Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

20 đề ôn tập ngữ văn luyện thi vào lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.18 KB, 23 trang )

Đề 1 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Cá nhụ cá chim cùng cá dé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đê thở : sao lùa nước Hạ Long
a) Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ ( 1 điểm )
b) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của một trong hai biện pháp tu từ đã chỉ ra ở
câu trên ( 1 điểm )
c) Đoạn thơ thể hiện tình cảm thái độ gì của tác giả ?
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về
chiến tranh
Câu 3 ( 4 điểm ) : Bước ra khỏi cuộc sống chiến tranh vệ quốc vĩ đại , con người
trở về với cuộc sống đời thường nhưng trong lòng ăm ắp những suy tư , trăn trở
Từ bài thơ ánh trăng ( Nguyễn Duy ) và truyện ngắn Bến quê
( Nguyễn Minh Châu ) nêu cảm nhận của em về những suy tư , trăn trở của tác giả

Đề 2 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Con ở miền Nam ra thăm lắng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
( Viếng lăng Bác – Viễn Phương )
a) Vì sao nhà thơ lại xưng con mà không phải là một đại từ khác ? ( 1 điểm )
b) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong câu thơ “ đã thấy trong
sương hàng tre bát ngát “ ( 1 điểm )
c) Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về lí


tưởng sống của thanh niên ngày nay


Câu 3 ( 4 điểm ) : Qua tác phẩm Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ) nêu suy
nghĩ của em về tình cha con của ông Sáu và bé Thu

Đề 3 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Dù ở gần con
Dù ở xa con ,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con ,
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con
( Trích Con Cò – Chế Lan Viên )
a) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? ( 1 điểm )
b) Nêu ý nghĩa sự vận động của không gian từ rừng , bể đến lòng mẹ ? ( 1 điểm
)
c) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ ( khoảng từ
5- 7 câu ) ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Từ các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 hãy viết bài văn nghị luận (
khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ về chiến tranh ảnh hưởng như thế nào đến
đời sống của con người
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng
Vày bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Câu hát căng buồm với gió khơi ,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời .
Mặt trời đội nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi


( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận )
Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ trên . Từ đó , hãy liên hệ với một khổ thơ
hoặc đoạn thơ khác . Từ đó , hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác cùng
chủ đề mà em biết để thấy được gặp gỡ của tác giả khi viết về đề tài này
Gợi ý : đoạn thơ “ quê hương “ của Tế Hanh
Ngày hôm sau , ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời ! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Đề 4 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
( Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ )
a) Nêu nội dung của đoạn thơ trên ( 1 điểm )
b) Tìm thành phần biệt lập trong đoạn thơ ? Gọi tên và cho biết nó được dùng
để làm gì ? ( 1 điểm )
c) Em hãy viết 1- 2 câu văn nêu nhận xét , suy nghĩ của em về tiếng việt ( 1
điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về

văn hóa xếp hàng của người Việt Nam
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Ta làm con chim hót
Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
( Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải )
Nêu cảm nhận của em về khát vọng cống hiến trong hai khổ thơ trên . Từ đó , hãy
liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác cùng chủ đề mà em biết để thấy được
điểm gặp gỡ của tác giả khi viết về đề tài này
Gợi ý : a) khổ thơ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác – Viễn Phương
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
b) đoạn thơ Một khúc ca xuân của Tố Hữu
Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót , chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho , đâu chỉ nhận riêng mình

Đề 5 :
Câu 1 ( 3 điểm ) : đọc đoạn trích sau
[….] Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :

- Thì má cứ kêu đi
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh , nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Anh sáu vẫn ngồi im , giả vờ không nghe , chờ nó gọi ‘ Ba vô ăn cơm ‘ . Con bé cứ
đứng trong bếp nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không đáp lại . Con bé bực mình quá , quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng )
a) Tác phẩm Chiếc lược ngà thuộc thể loại nào ?
b) Vì sao Anh Sáu vẫn ngồi im , giả vờ không nghe ?


c) Nhân vật con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Vì sao có sự vi phạm đó
d) Từ đoạn trích trên , nêu cảm nhận của em về tính cách của nhân vật bé Thu (
khoảng 5 – 7 dòng )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về
trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Phân tích những nét đặc sắc của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ sau :
Buồn trông cửa bể chiều hôm ,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi


Đề 6 :
Câu 1 ( 3 điểm ) : đọc đoạn thơ sau
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu , bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà , bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc ,
Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?


