Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.63 KB, 9 trang )

BÀI TẬP THUẾ
Bài tập 1:
Tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng 5 năm báo cáo ở một doanh nghiệp như sau:
1. Số lượng sản phẩm tồn kho:
- Đầu tháng: SPA: 5.000, SPB: 10.000
- Cuối tháng: SPA: 8.000, SPB: 6.000
2. Về sản xuất sản phẩm
Trong tháng doanh nghiệp xuất kho 23 tấn nguyên liệu X và 37 tấn nguyên liệu Y để sản xuất 2 loại sản
phẩm A, B với định mức tiêu hao nguyên vật liệu là: 0,3 kg X/SPA và 0,2 kg X/SPB, 0,5 kg Y/SPA và
0,3 kg Y/SPB.
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm A, B doanh nghiệp xuất bán trong tháng với giá 5.000đ/SPA và 2.000đ/SPB, trong đó có:
+ 7.000 SPA và 2.000 SPB đã nhận được giấy báo chấp nhận trả tiền nhưng cuối tháng chưa nhận được
tiền.
+ 5.000 SPA và 3.000 SPB đã gửi bán nhưng cuối tháng chưa nhận được thông báo gì.
+ Số sản phẩm xuất bán còn lại doanh nghiệp đã nhận đủ tiền.
+ Trong tháng doanh nghiệp nhận được giấy báo chấp nhận trả tiền của lô hàng gửi bán tháng trước gồm
10.000 SPA giá bán 5.100 đ/SP, đến cuối tháng 5 thì nhận đủ tiền.
Yêu cầu:
1) Xác định số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp trong tháng, biết thuế suất thuế GTGT đối với 2 loại
SPA, B là 10%. Đơn vị đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giá bán ghi trên hoá đơn là giá chưa
có thuế GTGT. Tổng số thuế GTGT tập hợp được theo hoá đơn nhập vật tư nguyên liệu, dịch vụ mua
ngoài phát sinh trong tháng là 18.500.000đ.
2) Giả sử SPB doanh nghiệp bán với giá thanh toán là 2.200đ/SP nhưng không ghi thuế GTGT ngoài giá
bán, hãy xác định lại số thuế GTGT phải nộp trong tháng và so sánh kết quả giữa 2 trường hợp nói trên.

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương



Bài tập 2:
Một cửa hàng kinh doanh thương nghiệp có tình hình kinh doanh tháng 6 năm báo cáo như sau (Đơn vị:
VND):
Mặt hàng
GTTK đầu tháng GTNK trong tháng
Hàng may mặc
600.000
4.200.000
Đồ uống
4.500.000
8.500.000
Đồ điện
1.200.000
10.000.000
Mặt hàng khác
4.000.000
(Số liệu trên được hạch toán theo giá mua vào)

GTTK cuối tháng
1.000.000
1.500.000
3.500.000
1.500.000

Doanh số bán hàng trong tháng:
Hàng may mặc
Đồ uống
Đồ điện
Mặt hàng khác
Yêu cầu:


4.500.000
11.500.000
11.000.000
3.300.000

1) Tính thuế GTGT đơn vị phải nộp, biết rằng đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT. Thuế suất thuế GTGT đối với hàng may mặc, đồ uống, đồ điện là 10%, mặt hàng khác là 5%.
2) Giả sử đơn vị không hạch toán riêng doanh số bán từng loại hàng hóa, hãy tính lại số thuế GTGT phải
nộp.
Bài tập 3:
Một nông trường trồng và chế biến chè có số liệu trong tháng 10 năm báo cáo như sau:
- Nông trường xuất bán 15 tấn chè đã sơ chế khô cho nhà máy chế biến chè thuộc Bộ Công Nghiệp, giá
bán 20.000.000 đ/tấn.
- Xuất bán 5 tấn chè đã chế biến, giá bán 40.000.000đ/tấn.
- Uỷ thác cho Cty XNK A xuất khẩu 30.000 hộp chè, giá bán 5.000 đ/hộp.
- Nông trường có một cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm đóng trên cùng quận do cùng một cơ quan thuế
quản lý. Trong tháng nông trường xuất cho cửa hàng 1.000 hộp chè và 50 kg chè đã chế biến, cửa hàng đã
bán được 800 hộp chè với giá 5.500đ/hộp và 40 kg chè đã chế biến với giá 42.000đ/kg. Ngoài ra, cửa

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương


hàng còn kinh doanh một số mặt hàng khác, doanh số bán các mặt hàng này trong tháng là 10.000.000đ,
giá mua vào trên hoá đơn là 8.500.000đ.
Yêu cầu:
Tính thuế GTGT phải nộp trong tháng, biết rằng:
- Thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm chè đã qua chế biến là 10%, đối với các mặt hàng khác là 10%.

- Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giá bán nói trên là giá chưa có thuế GTGT.
- Tổng số thuế GTGT của hàng hóa vật tư mua vào dùng cho hoạt động sản xuất chè trong tháng là
3.200.000đ. Đơn vị không hạch toán riêng được số thuế đầu vào cho từng loại sản phẩm.
- Mặt hàng khác đơn vị mua của một cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT có sử
dụng hoá đơn bán hàng.
Bài tập 4:
Một cơ sở sản xuất thuốc lá trong quý có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:
- Trong quý cơ sở tiến hành giao gia công cho đơn vị A 1.700 cây thuốc lá. Cơ sở đã nhận đủ hàng và bán
ra với giá chưa thuế là 35.000đ/cây.
- Cơ sở b án ra 500 kg thuốc lá sợi, giá bán chưa thuế là 30.000 đ/kg.
- Cơ sở sản xuất và bán ra 10.000 cây thuốc lá, giá thanh toán là 72.600đ/cây, cơ sở đã nhận đủ tiền.
- Cơ sở có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Trong quý, cơ sở đã xuất kho cho cửa hàng 500 cây thuốc
lá.
Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT và TTĐB cơ sở phải nộp trong quý
Biết rằng:
- Thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá là 65%.
- Số thuế GTGT tập hợp được trên hóa đơn của hàng hóa, vật tư mua vào trong kỳ cho là 30 triệu đồng.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu mua vào tương ứng với số thuốc lá tiêu thụ trong quý là 60 triệu.
- Số thuốc lá xuất bán cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm của đơn vị đã được tiêu thụ một nửa với giá
thanh toán là 76.230đ/cây.
Bài tập 5:

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương


Một công ty cổ phần kinh doanh XNK có tình hình kinh doanh trong kỳ tính thuế như sau:
1. Nhập khẩu 2.000 chai rượu ngoại, giá hoá đơn là 40 USD/chai. Trên hoá đơn thương mại có ghi người
mua được hưởng chiết khấu 5% và được nộp cùng với tờ khai hàng nhập khẩu. Công ty phải trả tiền ứng

trước là 5.000 USD. Công ty đã bán toàn bộ số rượu này với giá chưa thuế là 1.500.000đ/chai
2.Mua hàng của một công ty khai thác gỗ, đã làm thủ tục xuất khẩu, trị giá lô hàng theo giá mua chưa có
thuế ghi trên hoá đơn GTGT là 280.000.000đ. Thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng gỗ là 10%.
3. Nhập 300 chiếc tủ lạnh có hợp đồng mua bán hàng hóa. Giá thực tế phải thanh toán là 200 USD/chiếc.
Đơn vị mới trả được một nửa tiền. Đơn vị đã bán toàn bộ lô hàng này với giá bán chưa có thuế GTGT là
5.600.000đ/chiếc.
Yêu cầu: Tính các loại thuế công ty phải nộp trong kỳ ở mỗi khâu luân chuyển hàng hóa.
Biết rằng:
- Thuế suất thuế GTGT với mặt hàng rượu là 10%. Thuế suất thuế TTĐB với mặt hàng rượu là 45%.
- Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu là 20%, với tủ lạnh là 20%.
- Thuế suất thuế XK đối với gỗ là 20%. Biêt giá FOB của lô hàng quy đổi ra VND là 380.000.000đ.
- Tỷ giá 1USD = 20.000 VND.
- Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Bài tập 6:
Trong kỳ tính thuế, một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đạn súng để cung cấp cho Quốc phòng (mặt
hàng không chịu thuế GTGT) và pháo hoa (mặt hàng chịu thuế GTGT) có tình hình sản xuất kinh doanh
như sau:
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
- Doanh số bán mặt hàng đạn súng là 3.200 triệu đồng.
- Doanh số bán chưa có thuế GTGT mặt hàng pháo hoa là 800 triệu đồng.
2. Các khoản chi phí được trừ trong kỳ:
- Tổng giá trị vật tư mua vào (giá không có thuế GTGT) là: 2.500 triệu đồng
- Thuế GTGT đầu vào của vật tư tổng hợp theo hoá đơn GTGT đầu vào là 150 triệu đồng, trong đó có:
+ Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng cho sản xuất mặt hàng đạn súng là: 100 triệu đồng.

