Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ góp phần bảo vệ cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 69 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây xanh, cây bóng mát có vai trò quan trọng trong đời sống của con
người. Hệ thống cây xanh từ lâu được coi như lá phổi của trái đất, có tác dụng
bảo vệ và cải thiện môi trường. Tại các thành phố lớn với mật độ dân số đông
và hoạt động công nghiệp phát triển như Hà Nội, cây xanh lại càng trở nên
quan trọng [1].
Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đang đến gần, việc thống
kê các di sản quý giá cuả thủ đô là hết sức cần thiết. Chính vì vậy Liên Hiệp
hội Khoa học Việt Nam đã giao cho Trung Tâm giáo dục Môi trường đề tài
“Xây dựng ATLAS cây cổ thụ Hà Nội”. Mục tiêu của đề tài là điều tra, lập lý
lịch, xây dựng bản đồ phân bố và đề xuất các biện pháp bảo vệ cây cổ thụ của
thủ đô. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2007 đến năm 2009.
Để tiết kiệm thời gian, tăng giá trị khoa học của đề tài, chúng tôi đã thử
áp dụng phương pháp GIS trong công tác điều tra, xây dựng bản đồ cây cổ
thụ. Phương pháp này nếu thành công có thể được áp dụng để điều tra quy
hoạch hệ thống cây xanh trong phạm vi toàn quốc.
Vì tầm quan trọng và triển vọng của phương pháp trên, chúng tôi tiến
hành xây dựng đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công
tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ góp phần bảo
vệ cảnh quan môi trường tại Quận Ba Đình - Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
- Sử dụng viễn thám và GIS để nâng cao tính khoa học trong quản lý
cây cổ thụ. Thử nghiệm phương pháp viễn thám và GIS trong công tác điều
tra, giám sát và quản lý cây cổ thụ của thành phố Hà Nội.
- Xây dựng bản đồ phân bố cây cổ thụ Quận Ba Đình tỷ lệ 1: 5000.

1


PHẦN 2: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về cây cổ thụ
Cổ thụ là những cây gỗ sống lâu năm. Chúng có kích thước cao, to,
dáng vẻ uy nghi. Chúng thường là những vật thể mang đầy tính biểu tượng
tâm linh, văn hóa lịch sử.
Giải thích từ ngữ: “Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc tự
nhiên, có độ tuổi trên 50 năm” [16].
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về cây cổ thụ. Tuy nhiên, cây cổ thụ
trong đề tài nghiên cứu đã được thống nhất là các cây gỗ có độ tuổi trên 50
năm và đường kính trên 50 cm.
2.1.2. Vai trò cây cổ thụ
Giá trị môi trường. Cây cổ thụ không chỉ là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá, tạo nên sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Bảo vệ cây
cổ thụ là bảo vệ môi trường sinh thái, là một vấn đề vô cùng to lớn mang ý
nghĩa toàn cầu.
Giá trị bảo tồn nguồn gen. Các cây cổ thụ nhìn chung đều là những
cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và một số cây là các cây nhập nội. Trong
điều kiện tự nhiên một số loài cây quý hiếm đã bị săn lùng khai thác đến cạn
kiệt, khả năng tái sinh tự nhiên là rất khó khăn. Bởi vậy, việc trồng các những
loài cây quý hiếm là việc bảo tồn các nguồn gen có giá trị.
Giá trị văn hóa lịch sử. Các cây cổ thụ đều mang truyền thống văn hóa
dân tộc do đó nó được xem như một di sản văn hóa .

2


2.2. Tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về
cây cổ thụ
2.2.1. Tình hình quản lý chăm sóc bảo tồn cây cổ thụ trên thế giới
Mặc dù nhiều cây cổ thụ được coi là "quốc bảo" và được bảo vệ

nghiêm ngặt nhưng vẫn đứng trước các nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là do sự tàn phá của con người như: Các hoạt động khai thác chặt phá cây để
lấy gỗ, các sản phẩm ngoài gỗ hoặc để lấy địa điểm để xây dựng các công
trình… Ngoài ra các tác động của thiên tai như gió bão, hạn hán cháy rừng
xảy ra hàng năm cũng đã làm mất đi hàng loạt cây cổ thụ quý.
Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng làm suy giảm
chất lượng cũng như số lượng cây cổ thụ trên thế giới là sâu bệnh hại cây.
Trong khi bản thân cây cổ thụ là những cây già cỗi, khả năng sinh trưởng,
phát triển và chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường kém thì các cơ
quan chức năng cũng như đa số người dân lại chưa có các giải pháp hữu hiệu
trong việc quản lý.
Sớm nhận thấy tình trạng đó rất nhiều tổ chức quốc tế cũng như rất
nhiều quốc gia đã có nhiều chương trình hành động nhằm bảo tồn nguồn di
sản quý giá này.
Hàng năm tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc UNEP đều có các
chương trình hành động bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có việc bảo tồn
cây cổ thụ trên toàn thế giới.
Tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản ... cây cổ thụ
được đánh số nhằm mục đích kiểm soát được số lượng của cây, dễ dàng hơn
trong việc quản lý.
Ở Mexico, một đất nước có nhiều cây cổ thụ nổi tiếng thế giới các nhà
quản lý nơi đây đang có chương trình chăm sóc bảo vệ cây cổ thụ một cách
chu đáo.

