ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề: Phân tích, chứng minh và vận dụng thực tế luận điểm sau của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “ Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải
có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Danh sách nhóm
1. Đào Thanh Trường (TN) QH2009E-KTĐN
2. Nguyễn Quang Tú QH2009E-KTĐN
3. Vũ Thị Kim Phượng QH2009E-KTĐN
4. Nguyễn Văn Đức QH2009E-KTPT
5. Bùi Thị Hoa QH2009E-KTPT
6. Lê Thị Quỳnh QH2009E-KTPT
I. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng
và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng chân chính, bộ tham
mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, để
lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những di sản mà Người để lại,
những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và vai trò
của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đã đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và còn được vân dụng cho đến ngày nay.
Một trong số những câu nói bất hủ mà Người để lại đó là:
"Cách mệnh trước hết phải có cái gì?Trước hết phải có Đảng cách
mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân
tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy."
(Đường cách mệnh,1927)
Dưới ách thống trị của thực dân - phong kiến, có hàng trăm cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản nổ ra,
nhưng rút cuộc đều không giải quyết nổi nhiệm vụ mà lịch sử đang đặt ra, nhân
dân đang mong đợi là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân phong
kiến cùng với sự thấm nhuần những tư tưởng của của chủ nghĩa Mác - Lênin,
“Đường cách mệnh” đã ra đời đúng lúc nhằm vạch ra những con đường cụ thể
để cách mạng thành công và đặc biệt là khẳng định vai trò ro lớn của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
Như chúng ta đã biết, không có một cuộc cách mạng nào thành công mà
không có sự đoàn kết, hợp tác nhất trí của dân chúng và người lãnh đạo. Thật
vậy, quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo và là nòng cốt của cuộc cách
mạng, nó kết thành những làn sóng vô cùng mạnh mẽ khiến nhiều kẻ thù lớn
mạnh cũng phải dè chừng. Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không
phải một hai người. Tuy nhiên, sức mạnh to lớn ấy chỉ phát huy khi được tập
hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị chặt chẽ, chí khí và
phải kiên quyết.
Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thật khéo léo: “Cách mệnh trước hết phải có
cái gì?. Một câu hỏi ngắn gọn, súc tích nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung
quan trọng và có ý nghĩa, là đòn bẫy đưa người đọc đến với nhưng lý giải ở
phần tiếp sau. Nội dung câu hỏi của Người không chỉ đơn giản là cách mạng
cần phải có những cái gì mà ở đây, điều mà Người muốn nhấn mạnh đó là từ
“trước hết”. “Trước hết” không phải là cái duy nhất mà là cái đặt trên đầu tiên
hay nói cách khác nó chính là cái quan trọng nhất. Và cái “trước hết” đó, cái
quan trọng nhất đó được Người khẳng định là “Đảng cách mệnh”.
Vậy “Đảng cách mệnh” là gì?. Tại sao “Đảng cách mệnh” lại là yếu tố
Người lựa chọn làm cái cần thiết, cái “trước hết” khi đề cập đến vấn đề cách
mạng. Trong thời kỳ nào Đảng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, và trong
thời kỳ này, giai đoạn này này “Đảng cách mệnh” được xem là quan trọng hơn
cả trong sự nghiệp giải phóng đất nước.Vậy “ Đảng cách mệnh” nó giống và
khác Đảng ở chỗ nào. Ta thấy “Đảng cách mệnh” và Đảng khác nhau ở hai chữ
"cách mệnh".
- Theo tinh thần Nho giáo Trung Quốc: "cách mệnh" nghĩa là đổi mới
mệnh Trời giao cho con trời (thiên tử) – là vua nếu vua không làm tròn nhiệm
vụ, giữ cái mệnh ấy, vì vậy phải giao sứ mệnh này cho trời khác.
- Theo quan điểm của phương tây, "cách mệnh" lại có nghĩa là "vòng
quay, sự quay vòng, chu kỳ quay vòng hay đó là những biến động trong cơ cấu
kinh tế - xã hội, là sự thay dổi từ một chất lượng này sang chất lượng khác.
- Theo sổ tay hán việt “cách mệnh” được hiểu là một biến đổi căn bản
lớn trong quan hệ xã hội, chính trị, thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp. Cuộc
đấu tranh nhằm thực hiện hoặc biến đổi về căn bản.