( Bếp lửa – Bằng Việt )
a) Nêu xuất xứ của bài thơ
b) Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả , tự sự và biểu cảm trong
đoạn thơ
c) Âm thanh tiếng tu hú cứ lặp đi lặp lại như một sự ám ảnh trong đoạn thơ .
Phân tích tích ý nghĩa của sự lặp lại đó
d) Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người cháu dành cho bà ( khoảng 57 câu )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
- Lắng nghe để nhận được nhiều những bài học bổ ích từ thầy cô
- Lắng nghe để sửa chữa những lỗi lầm của chính bản thân mình
- Lắng nghe để thấu hiểu , đồng cảm và sẻ chia với những nỗi niềm buồn vui
của bạn bè ………………
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về chủ
đề : biết lắng nghe

Câu 3 ( 4 điểm ) : Nêu cảm nhận của em về nét đẹp riêng trong mỗi bức tranh xuân
dưới đây :
Ngày xuân con én đưa thoi ,
Thiều quang chín thục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )

Đề 7 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Mùa thu . Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm , với tiếng
lá rì rào . Nhưng những khu rừng trên núi và gấn biển mới thực sự là đẹp . Đứng ở


đó ta nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ . Sương mù và biển cả thường xuyên tràn vào và
vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt . Rêu từ trên cành cây xõa dài trên mặt đất
như những mớ tóc xanh ……………….
a) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích ( 1 điểm )
b) Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau ( 1 điểm ) : Rêu từ trên
cành cây xõa dài trên mặt đất như những mớ tóc xanh
c) Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên và tìm một tác phẩm cũng viết về vẻ đẹp
mùa thu mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9
Câu 2 ( 3 điểm ) :


Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về nội
dung được gợi ra từ hình trên
Câu 3 ( 4 điểm ) : Trình bày cảm nhận của em về bức tranh gia đình hạnh phúc
được thể hiện qua những dòng thơ đầu của bài thơ Nói với con ( Y Phương ). Tìm
điểm gặp gỡ khi đối chiếu với đoạn thơ sau :
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng
( Nói với con – Y Phương )
……….. Đường xa con thấy gần


Chân trời như bắt được
Đôi mắt cười trong vắt
Lần đầu con biết đi
( Con biết đi , Lê Khánh Mai )

Đề 8 :
Câu 1 ( 3 điểm ) : Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu bên dưới
Bước vào thế kỉ mới , muốn ‘ sánh vai cùng các cường quốc năm châu ‘thì
chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh , vứt bỏ những điểm
yếu . Muốn vậy thì khâu đầu tiên , có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ
-những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới – nhận ra điền đó , quen
dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất
( Trích Ngữ Văn 9 , tập hai , NXB Giáo dục )

a) Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào ? Thời điểm lịch sử của văn
bản đó ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì ? ( 1 điểm )
b) Theo em , tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất
nước ? ( 1 điểm )
c) Tìm một phép liên kết có trong đoạn văn ( 0,5 điểm )
d) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn ( 0,5 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu cảm nghĩ của em về
chủ đề ‘ lời cảm ơn và xin lỗi ‘
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng ,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển ,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận )


Nêu cảm nhận của em về hai khổ . Từ đó , hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn
thơ khác cùng chủ đề mà em biết để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết
về đề tài này
Gợi ý : đoạn thơ trong bài ‘ Quê hương ‘ của Tế Hanh
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió


Đề 9 :
Câu 1 ( 3 điểm ) : đoạn thơ
Vẫn còn bao nhiêu nắng
. ………………………..
…………………………
Trên hàng cây đứng tuổi
a)
b)
c)
d)

Chép tiếp hai câu thơ còn thiếu trong đoạn thơ trên ( 1 điểm )
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? ( 0,5 điểm )
Hãy nêu biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ cuối ( 0,5 điểm )
Giải thích ý nghĩa hai câu thơ cuối ( 1 điểm )

Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nếu suy nghĩ của em về vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Nêu cảm nhận của em về một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật Phương Định ( trích
Những ngôi sao xa xôi – Lệ Minh Khuê ) . Từ đó , hãy liên hệ với một đoạn thơ
( văn) trong một tác phẩm khác cùng chủ đề mà em biết để thấy được điểm gặp gỡ
của hai tác giả khi viết về đề tài này
Gợi ý : sử dụng đoạn thơ
Chuyện kể rằng : em , cô gái mở đuờng
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù . Hứng lấy luồng bom……….



( Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ )

Đề 10 :
Câu 1 ( 3 điểm ) : Đọc đoạn trích sau
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm ?
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Nhưng chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai !
( Tự sư – Nguyễn Quang Hưng )
a) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích ( 1 điểm )
b) Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau : ( 1 điểm )
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai !
c) Hãy nêu một bài học cuộc sống mà em cảm nhận được trong đoạn trích trên
( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Trường học là nơi học được những cách giao tiếp có văn hóa . Hãy viết một văn
bản nghị luận bàn về cách ứng xử cần thiết trong mối quan hệ bạn bè ở học đường
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
( Viếng lăng Bác – Viễn Phương )


Nêu cảm nhận của em về tình cảm đối với Bác Hồ trong khổ thơ trên . Từ đó hãy
liên hệ với khổ thơ của Tố Hữu để thấy được điểm gặp gỡ của hai tác giả khi viết
về đề tài này
Gợi ý : a) Suốt mấy đêm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt , trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau , mấy gốc dừa !
( Bác ơi – Tố Hữu )
b)

Muốn dừng bên Bác lâu hơn

Chân xa từng bước lòng còn ngoái sau
Đường về chim hót cành cao ,
Nắng lên ấm áp biết bao triêu người
Mà thương Bác lạnh không nguôi
Ước gì gửi được nắng trời vào lăng
( Lần đầu viếng Bác – Vương Trọng )

Đề 11 :
Câu 1 ( 3 điểm ) đọc đoạn trích sau
‘ Tre xung phong vào xe tăng đại bác , tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh
, giữ đồng lúa chính , tre hy sinh để bảo vệ con người . Tre anh hùng lao động ! Tre
anh hùng chiến đấu ‘
( Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới )
a) Nêu nội dung chính của đoạn văn ( 1 điểm )

b) Sách ngữ văn 9 có một bài thơ nêu lên hình ảnh cây tre . Đó là bài thơ nào ?
Của ai ? Nêu ý nghĩa của hình ảnh ấy trong bài thơ ( 1 điểm )
c) Chỉ ra và gọi tên một phép liên kết câu có trong đoạn văn ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Hiện nay một số học sinh chạy theo trào lưu làm đẹp , học sinh nữ đi học thoa
phấn , tô son , đeo nhiều hoa tai , sơn móng tay , móng chân . Nam sinh đeo hoa tai
, tóc model….. thậm chí có bạn còn xâm mình . Đây có phải là nét đẹp học sinh ?
Hãy trình bày suy nghĩ của em về các hiện tượng trên
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biệc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước trong khổ thơ
trên . Từ đó , hãy liên hệ với khổ thơ sau để thấy được điểm gặp gỡ của hai tác giả
khi viết về đề tài thiên nhiên
Gợi ý : a) Đi giữa đổng xuân , dạ ngẩng ngơ
Quê hương ta hỡi ! Có ai ngờ
Mỗi dòng kênh đó bờ tre đó
Máu đã rơi nhiều , đỏ ước mơ !
( Xuân sớm – Tố Hữu )
b) Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục , đã ngoài sau mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

( Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du )

Đề 12 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Chẳng ai muốn làm hành khuất
Tội trời đày ở trần gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào ……………


( Dặn con – Trần Nhuận Minh )
a) Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ?
b) Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc ‘ Con không ……’ ?
c) Tại sao người cha lại dặn con :
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được rút ra từ
lời dặn dò của người cha trong bài thơ trên
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Cảm nhận về ‘ Bức tranh thiên nhiên ‘ qua đoạn thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh và
liên hệ đoạn thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu để thấy nét tương đồng :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

( Sang Thu – Hữu Thỉnh )
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang ,
Tóc buồn buông xuống lệ hàng hàng :
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
( Đây mùa thu tới – Xuân Diệu )

