Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu theo góc độ triết học và minh hoạ bằng thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.32 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TRIẾT & KHXH

ĐỀ TÀI:

Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu
theo góc độ triết học và minh hoạ bằng thực tiễn

Giáo viên hướng dẫn

:

CÔ MINH

Sinh viên thực hiện

:

LÊ THỊ NGỌC TRÂM

Lớp

:

TA15 - 01

Mã sinh viên

:



10D11100N

Hà Nội, tháng 12 năm 2010


Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
PHẦN I:LỜI NÓI ĐẦU
Một nhà khoa học đã viết một cuốn sách tên là “chỉ có một trái đất”. Bởi
lẽ trong vũ trụ mênh mông tuy có rất nhiều tinh cầu nhưng chỉ có một tinh cầu
được gọi là “trái đất”. Loài người là đứa con cưng của Trái đất, Trái đất là chiếc
nôi có một không hai của loài người. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung, ô
trường đang bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Ô
nhiễm môi trường là thực trạng chung của toàn thế giới, là một vấn đề nhức nhối
của con người thế kỉ 21 hiện nay. Con người đang huỷ hoại môi trường một
cách trầm trọng như nhà máy xả nước thải ra sông hồ, những con tàu làm tràn
dầu ra biển hoặc một số người chặt cây gỗ bừa bãi v.v… Cuốn sách chỉ ra rằng,
các hiện tượng hiện nay trên trái đất như là dân số tăng ồ ạt, lương thực eo hẹp,
tài nguyên cạn kiệt năng lượng thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng
sinh thái… đang đe dọa nghiêm trọng sự sinh tồn và phát triển của loài người.
nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩy mạnh sự phát triển môi trường đô thị, việc này kéo
theo các vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nặng nề. Do vậy, trong khuôn khổ
bài tiểu luận triết học em xin dựa vào cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để đề
cập đến một số một số vấn đề bức xúc của vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu
và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường toàn cầu


I.
II.


PHẦN II: NỘI DUNG

Vận dụng lý luận triết học

(sử dụng cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả)
1. Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả
 Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt hiện tượng quá trình gây ra các
biến đổi nhất định
 Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
hiện tượng quá trình mà có
Ví dụ: đô thị hóa là nguyên nhân của sự ô nhiêm môi trường ngày càng
trầm trọng, hay chất thải độc công nghiệp độc hại là nguyên nhân dẫn đến kết
quả môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
2, Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan này quy định
mối quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật.
Do tính phổ biến của mối lien hệ nhân quả nên một nguyên nhân có thể
sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể cũng do nhiều nguyên nhân.
Ví dụ trên thực tế: nguyên nhân là do bầu ôzon bị thủng ảnh hưởng tới
sức khỏe và sự tồn tại của loài người và vạn vật trên toàn cầu. Nhưng kết quả
của sự ô nhiễm môi trường cũng là do nhiều nguyên nhân gây nên: do con
người, do công nghiệp, chất thải độc hại… và chính những nguyên nhân này lại
gây ra nhiều kết quả xấu khác tới môi trường sống toàn cầu.
Nhiều nguyên nhân chỉ gây ra một kết quả do vậy muốn có được một kết
quả tốt thì phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, phải biết hạn chế những tác


động của nguyên nhân ngược chiều, tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều;

phải chú trọng tới nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong của vấn đề.
Chẳng hạn như trong quá trình bảo vệ môi trường như hiện nay thì mọi
người cùng có ý thức bảo vệ môi trường thì việc bảo vệ môi trường sẽ trở nên dễ
dàng hơn, thuận lợi hơn và đạt được kết quả tốt hơn.
Nhưng thực tế có không ít nguyên nhân tác động ngược chiều làm hạn chế
hoặc triệt tiêu kết quả theo dự định.
Ví dụ: như trong quá trình thực hiện dự án bảo vệ môi trường toàn cầu,
thì có không ít các công ty, các tổ chức trực thuộc nhiều quốc gia trên thế giới
đã vì lợi nhuận tức thì mà bỏ qua những tác động, ảnh hưởng xấu của nguồn
phế thải trong quá trình xây dựng, sản xuất hàng hóa tới môi trường sống toàn
cầu.
Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời gian nào đó
nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi.
Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều lien hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và
quả có thể chuyển hóa vị trí cho nhau một cách biện chứng.
Không phải các nguyên nhân đều sinh ra kết qua giống nhau vì nguyên
nhân có tính chất và vai trò khác nhau. Do vậy chúng ta cần phân biệt





