Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu theo triết học dựa theo mối liên hệ nhân quả và minh hoạ bằng thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.1 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
Phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu theo triết học
Dựa theo mối liên hệ -nhân quả và minh hoạ bằng thực tiễn

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………....................
I. Giải thích thuật ngữ ‘ Ô nhiễm môi trường toàn cầu’
II. Khái quát thực trạng và hậu quả của ‘Ô nhiễm môi trường toàn cầu’
III. Nêu các nguyên nhân gây ‘Ô nhiễm môi trường toàn cầu’
1. Từ tồn tại xã hội :
a. Do phương thức sản xuất………………………………
b. Do dân số ………………………………………………………
c. Do hoàn cảnh địa lý………………………………………….

2. Từ kiến trúc hạ tầng
a. Do ý thức xã hội
b. Do thể chế xã hội

IV. Những phương pháp phòng chống ‘Ô nhiễm môi trường toàn cầu’
KẾT LUẬN CHUNG

LỜI MỞ ĐẦU

2

2


Trong bối cảnh toàn cầu nói chung, môi trường đang bị ô nhiễm nặng


nề , đặc biệt là các quốc gia đang phát triển .Ô nhiễm môi trường là thực
trạng chung của toàn thế giới ,là vấn đề nhức nhối của con người ở thế kỷ
21 hiện nay nhưng chính con người lại phá huỷ môi trường một cách trầm
trọng bằng việc vứt rác bừa bãi ,các nhà máy xả nước thải ra sông hồ ,nạn
chặt phá rừng … Ô nhiễm môi trường đã và đang đe doạ nghiêm trọng đến
sự sinh tồn và phát triển của loài người . Nhất là trong những năm gần
đây do nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước đẩy mạnh sự phát triển môi trường đô thị ,việc này kéo theo các
vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nặng nề.
Ô nhiễm môi trường toàn cầu là kết quả tất yếu của nhiều nguyên
nhân nó phản ánh mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế với sự xuống cấp
trầm trọng của môi trường. Trong khuân khổ bài tiểu luận triết học tôi xin
đưa ra ý kiến của mình trên quan điểm duy vật lịch sử và dựa theo mối
liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả để đề cập một số vấn đề ô nhiễm môi
trường toàn cầu và biện pháp khắc phục.
I.

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
Ô nhiêm môi trường toàn cầu là những vấn đề môi trường

mà tác hại và ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn phạm vi quốc gia gây
ra vấn nạn môi trường mà có thể biên giới và đạt mức độ toàn cầu .Các
nhà khoa học trên thế giới đã phân chia ô nhiễm môi trường toàn cầu
thành 9 vấn đề sau.
1.
2.
3.
4.
5.


3

Sự nóng nên của trái đất.
Sự suy thoái tầng ôzôn.
Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm.
Sự ô nhiễm biển và đại dương.
Sự hoang mạc hoá.

3


6.
7.
8.
9.

Sự suy giảm nhanh đa dạng sinh học.
Mưa axit.
Sự phá huỷ rừng nhiệt đới.
Ô nhiễm môi trường của các nước phát triển.
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ Ô NHIỄM MÔI

II.

TRƯỜNG TOÀN CẦU
Trên hành tinh xanh của chúng ta ở đâu ta cũng nhận thấy
dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường, từ những biến đổi của khí hậu
khiến thời tiết trở lên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit đã
phá huỷ các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương đến hệ sinh
thái, đến sự phát triển tầng ôzôn làm tăng cường bức xạ tím… Đó là

những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng được mọi người hết sức
quan tâm.
Theo quan điểm của cá nhân tôi ,chúng ta phải đối mặt với ba
vấn đề phổ biến đó là ô nhiễm môi trường không khí, sự nóng nên của trái
đất, sự ô nhiễm biển và đại dương .
*Ô nhiêm môi trường không khí.
Hiện nay, không khí từ ven các dòng sông-rạch-kênh đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Bên cạnh đó không khí ven đường cũng trở nên nghiêm
trọng do chịu tác động của bụi và khí thải độc hại được thải ra từ các
phương tiện giao thông, các công trình xây dựng, các công trình sản xuất
dịch vụ.
Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường được xem là kẻ giết người
thầm lặng. Theo thống kê của bộ y tế thế giới (WHO) hằng năm trên thế
giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong
đó có 60% có liên quan đến ô nhiễm không khí .Theo thống kê ở bệnh viện
4

