Tải bản đầy đủ (.doc) (333 trang)

Nguyễn nhã quá trình xác lập chủ quyền tại hai quần đảo hoàng sa và trường sa (bản vni chỉnh sửa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.01 KB, 333 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam từ nhiều
thế kỷ nay. Quần đảo này có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược
(nằm trên thủy đạo và đường bay quốc tế) cũng như có tiềm năng quan trọng
về kinh tế (dầu khí, các sản vật khác) và hiện đang bò xâm phạm bởi nhiều
nước như Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Philippines, MaLaysia,
Brunei khiến trở thành điểm nóng chính trò của khu vực.
Nghiên cứu đề tài này không những là do nhu cầu của giới nghiên cứu khoa
học mà còn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đối với quốc dân cũng như các nhà
lãnh đạo, nhất là cho cuộc đấu tranh chính trò và ngoại giao bảo vệ chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, bản thân người nghiên cứu vốn quan tâm đến vấn đề này từ hơn
25 năm nay, muốn có cơ hội để hệ thống hoá, tổng hợp tất cả các tài liệu và
tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Công trình nghiên cứu nhằm mục đích :
1. Cung cấp tư liệu một cách tổng hợp, hệ thống và cặn kẽ về quá trình xác lập
chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó


ii

rút ra những luận điểm vững chắc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2 Cũng từø đó, giúp cho việc phản bác những luận điểm biện minh cho sự xâm
phạm của các nước ngoài đối với chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, hầu thấy được thực chất của tình trạng xâm phạm chủ
quyền để xây dựng các đối sách lâu dài bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên


quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Góp phần xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm tranh đấu giành lại
chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo
Trường Sa của nhà nước và nhân dân Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
 Trước năm 1975.
Trước năm 1909, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa chưa bò Trung Quốc và các nước khác xâm phạm. Năm1907 là
năm xảy ra việc người Nhật chiếm đảo Pratas. Trung Quốc đã phản đối sự
chiếm đảo Pratas này của người Nhật cho rằng đảo vô chủ. Để ngăn chặn
sự bành trướng của Nhật xuống phía Nam và tránh xảy ra sự kiện "Pratas
thứ 2", Trung Quốc đã đặt tên một loạt các đảo ở Biển Nam Hải trong
đó có Tây Sa và Nam Sa mà Trung Quốc cho là đảo vô chủ. Lúc này,


iii

Nam Sa chưa xuống dưới vò trí của Trường Sa của Việt Nam mà chỉ ở
vò trí Trung Sa. Thời Trònh Nguyễn phân tranh đã thấy xuất hiện
những thư tòch cổ Việt Nam đề cập chung chung đến Hoàng Sa. Xưa
nhất, ít ra vào cuối thế kỷ XVII như tập bản đồ “Toản Tập Thiên
Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư”hay Toản Tập An Nam Lộ của Đỗ Bá
Công Đạo [23], [191], có vẽ và ghi chú về “bãi Cát Vàng” tức Hoàng
Sa, tiếp đó là Phủû Biên Tạp Lục [28], [192] của Lê Q Đôn, mô
tả chi tiết về các hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự
xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Sang đến thời nhà Nguyễn, từ triều Gia Long, cả một hệ
thống biên niên sử và đòa dư chí của Quốc Sử Quán, sách hội điển, châu bản
của Nội Các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép những hoạt động của đội
Hoàng Sa một cách rất kỹ và rõ ràng thể hiện sự xác lập và bảo vệ chủ

quyền của nhà nước Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường
Sa. Trong đó có bộ chính sử Đại Nam Thực Lục Tiền Biên [96],
[195], Chính Biên [97], [98], [99] , [100], [101] ,{102],
[199], [200], [203], [204], [205], [206] cũng như Quốc Triều
Chính Biên Toát Yếu [104], [210] và bộ đòa chí như Đại Nam
Nhất Thống Chí [103], [209], Hoàng Việt Đòa Dư Chí [135],