3


Một bài báo gần đây đã cho biết ‘ Thế giới cần 10-15 tỷ USD đề bảo vệ
rừng mỗi năm’. Các nhà khoa học Panama nghiên cứu về rừng cây nhiệt đới

Amazon cho biết nạn phá rừng ở đây đã đến mức báo động. Rừng bị tàn phá
và bị chia cắt đã đưa những luồng gió nóng đến, làm cho nhiều cây lớn bị chết
sớm. Nhiều loài cây lấy gỗ, các thảm thực vật và nhiều loài động vật sống dựa
vào các cây cổ thụ đang biến mất khỏi khu rừng rậm nhiệt đới, tốc độ nhanh
hơn so với dự báo trước đây. William Laurance thuộc Viện nghiên cứu nhiệt
đới Smitsonit ở Panama cho biết nhiều loài cây ở rừng nhiệt đới Amazon có
thể sống hàng trăm năm thậm chí là hàng ngàn năm…Qua nghiên cứu 32.000
cây rừng nhiệt đới Amazon suốt 32 năm cho thấy trong một thập kỷ, những
loài cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi đã bị hủy hoại nghiêm trọng [24].
Như vậy, trên thế giới vấn đề cây cổ thụ đã được nhiều nước quan tâm,
bên cạnh đó một số nước vẫn còn thờ ơ trong vấn đề này.
2.2.2. Tình hình quản lý chăm sóc bảo tồn cây cổ thụ Việt Nam
Ở nước ta hiện đã có khá nhiều các chương trình hành động bảo vệ hệ
thống cây xanh cũng như các cây cổ thụ. Ví dụ như :
Chương trình quản lý cây xanh trên các đường phố thủ đô Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang ...
Tổ chức Cộng đồng châu Âu tài trợ Công ty công trình đô thị Trà Vinh
237.000 euro thực hiện dự án bảo vệ cây xanh và trồng mới 20.000 cây xanh
trên địa bàn thị xã Trà Vinh. Thị xã Trà Vinh hiện có 9.600 cây xanh với
nhiều chủng loại, trong đó có 650 cây cổ thụ gồm: sao, dâu, me… hơn 100
năm tuổi. Đây là đô thị có nhiều cây cổ thụ nhất ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long [25].
Chương trình quản lý cây xanh trong khu Đại Nội của cung đình Huế
Có rất nhiều các bài viết phản ánh tình trạng xuống cấp của cây cổ thụ ở
nhiều nơi và sự cần thiết phải có những dự án bảo tồn chúng. Tuy nhiên thực
tế tại nước ta vẫn chưa có một dự án bảo tồn cây thụ nào lớn mà hầu hết là

4



những chương trình quản lý các cây cổ thụ riêng lẻ ở các địa điểm đặc biệt di
tích lịch sử quan trọng.
Một vấn đề nữa, đó là cây xanh đô thị nói chung và cây cổ thụ nói
riêng chỉ do một cơ quan quản lý đó là Công ty công viên cây xanh, do đó
cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành liên quan, đặc biệt là cây cổ thụ
phải được bảo vệ theo cách riêng - nó không đơn giản như bảo vệ cây xanh
đô thị chung nói chung.
2.2.3. Kết quả nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý cây xanh đô thị
2.2.3.1. Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý cây xanh đô thị trên thế giới
Những ứng dụng của máy tính trong quản lý cây xanh đường phố đa
xuất hiện từ những năm 1970 nhờ việc sử dụng những máy tính lớn
Mainframe ở Hoa kỳ. Ứng dụng máy tính này cho phép những người quản lý
cây ở thành phố có thể truy nhập dữ liệu hiệu quả hơn và cung cấp một cách
nhanh chóng tóm tắt dữ liệu những thông số cho quản lý cây xanh theo Miller
1997 [21]. Tuy vậy, sau đó người ta nhận thấy những hệ thống này đòi hỏi
cường độ lao động cao và chúng yêu cầu phải bảo trì thường xuyên và rất tốn
kém thời gian. Một khó khăn nữa là những máy tính này phải được dùng
chung với những ban ngành khác trong chính phủ địa phương.
Vào những năm 1980 nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tin học nên tăng
nhanh về số người sử dụng và số đợt truy nhập vào dữ liệu cây xanh. Máy
tính ngày nay đã có bộ nhớ rất lớn và tốc độ xử lý nhanh với giá thành hạ.
Máy vi tính có thể cũng được sử dụng cho những công việc khác như: soạn
thảo văn bản, xử lý dữ liệu và quản lý tài chính nên việc trang bị máy tính đã
trở nên phổ biến. Những cơ quan quản lý cây xanh đô thị có thể thiết kế
chương trình quản lý của chính mình hoặc mua những chương trình thương
mại để tăng cường hiệu quả công việc . Việc lựa chọn phần mềm thích hợp
yêu cầu người quản lý phải hểu rõ những mục tiêu quản lý và biết được phần
mềm nào sẽ đáp ứng được những mục tiêu đó. Phần mềm được chọn lựa

5



không chỉ đáp ứng được những yêu cầu hiện tại mà phải cho phép bạn mở
rộng khả năng nếu cần thiết và phải bao gồm cả những chức năng tuy chưa
xuất hiện nhưng có vai trò quan trọng trong tương lai. Tuy nhiên, đối với các
cơ quan quản lý không có khả năng phát triển phần mềm thì việc mua chương
trình thương mại vẫn kinh tế hơn là phát triển phần mềm của chính mình. Tuy
vậy nếu tự phát triển phần mềm thì khả năng lập trình sẽ dễ dàng đáp ứng kịp
thời những nhu cầu của công việc quản lý cây xanh trong tương lai.
Thông thường một phần mềm quản lý cây xanh đô thị theo Smiley cần
có sáu chức năng sau đây [22]:.
1.

Lưu trữ hồ sơ dữ liệu cây xanh: Lưu trữ dữ liệu cây xanh và tạo điều
kiện dễ dàng để thông tin có thể được truy cập, cập nhật, bổ sung mới,
hay xóa bỏ chúng

2.

