Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.58 KB, 16 trang )

Đề tài 6:Thực trạng vận hành các lệnh được áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán
Tp.HCM
Mở đầu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (STOCK EXCHANGE)
1.1.1 Khái niệm:

Sở Giao dịch Chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của
pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức
phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Theo tính chất tổ chức thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán là thị trường chứng
khoán tập trung; trong đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập
trung là sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành
viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện. Các chứng khoán được giao dịch tại Sở
Giao dịch Chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty
lớn đáp ứng đủ điều kiện hay tiêu chuẩn niêm yết.
1.1.2

1.1.3

1.1.4

Chức năng:
 Cung cấp, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch chứng khoán (địa
điểm và hệ thống giao dịch). Đảm bảo việc giao dịch chứng khoán được diễn ra
thông suốt, đúng pháp luật và công khai kể cả giá cả.
 Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm yết.
 Tổ chức và giám sát chặt chẽ quá trình giao dịch chứng khoán.
 Giám sát chặt chẽ những người tham dự vào quá trình giao dịch.
Hình thức sở hữu:


 Sở Giao dịch Chứng khoán là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp
luật (ở Việt Nam theo Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp). Có ba hình thức
sở hữu của Sở Giao dịch Chứng khoán trên thế giới:
 Hình thức sở hữu nhà nước;
 Hình thức sở hữu thành viên;
 Hình thức công ty cổ phần.
Cơ cấu tổ chức:
 Đại hội đồng Cổ đông (hình thức sở hữu công ty cổ phần);
 Hội đồng Quản trị hay Hội đồng Thành viên;
 Tổng Giám đốc;
 Bộ phận Chức năng, giúp việc.
1.1.5 Thành viên giao dịch:
 Nhà môi giới chứng khoán: Là người trung gian giữa người mua và người bán; Có
thể phân biệt các loại nhà môi giới khác nhau:


Nhà môi giới hưởng hoa hồng: sẽ nhận hoa hồng hay phí môi giới do khách
hàng trả sau khi hoàn thành dịch vụ giao dịch chứng khoán. Nhà môi giới
hưởng hoa hồng không bị rủi ro, vì họ không nắm giữ chứng khoán trong khi
thực hiện các hoạt động giao dịch của mình. Nhà môi giới hưởng hoa hồng là
thành viên chủ yếu của các Sở Giao dịch Chứng khoán.
o Nhà môi giới chuyên gia chứng khoán: ở những nước phát triển, tại các Sở
Giao dịch Chứng khoán, mỗi loại chứng khoán được giao dịch tại một quầy
giao dịch nhất định. Trong mỗi một quầy có một số nhà môi giới chuyên môn
được Hội đồng Quản trị của Sở phân công thực hiện mua, bán một số loại
chứng khoán nhất định.
o Nhà môi giới độc lập: không phụ thuộc bất kỳ công ty môi giới nào.
 Nhà giao dịch cạnh tranh: là người mua, bán chứng khoán và thu lãi bằng chính
chênh lệch của giá mua vào và bán ra.
1.1.6 Niêm yết chứng khoán:

 Niêm yết lần đầu
 Niêm yết bổ sung
 Niêm yết toàn phần
 Niêm yết từng phần
 Niêm yết cửa sau.
 Thay đổi niêm yết.
1.2 Hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:
1.2.1 Qui trình giao dịch tại một thị trường chứng khoán tập trung:
1): Nhà đầu tư bắt đầu việc giao dịch của mình bằng cách liên hệ với một công ty
chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán để ký hợp đồng giao dịch.
Công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch cho khách hàng.
(2): Nhà đầu tư đưa ra yêu cầu mua hay bán chứng khoán bằng cách đặt lệnh cho
công ty chứng khoán thực hiện.
(3): Công ty chứng khoán rà soát lại các phiếu lệnh, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp
của chúng trước khi chuyển qua nhà môi giới tại sàn
(4): Chuyển lệnh sang nhà môi giới tại sàn.
(5): Nhà môi giới đăng ký lệnh.
(6): So khớp lệnh, đấu giá hay đấu lệnh. Giá khớp được thông báo công khai và là
giá thống nhất cho cả bên mua lẫn bên bán.
(7): Nhà môi giới thông báo kết quả mua bán được về công ty chứng khoán.
(8): Công ty chứng khoán chuyển kết quả giao dịch để thực hiện việc thanh toán
tại Trung tâm quản lý chứng khoán và thanh toán bù trừ.
o