iv

[194]. Đặc biệt Khâm Đònh Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Minh
Mạng) [93], [201], Châu Bản Triều Nguyễn (triều Minh Mạng
& Thiệu Trò) [5], [6], [7], [8], [9], [196], [197], [198] đã
đề cập đến việc dựng bia chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bằng
chứng hùng hồn Hoàng Sa được vua và triều đình Việt Nam quan tâm và
bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa ở bậc quyền lực tối cao (điều này khác
hẳn với Trung Quốc cũng như các nước khác không hề có chứng tích xác lập và
bảo vệ chủ quyền trong suốt các triều đại phong kiến).
Ngoài nhà nước Việt Nam, các nhà nghiên cứu nước ta cũng đã quan tâm,
ghi chép các hoạt động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải như Lê Q Đôn
trong Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú trong Dư Đòa Chí (Lòch
Triều Hiến Chương Loại Chí), Nguyễn Thông trong sách Việt Sử
Cương Giám Khảo Lược (quyển 4, năm 1877)..., [207]
Cũng trong thời gian chưa có sự xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, nhiều
tác giả trong đó có cả người Trung Quốc và các nhà nghiên cứu Phương
Tây cũng đã đề cập đến Hoàng Sa hoặc đến việc xác lập chủ quyền đối với
Hoàng Sa của các nhà cầm quyền Việt Nam như Giám Mục Taberd
[185], [186] Gutzlaff [157], quan trọng là những người Pháp từng
hoạt động giúp Nguyễn nh tức Vua Gia Long như Dayot, Chaigneau



v

đã xác đònh Vua Gia Long đã tái xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng
Sa.
Ngoài công việc vẽ bản đồ hàng hải trong đó tại Biển Đông có dải đảo
Hoàng Sa (Paracels) chạy dài suốt dọc ngoài khơi biển Champa hay
Cochinchine, những bút ký, thư từ của người Tây Phương (Bồ, Hoà
Lan, Pháp, Anh) về hải trình, các vụ đắm tàu đều được ngư dân và quân
lính Đàng Trong đem về đất liền giải quyết.
Sau năm 1909, tổng đốc Quảng Đông bắt đầu có ý đònh xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, cho rằng Hoàng Sa
chưa thuộc về nước nào (sic!). Lúc này, Việt Nam đang còn bò ách đô hộ
của đế quốc Pháp, bắt đầu mới có nhiều người thực sự quan tâm nghiên cứu về
chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, song mới chỉ là những bài báo. Rộ
lên nhất là cuối thập niên 20 đầu thập niên 30. Tiêu biểu là Lapicque viết
trong Revue Indochinoise số 38, 1929

[166] sưu tầm một số tài liệu xác

đònh chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và trưng bằng cớ chính quyền đòa
phương Trung Hoa nhân vụ những người Trung Quốc cướp trên tàu bò đắm
Le Bellona năm 1895 và tàu Imazi Maru năm 1896 đã từ chối chủ
quyền, không trách nhiệm về việc cướp nói trên ở quần đảo Hoàng Sa vì cho
rằng “Paracel” không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Sau đó hàng loạt


vi

những bài báo của Henri Cuchrousset đăng trên báo Eveil Economique de

l’Indochine từ năm 1929 đến 1931 [146 -152] đưa ra những bằng chứng
chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, trách cứ chính quyền Pháp đã quá
lơ là trong việc xác nhận và bảo vệ chủ quyền ở đảo Hoàng Sa, đến nỗi đã
bò dự thẩm Barbet ra lệnh khám xét ban đêm để buộc nhà báo phải nộp cho toà
các hồ sơ liên quan đến Hoàng Sa. Chính vì vậy đã có tác động, chính
quyền Pháp, vào những năm sau đó đã tái xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa
(Paracel) và Trường Sa (Spratly) với những hành động cụ thể như
khảo sát, cắm cọc, thiết lập hải đăng, đài khí tượng và trại lính (vào những
năm đầu thập niên 30). Trong những năm này có nhiều công trình nghiên
cứu đòa lý Hoàng Sa.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiến tranh kháng chiến
chống Pháp, ít ai quan tâm nghiên cứu đến Hoàng Sa.
Sau năm 1954, theo hiệp đònh Genève, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về
chính quyền Sàigòn kiểm soát. Năm 1956, khi quân đội viễn chinh Pháp
rút khỏi Việt Nam, Philippines lên tiếng đòi chủ quyền của mình ở quần
đảo Trường Sa. Năm 1956, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc
chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và sau đó Đài Loan chiếm
đảo Itu Aba, vấn đề tranh chấp chủ quyền được đặt ra gay gắt, từ đó nhiều


vii

bài nghiên cứu đã được đăng báo. Nổi bật hơn cả là hai công trình nghiên cứu
về chủ quyền của Hoàng Sa tương đối có hệ thống và dầy công sưu tầm. Đó
là công trình ra đời vào năm 1971, L’affaire des ýles Paracels et Spratly
devant le droit International, 298 trang đánh máy, luận án tiến só đệ tam
cấp của ông Lê Thành Khê, tại Institut International d’Etudes et de
Recherches Diplomatiques [161]. Công trình này đi sâu về mặt công pháp
quốc tế, chủ yếu theo luật pháp quốc tế của thế giới tư bản chủ nghóa và những
án lệ của toà án quốc tế La Haye. Tác giả trên chưa có điều kiện đi sâu vào

