Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Vấn đề giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay: Thực trạng và một số đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.97 KB, 54 trang )

MỞ ĐẦU
Biển Đông là khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam
cũng như các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông
hàng hải và kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết
mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung
Đông - châu Á. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và hơn 3000 hòn đảo,
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong số 63 tỉnh, thành
phố của Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những
cung cấp nguồn hải sản phong phú cho người Việt qua hàng ngàn năm lịch
sử, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, là nơi giao thương với các thị trường khu vực và quốc tế, là
tuyến phòng thủ quân sự và an ninh quan trọng chiến lược của đất nước.
Cũng bởi vai trò quan trọng như vậy, vấn đề biển Đông trong thời gian gần
đây đã trở thành tâm điểm trong quan hệ khu vực và quốc tế. Việc tranh chấp
biển Đông giữa các nước đã và đang đặt ra vấn đề cấp thiết của việc tuyên
truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo đối với thế hệ trẻ, trong đó có Việt Nam.
Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong quá
trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ rất sớm cha ông ta đã có nhiều biện
pháp thực thi chủ quyền trên biển, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai
quần đảo này. Tuy nhiên, hiện nay chủ quyền biển đảo của Việt Nam đang bị
xâm phạm một cách nghiêm trọng cả trên thực tế lẫn qua các tài liệu tuyên
truyền theo cách xuyên tạc sự thật lịch sử. Do vậy, cần phải có các biện
pháp đúng đắn để giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam
đặc biệt là học sinh (HS), sinh viên.
Hiện nay, việc giáo dục về chủ quyền biển đảo trong nhà trường nói
chung và ở bậc trung học phổ thông (THPT) nói riêng chưa được chú trọng
đúng mức. Cụ thể là nội dung này chưa được đưa vào chương trình sách giáo
khoa (SGK) để giảng dạy. Nhiều địa phương đã cố gắng đưa các nội dung
1



giáo dục về chủ quyền biển đảo lồng ghép trong môn học Lịch sử, Địa lý hay
Giáo dục công dân. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được tiến hành một cách
đồng nhất, có hệ thống và khoa học trên phạm vi cả nước. Rất nhiều bất cập
đặt ra trong việc giáo dục thế hệ trẻ đặc biệt là HS THPT về chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục HS về tư tưởng,
định hướng thái độ, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu hòa bình, quyết tâm bảo
vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Trong những năm tháng chiến tranh, ưu
thế đó đã được phát huy, làm thắp sáng ngọn lửa yêu nước và truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc trong biết bao thế hệ người dân Việt Nam,
để họ tự hào, tự nguyện hi sinh nhằm bảo vệ “độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ”. Chính vì vậy, trong việc giáo dục chủ quyền biển đảo
của Việt Nam đối với thế hệ trẻ hiện nay, vai trò của bộ môn Lịch sử vô
cùng quan trọng. Một khi các thế hệ HS của chúng ta được trang bị đầy đủ
kiến thức về các cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam
đối với Hoàng Sa, Trường Sa với một niềm tin sắt đá thì đó là sức mạnh to
lớn, không chỉ đối với việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện tại mà còn tạo
nên một sự nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh lâu dài.
Xuất phát từ thực trạng vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, từ việc giáo dục
HS về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đặc biệt là
thông qua bộ môn Lịch sử trong các trường THPT hiện nay, tác giả đã quyết
định chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT
hiện nay: Thực trạng và một số đề xuất” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên
cứu đề tài trên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về mặt khoa học, đề tài phân tích thực trạng công tác dạy và học cũng
như nhận thức của HS ở bậc THPT hiện nay về vấn đề biển đảo nói chung
và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. Thông qua thực tế này, đề
tài làm rõ những vấn đề cơ bản, cấp thiết trong việc giáo dục về biển đảo nói

2


chung, Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng ở trường THPT hiện nay qua đó
bước đầu đưa ra những đề xuất về vấn đề trên.
Về mặt thực tiễn, đề tài có ý nghĩa tham khảo lớn đối với việc nghiên
cứu đưa vấn đề biển đảo nói chung và biển Đông nói riêng vào giảng dạy ở
trường phổ thông qua nhiều hình thức và môn học khác nhau, đặc biệt là môn
Lịch sử. Thực tế cho thấy, Lịch sử không chỉ là một môn học thông thường
như các môn học khác mà còn là môn học nhằm giáo dục nhân cách, lòng yêu
nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước. Những kiến
nghị bước đầu của tác giả về việc xây dựng hệ thống tài liệu và phương pháp
tiến hành giảng dạy về vấn đề biển đảo nói chung và biển Đông nói riêng ở
bậc THPT mang ý nghĩa thực tiễn cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

3


NỘI DUNG
1. Thực trạng việc giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bộ môn Lịch sử ở trường
THPT hiện nay
1.1. Vấn đề giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trong SGK bộ môn Lịch sử bậc THPT hiện nay
Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, để tìm hiểu về vấn đề biển
Đông nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng trong chương trình phổ
thông, tác giả đã tiến hành khảo sát hệ thống SGK bộ môn Lịch sử hiện
hành từ lớp 6 đến lớp 12, trong đó đối với bậc THPT bên cạnh SGK chương
trình chuẩn và bộ SGK chương trình Nâng cao. Đối với bậc THPT, bộ SGK
Lịch sử lớp 10, 11 và 12 được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào sử dụng từ

năm học 2006 - 2007, tức là cách đây 7 năm. Trong quá trình khảo sát,
chúng tôi chú trọng đến khảo sát SGK Lịch sử lớp 12 bởi lẽ, bộ môn Lịch sử
có ý nghĩa giáo dục lớn về cả mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ cho HS đặc
biệt là HS lớp 12. Thông qua việc khảo sát, có thể thấy, vấn đề Hoàng Sa,
Trường Sa trong SGK được đề cập đến như sau:
Trước hết, trong SGK Lịch sử từ lớp 10 đến lớp 12 ở cả hai ban Nâng
cao và Cơ bản, trong phần kênh chữ, không có nội dung nào đề cập đến vấn
đề Hoàng Sa, Trường Sa ở cả phần kiến thức trọng tâm và kiến thức tham
khảo, đọc thêm. Tình trạng này diễn ra tương tự ở SGK Lịch sử bậc THCS
và SGK Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 và lớp 5.
Tuy nhiên, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa được thể hiện thông qua các lược đồ trong SGK Lịch sử bậc
THPT. Theo thống kê của chúng tôi, toàn bộ 6 quyển SGK Lịch sử của cả
hai ban ở bậc THPT có những lược đồ sau thể hiện vấn đề Hoàng Sa,
Trường Sa:
- Lược đồ “Các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến” - hình
20, trang 47, SGK lớp 10, ban Cơ bản; hình 24, trang 63 ban Nâng cao.
4


- Lược đồ “Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng” - hình
49, trang 126 SGK lớp 10, ban Cơ bản; hình 74, trang 202, ban Nâng cao.
- Lược đồ “Những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong
trào Cần Vương (1885 - 1896)”, hình 60, trang 127, SGK lớp 11, ban Cơ
bản; hình 115, trang 248, Ban Nâng cao. Trong các lược đồ này có thêm chú
thích khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam phân biệt với đảo
Hải Nam của Trung Quốc.
- Lược đồ “Hình thái chiến trường trong đông - xuân 1953 - 1954”,
hình 53 trang 148, SGK lớp 12, ban Cơ bản (hình 63, trang 201, SGK lớp 12
ban Nâng cao).