Lưu trữ quá trình của công việc: Ghi nhận và lưu trữ dữ liệu về mọi
hoạt động kể cả về số lượng, thời gian yêu cầu và thực tế để hoàn
thành từng công việc, thiết bị sử dụng, ngày tháng, và thông tin về
những cá nhân thực hiện những công việc quản lý đó.

3.

Lưu trữ kiến nghị, yêu cầu của cộng đồng: những đề nghị, yêu cầu của
những người dân về dịch vụ cây xanh, ngày tháng kiến nghị và mọi
phản hồi từ cơ quan quản lý, kể cả mọi biện pháp liên quan.


4.

Tổng kết về kế hoạch và công tác quản lý: ba chức năng ở trên về hồ
sơ dữ liệu sẽ được phân tích, tóm tắt để lập báo cáo và đặt kế hoạch
biện pháp và quản lý, kể cả dự toán ngân sách.

5.

Những danh sách cây xanh cần xử lý: bao gồm những cây cần phải áp
dụng biện pháp chăm sóc hay xử lý và thành lập được những bảng về
thứ tự công việc, bao gồm những cây cần loại bỏ ngay lập tức, cây cần
phải gia cố bằng dây cáp, hoặc cần những bảo trì chăm sóc đặc biệt.

6


6.

Bản đồ vi tính: sẵn sàng trên những hệ thống máy tính nhất định, cho
phép sản xuất những bản đồ vị trí của cây xanh và thể hiện đặc tính
từng cây xanh.

Gần đây hơn, Wagar và Smiley (1990) mô tả hệ thống máy tính có khả năng
hỗ trợ quản lý cây xanh đô thị kể cả một số phần mềm thương mại. Các chức
năng của những hệ thống này được mô tả theo thứ tự tầm quan trọng như sau
[22].
1.

Truy xuất, trình bày, và kiểm tra dữ liệu. Chức năng này nhằm tạo nên
những câu trả lời nhanh chóng cho những yêu cầu về code địa chỉ

hoặc vị trí nhằm thực hiện công việc kiểm kê và cung cấp thông tin
tức thời. Đồng thời, đối với nhiều nhu cầu về quản lý thì những thông
tin về giống cây, ngày tháng, những cá nhân sở hữu hay quản lý cây,
hoặc những biện pháp đã được áp dụng nhiều khi cũng rất quan trọng.

2.

Thiết lập thứ tự công việc. Cần có danh sách những công việc và biện
pháp được lựa chọn để áp dụng cho những cây xanh nhất định trong
những vùng đã được quyết định hay dựa trên những yêu cầu, kiến nghị
hay phản hồi của cộng đồng. Tất nhiên dữ liệu về thời điểm có nhu
cầu, thời gian áp dụng biện pháp và hoàn thành công việc cũng cần
được lưu trữ.

3.

Tính toán giá trị của cây xanh. Qua việc áp dụng phương pháp tính giá
trị để lưu trữ dữ liệu về giống loài, đường kính, đánh giá tình trạng và
vị trí, giá trị của bất kỳ cây xanh nào cũng có thể được xác định.
Thông tin này thường rất hữu ích khi viết báo cáo và ước tính kinh phí
quản lý và bảo trì.

4.

Tổng kết thông tin. Tóm tắt cung cấp thông tin về một nhóm cây hay
cây trong một vùng nhất định. Thông tin tóm lược này có thể rất hữu
ích bao gồm giống loài, kích thước, giá trị và tình trạng, công việc cần

7



thiết để để có thể áp dụng biện pháp bảo trì, số kinh phí để thực hiện
các nhiệm vụ.
5.

Bản đồ vị trí cây xanh. Việc sử dụng kỹ thuật đo vẽ bản đồ cho phép
tạo ra bản đồ thể hiện vị trí cây xanh.

6.

Tạo đồ thị. Thể hiện các thông số cây đồ thị như tính đa dạng giống
loài, phân bố cây có đường kính khác nhau, và tình trạng cây xanh
dưới dạng đồ thị sẽ làm thông tin trở nên dễ hiểu, khả năng truyền
cảm nhanh chóng hơn và thông tin sẽ có tính thuyết phục cao hơn.

7.

Theo dõi chi phí bảo quản và tình trạng sinh trưởng của những loài
cây khác nhau. Khả năng xác định kinh phí thích hợp cho những
nhiệm vụ bảo trì quản lý khác nhau bao giờ cũng rất cần thiết và quan
trọng. Lưu trữ đầy đủ những thông tin như vậy về những công việc đã
thực hiện, giá thành, và nhân công sẽ cho phép dễ dàng ước tính
những thông số sau: kinh phí thực hiện các loại công việc, mà nhu cầu
công việc bảo trì và giá thành cho những giống loài cây khác nhau,
biện pháp phải thực hiện ở tại những thời điểm nào và loại công việc
nào, và cho phép biết được khi nào thì giá thành bảo trì sẽ vượt quá
giá thành thay cây mới. Dữ liệu lưu trữ về quá trình sinh trưởng của
cây cũng giúp cho ta đánh giá được mức độ thích hợp với từng loại
cảnh quan của từng giống cây.


8.

