Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

NHỮNG SAI lầm KHI cắt GIẢM NHÂN sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.83 KB, 1 trang )

NHỮNG SAI LẦM KHI CẮT GIẢM NHÂN SỰ
Khi gặp khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp thường nghĩ đến việc thu hẹp hoạt động và
cắt giảm nhân sự để tồn tại. Tuy nhiên, theo Keith McFarland, tác giả của cuốn sách được tờ
Wall Street Journal đánh giá là sách bán chạy nhất The Breakthrough Company: How
Everyday Companies Become Extraordinary Performers (tạm dịch: Bí quyết trở thành những
công ty phát triển vượt bậc), khi thực hiện chiến lược này các doanh nghiệp cần phải tránh
những sai lầm sau đây.
Đánh giá sai quy mô của việc sa thải nhân viên. Khi cắt giảm nhân sự quá mức, doanh
nghiệp sẽ có nguy cơ bị sụt giảm doanh thu và càng nhanh chóng rơi vào tình trạng phá
sản. Để tránh sai lầm này, trước khi thực hiện cắt giảm nhân sự, các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp cần phải cùng nhau đánh giá tình hình, mức độ và diễn biến của những khó khăn mà
doanh nghiệp đang gặp phải.
Sau đó, doanh nghiệp cần phải xác định quy mô về nhân sự sao cho có thể đạt được mức
doanh thu khả dĩ nhất. Đừng đơn giản nghĩ rằng chỉ cần có một bộ phận bán hàng giỏi hay
một sản phẩm mới là doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn. Nên nhớ, thành công của
doanh nghiệp là kết quả lao động của cả một tập thể, bao gồm nhiều phòng, ban liên quan
chặt chẽ với nhau.
Thực hiện cắt giảm đồng loạt. Nếu doanh nghiệp cắt giảm nhân sự một cách máy móc
theo kiểu phòng ban nào cũng bị cắt giảm thì mọi chuyện sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Những
lúc gặp khó khăn thì lãnh đạo doanh nghiệp càng phải suy nghĩ sâu về mô hình kinh doanh
và tập trung vào những cách cắt giảm nhân sự sao cho có thể bảo vệ hoặc phát huy những
năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Nên nhớ rằng các dự án, đề xuất và thậm chí các phòng ban được ra đời trong những lúc
khó khăn thường không phải là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Phải biết được chính xác
doanh thu tạo ra theo từng nhóm khách hàng và nhóm sản phẩm. Doanh nghiệp cũng cần
phải đánh giá lại vị thế của mình trên thị trường. Hãy xác định 20% các hoạt động có thể
tạo ra 80% doanh thu và bảo vệ chúng bằng mọi giá.
Không thể hiện được lòng tốt và sự quan tâm. Cắt giảm nhân sự là một quá trình gây
ra nhiều tổn thương cho đội ngũ nhân viên. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường bị rơi
vào cảm giác tội lỗi và tìm cách loại bỏ bớt cảm giác này bằng cách tránh tiếp xúc với những
người bị mất việc. Điều này chỉ càng làm cho hình ảnh của họ xấu đi trong suy nghĩ của các


nhân viên.
Vì vậy, khi cắt giảm nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp phải thể hiện sự can đảm và giữ cam
kết của mình bằng cách gặp gỡ những người bị sa thải, giúp họ chuyển đổi sang công việc
mới, thể hiện tinh thần bao dung, chia sẻ khó khăn. Những nhân viên chưa bị sa thải sẽ
quan sát rất kỹ mọi biểu hiện của các sếp và nếu họ nhận thấy có dấu hiệu vô cảm hay tàn
nhẫn, họ sẽ tìm cách rút lui.
Cắt giảm nhân sự một cách âm thầm. Vì nhiều lý do, các doanh nghiệp thường không
công bố rộng rãi các thông tin về việc cắt giảm nhân sự và điều này thường gây ra phản ứng
mạnh từ các nhân viên, phòng ban bị sa thải vì họ chưa có sự chuẩn bị trước. Do vậy, tốt
nhất nên đưa ra trước những tín hiệu rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của những khó khăn
tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu và kế hoạch ứng phó với những khó khăn
đó.



×