Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐỘ MẶN CỦA CÁ BASA (Pangasius bocourti) BỘT, HƯƠNG, GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THÍCH NGHI
ĐỘ MẶN CỦA CÁ BASA (Pangasius
bocourti) BỘT, HƯƠNG, GIỐNG

Ks. BÙI THỊ KIM XUYẾN

AN GIANG, THÁNG 9 NĂM 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THÍCH NGHI
ĐỘ MẶN CỦA CÁ BASA (Pangasius
bocourti) BỘT, HƯƠNG, GIỐNG

Ks. BÙI THỊ KIM XUYẾN

AN GIANG, THÁNG 9 NĂM 2014


Đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm khả năng thích nghi độ mặn của
cá Ba sa (Pangasius bocourti) bột, hƣơng, giống”, do tác giả Bùi Thị Kim Xuyến,
công tác tại khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên thực hiện. Tác giả đã báo
cáo kết quả nghiên cứu và đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học
An Giang thông qua ngày 16/01/2014.

Thƣ ký



Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng

i


LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học và
Hợp tác Quốc tế, Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Phòng Quản trị thiết bị, Ban Chủ nhiệm
Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học An Giang đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trong Bộ môn Thủy sản, đặc biệt Công ty
TNNH Tống Minh Chánh đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu này.
Xin cám ơn tất cả các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.

ii


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong công
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của công
trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


An Giang, ngày 16 tháng 01 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Bùi Thị Kim Xuyến

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Thử nghiệm khả năng thích nghi độ mặn của cá Ba sa (Pangasius
bocourti) bột, hƣơng, giống” thực hiện tại trường đại học An Giang trong thời gian
70 ngày với mục tiêu cung cấp một số dẫn liệu cho qui trình sản xuất giống cá Ba sa
trong điều kiện biến đổi khí hậu, gồm 3 thí nghiệm. Kết quả cho thấy LC50-48giờ
của cá Ba sa bột ở độ mặn 10 ‰.
Thời gian thí nghiệm 30 ngày: cá tăng trưởng về khối lượng, chiều cao, chiều dài cao
nhất ở nghiệm thức 9 ‰, thấp nhất là ở nghiệm thức 0 ‰, chiều cao thấp nhất ở
nghiệm thức 3 ‰. Độ mặn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Thời gian thí nghiệm cá từ 40 ngày đến 70 ngày tuổi: ở nghiệm thức 0 ‰ có tăng
trưởng về khối lượng, chiều dài, chiều cao lớn nhất, thấp nhất ở 13 ‰. Ở giai đoạn
này độ mặn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Như vậy, cá ở giai đoạn dưới 30 ngày tuổi tốc độ tăng trưởng về khối lượng ở độ
mặn 9 ‰ cao hơn các nghiệm thức có độ mặn thấp hơn. Ngược lại, khi cá ở giai
đoạn 30 ngày tuổi trở lên, ở 0 ‰ lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất và thấp nhất ở
13‰. Độ mặn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Từ khóa: LC50-48 giờ, khả năng thích nghi, nồng độ muối, Pangasius bocourti.

iv



ABSTRACT
“Test the salinity adaptability of Ba sa catfish (Pangasius bocourti) fry,
fingerling, juvenile” was carried out at An Giang University with third experiments.
Determine LC50-48h, the results showed that the lethal concentration was on the
salinity 10 ‰ and more than.
The highest weight, the highest length and the highest height were on the salinity 9
‰. Furthermore, the survival rate was insignificant difference between four
treatments in the first 30 days. Moreover, from 40 experiment days to 70 experiment
days the control treatment was the good results. In addition, the survival rate was
insignificant difference. Thus, the results showed that the good growth was in the
first days of the experiment which was in the high salinity concentration, and vice
versa.
Keyword: LC50-48h, salinity adaptability, lethal concentration, Pangasius bocourti.

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................... ii
LỜI CAM KẾT ...................................................................................... iii
TÓM TẮT ............................................................................................... iv
ABSTRACT ............................................................................................. v
MỤC LỤC ............................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ xi
CHƢƠNG 1.............................................................................................. 1
GIỚI THIỆU............................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1

1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2

CHƢƠNG 2.............................................................................................. 3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
2.1. Sơ lược về cá Ba sa ............................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Ba sa.......................................................................... 3
2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng(fishbase) ................................................. 3
2.2.3. Đặc điểm sinh sản .............................................................................................. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 6
2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu LC50 ................................................... 7
2.3.1. Định nghĩa LC50 ................................................................................................ 7
2.3.2. Độc tính cấp ........................................................................................................ 7
2.3.3 Nghiên cứu LC50 của một số độc chất trong nuôi trồng thủy sản ...................... 7

CHƢƠNG 3.............................................................................................. 9
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 9
vi


3.1. Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 9
3.2. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ nghiên cứu .......................................................... 9
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................................. 9
3.4. Phương pháp tiến hành ........................................................................................ 11
3.4.1. Chuẩn bị bể ....................................................................................................... 11
3.4.2. Chuẩn bị nước và thức ăn ................................................................................. 11
3.4.4. Cách cho ăn ...................................................................................................... 12
3.4.3. Thời gian và chu kỳ thu mẫu ............................................................................ 12

