Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chuyen de 2 he tuan hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.08 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2: HỆ TUẦN HOÀN
Câu 1: Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại
mạch máu.
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:
a. Động mạch: Lòng ống hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3
lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bỡ), cú khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận
một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với
chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có
các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù
hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
* Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của động mạch:
- Động mạch có chức năng mang máu từ tim đến các cơ quan, để phù hợp với chức năng
này, thành cơ của động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi, có ý nghĩa:
- Tạo lực co khá mạnh để hỗ trợ lực đẩy của tim đưa máu tuần hoàn.
- Các sợi đàn hồi còn giúp động mạch co dãn ra để dễ dàng khi nhận máu từ tim.
* Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim, với hướng máu chuyển từ mạch nhỏ vào
mạch lớn nên thành tĩnh mạch không có sợi đàn hồi.
* Các đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mao mạch:
- Mao mạch là nơi xảy ra trao đổi chất giữa máu và tế bào, có những đặc điểm cấu tạo phù
hợp như:
- Thành rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào để giúp thuận lợi cho việc khuếch tán chất và khí.
- Đường kính của mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển trong nó rất chậm, giúp máu và tế
bào có đủ thời gian để trao đổi hết các chất và khí.
Câu 2: Phân biệt đông máu với ngưng máu
Đặc điểm
Đông máu
Ngưng máu
phân biệt


Khái niệm Là hiện tượng máu bị đông Là hiện tượng hồng cầu của người cho
lại khi ra khỏi cơ thể
bị kết vón trong máu người nhận
Cơ chế
Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết Các kháng nguyên có trong huyết
hợp với ion Ca có trong tương người nhận gây kết dính với các
huyết tương biến chất sinh kháng thể trên hồng cầu người cho, làm
tơ máu trong huyết tương cho hồng cầu của người cho bị kết vón
thành tơ máu, các tơ máu thành cục trong máu người nhận
tạo thành mạnh lưới ôm giữ
các TB máu tạo thành khối
máu đông
Ý nghĩa
- Đối với cơ thể: Bảo vệ cơ - Đối với cơ thể: Đây là một phản ứng
thể chống mất máu khi các miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên nếu
mạch máu bị đứt
hiện tượng ngưng máu xảy ra sẽ gây
- Khoa học: Chế tạo chất hiệu quả nghiêm trọng: Làm tắc nghẽn
chống đông trong truyền các mao mạch dẫn đến làm cho máu
máu hoặc chế tạo chất gây không lưu thông được có thể dẫn tới tử
1


đông máu trong các trường vong
hợp máu khó đông
- Khoa học: Đảm bảo truyền máu đúng
nguyên tắc tránh trường hợp gây ngưng
máu trong quá trình truyền máu
Câu 3 :
a) Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ?

b) Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng
tuần hoàn lớn?
c) Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi?
a) Cấu tạo và chức năng sinh lí của các thành phần máu :
1. Hồng cầu:
- Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm hai mặt
- Chức năng sinh lý:
+ Vận chuyển các chất khí : Vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và CO2 từ các mô đến
phổi để thải ra ngoài(do Hb đảm nhiệm).
+ Tham gia vào hệ đệm protein để điều hòa độ pH của máu
2. Bạch cầu:
- Cấu tạo:
+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau, chia làm 2 nhóm Bạch cầu đơn
nhân và Bạch cầu đa nhân.
+ Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu.
- Chức năng sinh lý:
+ Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng
nguyên để bảo vệ cơ thể.
+ Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon
sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TB ung thư.
3. Tiểu cầu:
- Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, không có khả năng phân
chia.
- Chức năng sinh lý:
+ Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất tham gia vào quá trình
đông máu.
+ Làm co các mạch máu
+ Làm co cục máu.
4. Huyết tương:

- Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 90% là nước, 10% là vật
chất khô, chứa các hưu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin…
- Chức năng sinh lý:
+ Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể
+ Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể
b)Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn:
- Trao đổi khí ở vòng tuân hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O2 và thải CO2 ra ngoài
- Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O 2 đến
cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoài ở phổi.
2


c) Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:
Vì thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau:
+ Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s
+ Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s)
Câu 4: Cấu trúc nào của tim, mạch đảm bảo máu chỉ vận chuyển một chiều trong hệ
tuần hoàn ? Trình bày vai trò của các cấu trúc đó.
HD: Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn, giữa các ngăn có các van tim đảm bảo cho máu không
chảy ngược trở lại. Mặt khác giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim.
Tĩnh mạch có van một chiều, do sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi
dãn ra, do sự co các cơ quanh thành tĩnh mạch.
Câu 5:a. Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm của từng nhóm máu?
b. Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh
nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người
vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?
Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O
Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể β
Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể α
Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả α lẫn β

Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B, huyết tương có cả α lẫn β
- Trong đó α là kháng thể tương ứng của kháng nguyên A, β là kháng thể tương ứng của
kháng nguyên B
- Nguyên tắc khi truyền máu là “không cho kháng nguyên kháng thể tương ứng gặp nhau”.
- Ta có sơ đồ nguyên tắc truyền máu như sau:
A
A
O O
AB AB
B

B
Theo sơ đồ nguyên tắc truyền máu và bài ra rừ ràng người bệnh có nhóm máu B vỡ
nhúm mỏu này khi truyền sẽ làm ngưng kết người có nhóm máu O (người chồng)
nhưng không làm ngưng kết nhóm máu B (người vợ).
Câu 6: Hãy trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng?
- Cấu tạo tim phù hợp với chức năng co bóp tống máu đi, nhận máu về.
+ Tim là một khối cơ rỗng cấu tạo từ mô cơ tim.
+ Tim gồm 4 ngăn, hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ và tâm thất thông với
nhau nhờ các van tim (van tim chỉ cho máu di chuyển một chiều). Thành cơ tâm thất dày
hơn thành cơ tâm nhĩ.
+ Tâm thất thông với động mạch, tâm nhĩ thông với tĩnh mạch.
+ Trong khoang tim có hạch thần kinh tự động.
- Tim co bóp đẩy máu gián đoạn nhưng máu chảy thành dòng trong mạch là do.
+ Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co → Lượng máu tống vào động mạch→ dãn thành
mạch.
+ Khi tim dãn, thành động mạch co lại một cách thụ động làm máu vận chuyển tiếp.
+ Có van đóng mở một chiều.
3



Câu 7: Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về
tim là nhờ các tác động chủ yếu nào ?
- sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
- sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
- sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
- các van tĩnh mạch
Câu 8: Cấu tạo và chức năng của hồng cầu?
+ Cấu tạo: Là tế bào không nhân đường kính 7-8 m độ dày 1-2 m
µ

µ

- Hình dạng: Là tế bào hình đĩa lõm 2 mặt ( tăng diện tích tiếp xúc)
- Thành phần chủ yếu là Hb + Sắc đỏ có chứa sắt. không có nhân.
+ Chức năng: Vận chuyển Ôxi từ phổi đến các tế bào ( liên kết lõng lẽo )
- Vận chuyển CO2 từ tế bào về tim
lên phổi thải ra
- Hồng cầu kết hợp chặt chẽ với CO.
- Môi trường bị CO làm cản trở việc tạo khí giữa cơ thể với môi trường cơ thể bị ngộ độc
Câu 9:
a. Vì sao máu là mô liên kết ? vẽ sơ đồ truyền máu ? Giải thích sơ đồ ?
b. Vì sao máu lại chảy được từ các tĩnh mạch chân, tay, thân về được tim ?
a. Máu là mô liên kết vì : Mô liên kết là mô có thành phần gian bào > tế bào mà
thành phần của máu: tế bào 40-45%; huyết tương 55-60 % ( gian bào )
Vì vậy máu là mô liên kết .
* Sơ đồ truyền máu :
* Giải thích sơ đồ truyền máu:
- O là nhóm chuyên cho vì : Trong nhóm máu O hồng cầu không có chất bị ngưng nên
khi truyền không xảy ra sự ngưng máu.

- Nhóm AB là nhóm chuyên nhận vì: trong nhóm máu AB không có chất gây ngưng nên
khi nhóm máu khác truyền hồng cầu không bị kết dính , không xảy ra ngưng máu.
- Nhóm A chỉ chuyên cho chính nó và AB
- Nhóm B chỉ chuyên cho chính nó và AB
Câu 10: a/Huyết áp là gì ? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
b/ trong hệ mạch huyết áp ở đâu là thấp nhất? Cao nhất ? Vì sao tim hoạt động theo
nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch ?
a. Huyết áp là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch khi di chuyển
Nguyên nhân là thay đổi huyết áp :
-Nguyên nhân do tim : Tim co bóp mạnh thì huyết áp tăng và ngược lại
- Tim co bóp mạnh là nhiều nguyên nhân như sau : Lao động, TDTT, cảm xúc mạnh, nồng
độ 1 số hoà nhất trong máu như
- Nguyên nhân tăng do máu :
a. Huyết áp cao nhất động mạch chủ
b. Huyểt áp thấp nhất tĩnh mạch chủ
Vì dòng máu khi chảy từ động mạch chủ sang mao mạch tĩnh mạch chủ có huyết áp
giảm dần, động mạch chủ có huyết áp cao nhất và tĩnh mạch chủ có huyết áp thấp nhất.
Sự chênh lệch và huyết áp làm cho máu vẫn chảy khi tim nghỉ.
Câu 11: Nêu cơ chế hoạt động của các van tim ?
Cơ chế hoạt động của van tim :
* Hoạt động của van nhĩ thất :
4


