Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

nghị luận xã hội BDHSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.8 KB, 54 trang )

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người,đức tính trung thực là một trong
những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có,nhất là giới học sinh chúng ta,rất cần đức tính này để
hoàn thiện chính mình,trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay :Đức tính trung thực là hết lòng
với mọi người,là thật thà,là ngay thẳng.Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật,không
làm sai lệch sự thật,ngay thẳng,thật thà,.Trong cuộc sống ngày nay,đức tính trung thực được biểu hiện trong
các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp,chép bài hoặc xem bài của bạn...Và đức tính
này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng,không nỏi sai sự thật,không tham lam
của người khác.Trong kinh doanh,nếu là người ngay thẳng,họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất
lượng,kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp,làm nguy hại đến người tiêu dùng...những người nào mang
trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của
họlà người luôn được mọi người tin tưởng,sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng.Nếu rèn luyện đức tính
trung thực,chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống,chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân
chính,và nếu chúng ta mắc sai lầm,ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân
tốt,có ích cho xã hội,làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch,văn minh và tốt đẹp,khiến đất nước ngày
càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời,bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những người có
biểu hiện thiếu trung thực và sai trái.Chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy.Biểu
hiện rã nhất là trong giới học sinh hiện nay,nạn học giả,bằng thật do quay cóp,chép bài của bạn,gian lận
trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập,đến ý nghĩa của việc
dạy và học,gây xôn xao xã hội.Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh
doanh đời sống,đó là việc các báo cáo không trung thực,chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém
đi,ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng,đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính
mạng con người hiện nay như các sản phẩm,các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày,điển hình là
các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng,hay ngay các loại nước
mắm cũng có chứa chất ure độc tố,hoặc cả các loại rau quả,trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều
được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân...Những hành vi trên đều đáng
phê phán vì thiếu trung thực,không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản
thân mình.Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây
lan nhanh trong mọi người dân.Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp,đạo đức người dân dần bị hạ
thấp,phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.


Vì vậy,để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay,mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên
một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao
sau này.Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình,chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực
đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi cao những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại,đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân,cần tích
cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện chính mình,trở thành người công dân tốt,đưa đạo đức
xã hội ngày càng đi lên,đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.


Bài viết: Đức tính trung thực
Nguồn Zing BlogĐề bài: Lòng khoan dung
Bài làm:
Trong cuộc sống,không ai là hoàn hảo.Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người.Và vì
thế,ai cũng cần đc khoan dung...
Khoan dung là 1 phẩm chất đáng trân trọng của con ng.Khoan dung là biết tha thứ,bỏ qua cho những
sai lầm thiếu sót của ng khác;là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của ng khác và giúp họ
đứng lên sau vấp ngã.Khoan dung,còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình....
Khoan dung-ấy là khi bạn bỏ qua cho ng lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt.Khoan dungấy là khj tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của ng bạn vừa khiến tôi buồn.Khoan dung-là khi người
mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang,nay đã ân hận trở
về.Khoan dung,nhiều cách biểu hiện,chung 1 trái tim:Nhân ái!!!
Vậy...tại sao phải khoan dung?
Trước hết ,khoan dung là sự hiểu biết của 1 nhân cách cao đẹp,thể hiện 1 tâm hồn rộng mở,giàu lòng
yêu thương.Bởi,chi khj biết mở rộng tấm lòng,chỉ khj tình yêu đc nhân ái hoá,con ng ta mới có thể
quên đi những thiệt hại,những tổn thất của mình mà tha thứ cho ng khácHãy xem cách dân tộc Việt
Nam tha thú cho kẻ thù xâm lược để thấy đc truyền thống nhân đạo ,nhân ái của ông cha ta đáng
khâm phục đến nhường nào.Trong "Bình ngô đại cáo",Nguyễn trãi viết:
Mã Kì,phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông,Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.
Trong "Tuyên ngôn độc lập" Bác đã khẳng định"Tuy vậy,dân tộc Việt Nam trc sau vẫn giữ thái độ
khoan hồng,nhân đạo với kẻ thù thất thế"...

Hẳn là khj viết lại những hành động khoan dung,nhân đạo ấy của dân tộc ta,các tác giả phải tự hào
biết bao!!
Không chỉ là biểu hiện của 1 tấm lòng nhân ái cao đẹp,lòng nhân đạo thấm đượm tình ng,khoan dung
còn là phẩm chất của 1 con ng biết mình biết ta.Không ai là không phạm sai lầm.Chính khj khoan
dung với ng khác la bạn đang chuẩn bị cho mình "một lối đi về"...Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã,bạn
lỗi phạm.Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ?
Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đén sự ăn năn hối lỗi của ng khác? Và ai sẽ khoan
dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung vs kẻ khác đây?
Vậy,không khoan dung vs kẻ khác là tàn nhẫn vs chính mình....!
Không những thế,bất cứ khj nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở 1 đường về
cho chính họ.Lòng khoan dung sẽ cảm hoá đc lỗi lầm,là động lực thúc đẩy,khuyến khích họ nhận ra
sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần 1 ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những ng từng là tù nhân cảm
thấy đc đón nhận,sống có ý nghĩa hơn,chỉ cần 1 nụ cười khuyến khích cũng đủ đẻ những thanh niên
vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi,lạc lõng...
Tôi cực kì lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của 1 số thanh niên hiện nay.đối vs những ng đã từng phạm


sai lầm- giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ,mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít
người.Chính sự thờ ơ,lạnh nhạt,chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tieps tay cho tội
ác lan rộng.Như thế là đúng sao? là văn minh,tiến bộ sao?
Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy,những con ng vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh!
Thiếu thốn tình cảm,thiếu thốn vị tha,lòng khoan dung,...tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri,vô
giác,lạnh lùng,vô cảm....Nhưng,vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái,sống vì mọi ng,biết tha thứ,biết
khoan dung-góp phần xây dựng 1 xã hội tốt đẹp hơn,phát triển hơn,nhân ái hơn,...
Và chắc hẳn những ng biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương,sự kính trọng của mọi
ng.
Khoan dung với ng khác,rất cần thiết,nhưng chưa đủ!Tôi đau lòng khj không ít ng tự dằn vặt
mình,hành hạ tâm hồn và thể xác mình...vì họ cho rằng mình đã làm sai,mình không đáng đc tha
thứ.Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt,nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt
không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại...một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn...

Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khj nhìu ng tiếp tay cho
tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung.Nhìn thấy ng bạn thân quay cóp bài,1 lần, 2 lần, rồi 3 lần...làm ngơ
bỏ qua,hi vọng bạn tự biết sửa chữa.Khoan dung đấy ư?
Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi ng,nhắc nhở k đc,đành bỏ qua,tự nhủ mình khoan dung ư? thật
đáng trách!
Xin nhắc lại,khoan dung là tha thứ chứ không là bao che.
Khoan dung-là chấp nhận những yếu đuối của ng khác và giúp họ sửa chữa-không có nghĩa là tiếp
tay cho họ.
Mỗi ng hãy học cách khoan dung vs bản thân,vs ng khác bằng lòng nhân ái,bằng đức hi sinh.Không
chỉ biết khoan dung,bên cạnh đó,việc giúp ng khác(hay chính mình) nhận ra sai lầm,định hướng sửa
chữa,cũng là điều rất quan trọng.
Vâng.Tôi cũng không phải là 1 ng hoàn hảo.Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm...đó là khj tôi không
học bài và bị điểm kém....tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng....là khj tôi trách nhầm đứa
bạn....là khj tôi đã dửng dưng trc những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh
giầy tội nghiệp...là khj....
Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình...đó là khj nhìn thất ánh mắt buồn của
mẹ,tôi biết mình cần cố gắng.là khj nhận được lời giải thích,cái ôm xiết chặt của nhỏ bạn ,tôi biết
mình cần suy nghĩ chín chắn hơn.là khj tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giầy nhặt
giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi,tôi biết mình cần rộng lượng....Sau những vấp ngã,tôi vẫn đc
đón nhận,đc yêu thương.
Chính tình yêu,sự tha thứ của mọi ng khiến tôi đứng lên sau những thất bại.Và tôi tin là lòng khoan
dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt...
Nếu chưa từng đón nhận lòng khoan dung,bạn sẽ không hiểu nó có ý nghĩa lớn lao như thế nào đâu!!!
Khi bị vấp ngã đã tự đứng dậy được.Đó là điều đáng khâm phục


Muốn đứng dậy được phải cần đến lý trí,nghị lực,sáng suốt và khảng định lấy mình,để
quá khứ ấy vào ký ức,kinh nghiệm sống trong đời ,nhìn thẳng về tương lai.Do vậy,chính
cái hiện tại là điều ta đang đối mặt với nó để đứng dậy.
Ngồi ì ra đó mãi sao được! Cứ từ từ mà đứng, bước ngay sợ đau chân thì bò, bò được một đoạn đỡ

đau rồi thì đứng.
Việc vấp ngã không có nghĩa là quay trở lại vạch xuất phát, nó chỉ làm cho con người đau một giai
đoạn mà thấm thía, để nếu vượt qua được giai đoạn đó, con người ta sẽ có một trải nghiệm lớn, tràn
trề sinh lực, có thể vững bước tiếp tránh được vấp ngã , hoặc có vấp ngã cũng không hề sợ đau.
Hãy nhìn lại/tìm nguyên nhân/lý do...tạo sao mình vấp ngã.
Hãy đặt câu hỏi: Tại sao mình vấp ngã, vấp ngã này thuộc loại nào? Thời gian để lấy lại là bao lâu?
Giá của vấp ngã này như thế nào?
Để từ đó tìm cách mà đứng dậy...đi tiếp, tránh lỗi trước!
Vấp ngã....rồi đứng lên, nhưng........đứng lên như thế nào??
C uộc đời .có lúc bình yên,có lúc sóng gió, bão táp ập đến bất ngờ,không báo trước..