- Lược đồ “Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam”, hình 61, trang
163, SGK lớp 12, ban Cơ bản (hình 71, trang 220, SGK lớp 12, ban Nâng
cao).
- Lược đồ “Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”, hình
79, trang 193, SGK lớp 12, ban Cơ bản (hình 89, trang 257, SGK lớp 12, ban
Nâng cao).
Thông qua việc khảo sát SGK Lịch sử bậc THPT, có thể rút ra một số
nhận xét như sau:
Thứ nhất, việc giáo dục HS về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa chưa
được quan tâm đúng mức.
Lãnh thổ Việt Nam có phần đất liền, vùng biển và vùng trời nhưng
giáo dục Lịch sử chú trọng đến vùng đất liền, chưa chú trọng đến vùng biển
và vùng trời, đặc biệt là vùng biển. Chương trình giảng dạy bộ môn Lịch sử
ở trường phổ thông hiện nay được thực hiện theo chương trình đồng tâm tức
là có sự kế thừa và nâng cao từ bậc THCS lên bậc THPT. Tuy nhiên, trong 9
năm học lịch sử (kể cả lớp 4 và lớp 5), HS không có phần nào đề cập đến
vấn đề biển đảo nói chung và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. Vấn đề
này được trình bày gián tiếp thông qua hệ thống bản đồ, lược đồ tuy nhiên
đây lại không phải là nội dung chính được đề cập đến nên trong khi quá
5


trình lên lớp, giáo viên không khai thác nội dung liên quan đến biển đảo, dẫn
đến HS cũng không để ý đến Hoàng Sa và Trường Sa.
Số lượng lược đồ trình bày qua SGK là quá ít so với dung lượng trang
sách dạy về lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến năm 2000. Ví dụ, thông qua
thống kê, khảo sát SGK THPT ở ban Cơ bản, số lượng lược đồ đề cập đến
vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa như sau:
- SGK lớp 10 ban Cơ bản: 2 lược đồ trên tổng số 72 trang dạy Lịch sử
Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858.

- SGK lớp 11 ban Cơ bản: 1 lược đồ trong tổng số 51 trang dạy về
Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918.
- SGK lớp 12: 3 lược đồ trong tổng số 144 trang dạy về Lịch sử Việt
Nam từ 1919 đến 2000.
Căn cứ vào số liệu thống kê, có thể thấy, việc giảng dạy về vấn đề chủ
quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa còn quá ít so với yêu
cầu. Theo phân phối chương trình dành cho giáo viên hiện hành không có
yêu cầu về việc trình bày vấn đề trên trong quá trình giảng dạy. Như vậy,
vấn đề giáo dục biển đảo, lịch sử vùng biển, lãnh hải Việt Nam chưa được
quan tâm đúng mức. Điều này phù hợp với nhận định của GS Phan Huy Lê:
“Cho đến nay, nội dung này chưa có trong chương trình và sách giáo khoa
môn lịch sử cấp phổ thông. Đây là hụt hẫng rất đáng tiếc. Trong SGK của
bất kỳ nước nào cũng vậy, quá trình hình thành xác lập chủ quyền lãnh thổ
quốc gia là một nội dung bắt buộc trong môn lịch sử.”1
Thứ hai, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa được đề cập đến trong các
lược đồ, bản đồ lịch sử trong SGK chưa có hệ thống và rõ ràng đối với HS.
Việc đề cập đến vấn đề biển đảo nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa nói
riêng được đề cập chủ yếu thông qua các lược đồ trong hệ thống SGK Lịch sử
ở trường phổ thông. Tuy nhiên, những lược đồ có liên quan hoặc có thể sử
1

Tuệ Nguyễn, Bổ sung ngay Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa, cập nhật ngày 14/5/2012,
/>
6


dụng được nếu như giáo viên chú trọng khai thác cũng có thể gây nên những
thắc mắc và mơ hồ cho HS khi nhận thức về vấn đề này.
Có thể lấy ví dụ thông qua một số lược đồ trong SGK Lịch sử ở bậc
THPT như sau:

Ví dụ 1, lược đồ “Các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến” hình 20, trang 47, SGK lớp 10, ban Cơ bản. Khi sử dụng bản đồ này, mục
đích chính của giáo viên là giúp HS định hình tên và vị trí của một số vương
quốc cổ và các quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ
này có nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng không đề cập
là của Việt Nam hay của quốc gia nào? Hay tên gọi của hai quần đảo này
thời cổ đại và phong kiến có đúng như hiện nay không?
Ví dụ 2, lược đồ “Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng” hình 49, SGK lớp 10, ban Cơ bản. Mục tiêu của giáo viên khi khai thác kênh
hình này là làm rõ sự phân chia hành chính của nước ta theo cải cách hành
chính năm 1831 - 1832 thời Minh Mạng. Chính vì vậy, với lược đồ này, có
thể thấy rằng chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định
thông qua cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, từ đó khẳng định công
lao của nhà Nguyễn trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền đất nước trên hai
quần đảo. Tuy nhiên, trong SGK và lược đồ trên chưa thể hiện được hai quần
đảo trên về mặt địa lý hành chính thuộc tỉnh nào trong số 30 tỉnh và 1 phủ
Thừa Thiên được chia lại thời Minh Mạng (chưa kể đến việc đây không phải
là vấn đề chính khi khai thác lược đồ này).
Ví dụ 3, lược đồ “Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975”, hình 79, trang 193, SGK lớp 12, ban Cơ bản (hình 89, trang 257,
SGK lớp 12, ban Nâng cao). Mục tiêu của lược đồ này là giúp giáo viên
hướng dẫn HS trình bày diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân năm 1975 bằng lược đồ. Lược đồ trên có thể hiện mũi tiến quân của
quân đội ta trên biển từ Cam Ranh hướng ra giải phóng Trường Sa song
phần kênh chữ không thể hiện nội dung này.
7


Thông qua các ví dụ trên, có thể thấy, lượng kiến thức về vấn đề biển
đảo nói chung, Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng trong SGK Lịch sử là chưa
thực sự thỏa đáng, đầy đủ và hệ thống. Điều này dễ làm cho HS mâu thuẫn,
mơ hồ và không rõ ràng khi muốn hoặc cần phải tìm hiểu về chủ quyền của

