Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hãy cứu lấy sông châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.23 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN DUY TIÊN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU TIẾN
-------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
Họ và tên học sinh : Nguyễn Thị Hiền – Lớp 9A
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến
Địa chỉ: Thị trấn Hòa Mạc – Duy Tiên- Hà Nam
Điện thoại: 03513830448
E-mail:thcsnguyenhuutiendt.hanam.edu.vn

Năm học: 2013-2014
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN DUY TIÊN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU TIẾN
-------

1


TÊN TÌNH HUỐNG

“HÃY CỨU LẤY DÒNG SÔNG CHÂU”
Họ và tên học sinh : Nguyễn Thị Hiền – Lớp 9A
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến
Địa chỉ: Thị trấn Hòa Mạc – Duy Tiên- Hà Nam
Điện thoại: 03513830448
E-mail:thcsnguyenhuutiendt.hanam.edu.vn

Năm học: 2013-2014



TÊN TÌNH HUỐNG
“Hãy cứu lấy dòng sông Châu(*)”
I. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải
pháp chống và hạn chế ô nhiễm dòng sông Châu nói riêng và môi trường nói
chung.
2


- Nâng cao ý thức của học sinh và người dân để bảo vệ môi trường nói chung
và dòng sông Châu Giang nói riêng.
II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống trên em đã tiến hành:
- Tìm hiểu thực trạng dòng sông Châu, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước của dòng sông Châu. Sưu tầm số liệu từ Sở tài nguyên và môi trường, các
thông tin từ các xã, thị trấn ven hai bên bờ sông Châu để giải quyết tình huống.
- Trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, tham khảo ý kiến của các thầy cô
đề ra những biện pháp giải quyết tình huống.
III. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này em đã vận dụng kiến thức các môn học:
- Sinh học: Giúp em hiểu được thế nào là ô nhiễm môi trường, các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường và các giải pháp hạn chế, chống ô nhiễm môi trường.
- Địa lý: Em biết được đặc điểm dòng sông Châu Giang và nguồn nước
- Hóa học: Biết các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường và hiện tượng mưa
axit như: SO2, CO, CO2,NO2, các chất thải hữu cơ và cách xử lí các chất thải đó
bằng phương pháp hóa học.
- Công nghệ: Biết dùng các chất thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày làm
nguồn phân xanh để trồng rau sạch.
- Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước
được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các Hội thảo khoa học,
các Hội nghị quốc tế, những cuộc thi, cuộc vận động xoay quanh vấn đề ô nhiễm
nước đang từng ngày, từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn
thiết: “ Hãy cứu lấy nguồn nước sạch!”. Thế nhưng nhìn vào thực trạng các con
sông Việt Nam bây giờ thì thật đáng buồn, chúng đều dần dần biến sắc, trong đó có
con sông Châu quê em.
Là một học sinh được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Duy Tiên. Khi nhắc
đến quê hương Duy Tiên thì không ai không nghĩ đến hình ảnh “Sông Châu núi
Đọi”. Hình ảnh này đã đi vào rất nhiều các tác phẩm thơ. Sông có mặt và trở nên
quen thuộc trong thơ ca bởi sông đẹp như một dải lụa đào, quanh co uốn lượn. Đó
cũng là niềm tự hào của bao thế hệ người dân quê em. Trong kí ức của em, qua lời
kể của mẹ, lời ru bà thì dòng sông đẹp lắm, sạch lắm.

3


Vậy mà giờ đây, cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa hình ảnh dòng sông
đẹp nên thơ ngày nào đã không còn nữa, nó đã trở thành “ống cống lộ thiên”. Nhìn
quang cảnh hai bên bờ sông chẳng khác gì bãi rác. Đã vậy, rác thải còn lấn chiếm
khiến dòng sông ngày càng thu hẹp. Thậm chí, đoạn sông trên địa bàn xã Yên Bắc,
rác thải các loại từ sông Nhuệ, từ các hộ dân và từ khu chợ Lương chảy ùn, ứ đọng
lâu ngày mắc dưới chân cầu cùng với bèo chồng chất lên nhiều tầng, nhiều lớp kết
thành bè kéo dài hàng trăm mét nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Và điều đáng nói nữa,
đây là tuyến sông chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh của
nhiều xã thị trấn trong huyện. Vậy mà chất lượng nước sông ngày một xấu đi, vào
mùa mưa cũng như mùa khô nguồn nước đều bị ô nhiễm nặng nề. Dòng sông phủ
toàn một màu đen kịt và bốc mùi hôi thối khó chịu.