(trong tình cảm gia đình,, bạn bè,làm ăn). Và tất nhiên,ai chẳng có lúc thất bại,chẳng có
lúc vấp ngã, chỉ trừ những người không dám thất bại,không dám đối mặt với những điều
xấu nhất có thể sảy ra mà thôi..với một vài người,thất bại đồng nghĩa với dấu chấm hết,
với vực thẳm của sự kết thúc...Chính vì vậy,cần lắm niền tin vào cuộc sống nơi mỗi con
người....
Tôi cũng đã thất bại, thất bại không biết bao nhiêu lần..........mỗi lần vấp ngã là một lần đau,đau đến
mức tưởng chừng như không thể đứng dậy nổi..nó bồn chồn...không sao ngủ được nhiều lúc m chỉ
muốn nằm đó,buông lơi tất cả cho nó ra sao thì ra...Có lẽ bây giờ cũng đang thế....
Vấp ngã.....đã đành là phải đứng lên, nhưng...........đứng lên như thế nào? Ấy mới là điều đáng
nói...........Bạn thì sao? Bạn cũng không phải là người yếu đuối tới mức không dám đối mặt với thất
bại, phải không? Nào,đứng lên đi chứ, cả tương lai đang còn ở phía trước
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau
mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra được một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ
ghề khó đi,"biết tìm cho mình bước đi mới"hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.
Nếu ai tự cho rằng bản thân mình chưa một lần vấp ngã nghĩa là họ là người thiệt thòi khi không
có một cơ hội để biết con người bên trong của mình có khả năng và sức mạnh đến đâu? Có thể làm
được những điều gì?
Khi vấp ngã có hai trường hợp xảy ra.
Thứ nhất: không đứng lên đi tiếp được nữa,mà sẽ lún sâu trong nỗi đau,sự thất vọng cuối cùng là

tuyệt vọng.
Thứ hai: Đứng lên, bình thản đi tiếp,mạnh mẽ hơn dù mỗi bước đi như có ngàn mũi kim đang cùng
lúc đâm vào tận tim,đau nhói buốt.(biết đau đớn lắm nhưng vẫn ngậm ngùi phải đi,phải tiến,khi
không còn lựa chọn nào khác...)
Những ai có thể làm theo trường hợp thứ hai mới thực sự là CON NGƯỜI.Những người đó sẽ ngày
càng thành công trong sự nghiệp,trong gia đình và mọi mối quan hệ khác.
Mọi thứ rồi sẽ đi qua,không gì là vĩnh viễn!Nỗi đau nào rồi cũng nguôi,vết thương cũng lành dù để
lại sẹo,nhưng vết sẹo đó là chứng tích cho mỗi lần ta trưởng thành!!!


Đừng đổ lỗi và nhâm nhi nó quá lâu(khó đấy nhưng vẫn phải vượt qua ). Cũng đừng để những
phiền muộn vẩn vơ níu kéo bạn. Cuộc sống không phải lúc nào cũng là màu hồng, nhưng vẫn có màu
hồng đấy. Bạn hãy luôn cười và vững vàng trước mọi thử thách
Cuộc sống sẽ có những thay đổi vì đời sẽ có những đổi thay , hãy sống vì ngày mai, vì tương lai của
bạn ... đừng có quay đầu lại tìm kiếm những chuyện đau buồn trong quá khứ nữa!
Hãy đứng lên và bắt đầu cuộc sống mới của mình, hãy chiến thắng tất cả những khó khăn, những
thách thức để tìm kiếm cơ hội thành công cho chính mình Chúng ta thường có tâm lý “ sợ cành
cong” nhưng nếu cứ sợ sệt không dám thực hiện, không dám cố gắng và nỗ lực thì “ cành chắc chắn”
đến đâu cũng có lúc gãy ngã! Vậy nên, đừng nằm lại bên đường của cuộc sống, hãy đứng dậy và thực
hiện đường đua cuộc đời của mình.
Học được gì khi đứng lên?
Mỗi khi vấp ngã rồi đứng lên bạn học được gì từ cuộc sống! Đừng để cuộc sống “đá” cho bạn cú trời
giáng mà không biết vì sao mình phải lãnh nhận cú đá ấy ! Sau khi đứng lên từ thất bại, hãy ghi nhớ
bài học từ sai lầm đẩy bạn ngã xuống đó! Hãy nhớ bài học đó để sau này không bao giờ va vào nó
thêm một lần nữa!
Những sai lầm và thất bại luôn khiến bạn day dứt, thế nên, hãy chỉ nhớ những bài học thôi đừng
bao giờ để thất bại làm day dứt, ân hận và tự dày vò bản thân! Bởi ai cũng có lúc sai lầm thế nên,hãy
chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để nhẹ nhàng và thanh thản hơn!
Dù bạn là người cẩn thận hay chăm chỉ, dù bạn có dành hết những gì tốt đẹp cho cuộc sống, công
việc thì cũng có lúc chúng sẽ “tặng” cho chúng ta món quà của sự thất bại và tuyệt vọng! Nhưng đừng

bao giờ vấp ngã mà không biết đứng lên, hãy nhớ rằng, sau vấp ngã là một bước trưởng thành dài,
vậy nên bạn hãy trân trọng và ghi nhớ những lần vấp ngã đó! Để sau này không bao giờ gặp lại nó!

Eleanor Roosevelt, chính khách, phu nhân của tổng thống Fanklin D. Roosevelt từng
nói: "Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý
của bạn". Suy rộng ra câu nói ấy nhằm đề cao vai trò tự ý thức, tự nhìn nhận và đánh giá
đúng bản thân, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Hay nói khác hơn, đó chính là lòng tự
trọng – một bản chất tốt đẹp của con người.
Để hiểu rõ hơn giá trị của lòng tự trọng trong cuộc sống, trước tiên chúng ta cùng tìm
hiểu khái niệm Tự trọng?
Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của
mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự,
phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn. Người có lòng tự trọng luôn biết điều chỉnh
thái độ và hành vi ứng xử của mình, biết nên làm gì và không nên làm gì. Do đó, họ luôn
là người có đạo đức, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với
đồng loại và môi trường thiên nhiên.
Đọc tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta bị ám ảnh bởi hình ảnh một Lão Hạc
khắc khổ, nghèo túng, nhưng có một bản chất tốt đẹp, có thiên lương trong sáng và có lòng
tự trọng cao. Lão Hạc nghèo nhưng không hèn, túng thiếu mọi mặt nhưng vẫn yêu thương
tha thiết đứa con trai xa xứ, luôn tìm cách tích cóp tiền cho con trai và với con chó Vàng
thân thiết bên cạnh mình, lão yêu thương, tâm sự và chăm sóc nó như đứa con yêu quý của
mình. Lão Hạc ý thức cao độ phẩm chất của mình nên không muốn nhận sự trợ giúp từ
phía ông giáo, cũng vì lòng tự trọng cao đẹp mà khi bán con chó ông đau khổ, dằn vặt và
tự trách bản thân tại sao con Vàng nó tin ông, quý ông thế mà ông lại đối xử với nó một
cách lừa dối như thế, tại sao cả một con vật vô tội gần gũi với mình và mình cũng hết lòng


thương yêu mà ông cũng nỡ bán đi ? Và cũng chính lòng tự trọng đáng khâm phục của
Lão Hạc, Nam Cao đã để nhân vật của mình chọn một cách kết thúc cuộc đời bằng hành
động ăn bã chó để tìm đến cái chết và giữ vững “gia sản” cho con trai ông. Như vậy, lòng

tự trọng của Lão Hạc đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Phải chăng lòng tự trọng ấy chính là
biểu hiện bản chất tốt đẹp của Lão Hạc nói riêng và cũng chính là bản chất tốt đẹp của con
người nói chung ?
Lòng tự trọng không chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ
lúc nào, cũng không chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó
mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích
hợp. Đây là một phẩm chất đáng quý của con người, biết nhận lỗi và biết sửa lỗi không
phải là điều ai cũng làm được. Và làm được điều ấy cũng chính là sự tôn trọng người khác,
tôn trọng đối phương. Thử tưởng tượng chúng ta tranh cãi với một người không biết nhìn
nhận lỗi của bản thân cũng như ngoan cố, không chịu chỉnh sửa lỗi thì sẽ khó chịu đến
mức độ nào. Dân gian có câu: Cãi với kẻ khôn không lại, Cãi với kẻ dại không cùng là
thế. Kẻ dại ở đây không hẳn là những người có thần kinh không bình thường mà còn bao
gồm những người không biết nhìn nhận sai trái của mình, luôn luôn cho rằng bản thân
mình đúng. Một kẻ không có lòng tự trọng, không biết tự trọng thì rõ ràng luôn làm người
khác khó chịu và là nhân tố phá vỡ các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, lòng tự trọng có biểu hiện như thế nào ?
Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời khi chúng ta hình thành trong
đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung
quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của
gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên
lòng tự trọng của mỗi người.
Người tự trọng là người trung thực, nhưng muốn là người trung thực trước tiên phải
trung thực với chính bản thân mình. Người tự trọng luôn kiên trì với những chuẩn mực
đạo đức, những giá trị và nguyên tắc xã hội. Mỗi lần chiến thắng được bản thân để giữ
vững phẩm giá và nhân cách là một lần nâng cao lòng tự trọng của mình. Thiếu lòng tự
trọng thì khó mong người khác coi trọng mình, vì vậy lòng tự trọng phải thể hiện ngay từ
những lời nói và cách hành xử hằng ngày của mình.
Trước tiên, đó chính là việc luôn nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân, luôn giữ đúng
mực trong tất cả các mối quan hệ. Lòng tự trọng của mỗi người thể hiện qua những biểu

hiện lịch sự trong hành vi ứng xử, trong lời ăn tiếng nói, trang phục. Một người có lòng tự
trọng sẽ không bao giờ huênh hoang, tự cao, tự đại, không bao giờ cho rằng mình hay hơn
những người xung quanh. Trong bất kì tình huống nào, họ cũng luôn khiêm tốn, nhã nhặn,
không xem nhẹ vai trò của người khác mà tự đề cao bản thân mình; không dành hết công
lao, thành tích chung của tập thể, không xem nhẹ những đóng góp của người khác. Người
có lòng tự trọng sẽ không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người
mất; không tham gia các tệ nạn xã hội, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của
công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và
có ý thức sửa chữa đến cùng.