những chứng liệu về lòch sử.
Tiếp đó, năm 1972 xuất hiện công trình luận văn tốt nghiệp Ban Đốc Sự
của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Sàigòn ) của Đinh Văn Cư
với đề tài : “Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, dày 137
trang đánh máy [24]. Công trình trên dành hơn 1/4 nội dung nói về hoàn
cảnh đòa lý và trình bày diễn tiến sự tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia
tại Hoàng Sa.
Tới năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa xâm chiếm toàn bộ
quần đảo Hoàng Sa, nhiều công trình đã được thực hiện trong năm này,
trong đó có tập tư liệu bằng tiếng Pháp của Võ Long Tê với nhan đề “ Les
Archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les Anciens Ouvrages


viii

Vietnamiens d’Histoire et de Geographie”, in năm 1974 dày 201 trang
[187]. Đây là bản dòch tiếng Pháp các đoạn trích những thư tòch cổ Việt
Nam về Hoàng Sa. Tiếp đó “Hoàng Sa, lãnh thổ Việt Nam Cộng
Hoà”, dày 96 trang của Bộ Dân Vâïn Chiêu Hồi (chính quyền
Sàigòn) [10] và sách Trắng của Bộ Ngoại Giao chính quyền Sàigòn
vào năm 1975 [170]. Cũng vào năm 1975 đánh dấu một mốc quan trọng
trong lòch sử nghiên cứu vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa là Tập San Sử
Đòa số 29 (1975),

đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, 352

trang gồm nhiều tư liệu, hình ảnh, bản đồ ,đã được đánh giá cao.
 Sau năm 1975.
Một số cơ quan như Ban Biên Giới Chính Phủ, Viện Nghiên Cứu về
Trung Quốc, các trường đại học bắt đầu quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa,

đặc biệt sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2 năm 1979.
Tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghóa Việt Nam công bố tài liệu “chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại Giao
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam lại công bố cuốn sách
trắng “quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt
Nam”. Tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại Giao nước Cộng hoà Xã Hội


ix

Chủ Nghóa Việt Nam lại công bố tài liệu: “ Các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và luật pháp quốc tế”. Mẫn Khánh Dương Kỵ và Trần
Xuân Cầu viết bài “Từ Bãi Cát Vàng đến Hoàng Sa và Trường Sa,
lãnh thổ Việt Nam” trong Sử Học số 2 (nhà xuất bản Đại Hc và
Trung Học Chuyên Nghiệp) [79] đã đưa ra một vài thông tin mới, cách
tiếp cận mới qua thực đòa tại cù lao Ré.
Cuốn “Hoàng Sa, quần đảo Việt Nam” 90 trang của Văn Trọng
[134] là đúc kết cô đọng và chú trọng về phần tranh chấp chủ quyền với
Trung Quốc thêm một số hình ảnh, như bia chủ quyền của Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa chụp năm 1938, trên quần đảo Trường Sa chụp năm
1961.
Gần đây có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về Hoàng Sa,
Trường Sa đang được tiến hành. Trong đó có đề tài như "Hợp Đồng
Nghiên Cứu Khoa Học Về Lòch Sử Chủ Quyền của Việt Nam ở hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", mã số BĐHĐ 01 - 01 do
PTS Nguyễn Quang Ngọc (ĐHTH Hà Nội) chủ trì đã báo cáo
tổng kết ngày 30/4/1995 và Hội Thảo Quốc Gia “Luận cứ Khoa
Học Lòch Sử, Đòa Lý và Pháp Lý chủ quyền Việt Nam trên hai quần



x

đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tại Hà Nội ngày 18/1/1996 cùng một
số kết quả được tiếp tục công bố trong những năm sau đó.
Riêng bản Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa Học trên, bước đầu đã có
những đóng góp đáng kể về bản đồ cổ Việt Nam do Trần Bá Chí phụ
trách tìm ra được 22 sách cổ có bản đồ vẽ Hoàng Sa và Trường Sa. Về
thư tòch cổ Việt Nam do Phạm Kim Hùng, Nguyễn Đăng Na,
Nguyễn Hữu Thành phụ trách, ngoài kiểm tra, đối chiếu với nguyên bản
25 cuốn sách chữ Hán đã được dòch, còn phát hiện thêm một số thông tin mới ở
Đại Nam Thực Lục và còn tìm thêm 15 cuốn sách như Đòa Dư Toát
Yếu, Nam Việt Đòa Dư Chí, Cao Chu Thần Di Cảo, Chu Nguyên
Tập Vựng Khảo, Mân Hành Thi Thảo, Việt Hành Ngân Thảo,
Đông Hành Thi Thuyết, Quảng Thuận Đạo Sử Tập, Trung Kỳ
Dư Đòa Lược Sao, Hải Trình Chí Lược … Tuy các sách trên không trực
tiếp đề cập đến vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa , song các sách
đó đã đề cập đến Hoàng Sa , cũng đã phản ảnh sự hiểu biết và quan tâm
của người Việt xưa đối với Hoàng Sa. Về tư liệu Châu Bản do Võ Văn
Sạch, Vũ Văn Quân phụ trách đã phát hiện được một số tư liệu rất qúi về
bằng chứng rõ ràng quá trình thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường
Sa trong hai triều Minh Mệnh và Thiệu Trò. Về tư liệu Phương Tây