Sông Châu hiện nay bị ô nhiễm nặng nề

Một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm cho dòng sông là nước
thải công nghiệp và các chất thải sinh hoạt. Nói đến nước thải công nghiệp thì chủ
yếu là do các nhà máy, xí nghiệp từ Thành phố Hà Nội xả ra mà nhiều nhất là máy
pin Văn Điển. Nước thải từ các hộ gia đình, các trang trại chăn nuôi, bệnh viện
cũng tăng nhanh đáng kể và không kém phần độc hại. Ngoài ra, các chất thải khí:
4


CO, SO2, CO2. NO2,… từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt và cả các phương
tiện giao thông. Khi mưa, các khí này kết hợp với nước tạo thành các axit: H 2SO3,
H2CO3, HNO3 gây nên hiện tượng mưa axit làm nước ô nhiễm nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, nước sông Châu trở nên ô nhiễm như vậy cũng một phần do hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Nông dân sử dụng bừa bãi, quá tải, không hợp lí phân
bón và thuốc bảo vệ thực gây dư thừa trên đồng ruộng và theo đó chảy ra sông đã
và đang làm “chết dần” nguồn nước.
.

Và giờ đây lòng sông còn đang bị đe dọa bởi các chất thải rắn . Đa số cư dân
sống hai bên bờ sông vẫn có thói quen tiện đâu vứt đấy. Nào là túi nilon, thức ăn
thừa, vỏ giấy kẹo đều ném xuống dòng sông. Ở bên sông lại là nơi họp chợ và có
cầu bắc ngang nên ai nấy đi qua đều tiện tay vứt rác. Ngay từ những thứ nhỏ nhất
như bông băng bẩn, kim tiêm từ bệnh viện cũng chọn dòng sông là nơi chứa đựng.

Sông lại đi qua địa phận các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và sông chẳng
của riêng ai nên phải chịu cảnh “cha chung không ai khóc”.
5



Trước tình trạng này, Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên môi trường
(Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam) đã lấy mẫu nước sông Châu thử
nghiệm. Kết quả cho thấy nước sông Châu đang bị ô nhiễm nặng nề. Rất nhiều các
chất độc hại vượt quá nhiều lần trong giới hạn cho phép:
Tại thị trấn Hòa Mạc – Duy Tiên, nồng độ amoni là 4,5mg/l-N, vượt quá
22,5 lần cho phép; nồng độ COD là 46mg/l vượt hơn 3 lần giới hạn cho phép. Nặng
hơn, là ở Đập Phúc - Duy Tiên nồng độ amoni lên tới 8,2mg/l-N vượt 41 lần; COD
63mg/l vượt hơn 4,2 lần. Và đặc biệt nguy hại nhất là ở Câu Tử, nồng độ amoni
vượt 58,5 lần; nồng độ COD vượt 4,4 lần.
Nước sông bị ô nhiễm nặng nề như vậy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống, sản xuất của nhân dân. Cũng bởi nước chảy ở sông Châu đen kịt bốc mùi
nồng nặc từ thượng nguồn chảy về khiến các hộ nuôi cá lồng ở xã Tiên Phong
không kịp trở tay dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt nổi trắng trên mặt sông.

Cá chết hàng lọat do nước thải từ các nhà máy đổ về

Ước tính có những gia đình cá chết lên đến hàng chục tấn, các chủ hộ xót xa
vớt cá chết, vớt lên “bán không ai mua, cho không ai lấy” nên nhiều gia đình đã bỏ
mặc đến khi chúng bị phân hủy cộng với mùi nước sông thì lại càng bốc mùi tanh
hôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những hộ dân ven sông. Nhiều
cụ già, trẻ nhỏ phát ốm vì sự tra tấn của mùi hôi thối. Thậm chí, có những gia đình
đã phải di cư đến ở nhờ nhà bà con họ hàng, một số trường học xung quanh phải
cho học sinh nghỉ học. Không những thế họ còn bị đe dọa nghiêm trọng bởi mầm
mống dịch bệnh. Gần đây tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn
nước như: viêm kết mạc, tiêu chảy, ung thư … ngày càng gia tăng. Chính sự ô
nhiễm này đã làm mất đi hình ảnh tươi đẹp của dòng sông Châu nói riêng và quê
hương Duy Tiên nói chung.
6