Một biểu hiện quan trọng nữa của lòng tự trọng đó chính là phải biết chú ý đến thái độ
của người khác, của những người xung quanh, những người đang tham gia giao tiếp với
mình. Khi thực hiện giao tiếp, họ luôn chú ý tới thái độ của người đối diện, nên nói gì và
không nên nói gì, nên nói như thế nào, thời gian phát biểu…, điều đó không chỉ hướng đến
mục đích, hiệu quả giao tiếp mà còn thể hiện khả năng thể hiện lòng tự trọng của người
nói. Nếu họ cứ huyên thuyên phát biểu mà không chú ý tới thái độ của người nghe: có vẻ
không thích nội dung giao tiếp, nói quá dài dòng, người nghe xao lãng, mệt mỏi, có việc
khác… thì chẳng những không đạt được mục đích, nội dung giao tiếp mà còn bị người
nghe đánh giá về họ, từ đó không muốn giao tiếp, không tôn trọng họ.
Trong công việc, lòng tự trọng lại được biểu hiện ở khả năng cố gắng, tự làm, ở sự nỗ
lực, không dựa dẫm, trông chờ người khác. Một công việc dù khó đến đâu nếu biết cố
gắng thì sẽ hoàn thành, vượt qua; nhưng một công việc dù là dễ, nhỏ nhưng bản thân
không có ý thức chủ động, không cố gắng làm thì sẽ không bao giờ hoàn thành. Hiện nay,
đây là một biểu hiện tiêu cực nổi bật trong việc hành chính. Có những người lười nhác, thụ
động, vẫn hưởng những đồng lương hàng tháng nhưng không chịu khó làm việc, không
chịu khó học hỏi, nên không bao giờ làm được việc gì cả, có khi họ là những lãnh đạo của
các cơ quan nhà nước, chỉ biết phân công cho người khác làm chứ không chịu làm, không
chịu khó tìm hiểu và hoàn thành công việc. Đó là một nhận thức và hành vi thiếu tự trọng
của con người, hành vi ấy chính là một gánh nặng lớn của xã hội. Điều đó còn khiến cho

người khác khó chịu, bực bội về mình, thậm chí là không muốn tiếp xúc với mình, không
muốn có mối quan hệ với mình.
Thiếu lòng tự trọng, con người dễ có những hành động nông nổi, vi phạm đạo đức xã
hội vì những lợi ích của bản thân. Người thiếu lòng tự trọng dễ lao vào những việc làm phi
đạo đức để trục lợi như sống lươn lẹo, nịnh hót, dối trá, lừa gạt… Họ luôn là gánh nặng
trong xã hội. Biết bao nhiêu tội ác, sự thay đổi các giá trị đạo đức xuất phát từ việc ít và
không có lòng tự trọng, đó là trộm cắp, nói năng thiếu suy nghĩ, hành động không chú ý
tới người khác... Phải chăng vấn nạn tham nhũng hối lộ tràn lan hiện nay là biểu hiện của
quá nhiều người có chức vị trong xã hội đã tự đánh mất lòng tự trọng của mình ?
Người có lòng tự trọng sẽ biết xấu hổ và tự nhận trách nhiệm khi không hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình. Trên thế giới không ít quan chức nắm giữ chức vụ cao đã không ngần
ngại nhận trách nhiệm và từ chức khi xảy ra những bất ổn trong lĩnh vực mình phụ trách,
ví dụ như trường hợp một vị phó Thủ tướng chính phủ trường đã xin từ chức trong một vụ
chìm phà Sewon tháng 4/2014 vừa qua vì ông thấy mình có trách nhiệm lớn trong vụ việc
này nhưng lại chưa thể làm được gì để cứu giúp hàng trăm người, trong đó đa số là các em
học sinh, hay vụ vị phó Hiệu trưởng trường nơi có nhiều học sinh tử nạn đã quyết định tự
tử vì không chịu nỗi áp lực, mỗi người một cách, có khi không phải là phương án tối ưu
nhưng vẫn thể hiện họ là một con người có lòng tự trọng cao, biết nhận trách nhiệm của
mình khi chưa hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, cũng có những người chỉ vì lợi ích của
bản thân mình đã mặc kệ, chà đạp lên người khác để sống, thậm chí là coi thường mạng
sống của những người xung quanh mình, và cũng chính trong vụ chìm phà đó, thuyền
trưởng, thuyền phó và một số thủy thủ tàu đã thể hiện sự thiếu tự trọng của mình khi chỉ
biết tự cứu sống bản thân mình, không quan tâm đến những người khác, và thực sự hậu
quả xảy ra vô cùng nặng nề như báo chí, thời sự đã liên tục tin tức thời gian qua…


Từ việc thiếu lòng tự trọng, bạn sẽ không thể duy trì tốt mối quan hệ, lúc nào cũng cảm
thấy cô đơn, lo lắng, căng thẳng và nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao; gặp rắc rối với bạn
bè cũng như trong các quan hệ khác vì thực chất không ai muốn quan hệ, giao tiếp với
mình. Hệ quả của vấn đề này không nhỏ, thậm chí là đảo ngược các giá trị đạo đức, xã hội;

những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút,
thậm chí có hành vi gây hại đến cả bản thân mình. Tệ nhất là, thiếu lòng tự trọng sẽ gây
hậu quả nghiêm trọng đến bản sắc văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của địa
phương, dân tộc, đất nước. Điển hình là vụ hôi của vừa qua ở Đồng Nai, Thành phố Hồ
Chí Minh và trong vụ việc đập phá, hôi của ở Bình Dương nhằm phản ứng trước hành
động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông. Vụ việc lật xe chở bia ở Đồng Nai,
trước hành động vô ý thức của đông đảo quần chúng nhân dân đã khiến cho dư luận vô
cùng bức xúc, từ đó lên án mạnh mẽ, có những người vừa thấy xe lật, bia văng lung tung
là chạy đến đến để nhặt đem lên xe để chở về nhà, có người lấy vài lon, có người lấy vài
thùng, thậm chí anh tài xế nghèo khổ đã cầu cứu, đề nghị mọi người “làm ơn” đừng lấy
bia nhưng rất nhiều người đã vô tâm, cứ nhiệt tình lấy. Đến khi báo chí lên tiếng và sự thật
về gia cảnh khốn khó của anh tài xế được báo chí đưa tin thì một số người mang bia trả lại
và xin lỗi về hành vi sai trái của mình, nhưng cũng còn rất nhiều người vô tư trước nỗi đau
của người khác, không đem trả lại và cũng không xin lỗi, không biết họ có ray rứt gì về
hành vi của mình ?. Còn gì khác hơn đó là một nỗi đau cho bản sắc tốt đẹp của dân tộc bị
chà đạp, làm hoen ố vì hành động thiếu ý thức, thiếu lòng tự trọng của con người ? Hay vụ
việc hưởng ứng việc đấu tranh chống hành động ngang ngược của Trung Quốc những
ngày gần đây, người dân đã đập phá các công ty Trung Quốc ở Bình Dương, trong bối
cảnh lộn xộn ấy, đã có rất nhiều người hôi của, lợi dụng sự hỗn loạn về chính trị đã lấy
nhiều đồ đạc, tài sản của các công ty Trung Quốc đem về nhà. Rốt cuộc, nhà nước ta phải
bồi thường cho các công ty này toàn bộ thiệt hại. Như vậy, hành động ấy của con người là
vì lí do gì ? Yêu nước hay là đánh mất lòng tự trọng ?
Như vậy, lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và
việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn
trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả một dân tộc, là bản chất tiêu biểu của
một dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên
trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.
Như vậy, đó chính là những biểu hiện cơ bản của lòng tự trọng cũng như những hậu
quả của nó trong các mối quan hệ. Như vậy, lòng tự trọng có giá trị và vai trò như thế nào
trong xã hội ?

Có thể dễ thấy rằng: Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Khi có
lòng tự trọng, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin, khẳng định giá trị bản thân mình hơn trong các
mối quan hệ. Đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Lòng
tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về
cuộc sống. Với những hành vi ứng xử, giao tiếp có văn hóa và khả năng biết điều chỉnh
suy nghĩ, hành động của mình, bạn sẽ thích nghi với mọi hoàn cảnh một cách có hiệu quả.
Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết
giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu
với thách thức; nhìn ra được hạn chế, thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần
dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm


tin vào bạn. Điều đó cũng giúp cho người khác tôn trọng mình hơn, tin tưởng mình hơn và
luôn luôn muốn duy trì giao tiếp với mình.
Từ đó, lòng tự trọng sẽ có một giá trị khác cao hơn, đó chính là cơ sở để tạo giá trị bền
vững trong các mối quan hệ và chính là biểu hiện của lối sống văn hóa ở mọi nơi. Những
người luôn có lòng tự trọng sẽ làm cho người khác tôn trọng và muốn giao tiếp với mình,
thích mình hơn. Người có lòng tự trọng cao cũng sẽ làm cho mình thích hơn, tôn trọng
hơn, có cảm giác an toàn hơn khi giao tiếp…
Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay
nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng
phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng
người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự trọng
có bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân
mình, coi mình là trên hết, dễ xúc cảm tiêu cực trước những hành động và lời nói của
người khác, chỉ cốt được lợi cho riêng mình... Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện
bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính
tự ái là "mảnh đất" tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỷ. Lòng tự ái dễ làm cho con
người xa nhau, dễ gây sự hiểu nhầm, người tự ái cao rất khó hòa nhập cộng đồng và rất dễ
tự ti, dễ tách biệt với môi trường xung quanh.

Người có lòng tự trọng chính nhờ sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ
ngay trong gia đình mình. Cùng đó là nhà trường và xã hội. Ba môi trường giáo dục này có
trong sáng, lành mạnh và có phương pháp tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có
những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục, tự
điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống có văn hóa, mới
có thể trở thành con người lương thiện, tử tế.
Ông bà ta thường dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Đây là một lời dạy có ý nghĩa vô
cùng trong việc răn dạy chúng ta giữ gìn nhân cách, đạo đức của bản thân dù trong hoàn
cảnh nào. Đó cũng chính là một biểu hiện có ý nghĩa về lòng tự trọng của con người. Nó là
con đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ, cơ sở để
xây dựng nếp sống văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc.