Việt Nam đối với hai quần đảo nói trên. Nói cách khác, khi đặt ra câu hỏi
với HS: “Em hãy nêu những cứ liệu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là
của Việt Nam?” thì hầu hết HS sẽ không thể điểm tên được bất kỳ cứ liệu
lịch sử nào hoặc nếu kể được thì những cứ liệu đó không đủ thuyết phục,
thậm chí có HS không biết gì liên quan đến vấn đề này.
Sở dĩ có tình trạng này là do vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với
Hoàng Sa, Trường Sa chưa được quan tâm đúng mức. Đây lại được coi là
vấn đề nhạy cảm, liên quan nhiều đến chính trị cho nên trong SGK Lịch sử,
các tác giả không đề cập hoặc ngại đề cập đến. Bên cạnh đó, thời điểm bộ
SGK Lịch sử được ban hành, các tài liệu liên quan đến vấn đề trên còn hạn
chế, chưa được công bố nhiều và rộng rãi như hiện nay. Đây cũng là một
khó khăn cho các tác giả biên soạn SGK, dẫn đến sự thiếu sót như hiện nay.
So sánh với SGK Trung Quốc, vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa được trình bày như sau:
Trong nội dung chương trình SGK Lịch sử bậc THPT (ở Trung Quốc
gọi là “cao trung”, cả 3 quyển chương trình bắt buộc và 6 quyển SGK bắt
buộc) và bậc THCS (Trung Quốc gọi là “sơ trung”) cũng không có bài nào,
phần nào giảng dạy về vấn đề chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa
(Trường Sa) (theo cách gọi của phía Trung Quốc) cho HS.
Tuy nhiên, vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa được đề cập từ rất sớm. Từ cấp tiểu học, HS Trung Quốc đã được dạy về
“vẻ đẹp của quần đảo Nam Sa”. Thông qua nội dung một bài văn tập đọc
của HS nằm trong Phần thứ nhất, quyển thứ 6, sách tập đọc do Nhà xuất bản
giáo dục Giang Tô ấn hành. Tên bài đọc là “Vẻ đẹp của quần đảo Nam Sa”,
tác giả: Khuyết danh. Nội dung bài đọc gồm 382 chữ trong đó giới thiệu vị
8


trí địa lí, số lượng đảo, tài nguyên khoáng sản, sinh vật của quần đảo...
Thông qua miêu tả, ca ngợi phong cảnh tú lệ của quần đảo Nam Sa, bài đọc

ca ngợi công ơn của “tổ tiên” đã khai phá ra quần đảo này. Bài đọc có đoạn
viết: “Từ sớm cách đây 2.000 năm trước, tổ tiên chúng ta [ý chỉ người Hán
- người dịch] đã đi trên những con thuyền lớn đánh bắt cá, và tiến hành
khai khẩn, trồng trọt trên các hòn đảo nhỏ. Cái dặm dài bát ngát của Nam
Sa, hội tụ trong đó bao nhiêu giọt mồ hôi mà tổ tiên chúng ta đã nỗ lực đấu
tranh qua bao sóng gió. Vẻ trùng điệp bốn bề của các đảo to đảo nhỏ, lưu
giữ trong đó biết bao sinh linh của tổ tiên trong khói lửa...”2

Đến cấp “sơ trung” (tức THCS), trong SGK Lịch sử và Xã hội
của Trung Quốc đề cập nhiều đến vấn đề này thông qua hệ thống các
bản đồ có in “đường chữ U”. Thông qua khảo sát, bộ SGK này sử dụng
khoảng trên dưới 40 bản đồ “đường chữ U”. Đặc điểm chung của những
bản đồ “đường chữ U” là thể hiện rõ ràng “đường chữ U” trên biển Đông
là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Sự xuất hiện
lặp đi lặp lại của các bản đồ “đường chữ U” trong SGK Lịch sử và xã hội
đã xây dựng hình ảnh một đất nước Trung Quốc rộng lớn, trong đó vùng
biển là toàn bộ diện tích trong “đường chữ U” 9 đoạn ở biển Đông.
Khi trình bày về địa lý các khu vực, quốc gia trên thế giới trong đó
có Trung Quốc, các bản đồ khu vực hay thế giới trong SGK Lịch sử và xã
hội đều thể hiện đường biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc,
trong đó lãnh thổ trên biển là “đường chữ U” 9 đoạn nối liền với đường
biên giới trên đất liền của Trung Quốc, như một cách khẳng định nghiễm
nhiên chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông.
Các bản đồ “đường chữ U” trong SGK Lịch sử và xã hội khá đa
dạng về cách thể hiện. Phần lớn các bản đồ Trung Quốc đều kèm theo
một bản đồ nhỏ góc phải phía dưới vẽ “đường chữ U” 9 đoạn thể hiện
2

Xem Phụ lục 13


9


đường biên giới biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi sử dụng bản đồ “đường chữ U” để minh họa cho các sự
kiện lịch sử trước năm 19483 có sự thiếu thống nhất trong cách thể hiện. Sự
thiếu thống nhất này cho thấy sự lúng túng của Trung Quốc trong việc đưa bản
đồ “đường chữ U” vào giảng dạy các sự kiện lịch sử trước năm 1948. Bản thân
Trung Quốc cũng thấy rõ sự thiếu căn cứ khi sử dụng bản đồ “đường chữ U”
minh họa các sự kiện lịch sử trước năm 1948. Do vậy, cách của người Trung
Quốc mang tính nửa vời, mập mờ khi đưa bản đồ “đường chữ U” vào SGK để
chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển bên trong “đường
chữ U” đặc biệt là thời điểm “đường chữ U” chưa xuất hiện.
Như vậy, có thể thấy, trong SGK Lịch sử và xã hội bậc THCS của
Trung Quốc không có một dòng chữ nào về nguồn gốc lịch sử của bản đồ
“đường chữ U”, cũng không có một dòng chữ nào trực tiếp khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc đối với vùng biển trong “đường chữ U”. Tuy nhiên,
với việc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều bản đồ thế giới và Trung Quốc trong đó
có bao gồm “đường chữ U” đã gián tiếp khẳng định chủ quyền của Trung
Quốc đối với diện tích biển trong phạm vi “đường chữ U”4. Việc liên tục
khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông đã khiến HS
Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Đây là một vấn đề nan giải đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
1.2. Thực trạng nhận thức của HS về vấn đề chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Việc khảo sát nhận thức của HS về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được một số phóng viên của các
báo tiến hành ở một số địa phương. Tác giả Tuyết Mai qua bài viết đăng trên
3


Năm 1948 được xem là năm Trung Quốc chính thức sử dụng bản đồ “đường chữ U” trong hệ thống bản
đồ hành chính Nhà nước.
4
Xem thêm: Nguyễn Thị Thu Thủy, Về cái gọi là bản đồ “đường chữ U” trong Sách giáo khoa Lịch sử và
Xã hội (Trung học cơ sở) của Trung Quốc, Hội thảo: Vấn đề Biển Đông trong nghiên cứu và giảng dạy
Lịch sử, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 3/2013, trang 171 – 180.

