đến điểm chảy, ta thấy nhựa bị ngã vàng, nhanh chóng bị mất màu,
hình thành HCL, tạo liên kết ngang, sau cùng than hóa thành một khối đen không thể
nóng chảy, không thể gia công.
-


Cơ chế phân hủy của Nhựa PVC:

Do vậy, để giúp quá trình gia công PVC được thuận tiện người ta dùng chất ổn định
để hỗ trợ. Chất ổn định gồm có: chất ổn định nhiệt và chất ổn định môi trường.


Chất ổn định nhiệt.
Ngăn chặn sự phân hủy PVC dưới tác động của nhiệt độ. Bằng tác dụng bôi trơn,
giảm ma sát hay ngăn chặn sự kết dính vào bề mặt kim loại trong quá trình gia công.
Ngăn chặn sự hình thành liên kết đôi trong phân tử PVC.



Chất ổn định môi trường.
Do sản phẩm màng PVC khi bảo quản ngoài ánh sáng, màng hấp thu năng lượng
UV làm kích động phân tử dẫn đến sản phẩm nhanh bị lão hóa so với thời gian sử


dụng. Do đó cần đưa chất ổn định môi trường vào để chống lại ôxy hóa khi sản phẩm
tiếp xúc với ánh sáng đồng thời làm tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Một số chất ổn định công ty sử dụng trong gia công màng co PVC như: TM181 chất
ổn định nhiệt, CH135 chất ổn định môi trường.
II.1.9. Chất độn
Mục đích của việc dùng chất độn là làm giảm giá thành của sản phẩm. Có nhiều loại
chất độn có thể dùng cho PVC, chất độn CaCO3 thường sử dụng có thể phân loại theo.
Theo tỷ trọng thể tích: CaCO3 loại nặng và loại nhẹ.
Theo đặc tính bề mặt: loại có sử lý bề mặt và không sử lý bề mặt.
Mục đích của việc sử lý bề mặt là cải thiện khả năng phân tán của CaCO 3 và nhựa,
do đó tính chất của nhựa không bị suy giảm nhiều, nên có thể dùng với hàm lượng cao.



Việc sử dụng các chất độn có ưu nhược điểm sau.
+ Giảm giá thành sản phẩm.
+ Tăng độ đục cho sản phẩm.
+ Tăng tính ổn định nhiệt vì CaCO3 có tính base trung hòa HCL sinh ra.
+ Tăng độ cứng cho sản phẩm.
+ Tạo độ nhớt cao nên khó gia công, máy nặng tải hơn.
+ Giảm độ bền cơ lý như độ bền xé.
+ Cần nhiều DOP hơn vì CaCO3 hấp thu một phần DOP.
+ Tăng khả năng mài mòn thiết bị.
+ Giảm độ bóng sản phẩm.
II.1.10. Chất màu
- Các yêu cầu về chất màu cho PVC là.
+ Không gây bụi, dễ cân đo.
+ Khả năng phân tán màu tốt.
+ Không bị di hình.
+ Chịu được nhiệt cao khi gia công.


+ Chịu được thời tiết.
+ Không độc hại (tùy từng sản phẩm).


Chất màu thường có hai loại.
Pigment: là loại màu không hòa tan trong dung môi và nhựa mà chỉ phân tán dưới
dạng hạt màu rất nhỏ. Nếu hòa tan pigment vào trong dung môi thì rất khó tan.
Phẩm màu: loại này hòa tan trong dung môi và nhựa, loại này ít sử dụng vì chịu
nhiệt kém, do tính hòa tan cao nên xảy ra hiện tượng di hình. Tuy nhiên chúng có màu
sắc đẹp.