`Đã từ lâu lắm rồi, từ cái thời xa xưa ấy, khi mà loài ngưòi còn trong thời kì sống trong bóng tối tăm tối, thời kì đồ đá,
loài người tối cổ đã biết kết hợp lại với nhau để họ mạnh hơn. Các tập hợp người ấy cho họ nhận ra kết hợp là sức
mạnh. Vậy là tinh thần đoàn kết đã có từ rất rất xưa rồi và ngày nay nó vẫn được duy trì bởi sự cần thiết của nó trong
cộng đồng. “Đoàn kết là sức mạnh”.
Vậy thật sự thì đoàn kết là gì? Đoàn kết là kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có
chung một mục đích thành một khối thống nhất, khăng khít với nhau. Có được sự kết hợp ấy ắt hẳn sẽ đạt được
thắng lợi và cũng có thể gặt hái được nhiều thành công vang dội.
Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn đến như vậy? nó kết hợp được nhiều người, mỗi người có một ưu
điểm riêng mà người khác không có nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một công việc thì công việc ấy sẽ được chia
ra tuỳ theo khả năng mà mỗi người có thể. Vậy nên thành công nằm trong tầm tay họ dễ dàng. Đoàn kết chung với
nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn người giỏi cũng vì như thế. Và nhấn mạnh rằng một cá nhân không thể
đi tới thành công nếu không có sự giúp đỡ nên sự đoàn kết mang chúng ta lại gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lần
nhau. Trong hoá học mỗi liên kết giữa các nguyên tử có vai trò vô cùng quan trọng, sự bền vững của nó quyết định


tính chất của mỗi phân tử, mỗi chất trong hợp chất. Thế nên sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò rất
quan trọng trong tập thể, xã hội.
Câu chuyện bó đũa đã nêu rõ sức mạnh của sự đoàn kết nhưng chưa cho biết đoàn kết bằng cách nào. Trong

lịch sử chiến tranh chống Pháp-Mĩ, ông cha ta đã đoàn kết với nhau và đã giành được chiến thắng vang dội trước hai
cường quốc to lớn. Nhưng bằng cách nào họ có thể làm như thế? Họ đã chiến đấu mà quên đi sự đau khổ cực nhọc
của mình họ chỉ hướng tới nền độc lập tự do chung của cả dân tộc, họ cho mục đích chung của tập thể lên trên
quyền lợi riêng của họ.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
(đồng chí-Chính hữu)
Ngoài ra để đoàn kết được thì mỗi người phải biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn
đấu hết mình. “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Trong thực tế cũng có những người liên kết với
nhau giúp đỡ, chở che cho nhau nhưng mục đích của họ vô cùng xấu xa. Trong trường hợp ấy từ đoàn kết không
còn đúng nữa mà nên gọi đó là câu kết. Cần phải tránh những trường hợp như thế và loại trừ chúng để từ câu kết
biến mất khỏi từ điển tiếng Việt, để con người không còn phải biết đến hành động sai trái ấy nữa.
Cha ông ta đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hãy giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với nhau và đoàn kết thật tốt để cùng nhau đi đến thành công và đưa đất nước
vưon lên một tầm cao mới.
(Trần Bình Minh – 9LC9)
‘’Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.’’
Câu ca dao trên được cha ông ta truyền từ xưa đến nay đã từ lúc nào trở thành biểu tượng về tinh thần đoàn
kết, tinh thần bất diệt của con người Việt Nam .
Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất gắn kết chặt chẽ với nhau không thể tách rời, cùng đồng
lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt
qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp.
Bác Hồ đã từng nói: ‘’Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công.’’. Nghiệm lại lời của
Bác ta bỗng thấy sức mạnh của sự đoàn kết thật to lớn biết dường nào. Sức mạnh ấy là sự tổng hợp tài năng, tinh
hoa trí tuệ của mỗi cá nhân để giải quyết mọi sự việc một cách nhanh chóng. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu
cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp đỡ của nhiều người. Một đội bóng thành công là một đội

bóng mà các cầu thủ biết đoàn kết, ăn ý nhau. Họ không thể giành đươc huân chương nếu mỗi người đá theo một
kiểu, không ai hiểu ai. Hay một ví dụ thực hơn, gần gũi hơn, đó chính là con người Việt Nam . Lịch sử dân tộc ta là
một minh chứng hùng hồn cho bài học chân lí:’’ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.’’. Từ những bộ lạc rải rác bên tả
ngạn sông Hồng, vua Hùng đã hợp nhất thành một nước Văn Lang hùng mạnh, vững vàng suốt mười tám đời vua.
Lịch sử đấu tranh gìn giữ nền độc lập đã khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết qua nhiều triều đại nối tiếp
nhau diệt La Hán, phá Tống, Bình Nguyên, Đạp Thanh và gần đây là chiến thắng vang dội đánh đuổi thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ đã thể hiện sức mạnh vĩ đại của tình đoàn kết. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam là những bước thăng trầm nhưng được viết nên bằng những nét son đỏ thắm. Đó chính là những
trận chiến hào hùng đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Phải chăng chính tinh thần đoàn kết là yếu tố để đưa đến thành công
vang dội này? Vậy chúng ta cần phải làm gì để thực hiện được sự đoàn kết?
Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Tinh thần
đoàn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là ta cũng cần phải
phân biệt đoàn kết đấu tranh với sự tập hợp băng nhóm, phe đảng nhằm mưu đồ việc xấu. Vì hành vi ấy đi trái lại với
truyền thống dân tộc lâu đời, cần được nhanh chóng loại trừ.
Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ gắn bó mật thiết lẫn nhau. Do đó, đoàn kết
chính là chiếc chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Vậy còn chần chờ gì nữa mà ngay từ hôm nay chúng ta không
nhận thức tầm quan trọng của sự đoàn kết và áp dụng nó vào cuộc sống?
“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy
người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất


tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò
hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác
nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô.Thầy cô giáo là
người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch
sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không
chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ
cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để
giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta

thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời
Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà
mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ
có hai cái hoàn toàn giống nhau...Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu...Đó còn là cách
luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng
như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết :
“Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”
Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan
tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng
thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa
chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ
chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một
trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học
trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái
nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học
1935 - 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết
lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết
ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều "thưa
bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu câu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng
Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn :
- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời :
- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người
thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể.
Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của

người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của
thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của
thầy.
Bác Hồ từng dạy : “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công.
Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc
nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế
hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí,
thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.

LÒNG HIẾU THẢO
Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng


Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính
vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo?
Trước tiên để biết được ý nghĩa
của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con
người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta.
Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những
con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại.
Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao
đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta
nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia
sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn
vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái
Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to
lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân,
gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung
quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực
hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa
qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình
như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi
sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời
còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng
người hôm nay, ngày mai và mai sau.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên
văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng
hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong
cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ,
đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người
có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải
pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con
người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo
đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta –
những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về
lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”.

LÒNG DŨNG CảM
Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống về lòng dũng cảm. Trong tất cả các đức tính của con người thì

lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp nhất.
Muốn có được lòng dũng cảm trước hết chúng ta phải biết lòng dũng cảm là gì? Lòng dũng cảm là không hèn nhát, đối
mặt với sự việc trong cuộc sống, không trốn tránh chối bỏ trách nhiệm. trong thời đại như hiện nay lòng dũng cảm là một đức tính
tốt đẹp cần có trong mỗi công dân.
Lòng dũng cảm của dân tộc ta được thể hiện rõ nhất qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cụ thể hơn là
qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đối mặt với kẻ thù , được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân
hơn nhưng với lòng dũng cảm và sự đoàn kết nhân dân ta đã dành chiến thắng. Trong thời đại như hiện nay, lòng dũng cảm được
thể hiện lên rất rõ. Chúng ta không thể phủ nhận công lao của những con người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước như những
anh lính cứu hỏa, các chú công an giao thong, những anh bộ đội ở biên giới hay hải đảo xa xôi. Ngoài ra ta có thể nhận thấy được
mỗi công dân đều có lòng dũng cảm. Mấy ai lại làm ngơ khi hàng xóm của mình bị cháy nhà hoặc trộm cướp, ….vì lẽ đó lòng dũng
cảm của mỗi người đức tình vẫn được duy trì và phát huy. Người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người kính trọng , yêu quí. Và
nhờ lòng dũng cảm mà ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Hiểu được điều đó, tuy chỉ là học sinh nhưng ta cũng sẽ rèn luyện được lòng dũng cảm ngay từ hôm nay. Chúng ta phải
cố gắng vượt qua các thử thách khó khăn trong học tập, cùng nhau xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn. Dũng cảm nói không
với tiêu cực trong học tập, mạnh dạng phát biểu ý kiến cới các bạn có thói quen xấu trong học tập như gian lận trong kt… Đó là
những hành động cần phải phê phán.
Tóm lại, lòng dũng cảm là một truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Nó còn được thế hệ trẻ chúng ta bảo tồn và phát
huy .Vì ngưới có lòng dũng cảm không chỉ có ích cho xã hội mà còn mang lại sự yêu mến kính trọng của mọi người.