Dự báo khối lượng công việc trong tương lai. Việc có thể dự báo công
việc trong tương lai cho phép lập kế hoạch về nhân sự và thiết bị,
chuẩn bị và tìm nguồn ngân quỹ và quyết định kế hoạch thay thế hay
trồng mới cây xanh.
Những hệ thống máy tính quản lý cây xanh cũng cần phải có tính "dễ

sử dụng" nhưng đồng thời phải đi kèm tài liệu hướng dẫn và tham khảo đầy
đủ để người sử dụng có thể tự giải quyết vấn đề khi cần thiết. Những công cụ
trợ giúp cùng với thiết kế giao diện hợp lý và hệ thống tài liệu hướng dẫn, và

8


tham khảo kèm theo có thể giúp người sử dụng tự hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà phát
triển phần mềm cần bảo đảm với người sử dụng là họ sẵn lòng đáp ứng mọi
câu hỏi trong tương lai khi người sử dụng cần giúp đỡ. Chi phí của hỗ trợ kỹ
thuật thường biến động lớn phụ thuộc vào hệ thống phần mềm. Một số phần
mềm chỉ được hỗ trợ trong năm đầu tiên sau khi mua trong khi những phần
mềm khác đòi hỏi người dùng phải trả một khoản phí hỗ trợ hàng năm.
Có thể thấy việc ứng dụng GIS trong công tác điều tra cây là một công
cụ rất hữu ích. Tác dụng nổi bật của GIS là có thể giúp quản lý tất cả những
khía cạnh của hệ thống sinh thái chứ không phải chỉ tập trung vào một bộ
phận riêng biệt nào đó.
2.2.3.2. Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý cây xanh đô thị ở Việt Nam
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hệ thống cây xanh thành phố Hà Nội được
xây dựng và phát triển trên ngôn ngữ Microsoft FOXPRO phiên bản
Verison3.0. Đây là một phần mềm chuyên về quản trị cơ sở dữ liệu với khả
năng tính toán nhanh và phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Việt Nam.

Phần mềm này cho phép phát triển các ứng dụng về quản trị cơ sở dữ liệu, đặc
biệt nó làm việc tốt với các tệp tin có rất nhiều bản ghi [1].
Phần mềm quản lý cây xanh đô thị ở Việt Nam cần có các chức năng sau:
1. Truy xuất, trình bày, kiểm tra dữ liệu. Đặc biệt quan trọng đối với
công tác quản lý thì thông tin về loài cây: tên Việt Nam và tên khoa
học, các cá nhân sở hữu hoặc quản lý cây và các biện pháp đã được
áp dụng từ các năm trước.
2. Thứ tự công việc cần thực hiện. Phải có danh sách công việc và
biện pháp để có thể áp dụng cho việc quản lý cây xanh và những việc
này cũng cần được lưu trữ.
3. Tính toán giá trị của cây xanh qua việc áp dụng công thức giá trị
để lưu trữ dữ liệu về giống loài, đường kính, đánh giá tình trạng, vị
9


trí, giá trị bất kỳ của cây xanh nào cũng có thể xác định. Thông tin
này thường rất hữu ích khi viết báo cáo và ước tính kinh phí quản lý
và bảo trì.
4. Bản đồ vị trí cây xanh: Qua việc sử dụng GPS sẽ xác định tọa độ
cây từ đó tạo ra được bản đồ phân bố cây xanh.
5. Cần có các dữ liệu lưu trữ về quá trình sinh trưởng của cây qua các
năm để tìm ra được môi trường thích hợp cho từng loại cây.
6. Dự báo trong tương lai. Khả năng dự báo trong tương lai cho
phép các nhà quản lý đưa ra các kế hoạch dài hạn cho con người và
thiết bị, chuẩn bị ngân sách và quyết định các kế hoạch một cách
cụ thể.
2.2.4. Cơ sở lý thuyết và hệ thống thông tin địa lý
2.2.4.1. Cơ sở dữ liệu
Khái niệm về cơ sở dữ liệu [19]
Từ lâu trên thế giới, tồn tại các cơ sở dữ liệu như Xbase, Dbase,

Foxpro, Ca – Cliper.
- Cơ sở dữ liệu được sử dụng như một công cụ để lưu trữ và diễn giải
các trường thuộc tính của mẩu tin.
- Dữ liệu thường được lưu trữ trong các bảng trong cơ sở dữ liệu trên
môi trường Client/ Server.
- Ngoài các bảng dữ liệu còn có nhiều khái niệm khác tương quan với
table như dữ liệu (Data), ràng buộc (Constraint), chỉ mục (Indexs), tiêu chuẩn
(Rules), Trigger và các thủ tục (Stored Proceduer).
- Trong cơ sở dữ liệu Mapinfo, ngoài bảng dữ liệu còn có các đối tượng
khác như truy vấn (Query), biểu mẫu (Form), báo cáo (Report), Macro, data
access page và module (lập trình VBA)

10


Cơ sở dữ liệu quan hệ [19]
- Quan hệ hay còn gọi là Relationships, là mối quan hệ giữa hai bảng
dữ liệu với nhau, khi một hay nhiều Trường (Field) khoá từ một bảng dữ liệu
này có liên quan đến một hay nhiều Trường (Field) khoá trên các bảng khác.
- Quan hệ là sự cần thiết trong quá trình chuẩn hóa dữ liệu. Chuẩn hoá
hay còn gọi là Nomalization là quá trình giới hạn sự trùng lặp dữ liệu trong hệ
thống cơ sở dữ liệu.
- Để chuẩn hoá dữ liệu sẽ tạo ra nhiều bảng dữ liệu và phát sinh ra
nhiều mối quan hệ giữa các bảng với nhau. Nhưng thay vào đó, bảo đảm dữ
liệu sẽ không bị trùng lặp.
- Tuy nhiên, khi tách dữ liệu ra nhiều bảng với nhau, nhưng đối với
người sử dụng, cần thiết phải trình bày dữ liệu dưới dạng một thực thể đơn.
- Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong công tác quản lý, cần
phải tạo các quan hệ giữa các bảng.
- Sau đó, sử dụng các đối tượng khác của cơ sở dữ liệu để kết hợp dữ

liệu lại với nhau thành một bảng dữ liệu như người sử dụng mong đợi.
- Để thực hiện quá trình này và cho kết quả như mong đợi, cần phải
thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu với độ tối ưu, nhằm cho phép tạo liên kết giữa
các bảng một cách logic, để kết xuất kết quả như mong đợi
- Sau khi tạo quan hệ giữa các bảng với nhau, có thể xây dựng các đối
tượng khác như Form, Query, Report ... để kết nối dữ liệu từ nhiều Table hay
Query.
- Bằng cách này, lợi ích của việc chuẩn hoá dữ liệu và thiết lập quan hệ
để xuất thông tin như người sử dụng cần thiết.
- Thông thường triển khai trong mạng cục bộ, tốc độ có độ ưu tiên sau
chuẩn hoá dữ liệu và tính liên kết dữ liệu.