Đề 13 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa


Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
( Nói với con – Y Phương )
a) Cụm từ ‘ người đồng mình ‘ trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào ? ( 1 điểm )
b) Nêu ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của các từ đan , cài , ken trong hai
câu thơ :
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
c) Nêu nội dung chính của đoạn thơ ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết một văn bản ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về giá trị
thiên nhiên biển đảo

Câu 3 ( 4 điểm ) :
Qua nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ ) và
Thúy Kiều ( Chị em Thúy Kiều , Kiều ở Lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du ) nêu cảm
nghĩ của em về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Đề 14 :
Câu 1 ( 3 điểm ) : đọc đoạn thơ sau
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy lụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng , bà dặn cháu đinh ninh :
‘ Bố ở chiến khu , bố còn việc bố ,
Mày có viết thư chớ kể này , kể nọ ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !’
a) Đoạn thơ được trích trong bài thơ nào ? Hoàn cảnh sáng tác ? Tác giả là ai ?
b) Lời người bà dặn cháu :
‘ Bố ở chiến khu , bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này , kể nọ ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !’
Có vi phạm phương châm hội thoại không ? Vi phạm phương châm gì ?
c) Nêu cảm nghĩ của em về lời người bà dặn cháu ( khoảng 5-7 dòng )
Câu 2 ( 3 điểm ) :


- Một bà lão ngoài tám mươi tuổi , chiều nào cũng mang cơm thừa hay những
mẩu bánh mì gom được từ những người dân ở khu phố ra hồ cho cá ăn
- Một bạn nhỏ tám năm ròng cõng bạn tật nguyền đến trường
Nghĩa cử cao đẹp của những người già , người trẻ ấy đã khiến em nghĩ gì về lối
sống của bản thân ? Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) trình bày
những suy nghĩ đó

Câu 3 ( 4 điểm ) :
Phân tích diễn biến tâm lí và tình yêu làng , yêu nước của nhân vật ông Hai
( truyện ngắn Làng – Kim Lân ) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc .

Đề 15 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Anh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
( Ánh trăng – Nguyễn Duy )
a) Các từ mặt trong câu thơ Ngửa mặt lên nhìn mặt chỉ những đối tượng nào ? ‘
người vô tình ‘ được nhắc đến trong câu Kể chi người vô tình là ai ? ( 1
điểm )
b) Chỉ ra và nêu hiện quả tu từ của các từ láy trong đoạn thơ ( 1 điểm )
c) Vì sao ánh trăng im phăng phắc lại kiến cho ta giật mình ? ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Hội chứng hâm mộ thần tượng quá mức của fan cuồng , đặc biệt là trong giới trẻ
hiện nay đang có những biểu hiện tiêu cực , đáng lo ngại
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên .
Câu 3 ( 4 điểm ) :


‘ …Tôi đến gần quả bom . Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình , tôi
không sợ nữa . Tôi sẽ không đi khom . Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom
khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới …..

….Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom . Đất rắn . Những hòn sỏi theo tay tôi
bay ra hai bên . Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom . Một tiếng động sắc
đến gai người , cứa vào da thịt tôi . Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm
quá chậm ….
….Quen rồi . Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần . Ngày nào ít : ba lần . Tôi
có nghĩ tới cái chết . Nhưng một cái chết mờ nhạt , không cụ thể . Còn cái chính :
liệu mìn có nổ , bom có nổ không ? Không thì làm cách nào có châm mìn lần thứ
hai ? Tôi nghĩ thế , nghĩ thêm : đứng cẩn thận mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá
phiền . Và mồ hôi thấm vào môi tôi , mằn mặn , cát lạo xạo trong miệng ….’
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong một lần phá bom . Từ đó
hãy liên hệ với lời bài hát sau để thấy được điểm gặp gỡ của tác giả khi viết về
hình ảnh thế hệ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ :
‘ ….Cô gái miền quê ra đi cứu nước
Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn
Bàn tay em phá đá mở đường
Gian khó phải lùi nhường em tiến bước …..’
( Cô gái mở đường – Nhạc sĩ Xuân Giao )