1.2.2 Phương thức giao dịch:
Có 2 phương thức giao dịch: Giao dịch đấu giá và giao dịch đấu lệnh.
 Giao dịch đấu giá:

Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo lập thị trường đưa ra giá chào mua và giá chào
bán cho một số loại chứng khoán nhất định. Các báo giá này được đưa vào hệ thống và



chuyển tới mọi thành viên của thị trường. Giá được lựa chọn để giao dịch là giá chào mua
và giá chào bán tốt nhất của những chào giá này. Người đầu tư thực hiện giao dịch với tư
cách là đối tác của các nhà tạo lập thị trường qua việc lựa chọn những chào giá thích hợp.
 Giao dịch đấu lệnh:

Trong một thị trường đấu lệnh, lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau ngay
sau khi các lệnh mua, bán được đưa vào hệ thống với mức giá phú hợp theo nguyên
tắc ưu tiên. Giá cả được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Công
ty chứng khoán nhận phí hoa hồng từ khách hàng để thực hiện giao dịch.
Các hình thức đấu (khớp) lệnh:
Khớp lệnh định kỳ
Khớp lệnh liên tục
Các loại lệnh:
o
o
1.2.3

 Lệnh thị trường (MP):

Khái niệm:Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng
khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Lệnh thị trường là loại lệnh được áp dụng phổ biến nhất
Người ra lệnh (khách hàng) yêu cầu người nhà môi giới mua hay bán một số lượng
chứng khoán nhất định mà không ra giá (sẽ theo giá thị trường).
Lệnh này có tính thích nghi ngay với giá thị trường nên được ưu tiên thực hiện trước
và khách hàng biết được chắc chắn là lệnh sẽ được thực hiện.
Mục đích của việc triển khai lệnh thị trường: Lệnh thị trường là loại lệnh gắn liền với
phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục. Việc áp dụng lệnh thị trường sẽ cung cấp cho

nhà đầu tư thêm công cụ đặt lệnh, tạo tính linh hoạt trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục
(hiện đang chiếm 80% tổng thời gian giao dịch).
Cách thức khớp lệnh của lệnh thị trường:
Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh thị trường mua sẽ được thực hiện ngay
tại mức giá bán thấp nhất và lệnh thị trường bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao
nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được
thực hiện hết, lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh
bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn (khi khối lượng bên đối ứng đã hết), lệnh thị trường
mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết
giá, hoặc lệnh thị trường bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán thấp hơn mức giá khớp
cuối cùng một đơn vị yết giá.


Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn
đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại
giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
Đặc điểm của lệnh thị trường:
+
+
+

Lệnh thị trường chỉ được sử dụng trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
Khi đặt lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ ghi “MP” tại trường mức giá.
Lệnh thị trường sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm
nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.

Khi sử dụng lệnh thị trường nhà đầu tư cần chú ý:
Với đặc điểm “chấp nhận mức giá thị trường” lệnh thị trường không đặt ra mức giá cụ
thể, lệnh sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường.Vì vậy nhà đầu tư

cần thận trọng và cân nhắc khi sử dụng.
Do có độ trễ trong quá trình xử lý của hệ thống giao dịch, lệnh thị trường có thể bị từ
chối nếu hệ thống giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc
hệ thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều.
Ví dụ:
Cổ phiếu XYZ ( có giá tham chiếu 10.0; giá trần 10.5; giá sàn 9.5) có sổ lệnh trong đợt
giao dịch liên tục như sau:
Khối luợng
mua
5500
3200

Giá
9.9
10
10.1
10.2
10.3
10.5

Khối lượng bán
3000
2500
2100
1000

Lệnh thị trường (MP) mua 5,000 cổ phiếu XYZ được nhập vào hệ thống giao dịch.
Kết quả khớp lệnh như sau : Khớp 3,000 giá 10.1; 2000 giá 10.2 (Lệnh thị trường khớp
lần lượt các mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường).