10


website: laodong.com.vn đã thực hiện khảo sát nhận thức của HS qua hai câu
hỏi dành cho đối tượng là HS lớp 12. Câu hỏi thứ nhất: “Chúng ta đang có
những hoạt động kinh tế gì trên quần đảo Hoàng Sa?”. Với câu hỏi này,
nhiều HS trả lời chúng ta đang khai thác thủy sản như: cá, tôm, làm muối và
xây dựng cảng cá, nhà cửa, đường giao thông… trên quần đảo Hoàng Sa.
Như vậy, các HS này đã không nắm được tình hình thực tế hiện nay ở Hoàng
Sa. Thông qua câu hỏi khảo sát này, tác giả phân loại riêng các HS có câu trả
lời đáp ứng tương đối yêu cầu và nêu câu hỏi tiếp: “Trung Quốc đã dùng vũ
lực chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ bao giờ?”. Với câu hỏi
thứ hai này, nhiều HS không trả lời được. Điều này cho thấy việc hiểu về chủ
quyền và lịch sử lãnh thổ của HS còn rất hạn hẹp. Như vậy, mục tiêu dạy học
cơ bản của lịch sử - địa lý là cho HS nắm được nét điển hình tiêu biểu của
lãnh thổ thì chúng ta đã không đạt được. Điển hình ở đây là quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam nhưng lại đang bị Trung Quốc chiếm giữ5.
Quảng Ngãi là địa phương đi đầu trong việc đưa vấn đề giáo dục chủ
quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa nên qua một số khảo sát nhận thức của
HS tại Quảng Ngãi tương đối tốt về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ở trường Tiểu học số 2 An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), HS
lớp 5 đã rành rọt về biển đảo. HS nắm chắc Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt

Nam, bởi vì ở Hoàng Sa, Trường Sa có những cột đá khắc tên của người Việt
Nam và trách nhiệm của thế hệ hiện nay là giữ lại phần lãnh thổ thiêng liêng
này. Điển hình như HS Đặng Quốc Vinh, lớp 5A, Trường tiểu học số 2 An
Vĩnh, khi được hỏi về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, em đã nói: “Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam. Con nghĩ vậy bởi vì ở Hoàng Sa, Trường Sa có
những cột đá khắc tên của người Việt Nam. Ông bà của con ngày xưa đã ra
Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Chúng ta phải giữ Hoàng Sa và Trường Sa. Bây

5

Tuyết Mai, Cần tăng giờ học về Hoàng Sa, Trường Sa, cập nhật ngày 11/05/2012, nguồn:
/>
11


giờ chúng ta phải có trách nhiệm giữ lấy.”6. Như vậy, có thể nói, không phải
HS không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa mà là vấn đề đó chưa
được chú trọng giáo dục một cách đúng mức. Tuy nhiên, đây thực sự là vấn
đề khó, phức tạp do đó cần có cách thức giáo dục cụ thể, khoa học để HS có
những nhận thức và thái độ đúng đắn.
Nhằm làm rõ thêm thực trạng nhận thức của HS đối với vấn đề Hoàng
Sa, Trường Sa, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát nhận thức
của HS tại một số trường THPT trong phạm vi một số tỉnh miền Bắc. Việc
phát phiếu điều tra được tiến hành như sau:
- Đối tượng khảo sát nhận thức đó là HS THPT ở cả ba khối lớp 10,
11, 12. Đây là lứa tuổi HS từng bước hoàn thiện về mặt thể chất và tư duy,
độ tuổi từ 16 đến 18 tức là lứa tuổi vị thành niên, sắp bước sang một giai
đoạn mới, đủ tuổi công dân để tự chịu trách nhiệm về nhận thức và hành
động của mình.
- Phạm vi điều tra khảo sát là một số địa phương của miền Bắc, phân

loại theo các vùng địa lý khác nhau: đồng bằng, miền núi, thành phố, vùng
nông thôn, vùng biển… và phân loại theo nhận thức HS ở các trường không
chuyên và các trường chuyên. Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra ở các
trường THPT sau:
+ Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, TP Hà Nội.
+ Trường THPT chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
+ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình.
+ Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, tỉnh Ninh Bình.
+ Trường THPT Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
+ Trường THPT Lý Thường Kiệt, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
+ Trường THPT Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
+ Trường THPT Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
6

Gia Duy, Học về biển đảo, cập nhật ngày 30/05/2012, nguồn: ttp://www.baovanhoa.vn/GIAODUC/print45591.vho

12


+ Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Hình thức điều tra: tác giả tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu
điều tra đến tận tay HS. Tác giả đã phát 1.350 phiếu điều tra ở 9 trường
THPT nói trên, theo phân bố đều ba khối lớp 10, 11, 12 mỗi khối lớp 50
phiếu, tương đương với biên chế của một lớp học có sĩ số lớn. Đối với các
trường chuyên do số lượng HS mỗi lớp ít nên tác giả đã chia đều số lượng
phiếu và phát đều ở hai lớp: 1 lớp chuyên tự nhiên và 1 lớp chuyên xã hội.
HS làm phiếu điều tra tại lớp một cách độc lập, không có sự trợ giúp của các
phương tiện kỹ thuật như mạng Internet hoặc sách vở, tài liệu nhằm đảm bảo
đánh giá đúng thực chất nhận thức của HS.
- Nội dung điều tra:

Phiếu điều tra gồm 16 câu hỏi chia làm ba nhóm nhận thức7:
+ Nhóm thứ nhất bao gồm 5 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) khảo sát
mức độ quan tâm của HS đối với vấn đề biển đảo theo các mức độ giảm dần
từ Rất quan tâm đến Không; nguồn thông tin HS tiếp cận về vấn đề biển
đảo; mức độ quan tâm của HS như thế nào nếu đưa vấn đề Hoàng Sa,
Trường Sa vào giảng dạy ở nhà trường.
+ Nhóm thứ hai bao gồm 5 câu hỏi (từ câu số 6 đến câu 10) khảo sát
nhận thức của HS về những kiến thức liên quan đến lịch sử hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa như: hai quần đảo thuộc địa lý hành chính của tỉnh
nào; thời điểm bắt đầu xác lập chủ quyền tại hai quần đảo của Việt Nam;
trong thời gian chống Mỹ, chính quyền nào quản lý hai quần đảo; thời gian
Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và những nguồn tài liệu nào có thể
chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đây là những vấn đề cơ
bản nhất khi đề cập đến lịch sử của hai quần đảo này.
+ Nhóm thứ ba bao gồm 6 câu hỏi (từ câu 11 đến câu 16) khảo sát nhận
thức của HS về tình hình Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay như vấn đề tranh
chấp ở Trường Sa; những hành động của Trung Quốc đối với Hoàng Sa,
7

Nội dung Phiếu điều tra xem thêm ở phần phụ lục số 16.