Đề 16 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Bên kia những hàng cây bằng lăng , tiết trời đầu thu đem đến cho con sông
Hồng một màu đỏ nhạt , mặt sông như rộng thêm ra . Vòm trời cũng như cao hơn .
Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi
bên kia sông , và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc
này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen
với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá da thịt , hơi thở của đất màu
mỡ . Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất , đây là
một chân trời gần gũi , mà lại xa lạ vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông
Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình
( Trích Bến quê của Nguyễn Minh Châu – sách ngữ văn 9 tập 2 )

a) Hình ảnh ‘ tiết trời đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt , mặt sông
như rộng thêm ra ’ gợi cho em liên tưởng đến một bài thơ của Hữu Thỉnh .
Hãy viết lại nguyên văn khổ thơ thứ hai của bài thơ ấy ? ( 1 điểm )
b) Tìm , chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn trên ( 1 điểm )


c) ‘ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất , đây là
một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đến – cái bờ bên kia
sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ’ . Nêu suy nghĩ của em về tình
huống nghịch lý này ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
‘ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa , nhưng mê muội thần tượng là
một thảm họa ’ . Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi )
trình bày suy nghĩ của em ý kiến trên .
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật , bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất , nhìn trời , nhìn thẳng
……Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật )
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau . Từ đó em hãy tìm đoạn thơ hoặc bài thơ
đối chiếu để tìm điểm gặp gỡ giữa các tác giả
Gợi ý :
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh , giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
( Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân )


Đề 17 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
( Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ )
a) Nêu nội dung của đoạn thơ trên ( 1 điểm )
b) Tìm thành phần biệt lập trong đoạn thơ ? Gọi tên và cho biết nó được dùng
để làm gì ? ( 1 điểm )
c) Em hãy viết 1- 2 câu văn nêu nhận xét , suy nghĩ của em về Tiếng Việt ( 1
điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Nick Vujicic , người Úc , sinh năm 1982 , đã phải đối diện với hoàn cảnh vô cùng
nghiệt ngã từ khi chào đời
Tháng 5 – 2013 , Nick đã đến Việt Nam . Mặc dù là một người không tay , không
chân , anh đã trở thành một diễn dã nổi tiếng trên toàn thế giới . Bằng trái tim của
mình , anh đã chạm đến trái tim của hàng triêu người . Hãy viết bài văn nghị luận
bày tỏ suy nghĩ về những điều kì diệu của chàng trai này .
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng , đầu sát bên đầu ,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng Chí !
( Đồng Chí – Chính Hữu )
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên . Từ đó hãy liên hệ với đoạn thơ khác để
tìm điểm gặp gỡ giữa hai tác giả
Gợi ý :
Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ


Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi ‘ một hai ’
Súng bắn chưa quen , quân sự mươi bài
Lòng vẫn rộn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu ,
Rèn thêm đao kiếm ,
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
( Nhớ - Hồng Nguyên )

Đề 18 :
Câu 1 : ( 3 điểm )
Thời gian là sự sống . Bạn vào bệnh viện mà xem người bệnh nặng nếu kịp thời
chạy chữa thì sống , để chậm thì chết .
Thời gian là thắng lợi . Bạn hỏi anh bộ đội mà xem , trong chiến đấu biết nắm
thời cơ , đánh địch đúng lúc là thắng lợi , để mất thời cơ là thất bại
Thời gian là tiền . Trong kinh doanh sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi , không
đúng lúc là lỗ

Thời gian là tri thức . Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi . Học ngoại ngữ
mà bữa đực bữa cái ( thiếu kiên trì ) , thì học mấy cũng không giỏi được …..
( Phương Liên – Ngữ văn 9 )
a) Trong văn bản ‘ thời gian ‘ được tác giả khẳng định là những gì ? Ý nghĩa
của sự khẳng định đó ( 0,5 điểm )
b) Dựa vào nội dung chính của phần trích dẫn trên , em hãy đặt tựa đề cho văn
bản . Tại sao em lại đặt tựa đề đó ? ( 0,5 điểm )
c) Xác định thành phần biệt lặp trong đoạn cuối của văn bản ( 1 điểm )
d) Chỉ ra một phép tu từ đặc sắc trong văn bản trên . Tác dụng của nó .
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của
em về việc mỗi người cần làm gì để thời gian trôi qua không trở nên vô nghĩa
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Cảm nhận về tình cảm người cha dành cho con qua nhân vật ông Sáu trong
truyện ngắn ‘ Chiếc lược ngà ’ của Nguyễn Quang Sáng và đoạn thơ sau :


Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé
Để con đi ………….
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con
( Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông )

Đề 19 :

Câu 1 ( 3 điểm ) :
Lận đận dời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi , đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm ,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm ,
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi ,
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui ,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
a) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào ? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh
sáng tác của bài thơ ấy ? ( 1 điểm )
b) Tìm biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên ? Gọi tên và nêu tác dụng của
phép tu từ đó ? ( 1 điểm )
c) Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên . Nêu tên gọi của thành
phần ấy ? ( 1 điểm )
Câu 2 ( 3 điểm ) :
‘ Trong ba tháng đầu năm 2016 ( tính từ ngày 16/12/2015 đến 15/3/2016) cả
nước xảy ra 4.985 vụ tai nạn giao thông


Qua thống kê trên , hãy viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy
thi ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề tai nạn giao thông ở nước ta , trong tình hình
hiện nay .
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Cảm nhận của em về tình mẫu tử qua những dòng thơ sau trích từ bài thơ ‘ Con
Cò ’ của nhà thơ Chế Lan Viên
Dù ở gần con ,
Dù ở xa con ,
Lên rừng xuống bể ,
Cò sẽ tìm con ,

Cò sẽ mãi yêu con .
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con
Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ sau để thấy được điểm gặp gỡ của hai nhà thơ khi
viết về đề tài trên .
Cái cò….sưng chát đào chua….
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy )

Đề 20 :
Câu 1 ( 3 điểm ) :
‘ Nhìn dòng người gồm cả già , trẻ gái trai , không phân biệt tuổi tác giàu
nghèo , địa vị miền ngược xuôi và nhất là không phân biệt ‘ thân ’ , ‘ sơ ’ với Đại
tướng …..lặng lẽ đổ về nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông hay các điểm
viếng Đại tướng trên toàn quốc …. ; tôi bỗng có cảm giác đây chính là một cuộc
hành hương
Phải , đây là cuộc hành hương vĩ đại của cả một dân tộc , hướng về một biểu
tượng lớn , một nhân cách lớn , là Đại tướng Võ Nguyên Giáp . Một cuộc hành
hương thấm đẫm cảm xúc đau thương , tiếc nuối , nhưng cũng tràn đầy niềm kiêu
hãnh và tự hào ; một cuộc hành hương để giã biệt một con người nhưng đồng thời
cũng đưa người ấy vào cõi bất tử trong lòng mình . Cuộc hành hương khiến cho cả
dân tộc tự thấy rõ hơn bao giờ hết là mình cùng chung một nhà ….’


( Đông Kinh – Văn hóa & Thể thao )
a)
b)
c)

d)

Nêu nội dung của phần trích trên ( 0,5 điểm )
Đặt nhan đề ( 0,5 điểm )
Chỉ ra một thành phần biệt lặp hiện diện trong phần trích trên ( 1 điểm )
Tình cảm của người viết được thể hiện trong đoạn trích như thế nào ( 1 điểm
)

Câu 2 ( 3 điểm ) :
Đọc mẫu tin sau :
Ăn buffet giá rẻ ở TP.HCM
Cuối tháng 7/2012 cảnh ăn uống của một nhà hàng buffet tại TP.HCM cũng
khiến người xem choáng váng . Nhiều người tham gia dùng buffet không ngại lấy
tay bốc thức ăn thậm chí tranh nhau bốc thật nhanh mỗi khi nhân viên nhà hàng đặt
đồ hải sản như tôm , hàu lên khay . Theo những người có mặt , nguyên nhân tạo
nên cảnh tranh giành trên là do số lượng người tham gia quá đông , trong khi phần
ăn hạn hẹp . Giá buffet khá rẻ ( 100 ngàn đồng một suất ) cũng tạo cho các thức
khách tâm lí tranh nhau để không bỏ lỡ bữa ăn giá rẻ này .
Viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) nêu suy nghĩ của em
về mẫu tin trên
Câu 3 ( 4 điểm ) :
Phân tích bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy . Từ đó hãy liên hệ với đoạn thơ sau
để tìm điểm gặp gỡ giữa hai tác giả
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
( Tố Hữu )





×