Sổ lệnh sau đó là:
Khối luợng
mua
5500
3200

Giá
9.9
10
10.2
10.3
10.5

Khối lượng bán
500
2100
1000

Tiếp theo, lệnh thị trường (MP) Bán 10,000 cổ phiếu XYZ được nhập vào hệ thống giao
dịch.
Kết quả khớp lệnh: Khớp 3,200 giá 10; 5,500 giá 9.9. Khối lượng còn lại (1,300) của lệnh
thị trường chuyển thành lệnh giới hạn bán giá 9.8 (Lệnh thị trường bán không khớp hết
và chuyển thành lệnh giới hạn bán với mức giá thấp hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị
yết giá).
Sổ lệnh sau đó là:
Khối luợng
mua

Giá

9.8
10.2
10.3
10.5

Khối lượng bán
1300
500
2100
1000

Sau đó, lệnh thị trường (MP) mua 11,000 XYZ được nhập vào hệ thống giao dịch.
Kết quả khớp lệnh: Khớp 1,300 giá 9.8; 500 giá 10.2, 2,100 giá 10.3, 1,000 10.5. Khối
lượng còn lại (5,100) của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn mua giá 10.5 (giá
trần) do mức giá khớp cuối cùng là giá trần.
Khối luợng
mua
5100

Giá
10.5

Khối lượng bán

 Lệnh giới hạn (LO):

Khái niệm: Lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác
định hoặc giá tốt hơn.



Cụ thể, nếu là lệnh mua chứng khoán thì mức giá mà bạn yêu cầu là bằng hoặc
thấp hơn mức giá đưa ra trong lệnh (giới hạn). Ngược lại, đối với lệnh bán thì yêu cầu
bán chứng khoán với giá bằng hoặc cao hơn mức giá đưa ra trong lệnh.
Với lệnh giới hạn, bạn có thể chủ động mua vào được chứng khoán với giá phù
hợp hoặc bán ra chứng khoán với giá tốt nhất.
Tuy vậy, trong những lúc thị trường tăng giá mạnh thì việc đặt lệnh giới hạn có thể
làm mất đi cơ hội mua gom chứng khoán, và ngược lại khi thị trường sụt giảm bất ngờ thì
bạn có thể mất đi cơ hội thoát hàng nhanh chóng. Do giao dịch chứng khoán ở Việt Nam
vẫn còn bị hạn chế biên độ dao động giá nên điều này có thể không có nhiều tác động, vì
có thể đặt mua/bán với giá trần/sàn.
Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc
ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Ví dụ:
Cổ phiếu AAA trong phiên giao dịch khớp lệnh liên tục có sổ lệnh như sau :

Thời gian được nhập vào hệ thống là theo thứ tự chữ cái A,B,C,D, Giả sử một lệnh mua
(LO) D được nhập vào hệ thống thì kết quả khớp lệnh sẽ như sau

Thì kết quả khớp lệnh sẽ như sau:
Chúng ta dựa vào nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên về giá bán càng thấp hay mua càng
cao sẽ ưu tiên khớp trước, ưu tiên về thời gian, lệnh được nhập vào hệ thống trước nếu
cùng mức giá đặt lệnh sẽ ưu tiền khớp trước.
o

1000 cổ phiếu lệnh A sẽ khớp với 1000 cổ phiếu lệnh D. giá khớp là 98.000đ
(ưu tiên về giá)


3000 cổ phiếu lệnh B sẽ khớp với 3000 cổ phiếu lệnh D. giá khớp 100.000đ
(ưu tiên vê thời gian)

o 1000 cổ phiếu lệnh C sẽ khớp với 1000 cổ phiếu lệnh D. giá khớp 100.000đ. sổ
lệnh sẽ còn dư 1000 cổ phiếu lệnh C chưa khớp hết.
o