11


2.2.5. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
Khái niệm chung
GPS viết tắt từ chữ tiếng Anh: Global Positioning System, tạm dịch là
Hệ thống định vị toàn cầu.
Thực chất, một GPS là một hệ thống anten thu nhận tín hiệu vệ tinh,
được nối với một máy tính đã cài sẵn phần mềm xử lý. Nguồn năng lượng
cung cấp cho GPS thường là pin hoặc acqui [11].
Sơ lược lịch sử hình thành GPS
Thời thượng cổ con người định vị bằng cách đánh dấu lên thân cây,
vách hang, sau đó dựa vào vị trí các vì sao bằng các công cụ khá tinh xảo và
các tính toán phức tạp, nhất là trong các chuyến đi biển.
Năm 1960, không quân và hải quân Mỹ bắt đầu các dự án nghiên cứu
việc dẫn đường và định vị bằng vệ tinh. Năm 1978 Block 1 với 11 vệ tinh
trong hệ thống định vị toàn cầu GPS (Globe Positioning System) được Mỹ
đưa lên quỹ đạo. Hai năm sau đó đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh mới bắt

đầu hoạt động. Người Nga lập tức đặt vào quĩ đạo các vệ tinh đầu tiên của hệ
thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS vào năm 1982 [11].
Hiện nay Liên minh châu Âu (EU) cũng đã nghiên cứu, chế tạo hệ
thống vệ tinh định vị, dẫn đường toàn cầu GALILEO hoàn toàn dùng cho
mục đích dân sự. GALILEO sẽ trở thành hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu
chính xác nhất thế giới. Nhưng hiện nay GPS vẫn đang giữ địa vị độc tôn,
thiết bị và công nghệ thu GPS được Mỹ bán rộng rãi cho các nước [11].
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý xác định toạ độ của hệ thống GPS là thiết bị thu GPS nhận
tín hiệu radio từ các vệ tinh định vị với đầy đủ thông tin chính xác về quĩ đạo
cũng như thời gian. Dựa trên các thông số đó, toạ độ chính xác của thiết bị thu
GPS được xác định.

12


GPS là một hệ thống gồm 27 vệ tinh (kể cả 3 cái dự bị) chuyển động
trên các quỹ đạo chung quanh trái đất, mạng lưới theo dõi và người sử dụng
GPS [27].
Mỗi vệ tinh quay quanh trái đất 2 vòng một ngày đêm. Quỹ đạo của
các vệ tinh được tính toán sao cho ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, vào bất kỳ
thời điểm nào, cũng có thể “nhìn thấy” từ 4-8 vệ tinh với góc cao lớn hơn 150.
Mỗivệ tinh phát 2 tín hiệu trên dải sóng L (L1=1575.42MHZ,
L2=1227,60MHZ) [27].
Mạng lưới theo dõi bao gồm một trạm chủ, 5 trạm theo dõi và 3 trạm
kiểm soát mặt đất. Nhiệm vụ của mạng lưới này là báo trước các quỹ đạo,
chuẩn hóa các đồng hồ, nạp dữ liệu cho vệ tinh và theo dõi chúng [27].
2.2.6. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý - HTTĐL (Geographic Information System gọi tắt là GIS) [12].

HTTĐL là một nhánh của công nghệ thông tin, được hình thành vào
những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm
gần đây. HTTĐL được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không
gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy
hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ [12].
Ngày nay, HTTĐL đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu
hết các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế
giới. HTTĐL có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý,
các doanh nghiệp, các cá nhân …đánh giá được hiện trạng của các quá trình,
các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập,
quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền
hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của dữ liệu đầu vào.
Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa HTTĐL:
13


“Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số
hệ con (subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành thông tin có
ích” - theo Calkin và Tomlinson, 1977 [12].
Theo định nghĩa của ESRI (Enviroment System Research Institute) thì
“Hệ thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm
máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt,
lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và kết xuất”[12].
Cho đến nay, đã thống nhất quan niệm chung là: “HTTĐL là một hệ
thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi
để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục
đích nghiên cứu nhất định” [12].
Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì HTTĐL có thể được hiểu như một
hệ thống các hợp phần: Phần cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở trí thức
chuyên gia, nơi tập hợp các định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản

lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin.
Chính tập hợp các trí thức chuyên gia này sẽ quyết định xem HTTĐL sẽ được
xây dựng ứng dụng theo mô hình nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực
hiện như thế nào. Chỉ trên cơ sở đó mới quyết định xem HTTĐL định xây
dựng đảm đương các chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể
quyết định về nội dung, cấu trúc hợp phần còn lại còn hệ thống cũng như cơ
cấu tài chính cần đầu tư cho việc hình thành và phát triển HTTĐL [12].
Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi,
hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể
Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không
gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể
nói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS.

