Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lập mục tiêu cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.77 KB, 5 trang )

Lập mục tiêu cá nhân

Xác lập mục tiêu cá nhân là quá trình cân nhắc về tương lai lý tưởng của bạn. Rất
nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy như thể mình bị bỏ mặc và không được
trân trọng công lao, chúng ta làm việc chăm chỉ nhưng lại không đạt được kết quả
gì. Nhưng bạn có biết vì sao lại như vậy không? Đó là vì bạn chưa dành thời gian
suy nghĩ về những gì bạn thực sự muốn trong cuộc sống cũng như chưa xác định
được những mục tiêu mong muốn. Xác định chính xác điều bạn mong muốn sẽ
giúp bạn biết nên phải tập trung nỗ lực vào đâu.

1.Tại sao phải xác lập mục tiêu?

Cho dù là những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, hay chỉ là nhân viên bình
thương... ai cũng đều phải xác lập mục tiêu. Điều đó giúp bạn có được tầm nhìn dài
hạn và động lực ngắn hạn. Từ đó giúp bạn tập trung kiến thức, nỗ lực; sắp xếp thời
gian và nguồn lực của bạn - khai thác tối đa năng lực của bản thân nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra.

2.Lợi ích

Khi đã xác định được những mục tiêu rõ ràng, bạn có thể tìm những phương pháp
để đạt được những mục tiêu đó. Bạn cũng sẽ nâng cao sự tự tin của bạn khi đã biết
rõ khả năng đạt được mục tiêu khi đã thiết lập.

3.Các bước xác lập mục tiêu


Bước 1: Lập mục tiêu suốt đời

Trước tiên, bạn phải vẽ nên một “bức tranh lớn” về những gì bạn muốn làm trong
cuộc sống hoặc trong một khoảng thời gian xác định như 5-10 năm. Hãy xác định


các mục tiêu lớn mà bạn muốn đạt được.

Bước đầu tiên là xem xét điều bạn muốn đạt được trong đời (hoặc ít nhất là trong
một khoảng thời gian xác định trong tương lai). Điều này mang đến cho bạn cái
nhìn tổng thể định hình tất cả các khía cạnh khác trong việc ra quyết định của bạn.
Thử thiết lập một số mục tiêu theo những nhóm dưới đây (hoặc theo những chủ đề
quan trọng đối với riêng bạn):

- Sự nghiệp: Bạn muốn ở vị trí nào trong sự nghiệp của mình? Bạn muốn đạt được
những gì?

- Tài chính: Bạn muốn thu nhập bao nhiêu? Ở giai đoạn nào? Tình hình tài chính
của bạn sẽ liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào?
- Trình độ học vấn: Bạn cần có những thông tin gì và phải có những kỹ năng gì để
đạt được những mục tiêu khác?

- Gia đình: Bạn có muốn trở thành một bậc phụ huynh tốt không? Bạn muốn người
khác hoặc thành viên trong gia đình nhìn nhận bạn là người như thế nào?

- Thái độ: Có suy nghĩ tiêu cực nào níu giữ bạn không? Cách bạn cư xử có vấn đề
gì không? (Nếu có, bạn cần thiết lập mục tiêu để cải thiện hành vi của mình hoặc
tìm ra giải pháp cho vấn đề đó)


- Thể chất: Bạn cần làm gì để có được sức khỏe tốt ngay cả khi bước sang tuổi già?

- Niềm vui: Bạn muốn hưởng thụ niềm vui như thế nào?

- Cộng đồng: Bạn có mong muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Bằng cách
nào?


Bỏ thời gian động não những điều này và chọn ra một mục tiêu hoặc nhiều hơn
trong mỗi nhóm chủ đề phản ánh điều bạn muốn làm. Sau đó lọc lại một lần nữa để
có mục tiêu bạn cần tập trung vào.
Khi thực hiện điều này, hãy chắc chắn những mục tiêu bạn thiết lập chính là những
gì bạn muốn, không phải là những gì cha mẹ, gia đình, bạn bè bạn muốn.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu cá nhân nhỏ hơn

Khi đã thiết lập mục tiêu cho cuộc đời bạn, hãy chia nhỏ mục tiêu lớn đó thành
những mục tiêu nhỏ hơn và thiết lập một kế hoạch ngắn hạn cho những mục tiêu
nhỏ hơn mà bạn cần hoàn thành.
Cuối cùng, một khi đã có kế hoạch của mình, hãy bắt đầu tiến hành từng bước
trong kế hoạch để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Hãy bắt đầu quá trình thiết lập mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu lớn của cuộc
đời bạn. Sau đó thiết lập những điều bạn có thể làm trong vòng 1 năm tới, 6 tháng
tới, 1 tháng tới, tuần tới và ngày hôm nay để bắt đầu hướng đến những mục tiêu
lớn hơn. Mỗi kế hoạch nên dựa trên kế hoạch trước đó.


Sau đó tạo ra những điều cần làm hằng ngày của bạn (To-do-lists) để hướng đến
mục tiêu cuộc đời bạn.

Ở giai đoạn đầu, những mục tiêu nhỏ của bạn có thể là đọc sách và thu thập thông
tin cần làm để đạt được những mục tiêu ở cấp độ cao hơn. Điều này sẽ giúp bạn
nâng cao chất lượng và tính thực tế của việc thiết lập mục tiêu của bạn.

Cuối cùng xem xét lại kế hoạch của bạn và chắc chắn rằng nó phù hợp với cách
bạn muốn sống cuộc đời của bạn.


4.Không bỏ cuộc

Một khi bạn đã quyết định xác định thiết lập mục tiêu đầu tiên của bạn, hãy giữ
cho quá trình diễn ra bằng cách xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của
bạn hàng ngày.

Xem xét định kỳ các kế hoạch dài hạn và chỉnh sửa để phản ánh những thay đổi
trong thứ tự ưu tiên và kinh nghiệm của bạn. Tốt nhất là nên làm thường xuyên, lặp
đi lặp lại, xem xét liên tục dựa trên nhật ký máy tính.

5.Xử lý phù hợp khi đã đạt mục tiêu

Nếu mục tiêu đã đạt được là mục tiêu quan trọng, hãy tự tưởng thưởng cho bản
thân một cách thích hợp. Nó sẽ giúp bạn gây dựng sự tự tin bạn đáng có.


Nếu bạn đạt được mục tiêu quá dễ dàng, hãy xác lập lại mục tiêu tiếp theo khó hơn.

Nếu mất quá nhiều thời gian để đạt được một mục tiêu, hãy xác lập các mục tiêu
tiếp theo dễ hơn một chút.

Nếu có yếu tố khiến bạn cần thay đổi các mục tiêu khác, hãy làm như vậy.

Nếu bạn nhận thấy thiếu hụt kỹ năng dù đã đạt được mục tiêu, hãy quyết định có
nên đưa ra mục tiêu khác để sửa lỗi đó không.

Hãy thường xuyên điều chỉnh những xác lập mục tiêu cá nhân và nếu mục tiêu đó
không còn quan trọng với bạn nữa, hãy xem xét thay thế nó bằng mục tiêu khác
phù hợp hơn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×