13


Trường Sa; những hành động của Đảng và Nhà nước đối với việc tranh chấp
biển đảo hiện nay; thái độ của HS đối với vấn đề tranh chấp biển đảo hiện nay.
Đây là những vấn đề cơ bản và nóng bỏng trong quan hệ ở biển Đông hiện nay.
Thông qua xử lý và phân tích phiếu điều tra thu về, có thể khái quát
nhận thức của HS đối với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa như sau:
Thứ nhất, đối với mức độ quan tâm của HS về vấn đề biển đảo. Số

lượng HS quan tâm ở mức độ “Rất quan tâm” là 659 chiếm 48.4%; mức độ
“Bình thường” là 513 chiếm 38%; mức độ “Ít quan tâm” là 108 chiếm 8.0%;
mức độ “Không quan tâm” là 70 chiếm 5.5%. Có thể nói đây là một kết quả
đáng mừng khi HS hầu hết đều quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
Tuy nhiên, số lượng HS ít hoặc không quan tâm đến vấn đề này vẫn còn
nhiều: chiếm hơn 10%.
Thứ hai, kênh thông tin để HS tiếp cận về vấn đề biển đảo khi theo
dõi được HS trả lời như sau:
Đa phần HS theo dõi trên hai kênh thông tin là: thời sự trên TV
(chiếm 68,1% số HS tham gia khảo sát) và mạng Internet (24,4%); chỉ có
0,04% HS theo dõi thông qua báo viết ra hàng ngày, còn lại là bằng các
kênh thông tin khác nhau như được bạn bè, người thân nhắc đến hoặc “tình
cờ” nghe được khi tham gia các hoạt động tại nhà trường hoặc xã hội. Tỉ lệ
này cho thấy việc chủ động theo dõi các tin tức của HS chưa nhiều bởi có
thể thấy diễn biến của vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nói chung và vấn đề
biển đảo nói riêng được cập nhật nhiều hơn ở trên mạng Internet so với thời
sự hàng ngày. Phần lớn HS theo dõi khi xem thời sự hàng ngày tức là có thể
tình cờ theo dõi khi xem hơn là chủ động tiếp cận với các thông tin này.
Thứ ba, khi được hỏi về việc “Có nên đưa vấn đề giáo dục về chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào nhà
trường phổ thông hiện nay không?”, kết quả thu được như sau:
Số HS cho rằng đây là điều rất cần thiết, cấp bách hiện nay là 507
chiếm 37.6%; số HS cho rằng đây là điều cần thiết là 791 chiếm 58.6%. Tuy
14


nhiên, vẫn còn đến 3,8% số HS tham gia khảo sát cho rằng việc đưa vấn đề
này vào nhà trường là điều không quan trọng và không cần thiết.
Thứ tư, về vấn đề nhận thức lịch sử của HS về Hoàng Sa, Trường Sa.
Tác giả tiến hành thông qua 5 câu hỏi:

+ Câu 1: “Anh/ chị hãy cho biết, về mặt địa lý hành chính, hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc tỉnh nào?”. Đây là câu hỏi cơ bản, kiểm tra
nhận thức địa lý của HS vì đây là kiến thức được học tại chương trình địa lý
lớp 4 và được nâng cao tại lớp 8. Kết quả khảo sát như sau:
Số HS trả lời đúng câu hỏi là 1.017 HS (chiếm 75,4%); số HS trả lời
đúng một phần (một trong hai quần đảo) là 200 HS (chiếm 14.8%), số HS
không trả lời (không biết) hoặc trả lời sai là 133 HS (chiếm 9,8%). Những
HS trả lời sai cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh như Thanh Hóa,
Nghệ An, Hải Dương thậm chí là Tây Nguyên. Tỉ lệ gần 10% là một con số
không nhỏ dù đây là kiến thức sơ đẳng về Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Đối với các câu hỏi liên quan đến vấn đề như chính quyền quản lý
Hoàng Sa, Trường Sa trong kháng chiến chống Mỹ, thời gian Trung Quốc
chiếm Hoàng Sa có rất ít HS trả lời đúng. Cụ thể như:
Đối với câu hỏi “Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954) cho
đến năm 1975, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý
của chính phủ nào (Việt Nam dân chủ cộng hòa hay Cộng hòa miền Nam
Việt Nam)”, chỉ có 214 HS (chiếm 15,8% số HS tham gia khảo sát) trả lời
đúng là thuộc quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam; còn lại là bỏ
trống hoặc chọn phương án Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tỉ lệ HS trả lời
đúng câu hỏi này chủ yếu ở các trường chuyên hoặc các trường thành phố
như THPT Lý Thường Kiệt, Yên Bái.
Đối với câu hỏi “Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm năm
nào”, số lượng HS trả lời đúng là 25,45%, chiếm 1/4 số HS tham gia khảo
sát, còn lại là trả lời sai hoặc không trả lời.

15


Câu hỏi “Theo anh/ chị có những nguồn tư liệu nào để chứng minh
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam?”: câu hỏi này nhằm

mục đích khảo sát nhận thức của HS về cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đây là câu hỏi khó
nhưng vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục nhận thức của HS về vấn đề
chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, nhận thức của HS về vấn đề này còn rất hạn
chế. Tỉ lệ HS có thể nêu tên hai nguồn tư liệu trở lên là 10,6 % trong đó
phần lớn HS kể được hai nguồn tư liệu quan trọng nhất là châu bản triều
Nguyễn và các bộ sử cổ của các triều đình phong kiến Việt Nam. Tỉ lệ HS
kể được một nguồn tư liệu là 17,9 % trong đó nhiều nhất là châu bản triều
Nguyễn. Tỉ lệ này ở các trường THPT chuyên cao hơn so với các trường
THPT khác. Còn lại là HS không biết, bỏ trống phiếu trả lời, trả lời sai hoặc
chung chung như qua nguồn tài liệu lịch sử, bản đồ lịch sử…
Thứ năm, vấn đề nhận thức của HS về tình hình biển Đông nói chung
và Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng hiện nay. Thông qua kết quả khảo sát,
phần này nhận thức của HS tốt hơn so với phần nhận thức lịch sử bởi phần
lớn HS quan tâm theo dõi vấn đề này qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
+ Đối với vấn đề tranh chấp Trường Sa, 25,4% HS tham gia khảo sát
cho rằng đây là vấn đề tranh chấp của Việt Nam và Trung Quốc; 14,7 % HS
cho rằng Trường Sa thuộc tranh chấp của nhiều quốc gia nhưng không có
HS nào trong số này kể được đầy đủ những quốc gia và vùng lãnh thổ tham
gia tranh chấp; 37,2% HS cho rằng Trường Sa chỉ thuộc Việt Nam; còn lại
là không trả lời.
+ Đối với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa trong đề án thành lập huyện
đảo Tam Sa của Trung Quốc năm 2007 được rất ít HS biết đến: chỉ có 23,4
% số HS kể tên được trong đề án này thì Hoàng Sa được gọi là Tây Sa,
Trường Sa được gọi là Nam Sa; còn lại là không trả lời hoặc trả lời sai trong
đó số lượng HS không trả lời chiếm phần lớn: 57,7%.
16



