Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hai quan dao hoang sa, truong sa thuoc chu quyen viet nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.67 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÝ NHÂN

BÀI DỰ THI
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Họ và tên học sinh : Trương Thị Phương Anh
Lớp : 9A
Trường: THCS Xuân Khê
Địa chỉ : Xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Điện thoại : 03513876514

1


BÀI DỰ THI
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Môn: Địa Lí
Bài: Hai Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
1.Tên tình huống:
Trong một cuộc trò chuyện qua Email, một người bạn nước ngoài của em
quan tâm đến sự kiện tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt
Nam và Trung Quốc, bạn ấy đề nghị: “Là người Việt Nam bạn hãy cho tôi biết ý
kiến của bạn!”. Em trả lời bạn ấy bằng một bài viết khẳng định chủ quyền của Việt
Nam về hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
2. Mục tiêu.
Bài viết của em cần nêu được:
- Các cơ sở, căn cứ về nguốn gốc, xuất xứ hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình về 2 quần đảo Trường Sa và


Hoàng Sa.
- Những minh chứng lịch sử: Thông tin, tư tài liệu, hình ảnh ở Việt Nam,
Trung Quốc và Quốc tế xác nhận 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt
Nam.
- Bài viết sẽ tóm tắt về quản lý, khai thác, sử dụng phát triển kinh tế xã hội của
nhà nước Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời kỳ đầu đến nay.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Em sẽ kết hợp các tri thức khách quan và sự hiểu biết của mình về 2 quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa để có được:
- Lịch sử và sự hình thành chủ quyền của Việt Nam về 2 quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa (môn Lịch Sử 7, Lịch Sử 8, Lịch Sử 9, các tài liệu lịch sử nghiên cứu,
tham khảo).
- Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình của 2 quần đảo (Môn Địa lí 8, Địa lí 9 và các
tài liệu tham khảo khác)
2


- Tình hình quản lý, bảo vệ cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của 2
quần đảo (Môn Địa lí 8, Địa lí 9 và các tài liệu tham khảo khác)
- Hình thức bài viết: Là một bài thuyết minh (Môn Ngữ văn 8)
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Em vận dụng kiến thức liên môn đó là:
- Môn Lịch sử : Nguồn gốc xuất xứ, lịch sử hình thành…(Môn Lịch sử 7,
Lịch Sử 8, Lịch Sử 9, các tài liệu Lịch sử tham khảo)
- Môn Địa lý: Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, tình hình phát triển Kinh tế Văn hóa – Xã hội (Địa lí 8, Địa lí 9 và các tài liệu tham khảo khác).
- Môn Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt mạch lạc, rõ ràng,
phù hợp (Ngữ văn 8).
- Môn Giáo dục công dân: Bài học về lòng yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc
và niềm tin vào lẽ phải (Công dân 8, Công dân 9).
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.

- Hiểu biết và nắm chắc các kiến thức đã được học từ các môn học.
- Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, chứng cứ lịch sử từ sách, báo, phim ảnh…
- Ứng dụng Công nghệ thông tin: tìm kiếm hình ảnh, tư liệu về 2 quần đảo
Hoàng Sa – Trường Sa.

3


Bạn thân mến! đây là hình ảnh những anh lính đảo Trường Sa – Hoàng Sa
(Quần đảo Hoàng Sa - tiếng Anh là: Paracel Islands; Quần đảo Trường Sa tiếng Anh là: Spratly Islands ) ngày đêm chắc tay súng giữ gìn sự bình yên của Tổ
quốc, bảo vệ biển đảo thân yêu!

“Đêm trăm ngàn móng vuốt,
Gió cào mặt sóng phủ đầu
Không tắt ngôi sao trong mắt
Lính đảo vẫn đứng bên nhau
…Ơi một Trường Sa đảo,
Tình yêu từ ngàn năm.
Trường Sa vẫn những chân còng,
Sau bão vẫn vo tròn cát.
Từng viên, từng viên mở đất,
Tình ca xây Tổ quốc mình”.
Vâng! Nhà thơ Trúc Chi của Việt Nam chúng mình đã viết về các anh lính
đảo nơi đầu sóng ngọn gió như thế đó. Giữa phong ba bão táp, các anh lính đảo vẫn
bình thản hiên ngang, kiên định quyết tâm, đoàn kết sát cánh bên nhau hoàn thành
tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho các anh. Và
cũng bởi lẽ trong trái tim các anh “Tổ quốc nhìn từ biển – Biển đảo là một phần Tổ
quốc thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu”!
Đã từ rất lâu rồi, bằng các dấu ấn lịch sử cho thấy người Việt Nam ở các thế
hệ đã liên tục khai phá, chiếm lĩnh, sinh cơ lập nghiệp nơi biển Đông nói chung và