3.5. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................... 13

CHƢƠNG 4............................................................................................ 14
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 14
4.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng chết của cá (LC50-96 giờ) ở các độ mặn 0, 5,
10, 15, 18 và 20 ‰ ..................................................................................................... 14
4.2. Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 ................................... 15
4.2.1. Nhiệt độ ............................................................................................................ 15
4.2.2. Chỉ tiêu pH ....................................................................................................... 16
4.2.3. Hàm lượng Oxy hòa tan (DO mg/l) ................................................................. 18
4.2.4. Nồng độ NO2- mg/l .......................................................................................... 19
4.2.5 Hàm lượng NH3/NH4+ mg/l ............................................................................... 20
4.3 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 2: giai đoạn từ cá
hương đến 30 ngày. .................................................................................................... 21
4.3.1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài ............................................................................ 21
4.3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao ............................................................................ 22
4.3.3 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng..................................................................... 23
4.3.4 Tỷ lệ sống .......................................................................................................... 24
4.4. Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 3: giai đoạn 30 ngày
đến 60 ngày. ............................................................................................................... 24
4.4.1. Tốc độ tăng trưởng chiều dài ........................................................................... 24
4.4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ........................................................................... 25
4.4.4. Tỷ lệ sống ......................................................................................................... 27

CHƢƠNG 5............................................................................................ 28
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 28
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 28
vii



5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 29
PHỤ CHƢƠNG 1 .................................................................................. 33

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Cá Ba sa (Pangasius bocourti)........................................................................ 3
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ............................................................................... 10
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ............................................................................... 10
Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 ............................................................................... 11
Hình 5. Biến động nhiệt độ sáng chiều giai đoạn cá hương đến 30 ngày .................. 16
Hình 6. Biến động nhiệt độ sáng chiều giai đoạn từ bột đến 30 đến 60 ngày ............ 16
Hình 7. Biến động giá trị pH trung bình của các nghiệm thức giai đoạn cá hương đến
30 ngày ....................................................................................................................... 17
Hình 8. Biểu đồ biến động giá trị pH trung bình của các nghiệm thức giai đoạn 30
đến 60 ngày ................................................................................................................ 17
Hình 9. Biến động hàm lượng DO giai đoạn cá hương đến 30 ngày ......................... 18
Hình 10. Biến động hàm lượng DO giai đoạn thí nghiệm từ 30 đến 60 ngày .......... 18
Hình 11. Biến động hàm lượng NO2- giai đoạn cá hương đến 30 ngày ..................... 19
Hình 12. Biến động hàm lượng NO2- giai đoạn ương 30 đến 60 ngày ...................... 19
Hình 13. Biến động hàm lượng NH3/NH4+ giai đoạn cá hương đến 30 ngày ............ 20
Hình 14. Biến động hàm lượng NH3/ NH4+ giai đoạn ương từ 30 đến 60 ngày ........ 21
Hình 15. Biến động tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày của các nghiệm thức
(mm/ngày) .................................................................................................................. 21
Hình 16. Biến động tốc độ tăng trưởng chiều cao theo ngày của các nghiệm thức
(mm/ngày) .................................................................................................................. 22
Hình 17. Biến động tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày ở các nghiệm thức

(gram/ngày) ................................................................................................................ 23
Hình 18. Tỷ lệ sống (%) ở các độ mặn khác nhau tại thời điểm ngày thứ 30 ............ 24
Hình 19. Biến động của tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày của các nghiệm thức
trong giai đoạn 30 đến 60 ngày (mm/ngày) .............................................................. 24
Hình 20. Biến động của tốc độ tăng trưởng chiều cao theo ngày của các nghiệm thức
trong giai đoạn 30 đến 60 ngày (mm/ngày) .............................................................. 25
Hình 21. Biến động của tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày của các nghiệm
thức ở giai đoạn thí nghiệm từ 30 đến 60 ngày (mm/ngày) ....................................... 26
Hình 22. Tỷ lệ sống (%) ở các độ mặn khác nhau tại thời điểm ngày thứ 60 ............ 27

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. LC50 của cá Ba sa bột ở các nồng độ muối khác nhau trong thời gian 96 giờ
thí nghiệm .................................................................................................................. 14

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FW: fresh water
SW: sea water
ASTT: áp suất thẩm thấu
DO:

oxy hòa tan

NO:


ngưỡng oxy

CĐHH: cường độ hô hấp
TGGC: thời gian gây chết
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
l: lít
LC50: nồng độ gây chết 50%
LD50: liều lượng gây chết 50%
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NT: nghiệm thức
ĐC: đối chứng
TLS: tỷ lệ sống (%)

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Nghề nuôi cá Tra, cá Ba sa xuất khẩu là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt
Nam, xuất khẩu cá Tra, Ba sa 11 tháng đầu năm 2013 đạt 1,59 tỷ USD trên tổng số
kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản là 6,23 tỷ USD (Bản tin Thương mại Thủy
sản số 48-2013 ngày 27/12/2013). Bên cạnh đó, nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở
các vùng ven biển nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng ngày một phát triển.
Bên cạnh đó, hiện tượng biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu dẫn tới việc việc xâm
thực mặn ngày càng tăng, một số vùng đất ven biển có nguy cơ mặn hoá và việc

nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt sẽ gặp nhiều khó khăn do lượng