xi

do PTS Nguyễn Thừa Hỷ phụ trách đã có những phát hiện đáng kể
trong đó có vụ Dayot giúp xây dựng hải quân và vẽ lại bản đồ Hoàng Sa
cho Nguyễn nh hay một thương nhân Bồ Đào Nha dâng bản đồ
Hoàng Sa cho Nguyễn nh. Ngoài ra cuộc khảo sát thực đòa ở Cù Lao

Ré do PTS Nguyễn Quang Ngọc, PTS Vũ Văn Quân thực hiện đã
phát hiện các nguồn tư liệu ở dòng họ, làng xã có liên quan đến hoạt động của
các đội Hoàng Sa qua các thời kỳ Chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn dưới
triều Nguyễn.
Trong Hội Thảo Quốc gia 18/1/1996 trên, gồm 15 bản báo cáo đóng
góp đáng kể về việc nghiên cứu lòch sử tranh chấp Hoàng Sa với Trung
Quốc cũng như tư liệu về phía Trung Quốc, từ tìm hiểu hệ thống bản đồ của
Trung Quốc của Nguyễn Quang Ngọc để chứng minh cho đến 1909 bản
đồ Trung Quốc chưa bao giờ vẽ đến Hoàng Sa đến quan điểm của Trung
Quốc về Hoàng Sa - Trường Sa của Hoàng Ngọc Bảo, quan điểm của
Đài Loan về Hoàng Sa - Trường Sa của Nguyễn Huy Quy hay tìm
hiểu về bộ sưu tập tư liệu Hoàng Sa của Hàn Chấn Hoa (Trung
Quốc) chủ biên do Phạm Kim Hùng phụ trách. Ngoài ra vấn đề pháp
luật quốc tế về thủ đắc lãnh thổ của Nguyễn Đăng Dũng hoặc án lệ đảo


xii

Clipperton của Đinh Ngọc Linh hoặc xây dựng hệ quản trò tư liệu Hoàng
Sa - Trường Sa bằng máy tính của Nguyễn Quốc Toản.
Một số công trình khác cũng được công bố như vấn đề Hoàng Sa - Trường
Sa trong quan hệ Việt Trung trong cuốn "Sự Thật về những lần xuất
quân của Trung Quốc và quan hệ Việt Trung" do nhà xuất bản Đà Nẵng
in năm 1996 hay có tác giả tổng hợp lại những tài liệu đã công bố in thành
sách như ông Nguyễn Q. Thắng. Một số luận án phó tiến só, tiến só có liên
quan đến Hoàng Sa và Trường Sa hay Biển Đông như luận án cuả
PTS Trần Công Trục ở Việt Nam, của TS Nguyễn Hồng Thao
ở Pháp (1996), của PTS Đỗ Hòa Bình ở Liên Xô cũng đã được bảo
vệ, song chủ yếu về vấn đề pháp lý của Hoàng Sa và Trường Sa hay
Biển Đông .

Ngoài ra còn có một số bài báo của nhiều tác giả đăng trên báo Nhân Dân,
Tạp Chí Lòch Sử Quân Sự, Tạp Chí Hán Nôm, Tạp Chí Xưa và
Nay…
Như thế, các nhà nghiên cứu Việt Nam thật sự đã quan tâm và càng ngày
càng đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Hoàng Sa và Trường Sa.
Các nhà nghiên cứu Phương Tây cũng ngày càng quan tâm hơn về vấn đề
Hoàng Sa và Trường Sa. Pierre Bernard LaFont viết phần “Les