14


Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, HTTĐL có thể
được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) để biến
chúng thành các thong tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý.
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần
cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức chuyên gia [12].
Do các ứng dụng HTTĐL, trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa
dạng và phức tạp xét về cả khía cạnh tự nhiên, xã hội khía cạnh quản lý,
những năm gần đây HTTĐL thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa
quy mô và đa tỷ lệ. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống có
thể phải tích hợp thông tin ở nhiều mức khác nhau, nói đúng hơn, là các tỷ lệ
khác nhau.

15



Các ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý thông qua chức năng xử lý phân tích dữ liệu
có những ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực [12].
Bảng 2.1. Các ứng dụng của Hệ thống thông tin địa lý
Lĩnh vực
1. Hỗ trợ trong quản lý

Ứng dụng
- Hỗ trợ trong định vị ống ngầm, cáp ngầm.
- Hỗ trợ trong quy hoạch
- Trong mạng lưới dịch vụ viễn thông
- Trong quy hoạch theo dõi sử dụng năng lượng
2.Quản lý tài nguyên và môi - Nghiên cứu thích hợp mùa vụ
trường
- Trong quản lý đất nông nghiệp, quản lý rừng
nguồn nước và đất ẩm ướt
- Phân tích các tác động môi trường
- Giám sát các thảm họa thiên nhiên và giảm
nhẹ các ảnh hường
- Giám sát chất thải môi trường
3. Mạng lưới giao thông
- Hướng dẫn, điều khiển giao thông (lịch trình,
tuyến đường)
- Vị trí nhà và đường
- Lựa chọn khu vực
- Dịch vụ y tế
- Quy hoạch giao thông
4. Quy hoạch và xây dựng
- Quy hoạch đô thị

- Quy hoạch vùng
- Tuyến, vị trí xa lộ
- Phát triển dịch vụ công cộng
5. Hệ thồng thông tin về đất - Quản lý địa chính
- Thuế
- Quy hoạch sử dụng đất
- Hiệu quả sử dụng đất
2.3. Những vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu
Mặc dù, cây cổ thụ có giá trị về nhiều mặt nhưng chưa có nhiều ban
ngành quan tâm đến chúng một cách đặc biệt.
Hiện tại, công cụ quản lý cây xanh nói chung còn rất đơn giản, do đó
cần ứng dụng phương pháp tin học để quản lý cây xanh tốt hơn.

16


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn vì vậy trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung
nghiên cứu cây cổ thụ để từ đó ứng dụng phương pháp GIS trong quản lý tài
nguyên này.
Hà Nội có nhiều Đình, Đền, Chùa, nhiều di tích lịch sử và các công
trình văn hóa. Gắn liền với các di tích này là hệ thống cây xanh mà nổi bật là
các cây cổ thụ. Những cây cổ thụ có thể do cha ông ta ngày xưa trồng, có thể
do người Pháp trồng đầu thế kỷ XX nhưng tất cả đã tồn tại, sinh trưởng và
phát triển trên đất Hà Nội là và được gọi chung là: cây cổ thụ Hà Nội.
Ba Đình là một quận có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng từ thời xưa như: Chùa Một Cột, vườn Bách Thảo,
đền Quán Thánh và nơi đây cũng tập trung rất nhiều cây cổ thụ có giá trị về
mặt cảnh quan và lịch sử.


Hình 3.1. Bản đồ Quận Ba Đình – thành phố Hà Nội
(Nguồn: [28]).

17


Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi làm việc của Chủ tịch nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tòa nhà nằm trong khuôn viên của khu Phủ
chủ tịch, gần lăng Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Vườn Bách thảo Hà nội là một công viên xanh nằm ở phía Tây Bắc thủ
đô Hà Nội, được thành lập từ những năm đầu người Pháp đặt chân đến Việt
Nam và được ví như lá phổi xanh của Hà Nội, với những cây cổ thụ lớn bằng
vòng tay mấy người ôm là chứng nhân của nhiều biến cố trong lịch sử thủ đô
[28].
Vườn Bách Thảo chỉ còn diện tích trên 10 ha nằm trong phường Ngọc
Hà, quận Ba Đình. Tuy nhiên, cảnh quan thiên nhiên nơi đây vẫn còn giữ
được cái tinh túy nhất ngày xưa. Núi Nùng (núi Sưa) vẫn còn soi bóng trên hồ
Vị Danh (hồ tròn) xanh trong. Bách Thảo còn được một vùng tự nhiên rộng
lớn bao quanh hỗ trợ, như phía Bắc và Đông Bắc có Hồ Tây, hồ Trúc Bạch,
phía Tây là dải đất phù sa dọc sông Hồng với làng hoa Ngọc Hà, và phía
Đông và Đông Nam tập trung một quần thể di tích lịch sử đồ sộ: Quảng
trường Ba Đình và khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch. Bách Thảo Hà Nội không chỉ
đẹp về cảnh quan, vị trí mà bản thân nó còn giàu về thành phần cây cỏ [28].
“Đặc sản” của Bách Thảo là cây sưa, thứ cây quý đang bị săn lùng
gần đây. Gần trăm cây lớn nhỏ mọc tập trung, chưa kể gốc chen giữa các
loài khác.
Trên mảnh đất tuy nhỏ hẹp của khuôn viên vườn Bách Thảo có nhiều
loài cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới phương Nam.
Số loài địa phương chiếm trên 2/3 các loài cây hiện hữu, còn lại 1/3 là các

loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới (Châu Mỹ, Châu Phi, Châu
Đại Dương). Các loài cây cũng đại diện cho các họ, bộ của hệ thực vật bậc
cao có mạch, nổi bật là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt trần và thực vật
hạt kín. Vào vườn Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài
cây thân gỗ có đường kính hai đến ba người ôm, các loại thân cây khổng lồ
18