- Khi tâm thất co, áp suất trong tâm thuyết tăng cao làm sơ dây chằng van tim dãn các van
đạp kín.
- Khi tâm thất giãn, áp suất trong TT giảm các dây chằng co lại…………
* Hoạt động của van thất động ( tổ chim )
- Khi thất co đẩy máu chảy vào động mạch các mảnh van hơi bị đẩy ra 1 chút
- Khi thất dãn, van có chức năng đẩy máu rồi đóng lại.

Câu 12:
a. Miễn dịch là gì ? Vì sao cơ thể có khẳ năng miễn dịch ? Nêu các hàng rào bảo vệ cơ
thể ?
b. So sánh MD chủ động và MD thụ động
Giải: Miễn dịch là khả năng không thể mắc một số bệnh
* Cơ thể có khả năng miễn dịch vì :
- trong cơ thể có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
- Bạch cầu tiết ra không độc chống lại các độc tố của vôkhuẩn
* Các hàng rào bảo vệ cơ thể :
- Bạch cầu : Tiết không thể và thực khuẩn
- Gan : Khử độc và diệt khuẩn chống mùi
- Hạch bạch tuyết : vật là và khoáng khuẩn bị giữ lại
- Da : Ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể .
b. Miễn dịch có 2 loại: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Miễn dịch nhân tạo gồm
miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
• Giống nhau: Đều giúp cơ thể chống lại một số bệnh.
• Khác nhau:
Miễn dịch chủ động
Miễn dịch thụ động
-Phòng bệnh
-Chữa bệnh
-Tiêm vào cơ thể những vi khuẩn đã bị -Truyền vào huyết thanh các kháng thể
làm yếu hoặc đã chết, các độc tố do vi
chống lại độc tố vi khuẩn và tiêu diệt vi
khuẩn tiết ra
khuẩn.
-Tác dụng chậm
-Tác dụng nhanh
-Thời gian dài
-Thời gian ngắn

-Cơ thể tạo ra được kháng thể dự trữ
-Cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh
tức thời
Câu 13: Trình bày vai trò của các tế bào bạch cầu trong quá trình bảo vệ cơ thể ?
- Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng cơ chế
thực bào
- Bạch cầu limphô B tiết kháng thể vô hiệu hóa TB vi khuẩn
- Bạch cầu limphô T phá hủy những TB của cơ thể bị nhiễm vi khuẩn
Câu 14: Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?
A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB
không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu
nào truyền cho nó.
* Máu O không có chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu
khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu
O được xem là máu chuyên cho.
Câu 15: Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?
5


Vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc
thấp thì không.
Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện…, máu của chúng chỉ có các
tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu.
Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm
cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ
không phải do có hồng cầu).
Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết
tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật
bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ
coi là một dịch thể.

Câu 16: Khi kiểm tra sức khỏe ở người trưởng thành bác sĩ kết luận: Huyết áp tối đa
là 120mmHg, huyết áp tối thiểu là 80mmHg. Em hiểu thế nào về kết luận trên. Tại sao
người bị cao huyết áp thường dẫn tới suy tim.
Trả lời: Huyết áp là áp lực của dòng máu khi chảy trong hệ mạch.
Huyết áp sinh ra do lực co của tâm thất, lúc tâm thất co ta có huyết áp tối đa, lúc tâm thất
dãn ta có huyết áp tối thiểu.
Càng xa tim huyết áp càng nhỏ do vận tốc máu giảm dần dẫn đến áp lực giảm.
Huyết áp 120/80 chứng tỏ sức khỏe người đó bình thường. Lúc tâm thất co huyết áp tối đa
là 120, lúc tâm thất dãn huyết áp tối thiểu là 80.
-

Người bị cao huyết áp thường dẫn đến suy tim vì tim phải tăng cường độ làm việc để
đẩy máu vào động mạch, lâu ngày làm mỏi tim dẫn đến suy tim.