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương



+ Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng cho sản xuất mặt hàng pháo hoa là: 30 triệu đồng.
+ Thuế GTGT đầu vào của vật tư sử dụng chung cho sản xuất hai loại sản phẩm nhưng không hạch toán
riêng được là: 20 triệu đồng.
- Lãi ngân hàng phải trả: 10 triệu đồng
- Phạt vay nợ quá hạn là 6 triệu đồng
- Tiền thuê mặt bằng để sản xuất hai mặt hàng: 22 triệu đồng (trong đó VAT là 2 triệu)
- TSCĐ:

+ Khấu hao TSCĐ: 20 triệu đồng
+ VAT của TSCĐ dùng sản xuất mặt hàng pháo hoa được khấu trừ trong kỳ là 5 triệu đồng

- Chi phí tiền lương và chi phí hợp lý khác: 200 triệu đồng
3. Thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản là 35 triệu đồng.
Yêu cầu: Tính các khoản nộp ngân sách của cơ sở trong kỳ tính thuế?
Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT với mặt hàng pháo hoa là 5%. Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Bài tập 7:
Một doanh nghiệp A chuyên sản xuất xi măng có tình hình kinh doanh trong kỳ tính thuế năm N như sau:
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
- Bán trong nước 500 tấn xi măng với giá bán chưa có thuế GTGT là 1.500.000 đồng/tấn.
- Xuất khẩu sang Lào 100 tấn xi măng với giá FOB là 90 USD/tấn
2. Các khoản chi phí được trừ trong kỳ:
- Sử dụng điện là 41.000 KWh với đơn giá điện là 700đ/KWh.
- Tiêu thụ nước là 11.000 m3 với đơn giá nước là 3.000đ/m3.
- Phí dịch vụ mua ngoài khác: 33 triệu đồng (trong đó VAT là 3 triệu).
- Lãi ngân hàng phải trả: 12 triệu đồng
- Phạt vay nợ quá hạn là 10 triệu đồng.
- Thuế tài nguyên phải nộp: 30 triệu đồng
- TSCĐ:

+ Khấu hao TSCĐ: 50 triệu đồng

+ VAT của TSCĐ chuyển sang khấu trừ trong kỳ: 12 triệu

- Chi phí tiền lương và chi phí hợp lý khác: 240 triệu đồng.

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương


3. Thu nhập từ thanh lý tài sản là 15 triệu đồng.
Yêu cầu: Tính các khoản nộp ngân sách của cơ sở trong kỳ tính thuế?
Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT với điện là 10%, nước là 5%, xi măng là 10%. Thuế suất thuế TNDN là
25%. Thuế suất thuế xuất khẩu với mặt hàng xi măng là 0%. Tỷ giá giao dịch là 1 USD = 20.000 VND.
Bài tập 8:
Một công ty chế biến lương thực thực phẩm có tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế năm N
như sau:
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
- Bán trong nước 50 tấn muối i-ốt với giá 2.000.000 đồng/tấn.
- Xuất khẩu 100 tấn muối tinh sang Lào với giá FOB là 110$/tấn.
- Xuất khẩu 200 tấn gạo sang EU với giá FOB là 250$/tấn.
- Bán 20 tấn cá đóng hộp cho hệ thống siêu thị trong nước với giá bán là 30.000.000 đồng/tấn (giá chưa
thuế).
2. Các khoản chi phí thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
- Tổng giá trị nguyên vật liệu mua vào (giá không có thuế giá trị gia tăng) là 950 triệu đồng.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của NVL tổng hợp theo hóa đơn GTGT đầu vào là 30 triệu đồng (cơ sở
không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào cho từng loại sản phẩm)
- TSCĐ: + Khấu hao TSCĐ: 30 triệu đồng
+ VAT của TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT chuyển sang khấu trừ
trong kỳ: 10 triệu đồng
- Dịch vụ mua ngoài:

+ Giá chưa thuế GTGT: 15 triệu đồng
+ VAT của dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT là 2
triệu đồng.
+ VAT của dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT
(muối i-ốt, muối tinh) là 3 triệu đồng.
- Tiền lương và các chi phí hợp lý khác: 50 triệu đồng.

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương


3. Thu nhập từ thanh lý tài sản là 25 triệu đồng.
Yêu cầu: Tính các khoản nộp ngân sách của cơ sở trong kỳ tính thuế?
Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT với gạo là 10%, cá đóng hộp là 10%. Thuế suất thuế xuất khẩu với mặt
hàng muối là 0%, thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng gạo là 2%. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Muối và
các sản phẩm muối là đối tượng không chịu thuế GTGT. Tỷ giá giao dịch 1USD = 20.000 đồng.
Bài tập 9:
Năm N, trong kỳ kê khai thuế, một cơ sở sản xuất rượu thuốc có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:
1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
- Xuất khẩu 25.000 chai rượu thuốc với giá FOB 4$/chai (tỷ giá giao dịch là 20.000 đồng/$).
- Bán cho một cơ sở kinh doanh thương mại 50.000 chai với giá thanh toán trên hóa đơn là 96.250
đồng/chai.
2.Các khoản chi phí được trừ trong kỳ:
- Nguyên vật liệu:
+ Rượu trên 40 độ: giá thanh toán là 957.000.000 triệu đồng
+ Nguyên vật liệu khác: giá mua 165 triệu (trong đó VAT là 15 triệu đồng.)
- TSCĐ: + Khấu hao TSCĐ: 100 triệu đồng
+ VAT của TSCĐ chuyển sang khấu trừ trong kỳ là 20 triệu đồng.
- Phí dịch vụ mua ngoài: 22 triệu đồng (trong đó VAT là 2 triệu đồng).