– 70
km, tiêu diệt và phá huỷ nhiều loài sinh vật nước ngọt ở 8 vườn quốc gia, 11 khu dự
trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động
tiêu cực, tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng
và đất ve
.
xâm mặn cần chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thủy sản sang hướng nước lợ để đáp
ứng nhu cầu lương thực nội địa và xuất khẩu. Theo Worldwildlife.org (2014) cá
Tra, Ba sa được xuất khẩu chiếm hơn 90% trên toàn thế giới, tăng hơn 50 lần trong
thập kỉ qua. Tổng diện tích nuôi ở 9 tỉnh ở ĐBSCL đạt 137.000 ha cá Tra, Ba sa và
một số loài cá nước ngọt khác. Năm 2011, tổng sản lượng cá Tra, Ba sa chiếm
600.000 tấn. Với phương pháp nuôi thâm canh hiệu quả, các chuyên gia dự đoán cá
Tra, Ba sa là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong tương lai và con số này sẽ đạt 9
tỷ vào năm 2015. Tuy nhiên, cá Ba sa chủ yếu chỉ nuôi
“Thử nghiệm khả năng thích
nghi độ mặn của cá Ba sa (Pangasius bocourti) bột, hƣơng, giống”
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định ngưỡng chết của cá Ba sa bột ở độ mặn nhất định (LC50-96 giờ) để từ đó
tìm ra được độ mặn thích hợp khi ương cá Ba sa ở giai đoạn bột.
Xác định độ mặn thích hợp của cá Ba sa ở giai đoạn hương, giống cho kết quả tăng
trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. Để từ đó tìm ra nồng độ mặn thích hợp cho cá khi
ương ở vùng có nguy cơ nhiễm mặn trong tương lai.

1



1.3.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: cá Ba sa (Pangasius bocourti) bột và cá Ba sa
giống.
1.4.

Nội dung nghiên cứu

Theo dõi tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng (khối lượng, chiều dài tổng, chiều cao thân)
của cá Ba sa từ bột lên giống ở các độ mặn khác nhau.
Theo dõi các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, NO2, NH3, DO trong quá trình ương.
- Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng chết của cá Ba sa bột ở độ mặn nhất định bằng
cách kiểm tra (LC50-96 giờ) ở các độ mặn 0 (đối chứng), 5, 10, 15, 18, 20 ‰.
- Thí nghiệm 2: So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Ba sa từ giai đoạn 7
ngày đến 37 ngày tuổi ở các độ mặn 0, 3, 6, 9 ‰.
- Thí nghiệm 3: So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Ba sa từ 40 đến 70
ngày ở các độ mặn 0, 9, 11, 13 ‰.
Những đóng góp của đề tài:
- Đóng góp về mặt khoa học: Cung cấp một số dẫn liệu liên quan đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Ba sa trong quá trình thí nghiệm như xác định
được ngưỡng chết của cá Ba sa bột, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện qui
trình ương nuôi cá Ba sa ở vùng nước lợ. Tìm ra độ mặn thích hợp để ương cá Ba
sa từ giai đoạn bột lên giống cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, đề
tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu về cá Ba sa tiếp theo như: ngưỡng chết của cá
hương, giống, thịt hay các nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lí của cá Ba sa.
- Đóng góp phát triển kinh tế xã hội: Đây là đối tượng nuôi mới có thể nuôi
ở các vùng nước lợ hoặc nhiễm mặn.

- Đóng góp bảo vệ môi trường: Góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp
cân bằng sinh thái, tận dụng những vùng đất hoang hóa.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.

Sơ lƣợc về cá Ba sa

2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Ba sa
2.1.1.1.

Hệ thống phân loại

Theo (Itis.gov, 2014) cá Ba sa được phân loại như sau:
Tổng bộ: Ostariophysi
Bộ :

Siluriformes

Họ :

Pangasiidae (Bleeker, 1858)

Giống: Pangasius (Valenciennes, 1840)
Loài: Pangasius bocourti (Sauvage, 1880)


Hình 1. Cá Ba sa (Pangasius bocourti)
(Nguồn: a.html)
2.1.1.2.

Đặc điểm phân bố

Cá Ba sa là loài phân bố rộng trong tự nhiên cá được tìm thấy ở các nước: Myanma,
Java, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở những sông rộng, nơi có
nước chảy mạnh (Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê
Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan, 1992).

năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra và Ba sa
được vớt trên sông Tiền và sông Hậu.
2.2.2. Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng(fishbase)
Tỷ số Li/Lt trung bình ở hai nhóm kích thước cá khảo sát (từ 24 – 50 và từ 50 – 72
cm) có khác nhau có biến động không lớn từ 2,52 – 2,74. Điều này cho thấy trong
3