4


Nhi Đồng 2 (TPHCM) cho biết số trẻ em mắc bệnh lý về hô hấp ngày càng
gia tăng và chiếm đến 40-50% số
bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú
tại bệnh viện.
*Sự nóng nên của trái đất.
Nhiệt độ trung bình của trái
đất hiện nay gần 40C so với nhiệt độ trong kỳ băng hà gần nhất. Trong
khoảng 100năm qua nhiệt độ trung bình của trái đất tăng khoảng 0,60,7C và dự báo sẽ tăng 1,4-5,8C.
Trong 100năm nay tốc độ ấm lên của toàn cầu có những tác động sâu
sắc đến môi trường và xã hội .Một

trong những hệ quả tất yếu của sự gia
tăng nhiệt độ trái đất là sự gia tăng
nước biển gia tăng cường độ các cơn
bão và các hiện tượng thời tiết cực
đoan, suy giảm tầng ôzôn ,thay đổi nghành nông ghiệp .
Tốc độ ấm lên của khí hậu toàn cầu ở thế kỷ 21 nhanh hơn so với sự
thích ứng của các loài sinh vật vì vậy một số loài có khả năng tuyệt chủng.
*Sự ô nhiễm biển và đại dương.
Biển và đại dương ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng .Hằng năm,
khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển như đất ,cát,rác thải, phế thải
xây dựng… Bên cạnh đó sự cố tràn dầu chiếm 50 % nguồn ô nhiễm trên
biển.
Thông qua các con số biết nói sau đây có thể thấy được phần nào của sự
ô nhiễm môi trường.
5

5


-

có khoảng 1triệu còn cá ,1 nghìn con thú biển và rựa biển bị chết do

-

bị vướng hay nghen thở bởi các loại rác plastic.
30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đất các nhiên liệu hoá thạch

-


bị đại dương hấp thụ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái .
60% các rạn san hô bị đe doạ
bờ biển Thái Bình Dương và 35%bờ biển Đại Tây Dương bị xói mòn
với tốc độ 1m/năm

Nếu con người cứ xem biển cả là một bãi rác khổng lồ có thể chứa mọi
chất thải thì môi trường đại dương còn bị huỷ hoại trầm trọng hơn nữa.
III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU.
Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngay càng trầm
trọng ,nó đã và đang đe dọa đến sự sinh tồn và phát triển của loài người
.Vậy thì do đâu mà hiện tượng này lại phổ biến đến như vậy ? dước góc
nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử nguyên nhân của ô nhiễm môi trường
toàn cầu bao gồm các loại nguyên nhân sau.
1. Nguyên nhân từ tồn tại xã hội.

Như chúng ta đã biết tồn tại xã hội là toàn bộ những yếu tố vật
chất mà xã hội dựa vào đó để phát triển nó tồn tại khách quan ngoài ý
thức xã hội và quyết định ý thức xã hội . Có ba yếu tố hợp thành tồn tại xã
hội đó là.
a.Phương thức xã hội.
Vấn đề môi trường nảy sinh từ thời xa xưa , từ khi con người con
người còn sống bằng việc săn bắn và hái lượm .Người nguyên thuỷ đã săn
bắn quá mức đã phá hoại nguồn thức ăn trong nơi cư trú của mình nên
phải di dời đến nơi khác .Đó là vấn đề môi trường sớm nhất mà con người
phải giải quyết .Ngày nay vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề chung
của toàn cầu .Nhưng xem xét một cách khách quan hơn thì nguyên nhân
6