=>So sánh các điểm khác nhau cơ bản giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn, có hai
đặc điểm khác nhau cơ bản:
Thời gian lệnh được sử dụng: Lệnh thị trường chỉ được sử dụng trong khớp lệnh
liên tục, trong khi lệnh giới hạn được sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh.
Giá khớp lệnh: Do chấp nhận mức giá thị trường nên lệnh thị trường không đặt ra
mức giá cụ thể mà sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường. Trong
khi đó, lệnh giới hạn đặt ra một mức giá cụ thể và lệnh chỉ được khớp tại mức giá bằng
hoặc tốt hơn mức giá giới hạn đặt ra (nếu là lệnh giới hạn mua thì giá khớp thấp hơn hoặc
bằng giá đặt mua, nếu là lệnh giới hạn bán thì giá khớp cao hơn hoặc bằng giá đặt bán).
Đối với lệnh mua giá trần/bán giá sàn, khối lượng còn lại của lệnh chưa được
khớp (nếu có) vẫn chờ trên sổ lệnh tại mức giá trần/sàn. Trong khi đó, khối lượng còn lại
chưa được khớp (nếu có) của lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua với
giá cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá (hoặc lệnh giới hạn bán với giá
thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá), ngoại trừ trường hợp giá khớp cuối
cùng là giá trần/sàn.
 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO):

Khái niệm: Là lệnh mua, bán tại mức giá mở cửa (đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở
cửa của HOSE), chỉ đặt giá, không đặt khối lượng.
Hiệu lực:

+ Chỉ có giá trị trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa
+ Được ưu tiên khớp lệnh trước so với các lệnh giới hạn (lệnh LO).

Ví dụ: Sổ lệnh của cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 10.000 đồng.



(A),(B),(C): Thứ tự lệnh được nhập vào hệ thống (lệnh ATO được ưu tiên khớp trước
lệnh LO)
Với sổ lệnh trên, lệnh ATO dù vào sau lệnh (A) bán 1.000 cổ phiếu ABC giá 9.900 đồng,
nhưng vẫn được ưu tiên khớp với lệnh mua 1.500 đơn vị ở giá 10.000 đồng. Lượng dư
bán 500 đơn vị của lệnh ATO sẽ tự động bị huỷ bỏ.
Giả sử lệnh ATO trên chỉ bán với khối lượng 500 đơn vị thì bên mua sau khi khớp vẫn
còn thừa 1.000 đơn vị và lúc này lệnh (1) mới được khớp. Do lệnh (1) vào hệ thống trước
nên được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp với giá 10.000 đồng.
Khả năng mua được hoặc bán được của lệnh ATO rất cao, nhưng mức giá có thể không
có lợi.
Khi đặt lệnh ATO chỉ đặt khối lượng, không đặt mức giá, giá mở cửa sẽ là giá khớp của
lệnh ATO

 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC):


Khái niệm:Là lệnh mua, bán tại mức giá đóng cửa (tương tự như lệnh ATO được dùng
trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của HOSE)
Hiệu lực: + Chỉ có giá trị trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa
+ Được ưu tiên khớp lệnh trước so với các lệnh giới hạn (lệnh LO)


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN HÀNH CÁC LỆNH
ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN TP.HCM
2.1 Sơ lược về Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM:
2.1.1 Giới thiệu về Sở:



Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM), tiền thân là Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg
ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.



Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được
tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật
Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.

- Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange.
- Tên viết tắt: HOSE.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:
Quyền hạn




Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố
thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp
thuận;
Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán;



Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch
chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà
đầu tư;




Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết
chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;



Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng
khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;




Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch
tại Sở giao dịch chứng khoán;



Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết;



Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.



Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh
chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;.


