Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài thu hoạch môn quản lý môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.5 KB, 2 trang )

Bài thu hoạch
Môn: Quản lý môi trường
Họ và tên: Bùi Minh Tùng
Lớp: kỹ thuật môi trường – k56
MSV: 1121050331
Đề bài: Phân tích những điều đã và chưa làm được ở Việt Nam
theo 10 tiêu chí phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Trả lời:
1. Chống đói nghèo.
Hằng năm Việt Nam đầu tư 25% vốn ngân sách nhà nước cho các lĩnh
vực trong xã hội mà ưu tiên hàng đầu cho việc xóa đói giảm nghèo. Ngoài
ra, còn thành lập được “nhóm hành động chống đói nghèo” (PTF) của các tổ
chức chính phủ và các nhà đầu tư nhằm đưa ra các chính sách, kế hoạch xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam. Lấy ngày 17/10 là ngày “vì người nghèo”.
2. Giảm khai thác và sử dụng tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên vẫn bị khai thác một cách lãng phí và sử dụng
kém hiệu quả. Khai thác khóa sản bừa bãi gây bức xúc cho người dân.
3. Bùng nổ dân số
Tốc độ tăng dân số hằng năm giả dần nhờ các chính sách kế hoạch hóa
gia đình của chính phủ. Tuy nhiên, sức ép về dân số vẫn đang là một vấn đề
đáng lo ngại.
4. Chăm sóc sức khỏe
Quy mô, mạng lưới khám chữa bệnh được mở rộng trên khắp cả nước.
Bên cạnh đó y tế nhà nước và y tế tư nhân đều đang rất phát triển. Chất
lượng y tế khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế được nâng cao, dịch bệnh
được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi và tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng giảm.
5. Thành phố bền vững
Công tác quy hoạch xây dựng đô thị được đổi mới và mở rộng, phát triển
khá đồng đều ở các vùng. Hệ thống đô thị được đổi mới ngày càng văn minh
và hiện đại hơn. Tuy nhiên, do chỉ trú trọng đến việc đô thị hóa mà không


quan tâm đến các vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội nên tình trạng sụt
giảm chất lượng sống và các tệ nạn xã hội được gia tăng.


6. Chính sách môi trường.
Hệ thống chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường được xây dựng khá
đầy đủ và toàn diện với các văn bản. Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi
hành luật ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Hệ thống cơ quan quản lý
môi trường ngày càng được toàn diện ở cả cấp địa phương. Kinh phí cho
công tác bảo vệ môi trường đã được tăng cường. Các công tác phòng ngừa,
kiểm soát ô nhiễm và đa dạng sinh học đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa
đồng bộ và chưa theo kịp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
7. Bảo vệ khí quyển
Vì là một nước đang phát triển nên Việt Nam vẫn cho có nhiều chính
sách hay biện pháp gì nhằm bảo vệ bầu khí quyển.
8. Chống phá rừng & bảo vệ đa dạng sinh học
Việt Nam đã xây dựng được kế hoạch “hành động quốc gia về Đa dạng
sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện các Công
ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”.
Bên cạnh đó, việc chặt phá rừng và khai thác tài nguyên và sinh vật rừng
bừa bãi vẫn diễn ra.
9. Sa mạc hóa và hạn hán.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều biện pháp để
chống hạn hán và sa mạc hóa ở các khu vực trọng điểm được đánh giá là bị
sa mạc hóa nặng nhất. Đồng thời đưa ra các bộ luật về môi trường và sa mạc
hóa, tuyên truyền nhận thức, bồi dưỡng kinh nghiệm và hội thảo các vấn đề
về sa mạc hóa ở nước ta hiện nay.
10. Phát triển nông nghiệp và nông thôn
Mặc dù đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ chế, chính sách huy động các

nguồn lực phát triển nông thôn nhưng vẫn chưa đồng bộ và nhất quán và
chính sách chưa đủ mạnh để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân đầu tư
vào phát triển nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
/> />l.aspx?ItemID=19321
/>Rio_NationalReportVNM_VN.pdf



×