Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT để phân tích thực trạng , hậu quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của àng nghề cơ khí văn chàng , nam tr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 10 trang )

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT để phân tích thực trạng , hậu quả và nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của àng nghề cơ khí
Văn Chàng , Nam Trực Nam Định
PHẦN MỞ ĐẦU
Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển
nông thôn. Tuy nhiên, cùng với những đóng góp đó, hoạt động của các làng
nghề đã và đang làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cả nước hiện có
hơn hai nghìn làng nghề, nằm rải rác ở các địa phương trên cả nước. Qua
kiểm tra, phần lớn các làng nghề vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và các
quy định an toàn, vệ sinh lao động. Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi vì ô
nhiễm môi trường, nhất là tại các làng nghề tái chế phế liệu còn gây tác hại
nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng, là thủ phạm gây ra bệnh hô hấp, bệnh
ngoài da, thần kinh và ung thư. Kết quả khảo sát tại các làng nghề cho thấy,
tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nhất là nước thải, khí thải,
đang trong tình trạng báo động. Tại các làng nghề chế biến nông sản, thực
phẩm, nhiều chỉ tiêu vượt hàng chục lần so với tiêu chuẩn cho phép; số liệu
quan trắc không khí cũng đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trong khi chưa có những biện pháp thiết thực giảm ô nhiễm môi trường tại
các làng nghề thì nhận thức của chính quyền và người dân địa phương về
vấn đề ô nhiễm dường như chưa thay đổi nhiều.
Để làng nghề phát triển bền vững và giảm ô nhiễm môi trường, các ngành
chức năng cần sớm hoàn thiện văn bản hướng dẫn các địa phương gắn phát
triển làng nghề với giữ gìn môi trường; vận động các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất đầu tư công nghệ hiện đại, kết hợp xây dựng hệ thống xử lý nước
thải, khí thải, chất thải. Bên cạnh đó, các địa phương cần tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho người dân làng nghề về bảo vệ môi trường; khuyến khích
các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các biện pháp sản xuất sạch.
Xuất phát từ thực tế đó nên em chọn đề tài :” Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT
để phân tích thực trạng , hậu quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
do quá trình hoạt động của àng nghề cơ khí Văn Chàng , Nam Trực Nam
Định” nhằm đưa ra những giải pháp khác phục để bảo tồn làng nghề


Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

1


PHẦN NỘI DUNG
1)giới thiệu về làng nghề Vân Tràng (văn giang ) Nam Định
Là một trong rất nhiều cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Nam Định, với
sự năng động của người dân, sự giúp đỡ thiết thực từ hoạt động khuyến
công, Vân Chàng đã và đang vươn lên mạnh mẽ trở thành một điểm sáng về
phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương.
Năm 2005, Cụm công nghiệp (CCN) Vân Chàng được thành lập trên cơ sở
làng nghề rèn truyền thống Vân Chàng tỉnh Nam Đinh. Sau 5 năm quy
hoạch, CCN Vân Chàng đã có những biến đổi đáng kể về mặt bằng sản xuất,
phương thức sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt là vấn đề môi
trường

.
Vốn là làng nghề rèn truyền thống hơn 400 năm tuổi, có thời kỳ sự phát triển
mạnh mẽ nhưng thiếu quy hoạch của làng nghề, đã đẩy Vân Chàng tới nguy
cơ thiếu mặt bằng sản xuất trầm trọng, cùng với đó là các tác động không tốt
với môi trường. Trước thực tế đó, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã phối
hợp với Trung tâm khuyến công I, quy hoạch CCN Vân Chàng trên diện tích

Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391


2


10,3ha và dành cho các DN, cơ sở sản xuất (CSSX) vào cụm nhiều chính
sách ưu đãi như: thời gian thuê đất, giá thuê đất, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng ban đầu… Do vậy, CCN Vân Chàng thu hút 800 hộ ra thuê đất, dựng
xưởng với hơn 20 DN và khoảng 700 CSSX.
Mở rộng được mặt bằng sản xuất, các DN, CSSX trong CCN Vân Chàng đã
nhanh chóng đầu tư máy móc, hiện đại hóa quá trình sản xuất thay thế dần
phương thức sản xuất thủ công, kém năng suất. Về Vân Chàng hôm nay,
không còn cảnh người dân thổi lửa bằng mễ, rèn bằng tay mà được thay thế
bằng máy cán rút, máy dập, máy khoan, máy tiện, máy mài, lò nung… Có sự
chuyển mình như vậy, ngoài nỗ lực của các DN, CSSX còn có sự góp sức
không nhỏ từ hoạt động khuyến công. Trung tâm khuyến công I đã đứng ra
bảo lãnh cho các DN và CSSX vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn với mức lãi suất ưu đãi 12%/năm và số tiền được vay từ 100150 triệu đồng/DN, để đổi mới phương thức sản xuất. Với những thiết bị
hiện đại một phần được mua ở trong nước, một phần nhập về từ Trung
Quốc, Nhật Bản… các DN, CSSX trong CCN Vân Chàng đã chuyển sang
chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi DN, CSSX chuyên sản xuất một vài công
đoạn, một vài loại sản phẩm. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất
lao động mà còn tạo sự liên kết cùng phát triển giữa các DN, CSSX.
Vân Chàng giờ không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống như
liềm, cuốc, đinh, ốc vít… mà những sản phẩm có tính chính xác cao như:
phụ tùng xe máy, xe đạp, các bộ phận của máy gặt, nồi hơi… hay những đồ
gia dụng như: dao, kéo, chậu thau… cũng rất được tin dùng. Ông Đỗ Văn
Dũng, chuyên viên Phòng Công thương huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
cho biết: Giá trị sản xuất của CCN Vân Chàng tính ở thời điểm này đạt
khoảng 100-120 triệu đồng/ngày, lợi nhuận trung bình cho mỗi DN, CSSX

Giang Thị Thúy Quỳnh


12106391

3


khoảng 300 triệu đồng/năm. CCN Vân Chàng đang thu hút được khoảng
2.500 lao động cả trong và ngoài địa phương.
Ngay từ khi quy hoạch CCN Vân Chàng, vấn đề môi trường đã được Sở
Công Thương tỉnh Nam Định, Trung tâm khuyến công I, UBND thị trấn
Nam Giang đặc biệt chú trọng. Bởi trong quá trình sản xuất, nghề cơ khí của
Vân Chàng tạo ra rất nhiều bụi, hóa chất, nước và rác thải… Vì vậy, các
công trình xử lý chất thải của CCN Vân Chàng, bao gồm: hai hồ lắng, hai bể
chứa và xử lý rác thải, hệ thống thoát nước quanh CCN luôn được các cấp
chính quyền chú trọng kiểm tra. Ngoài ra, Trung tâm khuyến công I cũng
phối hợp với các DN, CSSX tổ chức những lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng an
toàn lao động, phát đồ bảo hộ cho người lao động… Với nguồn vốn đầu tư
hơn 3 tỷ đồng xây dựng các công trình xử lý chất thải, CCN Vân Chàng
đang sở hữu một hệ thống xử lý môi trường khép kín, hiệu quả cao.
Với những thành tích đạt được trong 5 năm qua, CCN Vân Chàng xứng
đáng là điểm sáng trong các CCN làng nghề của tỉnh Nam Định, khẳng định
hướng đi đúng cho sự phát triển các làng nghề truyền thống trong thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
2) tình trạng ô nhiễm của làng vân tràng
Cả khu làng mờ mịt khói bụi, ngột ngạt với tiếng búa, tiếng máy đột, dập, và
hầm hập nóng. Người dân Vân Tràng (Nam Trực, Nam Định) thường nói,
nếu rửa tay bằng nước mưa trên mái nhà đổ xuống thì 15 phút sau da sẽ bị
phồng rộp do axit sút ăn da và kim loại nặng ngấm vào.
Hơn 400 năm tồn tại, làng nổi tiếng giàu có nhờ nghề cơ khí, hàng sắt, mạ,
cô nhôm truyền thống. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế, dân làng đã

làm mức độ ô nhiễm tăng cao. Theo Sở Khoa học Công nghệ Môi trường
Nam Định, Vân Tràng bị ô nhiễm nặng nhất trong số 15 làng nghề ô nhiễm
loại 1 của tỉnh. Lượng bụi lơ lửng trong không khí đã ở mức 4,28 mg/m3
Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