6



gây ra ô nhiễm môi trường cũng giống thời trước vì các phương thức sản
xuất của cải vật chất chưa khoa học , nên nó đã tác động và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tài nguyên.
*Lực lượng sản xuất.
Ngày nay kinh tế thế giới ngày càng phát triển các công cụ và máy
móc phục vụ cho người lao động ngày càng tinh xảo hơn .Yếu tố lao động
cũng được coi là một yếu tố độc nhất ,cách mạng nhất trong lực lượng sản
xuất .Đối với các nước có nền kinh tế phát triển như Mĩ ,Trung Quốc, Nhật
Bản thì công nghiệp được coi là nghành xương sống trong phát triển kinh
tế ,công cụ lao động chủ yếu là máy móc hiện đại nhưng bên cạnh đó vấn
đề ô nhiễm môi trường chưa quan tâm đúng mức khí thải ,nước thải công
nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp ra sông hồ gây ô nhiễm môi trường
nước và không khí khiến cho nhiều sinh vật trên sông,hồ phải chết .
*Quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa người với người trong
quan hệ sản xuất .Mối quan hệ này bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất , quan hệ tổ chức quản lý ,quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Trong đó mối quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất chi
phối hai yếu tố còn lại .
Trong một thế giới đang hối hả ,gấp gáp với vòng quay thế giới thì có
rất nhiều tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Có thể thấy rằng dù ở thời
đại nào theo quan điểm của duy vật lịch sử ,nhân tố quyết định trong lịch
sử là sự sản xuất ra đời sống hiện thực (Ph.Ăngghen) .Đây là nhân tố quan
trọng nhất trong nguyên nhân tồn tại xã hội của mọi vấn đề
b.Nguyên nhân từ dân số.
7

7



Tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới
biểu hiện ở các khía cạnh sau.
+ tạo ra sức ép lớn đối với tài nguyên và môi trường .Trái đất do khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu nhà ở ,sản xuất lương
thực phẩm …
+tạo ra nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị ,khu sản xuất công nghiệp ,nông
nghiệp.
+sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn ,siêu đô thị
làm cho môi trường bị suy thoái .Dân số tăng nhanh dẫn đến ùn tắc giao
thông kéo theo ô nhiêm môi trường không khí trầm trọng và nguồn cung
cấp nước sạch, nhà ở ,cây xanh không đáp ứng đủ cho sự phát triển .
+điều kiện sống thấp ở những vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ
chuột ở thành phố là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
c.Nguyên nhân từ hoàn cảnh địa lý.
Trên trái đất điều kiện tự nhiên phân bố không đồng đều có nơi thuận
lợi ,nơi khó khăn. Những nơi thuận lợi thì dân cư đông đúc tạo sức ép lớn
đối với tài nguyên môi trường ,còn ở những nơi điều kiện khó khăn thì đa
phần là những người nông dân nghèo có trình độ nhận thức kém nên vấn
đề bảo về môi trường cũng được hạn chế. Vì vậy hoàn cảnh địa lý củng
ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Những thảm hoạ tự nhiên do động đất , sóng thần ,cháy rừng, bão lụt…
cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường .Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ
trận động đất sóng thần ở nhật bản ngày 11/3 .Một thảm hoạ kép kinh
hoàng gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và của .Sau thiên tai ,khung
cảnh giờ đây chỉ là những đống đổ nát làm ô nhiễm môi trường một cách
trầm trọng . Đặc biệt thảm hoạ cũng làm nổ 3 lò phản ứng hạt nhân của
8


8


thành phố Iwaki tỉnh Fukushima gây ra rò rỉ chất phóng xạ vào không khí
nồng độ phóng xạ vượt quá giới hạn quy định cả ngàn lần khiến
người dân phải đi di tán cách khu vực nhà máy điện hạt nhân .
Trước những thảm hoạ tự nhiên con
người không thể làm gì để ngăn cản
chúng diễn ra .Nhưng chính con người
đã đang góp phần không nhỏ gây ra
những thảm hoạ bằng việc khai thác
cạn kiệt nguồn tài nguyên mà tự nhiên ban cho và sự gia tăng dân số
nhanh chóng. Con người đã và đang từng bước phá huỷ môi trường sống
của mình.
2.Từ kiến trúc hạ tầng.
Bên cạnh những nguyên nhân từ
tồn tại xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường
toàn cầu hiện nay một phần do hiểu biết
của con người chưa ý thức được việc
bảo vệ môi trường hay nói cách khác vẫn
còn những khiếm khuyết trong kiến trúc thượng tầng nó bắt đầu từ ý thức
xã hội và thể chế xã hội.
a.Ý thức xã hội.
Chúng ta biết rằng vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động ngược
trở lại vật chất vì thế chúng ta có thể giải thích được nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường toàn cầu theo khía cạnh ý thức xã hội . Chủ yếu do ý
thức của người dân trên trái đất .Hằng năm, có khoảng 2triệu ha rừng bị
chặt phá ở Indonesia và tình trạng vứt rác thải bừa bãi ở các nước trên
thế giới đặc biệt là ở Việt Nam .Nước ta 79/132 quốc gia về ô nhiễm môi