của họ cau dừa, các cây gỗ có bộ rễ phụ buông dài của nhóm Si, Đa, Đề, các
loài cây leo thân gỗ, các giò phong lan khoe sắc và cây cảnh sặc sỡ [28].
Chùa Một Cột gắn liền với lịch sử của thủ đô Hà Nội, và từ lâu Chùa
Một Cột cũng là biểu tượng của đất Thăng Long ngàn năm. Quần thể di tích
chùa Diên Hựu nằm trong khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi thu
hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, đây cũng là một điều kiện thuận
lợi để thêm nhiều người biết đến ngôi chùa đặc biệt này [28].
3.1.1. Đặc điềm khu vực nghiên cứu
3.1.1.1. Vị trí, giới hạn
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm của thành phố Hà Nội.
- Phía Bắc giáp : Quận Tây Hồ
- Phía Đông giáp: Quận Hoàn Kiếm
- Phía Nam giáp : Quận Đống Đa
- Phía Tây giáp : Quận Cầu Giấy
3.1.1.2. Khí hậu
Quận Ba Đình thuộc thành phố Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc
Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới ẩm. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 gió chủ đạo là gió
Nam và Đông Nam và mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió chủ
đạo là gió Bắc và Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 0C, nhiệt độ cao
nhất trung bình hàng năm là 270C [28].
Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm là 20,70C. Độ ẩm trung bình hàng

năm 84%, là khu vực có độ ẩm cao. Mùa mưa cũng là mùa thường có gió bão
xuất hiện một năm trung bình có 2-3 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ ảnh hưởng
đến Hà Nội [28].
3.1.1.3. Thủy văn
Hồ Trúc Bạch có diện tích khoảng 18ha, mực nước cao nhất về mùa
mưa 7- 7,1m, sâu trung bình 1-1,2m. Hồ Trúc Bạch bị ô nhiễm nặng do 2 hệ

19


thống cống chính Phạm Hồng Thái và Nguyễn Trường Tộ xả cả nước thải và
nước mưa vào hồ này [28].
- Ngoài ra khu vực quận Ba Đình có một phần diện tích nằm ngoài Đê
sông Hồng. Địa hình ở đây có độ cao trung bình từ 10,5-11m, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của mực nước lũ sông Hồng [28].
- Qua số liệu thủy văn thống kê từ 1904 đến 1986, mực nước max sông
Hồng hàng năm về mùa mưa thường cao hơn mức 11,5 đến 12,0m. Đặc
biệt có những năm mực nước dâng cao như năm 1945 H = 13,9m, năm
1969: 13,22m, năm 1941: 14,71m, năm 1983: 13,2m, năm 1986:
13,70m [28].
- Trong quận, ngoài Hồ Tây là nơi xả nước còn một số ao hồ khác
như :Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Giảng Võ, Ngọc Khánh.
3.1.1.4. Địa chất
Theo khu vực bản đồ khu địa chất công trình quận Ba Đình chủ yếu
thuộc phân khu I-3a, II-2b, có cấu tạo lớp á sét dày 10m, rất thuận lợi cho
việc xây dựng và khu II-2b có cấu tạo á sét dày 4-6m, dưới lớp bùn, than bùn
và than non, có thể xây dựng nhà 4-5 tầng với độ sâu đặt móng khoảng 1m
[28].
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Ba Đình có diện tích 9.244km 2. Có 14 phường. Dân số trong quận

228.352 người. Mật độ 24.703 người/km2 [28].
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra kiểm kê thu thập tài liệu ngoại nghiệp, tình hình nghiên cứu
cây, và ứng dụng tin học vào trong quản lý cây xanh đô thị.
- Xây dựng phiếu điều tra cây cổ thụ Hà Nội [phụ lục 2].

20


- Tính toán chỉnh lý số liệu đánh giá về mặt số lượng, chủng loại và
chất lượng. Xây dựng các bảng biểu thống kê tổng hợp trên cơ sở đã điều tra
theo các tiêu chuẩn cây, địa chỉ, các chỉ tiêu điều tra và tình trạng cây.
- Thành lập bản đồ nền.
- Xây dựng bản đồ thành quả tỷ lệ 1:5000 thể hiện sự phân bố cây xanh
của Quận Ba Đình
- Đánh giá hiện trạng cây xanh theo quan điểm sinh thái, bảo vệ môi
trường.
- Thành lập cơ sở dữ liệu quản lý cây trên cơ sở điều tra cây cổ thụ
Quận Ba Đình.
- Ứng dụng GIS trong điều tra và quản lý cây cổ thụ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Điều tra mô tả, đo đếm và ghi chép cây cổ thụ
Việc thiết kế phiếu điều tra được kế thừa từ đề tài nghiên cứu cây cổ
thụ ở Hà Tây và đã được thống nhất điều tra [phụ lục 2]: tên cây (tên khoa
học và tên Việt Nam); thuộc Họ; thôn, đường; xã phường; tuổi cây cùng với
việc đo các chỉ tiêu về đường kính; chu vi; chiều cao; đường kính tán cây;
đánh giá cây về các mặt: hiện trạng cây; giá trị cảnh quan; giá trị bảo tồn
nguồn gen; sự kiện lịch sử văn hóa, dự kiến quy hoạch.
Việc điều tra cây được tiến hành như sau:
Các tuyến đường Quận Ba Đình bao gồm có: dọc phố Hàng Bún, phố

Phó Đức Chính, phố Quán Thánh, phố Phan Đình Phùng, phố Hòe Nhai, phố
Nguyễn Trường Tộ, phố Trúc Bạch, phố Hàng Cót, phố Ngọc Hà, đường Ông
Ích Khiêm, đường Yên Phụ, phố Hoàng Hoa Thám.
Các điểm Quận Ba Đình bao gồm có: Vườn Bách Thảo, sân chùa Quán
Thánh, Đền Voi Phục, Công viên Thủ Lệ, Văn Phòng Chính Phủ, Phủ Chủ