.
Mỗi ai trong chúng ta đều có những ước mơ, lí tưởng sống khác nhau. Dù khác nhau nhưng chúng đều có những nét đẹp
khó có từ nào có thể diễn tả nổi. Ước mơ, lí tưởng sống là đẹp như thế nhưng con đường đi đến ước mơ, thực hiện lí tưởng có dễ
dàng không. Thật sự là không và hành trang đầu tiên để bắt tay vào thực hiện ước mơ chính là lòng dũng cảm.
Vậy lòng dũng cảm là gì và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy? Lòng dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có
khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua bao sống gió của cuộc sống. Bao năm tháng
ở đất nước Việt Nam có bao tấm gương về lòng dũng cảm nhưng lòng dũng cảm chúng ta đang và sẽ đề cập đến là lòng dũng
cảm trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cuộc sống vốn có những khó khăn, thử thách cả thất vọng, nỗi buồn. Vậy nên trong
chúng ta rất cần có lòng dũng cảm để vượt qua, để luôn là chính mình và để không có bất cứ điều gì có thể che khuất ước mơ, lí
tưởng, hoài bão của chúng ta. Người ta thường nói hạnh phúc là thực hiện được những ước mơ, mong muốn, khát vọng. Vậy

hạnh phúc chỉ đến với những người có lòng dũng cảm. Dũng cảm làm theo tiếng gọi thực hiện ước mơ của trái tim, dũng cảm
nhìn nhận những lỗi lầm để rút kinh nghiệm và còn phải dũng cảm để tiếp bước trên con đường đi đến ước mơ, hoài bão. Nói như
vậy thì cuộc sống hạnh phúc mới phức tạp, gian nan và nhiều chông gai làm sao. Tôi cũng đã có lần nghĩ như vậy nhưng lại tự hỏi
mình có thật sự mong muốn có một cuộc sống bình yên, không bao giờ gặp chông gai, sống gió trong cuộc sống. Và cuối cùng
câu trả lời của tôi lại là không, thật lạ kỳ làm sao! Vì tôi biết nếu cuộc sống của tôi là một con đường dài, luôn được trãi đầy hoa
hồng thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo và tôi có thể trở thành một người ngu dốt nhất thế giới. Lí do là vì tôi chẳng bao giờ bị va chạm
để lớn khôn. Tôi không bao giờ cho rằng mình đã ở trên đỉnh của sự thành công, tôi luôn muốn tiếp tục dũng cảm tiếp bước mỗi
ngày để có thể thực hiện hết ước mơ này đến hoài bão kia. Dù ít hay nhiều ,chắc chắn là ai cũng vấp ngã. Trong cuộc sống hang
ngày chúng ta là những con người dũng cảm đấy thôi nhưng chúng ta chưa nhận thấy. Ví dụ như khi bé, chúng ta tập đi những
bước đầu tiên và thường ngã lên ngã xuống, khi ngã rồi thì chúng ta đã không ngồi luôn một chỗ mà lại dũng cảm đứng lên đi
tiếp. Vậy chúng ta mới có thể đi được chứ. Vậy lòng dũng cảm đã được ông trời ban sẵn trong lòng tất cả chúng ta. Tại sao chúng
ta không làm nó bùng cháy dậy, làm cho ngọn lửa của lòng dũng cảm luôn cháy trong mỗi trái tim chúng ta để không có thử
thách, chông gai nào có thể làm chúng ta gục ngã. Con đường đi đến ước mơ của mọi người không bao giờ giống nhau nhưng
chúng đều có một điểm chung là không con đường nào bằng phẳng cả. Chính lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta dám đối mặt với
những thăng trầm trên con đường theo đuổi ước mơ, chính lòng dũng cảm cho ta biết những sai phạm của chính bản thân, chính
lòng dũng cảm giúp ta vươn lên, khẳng định mình, …Lòng dũng cảm rất cần trong mỗi con người. Tự đáy lòng mỗi người đều tồn
tại một khát vọng. Trên đường thực hiện khát vọng ai ai cũng gặp chông gai và những người không có lòng dũng cảm sẽ không
thể thực hiện được khát vọng tự đáy lòng mình, hoài bão bị chon vùi vì trước những khó khăn ấy, họ đã chọn một quyết định sai.
Đó là không dũng cảm vượt lên, phó tác cho số phận, trốn tránh khó khăn, tự than thân trách phận để rồi gục ngã trong cơn dông
tố của cuộc đời. Tóm lại, chúng ta phải dám nghĩ dám làm, không để ước mơ, khát vọng, hoài bão bị chôn vùi. Dũng cảm vượt lên
bao chông gai để ước mơ trở thành hiện thực.
Nếu chưa biết mục đích và ước mơ thì dũng cảm, mạnh dạng vẽ ra con đường đi đến ước mơ. Nếu đã có mục đích, ước
mơ thì dũng cảm thực hiện và dũng cảm đứng dậy, không thất bại trên con đường mà mình đã chọn..

LÒNG HIẾU THẢO
Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính
vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo?

Trước tiên để biết được ý nghĩa
của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con
người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta.
Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những
con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại.
Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao
đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta
nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia
sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn
vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái
Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to
lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân,
gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung
quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực
hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa
qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình


như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi
sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời
còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng
người hôm nay, ngày mai và mai sau.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên
văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng

hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong
cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ,
đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người
có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải
pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con
người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo
đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta –
những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về
lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”.

Khiêm tốn
Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với
sự vật.
Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm
tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con ngời khiêm tốn bao giờ cũng là
người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
Vậy khiêm tốn là j? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía
tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất
của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước
người khác.
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trao dồi thêm, cần được
tao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chấp nhận sự thành công của cá nhân mình
trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm cách
để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ
của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết
của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế dù tài năng đến đâu cũng
luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng

chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối
với con người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.

LÒNG NHÂN ÁI
1Khi đánh giá một con người, nét đẹp đích thực không phụ thuộc vào những hình thức bên ngoài mà phụ
thuộc vào những giá trị bên trong tâm hồn. Một trong những nét tạo nên vẻ đẹp về tâm hồn chính là lòng nhân ái. Vậy
nhân ái là gì?
Nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái thể hiện ở chỗ biết cho đi mà không
suy nghĩ tính toan thiệt hơn, lợi hại cho bản thân mình. Đó là khi ta mở rộng lòng mình đồng cảm, yêu thương để thấy
những con người đau khổ để sẻ chia an ủi và chợt thấy mình sung sướng đến dường nào khi thấy người ta an ủi yêu
thương được hạnh phúc, ấm no. Nhân ái là truyền thống quí báu, là tinh hoa của con người, là món quà quí giá nhất
mà bạn có thể trao tặng đến người khác. Joubert đã nói “ Từ những gì chúng ta nhận, chúng ta có thể sống. Tuy vậy,
từ những gì chúng ta cho, chúng ta có thể tạo nên cuộc sống”. Bạn có thể không biết những món quà của mình
đang tạo nên những điều kỳ diệu. Nó vun đắp cho hạt giống yêu thương giữa những con người nảy mầm và xanh tốt,
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh và hiện đại hơn. Lòng nhân ái được thể hiện thông qua những câu ca
dao tục ngữ chứa đựng bài học làm người, lòng nhân ái còn được thể hiện qua những việc làm thiết thực mỗi khi
đồng bào ta lâm vào cảnh khó khăn như thiên tai, địch hoạ…


Ngược lại với lòng nhân ái là thái độ tự tôn, sự ích kỷ và bất nhân. Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân và việc gì
cũng nghĩ đến bản thân thì không bao giờ hạnh phúc được. Những kẻ ấy đã đi ngược lại những giá trị truyền thống
tốt đẹp của cha ông ta từ bao đời nay..
Tóm lại, lòng nhân ái rất cần thiết trong cuộc sống, là cầu nối giữa trái tim với trái tim. Vì thế, ta phải sống với
con tim luôn tràn ngập tình nhân ái, biết san sẻ và yêu thương, sống theo cách mà ta không thấy tủi hổ.
(Phan Thảo Uyên - Lớp 9LC8)
2Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng có những phẩm chất đáng quý như khiêm tốn, vị tha, tự tin, nghị lực…. Và một
trong những phẩm chất tạo nên giá trị cao đẹp trong mỗi con người là lòng nhân ái.
Vậy lòng nhân ái là gì? Đó chính là tình yêu thương chân thành, cách sống có tình, có nghĩa. Nhân ái là sẵn
sàng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.Trong cuộc sống, ta rất dễ bắt gặp biểu hiện của lòng

nhân ái. Còn gì cao quý hơn khi một cô bé sẵn sàng quyên góp số tiền dành dụm mấy tháng trời để giúp đỡ đồng
bào miền Trung gặp bão lụt. Hay một đứa bé qua khỏi cơn nguy kịch của căn bệnh tim bẩm sinh nhờ đóng góp của
bà con hàng xóm.
Lòng nhân ái chính là một nét phẩm chất đáng trân trọng của mỗi con người. Cuộc sống không phải là một
con đường trải đầy hoa hồng mà luôn có những khó khăn, trắc trở. Chính trong những hoàn cảnh tưởng chừng
không thể vượt qua được, lòng nhân ái đã tạo nên một nguồn sức mạnh, động lực to lớn giúp ta vững tin vượt qua
những khó khăn, thử thách. Chính lòng nhân ái đã làm cho tâm hồn và trái tim ta được rộng mở. Nhờ đó, ta sẽ thật
sự càm thông, đồng cảm trước những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Nếu ví cuộc sống là một bộ ghép hình đầy sắc
màu thi mỗi chúng ta là những mảnh ghép rời rạc. Lòng nhân ái chính là chất keo chắc chắn, đính nhữn mảnh ghép
ấy lại với nhau. Nhờ có lòng nhân ái mà con người biết quan tâm và cảm thông nhau nhiều hơn,
Nhân ái quả là một phẩm chất đáng quí. Hiểu được giá trị đích thực của lòng nhân ái, mỗi chúng ta cần biết
quan tâm, chia sẻ nhau nhiều hơn để cuộc sống này mãi mãi ấm áp tình người.

LÒNG Tự TRọNG
Có một đức tính nền tảng để xây dựng lên những phẩm giá cao quý của một người chân chính nhưng hình
như nhiều lúc bị lãng quên : lòng tự trọng.
Lòng tự trọng là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống hôm nay. Lòng tự trọng xuất phát từ việc nhìn
nhận cuộc sống, tôn trọng cuộc sống, tôn trọng bản thân mình.Một người có lòng tự trọng luôn cố gắng làm những
điều đúng đắn,hợp với lẽ phải và biết tôn trọng người khác Tự trọng là một đức tính quan trọng làm nên phẩm giá
của con người. Người có lòng tự trọng biết làm chủ bản thân, luôn chọn cho mình một lý tưởng, hành động hướng về
chân – thiện – mỹ, biết rèn luyện bản lĩnh để phát huy mặt mạnh, khắc phục nhược điểm vươn lên trong cuộc sống.
Dù ở thời điểm nào , lòng tự trọng vẫn là một phẩm chất của con người . về cốt lõi thì không có gì thay đổi có khác
chăng thì đó là những cách ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội , trong những vị thế cụ thể của từng người .
Lòng tự trọng, hiểu một cách đầy đủ , chính là có ý thưc về mình, tự mình tôn trọng mình, coi trọng danh dự của mình
.Người có lòng tự trọng luôn tự nguyện làm những việc phải làm , quyết không làm những việc không được làm ,
không nên làm,tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng , quyết không thụ hưởng những gì không phải của
mình , vật chất cũng như tinh thần , không đánh cắp thành quả của người khác.Chính vì thế mà Lòng tự trọng
thường đi liền với đức tính khiêm tốn.
Lòng tự trọng khác hẳn với tính kiêu ngạo, tự đắc và tính tự ái.Các tính cách này làm ta cảm thấy khó chịu khi
có người nào đó góp ý với những lỗi lầm của mình.Thiếu tự trọng sẽ dẫn đến các tác hại to lớn liên quan đến gia