M
Một đoạn sông Châu bây giờ

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại dòng sông Châu?
Đối với bản thân em được học tập và rèn luyện dưới mái trường THCS
Nguyễn Hữu Tiến nằm ngay bên bờ sông Châu, nhìn thực trạng đó chúng em
không thể làm ngơ. Bằng những hành động thiết thực như: trồng nhiều cây xanh
trong khuôn viên nhà trường, chủ động tham gia vào “Ngày hội môi trường”, các
lớp học ngoại khóa về vấn đề ô nhiễm nguồn nước và giải pháp bảo vệ nguồn nước.
Đây cũng là đề tài nóng hổi trong buổi sinh hoạt hàng tuần của mỗi lớp. Lớp nào
lớp ấy đều bàn luận sổi nổi và đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm
nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung. Cũng mới đây thôi, nhà trường tổ
chức cho học sinh các lớp phát quang, dọn dẹp toàn bộ khu phố đặc biệt hai bên bờ
sông, rác được đưa về nơi xử lí của thị trấn.
Để nâng cao ý thức của mỗi người, theo em ở một số nơi như: trường học,
các cơ quan, bệnh viện, khu họp chợ,… nên có những thùng rác công cộng ghi rõ
đựng từng loại rác riêng. Có như vậy ý thức bảo vệ môi trường mới luôn thường
trực trong mỗi chúng ta.
Vượt qua phạm vi trường học em còn tham gia công tác tuyên truyền cho các
hộ dân sống hai bên bờ sông cũng như các gia đình quanh nơi em sống. Những việc
làm đó tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với nguồn
nước bây giờ. Vì nước (thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch) đang bị vấy bẩn,
người bạn thân thiết của sự sống đang kêu cứu. Vì sự tồn tại của loài người, chúng
ta phải chung tay, góp sức để bảo vệ người bạn tuyệt với ấy.

7


Gia đình em và rất nhiều gia đình khác trong xóm đã áp dụng phương pháp
trồng rau sạch tại nhà, thay vì phun các loại thuốc trừ sâu, rắc phân bón hóa học

người dân đã sử dụng các sản phẩm sinh học, các loại phân hữu cơ được ủ từ thức
ăn thừa và rau úa hàng ngày của hộ gia đình, phân vi sinh và tự tạo ra các loại
thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường từ các loại hoa quả có tác dụng diệt khuẩn,
sâu bệnh có hại như nước ớt, tỏi…. Không chỉ trồng rau trong vườn mà nhiều gia
đình đã tận dụng các hộp xốp để trồng trong khuôn viên có thể tận dụng được như:
sân, hành lang…. hay trồng rau mầm trong rổ, rá.

8


Trồng rau sạch trong hộp xốp

Gieo rau mầm trong rổ, rá.

Một phương pháp nữa có thể coi “ 4 trong 1” là xây dựng hầm khí bioga ở
các hộ chăn nuôi lớn. Thứ nhất là giúp xử lí triệt để nguồn nước thải tránh ô nhiễm
môi trường. Thứ hai là giúp tiết kiệm một khoản chi phí nhờ sử dụng khí ga để đun
nấu và thắp sáng. Thứ ba là tận dụng được nguồn phân bón. Thứ tư góp phần làm
chuồng trại thêm sạch sẽ, đỡ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

9


Mô hình hầm bioga

Khí bioga dùng để thắp sáng, đun nấu

Không những thế, ngay tại mỗi địa phương, mỗi hộ gia đình, các trang trại
chăn nôi cũng phải có giải pháp ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước. Hàng tuần mỗi
10



xóm phố cần tổ chức các buổi tổng vệ sinh như phát quang hai bên bờ và vớt rác ở
lòng sông. Tại gia đình cũng có thể xử lí nước thải bằng những phương pháp đơn
giản như xây bể lắng, sau khi cặn lắng hết mới cho xả ra môi trường. Các chất thải
lắng xuống cùng với những loại thức ăn dư thừa đem ủ làm phân xanh. Cát, đá,
gạch, vữa thừa trong xây dựng có thể dùng để rải đường ngõ, xóm. Đặc biệt túi
nilon, vỏ hộp chai nhựa nên thu gom lại chuyển tới các nhà máy gia công, sau khi
xử lí có thể tái sử dụng.
Vận dụng kiến thức liên môn chúng em đã có những việc làm thiết thực và
tuyên truyền, vận động nhân dân đặc biệt là các hộ gia đình ven hai bên bờ sông có
những biện pháp góp phần bảo vệ dòng sông Châu nói riêng và môi trường nói
chung. Tuy nhiên, theo em tìm hiểu thì nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở
dòng sông Châu nặng nề như hiện nay là nước thải tử các nhà máy. Mỗi khi những
nhà máy này xả nước thải ra là nước sông lại chuyển sang màu đen và bốc mùi
thối. Chính vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này em rất mong có được sự tác
động từ các cấp lãnh đạo, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan chức
năng, Bộ tài nguyên môi trường có kế hoạch xây dựng kè sông, nạo vét kênh
mương và đầu tư vốn để khơi thông dòng chảy. Bên cạnh đó, cần chủ động phối
kết hợp giữa ba tỉnh Hà Nội, Hà Nam và Nam Định xây dựng khu xử lí rác thải,
phế thải một cách hợp lí. Hơn nữa, cần tăng cường công tác quản lí, kiểm tra tình
trạng ô nhiễm nguồn nước tại mỗi địa phương. Đặc biệt phải xử phạt thật nghiêm,
thật nặng đối với tập thể, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung và
gây ô nhiễm nguồn nước nói riêng.
Tại các nhà máy, xí nghiệp trong quá trình xây dựng phải lắp đặt thêm
giàn phun Ca(OH)2 để hấp thụ các khí thải như: CO 2, SO2, NO2 … và để trung hòa
lượng axit trong các sản phẩm thải. Đồng thời tích cực trồng nhiều cây xanh quanh
các nhà máy, xí nghiệp để hấp thụ CO2 và cung cấp O2, tận dụng nguồn năng lượng
tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều trong hoạt động sản
xuất.

Bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống xử lí chất thải khép kín, tái sử dụng các
chất thải cho các ngành công nghiệp khác trước khi thải ra môi trường. Nếu mỗi
nhà máy, xí nghiệp đều ý thức và thực hiện được điều này thì tình trạng ô nhiễm
nguồn nước không còn đáng ngại.

11


Khu xử lí chất thải
Như vậy để có một môi trường xanh, sạch, đẹp; một nguồn nước không bị ô
nhiễm không phải là trách nhiệm riêng của tổ chức hay cá nhân nào mà tất cả từ
Trung ương đến địa phương, Nhà nước và nhân dân, mọi người cùng chung tay
hành động. Nếu tất cả chúng ta đồng lòng, chung sức thì không có gì là không thể
và cũng không quá muộn nếu chúng ta hành động ngay bây giờ.
Trong khu vực Đông Nam Á, minh chứng cụ thể là đất nước Singapore. Để
có được thiên đường trên hạ giới, chính phủ nước này đã ban hành “kỉ luật thép” để
kiểm soát và bảo vệ môi trường, thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng
cường các biện pháp hình sự đối với những hành vi phạm pháp luật về môi trường.
Nhưng dù những chính sách ấy có tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa mà người dân
không chấp hành thì cũng chẳng lợi ích gì. Cũng bởi người dân ở đó có ttinh thần
tự giác và tuân thủ pháp luật: Hầu như không bao giờ vứt rác, tàn thuốc, vỏ bánh
kẹo,… xuống sông, ra đường nên đất nước họ mới được mệnh danh là “Quốc đảo
xanh”. Muốn đất nước Việt Nam ta cũng được vậy thì quan trọng nhất là ý thức của
người dân phải được nâng cao. Trước hết, cần tuyên truyền, vận động toàn dân bảo
vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định, tham gia vào “Ngày chủ nhật xanh”, biểu
tình hành vi làm tổn hại đến nguồn nước. Đồng thời, thường xuyên tiến hành các
hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương nhằm nâng cao nhận thức cộng
đồng về các giá trị, tầm quan trọng của nước sạch và tác hại nghiêm trọng khi nước
bị ô nhiễm, thu thập thêm nhiều biện pháp từ phía nhân dân. Đặc biệt chương trình
giáo dục về môi trường cần đưa vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học. Và khi

12


các phương án trên thành công, mỗi người dân có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo
vệ môi trường chung thì cũng là lúc dòng sông Châu được hồi sinh.
V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc vận dụng kiến thức liên môn đã giúp em cũng như các bạn hiểu rõ
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Châu nói riêng, ô nhiễm nguồn nước
nói chung và giải pháp giải quyết tốt vấn đề sông Châu. Từ đó mang lại những lợi
ích rất lớn về kinh tế, xã hội với nhân dân Duy Tiên nói riêng và toàn đất nước nói
chung.
- Kinh tế: Không còn tình trạng ô nhiễm nước, dòng chảy được khơi thông
đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt, tưới tiêu và các hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nhân dân.
- Xã hội: Khi sử dụng nước sạch các bệnh do ô nhiễm nguồn nước sẽ giảm
đáng kể, người người sẽ khỏe mạnh, nhà nhà sẽ ấm no hạnh phúc.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chúng em rèn luyện
kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Qua tình huống này giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường của mỗi học sinh chúng em cũng như mỗi người dân Đất
Việt, để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh hơn.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×