- Xuất phát từ thực tiễn Viêt Nam, Hồ Chí Minh đã đi đến một định nghĩa
về "cách mệnh”, để từ lý luận đó trở thành lý luận cách mạng cho cách mạng
Việt Nam. “không có lý luận cách mạng Việt Nam thì không có vận động cách
mạng Việt Nam”. Vậy Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa như thế nào về “cách
mệnh” và “Đảng cách mệnh”?. Ngay từ trang đầu, chương đầu của “Đường
cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một định nghĩa mới chưa hề có trong từ
điển bách khoa: “cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi cái
tốt”. Và khi trở thành chủ tịch nước, Hồ Chí Minh cũng nhắc lại một lần nữa
rằng: “cách mệnh là tiêu diệt những cái gì xấu,xây dựng những cái gì tốt”.
Quay trở lại với nhận định của Người: “Cách mệnh trước hết phải có cái
gì?. Trước hết phải có Đảng cách mệnh”. Vậy cái Người đề cập đến đó là
“Đảng cách mệnh”. “Đảng cách mệnh” là cái cần thiết nhất, là yếu tố quan
trọng hàng đầu của “cách mệnh”. Hay “Đảng cách mệnh” phải hiểu rõ được sứ
mệnh được giao của mình, phải biết thay đổi những gì cổ hủ, lạc hậu, loại bỏ
những cái xấu, phát huy những cái tốt để có cái nhìn đúng đắn về mọi vấn đề,
có như vậy thì mới có thể lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo cách mạng để đi đến
thắng lợi cuối cùng được. “Đảng cách mệnh” nó vừa thực hiện các nhiệm vụ
như những Đảng bình thường khác tuy nhiên nó phải chân chính hơn, chắc chắn
hơn, ngoài lợi ích của nhân dân thì không còn lợi ích nào khác. Đây cũng chính
là nhiệm vụ, là sứ mệnh của “Đảng cách mệnh”.
Sau khi khẳng định được cơ sở tiên quyết, yếu tố quan trọng nhất của
cách mệnh thì vế sau Hồ Chí Minh đã làm rõ vai trò của Đảng cộng sản “để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp ở mọi nơi”. Sử dụng hai từ nối trái nghĩa nhau “trong thì” và
“ngoài thì” là Người đang muốn nhấn mạnh đến vai trò của Đảng. Mà bên trong
thì phải luôn “vận động” và “tổ chức” dân chúng, hay chính là phải tuyên truyền
và bằng nhiều cách khác nhau để làm cho dân chúng được giác ngộ, được tổ
chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn. Còn bên ngoài thì phải “liên
lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi”. Bởi thực chất, nhiều
người dân các nước trên thế giới cũng đang phải chịu đau khổ, họ cũng mong
muốn được giải phóng dân tộc, giải phóng cho nhân dân mình, cho giai cấp
mình. Và người cũng rút ra được những lý luận mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa
nhân dân các dân tộc khác. Hơn nữa, khẳng định được vai trò này của Đảng còn
cho ta thấy việc định hướng đúng đăn của Người và thúc đẩy phong trào cách
mạng vô sản phát triển mạnh mẽ hơn. Hai vai trò quan trọng “trong thì”, “ngoài
thì” của Đảng cũng được xem như là các hoạt động đối nội và đối ngoại của
Đảng. Qua đây, Hồ Chí minh cũng muốn khẳng định vai trò to lớn của “Đảng
cách mệnh” trong phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc.
Và cuối cùng, Người chốt lại rằng: “Đảng có vững cách mệnh mới thành
công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Người khẳng định để
cách mệnh thành công thì bắt buộc Đảng phải vững. Đơn giản vì Đảng là nhân
tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi. Đảng Cộng sản
Việt Nam là chính Đảng của giai cấp công nhân Viêt Nam, là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết, “tập hợp”. “lôi kéo” các tầng lớp
nhân dân khác đứng lên làm cách mạng. “Đây là đội tiền phong, đội tham mưu
của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc” như Hồ Chí
Minh từng nói. Vì thế mà “Đảng có vững thĩ cách mạng mới thành công”.