21


Tịch, Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch, nhà sàn Bác Hồ, vườn hoa Lê -nin, vườn
hoa Mai Xuân Thưởng, Vườn hoa Lý Tự Trọng.
3.3.2. Thu thập dữ liệu
Ảnh vệ tinh IKNOS. Dùng để kiểm tra xem vị trí của cây có tác dụng
hỗ trợ trong việc điều tra cây được nhanh chóng và chính xác hơn.
Dùng GPS. Một bộ kiểm tra GPS có tác dụng ghi lại vị trí của một cây
trong vòng 1-5m bằng cách hiệu chỉnh vệ tinh [12]. Người đo đứng cạnh cái
cây để ghi thông tin của vị trí cây. Độ chính xác của thông tin phụ thuộc vào
đơn vị GPS, số điểm tập hợp được về một cây, và số lượng vệ tinh có mặt trên
bầu trời khi mà thu thập dữ liệu. Sau đó máy tính được sử dụng để chỉnh dữ
liệu và chuyển dữ liệu thu thập được trực tiếp vào GIS.
Chỉ tiêu chung
+Loài cây.
+ Vị trí của cây (phường, quận).
+ Mảnh bản đồ.
Tên loài cây do các chuyên gia xác định, loài nào chưa rõ được xác
định bằng cách lấy tiêu bản sau đó được đem đi làm thí nghiệm.
Chỉ tiêu định lượng.
+ Đường kính thân cây ở độ cao 1,3m (D1,3)
+ Chiều cao cây.
+ Chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao dưới cành (HDC).

+ Tuổi cây.
+ Đường kính tán (Đông Tây, Nam Bắc, Trung bình).
Chu vi, đường kính: Dùng thước dây có ghi sẵn giá trị đường kính khi đo thân
cây theo chu vi cây. Vị trí cần đo đường kính bao gồm đường kính ngang
ngực (D1,3). Đường kính được tính qua chu vi và được ghi sẵn trên thước do

22


đó đọc trực tiếp giá trị đường kính trên thước dây. Một số hình ảnh về đường
kính của các loại cây:

Hình 3.2. Các vị trí đo đường kính (D1.3) thân cây
Nguồn: ([15])

Hình 3.3. Đo chiều cao vút ngọn bằng máy SUNNTO
Nguồn: [15]

23


Theo hình vẽ đo trên mặt phẳng
Công thức: H = H1 + H2
H2 = tgα * L
Trong đó: H: chiều cao thực tế cần đo của cây
tgα: được xác định giá trị tuyệt đối trong thước đo của máy.
Cạnh huyền của tam giác là đại lượng có trong SUNNTO
H1: Chiều cao của người đo cây.
L : Khoảng cách người đo so với cây (tùy chọn) .
Chỉ tiêu chất lượng, phẩm chất cây

+ Hình dáng cây: cây đứng một thân, nghiêng hướng Nam,
nghiêng hướng Bắc…
+ Hiện trạng của cây: mục thân ở gốc, cây cụt ngọn, u bướu,
tơ hồng.
+ Đánh giá chất lượng: cây sinh trưởng tốt, cây sinh trưởng
trung bình, cây sinh trưởng xấu.
+ Dự kiến quy hoạch: chăm sóc, bảo vệ…
3.3.3. Cơ sở dữ liệu cây xanh
3.3.3. 1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu
Mô hình dữ liệu
Hệ cơ sở dữ liệu xây dựng trên các mô hình cơ sở dữ liệu:
- Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
- Mô hình dữ liệu đa phương tiện
- Mô hình dữ liệu Hệ thống thông tin địa lý

24


Dữ liệu
Dữ liệu từ các thông tin xây dựng mô hình quan hệ bằng các bảng của
Database trong Mapinfo.
Các bảng dữ liệu gồm các trường theo các đề mục có kiểu: số thứ tự
cây, tên cây, số mảnh bản đồ, tên khoa học (Name), thuộc họ (Specie), thôn,
đường xá (Street), quận huyện (District), kinh độ (Longitude), vĩ độ
(Latitude)…
Dữ liệu bản đồ ở dạng Format của Mapinfo: dữ liệu bản đồ phân bố với
lớp cây xanh, dữ liệu bản đồ hành chính, địa hình.
Dữ liệu ảnh ở format JPG, BMP, TIF: các ảnh của cây cổ thụ.
3.3.3.2. Chức năng
Do đối tượng sử dụng của CSDL hiện tại là các nhà khoa học, nhà quản

lý và mục tiêu là có thể sử dụng qua mạng cho nhiều đối tượng do đó phải
xây dựng được các chức năng đáp ứng cho nhiều đối tượng.
Trong nội dung của khóa luận, chỉ sử dụng các chức năng sẵn có của
các phần mềm Database trong Mapinfo.
Các chức năng chính
- Nhập liệu:
Bằng các bản của Database trong Mapinfo.
- Quản lý dữ liệu:
o Hiện thị thông tin:
o Tìm kiếm thông tin
Theo dữ liệu bảng: các thông tin của Phiếu đi thực tế với danh sách các
cây cổ thụ điều tra được.
Theo dữ liệu bản đồ: từ dữ liệu bảng tìm thông tin trên bản đồ và từ bản
đồ tìm bảng. Để có thể tìm kiếm chọn lựa một cách trực quan trên bản đồ rất
nhiều chức năng của HTTĐL như tìm kiếm, chọn lựa thông tin (theo bán

25


×