Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Du thao bo tieu chi thanh pho ben vung ve moi truong cho VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.27 KB, 6 trang )

DỰ THẢO “BỘ TIÊU CHÍ THÀNH PHỐ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG
CHO VIỆT NAM”
1. Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chí
- Yêu cầu hội nhập quốc tế:
Đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên thế giới. Theo thống kê của tổ
chức Liên Hiệp Quốc, năm 2000, dân số đô thị ước tính khoảng 2,8 tỷ người chiếm 47% dân
số thế giới trong đó dân số đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển chiếm 76% và 40%.
Đến năm 2007, dân số đô thị thế giới gia tăng với 3,2 tỷ người chiếm 50% dân số thế giới.
Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, suy giảm chất lượng cuộc sống
tại các đô thị trên thế giới đang diễn ra với quy mô và cường độ đáng kể do mô hình phát triển
không bền vững, thiếu sự quan tâm trong việc tích hợp các vấn đề môi trường đô thị và lồng
ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch phát triển đô thị.
Vì vậy, hướng tới sự bền vững về môi trường là xu hướng phát triển của nhiều quốc
gia trên thế giới. Nhiều các quốc gia đã xây dựng và áp dụng bộ công cụ đánh giá mức bộ bền
vững về môi trường đô thị như là một thước đo để xác định mức độ bền vững về môi trường,
từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với đặc điểm phát triển đô thị
ở từng quốc gia. Một số đô thị trên thế giới đã được công nhận là thành phố bền vững về môi
trường như: Melbourne, Greater Taree (Australia); Toronko (Canada); Freiburg (Đức),
Stockholm (Thụy Điển), Yokohama (Nhật), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc)…
Trong khu vực ASEAN, nhóm công tác thành phố bền vững về môi trường
(AWGESC) đã được thành lập để tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển các
thành phố ở khu vực ASEAN hướng tới sự bền vững về môi trường. Nhóm công tác đã xây
dựng bộ tiêu chí thành phố bền vững về môi trường áp dụng cho việc đánh giá các đô thị của
các nước trong khu vực ASEAN.
- Yêu cầu giải quyết các vấn đề môi trường, góp phần phát triển bền vững
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra một tương đối nhanh. Dân số đô thị năm
1986 chỉ chiếm 19% tổng dân số cả nước, đến năm 2009 dân số đô thị chiếm 29,6 %. Hiện
nay, Việt Nam có khoảng 750 đô thị từ loại V đến loại đặc biệt. Các đô thị trên cả nước đang
đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế, góp phàn đáng kể vào trong tổng
sản phẩm trong nước (GDP). Tuy nhiên, nhiều đô thị đặc biệt là các đô thị từ loại III trở lên
đang phải đối mặt với những vấn đề suy thoái môi trường nghiêm trọng như: suy thoái môi


trường, thiếu không gian xanh, suy giảm đa dạng sinh học. Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh
dẫn đến gia tăng nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa; quá trình đô thị hóa với sự di cư
từ nông thôn ra thành thị; quá trình phát triển và mở rộng đô thị lớn với sự gia tăng các hoạt
động xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Hiện nay, các vấn đề môi trường ở các đô thị nước ta chưa được lồng ghép vào trong
các quy hoạch xây dựng đô thị như: quản lý chất thải rắn, nước thải, không khí phát sinh từ
hoạt động công nghiệp và giao thông trong khi đó các dịch vụ và hoạt động sản xuất ngày
càng gia tăng và không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường đã được quy định.
Với mục đích cân bằng các yếu tố môi trường và phát triển kinh tế của khu vực đô thị
để bắt kịp với xu hướng của các khu vực đô thị trên thế giới, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần
xây dựng các đô thị, thành phố ở Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về môi
trường. Một trong những công cụ hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phát triển các thành phố
1


bền vững về môi trường đó là Bộ tiêu chí thành phố bền vững về môi trường. Đây là một
công cụ cung cấp thông tin dưới dạng đơn giản về đánh giá mức độ bền vững môi trường của
một đô thị và các thách thức môi trường đang phải đối mặt.
2. Phương pháp xây dựng bô tiêu chí
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu:
Thu thập thông tin, số liệu, nguồn tài liệu liên quan từ các báo cáo khoa học, các
nguồn sách báo, tạp chí; tài liệu trong các kỷ yếu hội thảo… Các thông tin thu thập chủ yếu là
các bộ tiêu chí đánh giá sự bền vững tại các đô thị đã được xây dựng ở trên thế giới như: Bộ
tiêu chí bền vững môi trường theo Hiệp định môi trường đô thị của Liên Hiệp Quốc (2005);
Bộ chỉ số thành phố xanh áp dụng đối với Châu Á của Siemens (2011); Chỉ số đô thị bền
vững của Trung Quốc; Bộ tiêu chí thành phố bền vững về môi trường của ASEAN…
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định trọng số của
từng chỉ tiêu trong bộ tiêu chí. Phương pháp chuyên gia được triển khai qua phỏng vấn bằng
phiếu hỏi. Phiếu gửi tới các chuyên gia được thiết kế dưới hình thức liệt kê 6 nhóm tiêu chí để
các chuyên gia đánh giá trọng số của mỗi nhóm tiêu chí dưới quan điểm của họ sao cho thỏa