Nghĩa vụ


Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai,
công bằng, trật tự và hiệu quả;



Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật;



Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,
quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động
của thị trường chứng khoán;



Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công
tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán;



Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị
trường chứng khoán cho nhà đầu tư;




Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng
khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
-Tầm nhìn: SGDCK TPHCM phấn đấu trở thành một trong những Sở giao dịch chứng khoán
mang đẳng cấp quốc tế, là niềm tin và sự ưu tiên lựa chọn của các cá nhân và tổ chức trong việc
huy động vốn và đầu tư chứng khoán.
-Sứ mệnh:
Xây dựng SGDCK TPHCM thành một tổ chức hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, nâng
cao chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, góp phần phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của quốc gia và khu vực.
o Tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên SGDCK TPHCM nhằm đảm
bảo thị trường hoạt động công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và
o


lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
o Đưa thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả cho
nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường vốn Việt Nam và
tăngtrưởng thịnh vượng của nền kinh tế.
-Giá trị cốt lõi:
Con người được xem là tài sản có giá trị trong quá trình phát triển của
H uman orientation
SGDCK TPHCM, thể hiện qua thái độ luôn tôn trọng và tạo điều kiện để
Hướng đến con người mọi thành viên của SGDCK TPHCM được phát triển tài năng đóng góp
cho tổ chức, được đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần.
O rganizational
Luôn luôn tôn trọng và đặt lợi ích của SGDCK TPHCM trong lợi ích
responsibility

chung của thị trường chứng khoán, không ngừng nỗ lực thực hiện sứ
Quan tâm đến trách
mệnh thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và của
nhiệm tổ chức
cả thị trường vốn Việt Nam nói chung.
S ustainable
Sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, đảm bảo
development
chất lượng tăng trưởng phải đi đôi với trách nhiệm xã hội của doanh
Phát triển bền vững
nghiệp đối với cộng đồng và môi trường.
E xcellent services
Thiết lập và luôn gìn giữ môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp,
Hoạt động chuyên
hợp tác và trách nhiệm dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại,
nghiệp
đảm bảo thị trường vận hành an toàn, hiệu quả.
2.1.2 Lịch sử hình thành:
Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, từ đầu những năm
thập niên 90 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án
xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở đề án của các Bộ,
Ngành, ngày 28//11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ-CP về việc
thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giao cho đơn vị này chuẩn bị các điều kiện
cần thiết cho việc ra đời thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng
khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ
tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên
giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường

chứng khoán Việt Nam.
Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm
yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký.
Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập
của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005.


Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi
mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã
ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên
(100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có
một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp
tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ
phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường,
60% về giá trị giao dịch. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, HOSE cũng đã triển
khai lệnh MP và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm ETF (Exchange
Traded Fund) để đưa vào giao dịch.
Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, HOSE đã đạt được các danh hiệu
xuất sắc từ cá nhân đến tập thể, tiêu biểu là các danh hiệu sau:
 Huân Chương Lao Động Hạng Ba, năm 2004.
 Cờ Thi Đua của Chính Phủ, năm 2006.
 Huân Chương Lao Động Hạng Nhất, năm 2010.