Các tính chất cần lưu ý khi chọn màu:
+ Sắc màu: ta thấy có nhiều loại như màu xanh, đỏ, tím… trong từng loại màu có
nhiều loại khác nhau về sắc độ như vàng cam, vàng chanh, đỏ cam, đỏ tím…
+ Cường độ màu: phản ánh độ mạnh yếu của màu, màu càng yếu thì càng dùng với
hàm lượng cao và ngược lại.
+ Độ tươi sáng: cùng với màu sắc nhưng có loại cho ta cảm giác tối, đậm, có loại cho
cảm sáng tươi sáng.
+ Độ chịu nhiệt: phản ánh nhiệt độ phân hủy của màu.
+ Độ bền ánh sáng: phản ánh khả năng bền màu khi tác dụng với tia UV.
+ Mức độ di hành: phản ánh màu dể hay khó trôi ra bề mặt.
+ Khả năng phân tán trong nhựa.
+ Các ảnh hưởng đến tính năng cơ lý của sản phẩm.



Trong thực tế ta gặp các màu như sau.
+ Màu dạng bột chỉ gồm các dạng cơ bản sau: đỏ, xanh, xanh lá… giá thành thấp và
khó phân tán.
+ Màu dạng bột là hổn hợp các màu cơ bản: màu này được sử dụng khi khách hàng
không có khả năng pha màu, muốn sử dụng đơn giản, nhà sản xuất đã pha sẵn và chỉ
cần hướng dẫn hàm lượng sử dụng.
+ Màu dạng hạt mịn hay dạng bánh: phân tán sẵn với nhựa nên có độ phân tán tốt,
không gây bụi, dễ cân đo, giá thành cao hơn bột màu.


+ Dạng pastel: thường là màu phân tán trong chất hóa dẻo. loại này hay dùng cho
PVC, có giá thành thấp hơn loại phân tán trong nhựa.
+ Màu compound đã pha sẵn trong nước, khi gia công không cần pha. Khó khăn trong

việc khi cần màu khác.


Theo bản chất hóa học có thể phân màu thành hai dạng:
+ Màu vô cơ: thường là các oxit kim loại như Fe2O3, TiO2, Cadimiums,
Pb&MoCr2O3, ULTramarine, Mn Violet, Fe blue…có đặc điểm sau:
+ Màu đục.
+ Cường độ yếu.
+ Kích thước hạt lớn.
+ Thường dể phân tán.
+ Không hòa tan và không bị di hành.
+ Chịu nhiệt và ánh sáng.
+ Chịu hóa chất cao.
+Màu hữu cơ: thường được tổng hợp từ những dẩn suất của dầu mỏ như monoazo,
diazo, quinacridone, perylene, phthalocyamine… có tính chất ngược lại với màu vô
cơ.
-

Các dạng màu đặc biệt có thể là:

+ Các loại màu nhũ: có sắc trắng hay nhiều màu sắc khác. Ví dụ các loại nhũ pearl,
nhũ kim loại Al sắc bạc, nhũ hợp kim Cu sắc vàng …
+ Màu huỳnh quang : là loại màu được tạo ra độ tươi sáng cao do màu có khả năng
hấp thụ tia UV ( có bước sóng trong vùng không nhìn thấy được ) và phát ra năng
lượng trong vùng ánh sáng khả biến.
II.1.11. Chất gia cường
Thêm hóa chất để cải thiện tính chất cần thiết của sản phẩm như tính chất cơ học
hay tính chất hóa lý.
Để cải thiện độ bền chịu va đập, đặc biệt ở nhiệt độ thấp. ngược lại với tác nhân hóa
dẻo, tác nhân chịu va đập không được làm giảm mà làm tăng nhiệt độ biến dạng nhiệt.