- Chi phí tiền lương và chi phí hợp lý khác là 200 triệu đồng.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là 15 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Tính tổng các khoản nộp ngân sách của cơ sở trong kỳ tính thuế?
b. Nếu cơ sở kinh doanh thương mại tiếp tục bán toàn bộ số rượu đã mua của cơ sở sản xuất rượu
thuốc với giá chưa thuế là 110.000 đồng chai thì cơ sở kinh doanh thương mại có phải nộp tiếp
thuế TTĐB và thuế GTGT không? Nếu phải nộp thì nộp tiếp là bao nhiêu (giả sử cơ sở kinh doanh
thương mại không phát sinh thêm VAT đầu vào khác ?

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương


Biết rằng: Thuế suất thuế TTĐB với mặt hàng rượu thuốc là 25%, với rượu từ 40 độ trở lên là 45%, thuế
suất thuế xuất khẩu rượu là 0%, thuế suất thuế TNDN là 25%. Thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào được
phân bổ đều cho số chai rượu tiêu thụ , cơ sở sản xuất rượu thuốc và cơ sở kinh doanh thương mại đều
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Bài 10:
Một doanh nghiệp của Thái Lan kinh doanh và sản xuất Radio Cassette. Doanh nghiệp này hưởng thuế
suất 0% thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sản phẩm của công ty bán tại thị trường Thái Lan với
giá 920.000 đồng/sp (giá đã quy đổi ra VND), trong giá này đã bao gồm 15% thuế GTGT và bán được
800.000 sp/năm. Biết rằng trong giá 920.000 đồng/sp có 300.000đ/sp là chi phí cố định, 320.000 đồng/sp
và chi phí biến đổi, còn lại là lợi nhuận định mức và thuế GTGT. Công ty này bù đắp được chi phí cố định
khi bán được 780.000 sp/năm ở trong nước.
a) Hãy chỉ ra mức giá bán tại thị trường Việt Nam gây phá giá mặt hàng Radio Cassette nhưng doanh
nghiệp vẫn có lãi, biết rằng thuế GTGT của Việt Nam là 10%. (Bỏ qua chi phí vận chuyển, sp Việt
Nam giá 920.000 đồng/sp đã có thuế.)
b) Nếu công ty này bán với giá 660.000 đồng/sp tại Việt Nam đã bao gồm cả thuế GTGT thì doanh
nghiệp này có lợi nhuận không? Nếu có là bao nhiêu? Việt Nam có thể áp dụng mức thuế chống

phá giá là bao nhiêu% (bỏ qua phí vận chuyển)?
Bài 11:
Một công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn 50 triệu USD, trong đó giá trị máy móc
thiết bị và bản quyền công nghệ trị giá 35 triệu USD. Công ty này chuyên sản xuất đèn hình ti vi và tiêu
thụ ti vi của hãng sản xuất tại thị trường Việt Nam. Thuế TNDN của Việt Nam là 28%, thuế TNDN của
Singapore là 12%. Giá thành sản xuất 1 đèn hình tại Việt Nam là 60$, bằng 30% giá thành sản xuất một
chiếc ti vi nguyên chiếc, chi phí vận hành của doanh nghiệp tại Việt Nam là 3$/sp được nhập khẩu bán ra
hoặc sản xuất để bán ra.
a) Hãy chỉ ra trường hợp có hiện tượng chuyển giá ở giai đoạn đầu tư vào Việt Nam? Khi nào hiện
tượng chuyển giá này được công ty nước ngoài cụ thể hóa bằng tiền?

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương


b) Khi nào thì hiện tượng chuyển giá trong khâu sản xuất diễn ra với mức giá bán tối thiểu là bao
nhiêu? Hãy chỉ ra các loại thuế mà công ty này tránh được?
c) Nếu công ty này bán tại thị trường Việt Nam với giá 330$/ti vi. Hãy chỉ ra mức giá nhập khẩu tối
ưu mà công ty quyết định chuyển giá. Lợi nhuận chuyển giá là bao nhiêu? Biêt rằng thuế nhập
khảu AFTA là 0% và thuế GTGT là 10% tại Việt Nam.

Bài tập Thuế

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×