xiii

Archipels Paracels et Spratley

trong cuốn Confit de frontières en mer de

Chine Méridionale, xuất bản năm 1989 [165]. Đăc biệt cuốn “La
souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratley” của bà M.C.
Gendreau [155], chủ tòch Hội Luật Gia Châu u là một công trình
khoa học có quan điểm khách quan cho rằng Việt Nam là nước có đủ danh
nghóa thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên
mạng internet tháng 12-1999 cũng có hơn 900 tài liệu nói đến Paracels và
Spratley (hiện nay có 970 tài liệu).
3 . ĐỐI TƯNG, PHẠM VI NGHIÊN
CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xác lập chủ quyền của Việt
Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả đi sâu nghiên cứu
những tư liệu minh chứng và những hoạt động cùng những lời khẳng đònh của
nhà nước Việt Nam về việc xác lập, chiếm hữu, bảo vệ chủ quyền của mình
trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong quá trình lòch sử khi chưa có
sự xâm phạm của nước ngoài và trong thời kỳ bò xâm phạm chủ quyền. Qua đó

trình bày những luận điểm, luận cứ, luận chứng về chủ quyền của Việt Nam
trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .


xiv

Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam
về mặt lòch sử trong thời kỳ chưa có xâm phạm của các nước ngoài và khi đề
cập đến sự xâm phạm của các nước ngoài trong bối cảnh sự xâm phạm chủ
quyền Việt Nam của Trung Quốc là chủ yếu và đưa ra những luận điểm
phản bác đối với những biện minh xâm phạm chủ quyền Việt Nam của
Trung Quốc vì chỉ có nước này mới thực sự quan tâm đến các luận điểm về
lòch sử. Từ đó đưa ra những đối sách lâu dài về việc bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
4. PHNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lòch sử theo
quan điểm duy vật lòch sử. Người nghiê n cứu vận dụng phương pháp luận lòch
sử và phương pháp nghiên cứu lòch sử cụ thể cùng phương pháp lôgích.
Công tác sưu tầm sử liệu được đặt lên hàng đầu, làm thế nào sưu tầm đầy đủ,
phát hiện những tư liệu mới, tiếp cận đến các tài liệu gốc, tài liệu bậc một. Tác
giả trước hết dựa vào các sách về thư tòch, những tài liệu tham khảo của các
công trình nghiên cứu đã có trước, các tổng mục sách báo, sách dẫn. Tác giả
còn đọc trực tiếp từng trang những tài liệu có khả năng đề cập đến Hoàng
Sa vàTrường Sa.


xv

Về các nguồn tài liệu được sử dụng, luận án quan tâm đến các nguồn tư liệu

gốc, sử liệu bậc một, từ nguồn sử liệu chữ Hán của Việt Nam cũng như của
Trung Quốc. Luận án phối kiểm các bản dòch khác nhau, kiểm tra các
nguyên bản, xử lý thích đáng đối với các dò bản (phần lớn đã được kèm theo ở
phần phụ lục). Tài liệu bằng chữ Hán của Việt Nam rất phong phú,
trong đó có phần đã được tác giả sưu tầm và có nhiều chuyên viên chữ Hán
phiên âm và dòch thuật vào năm 1975, khi tác giả chủ biên Tập San Sử
Đòa số 29 đặc khảo về Hoàng Sa, cũng như khi viết bài « Những sử liệu
chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa qua nhiều thế kỷ » dưới bút hiệu Hãn Nguyên. Sau năm
1975, được bổ sung từ nguồn tư liệu châu bản rất có giá trò trong thời Minh
Mạng và Thiệu Trò của Viện Hán Nôm Hà Nội, cũng như nguồn tư
liệu chữ Hán do công sưu tầm của chuyên gia hán học đặc biệt về tài liệu của
Trung Quốc như Phạm Kim Hùng hoặc của nhà sử học Tôn Thất
Dương Kỵ Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân đi nghiên cứu điền
dã tại Sa Kỳ – Cù Lao Ré (huyện đảo Lý Sơn) hoặc các tài liệu của
Ban Biên Giới Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao.
Các nguồn tư liệu phương Tây đã được phổ biến trên sách báo cũng được tác
giả sưu tầm, phối kiểm từ nguyên bản, chứ không chỉ qua các bài dòch hay đã


xvi

được ghi chép lại trong các công trình nghiên cứu trung gian (có kèm ví dụ bản
« photocopy » nguyên bản tư liệu ở phần phụ lục).
Công tác khảo chứng, xử lý, đánh giá tư liệu cũng được đặc biệt quan tâm.
Người nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp liên ngành như nghiên cứu đòa
lý, khảo cổ học, dân tộc học và luật học. Cuối cùng là tổng hợp lòch sử.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN Á N .
Luận án gồm 3 phần :
- Phần mở đầu gồm 6 mục.