Câu 17: a. Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
b.Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải.
c. Trong cơ thê có những loại mạch máu nào? Phân tích đặc điểm cấu tạo phù hợp
với chức năng từng loại mạch.
Trả lời: a. 5 chức năng của hệ tuần hoàn:
- Đảm bảo sự điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- Đảm bảo sự liên lạc giữa các cơ quantrong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên
ngoài bằng con đường thể dịch.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxi đến từng tế bào và mang đi các sản phẩm không
cần thiết cho tế bào do quá trình sống của tế bào thải ra để đưa ra ngoài cơ thể.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể.
b. Máu từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên đổ về tâm nhĩ phải, dồn xuống tâm thất phải qua
động mạch phổi, đến mao mạch phổi. Tại đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở nên giàu oxi
theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái dồn xuống tâm thất trái theo động
mạch chủ về tay phải.

c. Trong cơ thể có 3 loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
6


- Động mạch: Có chức anwng dẫn máu từ tim đến các cơ quan.
Cấu tạo động mạch phù hợp vối chức năng: Thành động mạch khá dày, dai và đàn hồi, có 3
lớp tế bào: Ngoài là màng liên kết với các nhánh thần kinh, giữa là sợi đàn hồi và sợi cơ
trơn, trong cùng là một lớp biểu bì. Thành cơ động mạch dày và có nhiều sợi đàn hồi có ý
nghĩa tạo lực co khá mạnhđể hỗ trợ lực đẩy máu của tim đưa máu tuần hoàn, ngoài ra còn
giúp động mạch có thể dãn ra dễ dàng, tránh tổn thương do áp lực máu.
- Tĩnh mạch: Có chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim.
Cấu tạo tính mạch phù hợp chức năng: Thành tĩnh mạch có 3 lớp như động mạch nhưng
mỏng hơn, ít sợi đàn hồi và nhiều sợi cơ trơn nên khi đứt thì miệng tĩnh mạch dẹp xuống
làm cho máu đông lại. Các tĩnh mạch chân có van xếp hướng về tim để máu không chảy
ngược trở lại do sức hút của trọng lực.
- Mao mạch: Là nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa máu và tế bào.
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng: Thành mao mạch rất mỏng, chỉ có 1 lớp tế bào,
bề mặt tiếp xúc lớn giúp thuận lợi hco việc khuếch tán các chất giữa máu và tế bào dễ
dàng. Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển trong mạch rất chậm, giúp máu và
tế bào có đủ thời gian để trao đổi hết các chất.
Câu 18: a) Phân tích các thành phần cấu tạo và chức năng của máu? ( sgk tr 42)
b) Phân tích mqh của máu, nước mô và bạch huyết?( sơ đồ Hình 13-2 sgk)
c). Phân tích đặc điểm cấu tạo của hồng cầu phù hợp với c/ năng vận chuyển khí?
TL:
+ Hình đĩa dẹt, lõm hai mặt -> tăng S TĐK, giúp hồng cầu vận chuyển nhiều khí O2.
+ Huyết sắc tố kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 -> khi đi qua TB dễ nhường O2 và kết hợp
CO2
( Hồng cầu có Hb ( huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, khi kết
hợp với CO2 có màu đỏ thẩm. Nên máu từ phổi về tim rồi tới các TB có màu đỏ tươi, còn
máu từ các TB về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẩm).

Hb + O2 -> Hb O2
Phổi
Tế bào
HB CO2 <- CO2 + Hb
+ Là Tb không nhân
+ Hồng cầu thường xuyên được đổi mới và số lượng hồng cầu lớn. Ví dụ: 1mm3 có
khoảng 4,5 triệu Tb hồng cầu. Cứ 1giây có 10 triệu hồng cầu được sinh ra và cũng có 10
triệu hồng cầu bị tiêu diệt.
 Qua những đặc điểm trên cho ta thấy hồng cầu thích nghi với chức năng vận
chuyển khí phù hợp với hoạt động sống phức tạp.
Câu 19: a) Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu? ( vẽ sơ đồ hoạt động của thực bào?)
TL: - Vẽ phác họa sơ đồ ( sgk H14-1)
- Giải thích cơ chế: Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân(bạch cầu mônô) gọi
là đại thực bào bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào.
Khi có vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào cơ thể, bạch cầù trung tính và bạch cầu đơn
nhân sẽ di chuyển đến; chúng có thể thay đổi cả hình dạng để có thể chui qua thành mạch
máu đến nơi có vi khuẩn và vi rút. Sau đó, các TB bạch cầu tạo ra các chân giả bao lấy dần
vi sinh vật rồi đưa vi sinh vật vào bạch cầu và tiêu hóa chúng.
b) Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể.
TL: - Khái niệm: Kháng nguyên; ví dụ
7