Các tiêu chuẩn khác để lựa chọn tác nhân chịu va đập dựa trên hiệu quả kháng thời tiết
và tính trong suốt của nó.
Tác nhân chống va đập là các loại copolymer với nhiệt độ chuyển trạng thái thủy
tinh thấp. Chúng được phân tán như một pha riêng biệt trong nhựa nhiệt dẻo.
Một số loại chất chống va đập công ty đang sử dụng trong quá trình gia công màng co
PVC như: BTA-731.
II.1.12. Chất trợ gia công
Chất trợ gia công là copolymer của acrylic. Chức năng quan trọng nhất của trợ gia
công là cải thiện quá trình gia công và thúc đẩy sự nóng chảy của hỗn hợp PVC để thu
được trạng thái nóng chảy ở nhiệt độ thấp nhất có thể. Tăng khả năng chịu nhiệt, chịu
thời tiết, độ bền màu có xu hướng được cải thiện.
Thường khi sử dụng chất trợ gia công thì độ nhớt của hỗn hợp tăng lên và máy có
xu hướng tải nặng hơn. Tuy nhiên cần chú ý là nhựa hóa không hoàn toàn thì máy còn
tải nặng hơn là khi có chất trợ gia công.
Một số loại chất trợ gia công công ty đang sử dụng trong quá trình gia công màng
co PVC như: P551-J.

II.1.13. So sánh tính chất giữa màng PVC và BOPP
Tính chất

Màng BOPP

Màng PVC

Xử lý bề mặt
dyne/cm

33 – 39


Không xử lý bề mặt


Độ mờ

1,7%

Tỷ trọng

0,91 (g/cm3)

Hệ số ma sát

0,34 – 0,44

1,4 (g/cm3)

Độ co rút

Không co rút

Co rút

Độ bền kéo

30 – 40 N/cm2

40 – 50 N/cm2


Độ sáng bóng

128%

Thời gian sử
dụng

6 tháng

2 tháng


CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ IN ỐNG ĐỒNG
I. Tổng quan về chủng loại mực in và hệ dung môi.
I.1 Mực in
I.1.1 Thành phần của mực in
Thành phần chủ yếu của mực in gồm :
+
+
+
+

Các chất mang màu ( PIGMENTS, thuốc nhuộm): 9 – 20%
Các chất liên kết (VEHICLE):
15 – 25%
Các chất phụ gia (ADDITIVES):
2–3%
Dung môi (SOLVENTS) vai trò làm chất nền:
50 – 70%
Tùy thuộc vào quá trình in và vật liệu in mà mực sẽ có các thuộc tính khác nhau,

thay đổi từ loại mực rất loãng cho đến mực in có độ nhớt cao. Sau đây sẽ giới thiệu
thành phần một số loại mực in .
Mực in trên cơ sở dung môi hữu cơ
Thành phần:

+
+
+
+

Dung môi:
Nhựa PA (tan trong dung môi):
Pigments:
Phụ gia:

60-80%
13%
8 – 12%
2 – 5%

 Cách lựa chọn mực in cho phù hợp với vật liệu: tương ứng với mỗi loại màng hoạt

động hay không hoạt động thì ta cũng sử dụng mực in tương ứng là mực hoạt động và
mực không hoạt động. Ngoài ra theo yêu cầu kỹ thuật in ấn chọn lựa phù hợp với sản
phẩm in mà ta có sự lựa chọn mực in phù hợp.

I.1.2 Một số loại mực in đang sử dụng tại công ty


Mực in


Thành phần

Nhũ xà cừ

Nhựa tổng hợp, bột màu, dung môi, phụ gia

PVG
VDORME01
PEL

Nguyên liệu sử
dụng

Nhựa, bột màu, dung môi hữu cơ
Nhựa, bột màu, dung môi hữu cơ
Toluen,IPA,EthylAcetate,

PVC

Isopropyl Alcolhol
Nhựa (0,8-20%), Bột màu (00- 35%)
Phụ gia (01- 10%)
dung môi (45-85%)
Toluen, EtylAxetate, Isopropyl Alcolhol

PVC

OPP
HM

K

C605
C630
VN-F166
VN-F167

ALF

Nhựa, bột màu, dung môi hữu cơ
Nhựa, bột màu, dung môi hữu cơ
Nhựa, bột màu, dung môi hữu cơ
Nhựa, bột màu, dung môi hữu cơ

Bột màu (9-20%)
Nhựa nền (15-25%)
Dung môi (50-70%)
Phụ gia (2-3%)

Màng nhôm mỏng

I.1.2.1 Chủng loại mực in trên màng PVC
- Là loại mực in ống đồng hai thành phần tan tốt trong hệ dung môi
Toluen/xyclohexanone/IPA in tốt nhất trên màng PVC. Mực in có tính năng in và độ
bám dính tốt. Mực in có độ màu cao và chống dính trong quá trình in cuộn.