9

9


trường thuộc nhóm 10 nước có môi trường độ thị tệ nhất thế giới đây là
vấn đề đáng để các nhà quản lý môi trường quan tâm.
Ngoài ra quan điểm của các lãnh đạo ở các quốc qia trên thế giới về
vấn đề môi trường chưa phù hợp chưa có tiếng nói chung trong việc bảo
vệ môi trường.
b.Thể chế xã hội.
Ô nhiễm môi trường toàn cầu cũng một phần do thể chế xã hội còn
nhiều khiếm khuyết . Một trong những khiếm khuyết là về pháp luật tại
các quốc gia còn quá lỏng lẻo. Công ước basel quy định rõ ràng việc kiểm
soát chặt chẽ việc vận chuyển các chất phế thải qua đường biên giới năm
1985, một lượng lớn chất thải hoá học tồn đọng ở Bangkok. Phần lớn các
đại lý trở hàng không rõ địa chỉ ở Đức ,Mỹ vào tháng 10 năm 1987 có
11.000 thùng chất thải hỗn hợp từ châu âu được đổ vào phía nam cảng
kaka với giá trị 100USD/tấn .
Hiện nay thể chế giáo dục ở các nước trên thế giới còn chưa được
đầu tư đúng mức đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân
một cách bài bản và thường xuyên. Dù ở các quốc gia có vùng lãnh thổ
khác nhau, có tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo khác nhau nhưng đều sống
dưới một mái nhà chung đó là trái đất. Vì thế vấn đề liên quan đến trái đầt
và môi trường là những vấn đề sống của nhân loại . Vậy nên con người
phải trang bị kiến thức đầy đủ về môi trường một cách đầy đủ, sâu sắc và
toàn diện nhất. Để cùng bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta .
Giáo sư Phạm Duy Hiến một chuyên gia trong lĩnh vực môi trường có
nói :” Nếu ta xem sự hình thành của trái đất như chu trình của một ngày
thì sự xuất hiện của con người chỉ là giây phút cuối cùng của ngày ấy

.Đáng tiếc cũng chỉ trong những giây phút ngắn ngủi này con người đã tác
động không nhỏ làm mất đi hình ảnh tươi đẹp của trái đất .Trái đất đang
10

10


gióng một hồi chuông cảnh tỉnh con người về hiện tượng ô nhiễm môi
trường toàn cầu. Có rất nhiều cách nhìn nhận về nguyên nhân gây ra hiện
tượng này nhưng dưới góc độ triết học phân tích dựa trên yếu tố tồn tại
xã hội và kiến trúc thượng tầng bạn sẽ có thêm một cách nhìn rất mới mẻ
và thú vị.
III.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TOÀN CẦU.
Ô nhiễm môi trường toàn cầu đang diễn ra hàng ngày, hàng