+ Đối với các hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa
hiện nay cũng như quan điểm, thái độ của Chính phủ Việt Nam hiện nay
được HS nhận thức tương đối đúng đắn nhưng chưa thực sự đầy đủ. Ví dụ
như đối với câu hỏi “Kể tên một số hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa,
Trường Sa” hầu hết HS đều nêu được một số hành động như cắt cáp khai
thác dầu khí của Việt Nam, bắt ngư dân và tàu đánh cá của Việt Nam, đưa
dân Trung Quốc ra hai quần đảo… Tuy nhiên tỉ lệ HS bỏ trống câu hỏi này
vẫn chiếm tới 13,5% tương ứng với tỉ lệ HS ít quan tâm hoặc không quan
tâm tới vấn đề này.
Như vậy, thông qua cuộc khảo sát nhỏ của tác giả tiến hành ở một số
địa phương miền Bắc có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, HS THPT hiện nay về cơ bản đều quan tâm đến vấn đề
Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng và vấn đề biển đảo nói chung ở những mức
độ khác nhau.
Vấn đề này được thể hiện qua số liệu tổng hợp được khi phần lớn HS
cả ba khối lớp ở tất cả các trường THPT tham gia khảo sát đều cho quan tâm
đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo; thường xuyên theo
dõi các thông tin về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc
biệt là thời sự trên TV và mạng Internet. Hầu hết HS tham gia khảo sát đều
cho rằng cần thiết phải đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào giảng dạy tại
nhà trường đặc biệt là thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, thông qua môn
học trên lớp hoặc thông qua các buổi học ngoại khóa. Tuy nhiên, vẫn còn một
tỉ lệ lớn HS ít quan tâm thậm chí không quan tâm đến vấn đề này (hơn 10%).
Điều này cho thấy ý thức về trách nhiệm công dân của HS chưa cao hoặc
chưa được quan tâm, uốn nắn một cách kịp thời và đúng lúc.
Thứ hai, điều đáng báo động nhất thông qua khảo sát đó là nhận thức
lịch sử của HS về vấn đề chủ quyền biển đảo còn rất hạn chế và nhiều điều
theo cảm tính.
Những câu hỏi khảo sát nhận thức của HS là những vấn đề cơ bản khi
17



đề cập đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đáng chú ý ở đây là vẫn có
một số lượng HS không biết hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay
thuộc tỉnh, thành phố nào mặc dù đây là hai quần đảo lớn nhất của Việt Nam
và được thể hiện trên tất cả các bản đồ địa lý hay lịch sử ở tất cả các SGK
hoặc bất kỳ một bản đồ hành chính quốc gia. Nhiều HS còn “di chuyển” hai
quần đảo này đến Thanh Hóa, Hải Dương hoặc lên Tây Nguyên. Đây là điều
cần được xem xét lại ở mỗi bản thân HS và hệ thống giáo dục hiện nay, đặc
biệt là trong bối cảnh hai quần đảo này đang bị tranh chấp. Hơn nữa, điều
đáng chú ý là ngay cả những HS rất quan tâm đến vấn đề này cũng trả lời sai
do đó những HS ít quan tâm, nhận thức sai là điều dễ hiểu.
Những nhận thức của HS về chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa còn mang nhiều điều có tính chất “cảm
tính”. “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” - điều này ăn sâu vào tiềm
thức của mỗi người dân Việt Nam nhưng trong bối cảnh có một nước khác
cũng khẳng định hai quần đảo này là của họ thì mỗi người dân Việt Nam
đặc biệt là HS THPT - những chủ nhân tương lai của đất nước - cần phải
biết được một cách chắc chắn: những cơ sở nào chứng minh Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam; điều gì là cơ sở để Trung Quốc khẳng định hai
quần đảo trên là của Trung Quốc…
Hầu hết HS đều rất quan tâm đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối
với Hoàng Sa, Trường Sa nhưng với những nhận thức hiện nay của HS, có
thể thấy, hơn 1.000 HS tham gia khảo sát sẽ “đuối lý” nếu như có một người
nước ngoài nào đấy hỏi câu hỏi: “Những cơ sở nào để khẳng định Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam”. Điều này thể hiện khá rõ khi phần lớn HS tham
gia khảo sát chưa nêu được những “đầu mục” cứ liệu để thuyết phục được hai
quần đảo trên là của Việt Nam. Hầu hết HS chỉ kể tên được một đến hai cứ
liệu, còn việc trong những tài liệu đó thể hiện chủ quyền của Việt Nam như
thế nào, có đủ thuyết phục không lại là phạm trù khác. Đây thực sự là vấn đề


18


cấp bách đặt ra trong nhận thức của HS, hay nói cách khác: kiến thức lịch sử
của HS về Hoàng Sa, Trường Sa thiếu khuyết một cách nghiêm trọng.
Không chỉ HS phổ thông, các sinh viên đại học và người dân bình
thường của Việt Nam cũng rất hạn chế khi được hỏi những kiến thức liên
quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là vấn đề thực tế cần được xem xét lại
một cách nghiêm túc và cẩn thận. Nói như ThS Trần Thị Vân Anh, giảng
viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, một vấn đề đặt ra đối với các nhà
giáo dục Việt Nam đó là: “Tại sao, từ người lao động chân tay cho đến du
HS Trung Quốc được thông thạo kiến thức về Biển Đông theo cách của họ,
trong khi đó, từ một du HS cho đến một người lao động bình thường của
Việt Nam lại không có hiểu biết về chủ quyền biển đảo, một phần thiêng
liêng của lãnh thổ Việt Nam?”8.
Thứ ba, nhận thức về tình hình hiện nay của HS về vấn đề tranh chấp
biển đảo nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng còn nhiều vấn đề cần
xem xét.
Tình hình tranh chấp biển Đông hiện nay ngày càng căng thẳng và
phức tạp. Trung Quốc liên tục tiến hành “gây hấn” đối với các quốc gia trong
khu vực đặc biệt là Việt Nam như thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả
Hoàng Sa, Trường Sa; cắt cáp thăm dò dầu khí trong lãnh hải Việt Nam; hay
mới đây nhất là Trung Quốc đưa ra gói thầu nằm trong toàn bộ khu vực lãnh
hải Việt Nam. Thông qua khảo sát, có thể thấy về cơ bản HS hiện nay cập
nhật các vấn đề biển đảo thường xuyên, liên tục và tương đối đúng đắn nhưng
chưa thực sự đầy đủ. Một số HS thừa nhận có tham gia các cuộc biểu tình
chống Trung Quốc hay đăng tải trên các blog, facebook, các trang thông tin
cá nhân của mình những suy nghĩ về tình hình hiện nay. Đây là điều cần được
định hướng cho HS một cách thường xuyên, cẩn thận. Tuy nhiên, hầu hết các


8

Xem thêm: Trần Thị Vân Anh, Từ câu chuyện của người Việt Nam ở nước ngoài nghĩ đến việc dạy học
về vấn đề biển Đông trong chương trình Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, Hội thảo Vấn đề Biển Đông
trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 3/2013, trang
198 – 205.