mãn tổng trọng số của 6 nhóm tiêu chí bằng 100%. Phỏng vấn, xin ý kiến được nhiều chuyên
gia ở các lĩnh vực khác nhau sẽ đảm bảo kết quả đưa ra một cách khách quan và chính xác
nhất. Hình thức phỏng vấn được thực hiện trực tiếp hoặc qua thư tay, thư điện tử.
3. Bộ tiêu chí đề xuất
Bộ tiêu chí thành phố bền vững (TPBV) về môi trường là một tập hợp các tiêu chí, chỉ
tiêu quan trọng phản ánh các vấn đề về phát triển bền vững môi trường tại đô thị một cách cơ
bản, khái quát.
3.1 Mục tiêu:
Bộ tiêu chí TPBV về môi trường được thiết kế nhằm đánh giá sự bền vững về môi
trường của một đô thị chỉ ra những tiêu chí mà thành phố đạt được, những tiêu chí chưa đạt
được và những thách thức mà thành phố đang phải đối mặt, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý trong
việc xác định được các vấn đề ưu tiên cần phải thực hiện, đề ra các chiến lược, kế hoạch,
chương trình hành động nhằm cân bằng các yếu tố môi trường với quá trình phát triển.
Ngoài ra, bộ tiêu chí cũng là một công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá sự bền vững về
môi trường giữa các đô thị trong một quốc gia nhằm thấy được các tác động về mặt chính
sách của những thành phố đã đạt được sự bền vững về môi trường, từ đó thúc đẩy quá trình
đạt được các mục tiêu bền vững về môi trường của các thành phố khác.
3.2 Đối tượng áp dụng:
Bộ tiêu chí TPBV về môi trường áp dụng cho các đối tượng là các thành phố tương
ứng là các đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III bao gồm: thành phố trực thuộc trung ương và
thành phố trực thuộc tỉnh (không áp dụng cho các đô thị là các thị trấn, thị xã).
3.3 Nội dung:
Bộ tiêu chí TPBV về môi trường được thiết kế gồm 6 nhóm tiêu chí gồm: tiêu chí về
nước; tiêu chí về không khí; tiêu chí về chất thải rắn; tiêu chí về không gian xanh; tiêu chí về
sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và tái tạo; tiêu chí về giao thông vận tải. Các
tiêu chí được đưa ra dựa trên thực trạng phát triển của các đô thị Việt Nam, các vấn đề trọng
tâm ở các đô thị đã được đề cập trong các chiến lược, kế hoạch phát triển. Trong mỗi tiêu chí
có các chỉ tiêu để đánh giá, đo lường các khía cạnh cụ thể khác nhau. Tổng cộng có 24 chỉ
2



tiêu trong bộ tiêu chí. Thang điểm, trọng số của từng chỉ tiêu, cách tính điểm được xác định
như sau:
3.3.1 Thang điểm với từng chỉ tiêu:
- Đối với tiêu chí về nước:
Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về nước bao gồm: (1) Tỷ lệ dân số được tiếp cận với
nước sạch; (2) Tỷ lệ thất thoát nước; (3) Lượng nước cấp trên đầu người so với tiêu chuẩn kỹ
thuật của Bộ Xây dựng; (4) Tỷ lệ lượng nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; (5) Chính sách về bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên nước; (6) Chính sách về cải thiện chất lượng môi trường nước.
Chỉ tiêu
- Tỷ lệ dân số đô thị được tiếp cận
với nước sạch (%)
Mức điểm
- Tỷ lệ thất thoát nước (%)
Mức điểm
- Lượng nước cấp trên đầu người so
với tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Xây
dựng (*) (%)
Mức điểm
- Tỷ lệ lượng nước thải sinh hoạt
được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn
hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (%)
Mức điểm
- Chính sách về bảo tồn, sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên nước
Mức điểm
- Chính sách về cải thiện chất lượng
môi trường nước