Hình II.1: Thùng chứa mực in (PVG)


a) Đặc tính của mực

- Phù hợp với trục in ống đồng khắc có chiều sâu từ 10 đến 60 micron
- Độ bám dính tốt trên màng PVC
- Cường độ màu cao, dễ pha màu. Bề mặt in màu tươi, đẹp, sắc nét.
- Độ bền nhiệt, bền màu, kháng dầu mỡ, kháng trầy xước tốt.
b) Cách sử dụng
- Thích hợp dùng in trên màng PVC
- Tốc độ in 70-100 m/phút
- Nhiệt độ gió sấy 60-70 oC (tùy tốc độ in).
- Độ nhớt khi in pha loãng 14~17 giây.
c) Các màu cơ bản
* Đối với mực in PVG do công ty Vạn Thông cung cấp.
Hiện có 8 màu chuẩn cơ bản và medium nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về màu sắc
của bao bì.

Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Mã sản phẩm
PVG Medium 101
PVG 10A
PVG 15
PVG 22

PVG 23
PVG 37
PVG 39
PVG 623
PVG 92

Màu sắc
Trong, đục
Màu đỏ
Đỏ cánh sen
Vàng nghệ
Vàng chanh
Xanh tím
Xanh dương
Màu trắng
Màu đen

Đặc tính
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp

* Ngoài ra đối với mực in trên PVC của công ty Tân Đông Dương với 3 màu cơ bản.



Số thứ tự
Mã sản phẩm
1
RW1/PVC
2
RY02/PVC
3
RB01/PVC

Màu sắc
Trắng
Vàng
Xanh dương

Đặc tính
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp

I.1.2.2 Chủng loại mực in trên màng OPP, PE
Bao gồm các loại mực hiện nay công ty đang sử dụng (PEL) của công ty Vạn
Thông, (Ariang) của nhà cung cấp liên doanh hóa chất Ariang và (HMK) của
công ty HMK.

Hình II.2: Thùng chứa mực in (PEL) và (ALF)
a) Đặc tính của mực
- Phù hợp với trục in ống đồng khắc có chiều sâu từ 10-60 micron.
- Dung môi thoát ra nhanh phù hợp với in tốc độ cao (từ 100- 250 m/phút)
- Độ bám dính tốt trên màng OPP, PE đã sử lý corona.

- Cường độ màu cao, dễ pha màu. Bề mặt in màu tươi sáng, sắc nét.
- Độ bền màu về nhiệt, độ tương hợp, độ chống kháng trầy tốt.
b) Cách sử dụng
- Thích hợp dùng in trên màng OPP, PE các loại sử lý carona.
- Tốc độ in cao 100-250 m/phút.


- Độ nhớt khi in pha loãng 12~16 giây.
c) Các màu cơ bản
* Đối với mực PEL
Hiện có 8 màu chuẩn cơ bản và medium nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về màu sắc
của bao bì.

Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Mã sản phẩm
PEL Medium
PEL 10A
PEL 15
PEL 22
PEL 23

PEL 37A
PEL 39
PEL 62
PEL 92

Màu sắc
Trắng trong
Vạn hồng
Đỏ sen
Vàng nghệ
Vàng chanh
Xanh tím
Xanh tím
Màu trắng
Màu đen

Đặc tính
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp

* Đối với mực HMK
Hiện có 4 màu cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu về màu sắc của bao bì.
Số thứ tự

1
2
3
4

Mã sản phẩm
G33-3730
VN-F166
VN-F 167
G15-3075

Màu sắc
Đỏ sen
Nền xanh
Màu trắng
Đỏ Magenta

Đặc tính
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp

* Đối với mực Ariang
Hiện có 3 màu cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu về màu sắc của phôi in màng nhôm
Số thứ tự
1
2
3