- Khái niệm: Kháng thể; ví dụ
- Cơ chế: Chìa khoá - ổ khoá ( nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể đó).
Đó là 3 hàng rào:
+ Sự thực bào: là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn
vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là
Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân(bạch cầu mônô) gọi là đại thực bào.
+ Tế bào limphô B

+ Tế bào lim phô T
* Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và Tế bào limphô T.
+ Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào lim phô B (tế bào B) đã chống lại kháng nguyên bằng
cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính kháng nguyên.
+ Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào lim phô T (tế bào T). Đã phá hủy các TB cơ thể bị nhiễm
vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng ( nhờ cơ chế chìa khóa - ổ khóa
giữa kháng nguyên và kháng thể) tiết ra Prôtêin đặc hiệu và TB nhiễm bị phá hủy).
* Liên hệ bản thân em trong việc miễn dịch, tiêm phòng..các vết thương tự khỏi...?
Câu 20: Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế của sự đông máu? Ý nghĩa của sự đông máu?
Vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông hễ ra khỏi mạch là đông ngay?
Liên hệ thực tế hiện tượng đông máu( bệnh nhân mổ, tai nạn) việc cầm máu..?
Tại sao khi đỉa đeo hút máu , chỗ vết đứt máu chảy lâu đông lại?
Khi lấy máu động vật, có thể ngăn chặn sự đông máu bằng cách nào? gt?
TL: + Vẽ sơ đồ và giải thích sgk tr 48.
+ Ý nghĩa của sự đông máu: Là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, giúp cho cơ thể không bị mất
nhiều máu khi bị thương.
+ Máu chảy trong mạch không bao giờ đông kể cả khi có va chạm vào cơ thể mà mạch k bị
đứt, máu k bị đông cục lại: Thành trong của mạch máu rất trơn nên các tơ máu tạo ra k có
chỗ bám lại và kết mạng với nhau. Máu tuần hoàn liên tục đẩy các tơ máu đi và sau đó làm
tan chúng. ( Hay Tiểu cầu không bị phá vỡ, ..)
+ Máu chảy ra khỏi mạch ra là đông ngay:....
+ Liên hệ: giải thích 1 số hiện tượng...
Câu 21: Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế truyền máu? (Hãy hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ
cho và nhận giữa các nhóm máu?)
- Trình bày thí nghiệm về phản ứng giữa các nhóm máu? ( TN của Lantâynơ)
- Giải thích tại sao nhóm máu AB là mhóm máu chuyên nhận, nhóm máu O là nhóm máu
chuyên cho?
TL: + Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế truyền máu sgk tr 49.
+ TN: sgk tr 49.
+ Giải thích tại sao nhóm máu AB là mhóm máu chuyên nhận, nhóm máu O là nhóm

máu chuyên cho:
Trong máu người có 2 yếu tố:
- Kháng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại kí hiệu là A và B.
β
α
- Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại là và ;
β
α
gây kết dính A, gây kết dính B.
Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu lạ xẩy ra do khi vào cơ thể nhận gặp kháng thể
trong huyết tương của máu nhận gây kết dính. Vì vậy khi truyền máu, người ta chú ý
8


nguyên tắc là: “Hồng cầu của máu cho có bị huyết tương của máu nhận gây kết dính hay
không”.
Căn cứ vào đó người ta chia ra làm 4 nhóm máu: A, B, AB, và O.
Nhóm
máu
A

Kháng nguyên trên hồng cầu
(Chất bị ngưng- ngưng kết nguyên)
A

Kháng thể trong huyết tương
(Chất gây ngưng – ngưng kết tố)
β
α
Không có , chỉ có