Ở đây, Người cũng thật khéo léo và tinh tế khi lựa chọn hình ảnh so sánh
hết sức độc đáo mà cũng thật ý nghĩa khi so sánh Đảng như “người cầm lái”,
còn cách mạng ta như chiếc thuyền. Ta thử hình dung nếu như chiếc thuyền mà
không có người cầm lái nó sẽ trôi vô định, không phương hướng và rồi sẽ bị
cuốn trôi theo dòng nước, nhưng khi nó đã có người cầm lái thì tất nhiên chiếc
thuyền đó như được phập phồng nhựa sống, nó sẽ xác định được phương hướng
của mình. Đây cũng chính là cách so sánh ngầm của Hồ Chí Minh nhằm khẳng
định vai trò vô cùng quan trọng của Đảng. Đó là vai trò tổ chức, lãnh đạo của
Đảng dẫn dắt cách mạng thành công.
Tóm lại, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ thực
tiễn của cuộc cách mạng cũng như những truyền thống của dân tộc, Hồ Chí
Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân vì vậy họ
cần phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng
đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn, như nhiều chiếc đũa bó thành một bó,
chứ không phải “mỗi chiếc một nơi”, như con thuyền phải có người cầm lái
vững vàng theo một phương hướng đúng đắn thì thuyền mới vượt qua được gió
to sóng cả để đi đến bến bờ đến bến. Qua đây, Hồ Chí Minh muốn khẳng định
vai trò quan trọng của Đảng trong phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc.
II. CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM
80 Mùa Xuân đã đi qua, kể từ Mùa Xuân lịch sử ấy – Mùa Xuân Canh
Ngọ đáng nhớ năm 1930. Sau chặng đường dãi dầu sương gió, từ Thái Lan, Hồ
Chí Minh đến Hương Cảng chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
80 năm qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hiện hữu như thế nào và đóng
vai trò gì đối với dân tộc?.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trở thành người cầm lái vững chắc, chèo lái
con thuyền Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng những chiến lược
đúng đắn nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, đưa đất nước đi lên theo
con đường tiến bộ. Trải qua các thời kỳ, tuy biểu hiện cụ thể của chiến lược đó
có chỗ này chỗ nọ khác nhau, nhưng chiến lược đó đã đáp ứng yêu cầu nội tại
của đất nước.
Bằng việc tập hợp, thâu thái trí tuệ, sức mạnh của toàn dân tộc, với tư
cách đại diện cho lương tâm, danh dự của cả toàn dân tộc, thêm nữa, bằng cả
trách nhiệm đối với sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại, Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thắng lợi của
cuộc chống xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ tháng 7-1954 của Việt Nam đã làm
tan rã cả hệ thống thuộc địa kiểu mới trên toàn thế giới
Hơn 20 năm tiến hành đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nhân dân Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đang
chủ động, tích cực hội nhập sâu và đầy đủ vào đời sống quốc tế trong xu thế
toàn cầu hoá. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, đất nước Việt Nam là
một đất nước ổn định chính trị, có nền kinh tế tăng trưởng khá, đời sống của
nhân dân về cơ bản đã được cải thiện nhiều, v.v. Đó là những điều đã được nhân
dân thừa nhận, được rất nhiều quốc gia, tổ chức xã hội và nhiều người trên thế
giới thừa nhận. Hầu như mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng được
đề ra đều nhằm đến chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trong
đó, có thể nói đến chủ trương xóa đói giảm nghèo, vì người nghèo, nâng cao đời
sống văn hóa… được thực hiện những năm qua đã thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo và tạo sự công bằng trong xã hội. Người dân nhìn thấy được điều này và
luôn đặt niềm tin vào Đảng, coi Đảng là của dân tộc, của đại bộ phận nhân dân
đó là ổn định về mặt xã hội.
Minh chứng rõ nét nhất của điều này là ở giai đoạn Nhà nước non trẻ của
chúng ta vừa ra đời, Đảng đã đưa chủ trương cứu đói, thực hiện chính sách
ruộng đất, rồi xóa nạn mù chữ, xóa bỏ các luật lệ áp bức bất công của chế độ
cũ…, làm cho nhân dân hiểu rõ được ngay chế độ mới là chế độ của mình,
chính quyền cách mạng là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy
mà nhân dân đã đem hết tài năng, sức lực, của cải, tính mạng để bảo vệ chế độ
mới, bảo vệ đất nước do mình làm.