Nguyên nhân tác động cùng chiều và tác động ngược chiều
Nguyên nhân bên trong và bên ngoài
Nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Phải tôn trọng tính khách quan của mối lien hệ nhân- quả trong nhận thức

và hành động. Đề phòng và phán quan niệm duy tâm siêu hình trong vấn đề này.
Phải biết biến kết quả đã đạt được thành nguyên nhân tiếp sau và hướng tới

kết quả tiếp sau ngày càng cao hơn, không thỏa mãn ở bất kỳ một kết quả nào.


Ví dụ: các quốc gia trên thế giới có biện pháp tốt để khắc phục, bảo vệ
môi trường sẽ dẫn tới môi trường trở nên trong sạch hơn,và tư việc môi trường
trong sạch dẫn tới loài người và muôn loài trên trái đất có thể sinh tồn và phát
triển tốt.
III.

Vận dụng vào thực tế:
1. Định nghĩa
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống
khác.
Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
2. Các dạng ô nhiễm chính :
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm sóng
Ô nhiễm tiếng ồn

IV.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường
1.

Ô nhiễm nước.


Ô nhiễm nước là hiện tượng vùng nước bị các hoạt động của con người
làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong
tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nước ô
nhiễm khó khắc phục nên phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển con người làm
ô nhiễm nguồn nước bằng các chất thải từ nhà máy. Các đơn vị cá nhân sử dụng
nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng sử dụng không bịt kín
các lỗ khoan làm cho nước bẩn chảy lẫn vào nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí


nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí. Khi trời
mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng làm ô nhiễm nguồn
nước.
2.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí
hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi,
làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
Ônhiễm không khí do các khí thải từ các phương tiện giao thông, từ các
nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Tác nhân gây ô nhiễm: Các loại khí oxit, các hợp chất khí halogen, các
chất hữu cơ tổng hợp, bay hơi xăng, sơn, các khí quang hóa, các chất lơ lửng,
nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ
 Các hoạt động gây ô nhiễm:
Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng.
Công nghiệp: Là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây
ô nhiễm là đốt các nhiên liệu: than, dầu, khí đốt, các chất hữu cơ chưa cháy hết:

muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá
trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt
ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá
trình đốt nhiên liệu động cơ. Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu
mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô
nhiễm nặng cho hai bên đường.
Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động
đun nấu sử dụng nhiên liệu. Tác nhân gây ô nhiễm: CO, bụi.


3.

Ô nhiễm đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống
trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,
là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của
con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên
đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực
thực phẩm cho con người.
Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và
hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người.
4.

Lạm dụng túi nilon


Giả sử: Mỗi người dân Việt Nam dùng 1 túi nilon/1 ngày nghĩa là 1 ngày
có 86 triệu chiếc túi được dung. Và trên thế giới 1 ngày có khoảng 34, tỉ túi
nilon bị xả ra trên toàn cầu… 1 năm tổng số túi nilon được dùng là 189444,5 tỉ
chiếc, có khối lượng tương đương với 5000 triệu tấn nhựa. Số nilon con người
thải ra 1 năm có thể phủ kín bề mặt trái đất với độ dày tới 20m.
Ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng 9444 tỉ túi nilon không được
thu gom và phải tự phân hủy.Và túi nilon khi chôn vùi dưới đất phải mất 100 –
500 năm mới có thể phân huỷ hết.
IV.