Mã sản phẩm
ALF VD RED 007
Mực in VD yellow
OPP186 RED

Màu sắc
Đỏ sen
Vàng
Đỏ

Đặc tính
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn nhà cung cấp


II.1.2.3. So sánh chủng loại mực in trên màng PVC và trên màng BOPP về tỷ lệ
thành phần.
- Ta có bảng tỷ lệ thành phần của mực in
Thành phần
Bột màu
Nhựa nền
Phụ gia
Dung môi

Mực in cho PVC (PVG)
8 – 12%
13%
2 – 5%
60 – 80%


Mực in cho BOPP (PEL)
0 – 35%
0.8 – 20%
1 – 10%
45 – 85%

Từ bảng ta thấy tỷ lệ thành phần của mỗi chủng loại mực in khác, như vậy tùy
thuộc vào nguyên vật liệu cần in mà ta lựa chọn mực in cho phù hợp.
I.2 Dung môi
I.2.1 Thành phần dung môi
- Dung môi đang sử dụng tại công ty gồm Toluen (C 7H8), Ethyl Acetat (C4H8O2),
Isopropyl Alcohol (C3H8O), Cyclohexanone ( C6H10O)
Công thức pha hổn hợp dung môi in hiện tại của công ty
Số thứ tự

Thành phần

Khối lượng (kg)

1
2
3
4

Toluene
Isopropyl Alcohol
Etyl axetate
Cyclohexanone


240
120
40
8

I.2.1.1 Toluen (C7H8)
Toluen còn gọi là metylbenzen hay phenylmetan là một chất lỏng trong suốt, không
hòa tan trong nước. Toluen là hydrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi
trong công nghiệp.


Hình II.3: Thùng chứa Toluen
a) Lý tính cơ học

- Là chất lỏng không màu, có thể cháy được, độ nhớt thấp.
- Có mùi giống Benzen.
- Là dung môi hòa tan rất tốt các chất béo, dầu, nhựa thông, lưu huỳnh, phốt pho và iot
- Toluen có thể tan lẫn hoàn toàn với hầu hết các dung môi hữu cơ như rượu, ete,
xeton, phenol, este.
- Toluen rất ít tan trong nước, độ hòa tan vào nước của nó ở 15 oC là 0,047 g/100ml còn
ở 15oC là 0,4g/100ml.
b) Một số thông số Toluen
+ Trọng lượng riêng:

0,870 tại 15oC

+ Tỷ trọng ở 20oC:

0,867


+ Nhiệt độ nóng chảy:

-94,99oC

+ Giới hạn nổ trong không khí: 1,3~6,8 % thể tích
+ Nhiệt độ chớp cháy cốc kín: 4,4oC
+ Tỷ trọng hơi (không khí là 1): 3,14
+ Giới hạn tiếp xúc:

50;8 (ppm;giờ)

+ Khối lượng phân tử:

92,13 đvc

+ Nhiệt độ đông đặc:

-94,991oC

+ Nhiệt độ sôi ở 100kPa:

110,625

+ Nhiệt độ tới hạn:

320,8oC

+ Áp suất tới hạn:

4,133MPa


+ Hệ số nén tới hạn:

0,260

+ Thể tích phân tử tới hạn:

0,32 l/mol

+ Độ nhớt ở 100KPa và 20oC: 0,586 mPa.s
+ Nhiệt độ bắt cháy:

4 oC

+ Tốc độ bay hơi:

225g/h

+ Sức căng bề mặt:

28.8 N/m

b) Tác hại của Toluen

- Tiếp xúc với mắt gây kích thích nhưng không ảnh hưởng tới màng mắt
- Tiếp xúc với da: tiếp xúc thường xuyên hoặc lâu dài với da có thể bị kích thích, viêm
da.