50-60

60-70

Thực hiện
70-80

20
30-40
20
40-50

40
25-30
40
50-60

60
20-25
60
60-70

80
15-20
80
70-80

100
0-15
100

80- 100

20
1-10

40
10-20

60
20-40

80
40-60

100
>60

20
Không
có chính
sách

40
Có ban
hành
chính
sách

60
80

100
Thực hiện một
Thực hiện
phần chính
được hoàn
sách
toàn chính
sách

0
Không
có chính
sách

50
Có ban
hành
chính
sách
50

75
Thực hiện một
phần chính
sách

80-90

90-100


100
Thực hiện
được hoàn
toàn chính
sách
100

Mức điểm
0
75
( )
Lưu ý: * Lấy giá trị tiêu chuẩn cấp nước của Bộ Xây dựng theo TCXDVN 33:2006 là 165
lít/người/ngày.

- Đối với tiêu chí về không khí:
Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về không khí bao gồm: (1) Tần suất quan trắc ô
nhiễm không khí mỗi năm; (2) Số lượng các chất ô nhiễm được quan trắc; (3) Nồng độ chất ô
nhiễm PM10 trung bình đạt tiêu chuẩn; (4) Chính sách về quản lý chất lượng môi trường
không khí.
Chỉ tiêu
- Tần suất quan trắc ô
nhiễm không khí mỗi
năm
Mức điểm
- Số lượng các chất ô
nhiễm được quan trắc

0

1-10 lần


0
0

25
PM10

Mức điểm

0

25

- Nồng độ chất ô

0

Thực hiện
11-25 lần
50
PM10 + 1
chất ô
nhiễm
50

Đạt tiêu chuẩn QCVN
3

> 25 lần


Liên tục

75
PM10 + 2
chất ô
nhiễm
75

100
PM10 + 3
chất ô nhiễm
100

Đạt tiêu chuẩn WHO


nhiễm PM10 trung
bình đạt tiêu chuẩn
Mức điểm
- Chính sách về quản
lý chất lượng môi
trường không khí
Mức điểm

05:2009
0
Không có
chính sách
0


75
Có ban hành
Thực hiện một
chính sách
phần chính
sách
50
75

100
Thực hiện được hoàn
toàn chính sách
100

Lưu ý: QCVN 05: 2009 đối với PM10 là: 150 μg/m3/ngày; Tiêu chuẩn WHO đối với PM10 là: 50 μg/m3/ngày.

- Đối với tiêu chí về chất thải rắn:
Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về chất thải rắn gồm: (1) Tỷ lệ % chất thải rắn sinh
hoạt được thu gom, xử lý; (2) Tỷ lệ % chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường; (3) Tỷ lệ % chất thải rắn được tái chế, tái sử dụng; (4) Chính sách về thu
gom, xử lý rác thải.
Chỉ tiêu
Thực hiện
- Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt được thu 50-60
60-70
70-80 80-90 90-100
gom, xử lý
Mức điểm
20
40

60
80
100
- Tỷ lệ % chất thải rắn y tế nguy hại được 50– 60
60-70
70-80 80-90 90-100
thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
Mức điểm
20
40
60
80
100
- Tỷ lệ % chất thải rắn được tái chế, tái
1- 5
5-10
10-20 20-40
> 40
sử dụng
Mức điểm
20
40
60
80
100
- Chính sách về thu gom, xử lý rác thải
Không
Có ban
Thực hiện
Thực hiện


hành
một phần
được hoàn
chính
chính
chính sách
toàn chính
sách
sách
sách
Mức điểm
0
50
75
100
- Đối với tiêu chí về không gian xanh:
Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về không gian xanh gồm: (1) Chỉ tiêu diện tích đất
cây xanh công cộng bình quân đầu người; (2) Tỷ lệ % đất cây xanh đô thị trên tổng diện tích
đất đô thị; (3) Chính sách về phát triển không gian xanh.
Chỉ tiêu
Thực hiện
- Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh
1–4
4- 7
7- 9
>= 9
công cộng bình quân đầu người
(Đạt tiêu
(m2/người).

chuẩn WHO)
Mức điểm
- Tỷ lệ % đất cây xanh đô thị trên
tổng diện tích đất đô thị (%)
Mức điểm
- Chính sách về phát triển không
gian xanh
Mức điểm

20
1- 7

60
7-15

80
15-23

20
Không có
chính
sách

40
Có ban hành
chính sách

60
Thực hiện
một phần

chính sách

0

50

75

100
23>30
30
80
100
Thực hiện
được hoàn
toàn chính
sách
100

- Đối với tiêu chí về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và tái tạo:
4


Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và
tái tạo gồm: (1) Tỷ lệ tiết kiệm điện năng trong cơ cấu sử dụng năng lượng ở thành phố; (2)
Tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng; (3) Chính sách sử dụng năng
lượng hiệu quả, năng lượng mới và tái tạo.
Chỉ tiêu
Thực hiện
- Tỷ lệ tiết kiệm điện năng trong cơ cấu sử

0-1
1-2
2-3
3-4
4-5
dụng năng lượng ở thành phố (trong giai
đoạn tối thiểu là 3 năm)
Mức điểm
20
40
60
80
100
- Tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo trong tổng
0-1
1-2
2-3
3-4
4-5
cơ cấu năng lượng (%)
Mức điểm
20
40
60
80
100
- Chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả, Không có Có ban
Thực hiện
Thực hiện
năng lượng mới và tái tạo

chính
hành
một phần
được hoàn
sách
chính
chính sách
toàn chính
sách
sách
Mức điểm
0
50
75
100
- Đối với tiêu chí về giao thông vận tải:
Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về giao thông vận tải gồm: (1) Tỷ lệ % số lượng hành
khách được vận chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng; (2) Tỷ lệ % qũy đất cho giao
thông đô thị trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị; (3) Chính sách về giao thông công cộng;
(4) Chính sách về giảm tắc nghẽn giao thông.
Chỉ tiêu
Thực hiện
- Tỷ lệ % số lượng hành khách được vận
1-5
5-10
10-20 20-30
> 30
chuyển bằng phương tiện giao thông
công cộng
Mức điểm

20
40
60
80
100
- Tỷ lệ % qũy đất cho giao thông đô thị
1-5
5-16
16-21 21-26
> 26
trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị
(%)
Mức điểm
20
40
60
80
100
- Chính sách về giao thông công cộng
Không
Có ban Thực hiện
Thực hiện
có chính
hành
một phần được hoàn toàn
sách
chính
chính
chính sách
sách

sách
Mức điểm
0
50
75
100
- Chính sách về giảm tắc nghẽn giao Không
Có ban Thực hiện
Thực hiện
thông.
có chính
hành
một phần được hoàn toàn
sách
chính
chính
chính sách
sách
sách
Mức điểm
0
50
75
100
3.3.2 Xác định trọng số của từng chỉ tiêu:
Xác định trọng số của từng chỉ tiêu, sắp xếp các chỉ tiêu theo thứ tự ưu tiên sẽ cho kết
quả chính xác nhất. Bộ tiêu chí TPBV về môi trường được xây dựng với 6 nhóm tiêu chí lớn
tương ứng với 24 chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu sẽ nhận một giá trị tương ứng với mức độ quan trọng
của chỉ tiêu đó trong khoảng từ 0 – 100%. Tuy nhiên, tổng giá trị trọng số của tất cả các chỉ
tiêu phải bằng 100%. Trọng số của chỉ tiêu j được xác định như sau:

Trọng số của chỉ tiêu j = Trọng số của tiêu chí i * Tỷ trọng của chỉ tiêu j trong
tiêu chí i

5


Trọng số của tiêu chí i được xác định theo kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên
gia qua các phiếu phỏng vấn dựa trên các đánh giá chủ quan của các chuyên gia về tầm quan
trọng của từng nhóm tiêu chí.
Tỷ trọng của chỉ tiêu j trong tiêu chí i được xác định bằng cách lấy 1 chia tổng số chỉ
tiêu trong tiêu chí j (tức là các chỉ tiêu trong cùng một tiêu chí sẽ có giá trị bằng nhau).
3.3.3 Tính tổng điểm và xác định tiêu chuẩn đánh giá các thành phố
Đánh giá tổng hợp về mức độ bền vững về môi trường của mỗi thành phố căn cứ vào
kết quả phân tích, nhận định từng tiêu chí và tổng giá trị điểm đạt được của đối tượng. Tổng
cộng điểm của cả 24 tiêu chí là trị số đánh giá chung về mức độ bền vững môi trường mà
thành phố đã đạt được. Tiêu chuẩn đánh giá các thành phố dựa theo các mức điểm đạt được,
cụ thể:


Mức kém, khi tổng số điểm của các tiêu chí là ≤ 40;



Mức đạt, khi tổng số điểm của các tiêu chí là từ 41 đến 60;



Mức khá, khi tổng số điểm của các tiêu chí là từ 61 đến 80;




Mức xuất sắc, khi tổng số điểm của các tiêu chí là từ 81 đến 100.

6



×