điều kiện môi trường sống khác nhau (bè, ao, sông) hay điều kiện thức ăn khác
nhau (thức ăn chế biến, thức ăn tự nhiên) chỉ số Li/Lt cũng khác nhau. Như vậy, cá
Ba sa có tính ăn tạp khá rõ. Thành phần thức ăn có tính đa dạng về động vật và có
lẫn thêm thức ăn thực vật trong dạ dày của cá. Kết quả khảo sát: các loại thức ăn có
trong dạ dày của cá Ba sa gồm cá, tôm, cua, thân mềm, trái cây, lá cây (Nguyễn
Văn Thường, 2009).
Đối với cá Ba sa, ương cá bột trên bể xi măng với thức ăn là moina hoặc ấu trùng
artemia, sau 1 tuần cung cấp bổ sung thêm trùng chỉ. Sau 2 tuần chuyển cá xuống
ương trong ao đất hoặc sang thưa ương trong bể. Thức ăn là moina + trùn chỉ +
thức ăn chế biến (cá tươi xây nhuyễn và cám) cho đến khi 2 tháng tuổi. Sau đó cá
giống tiếp tục được ương nuôi trong bè cỡ nhỏ trong khoảng 4-5 tháng, khi cá đạt

cỡ 10-15 con/kg sẽ chuyển sang nuôi bè. Đối với cá Ba sa giống nhỏ thu gom từ tự
nhiên với cỡ cá 5-6 g/con, sau khi thu mua hoặc đánh bắt về cần ương tiếp trong bè
nhỏ 3-4 tháng cho đến khi đạt cỡ 80-100g/con mới đưa vào nuôi cá thịt (Phạm Văn
Khánh, 2003).
Theo Lê Thanh Hùng (2009) nhu cầu protein của cá Ba sa ở giai đoạn giống 15-20g
mức năng lượng 20 kJ/kg có giá trị là 27,8% và nhu cầu Protein tương đối là 16,6g
protein/kg cá/ngày.
2.2.3. Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, có 2 quần thể cá Ba sa di cư sinh sản ở 2 hướng khác nhau, ở Lào
và Thái Lan thời gian di bắt đầu di cư sinh sản tháng 5 - 9 khi mực nước ở sông
Mekong bắt đầu tăng lên tương ứng với thời gian đầu mùa lũ. Ở Việt Nam và
Campuchia thời gian di cư sinh sản trên 6 tháng và thời điểm chính để di cư sinh
sản là khoảng thời gian tháng 6 – 7, cá di cư theo từng nhóm nhỏ khoảng 60-80 cá
thể (Chhea, 2000).
Hơn nữa, tuổi thành thục từ 3-4 tuổi. Trong tự nhiên vào mùa sinh sản (tháng 3-4
âm lịch hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng, hệ số
thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,03-6,2%, sức sinh sản đạt tới
67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,7-2,2 mm. Trước đây, cá Ba sa giống
hoàn toàn vớt ngoài tự nhiên bằng câu hoặc các hình thức thu bắt cá giống khác để
ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè khác để ương thành giống lớn và
cung cấp cho các bè nuôi thịt. Từ năm 1999 một số cơ quan nghiên cứu: Trường
Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản II, Công ty AGIFISH An
Giang đã nghiên cứu và sản xuất thành công việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cho
đẻ nhân tạo cá Ba sa, đã mở ra triển vọng chủ động con giống nuôi cá Ba sa (Phạm
Văn Khánh, 2003).

4


2.2.


Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Một số n
ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của một
số loài cá nước ngọt khác như cá tra, bống tượng đã được nghiên cứu và bước đầu
ứng dụng thử nghiệm. Đối với cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus) ương cá bột
ở nồng độ muối 2 ‰ – 4 ‰ cho tỷ lệ sống cao nhất và tăng trưởng tốt khi ương
trong nước ngọt (Huỳnh Thị Minh Tuyền và Trịnh Thị Thanh Hòa, 2009). Một
nghiên cứu khác về ảnh hưởng của độ mặn lên sinh lý và tăng trưởng cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) có khối lượng trung bình 23,5 g cho thấy cá đạt
tốc độ tăng trưởng cao nhất ở 9 ‰ và tỷ lệ sống cao nhất 12 ‰ sau 90 ngày ương
(Nguyễn Chí Lâm, Đỗ Thị Thanh Hương, Vũ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Sơn,
2010). Từ hai nghiên cứu này cho thấy cá tra thích nghi rộng muối đặc biệt giai
đoạn trưởng thành, cá càng lớn khả năng chịu độ mặn càng cao. Với cá bống tượng
(Oxyeleotris marmoratus) ở kích thước (12,2 ± 3,24) gam/con có tốc độ tăng trưởng
cao nhất ở độ mặn 10 ‰, nhưng tỷ lệ sống đạt cao nhất ở độ mặn 5 ‰ (Huỳnh Hiếu
Lộc và Đỗ Thị Thanh Hương, 2010). Đồng thời về ảnh hưởng của độ mặn, nghiên
cứu về tiêu hao oxy và tiêu hóa thức ăn cũng trên đối tượng Oxyeleotris
marmoratus cho thấy độ mặn 5 ‰ là tốt nhất cho cá phát triển, đồng thời với kết
luận thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ tăng khi độ mặn tăng (Nguyễn Thị Nhất Phương
và Đỗ Thị Thanh Hương, 2010). Đối với độ mặn ương ấu trùng cá đối (Liza
subviridis) là loài thích nghi rộng cả ở môi trường ngọt, lợ, mặn thì tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống đạt tốt nhất ở 20 ‰ – 30 ‰, ấu trùng chết hoàn toàn sau 4 - 8
ngày ở 5 ‰ (Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Anh Tuấn, 2010). Hay một
nghiên cứu khác của Cao Mỹ Án, Lê Quốc Việt, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải
(2011) “Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng thành thục
của cá Ngát (Plotosus canius)” nghiệm thức gồm các độ mặn khác nhau: 0, 15, 30
‰, cá ngát có khối lượng ban đầu 5,16 gram/con được bố trí ngẫu nhiên với mật độ