Tác hại của ô nhiễm môi trường
1. Đối với sức khỏe con người

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người:
• Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng
họng, đau ngực, tức thở.


• Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn
uống bằng nước bẩn chưa được xử lý.
• Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể
gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da.
• Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ, gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng.
2. Đối với hệ sinh thái:
+ Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của
đất.
+ Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

+ Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để
thực hiện quá trình quang hợp.
+ Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy
hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
+ Khí các-bô-níc sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm
tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên và phá hủy dần
các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
Biến đổi khí hậu - nóng lên toàn cầu có nguy cơ khiến băng ở Bắc
Cực tan chảy, mực nước các đại dương dâng lên gây lũ lụt. Đồng thời năm
2010 là năm nóng nhất (ở Pakistan nhiệt độ cao nhất lên đến hơn 53oC, hơn
1000 người chết vì nắng) trong lịch sử đo nhiệt độ của loài người. Ở miền
Trung Việt Nam nhiệt độ có thể lên đến 43oC, miền Bắc Việt Nam nhiệt độ
những ngày vừa qua lên đến 40oC. Việt Nam là 1 trong 5 nước sẽ chịu ảnh
hưởng biến đổi khí hậu nhiều nhất trên thế giới.
Trái Đất nóng lên dưới bàn tay con người.
3.

Một số nơi ở Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng.

− Sông Thị Vải bị Vedan xả nước thải khiến một đoạn sông khoảng 60
km trở thành sông chết.
− Thác Prenn ở Đà Lạt biến thành thác bùn.


− Đất ở Lào Cai bị xói mòn.
I.

Giải pháp chống ô nhiễm
 Trung tâm Ứng phó Biến đổi Khí hậu lấy ngày 9/9 hằng năm là


ngày không túi ni-lon.
 Thực hiện kế hoạch tái chế rác thải.
 Trồng nhiều cây xanh, gây dựng và phục hồi rừng, đồi bị tàn phá.
 Khuyến khich sử dụng năng lượng sạch thay cho năng lượng hóa
học như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước...
 Thắt chặt luật quản lý và có chế tài xử phạt phù hợp đối với mỗi
quốc gia.
 Đầu tư xây dựng hệ thống nước thải.
 Triển khai xây dựng các chương trình bảo vệ môi trường.


 PHẦN III: KẾT LUẬN:
 Trước khi loài người xuất hiện, những thay đổi to lớn trên Trái đất cũng
như vỏ Trái đất nứt ra và nhô lên, núi lửa bùng phát, hồng thủy dâng trào,
băng hà xuất hiện,… gây tác hại khủng khiếp cho các loài sinh vật.
 Ngày nay, với sự tồn tại và phát triển của loài người, không chỉ là bề mặt
Trái đất mà còn bầu khí quyển bao quanh Trái đất cũng đang bị ảnh
hưởng nặng nề…
 Rác thải tràn ngập nhưng không có biện pháp xử lý dẫn tới sức khỏe con
người bị ảnh hưởng, phá hủy hệ sinh thái sinh vật
 Những biến đổi lớn trong việc biến đổi khí hậu đã gây nhiều vấn đề trong
việc quản lý và phát triển đời sống con người như: băng tan ở hai cực gây
chìm dần những thành phố lớn trên thế giới như: tp mexico; Tokyo; Hà
lan; tp Hồ Chí Minh… đồng thời, việc chìm dần các thành phố lớn cũng
do hoạt động hút nước ngầm quá nhiều của con người…
 Con người và ý thức bảo vệ môi trường sống trên toàn cầu, bảo vệ hệ sinh
thái sinh vật là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ và khôi phục lại
môi trường trên toàn cầu



TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Báo thanh niên Việt Nam
• Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-lênin
• Báo Dân trí


LỜI CAM KẾT CỦA SINH VIÊN

- Bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự tìm kiếm tài liệu , suy nghĩ
và viết ra , không sao chép một nguồn khác ,không nhờ viết hộ,không
thuê viết hộ.


MỤC LỤC



×