2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nói riêng. Truyền thuyết “Con Rồng cháu
Tiên” trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam cho thấy ngay từ buổi đầu của cội
nguồn dân tộc Việt Nam - mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân cùng 100 người con
đã phân chia: 50 người con theo cha xuống biển khai phá, lập nghiệp; 50 người con
cùng mẹ khai phá, lập nghiệp nơi đất liền nội địa ...

4


Thế rồi, qua các triều đại dựng nước và giữ nước thời Lý, Trần, Lê thì biển
Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Và để rồi cha ông
nước tôi thời kỳ ấy đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Hình ảnh quần đảo Hoàng Sa

Bản đồ hành chính Việt Nam

Hình ảnh quần đảo Trường Sa
5


Bạn thân mến! Bạn thấy đấy, trên đây là bản đồ hành chính của đất nước tôi –
đất nước hình chữ S với bờ biển dài 3260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2
Quần đảo Trường Sa có tọa độ 6 030’  120 vĩ Bắc và 111030’  117030’
kinh Đông. Quần đảo gồm hơn 100 đảo, đá, cồn San hô và bãi San hô nằm rải rác
trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lí, từ Bắc xuống
Nam khoảng hơn 350 hải lí. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách Vịnh
Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa khoảng 250 hải lí. Bên cạnh đó quần đảo còn có các
đảo: Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây. Có diện

tích dưới 5km đất nổi. 926km là đường bờ biển và ở Trường Sa có một vị trí cao
nhất là Song Tử Tây với độ cao 4m và dân số vào khoảng 195 người. Trường Sa là
một tập hợp thực thể địa lí được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có
tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông. Hiện nay quần đảo Trường Sa là
một huyện đảo của tỉnh Khánh Hòa của nước tôi.
Quần đảo Hoàng Sa có tọa độ 160 30’ Bắc  1120 Đông có đến 16 đảo lớn
trong đó các đảo chính là đảo Đá, đảo Cây, đảo Phú Lâm. Có đường bờ biển 518
km và độ cao nhất trên đảo là 14m. Hoàng Sa có bãi san hô và mỏ đá ngầm nhỏ ở
biển Đông. Hoàng Sa còn có nghĩa là cát vàng, đây là tên của cha ông ta đặt cho
quần đảo này. Nó mang tên cát vàng vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn
lúc nổi, lúc chìm theo với mực nước thủy triều lên xuống nên số lượng đảo tùy theo
cách đếm mà kể nhiều hay ít. Sách cổ của Việt Nam trong những thế kỷ trước cho
biết có đến 130 đảo. Quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của Thành phố Đà Nẵng
của nước tôi.
Hiện nay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chúng tôi đang
là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven biển Đông trong đó có
Trung Quốc. Về việc tranh chấp chủ quyền về lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình
thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thực sự và thực hiện
quyền lực nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình như công ước luật biển
năm 1982. Áp dụng nguyên tắc này của pháp luật quốc tế, bằng các bằng chứng
lịch sử và các căn cứ pháp lí cho thấy rằng các nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu
thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Các nhà nước Việt Nam trong lịch sử
và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là
từ thế kỉ 17 khi hai quần đảo này chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.
6


Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được chứng tỏ hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là rất nhiều, đa dạng và
phong phú như: Thời kỳ Đại Việt, Nam, Bắc phân tách và thời Tây Sơn thì sự thực
Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa không hề là của chủ quyền Trung Quốc năm 1909
. Bằng các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xác nhận liên tục qua
các thời, từ thời kỳ chúa Nguyễn của đàng trong (đầu thế kỷ XVII ), sang thời Tây
Sơn rồi tới triều Nguyễn ( Tức vua Gia Long), Việt Nam có không dưới 30 tư liệu
các loại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng. Như trong “Thiên
Nam Tử Chí lộ thử” hay “Toàn tập An Nam lộ” năm 1686 có bản đồ là tài liệu
xưa nhất, ghi rõ hàng năm chúa Nguyễn đưa 1 chuyến thuyền đến khai thác bãi Cát
Vàng. Rồi tư liệu của nhà sử học Lê Quý Đôn năm 1776 là tài liệu mô tả kỳ công
nhất về Hoàng Sa, quyển 2 của “ Phủ biên tạp lục” có 2 đoạn văn đề cập đến việc
Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của Đội
Hoàng Sa và Đội Bắc Hải…
Đến đầu thế kỷ 17 chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Theo “Phủ
biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn ghi “ Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An
Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía đông bắc có những cù lao, các núi linh tinh
hơn 130 ngọn, từ hòn đảo này sang hòn đảo kia phải đi một ngày hoặc vài ngày thì
đến. Trên núi có nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm bằng
phẳng rộng lớn, nước trong suốt đến đáy... các thuyền ngoại phiên gặp bão thì
thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 xuất, lấy người xã
An Vĩnh xung vào cát phiên mỗi năm. Cứ 2 tháng nhận giấy sai đi, mang lương
thực đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến
đảo đấy. Ở đây tha hồ bắt cá. Đến kỳ 8 thì là vào cửa eo, đến hành Phú Xuân để
nộp...”. Rồi cho đến năm 1816, vua Gia Long của nước tôi chính thức chiếm hữu
đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và do thủy trình.
Vào năm 1835 vua Minh Mạng nước tôi cho xây đền đặt bia đá đóng cọc và
trồng cây. Đội Hoàng Xa và đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: Khai thác,
tuần tiêu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai
đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Ngày
14/10/1950 Chính phủ Pháp chính thức giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa

và Hoàng Sa cho chính phủ quốc gia Việt Nam.
Ở thời nhà Lê, các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là đại
Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên là Vạn Lý
Trường Sa và xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy
7


Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt
địa lý thì cả 2 nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc miền
Trung nước Đại Việt.
Bên cạnh đó, trong cuốn “Hải ngoại kỉ sự” của Thích Đại Sáng người
Trung Quốc năm 1696, trong quyển 3 đã nói đến Vạn Lí Trường Sa đã khẳng định
chúa Nguyễn của Việt Nam đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đánh
trên quần đảo Vạn Lí Trường Sa. Mặt khác các bản đồ cổ của Trung Quốc do chính
người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa
tức Tây Sa, Quần đảo Trường Sa tức Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.
Cùng với những bằng chứng tư liệu lịch sử của Việt Nam, Trung Quốc như
trên, còn có rất nhiều những dữ liệu lịch sử của phương tây cho bạn thấy rõ chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhật ký trên
tàu AMPHITRITE xác nhận PARACEL là một quần đảo thuộc về nước AN NAM.
Rồi LEMEM ORRESUR LA COCHINCHINE của EANBAPTISTECHAIGNEAN
(1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long đã khẳng định năm 1816 vua
Gia Long đã xác nhận chủ quyền Việt Nam trên quần đảo PARACELF. An Nam
đại quốc họa đồ của giám mục TABERD xuất bản năm 1838 khẳng định cát vàng
(Hoàng Sa là PARACELS nằm trong vùng biển của Việt Nam.
Ngoài ra, những sở cứ, tư liệu lịch sử lại một lần nữa minh chứng rõ ràng
khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc
Việt Nam chúng tôi, đó là đề tài khoa học FONT – Tư liệu Hoàng Sa do huyện đảo
Hoàng Sa – Thành phố Đà Nẵng đã thu thập được 56 bản đồ của các nước phương
tây, 22 bản đồ của Trung Quốc và 8 bản đồ Việt cổ chứng minh Hoàng Sa, Trường

Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bạn ạ! ở Thành Phố Hồ Chí Minh của chúng tôi vừa diễn ra một cuộc triển
lãm tranh, ảnh lịch sử về Trường Sa và Hoàng Sa để một lần nữa khẳng định với
bạn bè quốc tế rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Với dân tộc Việt Nam nói chung và mỗi học sinh Việt Nam như tôi nói
riêng, đều biết trên tất cả các bản đồ Địa lý, các AT LAT của Việt Nam đều chứng
minh rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Bạn thân mến! Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mặt biển bao quanh có
một nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tổ quốc Việt Nam
của tôi. Bởi nơi đây nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú đã và đang là tiền đề
8


để Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển: Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
hải sản và du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển…Những
người dân Việt Nam sống trên hai quần đảo này đã sinh ra và lớn lên tại đây. Họ
lớn lên từ những con cá…, từ những hơi mặn của biển cả nơi đảo này. Và với mỗi
người dân trên đảo đều coi đảo là người mẹ chở che cho họ như nhà thơ Tế Hanh
đã viết:
“ Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thủa nào”.
Và, với mỗi người lính biển Trường Sa- Hoàng Sa quê hương họ ở đất liền
có thể ở một vùng đồng bằng hay một vùng cao nguyên, họ công tác trên đảo và
dường như họ dành tình cảm cho đảo không khác gì những người dân của đảo. Họ
yêu những sinh vật trên đảo, những em bé da đen ngòm thơm mùi mặn của biển,
hay những con sóng đập vào biển mỗi lúc chiều tà và tình yêu đó đã đi vào thơ ca
từ bao đời nay. Những bài ca, ca ngợi Trường Sa –Hoàng Sa hùng vĩ và đằm
thắm… Hòn đảo gắn liền với hình ảnh người mẹ đợi con trong những lần ra biển.
Hòn đảo còn thấm đẫm mồ hôi, sương máu của cha ông ta để bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ hai quần đảo.

Bạn ơi! Qua các chứng cứ lịch sử và vị trí địa lý nói trên, tôi – một công dân
Việt Nam khẳng định rằng: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền
của Việt Nam chúng tôi.
Mỗi người Việt Nam chúng tôi từ thế hệ này đến thế hệ khác đều hiểu rằng:
Non sông đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là do cha ông đã hàng ngàn
năm xây đắp, gìn giữ. Mỗi tấc đất, mỗi một đảo nhỏ là máu thịt không thể tách rời,
là lãnh thổ, là chủ quyền của Việt Nam. Các thế hệ người Việt Nam hàng ngàn năm
qua cho đến hôm nay và đến mãi mai sau luôn luôn giữ gìn bảo vệ “ Một tấc không
đi, một li không dời”.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng đối
với Việt Nam, nó gắn liền với những mốc lịch sử của đất nước tôi. Từ ngàn năm
nay, hai quần đảo này thuộc về chủ quyền của Việt Nam và mãi mãi như thế.
Bạn thân mến! Tôi, các bạn của tôi cũng như mỗi người dân Việt Nam quyết
tâm bảo vệ và giữ gìn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn thuộc chủ
quyền Việt Nam, và sẽ ngày càng đẹp, giàu có, trù phú, xanh tươi. Tôi hi vọng khi
bạn đọc được bài viết này của tôi, bạn sẽ hiểu và có chung suy nghĩ với tôi. Và
9


không chỉ có bạn mà còn có nhiều người ở quốc gia bạn cùng với các quốc gia khác
trên thế giới, mọi người sẽ biết và có tiếng nói ủng hộ sự thật, ủng hộ lẽ phải, đó là:
“Hoàng Sa - Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam, thuộc chủ quyền của
Việt Nam là một sự thật không thể nào khác”!

Bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
- Em đã sử dụng các kiến thức liên môn cùng những hiểu biết qua nghiên
cứu, sưu tầm tư liệu, sách báo Quốc tế có được những nhận thức và tin tưởng xác
nhận rằng: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam là
hoàn toàn có căn cứ xác thực và đúng đắn, để từ đó giúp người bạn nước ngoài của

em cũng như mọi người trên thế giới có được những nhận thức đúng đắn về sự kiện
tranh chấp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đang
diễn ra hiện nay. Mong rằng họ có tiếng nói ủng hộ cho lẽ phải, cho sự thực Hoàng
Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

10


- Đồng thời, qua đó em cũng nhận thấy việc kết hợp các kiến thức liên môn
sẽ tạo điều kiện cho học sinh chúng em chủ động tích cực và sáng tạo trong học
tập, học đi đôi với hành, đưa sách vở vào gần với thực tiễn đời sống xã hội.
Ngoài ra, khi hoàn thành bài viết về chủ quyền của Việt Nam về hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa em thấy mình tự tin lớn lên và bản thân chủ động
tuyên tuyền với bạn bè trong lớp, trong trường và người thân về chủ quyền biển
đảo của quê hương, đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày một giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong
muốn.

11



×