30con/bể. Cá được xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống 1 lần/tháng và sau 10 tháng
nuôi xác định giai đoạn thành thục. Kết quả cho thấy, tăng trưởng và tỷ lệ sống cao
nhất ở nghiệm thức có độ mặn 30 ‰, đạt 124,7 ± 6,33 gram và 96,6%. Hệ số thành
thục trung bình của cá cái dao động từ 0,276 - 0,567% và 0,042 – 0,075% đối với
cá đực, tương ứng với tuyến sinh dục của cá cái ở giai đoạn I – III. Tương tự,
“Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa
(Siganus guttatus)” Kết quả cho thấy ở các nghiệm thức 5, 10, 15, 20, 25 ‰.
Ngưỡng độ mặn thích hợp để ương cá dìa là 15 ‰. Tuy nhiên, giai đoạn nuôi cá
thương phẩm độ mặn không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ
sống của cá (Nguyễn Tử Minh, Nguyễn Văn Huy, Hoàng Nghĩa Khang và Hồ Hiền
Quyên, 2011). Từ những nghiên cứu này về các đối tượng nuôi từ thích nghi thiên
về nước ngọt như cá tra, bống tượng đến thích nghi thiên về nước mặn như cá đối,
cá dìa hay cá có độ rộng muối như cá ngát, các tác giả đưa ra kết luận chung nhất
đó là khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, khả năng thích nghi nồng độ muối, các
5


đối tượng nuôi có một điểm đẳng áp và khả năng nhất định về điều hòa nồng độ
muối trong cơ thể, từ đó mà tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cũng biến đổi theo các
độ mặn khác nhau khi ương.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của giống
Pangasius” được 40 ngày tuổi có khối lượng tương ứng là 1,1 g và được bố trí trong
bể composite với mật độ 9 cá thể trên bể 50 lít và độ mặn bố trí thí nghiệm là 3, 5,7,
9, 11 và 13 ‰, sau 27 ngày bố trí độ mặn đã được nâng lên với các nghiệm thức
tương đương với độ mặn như sau: 3, 13, 18, 20, 22, 24 ‰. Kết quả thí nghiệm cho
thấy, tỷ lệ sống 100% sau 63 ngày ương ở nghiệm thức 3 ‰, 100% sau 51 ngày
ương ở nghiệm thức 13 ‰ và 100 % sau 22 ngày ương ở nghiệm thức 18 và 20 ‰
và 80% cá chết sau 3 ngày ương ở độ mặn 24 ‰, 60% cá chết sau 9 ngày ương ở
nghiệm thức 22 ‰. Thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt về khối lượng ở

nghiệm thức 3 và 13 ‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng cá tăng trưởng tốt ở 13
‰ và cá bị ảnh hưởng xấu khi ương ở độ mặn trên 13 ‰ (Raquel Castañeda,
Michael McGee, Mario Velases, 2010).
Một nghiên cứu khác “Ảnh hưởng của độ mặn ở các giai đoạn phát triển của cá
Heterobranchus longifilis”sự thích nghi độ mặn của trứng thụ tinh, giai đoạn noãn
hoàng, cuối thời kỳ noãn hoàng, cá hương và cuối thời kỳ cá hương. Thí nghiệm
được bố trí ở các độ mặn như sau: 0, 1,5; 3,0; 4,5; 6; 7,5; 9,0; 10,5; 12; 13,5 và 15
‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ khả năng nở tại thời điểm đầu khi bắt đầu nở
cao nhất (75%) ở nghiệm thức 3 ‰. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với
nghiệm thức 0 ‰ (71%) và 1,5 ‰ (74%). Ở thời điểm cuối ở giai đoạn cá nở, thí
nghiệm cho thấy tỷ lệ nở cao nhất ở nghiệm thức 0 ‰ với (88%) và theo sau là các
nghiệm thức 1,5, 3, 4,5, 6 và 7,5 ‰ với phần trăm theo thứ tự là 81%, 78%, 73%,
69% và 53%. Trứng thụ tinh, cá bột, cá hương, giai đoạn cuối của cá hương khả
năng chịu đựng được độ mặn thấp, ở giai đoạn cá hương và cuối giai đoạn cá hương
có sức chịu đựng là trên 6 ‰. Ngoài ra, khi ương ở độ mặn này giúp cá phòng ngừa
được một số bệnh (H.A. Fashina-Bombataa và A.N. Busarib, 2003).
Một thí nghiệm tương tự “Độc chất của đồng thông qua độ mặn” Thí nghiệm 1
được tiến hành trong 30 ngày với cá loài Fundulus heteroclitus ở các độ mặn 0 ‰
(nghiệm thức đối chứng), 5, 11, 22 và 28 ‰ với 3 nồng độ đồng như sau: 0, 30 và
150 g/đồng/lít. Tỷ lệ chết giảm ở độ mặn trung bình và tăng cao ở nghiệm đối
chứng và nghiệm thức cao 28 ‰. Khi thu mẫu kiểm tra cho thấy Na+/ K+ adenosine
triphosphatase (Na+/K+ ATPase) and carbonic anhydrase (CA) hiện ở trong mang,
ruột cũng như Na+và Cl- hiện diện trong toàn bộ cơ thể. Ở nghiệm thức có hàm
lượng đồng cao ghi nhận được hàm lượng Na+ giảm sau 4 ngày, ở nghiệm thức FW
chỉ ảnh hưởng đến thông số sinh lí. Thí nghiệm 2 đánh giá tác hại của đồng trong
24 giờ ở các nghiệm FW, 5, 13 và 29 ‰ (SW) với 2 nồng độ đồng như sau: 0 và
110 g/đồng/lít. Thêm vào đó, amonia thay đổi liên tục được đo ở tất cả các nghiệm
thức độ mặn và Na+ biến đổi ở nghiệm thức FW. Như vậy, đồng đã ảnh hưởng đến
6