- Phần kết quả nghiên cứu gồm 3 chương.
- Phần kết luận.
sau cùng là danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo, chú thích,
hình ảnh và phụ lục (xem mục lục).
6. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN Á N .
Luận án là công trình tổng hợp, có hệ thống, có tính đúc kết một cách mới mẻ
những công trình nghiên cứu, những tư liệu đã được phát hiện từ trước đến nay,
vừa đầy đủ nhất , với một số tư liệu mới và những luận cứ, luận chứng xác
đáng góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và
Trường Sa.


xvii

Với những kinh nghiệm tập hợp trên qui mô lớn những tư liệu trong và ngoài
nước hồi biên tập Tập San Sử Đòa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa và
Trường Sa, người nghiên cứu đã nỗ lực, có những khám phá mới về mặt tư
liệu chưa có ai đề cập tới như tài liệu của chính người Trung Quốc , Thích
Đại Sán trong Hải Ngoại Ký Sự [116] đã cho biết Chúa Nguyễn
sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bò đắm ở Vạn Lý Trường Sa tức
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hoặc phát hiện thêm đoạn văn
thứ 2 rất dài viết về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa ở thời Vua Minh Mạng trong cuốn sách rất quan trọng có tính
cách luật lệ của triều Nguyễn. Đó là Khâm Đònh Đại Nam Hội
Điển Sựï Lệ, cùng tài liệu vẽ sơ đồ các thuyền buồm đóng theo truyền thống
ở Cù Lao Ré được sử dụng đi biển, trong đóù có Hoàng Sa, Trường Sa
còn lưu giữ trong dân gian tại thôn Đông, xã Lý Hải, Huyện Đảo Lý
Sơn tức Cù Lao Ré khi xưa, do ông Nguyễn Hạp vẽ [38].
Luận án cũng đã trình bày việc Việt Nam quản hạt từ đầu thế kỷ
XVII quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Quảng Ngãi khi

là phủ, trấn, tỉnh trong thời kỳ chưa bò các nước ngoài xâm phạm. Sau đó
thuộc quản hạt của tỉnh Thừa Thiên rồi hiện thuộc Đà Nẵng đối với
Hoàng Sa và Bà Ròa Vũng Tàu, rồi Phú Khánh , Khánh Hoà


xviii

đối với Trường Sa. Cũng trong thời kỳ chưa có sự xâm phạm của nước
ngoài, vua, triều đình Việt Nam (thời Minh Mạng) đã tuyên bố khẳng
đònh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc cương vực hiểm yếu của Việt Nam.
Luận án cũng đi sâu, trình bày một cách hệ thống những hoạt động mang tính
nhà nước, xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của đội Hoàng Sa (đòa bàn ra đời, thời gian hoạt động, nhiệm
vụ, tổ chức và nội dung hoạt động khoảng 17 trang), cũng như đội Bắc Hải
hoạt động dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa trong khu vực phía Nam
của Biển Đông tức quần đảo Trường Sa và vùng phụ cận (Côn Đảo,
Hà Tiên). Luận án cũng đi sâu vào các hoạt động mang tính nhà nước rất
cao là thủy quân suốt thời Nhà Nguyễn bắt đầu năm 1816, trở thành lệ
hàng năm thời Minh Mạng thứ 17 (1836), với những hoạt động cắm cột
mốc, bia chủ quyền xây dựng chùa miếu, trồng cây tại Hoàng Sa và
Trường Sa.
Từ năm 1909, Hoàng Sa bắt đầu bò Trung Quốc và sau đó bòø các nước
khác xâm phạm chủ quyền, luận án trình bày các chính quyền ở Việt Nam có
nhiệm vụ quản lý Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền
của mình và luôn luôn củng cố, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


xix


Tác giả còn phân tích về giá trò pháp lý của sự xác lập chủ quyền của Việt
Nam tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Tác giả đưa ra luận
điểm, luận cứ và luận chứng về sự chiếm hữu thật sự, hoà bình

và thực thi

chủ quyền một cách liên tục, tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác
giả phản bác lại những luận điểm sai trái biện minh cho sự xâm phạm của nước
ngoài như của Trung Quốc về sự phát hiện sớm nhất, kinh doanh sớm nhất,
quản hạt sớm nhất hoặc luận điểm vô chủ và đòa lý kế cận của các nước khác ở
Đông Nam Á. Tác giả cũng gián tiếp phản bác lại những phản bác của
Trung Quốc về tư liệu Việt Nam hay các luận điểm của chính quyền Việt
Nam.