4


vượt tiêu chuẩn cho phép 5-10 lần. Nhiệt độ trung bình trong khu vực sản
xuất luôn ở mức báo động trên 38,5 độ C.

Phần lớn các cơ sở sản xuất đặt ngay trong các khu dân cư, nhà xưởng chật
hẹp, hệ thống cống dẫn thoát nước thải chưa có quy hoạch và không đảm
bảo vệ sinh công nghiệp. 30 lò bễ rừng rực cháy suốt ngày đêm, 346 máy
đột, dập, khoan, tiện, hàng chục máy búa, cán nhôm hoạt động hết công suất
để tiêu thụ từ 50-70 tấn sắt, nhôm... và 400 kg hoá chất khiến làng ngày càng
ngột ngạt.
Mức độ ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí nặng đã làm cho phần lớn cư
dân Vân Tràng mắc các bệnh về đường hô hấp, da liễu và phụ khoa. Theo
đội Vệ sinh phòng dịch xã, tuổi thọ của dân làng là 55, 150 người mắc bệnh
lao phổi (4,7%), 246 người mắc bệnh viêm phế quản (8,3%), 80 người đau
mắt hột, số người chết vì ung thư phổi ngày một tăng lên. Ông Đoàn Hữu
Minh, một người dân làng, cho biết do không khí vô cùng bức bối, khó chịu
nên mùa đông dù trời có rét đến mấy nhà ông vẫn phải bật quạt để làm tản
hơi ô nhiễm."Gia đình tôi không có ai tránh được bệnh viêm mũi, đau mắt",
3)hậu quả của ô nhiễm môi trường do làng nghề mang lại

Giang Thị Thúy Quỳnh


12106391

5


tại làng nghề Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, ô nhiễm
môi trường đang đe dọa sức khoẻ người dân, dù địa phương đã có dự án đẩy
khí thải lên cao và dồn nước thải nguy hại vào hồ sinh học. Làng nghề Vân
Chàng chuyên sản xuất hàng cơ khí, đúc, mạ tẩy - mỗi tháng sử dụng
khoảng 300 tấn than và 112,5 tấn hoá chất các lại như axít, sút, Cr
CaC2.Theo điều tra của ngành y tế, tuổi thọ trung bình của người dân Vân
Chàng không vượt quá 55.
*)tình trạng ô nhiễm nước ở vân tràng
"Cải thiện điều kiện sản xuất và ô nhiễm môi trường làng nghề Vân Chàng",
làng nghề này đã được đầu tư hệ thống thu gom nước thải, đưa về 2 hồ lắng
trước khi thải ra sông Vân Chàng. Nhưng theo nhận định của Phó Chủ tịch
thị trấn Trần Minh Thông: Ô nhiễm môi trường trong xã vẫn rất căng thẳng,
bức xúc. 20-30 tấn xỉ than/ngày được thải ra của thôn Vân Chàng cũng chỉ
biết chôn xuống ao, hồ. Ba làng còn lại cũng trong tình cảnh tương tự. Phó
Chủ tịch UBND thị trấn Nam Giang Trần Trọng Hưởng cho hay: Vân Chàng
đã hết ao rồi, Đồng Côi thì cũng... gần hết. Nhiều nơi trước kia vốn là ao,
bây giờ đã trở thành... xưởng sản xuất.
Một cán bộ xã ước tính: Thôn Đồng Côi thải ra hơn 200m3 nước thải/ngày;
hai thôn còn lại thải ra từ 50-70m3/ngày. Tất cả lượng nước này đều được
thải thẳng ra môi trường chưa qua xử lý. Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn, ô
nhiễm không khí cũng làm người dân khốn khổ.
Vân Chàng nói riêng và Nam Giang nói chung nổi tiếng bởi các sản phẩm
liềm, hái, cuốc, xẻng và nhiều dụng cụ sinh hoạt khác. Toàn xã có 28 Cty cơ
khí, 2.000 sản xuất hộ gia đình. Hàng chục tỉ phú xuất hiện, nhà cao tầng