ion ở nghiệm thức FW, cũng ở nghiệm thức này hàm lượng ion Na+ giảm sự hấp
thu với sự kiềm chế (Na+/K+ ATPase) làm giảm Na+ trong toàn bộ cơ thể cá sau 24
giờ. Trong khi đó, ở các nghiệm thức còn lại đồng không ảnh hưởng gây độc cho
cá. Từ kết quả thí nghiệm ta thấy được sinh lí của cá chịu ảnh hưởng rõ hơn bởi đặc
tính hóa học của độc chất đồng thông qua nồng độ muối khác nhau (Jonathan
Blanchard và Martin Grosell, 2006).
2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu LC50
2.3.1. Định nghĩa LC50
LC50 là nồng độ gây chết 50% cá thể của các chất hóa học trong không khí và
nước. LC50 được kiểm tra qua thực nghiệm bằng cách cho sinh vật hít vào lượng
nồng độ chất hóa học trong không khí sẽ gây chết 50% cá thể thí nghiệm trong
khoảng thời gian đưa ra (thường là 4 ngày). LC50 là chỉ tiêu kiểm tra rất quan
trọng, bởi vì chất hóa học có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của động vật trong một
giới hạn nhất định. Có nhiều loại chất độc được kiểm tra. Chất hóa học khác nhau
sẽ dẫn đến gây độc khác nhau. LC50 là cách thức kiểm tra để đo lường hàm lượng
chất độc là bao nhiêu gây chết. Đồng thời nó sẽ cho biết ảnh hưởng sẽ xảy ra hay
không ( 2014).
2.3.2. Độc tính cấp
Độc tính cấp được định nghĩa là độc tính diễn ra trong thời gian phơi nhiễm ngắn.
Độc tính cấp trong môi trường thường liên quan đến tai nạn (ví dụ: sự rò rỉ của hóa
chất vào trong một con sông do tai nạn của một tàu chở hóa chất) hoặc sự bất cẩn
trong việc sử dụng hóa chất (ví dụ: sự phun hóa chất của các máy bay nhưng không
đúng mục tiêu). Các giới hạn xả thải được đưa ra dựa vào chất thải công nghiệp
hoặc chất thải sinh hoạt, khi được tuân thủ, thường thành công trong việc bảo vệ
sinh vật trong các vùng tiếp nhận khỏi bị độc tính cấp. Độc tính cấp của một chất
thường được đánh giá qua giá trị LC50 hoặc LD50. Những thông số này thường có
ý nghĩa thống kê để đánh giá độc tính cấp tương đối của độc chất. LC50 và LD50
biến động đối với sinh vật trong nước và trong đất theo thứ tự. Độc tính cấp của các
độc chất môi trường được xác định qua thí nghiệm với sự lựa chọn các loài đại diện

trong hệ thống sinh thái. Ví dụ: động vật có vú, chim, cá, động vật không xương
sống, thực vật có mạch, tảo (Lê Quốc Tuấn, 2007).
2.3.3 Nghiên cứu LC50 của một số độc chất trong nuôi trồng thủy sản
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về chỉ số LC50 ở khác độ mặn cho cá hay các
sinh vật khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu về chỉ tiêu LC50 ở các độc
chất khác nhau ở một số loài sinh vật như sau:
Đề tài: “Ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh lý trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus)” ở giai đoạn giống (15–20 g) Thí nghiệm xác định giá trị LC50-96
giờ được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức từ 50 đến 140 mg NO2-N
7