CHƯƠNG 1

VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN CỦA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA &
TRƯỜNG SA .
1.1 .TÊN GỌI VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG
SA.


xx

Trước đây trong một thời gian dài, người Việt và người Phương Tây đều
tưởng ở giữa Biển Đông chỉ có một quần đảo dài, đều gọi một tên chung, rất
nhất quán. Người Việt gọi là Bãi Cát Vàng (
hay Cồn Vàng hoặc Hoàng Sa (

Đại Trường Sa (

)
). Hoặc có khi gọi là

) hay Vạn Lý Trường Sa (

).
Bãi Cát (Kát) Vàng hay Cồn Vàng là gốc từ chữ Nôm, Hoàng Sa
gốc từ chữ Hán, đều đồng nghóa ( Sa = Cát, Hoàng = Vàng; Trường =
Dài; Đại = Lớn; Vạn Lý = Vạn Dặm; Bãi là chỗ đất nổi lên ở ven
hay giữa sông , biển; Cồn là gò đống nổi lên ở giữa sông hay biển).
Danh xưng từ chữ nôm"Cát Vàng" rất được thông dụng trong dân gian,
được dân gian đặt tên sớm. Tên gọi từ chữ Hán “Hoàng Sa” được giới
nho só dòch và viết ra về sau.
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel
( tiếng Bồ Đào Nha, Parcel có nghóa là đá ngầm - ám tiêu; xem
Eduardo Pinheiro, Dictionário Da Língua Portuguesa, Porto, Tipografia
Sequeira, L.DA, 1948, tr.1042) vào đầu thế kỷ XVI; khi ấy người
Phương Tây chưa biết đến các đảo ở phía Nam mà sau này gọi là Trường
Sa; trên bản đồ thường ghi”I de Pracell”như bản đồ Bartholomen Velho


xxi

(1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590).,bản đồVan Langren
(1595)…
Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII
trên các bản đồ hàng hải.
Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác đònh

rõ ràng và chính xác vò trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người
Phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Paracel ở phiá Bắc với quần
đảo ở phía Nam mà sau này đến thập niên 40 trong thế kỷ XX người
Pháp mới gọi là Spratly(1.1) chỉ chung cho quần đảo Trường Sa .
Còn đối với người Việt, từ đầu thế kỷ XVIII đã kiểm soát vùng Biển
Đông tới tận Hà Tiên, như Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục
đã cho biết Đội Bắc Hải trực thuộc Đội Hoàng Sa đã phụ trách riêng
các đảo phía Nam của Bắc Hải và tới tận Côn Lôn, Hà Tiên. Tuy
sang thế kỷ XIX, đã thấy đòa danh Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam
ghi cùng với Hoàng Sa ở phía Bắc trong Đại Nam Nhất Thống Toàn
Đồ, song vẫn chưa phân biệt thật rõ rệt mà vẫn chỉ chung một quần thể.
Ngay thời Ngô Đình Diệm năm 1956 cũng thể hiện khái niệm “hai quần
đảo là một” khi trong văn bản ghi Hoàng Sa chỉ cả hai quần đảo Paracel
và Spratley.


xxii

Một điều hết sức đặc biệt là có sự nhất quán hết sức rõ ràng giữa danh xưng
quần đảo tên Việt và tên Phương Tây, khi Giám Mục Taberd ghi rất rõ
ràng ở bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ với hàng chữ: Paracel seu
Cát Vàng . (Tiếng Latinh seu = hoặc là). Cũng chính Giám mục
Taberd đã viết Paracels được người Việt gọi là Cát Vàng trong cuốn
Univers, Histoire et Description de Tous Les Peuples, de Leurs Religions,
Moeurs et Coutumes (1833). Điều này không hề có ở Trung Quốc cũng
như bất cứ nước nào khác. Chỉ ở Việt Nam mới chắc chắn Cát Vàng hay
Hoàng Sa chính là Paracel do Phương Tây đặt tên.Chính điều này là
bằng chứng rất rõ ràng người Phương Tây ít ra từ đầu thế kỷ XIX đã
xác nhận Paracel chính là Cát ( Kát) Vàng tức Hoàng Sa của Việt
Nam.