- Đối với hệ hô hấp: Hàm lượng bay hơi cao (lớn khoảng 1000ppm) gây kích thích

mắt và cơ quan hô hấp, đau đầu, ngủ gật, vô thức, ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh,
hỏng não và có thể gây tử vong.
- Đối với hệ tiêu hóa, một lượng nhỏ vào trong bụng gây nên hỏng phổi, có thể gây tử
vong.
* Cách tồn trữ và bảo quản
Vì nhiệt độ bắt cháy của Toluen dưới 21oC nên Toluen là loại chất lỏng nguy hiểm.
Do vậy khi tồn chứa và vận chuyển phải được dán nhãn là chất lỏng dễ cháy và độc
tính cao.
Khi xảy ra hiện tượng rò rỉ, toluene sẽ đi vào cơ thể người và đất trồng thông qua
nguồn nước. Với áp suất hơi bão hòa là 2.9Kpa ở 20 oC, chúng bay hơi tương đối
nhanh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm không khí
nghiêm trọng. Chính vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về
an toàn trong quá trình tồn chứa, vận chuyển toluen.
I.2.1.2 Ethyl Acetat (C4H8O2)
a. Thông tin về sản phẩm
EthylAcetate là chất lỏng không màu, có mùi ngọt. Hòa tan nhiều chất như este,
polystyrene, polyvinylchloride, cao su hóa lỏng, các chất lượng khác và là dung môi
cho Nitrocellulose. EtylAcetate hòa trong ether, alcohol, và tan ít trong nước.
b. Tính chất lý hóa
+ Công thức:

C4H8O2

+ Điểm nóng chảy:

-86,6OC

+ Mật độ:

897,00 Kg/m3


+ Điểm sôi:

77,1oC

+ Khối lượng phân tử:

88,11 g/mol

+ Độ hòa tan trong nước: 8,3 g/100ml
+ Tỷ trọng hơi:

0,897 – 0,902 g/cm3

+ Độ nhớt:

0,426

+ Tốc độ bay hơi:

13g/h

+ Sức căng bề mặt:

24.3 N/m

c) An toàn lao động và bảo quản

- An toàn lao động



Thủ thuật: Tạo sự không khí hoặc sử dung bất kỳ biện pháp nào để làm giảm nồng
độ hơi trong không khí xuống dưới ngưỡng TLV. Bảo đảm bồn rửa mắt và nhà tắm
luôn sẵn có.
Bảo hộ lao động: Kính bảo hộ, khẩu trang, áo thí nghiệm, sử dụng găng tay đúng
quy cách.
Trong trường hợp rò rỉ lớn: Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ và cả trang thiết bị hỗ trợ
hô hấp. Trong trường hợp không thể trang bị đầy đủ đồ bảo hộ thì phải tham khảo ý
kiến của chuyên gia trước khi tiến hành.
- Bảo quản
Lưu ý: Tránh xa nhiệt độ tia lửa, thùng chứa phải được tiếp đất, không ngửi hay
uống phải, trang bị bảo hộ cần thiết và đặc biệt tránh tiếp xúc với da và mắt.
Bảo quản ở khu vực riêng, giữ thùng chứa luôn mát, thoáng gió. Luôn đóng kín
thùng và niêm phong trước khi sử dụng.
I.2.1.3 Isopropyl Alcohol (C3H8O)
a. Thông tin về sản phẩm
+ Tên sản phẩm: Isopropyl Alcohol
+ Tên gọi khác: Isopropanol1, IPA
+ CTPT :

(CH3)2CHOH

b. Tính chất lý hóa
+ Màu sắc:

Không màu, chất lỏng

+ Mùi:

Nồng khó chịu


+ Điểm sôi:

82 -82OC/180 – 181OF

+ Điểm chảy lỏng/đông cứng: -88oC/-126oF
+ Điểm chớp cháy:

12oC/54oF

+ Nhiệt độ tự bốc cháy:

425oC/779oF (ASTM D-2155)

+ Áp suất hơi:

4,100hPa ở 20oC/68oF

+ Tốc độ bay hơi:

315g/h

+ Sức căng bề mặt:

22.8 N/m

+ Độ tan trong nước:

Tan hoàn toàn trong nước


+ Độ tan trong các dung môi hữu cơ: Dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ
+ Mật độ hơi (không khí là 1):
+ Nhiệt độ phân hủy:

2 ở 20oC/68oF

Ổn định trong điều kiện bình thường, phản ứng với


các nguyên tố oxi hóa mạnh, phản ứng với các axit mạnh
c. Nhận biết độ độc
Ảnh hưởng tới thể chất: Là chất lỏng, dễ cháy, có thể gây nguy hiểm nếu nuốt phải
và xâm nhập vào đường hô hấp.
Gây buồn ngủ hoặc chóng mặt, choáng váng, gây dị ứng với mắt.
d. Biện pháp phòng ngừa
- Hướng dẫn an toàn:
+ Tránh hít hơi sản phẩm, không để sản phẩm tiếp xúc vào phần mắt, da và quần áo.
+ Cấm lửa và các tàn lửa, phóng điện do tĩnh điện. Lưu trữ sản phẩm trong điều kiện
thoát mát có che chắn.
+

Thùng luôn đóng kín nắp, không chứa rỗng, có thể vẫn giữ hơi và hóa chất nên

không được cắt, đục, hay hàn thùng chứa sản phẩm.
+ Không bỏ sản phẩm vào mương, rãnh, cống thoát nước.
- Sơ cứu
+ Nếu hít phải hơi sản phẩm phải di chuyển đến nơi thoáng khí
+ Nếu mắt tiếp xúc với sản phẩm phải rửa ngay với nước sạch khoảng 15 phút
+


Nếu da hay trang phục tiếp xúc với sản phẩm phải thay ngay trang phục và giặt

sạch. Rửa vùng da tiếp xúc với sản phẩm bằng nước sạch và xà phòng.
e) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
Là nguyên liệu dùng trong công nghiệp như sản xuất sơn mài, nước diệt côn trùng,
chất tẩy rửa, dung môi.
Lưu trữ trong phòng kín, nhiệt độ môi trường, tránh ánh sáng trực tiếp, nguồn nhiệt.
Nghiêm cấm các nguồn phát sinh ra lửa tiếp xúc gần, thông gió thoáng mát khi thao
tác.
I.2.1.4 Cyclohexanone ( C6H10O)
a. Thông tin về sản phẩm
+ Tên sản phẩm: Cyclohexanone
+ Hệ hóa học:

Ketone

+ Tên gọi khác:

Cyclohexylketone, Anone, Hexanone, Ketohexamethylene

+ Tên hóa học:

Cyclohexanone

+ CTHH:

C6H10O


Hình II.3: Thùng chứa Xyclohexanone

b. Tính chất lý hóa
+ Trạng thái tồn tại:

Chất lỏng (dầu)

+ Mùi:

Thanh nồng gần giống acetone

+ Màu:

Không màu

+ Nhiệt độ sôi:

155,6 oC (312,1oF) ở 760mmHg

+ Nhiệt độ nóng chảy: -31 oC (-23,8oF)
+ Nhiệt độ tới hạn:

356oC (672,8oF)

+ Khối lượng riêng:

0,9478 (nước là 1)

+ Áp suất hơi:

0,7Kpa


+ Tỷ trọng hơi:

3,4 (không khí là 1)

+ Ngưỡng phát hiện mùi: 0,88ppm
+ Độ tan:

Tan trong dimethylether

+ Nhiệt độ tự cháy:

420oC

Đặc biệt lưu ý Cyclohexanone nổ khi phản ứng với HNO3 ở 75oC
c. Nhận biết độ độc
Ảnh hưởng tức thời đến sức khỏe:
- Nguy hiểm nếu tiếp xúc với mắt (gây khó chịu), nuốt hay hít phải, ít tác hai khi tiếp
xúc da tay hay thấm qua da.
Ảnh hưởng lâu dài:
- Gây ung thư A4 (không phân biệt người hay động vật) theo ACGIH.


×