đình và xã hội. Người không có lòng tự trọng làm sao có thể tạo nên một gia đình khôn biết tôn trọng nhau. xã hội
nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì xã hội sẽ đầy những kẻ dối trá , sẵn sàng đạp lên những nguyện tắc
tốt đẹp giữa người với người. Con người ta sẽ bỏ mất nhiều gái trị đạo đức khác nữa.
Vì vậy ta phải rèn cho mình lòng tự trọng. Ta phải ý thức được giá trị của bản thân mình, có tinh thần phấn
đấu tự tu dưỡng về mọi mặt: mở rộng nâng cao kiến thức và hiểu biết; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp; biết
kiềm chế trước những ham muốn tầm thường và sẵn sàng đấu tranh, chống lại cái ác, sự ngu dốt, nghèo nàn…..Ta
phải rèn luyện hằng ngày,vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng,biết phân biệt cái nào là
sai trái và đúng đắn,không làm những điều có lỗi với người khác,không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung
quanh.
Lòng tự trọng giúp ta phát triển đạo đức,tài năng của mình,là đức tính cơ bản để trở thành một công dân mẫu mực
trong cuộc sống. Vì thế để thành công vũng chắc , xứng đáng với thành công , đừng quên nhắc nhở mình “ Phải biết
tự trọng!” .

Lòng vị tha
Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo cả đôi khi ta mắc phải những sai lầm nhưng điều quan trọng nhất là
ta có biết lỗi của mình và sửa chửa kịp thời hay không? Vì vậy khi có ai đó mắc phải sai lầm thì ta nên khoan dung,
tha thứ, cho họ cơ hội sửa sai. Đó cũng là một trong những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đó là lòng vị tha.
Vậy lòng vị tha là gì?


Lòng vị tha là khoan dung, tha thứ, rộng lượng, không chấp nhất những sai lầm của người khác và cho họ có
cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Tuy nhiên cũng không ít người biết lỗi sai của mình và hứa sẽ sửa đổi nhưng lại không
làm như vậy, họ cứ tiếp tục phạm sai lầm hết lần này đến lần khác. Đối với những người như vậy thì không nên tha
thứ cho họ. Lòng vị tha giúp cho con người sống thanh thản, không hẹp hòi với người khác. Người có lòng vị tha sẽ
được mọi người yêu quý, kính trọng, tâm hồn cảm thấy thanh thản hơn, không toan tính trả thù với những người đã
có lỗi với mình. Đặc biệt là những người có lỗi với mình họ sẽ có cơ hội để sửa chữa được sai lầm kịp thời, nhất là
trong quan hệ bạn bè. Bên cạnh đó, còn rất nhiều người không có lòng vị tha, họ sống ích kỉ, hẹp hòi, luôn chấp nhất
mọi người từ cái nhỏ nhất và nhất là những người có lỗi với họ, họ lúc nào cũng toan tính tìm cách trả thù, không bao
giờ cho người khác cơ hội sửa sai. Và lòng vị tha cũng chính là một trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt
Nam.

Trong một xã hội đầy toan tính, vụ lợi, ta nên tha thứ cho người có lỗi với mình để giữ cho tâm hồn mình
được thanh thản, và họ có thể có cơ hội sửa chữa lỗi góp phần làm xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
(Đỗ Hoàng Nhung - 9LC9 )
Hiện nay chúng ta đang sống trong một tập thể cộng đồng mà trong đó tính cách và hoàn cảnh sống của mỗi
người rất khác biệt, không ai giống ai. Vì thế, để sống cùng nhau trong không khí yên vui và xây dựng xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn, mõi chúng ta đều cần có lòng vị tha.
Vậy lòng vị tha là gì? Vị tha là trải rộng lòng mình với mọi người, dù người khác có làm lỗi nhưng vẫn bỏ qua.
Người có lòng vị tha là người khoan dung, độ lượng, biết cảm thông với những lỗi lầm và giúp người làm lỗi khắc
phục nhược điểm ấy
Tại sao chúng ta cần có lòng vị tha? Đầu tiên là vì lòng vị tha là truyền thống vô cùng quí giá của ông cha ta
từ lâu đời. Lòng vị tha giúp mối quan hệ của chúng ta với mọi người trở nên gần gũi hơn, liên kết con người thành
một khối thống nhất. Trên thế giới này, không ai là không mắc sai lầm ngay cả nhửng người có học thức uyên thâm
và có kinh nghiệm cuộc sống lâu nam. Cũng có thể nói, lòng vị tha chính là cơ sở của sự đoàn kết. Trong một cuộc
chiến, nếu vị tướng có lòng vị tha, giúp đỡ binh sĩ khắc phục nhược điểm thì vị tướng và binh sĩ sẽ hiểu nhau hơn, sẽ
đoàn kết hơn trong chiến đấu. Trong gia đình, anh chị nên rộng lượng, khoan dung với em mình thì bố mẹ sẽ rất vui,
cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc.
Mọi người ai cũng cần có lòng vị tha. Không nên thấy ai làm lỗi mà bắt phạt liền. chúng ta cần phải hiểu rõ tính cách,
hoàn cảnh và nguyên nhân vì sao họ lại làm như vậy. Ai cũng phải ít nhất một lần mắc lỗi nhưng chúng ta đôi khi phải
nhìn vào mặt tốt của họ chứ không nên chấp hoài những lỗi lầm ấy. Giống như có một vệt đen trên tờ giấy trắng, thì
tại sao chúng ta không nhìn thấy tờ giấy trắng mà chỉ nhìn thấy vệt màu đen? Ngày nay, rất ít người có lòng vị tha.
Họ ích kỉ và chỉ nghĩ đến bản thân mình, Họ nghĩ người có lòng vị tha là khờ dại. Vị tha không có nghĩa là bỏ qua
hoàn toàn những lỗi lầm mà là nhắc nhở, khuyên nhủ rồi mới bỏ qua. Người có lòng vị tha bỏ qua cho người mắc lỗi
lầm vì họ tin rằng những người mắc lỗi lầm sẽ có ý thức khắc phục và sửa chữa lỗi lầm ấy
Tóm lại, để cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, con người chúng ta sống thoải mái hơn thì chúng ta cần có
lòng vị tha, mọi người nên khoan dung độ lượng với nhau.
(Nguyễn Thị Phương Khanh – 9LC4)
Có bao giờ chúng ta lắng nghe lời trái tim muốn nói gì chưa ? Và có bao giờ hỏi tại sao lại có những con
người chìm đắm trong bóng tối với những lỗi lầm , thù hận ,để rồi gây đau khổ cho người khác chưa? Và chỉ khi nào
lòng vị tha được mở dần ra cũng là lúc con người thấu hiểu được giá trị của cuộc sống .
Từ xưa tới nay, lòng vị tha luôn là một trong những phẩm chất cao đẹp của mỗi con người. Nó là sự kết tinh

của muôn vàn bài học đạo lí làm người mà ông cha ta đã xây dựng. Vị tha chính là sự khoan dung, độ lượng,không
chỉ trích thù hằn những ai đã khiến ta bị tổn thương,đau lòng.Người có lòng vị tha là người luôn sống vì mọi
người,đặt hạnh phúc của mọi người làm nền tảng cho hanh phúc của bản thân .Chẳng hạn như , Bác Hồ- vị cha già
dân tộc kính yêu, là người đã dành trọn cuộc đời mình,dâng trọn bảy mươi chín mùa xuân vì nước, vì dân.Nhưng để
có thể tha thứ được là một điều hoàn toàn không dễ. Vì sao? Điều đơn giản là bất kì ai trong cuộc sống này không ai
là toàn diện, mà ít nhất phải từng phạm lỗi lầm.Và chẳng lẻ chúng ta cứ mãi câm ghét họ,có nghĩa là chúng ta đang
tự tạo áp lực trong cuộc sống,và hãy luôn để sự tha thứ mở rộng chào đón mọi người. Người có lòng vị tha là người
luôn tao dựng được cho mình một tâm hồn trong sáng, thanh cao , nhẹ nhõm,một tấm lòng nhân hậu,luôn luôn sống
vì hanh phúc của mọi người. Fred Luskin – giáo sư tâm lý đại học Stanford, tác giả quyển sách “Hãy tha thứ vì sự tốt
đẹp” – đã khuyên: “Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, bạn sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh
thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.”. Quá khứ không đánh đổi hoặc quyết định cả cuộc sống mà nó
chỉ là bài học kinh nghiệm, còn chúng ta sống là vì hiện tại ,tương lai va mai sau.Tha thứ là một món quà tinh thần vô
giá giúp cuộc sống của chúng ta tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.Nó còn là một liều thuốc bổ giúp cho tâm hồn luôn
thanh thản,thanh cao.Và muốn có đươc đức tính vị tha thì chúng ta phải luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người
khác để thấu hiểu và cảm thông, tha thứ.Sự cô đơn chỉ đem lại cho những con người sống ích kỷ, nhỏ nhen, luôn có
sự hận thù và kết quả sẽ gây đau khổ cho mình và người khác.
Con người trên cuộc đời chỉ sống có một lần nên hãy sống cho trọn vẹn.Hãy luôn biết sống tha thứ để đem
lại niềm vui cho bản thâncũng như rèn luyện nhân cách cao đẹp.


Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở
trong hành động”.
Danh ngôn có câu:
“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người.
Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành
động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những

tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên
ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp
của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc
bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một
người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần
phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi
học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người
nghèo”. Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư
xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không
chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. LẠi
cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái
tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người
khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những
tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt
yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được
những đức tính tốt đẹp của mình.

Câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" gợi cho anh (chị) suy
nghĩ gì?
Trong tâm tưởng của con ngươì Việt nam, tình yêu thương luôn là yếu tố quan trọng nhất.Đó cũng
là chủ đề đã được các nhà thơ dân gian gói gọn trong đề tài "quan hệ giữa con người trong xã hội" mà tiêu
biểu là câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".
Câu tục ngữ đề cập đến tình yêu thương trong cộng đồng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" nghĩa
là khi có một con ngựa trong đàn bị đau thì cả chuồng ngựa đều bỏ ăn.Không những thế, câu tục ngữ còn
mang tính ẩn dụ cao: "Một con ngựa" ám chỉ một thành viên trong một tập thể, còn "cả tàu" chính là cả tập
thể. Vậy nên, câu tục ngữ còn được nâng lên một tầm cao mới, một lớp nghĩa cao hơn. Đó là khi một
thành viên trong tập thể gặp hoạn nạn thì cả tâp thể đều lo lắng, bất an. Nhà thơ dân gian đã xây dựng

câu tục ngữ trên nền chủ đạo là biện pháp đối: đối giữa từ "một" và "cả"; giữa số lượng từ ngữ ở hai vế
trong câu; giữa nghĩa của chúng cũng như thanh điệu. Qua câu tục ngữ, ông bà ta đã khuyên con cháu
phải biết gắn bó, yêu thương nhau; đề cao lối sống đậm đà tình nghĩa,
Thế nhung, vì sao ta phải sống yêu thương nhau. Thưa, bởi vì chúng ta là con người, chúng ta
được Thượng đế đặc ân ban cho chúng ta trí khôn, ngôn ngữ riêng và đặc biệt là tình yêu thương. Nếu
như chúng ta chỉ sống thực dụng, không biết yêu thương nhau thì chẳng khác nào lũ rô-bốt vô tri vô giác.
Khi ấy, cả thế giớ chỉ còn lại những cỗ máy "cấp cao", chỉ còn chiến tranh, chết chóc. Thật kinh khủng!
Câu tục ngữ đã khéo léo mượn hình ảnh "con ngựa"- tượng trưng cho loài vật , nhằm dạy cho ta biết rằng
loài vật còn biết thương yêu nhau, huống gì chúng ta là con người thì tình yêu thương lại càng quan trọng
hơn nữa. Không chỉ vậy, tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn ta thanh thản, cuộc sống thoải mái và ta sẽ
nhận được sự yêu mến, quý trọng, giúp đỡ của mọi người.Ngoài câu tục ngữ trên đây, vẫn còn nhiều câu
tục ngữ dạy ta phải biết yêu thương nhau: "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách",
"Tay đứt ruột xót",...
Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn những con người không có lòng yêu thương, sống vị kỷ, chỉ
biết có mỗi bản thân. Mặt khác, có người không biết thương nười mà còn đi hại người, những thành phần


này cần bị lên án và phải kịp thời sửa chữa khi chưa quá muộn.
Bên cạnh đó,tình yêu thương không chỉ tồn tại ở cửa miệng mà cần phải có hành động thực tiễn.
Trong cuộc sống, thương người có thể là giúp đỡ nạn nhân gặp thiên tai, quyên tiền giúp đỡ người nghèo
khổ,...Đối với học sinh chúng ta, tình yêu thương còn được thể hiện qua một cử chỉ hỏi han, quan tâm
chăm sóc những người xung quanh mình. Và còn một điều quan trọng hơn hết, đó là hành động phải xuất
phát từ tấm lòng, như vậy mới thật sự có ý nghĩa. Riêng bản thân em, mỗi ngày em sẽ cố gắng hoàn thiện
mình hơn, quan tâm những người xung quanh mình hơn để ngày càng trưởng thành và thực hiện đúng lời
dạy của người xưa.
Qua câu tục ngữ trên, truyền thống đạo đức, vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được bộc lộ rõ
nét. Ông bà xưa đã dạy bảo con cháu đời sau phải biết yêu thương nhau qua một lời nói nghệ thuật ngắn
gọn, biện pháp ẩn dụ, đối được vận dụng một cách tài tình đã làm cho những triết lý khô khan trở nên dễ
thuộc, dễ hiểu.


"Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian" - C.Mac
Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không
phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết
kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết
kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng
không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở.
Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần
của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.
Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc
cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm
năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau
ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ
xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.
Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh
thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý
muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.
Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước
vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc
cũng không dễ dàng gì.
Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng
xây đất nước ngày càng giàu đẹp.
Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống,
học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì
những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó
chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có
nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh

tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của
đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình
theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo
chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm
trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.
“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì
tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước
đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng
nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua
ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí…
Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những
cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau
chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn
dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp


lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết
kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học,
giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe
cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết
kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.
Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp,
chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm,
chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một
trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của

Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

"Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được
việc gì có ích !".
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn
trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như
lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội.
Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa
trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần
thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản
như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức
một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết
quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta
đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm
như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan
đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc
phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng,
bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề
vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta
mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ
rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí
còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn
giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm
và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như

vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn
bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp
tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.Văn, Sử là những môn học cần
thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô
cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn
hóa dân tộc.Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ
viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta
không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng
làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời
người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ


rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc
và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính.
Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang
lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là
tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng
khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng
việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ
Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là
cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống.
Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người.
Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?

Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ
đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với
mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải
vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp Lối sống đó là một cách sống không
khoa trương, không chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng không có nghĩa là cứ ăn mặc luộm
thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu
hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản
dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị không phải là đức tính của họ thì họ sẽ không thể sống
mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị không phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như
nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã
sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra,
ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao
tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử...
Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn
mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp
với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi.
Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng
đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người
lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những
người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa
ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở
Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo
ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai
hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc
xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần
phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà

không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm
gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên
trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là
tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì
thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho
bản thân một “lối sống giản dị” riêng.


“ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là
bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền
tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở thành chân lý cho
mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta,
người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy
nghĩ.
Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát triển
sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “ Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống
chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận biết sự “thật” – “giả”
trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái
“kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.
Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những
lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những
nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình;
quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta”, ai là “kẻ thù” của ta
vậy!
Lời dạy của Tuân tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”.
Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái
sai của ta và chỉ cho ta biết - hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy”
của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa

chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về
thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.
Người “khen ta mà khen phải”- nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái
mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi…Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta
vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần
nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử
tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta
mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát
mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn
hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành
“thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất
mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu
bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy
vong…Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật
lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.
Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân
Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế
thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ
trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao
cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra…Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu
cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt,
những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.
Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử
với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người
đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành; dám chỉ ra những
khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết
“chia ngọt sẻ bùi"” với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ.

“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn

đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa”
Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành đạt với sự thành
công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những người như thế
có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính, phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ, tài năng, linh hoạt
trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém
phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong
cuộc sống mỗi con người?


Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người
mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận
những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng
dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn
nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc
sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát
biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học
hay một nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc
sống mà chúng ta không thể kể hết.
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc
sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững
chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con
đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ
đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc
thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết.
Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành,
công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến
kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong
khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin
sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể
thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với

những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến
thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không
biết. Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói
của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực
để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành
công trong công việc. Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói
chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ,
nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống
luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà
đến với chúng ta.
Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế nhưng không phải ai cũng có
trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sát thấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin
vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết. Điển
hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để mà
kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích như một người thừa của
xã hội. Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong công việc, để học những cơ
hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản thân mình có
thể làm được. Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinh đều thi vào
những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà không
nghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực thực
của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác. Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ
vào chính bản thân mình, xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta
đã đều được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề trong cuộc đua với Rùa.
Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại. Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn
chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công
việc,… và cả sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau.
Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là một học sinh, trước tiên em phải ra
sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát
huy tài năng bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay
phát biểu ý kiến của mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ

tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận lãnh những
trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại học, sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào
trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theo đuổi ước mơ của chính em. Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha
mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con
làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên,
an ủi chúng khi cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự tin”,
giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi


với thực tế cuộc sống của chúng em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho
học sinh.
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn luyện nó ngay từ bây giờ để trở
thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai
cuộc đời.

Từ câu chuyện "Lỗi lầm và sự biết ơn" (SGK Ngữ văn lớp 9 Tập
1Trang 160) em có suy nghĩ gì về ý nghĩ giáo dục mà tác giả gửi gắm
trong đó.
Trong cuộc sống có lẽ ai cũng cần đến sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ những người xung quanh để
vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và cũng không ít lần ta thất vọng vì những việc làm sai
trái của bè bạn, người thân. Bạn nên làm gì trong những hoàn cảnh đó? Hãy tha thứ, quên đi những hận
thù và phải luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ bạn, người đã mang đến cho bạn cuộc sống
tươi đẹp ngày hôm nay. Đó cũng chính là ý nghĩa giáo dục mà câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" muốn
gửi đến chúng ta.
" Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những
điều đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".Đó là câu nói của người bị miệt thị trong câu chuyện. Thật
vậy, câu nói đã mang đến cho người đọc, người nghe rút ra được bài học kinh nghiệm sống đẹp cho bản
thân.
Điều mà anh chàng bị miệt thị ghi lên cát là lần anh bị người bạn tốt nhất miệt thị. Đó đúng là một kỷ
niệm buồn, đáng quên đi. Anh ta đã ghi lên cát để điều đó bị xóa nhòa theo thời gian, bị cát vùi lấp đi