Thật khác với người Phương Tây hay Trung Quốc, tên gọi được đặt hai
quần đảo này chỉ thuần túy do nhu cầu hàng hải,tên gọi Hoàng Sa được
người Việt đặt do việc xác lập chủ quyền ở hai quần đảo này, bởi đồng thời
“Hoàng Sa “dùng để chỉ tên một tổ chức do nhà nước thành lập khai thác,
kiểm soát, làm chủ các hải đảo mang tên “Hoàng Sa”. Như thế bản thân
tên gọi”Hoàng Sa”là bằng chứng cho sự xác lập cũng như thực thi chủ quyền
của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.


xxiii

Quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa nằm trong Biển Đông. Đã từ lâu,
người Việt đã nói đến Biển Đông trong ca dao tục ngữ: “Thuận vợ, thuận
chồng, tát Biển Đông cũng cạn” hay “Dã tràng xe cát Biển Đông”.
Người Trung Hoa thường gọi là Nam Hải, song cũng tùy theo từng thời
kỳ lòch sử người Trung Hoa đã tên

gọi khác nhau như biển Giao Chỉ

( Giao Chỉ Dương). Ngoài ra, ven tỉnh Quảng Đông, người Trung
Hoa còn gọi là Việt Hải,Việt Dương.
Các nhà hàng hải Phương Tây từ thế kỷ XVI thường gọi là biển
Champa (Ciampa), hay biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa.
Cũng như người ta thường gọi biển kế cận Ấn Độ là Ấn Độ Dương.
Song chẳng bao giờ Ấn Độ Dương là của Ấn Độ cũng như Biển
Trung Hoa là của Trung Hoa cả. Đúng ra, Biển Đông bao quanh hầu
hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Indonesia,
Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, nên phải gọi là
Biển Đông Nam Á mới đúng.
Từ nhiều thập niên qua, đã có nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích sự hình

thành nền văn hóa hàng hải của dân Việt nói riêng và của dân Đông Nam


xxiv

Á nói chung, có những sắc thái hoàn toàn khác với văn hoá lục đòa Trung
Hoa. Một số lý thuyết được tóm tắt như sau:
Chrester Norman cho rằng nền Văn Minh Hòa Bình được tạo dựng
trong thời gian lục đòa Sunda bò ngập nước. Khi đó Vònh Bắc Bộ và
Vònh Thái Lan lúc trước là hai vùng đồng bằng trũng. Lý thuyết Norman
cho rằng một số dân Đông Nam Á khởi sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên
hải, sau này hội nhập với dân cư vùng cao nguyên, nhưng rồi lại trở về vùng
đồng bằng gần biển, sau nữa phát triển về hàng hải (“The Hoabinhian and
After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene
and Early Periods”,World Archaecology 2, No.3, 1971, pp 300-320).
[107]
Wilheim G.Solheim cho rằng 6000 năm trước, dân Đông Nam Á
đã mạo hiểm ra khơi. Gió bão và hải lưu của Biển Đông và Thái Bình
Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật Bản, trong khi các nhóm khác bò
quét sang Philippines, Indonesia, Malaysia. Tiếp theo, những toán dân
chúng di chuyển tới các đảo ở ngoài khơi Thái Bình Dương và sang
Madagascar.
Cũng theo Solheim, Biển Đông thời cổ còn là nơi phát sinh những đường
hàng hải giao tiếp với các nơi ở dọc biển Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và


xxv

cả Mỹ Châu nữa. Solheim lý luận rằng chỉ có sự kiện Đông Nam Á giữ
vai trò trung tâm phân tán như trục một cái bánh xe tỏa nan hoa ra khắp nơi

mới giải thích được hiện tượng lòch sử là tại sao các chủng tộc khác biệt của loài
người sống xa cách nhau trên thế giới lại có nhiều sự tương đồng về sinh hoạt
văn hoá như vậy (“World Ethnographic Sample...A Possible Historical
Explanation”,American Anthropologist, 70, 1968, p569). [107]
Nhà ngữ học Pháp Paul Rivet đã có nhiều cuộc nghiên cứu và kết
luận rằng: “Từ Đông Nam Á, một thứ ngôn ngữ đã được truyền bá đi
bằng đường hàng hải đến Nhật Bản, Tasmania, Đòa Trung Hải, Phi
Châu và Mỹ Châu”(Sumerien et Océanien, Collection Linguistique,
Paris, 1929).(hình 1.1) [107]
Carl Sauer duyệt xét những biến chuyển về đòa lý Biển Đông, ý thức
tầm quan trọng của ngư nghiệp và hàng hải trong tiến trình văn minh Đông
Á thời cổ, khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới. Vì Biển Đông có hai
vụ gió mùa, nên việc hải hành viễn duyên khi đi cũng như khi về rất tiện lợi.
Sự trao đổi hàng hóa nâng cao kỹ thuật chế tạo phẩm vật. Trước đây 2500
năm, trống đồng chính là thành tích rõ ràng nhất minh chứng khả năng hàng
hải của dân Lạc Việt.(Agricultural Origins and Dispersals, Series Two,
New York, 1952, pp24-25)[ 107 ]. Những hoa văn nhiều hình thuyền


×