2.2 Thực trạng vận hành các lệnh được áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán
Tp.HCM:



CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Kiến nghị:
Bộ tài chính, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước ( UBCKNN) tạo cơ chế thoáng cho
các CTNY thực hiện mua cổ phiếu quỹ, tuy nhiên với phương thức hiện tại phải xin phép
UBCKNN trong thời gian 3 ngày và sau 10 ngày cấp phép thực hiện giao dịch, đồng thời
giới hạn lượng giao dịch thấp nhất 3% và cao nhất 5% số lượng đăng ký mua, ngoài ra
quy định HOSE (Bảng giá chứng khoán trực tuyến) không vượt quá 10% tổng lượng giao
dịch phiên liền kề trước; như vậy là phù hợp trong tình hình TTCK bình thường, nhưng
sẽ hạn chế về thời gian và lượng giao dịch trên sàn của các CTNY mua cổ phiếu quỹ.
Nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ có thể từ thặng dư vốn hoặc nguồn vốn nhàn rỗi chưa sử
dụng.
Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước sớm ban hành hướng dẫn cho phép
nhà đầu tư thanh toán trực tiếp ngoại tệ và tài khoản đầu tư chứng khoán.
Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước sớm hành động mua vào cổ phiếu
của các DN nhằm mục đích kích cầu cho TTCK.
Ngân hàng Nhà nước cho phép các Ngân hàng thương mại giãn thời gian giải chấp
cầm cố chứng khoán và tạm ngưng việc bán tháo cổ phiếu thế chấp, cầm cố của nhà đầu
tư tại các ngân hàng nhằm giảm tổn thất nhà đầu tư.
Thu hút nguồn vốn nước ngoài bằng cách mở room cho một DNNY, đối với thị trường
OTC cũng mở room tương ứng như các DN đã niêm yết.
Đối với các công ty đang niêm yết trên sàn TP.Hồ Chí Minh chưa đạt mức vốn
điều lệ 80 tỷ đồng nhưng vẫn có nguyện vọng được niêm yết trên sàn TP.Hồ Chí Minh,
chúng tôi đề nghị cơ quan quản lý lùi thời hạn tăng vốn đến 2010 để hạn chế tình trạng
huy động vốn khi chưa thật sự cần thiết.
Đối với việc IPO các công ty lớn, cần đưa tất cả các doanh nghiệp có vốn điều lệ
trên 1.000 tỷ đồng vào danh sách các công ty IPO theo tiến độ do Bộ Tài chính quy định
để tránh tình trạng thừa cung trên thị trường.
Số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận hiện nay khoảng 28 công ty quá ít so
với nhu cầu kiểm toán của công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán, cần phải
tăng số lượng công ty kiểm toán để đáp ứng thông tin báo cáo tài chính đã được kiểm

toán.
3.2 Giải pháp:


Thứ nhất, tiếp tục tái cấu trúc TTCK một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch,
đồng bộ và thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Việc chuyển đổi từ trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Hà Nội thành sở
giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên; tách bộ phận lưu ký thành Trung tâm lưu ký chứng khoán hoạt động độc lập
theo mô hinh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, xây dựng thị trường trái phiếu
(TTTP) chuyên biệt… đó cũng là kết quả bước đầu của việc tái cấu trúc TTCK, tuy rất
then chốt nhưng chưa đủ cho một TTCK phát triển minh bạch ổn định.
Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sử phát triển của
TTCK.
Xem xét sử đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều
chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản
hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như bán khống, vay và cho vay chứng
khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sang lập… Trong bối
cảnh nền kinh tế suy thoái, cầu tiêu dung trong cư dân giảm mạnh, đi đôi với gói giải
pháp kích cầu trung và dài hạn đến năm 2011, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo
sự phát triển bền vững của TTCK.
Thứ ba, tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho thị trường.
Tiếp tục cổ phần hóa để tạo hàng hóa có chất lượng cao cho TTCK. Tạọ điều kiện
cho các nhà đầu tư chiến lược(trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp
Việt Nam theo phương thức thỏa thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với
nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham
gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho
hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin.
Sự rò rỉ thông tin bất cứ từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản

để tin đồn có “đất” lộng hành chính từ sự rò rỉ thông tin. Chúng ta có thể hạn chế việc
này bằng một số biện pháp như sau:
Một là: rà soát lại thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp
dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường; tăng cường kiển tra, giám sát,
xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, đẻ rò
rỉ thông tin bất luận là tổ chức hay cá nhân.
Hai là: xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện
truyền thông(báo chí, trang tin,…) đưa thông tin sai lệch hoặc làm méo mó tin, hoặc
thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc.
Ba là: về phía cơ quan nhà nước cần có thông điệp rõ rang, minh bạch về việc điều
hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân
biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc.


Bốn là: thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằn cách yêu cầu các công ty đại chúng
giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông tin,
quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. điều này vừa giúp giảm thiểu rủi ro
thanh toán, vừa làm cho các giao dich được công khai, dễ kiểm soát, từng bước thu hút
vào thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần c ải tiến và nâng cao chất lương công tác
tuyên truyền để người dân tiếp cận thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước
nói chung và TTCK nói riêng.
Kết luận



×