1. Những thành tựu vĩ đại.
80 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giương cao
ngọn cờ độc lập đân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử
thách và đã giành được những thành tựu vĩ đại. Đó là:
- Tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà, (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) Nhà nước của công nông và nhân dân lao động đầu tiên ở Châu Á.
- Tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đánh thắng chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp được đánh dấu bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên
Phủ, giải phóng miền Bắc, góp phần quan trọng mở đầu sự sụp đổ của
chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
- Tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ hai đánh thắng cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ, được đánh dấu bằng trận “Điện Biên Phủ trên
không” năm 1972 và cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh
cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Công cuộc đổi mới đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt đất nước, làm cho vị
thế nước ta ngày càng được nâng cao trên thế giới.
Với những thành tựu vĩ đại đó, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do. Nhân dân ta từ thân phận
nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ
một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã xây dựng được những cơ sở vật
chất - kỹ thuật – công nghệ cần thiết, tạo các tiền đề để đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có quan hệ rộng rãi với tất các các
nước, từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế.
2. Những thành tựu về đổi mới và phát triển kinh tế.
Từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết
sức khó khăn, đến hôm nay, sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thế kỷ phát
triển mới của đất nước. Chúng ta có thể tự hào khẳng định, kinh tế Việt Nam 30
năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn:
Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế
tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của
các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Từ năm 1986 đến năm
1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng.
Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 -
2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai
mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ
tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 1991-1995 được hoàn thành vượt mức; đất nước
đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển
sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ năm 1996 đến năm 2000 đất nước đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%; năm 2000 so
với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm (2001-2005) của nhiệm kỳ
Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động
khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện.
- Hai là, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần. Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnh
đạo đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật Doanh
nghiệp nhà nước năm 2003 tạo khung pháp lý, có tác dụng giải phóng lực lượng
sản xuất, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà
nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan
trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ
và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực
tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đã tập trung chỉ
đạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước. Qua sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá, số doanh nghiệp nhà nước giảm đi
(năm 1990 là 12.084, đến tháng 6 năm 2005 còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước), ngoài ra còn có 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51%
vốn điều lệ. Nhờ đổi mới như vậy mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có
hiệu quả hơn. Năm 2005 các doanh nghiệp đã đóng góp 39% GDP, 50% tổng
ngân sách nhà nước.
Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước theo Luật
Hợp tác xã và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hợp tác xã đã chứng
tỏ được rõ hơn vai trò, vị trí đối với kinh tế hộ trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước
của khu vực hợp tác xã giảm nhanh, nhưng bắt đầu có chiều hướng phục hồi. Số
lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với trước (mặc dù hằng năm đã xuất hiện
nhiều hợp tác xã mới), nhưng nhờ đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác xã, nên
đã bảo đảm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chất
lượng và hiệu quả hoạt động khá hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trước. Năm
2005, kinh tế tập thể đóng góp 8% GDP.
Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong
nhân dân, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Sau gần 5 năm, cả
nước có gần 108.300 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp
đăng ký lên khoảng 150.000, tăng gấp gần 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-
1999); tổng số vốn đăng ký đạt hơn 302.250 tỷ đồng (tương đương 18 tỷ USD,
cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ).
Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và góp
phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2004, số lao động làm việc trực
tiếp trong các doanh nghiệp tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các
doanh nghiệp nhà nước, giải quyết khoảng 1,6 đến 2 triệu việc làm. Riêng số
doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước) đã
thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng
lao động cả nước. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp
đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội (khoảng hơn 6 triệu người).
Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 37,7% GDP của cả nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển quan trọng. Tính đến
tháng 6 -2004, có 4.575 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép
và còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 43 tỷ USD. Năm 2005, khu vực
này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn
đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), đạt trên 35%
giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động.
- Ba là, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần
được hình thành. Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và
được quy định trong Hiến pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp
lệnh. Với Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh được Hiến pháp 1992
quy định đã thực sự đi vào cuộc sống. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Bộ Luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước đã tạo khung pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trường hình thành
và vận hành từng bước. Đồng thời, Nhà nước đã thể chế hoá thành cơ chế, chính
sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế, Nhờ đó, đã góp phần tích cực cho quá
trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt gần 20 năm qua.
Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ
quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước và
chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động
của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển từ can thiệp
trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật,
kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
- Bốn là, cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ cấu ngành kinh tế: từ năm 1988
đến nay, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục
(năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, dự kiến năm
2005 chiếm 41% GDP). Từ chỗ chưa khai thác dầu, đến nay đã có sản lượng
(quy ra dầu) gần 20 triệu tấn/năm; ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị
sản lượng công nghiệp; công nghiệp xây dựng phát triển khá mạnh; sản phẩm
công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm
1988 là 46,3%, năm 2003 còn 21,8%; năm 2005 là 20,5%. Trong nội bộ ngành
nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị
xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích tăng lên. Tỷ trọng khu vực
dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5%
năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của sản xuất và đời sống. Ngành bưu chính - viễn thông và du lịch phát triển
nhanh. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển
khá.
Về cơ cấu các vùng kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so
sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng
điểm đã phát triển với tốc độ cao hơn mức bình quân của cả nước, hiện chiếm
hơn 60% GDP của cả nước, dần phát huy lợi thế so sánh, bước đầu có vai trò
thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng
bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị
hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị được chú trọng phát
triển.
Về cơ cấu lao động: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong
sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm
1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao động xã hội,
năm 2004 còn 58%, năm 2001 còn 57%; năm 2005 lao động trong công nghiệp
và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ là 25%.
Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so
với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được khai thác tốt
hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy động được nhiều vốn
bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; bổ sung thiết bị
và hiện đại hoá một số ngành công nghiệp; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở
công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo - nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn.
- Năm là, đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới. Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực
lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc
tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt (như thương mại dịch
vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ ). Đặc biệt là, nước ta đã tham
gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28-7-1995, đã không
ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và
tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ
thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song
phương, trong đó, nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở
rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài và sẵn sàng ra nhập tổ chức thương mại
quốc tế.
III. VẬN DỤNG THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực tiễn đã qua cho thấy vai trò quan trọng của Đảng trong quá trình
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với vai trò lãnh đạo của mình, Đảng đã lãnh đạo
các tầng lớp nhân dân vượt qua mọi nguy hiểm đánh bại hai đế quốc hùng mạnh
nhất thế giới, giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Trong giai đoạn hiện
nay, Đảng cũng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trên tất cả các lĩnh vực.
1. Đưa đất nước tiến nhanh lên CNXH
Đảng là người lãnh đạo trực tiếp để đưa đất nước ta từng bước tiến lên
XHCN. Quá trình đó diễn ra liên tục, xuyết xuất trong quá trình bảo vệ và đổi
với đất nước đến hiện nay. Mỗi thời kỳ có những hoàn cảnh đặc thù khác nhau
nhưng Đảng vẫn luôn vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
một số cách làm cụ thể.
- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp, cải tạo với
xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để
thực hiện thắng lợi kế hoạch.
- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết đinh, lâu dài trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân.
2. Phát triển đất nước theo hướng CNH-HĐH
Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về CNH
- Con đường CNH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với
các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kĩ thuật, công
nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội
nhập quốc tế để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, tiến hành CNH theo kiểu rút
ngắn sơ với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát
triển kinh tế và công nghiệp phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy
vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn CNH với HĐH, từng bước phát
triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con
người VN, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công
nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH - HDH
- Hướng CNH - HDH ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu
quả các sản.
- Phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
- CNH - HDH đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành CNH trong
một nền kinh tế mở, hướng ngoại.
- Đẩy nhanh CNH - HDH nông nghiệp nông thôn hướng vào việc
nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
3. Phát triển nền kinh tế định hướng XHCN
Làm cho thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của thể chế
KTTT, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh
tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ vững
chắc tổ quốc Việt Nam XHCN . Mục tiêu này hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Mục tiêu trong những năm trước mắt:
-Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật,đảm bảo cho nền kinh
tế phát triển thuận lợi
- Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công
- Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất
trong cả nước, từng bước hội nhập với thị trường khu vực và thế giới
- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn
hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lí nhà nước và phát huy
tốt vai trò của các tổ chức mặt trận, đoàn thể trong tổ chức kinh tế xã hội