giờ trên trái đất. Đứng trước những vấn đề liên quan đến chính sự tồn
vong của chính bản thân mình , liệu con người có thể làm ngơ được
không? Tất nhiên chúng ta không thể đứng nhìn ngôi nhà chung của
chúng ta bị huỷ hoạ như vậy được . Muốn thay đổi thế giới ,trước hết
chúng ta phải thay đổi chính bản thân mình. Bắt đầu từ kiến trúc
thượng tầng vì nó thuộc phạm trù ý thức con người, có thể cải tạo để
tác động tích cực trở lại vật chất (tồn tại xã hội).
Về vĩ mô, chính quyền các quốc gia cần chú trọng đến việc giáo
dục về vấn đề môi trường bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó phải xây dựng bộ luật môi trường cùng những chế tài xử
lý chặt chẽ và chấp hành một cách nghiêm minh. Các quốc gia và các
vùng lãnh thổ đó cần tuân thủ các điều luật đó trong các công ước quốc

tế, nghị định thư liên quan đến ô nhiễm môi trường đồng thời tích cực
hợp tác đa phương, liên khu vực một cách sâu sắc và triệt để .
Về vi mô:
+ Bản thân mỗi con người cần tự nâng cao ý thức và trách nhiệm của
mình với cộng đồng, tuyên truyền vận động người khác cùng tham gia
xây dựng môi trường sống xung quanh Xanh-Sạch-Đẹp bằng những
việc thiết thực như trồng cây để phủ xanh đất trống đồi trọc tham gia
11

11


những hoạt động xã hội như đi bộ, đạp xe vì môi trường, hưởng ứng
giờ trái đất,don sạch rác ven biển…..
+ Các doanh nghiệp cần cam kết thực hiện các yêu cầu, nguyên tắc bảo
vệ môi trường, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo
tiêu chẩn quy định.
+ Các phương tiện truyền thong cần nỗ lực tuyên truyền các vấn đề môi
trường dưới nhiều hình thức khác nhau, thường xuyên tổ chức những
sự kiện nhằm thu hút được đông đảo người dân tham gia và hưởng
ứng .
Còn rất nhiều biện pháp khác nhau cần sự đồng lòng và quyết tâm
của toàn nhân loại để cùng góp sức mình vào việc ngăn chặn nguy cơ ô
nhiễm môi trường toàn cầu và bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

KẾT LUẬN
Trong tôi vẫn không thể quên được những câu nói nổi tiếng của thủ
lỉnh người da đỏ Xiaton viết cho tổng thống mĩ :”Đất là mẹ .Điều gì sẽ
sảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những con người của đất.
Con người chưa biết làm tổ để sống, con người đơn giản chỉ là

một sợi tơ trong cõi tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm
cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình”.
Bà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho chúng ta những đứa con
của người bầu không khí trong lành để hít thở, những nguồn tài
nguyên để phát triển đời sống, những cảnh đẹp để chu du, thưởng
ngoạn. Nhưng chúng ta đã làm gì để đáp lại những gì mà thiên nhiên
đã ban tặng? Chúng ta đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, phá huỷ
hệ sinh thái, làm ôi nhiễm toàn diện môi trường đất, không khí, biển,
đại dương…Có thể nói rằng con người đang gây ra hiện tượng ô nhiễm

12

12


môi trường toàn cầu ở các nơi trên trái đất với những biểu hiện ngày
càng rõ rệt.
Theo các nhà khoa học thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện
tượng này. Để đóng góp một bài viết nhỏ về dòng tài liệu môi trường
toàn cầu, tôi đã trình bày ý kiến của mình về vấn đề này dựa theo khía
cạnh triết học dựa trên lập trường duy vật lịch sử. Theo đó tồn tại xã
hội và kiến trúc thượng tầng là hai nguyên nhân cơ bản của hiện tượng
ô nhiễm môi trường toàn cầu. Và để giải quyết triệt để vấn đề này,
chúng ta cần bắt đầu từ kiến trúc thượng tầng , tích cực bảo vệ hành
tinh của chúng ta mãi là một màu xanh ,vĩnh cữu.
Về bản thân mình, là một sinh viên đại diện cho thế hệ trẻ ngày nay.
Tôi nghĩ bên cạnh việc trau dồi kiến thức và phẩm chất đạo đức của
mình , với nhiệt huyết và sức trẻ tôi-bạn và tất cả mọi người , chúng ta
hay cùng nhau chung tay xây dựng một tương lai xanh hơn , tươi đẹp
hơn cho mái nhà chung của chúng ta .


13

13


14

14



×