mọc lên san sát; thu nhập của công nhân từ 900.000-1.500.000đ/tháng. Tuy
nhiên, số người chết tại thị trấn do ung thư cao gấp 3-4 lần các nơi khác.

Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

6


Người dân Vân Tràng (Nam Trực, Nam Định) thường nói, nếu rửa tay bằng
nước mưa trên mái nhà đổ xuống thì 15 phút sau da sẽ bị phồng rộp do axit
sút ăn da và kim loại nặng ngấm vào.
*) Những "con đường rác"
Đi dọc xã, chúng tôi kinh hãi bởi hàng loạt những bãi rác tự phát. Con
đường Tống Cố (thôn Ba) vốn để đưa người chết ra nghĩa địa, dài khoảng
1km ken đặc những rác. Đấy là chưa kể lượng rác nằm dưới đường, đã được
bêtông lấp đi. Anh Trần Văn Xuân - người dân của thôn Ba - cho biết: Tại
thôn này, có khoảng 5 bãi rác như vậy.
Ở các thôn khác, tình hình cũng tương tự. Ngay trước cổng UBND thị trấn,
cũng xuất hiện một bãi rác tự phát; hay trên con đê Tả Đào, đôi chỗ lại chình
ình một đống rác to tướng. Được biết, thị trấn có 3.950 nhân khẩu, thu hút
thường xuyên 1.500-1.700 CN đến làm việc.
4) nguyên nhân và giải pháp khắc phục
a) nguyên nhân:
Làng nghề Vân Chàng chuyên sản xuất hàng cơ khí, đúc, mạ tẩy - mỗi tháng
sử dụng khoảng 300 tấn than và 112,5 tấn hoá chất các lại như axít, sút, Cr
CaC2
. 20-30 tấn xỉ than/ngày được thải ra của thôn Vân Chàng cũng chỉ biết chôn
xuống ao, hồ.

hàng loạt những bãi rác tự phát. Con đường Tống Cố (thôn Ba) vốn để đưa
người chết ra nghĩa địa, dài khoảng 1km ken đặc những rác
b)biện pháp khắc phục
xây dựng hệ thống nước thải để xử lý tập chung các dòng nước thải trong
khu vực làng nghề tránh tình trạng đổ nước thải bừa bãi ra ao hồ kênh rạch.

Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

7


Tu sửa các thiết bị xử lý rác,,, không vứt rác bừa bãi ra các khu vực công
cộng
Xây dựng làm nghề văn hóa.. tránh tình trạng sản xuất bùa bãi không có sự
cho phép của ủy ban chính quyền.
Nhà nước cũng có những hình thức xử phạt áp dụng đối với các trường hợp
không tuân thủ các luật ban hành mà vứt rác thải công nghiệp chưa qua xử lý
1 cách bừa bộn.

Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

8


KẾT LUẬN
Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất công

đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự
chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có ý
thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải mỗi tháng và không sử dụng
túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn một điều rằng chính bản thân bạn đã góp
phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào
những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đitác hại của
vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vitoàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô
nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện
nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bởi lẽ, trong
thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàngđã diễn ra mà nguyên nhân
chính là do con người với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Lời cam kết
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tìm kiếm tài liệu, suy
nghĩ và tự viết ra.
Không sao chép nguồn khác, của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê
viết hộ.

Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

9


Bài viết còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo :
1. Sách tập 2 Triết học

2. Trang chungta.com
3. Trang wikipedia.ogr

Giang Thị Thúy Quỳnh

12106391

10



×