và một đối chứng. Kết quả cho thấy giá trị LC50-96 giờ của NO2-N là 75,6 mg/l.
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh lý, huyết học trên cá
tra được thực hiện ở các nồng độ gồm 59,1 mg/l (LC10-96 giờ); 66,4 mg/l (LC2596 giờ); 75,6 mg/l (LC50-96 giờ) và đối chứng. Máu cá được thu vào các thời điểm
1, 6, 24, 48, 72 và 96 giờ sau khi thí nghiệm bắt đầu. Các chỉ tiêu huyết học như số
lượng hồng cầu, tỷ lệ Hct, Hb, MCV, MCH đều giảm khi tiếp xúc với nồng độ
nitrite càng cao. Ngược lại, số lượng bạch cầu, metHb và MCHC tăng khi tiếp xúc
với nitrite. Như vậy, nitrite trong môi trường nước cao làm cho hàm lượng metHb
trong máu cá tra tăng lên gây ra hiện tượng máu cá có màu nâu. (Đỗ Thị Thanh
Hương, Mai Diệu Quyên, Sjannie Lefevre, Tobias Wang, Mark Bayley, 2011)
Nghiên cứu khác độc tính của thuốc diệt ốc Deadline Bullets 4% (DB), Helix 500
WP (HL) và Osbuvang 800 WP (OS) lên cá lóc và cá rô giống được thực hiện qua
việc xác định LC50-96 giờ và ảnh hưởng của các loại thuốc này đến cường độ hô
hấp (CĐHH), ngưỡng oxy (NO) thời gian gây chết (TGGC) của cá. Cá lóc và rô có
khả năng chịu đựng rất cao với 3 loại thuốc, LC50-96 giờ tính theo metaldehyde là
30, 151, 187 mg/L cho cá lóc và 43, 162, 180 mg/l cho cá rô theo thứ tự DB, HL và
OS. CĐHH của cá lóc tăng cao hơn đối chứng ở nồng độ 0,02; 0,01 và 0,1 lần của
LC50-96 giờ theo thứ tự DB, HL và OS. Theo thứ tự này với cá rô là 0,1; 0,02 và
0,01 lần của LC50-96 giờ. NO của 2 loài cá tăng theo sự tăng nồng độ 3 Loại thuốc

nhưng TGGC lại giảm. DB không làm ảnh hưởng đến TGGC cá rô. Nghiên cứu
cho thấy sử dụng OS ở liều chỉ dẫn sẽ không gây rủi ro cho cá lóc và rô khi mực
nước trên ruộng ≥10 cm (Nguyễn Văn Công, 2007).

8


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Thời gian và địa điểm

Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 09/2014
Địa điểm: thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm của Bộ môn Thủy sản, Khoa
Nông nghiệp & TNTN, Trường Đại học An Giang. Việc thu thập số liệu như cân
khối lượng, đo chiều dài, chiều cao thân của cá được thực hiện tại Phòng thí nghiệm
Khu A, Trường Đại học An Giang.
3.2.

Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ nghiên cứu

Cá Ba sa bột sau khi hết noãn hoàng có nguồn gốc từ cơ sở sản xuất giống tại xă
Long Sơn, thị trấn Tân Châu.
Vật liệu nghiên cứu gồm có:
Nước ót.
Nước ngọt.
Hóa chất: Formaline, chlorine.
Dụng cụ thí nghiệm: Bể composite, keo thủy tinh 12 lít, máy sục khí, khúc xạ kế,
cân điện tử, vợt, xô…

Bộ test nhanh: pH, NO2, NH3, DO, nhiệt kế.
Thức ăn sử dụng trong quá trình ương: Artemia, trùn chỉ, thức ăn công nghiệp dành
cho cá tra giống.
3.3.

Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng chết của cá Ba sa bột (LC50-96 giờ).
Thí nghiệm được bố trí trong keo thủy tinh có thể tích 12 lít và bố trí với mật độ là
50 cá thể trên một keo.
Thí nghiệm được bố trí với các độ mặn sau: 0, 5, 10, 15, 18 và 20 ‰, trong đó 0 ‰
là nghiệm thức đối chứng.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Thí
nghiệm được tiến hành trong 96 giờ và cho ăn artemia, để tránh tình trạng cá chết vì
đói trong quá trình thí nghiệm. Theo dõi các hoạt động của cá và ghi nhận số cá
chết tại các thời điểm gồm 3, 6, 9, 12, 24, 36, 48, 72 và 96 giờ sau khi bố trí và vớt
số cá chết khỏi bể để tránh ảnh hưởng đến cá thể sống khác. Cách vớt: sau mỗi khi
đếm cá thể chết dùng pipette nhựa vớt số cá chết ra khỏi đáy keo.

9


NT1-1

NT5-1

NT4-2

NT5-3


NT2-1

NT1-2

NT2-2

NT6-3

NT2-3

NT5-2

NT4-1

NT3-3

NT4-3

NT3-1

NT3-2

NT6-1

NT1-3

NT6-2

Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
- Thí nghiệm 2: So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Ba sa hương (giai

đoạn 7) thời gian bố trí thí nghiệm 30 ngày ở các độ mặn 0, 3, 6, 9 ‰.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3
lần lặp lại, thí nghiệm được bố trí với mật độ gồm 500 cá thể được ương trong bể
composite có thể tích 500 lít. Thí nghiệm được thực hiện trong trại có mái che.
Các nghiệm thức gồm:
- Nghiệm thức 1 (NT1): Ương cá ở độ mặn 0 ‰ (đối chứng).
- Nghiệm thức 2 (NT2): Ương cá ở độ mặn 3 ‰.
- Nghiệm thức 3 (NT3): Ương cá ở độ mặn 6 ‰.
- Nghiệm thức 3 (NT3): Ương cá ở độ mặn 9 ‰.