β
α
B
B
Không có , chỉ có
β
α
AB
A và B
Không có

β
α
O
Không có A và B

β
α
- Người có nhóm máu O trong máu có chất gây ngưng và nên họ không thể nhận máu
của các nhóm máu khác, trái lại máu của họ không có chứa kháng nguyên trong hồng cầu
(không có A và B) nên có thể cho máu tất cả các nhóm khác mà không gây tai biến cho
người nhận. Do đó nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho.
- Người có nhóm máu AB trong máu có kháng nguyên A và B nên họ không thể cho máu
β
α
các nhóm khác, trái lại trong máu của họ không có chất gây ngưng
và nên có thể
nhận máu tất cả các nhóm khác. Do đó nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận
Liên hệ: Trong lớp học 8A, có 4 HS thuộc 4 nhóm máu khác nhau. Bạn Duy nhận được
máu của Trung và Hiền mà không xảy ra tai biến. Lấy máu của Trung truyền cho Hiền

hoặc lấy máu của truyền cho Cúc thì xảy ra tai biến. Tìm nhóm máu của mỗi người ? Sơ
đồ ? ( GV có thể lấy ví dụ trong gia đình, lớp em..)
TL:

Trung
Hiền

Duy
Quỳnh

- Vì Duy nhận được máu của Hiền và Trung mà không xảy ra tai biến nên Duy có
nhóm máu AB (vì trong nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B, huyết tương
β
α
không có và ) nên không gây hiện tượng kết dính hồng cầu.
- Vì nếu khi lấy máu cuả Trung truyền cho Hiền thì xảy ra hiện tượng tai biến nên
Trung có nhóm máu A, Hiền có nhóm máu O (vì trong nhóm máu A hồng cầu chỉ
β
α
có A, huyết tưong không có
mà chỉ có , còn trong nhóm máu O, hồng cầu
β
α
không có cả A và B, huyết tương có cả

nên khi lấy máu của người có
nhóm máu A truyền cho người có nhóm máu O sẽ gây hiện tượng kết dính hồng
cầu.
9



- Vì nếu khi lấy máu cuả Quỳnh truyền cho Trung thì xảy ra hiện tượng tai biến nên
Quỳnh có nhóm máu B (vì trong nhóm máu B hồng cầu chỉ có B, huyết tương
β
α
không có , chỉ có còn nhóm máu của Trung (hồng cầu chỉ có A, huyết tương
β

không có ) nên khi lấy máu của Quỳnh truyền cho Trung sẽ gây hiện tượng kết
dính hồng cầu.
* So sánh hai quá trình đông máu và ngưng máu ? ý nghĩa.
a. Giống nhau:
+ Đều là máu loãng biến thành cục
+ Đều xảy ra trong mô máu
b. Khác nhau: Đông máu
Ngưng máu
c. Ý nghĩa: đông máu & ngưng máu.
Câu 22: Cơ chế vận chuyển máu trong hệ mạch.
1. Cấu tạo hệ tuần hoàn. + Tim: các ngăn tim, các van.
+ Hệ mạch: động, tỉnh, mao mạch.
( Vẽ sơ đồ 2 vòng tuần hoàn máu)
2. Cấu tạo của mạch.
3. Sự lưu thông của máu trong cơ thể: có 2 vòng tuần hoàn.
Giải thích sự vận chuyển máu trong hai vòng đó.
4. Sơ đồ lưu thông bạch huyết.
- Cấu tạo gồm hai phân hệ: lớn, nhỏ & chức năng của chúng.
- Con đường luân chuyển – vai trò. So sánh bạch huyết và máu.
5. Phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của tim? Giải thích tại sao tim hđ suốt cả
cuộc đời mà không biết mệt mỏi?
6. Huyết áp là gì ? Huyết áp tối đa ? Huyết áp tối thiểu ? Vì sao mắc bệnh huyết áp

hay suy tim ?
Liên hệ: Giải thích bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao, cách phòng tránh? Việc luyện
tập TDTT?
7. Chu kỳ co dãn của tim: Mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây, chia 3 gđ(3pha).
+ Pha co tâm nhị(TN co): trong 0,1 giây: Như vây 2 TN dãn và nghỉ ngơi trong 0,7g.
+ Pha co tâm thất(TT co): trong 0,3 giây: Như vây 2 TT dãn và nghỉ ngơi trong 0,5g.
+ Pha dãn chung: Kéo dài 0,4 giây. Cả TT và TN của tim đều dãn ra.
Chính vì sự phân chia thời gian co, dãn hợp lý của Tn và TT nên dù tim làm việc liên tục,
các bộ phận của tim vẫn đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×