cũng như sẽ tan biến dần trong lòng người. Còn khi người bạn tốt nhất của anh đã cứu anh thì điều đó
được khắc lên đá, điều đó sẽ không bao giờ bị xóa nhòa cũng như điều tốt đẹp một khi đã đi sâu vào lòng
người thì sẽ không bao giờ quên." Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát và
khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Đó là câu cuối chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Đúng vậy, hãy
biết quên đi sự hận thù, đừng mang nó trong lòng, hãy biết ghi nhớ ân nghĩa. Có như vậy chúng ta mới có
thể sống đẹp và thấy cuộc đời này có ý nghĩa hơn.
Vậy nỗi buồn đau là gì mà ta phải ghi nó lên cát? Nỗi buồn là khi em bé bị ốm, gia đình khát khao có tiếng
cười của em... Nỗi buồn là khi ông nội tôi qua đời, là khi đứa cháu bé bỏng ngày nào vẫn được ông
thương yêu, chiều chuộng khóc sưng cả mắt vì nhớ ông... Hay nỗi buồn chỉ đơn giản là khi bị mẹ mắng vì
làm sai, là khi bị điểm kém và hối hận vì đã đi chơi không lo học bài... Hàng ngày ta gặp phải nhiều nỗi
buồn đau, bất hạnh và nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nhưng hãy nhìn về phía tương lai đừng
để những nỗi buồn giày vò bạn. Vì thế, hãy quên đi những nỗi buồn đau đã làm khổ bạn và tiếp tục bước
đi.
Bạn biết không hậu quả ghê gớm và tai hại nhất do nỗi buồn gây ra chính là sự thù hận. Ta thù hận
những người đã làm cản trở bước tiến trên con đường sự nghiệp mà ta hàng mơ ước. Ta thù hận những
người bạn đã chế giễu ta chỉ vì ta sinh ra trong một gia đình nghèo. Hay ta hận những người đã chà đạp
lên tình cảm trong trắng của lứa tuổi học trò, chúng đưa ra làm trò cười là đề tài chế giễu của những kẻ
ngu ngốc. Bạn đừng nghĩ rằng sự thù hận chỉ là những ghen tức ở trong lòng, mà nó chính là thứ vũ khí
sắc bén nhất cho những tội ác. Nó dẫn ta lấn sâu vào con đường tội lỗi. Và dường như cái đích của sự thù
hận chính là khi ta đã " trả thù" cho những người đã gieo dắt vào trong long ta sự thù hận đó chính là
những tội ác không thể tha thứ được. Và đau khổ hơn nữa, khi ta đã đi đến cái đích cuối cùng thì không
chỉ đối phương hay nói cách khác là kẻ thù của ta bị tổn thương mà ngay cả bản thân mình cũng tan nát.


Thay vì luôn nhớ tới nỗi buồn và thù hận bạn hãy khắc ghi những ân nghĩa trong lòng. Vậy bạn có biêtd ân
nghĩa là gì? Ân nghĩa là khi ta nhận từ bố món quà sinh nhật, là khi cầm trên tay quả khế do tay bà vun
trồng. Ân nghĩ là những hành động thể hiện sự biết ơn được nhắc trong bài thơ " Biết ơn":
Ăn một đĩa muống
Nhớ người làm ao,
Ăn một quả đào

Nhớ người vun gốc,
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò,
Sang đò
Nhớ người chèo chống,
Nằm võng
Nhớ người mắc dây,
Đứng mát gốc cây
Nhớ người vun xới.
Ghi nhớ ân nghĩa là hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng người đã giúp đỡ mình, đó là một nghĩa cử
cao đẹp làm tâm hồn mình trong sáng hơn. Đối với mỗi người ghi nhớ ân nghĩa trước hết là với những
người đã sinh thành dưỡng dục hay cưu mang mình, đó là những người không thể thiếu trong cuộc đời
mình. đặc biệt công lao của cha mẹ- người đã sinh ra và dạy dỗ ta nên người có lẽ không có giấy bút nào
ghi hết:

Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Đó là công ơn của mẹ, của những người phụ nữ nông dân, sự hi sinh đó là vì con cái, vì một tương lai tươi
sáng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta phải ghi nhớ ân nghĩa của mọi người xung quanh, của thầy cô, bạn bè.
Họ luôn có mặt bên cạnh ta, an ủi chia sẻ những lúc ta gặp phải chuyện buồn hay có những niềm vui.
Thầy cô luôn hết mình dạy dỗ cho ta những điều hay lẽ phải để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Thầy cô như người chèo đò đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Phải biết ghi lòng tạc dạ những công ơn của
thầy cô. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ không biết trân trọng điều này!
Ân nghĩa còn là thủy chung với chính mình, với quá khứ đã qua, phải luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp, hay
những ngày nghèo khó đã trôi qua để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trong tương lai. Đó cũng là việc làm
thể hiện lòng biết ơn với những người đã góp công xây dựng và bảo vệ đất nước để ta được sống trong

một đất nước độc lập, tự chủ. Trong thực tế mỗi người dân Việt luôn nhớ tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương- Tổ
tiên của người Viẹt đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước:
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giổ Tổ mùng 10 tháng 3.


Trong những ngày toàn dân đang hân hoan chào mừng đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà nội" hãy hướng
về cội nguồn của mình, về thủ đô Hà Nội thân yêu và làm những công việc thiết thể hiện lòng biết ơn, ghi
nhớ ân nghĩa.
Qua câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" và những việc làm thiết thực trong đời sống hãy rút ra kinh
nghiệm sống cho bản thân để hướng tới một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn. Phải biết quên đi nỗi
dau buồn và sự thù hận, ghi nó lên bãi cát và luôn ghi nhớ ân nghĩa để nó được khắc ghi lên đá, trong
lòng người. Và hãy nhớ rằng một trái tim khỏe mạnh là một trái tim luôn hướng về lòng nhân đạo, niềm
vui và không có chỗ cho sự hận thù.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tương lai đang rộng mở phía trước hãy sống hết mình vì
mọi người và đừng bao giờ quên những ân nghĩa mà mọi người đã làm cho mình. Đừng làm mất thời gian
cho nỗi buồn và sự hận thù để thấy cuộc sống mới tươi đẹp và có ý nghĩa làm sao.

Tinh thần kiên định
Ông cha ta từ ngàn đời xưa, trải qua thời kỳ lao động, chiến đấu và sản xuất lâu dài đã rút tỉa và đúc kết ra
những phẩm chất, đức tính tốt đẹp và quý báu. Một trong những đức tính, phẩm chất đó là lòng kiên định.
Lòng kiên định là sự chắc chắn, quả quyết của bản thân trước công việc. Người kiên định luôn vững lòng, cho
dù có gì ảnh hưởng, có vật gì cản đường cũng không thay đổi quyết định chính xác của mình. Vì yếu tố bên ngoài,
chướng ngại khó khăn mà xoay chuyển, mà nghĩ lại không tiếp tục công việc, đó chính là những kẻ thiếu kiên định.
Kiên định quả thật là một đức tính cần thiết đối với mỗi cá nhân trong xã hội ngày nay. Trong công việc, học tập, mọi
mọi thử thách gian lao, nhờ lòng kiên định, con người sẽ không bị chi phối , không bị ảnh hưởng, luôn vững lòng để
hoàn thành, để vượt qua. Còn trong cuộc sống, nếu thiếu chắc chắn, quyết đoán, ta rất dễ bị lôi kéo, cuốn vào những
lời dèm pha, những chỉ dẫn, góp ý không hay, thiếu chính xác, tác động đến chính bản thân chúng ta. Kiên định thật
sự là chìa khóa dẫn đến thành công. Những tấm gương, những người thành tài, lẽ nào họ lại có thể thiếu lòng kiên

định? Không, Hồ Chí Minh, Lenin, Che,… những vị lãnh tụ vĩ đại, những tài năng kiệt xuất của thế giới, nếu thiếu kiên
định, chắc chắn không thể dẫn dắt, lãnh đạo cả một đất nước, cả một dân tộc đi lên, thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Ông
cha ta, từ xưa cũng luôn khuyên răn con cháu, phải biết vững lòng mình. Bằng tiếng cười dân gian, truyện” Đẽo cày
giữa đường” kể về 1 anh nông dân, vì thiếu kiên quyết, không tự tin trước bản thân, nghe theo lời của nhiều người
qua đường mà đẽo chiếc cày dở dở ương ương cũng là một bài học bổ ích về lòng kiên định. Tuy vậy, thực tế vẫn
còn biết bao con người như anh nông dân kia, thiếu kiên định. Đó là những học sinh, những sinh viên, khi làm
bài,quan sát bài của bạn rồi sửa lại, đang đúng lại chỉnh thành sai! Đó là những người nông dân nghe theo tiếng gọi
của đồng tiền, của những kẻ lừa đảo mà bán đất đai, bán ruộng… Tuy nhiên, ta cũng cần phân biệt lòng kiên định với
sự lỳ lợm, cố chấp, biết sai mà vẫn khẳng định mình đúng, không chịu sửa chữa.
Mỗi chúng ta, luôn học tập, cố gắng rèn luyện bản thân thành con người tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Và lòng
kiên định thật sự là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một con người hoàn hảo. Là học sinh, rèn luyện lòng
kiên định ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường, ta cần kiên quyết, quyết đoán khi làm bài tập, tự tin, chắc chắn
trước kết quả của bản thân và đừng bị những yếu tố bên ngoài chi phối,
“Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo”.
(Nguyễn Gia Phú – 9LC3)
---Thành công thật sự của một con người không phải được đánh giá qua địa vị, danh tiếng của họ, mà là qua
quá trình người đó đã chinh phục những thử thách như thế nào để đạt được mục đích và vươn đến thành công”
Trong cuộc sống, mỗi con người đều phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách mới thành công. Có những
người dễ dàng đầu hàng hoàn cảnh, nhưng lại có những người luôn ngẩng cao đầu đối diện với mọi hoàn cảnh. Sự
khác biệt giữa họ chính là: sự kiên định - yếu tố quan trọng tạo nên thành công.
Kiên định là sự kiên trì, trước sau như một, quyết tâm giữ vững lập trường của mình, là sự vững vàng mà
bạn cần có trong mọi hoàn cảnh. Những người kiên định luôn giải quyết mọi vấn đề một cách dứt khoát, bất chấp mọi
trở ngại lúc nào cũng sẵn sàng cản bước chân bạn, tiếp tục tiến bước cho đến khi nào đạt được những mục tiêu của
đời mình. Vì vậy mà họ thường thành công trong cuộc sống. Nhưng kiên định không có nghĩa là bướng bỉnh, bảo thủ
chỉ biết cố giữ ý kiến của mình, không cần biết đúng sai. Kiên định là một mặt vừa phải tự tin vào mình, biết xây dựng
niềm tin trong công việc, một mặt cũng biết lường trước những khó khăn để nếu nó đến cũng không bất ngờ và có
ngay giải pháp hoặc cách phục.
Cuộc sống vốn là một chặng hành trình nhiều ngã rẽ với đầy chông gai gian khổ, có những lúc ta phải tự
mình lựa chọn hướng đi đúng trong vô số những con đường khác nhau. Ta không thể chỉ dựa vào lời nói của những
người xung quanh hay sự may mắn vì không một ai chỉ gặp toàn những điều may mắn trong cuộc đời. Những lúc ấy,



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×