19


trường hiện nay chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề này. Hệ quả là một số
lượng không nhỏ HS quan tâm tới vấn đề biển đảo nhưng chưa nhận thức
đúng đắn về tình hình hiện nay. Chính vì vậy, việc định hướng cho HS về tình
hình tranh chấp biển đảo hiện nay cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa
đặc biệt là thông qua môn giáo dục công dân.
1.3. Thực trạng việc giáo dục chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở một số địa phương hiện nay
Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo ngoài khơi được xác nhận thuộc
chủ quyền lãnh thổ Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn. Hai quần đảo này trở
thành đối tượng tranh chấp giữa các nước mà chủ yếu là Việt Nam và Trung
Quốc từ cách đây gần 40 năm nếu tính từ sự kiện năm 1974 nhưng việc giáo
dục về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này lại chỉ
được tiến hành trên thực tế từ những năm gần đây.
Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa lại
được coi là vấn đề “nhạy cảm” và không ít giáo viên có tâm lý ngại đề cập khi
nói đến vấn đề này. Đây là một điều cần xem xét lại khi người dân Việt Nam
lại tỏ ra e ngại khi nói đến chủ quyền lãnh thổ của chính quốc gia, dân tộc
mình. Hiện nay, theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ
quan chức năng có thẩm quyền cao nhất trong việc thiết kế nội dung chương

trình các môn học - vấn đề trên chưa được đề cập một cách chính thức.
Thông qua khảo sát thực tế một số trường THPT ở các tỉnh miền Bắc
thì rải rác ở một số trường THPT đã tiến hành đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường
Sa vào giáo dục HS như trường THPT Nguyễn Trãi - tỉnh Thái Bình đưa vào
chương trình ngoại khóa đầu tháng. Tuy nhiên, việc đưa vấn đề trên vào nhà
trường là hành động tự phát, phụ thuộc nhiều vào các Hiệu trưởng chứ không
phải chủ trương của Sở Giáo dục. Còn lại, hầu hết cả HS và giáo viên đều cho
biết vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa chưa được đưa vào giảng dạy trong chương
trình của bất cứ bộ môn nào. Thậm chí khi phát phiếu điều tra, một số giáo
viên từ chối hợp tác hoặc thực hiện với tâm lý ngần ngại. Một số tỉnh, giáo
20


viên cho rằng, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề “nhạy cảm”, “cấm kỵ”
như vấn đề tôn giáo trong nhà trường và không được phép đề cập đến. Đây là
một thực trạng đáng báo động và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhận thức
hạn chế của HS thể hiện thông qua kết quả điều tra.
Đối với các tỉnh miền Trung nơi gắn liền với hai quần đảo, có ba tỉnh là
Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Khánh Hòa đã tiến hành đưa vấn đề Hoàng Sa,
Trường Sa vào giảng dạy trong nhà trường. Đây cũng là ba tỉnh có chỉ thị của
Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc đưa vấn đề hai quần đảo vào giảng dạy do
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Đà Nẵng và Khánh Hòa còn Quảng Ngãi là nơi
phát tích của đội Hoàng Sa do các chúa Nguyễn tổ chức.
Tại Quảng Ngãi, việc giáo dục HS về biển đảo nói chung và quần đảo
Hoàng Sa nói riêng được đề cập sớm nhất so với hệ thống các trường học
trong cả nước.
Quảng Ngãi là nơi phát tích của đội Hoàng Sa do các chúa Nguyễn
tuyển chọn cho nên ý thức về chủ quyền quốc gia đối với Hoàng Sa đã trở
thành truyền thống của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc đưa vấn
đề Hoàng Sa vào nhà trường trong những năm gần đây xuất phát từ chính

nhu cầu tìm hiểu của HS tại Quảng Ngãi. Thời gian gần đây liên tục xảy ra
việc các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi nói riêng, ngư dân miền Trung nói
chung bị tấn công, đánh cướp, bắt giữ, trong đó, nhiều nạn nhân chính là
người thân của các em HS Quảng Ngãi. Vấn đề tranh chấp chủ quyền, tài
nguyên, nguồn lợi trên biển Đông ngày càng nóng bỏng hơn, được thông tin
nhiều hơn... Vì thế, nhu cầu tìm hiểu về biển đảo từ các vấn đề cơ bản như
lịch sử, địa lý cho đến các vấn đề vĩ mô hơn như chủ quyền, biên giới, pháp
luật về biển... là có thực và bức thiết trong giới trẻ. Vì vậy, các trường học
tại Quảng Ngãi đã chủ động đưa chủ đề biển đảo vào giảng dạy ngoại khoá,
giúp HS có điều kiện tìm hiểu rõ về biển đảo quê hương.
Từ năm học 2011 - 2012, các trường THPT ở Quảng Ngãi đã lồng
ghép chương trình giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào
21


môn Lịch sử. Nội dung giảng dạy gồm: vùng đất, phong tục tập quán, di tích
lịch sử quê hương Hải đội Hoàng Sa; lịch sử đội hùng binh Hoàng Sa kiêm
quản Bắc Hải; lễ khao thế lính Hoàng Sa; việc thực thi chủ quyền của Việt
Nam tại hai quần đảo này từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX...9
Từ chủ trương đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào giảng dạy, các
giáo viên ở Quảng Ngãi đã soạn giảng những bài học về vấn đề này trong
các tiết dạy lịch sử địa phương. Tại trường THCS Đức Chánh (huyện Mộ
Đức, Quảng Ngãi), thày giáo Trần Văn Vàng đã dày công sưu tầm, biên
soạn và thực hiện bài giảng “Nhân dân Quảng Ngãi bảo vệ chủ quyền quần
đảo Trường Sa”. Bài giảng này được Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
đánh giá cao và được giáo viên các trường học trong tỉnh tham khảo. Sức
lan tỏa của việc đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào giáo dục trong nhà
trường tại Quảng Ngãi là rất lớn khi có trên 150 trường học đã đưa vấn đề
chủ quyền biển đảo vào nhà trường. Đây thực sự là một mô hình cần được
tiến hành nhanh chóng, rộng rãi trong cả nước bởi vì công tác này được làm

tốt ở nơi không quản lý về mặt hành chính đối với hai quần đảo trên.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã hoàn tất việc
biên soạn chương trình giáo dục chủ quyền biển đảo và đề nghị Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường học. Năm
học 2012 - 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã chính thức đưa
chương trình vừa biên soạn về giáo dục chủ quyền biển đảo vào dạy ở các
bậc học với mục tiêu mỗi HS Quảng Ngãi đều rành rọt về chủ quyền biển
đảo quê hương. 10
Công tác đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào nhà trường ở Quảng
Ngãi không chỉ được thực hiện bởi Sở Giáo dục và Đào tạo mà còn nhận
được sự phối hợp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.