NT1-1

NT4-1

NT3-2

NT2-3

NT4-2

NT4-3

NT1-3

NT2-1

NT3-3

NT3-2


NT2-2

NT1-2

Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

- Thí nghiệm 3: So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Ba sa hương từ
giai đoạn 40 đến 70 ngày tuổi ở các độ mặn 0, 9, 11, 13 ‰.
Bước 1: Giữ nguyên độ mặn của nghiệm thức 0 ‰ mỗi ngày nâng độ mặn thêm

10


Bước 2: Để cá ổn định trong 3 ngày sau đó tiến hành thí nghiệm.
Ta có các nghiệm thức ở thí nghiệm 3 như sau:
- Nghiệm thức 1 (NT1): Ương và nuôi cá ở độ mặn 0 ‰ (đối chứng).
- Nghiệm thức 2 (NT2): Ương và nuôi cá ở độ mặn 9 ‰.
- Nghiệm thức 3 (NT3): Ương và nuôi cá ở độ mặn 11 ‰.
- Nghiệm thức 4 (NT4): Ương và nuôi cá ở độ mặn 13 ‰.

NT2-1

NT1-1

NT2-2

NT4-2

NT3-2


NT3-3

NT1-3

NT1-2

NT4-3

NT2-3

NT3-1

NT4-1

Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.1. Chuẩn bị bể
Trước khi bố trí thí nghiệm, tất cả các bể ương được rửa sạch và sát trùng bằng
chlorine 150 ppm, phơi khô rồi rửa lại bằng xà phòng. Sau đó bể được tiếp tục rửa
lại bằng nước sạch và sử lý formaline nồng độ 300 ppm. Sau đó cấp nước vào, mực
nước bể ương khoảng 80% thể tích bể ương.
Xử lý dụng cụ bằng formaline nồng độ 300 ppm để khử trùng
3.4.2. Chuẩn bị nƣớc và thức ăn
- Nước ngọt: Sử dụng nguồn nước máy được sục khí trong 24 giờ nhằm loại bỏ hết
chlorine.
- Nước ót: Có độ mặn 70 ‰.
- Ấp artemia ở độ mặn 5 ‰, sử dụng artemia sau 24 giờ ấp cho cá ăn trong vòng 10
ngày.
Cách tiến hành: Cá bột sau khi hết noãn hoàng được ương đến 70 ngày tuổi.
- Bước 1: Thí nghiệm ngưỡng chết của cá bột (LC50-96 giờ) ở các độ mặn 0, 5, 10,

15, 18, 20 ‰.
- Bước 2: Ương cá hương 7 ngày tuổi ở độ mặn (0, 3, 6, 9 ‰) trong thời gian 30
ngày.
11


- Bước 3: Nâng độ mặn thêm 1 ‰ trên ngày ở thí nghiệm 2 ‰ để đạt độ mặn 11, 13
‰ trong vòng 3 ngày. Như vậy ta có các nghiệm thức 0, 9, 11, 13 ‰ ương thêm
đến khi cá đạt 70 ngày tuổi.
3.4.4. Cách cho ăn
- Artemia: Định kỳ mỗi ngày cho cá ăn 4 lần buổi sáng lúc 6, 10, 14, 18 giờ. Trong
10 ngày đầu thí nghiệm cho cá ăn artemia (mỗi lần ăn chiếm 20% khối lượng cơ
thể).
- Trùn chỉ: Được cho ăn từ ngày 10 đến ngày 30 của thí nghiệm (mỗi lần ăn chiếm
15% khối lượng cơ thể).
- Thức ăn công nghiệp với 40% đạm (mỗi lần ăn chiếm 10% khối lượng cơ thể)
được cho ăn từ ngày 30 trở về sau, với 3 lần trên ngày và cho ăn theo nhu cầu, thời
điểm cho ăn 7 giờ, 11 giờ, 16 giờ.
3.4.3. Thời gian và chu kỳ thu mẫu
Thí nghiệm được tiến hành trong 70 ngày.
- Các chỉ tiêu: NH3, pH, NO2, DO (định kỳ 3 ngày đo 1 lần vào lúc 8 giờ sáng) 3
ngày thay nước 1 lần mỗi lần thay 30% lượng nước, đo nhiệt độ mỗi ngày sáng và
chiều.
- Định kỳ 15 ngày lấy mẫu cân khối lượng, đo chiều cao và chiều dài (chiều dài
tổng), dùng vợt vớt ngẫu nhiên 30 cá thể ở mỗi nghiệm thức (10 con trên bể) và tiến
hành cân (2 số lẻ) đo tại phòng thí nghiệm trường Đại học An Giang và ghi nhận
lại các số liệu.
Tốc độ tăng trưởng theo khối lượng (g/ngày): DWG = ∆W/T
Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài (cm/ngày): DLG = ∆L/T
Tốc độ tăng trưởng theo chiều cao thân (cm/ngày): DHG = ∆H/T

Trong đó
∆W = W1 – W0

(W0: Khối lượng đầu, W1: Khối lượng cuối)

∆L = L1 – L0,

(L0: Chiều dài đầu, L1: Chiều dài cuối)

∆H = H1 – H0

(H0: Chiều cao thân lúc đầu, H1: Chiều cao thân lúc

cuối)
T : Thời gian nuôi
- Tỷ lệ sống của mỗi giai đoạn được xác định bằng cách tính theo công thức sau:
Số cá thu được
Tỷ lệ sống (%) =

x 100
Số cá thả ban đầu

12


×