9

Dạy HS về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, cập nhật ngày 9/5/2012.
10
Gia Duy, Học về biển đảo, cập nhật ngày
30/05/2012.

22


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện sưu tầm rất
nhiều hiện vật quý về Hoàng Sa, Trường Sa. Những hiện vật này đã được
trưng bày tại triển lãm với chủ đề “Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa:
Lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam” từ ngày 29/1 đến ngày 12/2/2010.
Triển lãm đã tập trung giới thiệu, trưng bày hơn 100 hình ảnh, hiện vật,
phim tư liệu chủ yếu các đề tài: biển đảo tỉnh Quảng Ngãi, các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; dấu tích và hoạt động của đội Hoàng
Sa; vai trò của thủy quân Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trong việc xác lập,

bảo vệ chủ quyền vùng biển và các quần đảo ở ngoài khơi biển Đông của
Việt Nam. Bộ sưu tập hình ảnh, hiện vật, tư liệu trưng bày, phim tài liệu,
bảng trích… giới thiệu tại triển lãm trên được khai thác từ nhiều nguồn: tàng
thư, di vật của các tộc họ cư trú nhiều đời trên đảo Lý Sơn và dọc ven biển
Quảng Ngãi; các văn khố sưu tập cá nhân của một số nhà nghiên cứu, nhà
báo, bảo tàng tỉnh, mạng Internet và sách đã xuất bản trong và ngoài nước11.
Các tư liệu trong và ngoài nước đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với hai địa phương Đà Nẵng và Khánh Hòa, từ năm 2009, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Khánh Hòa và Đà Nẵng tổ chức biên soạn
tài liệu về lịch sử địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng đến hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa, để phục vụ cho việc dạy học. Cũng trong năm này,
các trường phổ thông trong tỉnh đã thực hiện lồng ghép các thông tin về
Trường Sa vào phần lịch sử địa phương.
Từ năm học 2010 - 2011, tỉnh Khánh Hòa đã đưa kiến thức về Trường
Sa vào chương trình giảng dạy địa lý và lịch sử địa phương dành cho HS lớp
5. Căn cứ vào đối tượn và đặc điểm nhận thức của HS, trong quá trình giảng
dạy, giáo viên sẽ minh họa thêm hình ảnh và chuyện kể về Trường Sa; yêu
cầu HS xác định trên bản đồ vị trí của huyện đảo Trường Sa… Các trường
11

/>
23


học tổ chức cho HS viết thư thăm đồng bào, chiến sĩ đang sinh sống và làm
nhiệm vụ trên đảo Trường Sa; gửi sách báo tặng các bạn HS ở Trường Sa...
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt kết quả đề tài “Nghiên
cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường
phổ thông” vào tháng 5/2012. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tiến hành xuất

bản công trình này làm sách giáo khoa lịch sử địa phương để đưa vào giảng
dạy ở các trường từ năm 2012 - 2013, trong đó có phần lịch sử, kinh tế - xã
hội của huyện đảo Trường Sa.
Bắt đầu từ năm học 2012 - 2013, Sở GD-ĐT Khánh Hòa sẽ triển khai
giảng dạy nội dung về chủ quyền Trường Sa cho HS các trường THCS và
THPT trên địa bàn tỉnh.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu,
biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường phổ
thông” cho biết: những kiến thức về chủ quyền Trường Sa được biên soạn
trong một số bài học lịch sử Khánh Hòa. Cụ thể như sau:
Ở cấp THCS, trong bài Kinh tế - xã hội Khánh Hòa (giai đoạn 16531858), có câu hỏi liên hệ cuối bài: “Hãy kể tên các huyện, thị, thành phố
hiện nay ở Khánh Hòa?”, qua đó, các HS nhận thức chắc chắn huyện
Trường Sa là một đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Ở cấp THPT, có
chuyên đề: “Biển đảo Khánh Hòa - thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh” và
bài đọc thêm “Hoàng Sa và Trường Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng không
tách rời của Tổ quốc Việt Nam”… Các nội dung trên được giảng dạy trong
các tiết nội khóa. Kiến thức Trường Sa còn được thiết kế giảng dạy ngoại
khóa. Nội dung ngoại khóa bao gồm kiến thức tổng thể như: tầm quan trọng
của biển, đảo; lịch sử, chủ quyền Trường Sa; một số hình ảnh về Trường Sa
hôm nay và trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo…
Chương trình ngoại khóa cũng là chương trình bắt buộc. Sở Giáo dục và
Đào tạo cũng khuyến khích các trường tổ chức cho giáo viên, HS đi tham
quan, học tập thực tế tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
24


Hè năm 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa đã tập huấn cho
giáo viên phổ thông về nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử địa
phương Khánh Hòa, đặc biệt chú ý về giảng dạy nội khóa và ngoại khóa về
lịch sử Trường Sa. Theo bà Bùi Thị Tình Thương - Chuyên viên Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, trong quá trình dạy học ở trường THPT, giáo
viên đã chủ động tiến hành lồng ghép các vấn đề liên quan đến chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo trong giảng dạy bộ môn Lịch sử cho HS.
Tại Đà Nẵng, chương trình dạy về Hoàng Sa cũng đã được đưa vào
trong tiết học về địa lý, lịch sử địa phương cho HS THCS và THPT từ năm
học 2011-2012. Sở Giáo và Đào tạo tỉnh Đà Nẵng đã phối hợp với Sở Nội
vụ, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa tạo điều kiện các đoàn giáo viên, HS,
sinh viên đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về Hoàng Sa tại trụ sở UBND
huyện và Bảo tàng Hoàng Sa. Bên cạnh đó, tổ chức các buổi học lịch sử
ngoại khóa, nghe các nhân chứng sống nói chuyện về Hoàng Sa...
Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đã cho xuất bản công trình Kỷ
yếu Hoàng Sa bằng hình ảnh và hiện vật. Cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa không chỉ
cung cấp, giới thiệu những tranh ảnh, bản đồ, sử sách sưu tập được về Hoàng
Sa mà còn có những “tư liệu sống”, những bức thư, tiếng nói, lời kể của các
nhân chứng qua đó cung cấp những bằng chứng lịch sử quan trọng về chủ
quyền của đất nước đối với Hoàng Sa. Cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa hiện đã có mặt
tại một số hiệu sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, việc chỉ có ba địa phương trên 63 tỉnh thành trong cả nước
đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào nhà trường là một thực tế cần được
nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. Có thể nói, đối với Đà Nẵng và Khánh
Hòa, việc tiến hành giáo dục về Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra cần được tiến
hành sớm hơn. Đây là vấn đề tất yếu trong chương trình lịch sử địa phương
theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đánh giá của
GS.VS Phan Huy Lê, việc giáo dục về hai quần đảo trên tại ba địa phương là
không đủ và không hợp lý: “Lịch sử dân tộc không có gì khác hơn là cuộc
25


×